Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Túy Hồng
Phượng Các
#1 Posted : Friday, November 26, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)




Túy Hồng


Tên thật Nguyễn Thị Tuý Hồng (vợ cố nhà văn Thanh Nam),
sinh ngày 12 tháng 10 năm 1938 tại Chí Long Phong Ðiền Thừa Thiên.
Tốt nghiệp đại học sư phạm Huế.
Giải nhất văn học nghệ thuật Sài gòn 1970.
Ðịnh cư tại Seattle Washington Hoa Kỳ từ 1975

tác phẩm đã xuất bản:

Thở dài (1963)
Vết Thương Dậy Thì (1967)
Tôi Nhìn Tôi Trên Vách (1970)
Những Sợi Sắc Không
Trong Mưa Móc Hạt Huyền (1970)
Bướm Khuya (1971)
Nhánh Tóc Sợi Dòn (1972)
Mối Thù Rực Rỡ
Eo Biển Ða Tình (1973)
Trong Cuối Cùng
Sạn Ðạo
Tay Che Thời Tiết
Mưa Thầm Trên Bông Phấn
Thông Ðưa Tiếng Kệ

Phượng Các
#2 Posted : Saturday, February 12, 2005 11:04:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Nhật Ký Cuối Năm

Tuý Hồng



Một.


Nếu không nấu bánh chưng chắc mất cái Tết. Nghĩ như vậy tôi mới rủ chị bạn nấu bánh chưng cho vui. Chị ấy cũng một trường hợp gái Huế lấy chồng Bắc như tôi.


Chúng tôi đi mua nếp, đậu, tiêu, hành, thịt và nhân tiện sắm thêm đờ gói giò thủ. Gạo nếp ở đây dẻo như gạo nếp Nha Trang, ngâm một đêm với chút muối để cả tháng bánh không sống lại. Đậu xanh đãi vỏ sẵn rồi chỉ có việc nhặt sạn, hành ta hơi đắt chứ thịt heo thì: “đêm ba mươi Tết thịt treo đầy nhà” (nếu có can đảm treo). Nội dung đó nghe thì ngon rồi, nhưng gói sao cho ra dáng cái bánh chưng mới là công tác cam go. Chị bạn bàn mua thứ giấy Aluminium foil để gói. Nhưng như vậy cái bánh sẽ không chắc. Tôi đưa ý kiến gói bằng lá tre ở trong và bọc vải bên ngoài thì cái bánh mới cứng được. Thế là hai đứa cắt mấy thước vải ra giặt sạch, nấu lá tre cho tươi lại. Đầu tiên, vải trải ở dưới, xong lót lên trên lớp lá tre rồi đổ gạo nếp, đậu xanh, thịt thà tiêu hành vào. Nhờ sự bền chặt của vải mà cách gói bánh biến thành dễ, xong cột lại bằng bất cứ loại giây gì, trừ giây thun. Bánh chín, cởi lớp vải bên ngoài giặt sạch cất đi, sang năm dùng lại. Nhà của Mỹ không cho nấu bánh chưng, nấu ngoài trời thì sợ sở cứu hỏa mang xe vòi rống tới hỏi thăm nên chúng tôi phải đặt trên bếp điện bật lửa đỏ từ đầu đêm đến hai giờ sáng đến nỗi cửa kính và mặt đồng hồ treo tường đổ mồ hôi đầm đề. Đặt nồi bánh lên bếp xong, chúng tôi quay sang gói giò thủ. Những loại thịt ở phần cái đầu con heo thôi thì bán đầy. Chị bạn tôi làm giò thủ trong cái lon bằng giấy cỡ lon sữa Guigoz.


Chị bạn tôi bóc bánh cúng Phật. Sau đó, hạ xuống thử một miếng rồi trầm trồ:
- Trời ơi! Không khác gì bánh mẹ tôi gói ở Nha Trang. Ngon ơi là ngon, dẻo ơi là dẻo. Bà coi này…Nhưn nhị thâm trầm không thể tả…Coi này, anh ơi…


Không nghe tiếng ông chồng trả lời, chị kêu tiếp:
- Anh ơi…coi này…Bánh chưng gói bằng lá tre mà cũng xanh như gói bằng lá dông vậy!


Tôi ăn một miếng, gật đầu:
- Ăn một miếng, nhớ ngay bánh chưng trong văn chương Thạch Lam…Tôi vốn không thích bánh chưng lắm nhưng từ ngày đọc Thạch Lam viết về bánh chưng.


Ngay lúc ấy, ông chồng chị bạn bước tới nhìn đĩa bánh, nhưng không ăn mà lại nhắc đến cái ngon của bánh chưng do một bà vợ người bạn anh ta làm:
- Bà Vân nấu bánh chưng ngon lắm. Gạo nếp nhừ ơi là nhừ, cắn miếng bánh nhân đầy miệng, bốn góc bốn miếng thịt.


Tức thì chị bạn tôi kêu to lên:
- Anh là một người đàn ông chỉ đi nhà khác ăn mới khen ngon! Ở nhà làm cái gì anh cũng chê hết! Em ở vào trường hợp riêng của em. Một người Huế như em lại bắt buộc phải biết nấu các món ăn Bắc, ở đây thật ít ai như vậy! Bà Vân người Bắc, bà lấy chồng Bắc. Chỉ một việc nấu món ăn Bắc cho chồng bà đâu có bị chồng bắt buộc phải nấu các món ăn Huế? Bà Cảnh người Nam, lấy được chồng Nam…Cô Trâm người Quảng, lấy ông Tham cũng người Quảng cho ăn món gì ăn món nấy…Người ta được dùng sở trường của người ta trong việc bếp núc, người ta là người vợ tuyệt vời…Lẽ dĩ nhiên.

Hai.


Giờ này năm ngoái, tôi ở tiểu bang New Jersey trong một tỉnh nhỏ quạnh hiu, chỗ này là rừng, chỗ kia là suối. Thiên nhiên như mộng, như thi ca…Tôi ở đó được ba mùa. “Ô hay, buồn vương cây ngô đồng. Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…” Một mùa thu mê đắm với màu vàng! Mùa thu năm ngoái tôi đi qua còn đẹp gấp sáu lần hơn với sáu màu lá trắng, xanh, vàng, nâu, đỏ và phổi bò. (Hồi ở Việt Nam tôi có chiếc áo màu phổi bò) Người Mỹ đi xe hơi, chỉ mình tôi đi bộ dưới trời thu. “Thu điếu, thu ẩm, thu vịnh…” của Nguyễn Khuyến? Tỷ lệ của cái đẹp về tâm hồn tôi không nói đến, nhưng tỷ lệ của cái đẹp về thiên nhiên, mùa thu ở đây đa tình như lụa và quyến rũ rợn người!


Và mùa đông, tuyết đến như một biến cố đẹp giữa đời người. Thấy tuyết vừa mê vừa sợ. Mưa rơi gieo tiếng độïng còn tuyết thì câm lặng. Nhưng tuyết không phải ở thế tĩnh. Vạn vật bừng sáng trong giấc ngủ trắng. Nhà cửa cùng những cành cây trơ trụi trở nên mê hoặc khi tuyết nằm đó và không trở mình. Tuyết có hai bàn tay: Một bàn tay là cái đẹp và một bàn tay là nỗi ghê sợ của cái lạnh. Hình như nước Mỹ là một đại cường nên nước Mỹ lạnh!


Nhớ lại hồi còn ở Guam, đồng bào ta đã sợ lạnh như sợ một thiên tai, hoặc một King Kông quái vật nào đó. Ai cũng muốn bay sang California. Ai cũng tưởng khi đã nhúng mình trong cái lạnh của cường quốc Mỹ thì máu trong người sẽ đông lại thành tiết canh hết và cuống họng cùng hai lá phổi của mỗi người sẽ bật ra ngoài hết để mà ho.


Bây giờ, không cần gồng mình, chúng ta cũng chịu lạnh được. Tuyết, tuyết chính là một thứ gia tài của nước Mỹ.


Sau đó là mùa xuân. Tôi muốn đi khắp thế giới để so sánh có nước nào nhiều hoa hơn. Nếu Việt Nam có trăm hoa đua nở thì nước Mỹ phải nói có triệu hoa đua nở. Cây sà lách, cây rau diếp, hột đậu phụng, củ cải, khoai từ…Mỗi thứ đều to con và đầy ắp sự sống. Con đường từ chỗ tôi ở đưa đến nhà thờ bảo trợ tràn ngập sắc hoa. Hoa dại, hoa trung lưu và hoa trưởng giả. Có những con đường như Thiên Thai, như động đào, những con đường đó cũng mơ như những con suối đang mơ…


Mục sư bảo trợ hỏi tôi:
- Bên xứ mày có mùa thu không?


Tôi trả lời thật mau miệng sợ ông ta tưởng mình không đủ tiếng Anh để hiểu câu nói của ông ta:
- Sàigòn thì hai mùa mưa nắng, hai mùa đen trắng, còn Huế thì ba mùa. Xứ Huế thật ra không có mùa thu nhưng người Huế cứ tưởng mình cũng có một mùa thu mỗi năm như ở ngòai Bắc.

Mục sư hỏi tiếp:
- Mày thấy mùa thu ở đây có đẹp không?
- Rất tuyệt


Mắt ông Mục sư lộ vẻ hảnh diện:
- Tuyết…Đã lần nào mầy thấy tuyết chưa?
- Trên màn ảnh…Tuyết Tàu, Tuyết Tây, tuyết Mỹ…
- Mày thích tuyết không?
- Thích lắm chứ!


Mục sư bắt đầu ca tụng mùa xuân:
- Chúng tao trồng hoa, chúng tao săn sóc cỏ, chúng tao làm vườn, chúng tao thương thảo mộc…Mùa thu, chúng tao có lá đổi màu, mùa đông, chúng tao có tuyết, mù xuân chúng tao có hoa…


Tôi chợt chú ý đến chữ “chúng tao” mà vị mục sư dùng. “Chúng tao” có lá mùa thu đổi màu, “Chúng tao” có tuyết, “Chúng tao” có hoa xuân…” Vậy thì màu lá mùa thu, tuyết mùa đông và hoa mùa xuân không phải là của tôi rồi. Trên phương diện xã hội, tôi là kẻ tay trắng trước vấn đề cơm ăn, áo mặc, nhà ở, tiền bạc…Trên phương diện thẩm mỹ thiên nhiên, tôi cũng là kẻ tay trắng luôn.

Ba.


Lại nhắc đến chuyện lạnh! Năm nay ở Seattle mới chỉ một lần có tuyết! Sáng ra thấy một lớp tuyết mỏng dính, đến trưa tuyết đã tan. Thời tiết thì chỉ có một hôm hai mươi chín độ! Suốt một mùa đông từ bốn chục đến năm chục độ. Tôi đã qua một mùa đông ở New Jersey nên Washington tôi nghĩ là đất ấm. Ở đây, nhà cửa chỉ một lớp cửa kính, ở New Jersey, nhà cửa ba lớp kính dày.


Nhớ lại hồi còn ở trại tạm cư Pennsylvania, một hôm tôi lên cơ quan thiện nguyện để xin xuất trại gấp gấp cho con cái kịp học hành thì bà vợ một ông mục sư bảo:
- Nếu muốn đi Washington State thì được ngay ngày mai. Minnesota cũng vậy…Còn muốn các tiểu bang khác thì phải chờ…


Về trại kể lại, ai cũng lắc đầu, rụt vai làm như cái lạnh từ Washington state đã xuyên đục vào mỗi tế bào rồi! Washington DC thì đi, Washington State thì…Trời ơi! Cái vùng địa đầu heo hút sát nách Alaska! Mấy anh độc thân tình nguyêïn đi Washington trước đó, ngày hôm sau được gọi xuất trại bèn trốn không trình diện! Mấy gia đính có người Mỹ quen biết bảo trợ về Washington State cũng rủ nhau lên cơ quan thiện nguyện xin đổi …sponsor.


Thế mới biết, cái lạnh là cái không lường được! Ở đất Mỹ thì chạy trời đâu cho khỏi lạnh! Mấy lúc này dân di tản Việt Nam có mòi đổ về Washington lập nghiệp, biết đâu sang năm luồng máy lạnh không bay về mấy nẻo khác mà lại nhắm xuống vùng địa đầu heo hút sát nách Alaska này?

Bốn.


Hồi tôi đi theo một đoàn người làm sở Mỹ ra đảo Phú Quốc để đáp tàu đi Guam, tôi nhận thấy ai nấy hãy còn tỉnh táo về vấn đề trở ngại ngôn ngữ. Một anh bạn bảo: “Mặc kệ, sang tới Mỹ, đụng người Mỹ, tất tiếng Anh sẽ giỏi ra.” Lúc đó, mọi người hết sức bận bịu với những công việc lỉnh kỉnh trong mấy ngày nằm tạm trú tại Phú Quốc: đi kiếm củi, nấu ăn ngoài nắng, đi chợ, ra bờ biển giặt quần áo, đào cầu tiêu, làm công tác vệ sinh quanh trại, nhổ cỏ, bới cây…Ai cũng định xuống tàu thủy sẽ nằm dài học Anh văn nên hôm rời đảo Phú Quốc bao nhiêu cuốn tự điển Nguyễn Văn Khôn, Lê Bá Công đều mang theo hành lý nhưng rồi tất cả hành lý cũng như sách vở đã bị… “quân ta” lấy trước khi đoàn người xuống tàu. Tôi mất tất cả, chỉ còn một bộ đồ dính da và tôi mất luôn hai cuốn tự điển bự. Một anh bạn an ủi: “Văn hoá nào bằng văn hoá Hoa Kỳ, chị sẽ được đền bù cả một thư viện.”


Đến trại Pennsylvania, đồng bào báo động nhau phải học Aêng Lê trong trường hgợp Emergency. Ai nấy hộc tốc học nhưng sách không có, tự điển không có, người dạy cũng không có. Người Mỹ làm việc trong trại, từ anh lính M.P cho đến chú bồi bàn phòng ăn không ai có thể rảnh mỗi ngày hơn năm phút để dạy English cho dân di tản. Đồng bào ào ào đi mua cassette vo::4Ừ6:: băng nhựa để nhờ Mỹ thâu cho bài học “The New Country” nhưng tìm không ra người Mỹ để nhờ đọc. Anh Lê Huyên nói: “Khỏi lo! Mai mốt khi mình ra đường, nếu mình không biết tiếng Anh, lập tức Mỹ sẽ xúm lại dạy mình tại…chỗ”.


Thượng Đế đã dành thật nhiều đặc ân cho những người di cư đã biết nói tiếng Anh ngay từ trong trại! Những người đó đi xin được áo quần tốt để mặc, xin được đồ chơi cho con, có tài vận động để xuất trại sớm và đi đến đâu cũng được Mỹ nhìn với cặp mắt thiên vị hơn.


Qua hơn một tháng trời mỗi ngày đứng sắp hàng đợi cơm, người ta mới lo dạy Anh văn cho đồng bào tỵ nạn. Chương trính dưới cây, chương trình mỗi ngày một giờ khuyến khích dân di tản thi đua học tập…Nằm học, ngồi học, đi lùng kiếm người Mỹ để tập noí chuyện cho mau giỏi v.v…Tất cả dẹp bên lề hết! Đồng bào chỉ nuôi chí lớn vào mỗi một chuyện trau dồi Anh ngữ! Gía trị của mỗi cá nhân hồi đó tuỳ vào số lượng vocabulaire người ấy biết.Thiên hạ định nghĩa giá trị con người như vậy. Tôi không biết gía trị ấy có bao gồm luôn cả nhân phẩm hay không, tôi chỉ biết rằng gia đình tôi đã đi làm việc hăng hơn trâu từ lúc xuất trại cho đến bây giờ và không được học một từ Ang lê nào!

Tuý Hồng

1980
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.