Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Robin Mai Anh Nguyễn
Phượng Các
#1 Posted : Sunday, September 24, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Trong chương trình “vận động hành lang” tại Washington D.C. Từ trái, các sinh viên Noel Sint, Aaron Jensen, Robin Mai Anh Nguyễn và Justin Batz

Học nha khoa, thích luật khoa, mê lobby: Một sinh viên “đi tìm thời gian đã mất”
Thursday, September 21, 2006

Thiện Giao

Tham gia nhiều hội đoàn, sinh hoạt trong hội sinh viên, thỉnh thoảng lên sân khấu trình diễn violin, dành hai năm “lecture” lãnh vực sinh học tại đại học University of California, Irvine (UCI), bây giờ, trở thành sinh viên nha khoa tại đại học University of California, San Francisco, cô sinh viên Robin Mai Anh Nguyễn vẫn thầm tiếc rẻ: “Em 'academic' quá. Bây giờ, cần phải chạy đua với thời gian. Phải lấy lại thời gian đã mất!”

Và “cuộc chạy đua lấy lại thời gian đã mất” của Mai Anh trở thành một cuộc chạy nước rút, không chỉ giới hạn trong khuôn viên đại học, mà đi sâu hơn đến các thế hệ nha sĩ đang hành nghề tại Hoa Kỳ, và vươn xa hơn đến giới chính trị gia tại Washington D.C., vốn có ảnh hưởng quan trọng đến ngân sách nghiên cứu y tế.

Ở tuổi 24, Mai Anh, một thành viên của Hiệp Hội Nha Sĩ California (CDA), một thành viên của Hiệp Hội Sinh Viên Nha Khoa Hoa Kỳ (ASDA), là người Việt Nam duy nhất trong bốn thành viên được chọn “member at large” đại diện 56 trường nha khoa tại Hoa Kỳ, đi vào con đường “vận động hành lang” đầy tế nhị.

Cô sẽ vận động trực tiếp hai giới: những đồng nghiệp thuộc thế hệ đi trước và giới chính trị gia, những người ảnh hưởng trực tiếp ngân sách nghiên cứu dành cho y tế.

“Tiền!” Mai Anh cho biết. “Tiền, bao giờ cũng rất quan trọng.” Nhưng không phải là “tiền” dành cho cuộc sống riêng. “Nghiên cứu nào cũng cần tiền, nhất là nghiên cứu y tế.” Và chính trị gia, những người không rành chuyên môn, chính là những người sẵn sàng lắng nghe và quyết định trực tiếp đến ngân sách dành cho nghiên cứu.

Lãnh vực nào cũng vậy, khoảng cách giữa các thế hệ đồng nghiệp để lại nhiều khoảng trống, trong văn hóa, lối hành xử và phong cách sống. “Ở Mỹ, có cả thảy bốn thế hệ nha sĩ đang hành nghề. Vì vậy, có một sự khác biệt rất lớn giữa những đồng nghiệp.” Mai Anh cho biết hiện nay tại Hoa Kỳ, các nha sĩ đang hành nghề có bốn lứa tuổi khác nhau: thế hệ trước Thế Chiến II, thế hệ Baby Boomer, thế hệ “GenX” và thế hệ “Millenium.”

Mai Anh, với nhiều kinh nghiệm giao tiếp cùng các đồng nghiệp “đàn anh, cha chú,” cho biết “thế hệ trẻ và thế hệ đi trước cần hiểu nhau hơn.” Và quá trình tìm hiểu ấy là một mối quan hệ “hai chiều.” Cô nhận định rằng làm việc với các giới nha sĩ đàn anh khó hơn giới chính trị gia. “Thế hệ đi trước sẽ chấp nhận, nhưng thế hệ sau phải biết kiên nhẫn, tế nhị và ‘ngoại giao’ hơn.”

Cuối Tháng Ba, 2006, UCSF cử sáu đại diện, cùng 300 sinh viên nha khoa trên toàn quốc “tràn” về Washington D.C. tham gia “Ngày Sinh Viên Nha Khoa Toàn Quốc Vận Ðộng Hành Lang” (National Dental Student Lobby Day). Mai Anh là một trong các nhân vật chính của cuộc vận động này. “Càng nhiều tiền càng tốt.” Cô cho biết. “Rõ ràng, nha sĩ không chỉ làm việc trên miệng và răng của bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy răng miệng ảnh hưởng hầu hết các bộ phận cơ thể. Và còn gì nữa? Muốn biết ‘còn gì nữa’ thì phải nghiên cứu; mà nghiên cứu thì cần... tiền!

Vai trò lãnh đạo của ngành nha khoa cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra cho giới nha sĩ trẻ, nhất là lớp sinh viên sẽ ra trường nay mai. “Cần một thời gian 25 đến 30 năm hành nghề để trưởng thành và tham gia lãnh đạo.” Mai Anh cho biết “thế hệ đi trước có vẻ sẵn sàng chấp nhận lớp lãnh đạo trẻ. Nhưng hình ảnh của giới trẻ dường như lu mờ.” Cô nhận định rằng sự khác biệt tuổi tác khiến cách nhìn của các thế hệ khác nhau. “Những nha sĩ lứa tuổi Thế Chiến II tập trung nhiều vào công việc; thế hệ GenX có vẻ cân bằng hơn; trong khi ấy, thế hệ trẻ hiện nay phải trả học phí quá cao. Họ lo học, sau đó lo đi làm trả tiền nợ, và vì vậy họ trông có vẻ xa rời vai trò lãnh đạo.” Cô kết luận: “Phải tốn đến 25, 30 năm để trở thành người cầm trịch.”

Mai Anh hiện đang là thành viên của hai ủy ban Giáo Dục và Quan Hệ của Hiệp Hội Sinh Viên Nha Khoa Hoa Kỳ, ASDA. Cô cho biết “rất thích ngành nha, nhưng cũng rất mê 'lobby' cho ngành của mình.”

Trong một tiến trình dài của thời gian, Mai Anh nhận định rằng “người gieo hạt không hẳn là người hái quả.” Cô tin rằng cuộc sống là một tiến trình đa thế hệ; những gì thế hệ hôm nay có được là nhờ những đóng góp của thế hệ trước đó. Và bây giờ, những hoạt động của cô là để cho thế hệ sau cô. “Mình sẽ không hưởng những gì mình làm; nhưng thế hệ sau sẽ được.” Ở tuổi 24, cô sinh viên nha khoa đã bắt đầu nghĩ đến thế hệ mai sau. Mai Anh dự tính, sau khi ra trường, vừa hành nghề nha, cô sẽ vừa đi học về luật để “tiếp tục hobby của mình, là politics.”

Những kinh nghiệm lobby và những bài học từ công việc lobby của một sinh viên “đang chạy đua để lấy lại thời gian đã mất” cho Mai Anh nhiều kinh nghiệm; chững chạc hơn và “lớn” hơn suy nghĩ của một sinh viên bình thường. “Ảnh hưởng của vận động hành lang rất lớn. Và em học được cách ứng xử của một người phải tiếp xúc với đồng nghiệp đi trước; phải chững chạc, phải linh hoạt trong ứng xử và phải có tinh thần cải tổ.”

Robin Mai Anh Nguyễn sang Hoa Kỳ lúc 8 tuổi. Thân phụ cô, trước đây là một bác sĩ tại Sài Gòn. Thân mẫu cô hiện đang hành nghề nha sĩ tại California. Chắc hẳn, trong công việc “bắc cầu” giữa các thế hệ nha sĩ, mẹ cô cũng sẽ là một “đối tượng” vận động của mình!

nguoiviet online


Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.