Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
Cà Độc Dược
Phượng Các
#1 Posted : Wednesday, September 13, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


tên gọi lấy từ bài của nhà văn Linh Bảo
Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, September 13, 2006 6:55:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Huyền Thoại Mạn Đà La



Linh Bảo
Chuyển ngữ




Mạn Đà La một dược thảo có chất độc, từ xưa chỉ chuyên dùng như một vị thuốc tê. Mãi cho đến khi huyền thoại bắt đầu có thêm tên mới là Túy Tiên Đào, công dụng thứ hai mới được đời biết đến. Nhưng mặc dầu tên Túy Tiên Đào được gọi, phần đông người dùng vẫn không biết tên này vì sao mà có.


Huyền thoại xảy ra đúng từ năm nào không thể tra cứu, nhưng phỏng đoán vào khoảng sau nhà Tống.

Một hôm Hoàng Đế lâm triều, các quan văn võ đều quì trước đền tung hô vạn tuế như thường lệ.

Đặc biệt hôm ấy có các Tân khoa vừa thi đỗ Trạng Nguyên.

Theo chế độ khoa cử ngày xưa, người đỗ Tiến sĩ cao nhất, gọi là Trạng Nguyên. Sau đời Nhà Tống, đổi thành ba Tiến Sĩ cao điểm nhất đều được chấm đậu Trạng Nguyên.



Hoàng đế trông thấy trong các vị tân khoa mặt mày thư sinh bình thường, có một vị mặc áo mão Trạng Nguyên khiêm nhường đứng lẫn vào hàng ngũ Cử nhân, Tiến sĩ đàng xa, trông rất khôi ngô tuấn tú nổi bật hẳn lên. Dáng dấp Trạng Nguyên cũng đặc biệt, thanh cảnh nho nhã, không giống người đàn ông thường. Nhìn Tân Trạng Nguyên như một con chim Phượng Hoàng đứng lẫn với bầy gà trống, nhà Vua vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, cố ý ban thưởng rất nhiều cho các Tân khoa.



Sau khi tất cả mọi người ra về, Vua truyền đòi Trạng Nguyên đến gần hỏi thăm gia cảnh, nhất là muốn biết chàng trai anh tuấn này đã có vợ hay chưa. Trạng Nguyên nghe hỏi có vẻ ngượng ngập, sợ hãi, trả lời rất mơ hồ.

Mặc dầu Trạng Nguyên tỏ ý rằng cha mẹ đã định “đôi bạn” cho mình rồi, nhưng nhà Vua hình như không cần tìm hiểu, cứ phán truyền ý riêng của mình:



- Tốt lắm, quan Trạng chưa có vợ, ta có Công Chúa con một đang kén chồng. Công Chúa rất nết na xinh đẹp, ta chọn Trạng Nguyên làm Phò Mã, Trạng nghĩ thế nào? Có ý kiến gì khác không?



Câu hỏi thật là thừa, còn ai dám phản kháng lệnh Vua. Ai có ý kiến gì khác cũng đành chịu. Lời của Vua là “Thánh Chỉ”, ý của vua là mệnh lệnh. Thế là quan Trạng Tân khoa đành phải tuân lệnh Vua làm Phò mã.

Lễ cưới Công Chúa cố nhiên rất huy hoàng với tất cả những lễ nghi phức tạp quan trọng của một vị Công Chúa.

Nhưng riêng Trạng Nguyên dù được làm Phò mã, sẽ kế nghiệp Vua, được ở một chức vị cao nhất sau Vua, cũng không có vẻ vui mừng chút nào. Phò mã buồn, nhưng không ai để ý đến. Tất cả mọi người, từ Vua, Hoàng hậu bá quan, quí tộc cho đến dân chúng, những ai nhìn thấy Phò mã cũng đều công nhận là Phò mã đẹp vô cùng, đẹp hơn bất cứ một tuyệt sắc giai nhân nào trong nước... Tất cả đều chỉ chú ý có thế và bàn tán mãi không thôi.



Cung điện của Phò mã ở ngay cạnh cung Vua, và cũng rực rỡ huy hoàng không kém. Sau khi nhận lãnh tất cả quà tặng, chúc tụng, Công Chúa và Phò mã được đưa về Cung để nhập động phòng. Nhưng có lẽ vì suốt ngày phải làm đủ các nghi lễ phiền phức mệt quá, nên vừa vào đến phòng riêng là Phò mã lên giường ngủ say đến sáng.

Rồi không những đêm đầu, mà tất cả những đêm sau cũng không hề thay đổi.

Mỗi ngày, sáng Phò mã vào chầu Vua, chiều về đến phòng riêng là để nguyên cả quần áo giày vớ lên giường ngủ say.

Mấy tuần lễ trôi qua đều như thế, Công Chúa cảm thấy tủi thân vì tưởng Phò mã chê mình, nhưng ngượng không tiện hỏi. Công Chúa chỉ còn cách khóc với Mẹ.

Vua và Hoàng hậu biết chuyện “đôi trẻ” chưa hề hành “Chu công chi lễ” cũng rất khó xử, nhưng không biết làm thế nào.

Vua nghĩ mãi không có cách giải quyết bèn mời một vài vị quan thân cận vào cung để vấn kế. Các quan đến, một vị thay mặt tất cả hỏi vua:



- Tâu Hoàng Đế có lệnh truyền gì?



- Các quan có biết là Phò mã trong người có bệnh gì mà không được “mạnh khỏe” không ?



Các quan nhìn nhau ngẩn ngơ, lắc đầu. Vua biết là ai cũng không dám nói gì, sợ lỡ sai lời có khi mất đầu, nên Vua làm ra vẻ hiền hòa hỏi lại:



- Trong các vị có ai biết làm cách gì làm cho Phò mã lúc đi ngủ chịu cởi bỏ quần áo ra không?



Câu hỏi có vẻ rõ ràng hơn, nhưng vấn đề thật nghiêm trọng và tế nhị, nên vẫn không ai dám mở miệng phát biểu ý kiến về sự hiểu biết của mình.

Vua không biết làm thế nào, bèn chỉ định một vị lớn tuổi nhất, bắt buộc phải đề nghị một biện pháp để giải quyết tình hình bế tắc.

Vị quan già có vẻ sợ hãi, ấp úng hồi lâu mới dám trả lời:



- Tâu Hoàng Đế, thần biết một cách có thể làm cho Phò mã thoát y, nhưng thần không dám tâu.



Vua nghe có cách làm cho Phò mã thoát y mừng quá nên hứa là ông có ý kiến gì cứ nói, dù thành công hay không cũng không tội vạ gì hết. Được hứa hẹn vô tội, vị quan già mới dám đưa ra đề nghị:



- Xin Hoàng Đế ban một đại yến đãi Phò mã. Trong lúc ăn uống xin cho phép thần ngồi gần săn sóc Phò mã, thần sẽ có cách.



Vua nghe vui mừng như cất được một gánh nặng, vội truyền dọn tiệc ngay tối hôm ấy để mời vợ chồng Phò mã. Còn vị quan già cũng lo về nhà sửa soạn phương thuốc đặc biệt gia truyền chỉ một mình ông biết, để sẵn thuốc vào ly. Đến giờ dự tiệc, khi Phò mã đến và có lệnh Vua truyền thưởng rượu, ông bèn rót rượu vào ly đặc biệt có thuốc cho Phò mã uống.

Tiệc tan, Phò mã ra về, đầu nặng, mắt hoa vì rượu say và dược chất Mạn Đà La cũng phát sinh tác dụng. Phò mã thấy trong người nóng nảy, bực bội không chịu được, bèn cởi tung cả quần áo lên giường ngủ thiếp mê man.

Công Chúa chỉ đợi có thế, thấy Phò mã ngủ say rồi bèn chạy đến gần giường, vừa nhìn thấy “chồng” nàng giật mình kinh hoảng. Thì ra, Phò mã là một mỹ nhân tuyệt đẹp.

Đêm khuya, cung điện vắng lặng. Công Chúa nhìn người “chồng” đang nằm ngủ trên giường cũng là đàn bà như mình, cảm thấy bị lừa dối nên giận dữ vô cùng. Nhưng sau một hồi suy tư, nghĩ mình bị số kiếp ác nghiệt trêu đùa như thế, nhất định là sẽ bị đem làm trò cười cho cả triều đình. Công Chúa vừa buồn giận, vừa tủi nhục chỉ biết nằm khóc, oán hận thân phận hẩm hiu lạ đời.



Mãi đến gần sáng, chất thuốc đã tan hết. Phò mã giật mình tỉnh dậy, thấy chuyện bí mật gái giả trai của mình bị phát giác, lại nhìn thấy Công Chúa có vẻ sát khí đằng đằng thì hoảng hốt, không kịp mặc áo, vội quì xuống chân Công chúa xin tha tội.

Đàn bà giả làm đàn ông để làm Phò mã là chuyện chưa từng xảy ra, nếu Hoàng Đế biết được thì tội “khi quân“ là dối Vua sẽ bị chém đầu để làm gương cho dân chúng là cầm chắc.

Công Chúa giận sôi đến nỗi không nói ra lời, mãi hồi lâu mới hỏi được:



- Cô là ai? Một người đàn bà yếu đuối tại sao lại dám to gan giả trai lừa dối Hoàng Đế. Trưa hôm nay, đầu ngươi chắc chắn là sẽ rơi xuống đất



Phò mã nghe thế, hồn vía lên mây, run rẩy xin Công Chúa cho phép giãi bày tâm sự. Nhìn “Phò mã” đau khổ kêu xin thành thật, Công Chúa thấy tội nghiệp, bèn cho phép “chồng” được trình bày lý do giả trai, thi đậu Trạng Nguyên và cưới vợ.



Sự thực, Phò mã nguyên là một gái quê, cô và chồng chăm chỉ học hành đã hơn 10 năm, quyết định năm nay chồng cô sẽ đi thi. Lúc sắp lên đường thì chồng cô bỗng bị bệnh nặng, thầy lang bảo hơn một tháng mới lành. Đôi vợ chồng trẻ ấp ủ giấc mộng về kinh đô thi với những thí sinh giỏi nhất của cả nước để trổ tài. Bây giờ cơn bệnh bất ngờ làm vỡ mộng, vợ chồng chỉ còn khóc và trách số phận không may. Cô vợ trẻ vốn rất thông minh và hiền đức, nghĩ rằng nếu cứ cả ngày khóc lóc oán trời trách đất cũng không ích gì, mà còn làm chồng buồn khổ hơn, bệnh có thể nặng thêm. Trái lại, nếu cô giải quyết việc thi cử hộ chồng thì hay biết bao! Quyết định xong, cô bèn cải trang thành đàn ông, lấy tên chồng nộp đơn xin thi Tiến sĩ, đầy lòng tự tin.



Trong suốt thời gian qua, cô vẫn học chung với chồng, cùng bàn luận tất cả những thắc mắc trong vấn đề học vấn nên bao nhiêu văn chương thi phú, kinh nghĩa cổ kim, cô đều thông thạo, chẳng kém gì chồng.

Cuộc thi kết quả, tên chồng cô xếp hạng đậu Tiến sĩ đệ nhất, được lãnh áo mão Trạng Nguyên và được vào chầu Vua. Cô định tâm sau khi vào Triều tạ ơn Vua xong, sẽ đem áo mão về nhà tặng chồng. Cô sẽ làm bà vợ ông Trạng cũng đủ thỏa mãn và hạnh phúc tuyệt vời rồi.

Không ngờ sau khi lãnh yến, Hoàng Đế yêu tài mạo nên gả Công Chúa. Lệnh Vua không dám cãi, bây giờ dù sống cũng như chết, tội cô bị chém đầu cũng đáng, chỉ thương chồng đau, mẹ già ở quê nhà không ai săn sóc.
Cô nói xong gục đầu khóc nức nở rồi nói tiếp:



- Phận làm tôi, một là không được trái lệnh Vua, hai là sợ bị phát giác gái giả trai, mạo danh chồng đi thi, nên đành cắn răng mặc số phận an bài, và cũng vì thế nên sau khi làm Phò mã, đêm nào cũng tỏ vẻ như mệt như say, cứ để nguyên cả áo quần vờ ngủ mê man.

Công Chúa nghe cô Trạng Nguyên kể xong tình cảnh éo le, thái độ hoàn toàn đổi hẳn. Công Chúa không những hết giận, mà còn đâm ra kính phục, ái mộ tài năng của người đàn bà xinh đẹp và đáng thương. Công Chúa nói:



- Bắt đầu từ đây, chúng ta là chị em. Thôi, chị đừng khóc nữa, mặc quần áo Trạng Nguyên vào, em sẽ giúp chị xin Phụ Vương tha tội.



Hoàng Đế nghe xong câu chuyện, thấy tình cảnh éo le thương tâm cũng vui lòng theo lời xin của Công Chúa tha tội cho cô gái vừa hiền thục, vừa tài cao. Vua nhận cô làm con gái nuôi. Thế là tất cả thắc mắc, khổ sở, u uất bí mật đều được giải quyết một cách êm đẹp.

Mấy hôm sau, Nhà Vua hỏi vị quan đã có công giúp Vua phát giác bí mật:



- Khanh dùng thuốc gì quí giá mà có tác dụng thần diệu như thế?



Người thầy thuốc già không dám nói sự thật, vì thuở ấy, người ta chỉ mới biết đến Mạn Đà la là một vị thuốc rất độc, không thể trong uống được, chỉ có thể ngoài thoa mà thôi, phần nhiều để xoa bóp các chứng phong thấp, cước khí làm khớp xương đau nhức.

Thế nhưng ông quan già này có bản lãnh y dược cao thâm, nên biết được Man Đà La còn có thể dùng như một thứ ma túy. Ông sợ nói tên Mạn Đà La Vua không hiểu được sự linh diệu của thuốc mà nghi là ông muốn đầu độc phò mã, thì ông sẽ bị tội chết. Ông ngần ngại một lúc rồi trả lời:



- Tâu Hoàng Đế, đấy là một thứ thuốc rất quí hiếm trên đời. Tên nó là Túy Tiên Đào, xưa nay rất ít người dám dùng vì không biết dùng đúng phần lượng.

Vua tin rằng đó là một vị thuốc quý, lại có cái tên cũng sang trọng, đã được dùng làm cô Trạng Nguyên phò mã, con gái nuôi của Vua say chết mệt, thật là xứng người, xứng của. Vua rất vui lòng, nên ban thưởng cho ông quan già nhiều lễ vật.



Từ đó về sau, tên Mạn Đà La trong sách thuốc được kèm thêm một tên mới: “Túy Tiên Đào”, và cũng từ đó người ta gọi những người đẹp say mèm là Túy Tiên Hoa. Tên nghe thật kêu và thật lãng mạn.



Nhưng ở đồng quê , từ thuở xa xưa, người ta đã biết dùng lá cây ấy, cuốn lại hút như hút thuốc để dằn cơn hen suyễn. Và tên nó xưa nay chỉ đuợc gọi rất nôm na là Cây Cà Dược.

DƯỢC THẢO MAN ĐÀ LA (Datura Metel L.)


Tên khác: Mạn Đà La – Túy Tiên Đào – Dương Kim Hoa – Cà Dược – Cà Độc Dược



Mạn Đà La khí ấm, vị cay, có nhiều độc. Cây thường mọc ở đồng hoang, góc vườn, bên vệ đường hay trước sau nhà.

Hoa, quả, cành, hái vào mùa hạ, rửa sạch, phơi khô để dành dùng làm thuốc.

Mạn Đà La có ảnh hưởng đến Phế kinh, trừ thấp khí, khu phong, có chất ma túy làm ảnh hưởng đến thần kinh, làm tê dại ngoài da, chữa ho hen, đàm suyễn, nôn mửa, giảm đau chỗ sưng nhức. Người bị bệnh suyễn đang lên cơn, dùng hoa khô, thái nhỏ cuộn như điếu thuốc mỗi ngày hút 2-3 lần. Cũng có thể dùng lá cuốn lại như thuốc, hút 1-2 gr. mỗi ngày.

Té ngã bầm dập, rắn cắn, dùng hoa tươi tán nhuyễn đắp vào chỗ bị thương hay dùng cành khô tán bột trị té ngã.

Mạn Đà La cũng được dùng nấu nước ngâm chân trị bệnh tê.

Người bị trúng độc Mạn Đà La phát chậm với triệu chứng miệng khô, da đỏ ửng, không đổ mồ hôi, nôn mửa, chóng mặt, cuồng dại.

Muốn cấp cứu, phải rửa ruột, uống nhiều nước, tiêm thuốc an thần.

Dù sao, Mạn Đà La vẫn được coi như một vị thuốc độc nên Trung Y dùng rất thận trọng và không bao giờ cho toa để tránh tai nạn có thể xảy ra.



Linh Bảo

(Nguồn: Thuvienvietnam.com)


PC lấy từ dactrung

nguyen
#3 Posted : Thursday, September 14, 2006 2:49:42 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:


Mạn Đà La một dược thảo có chất độc, từ xưa chỉ chuyên dùng như một vị thuốc tê. Mãi cho đến khi huyền thoại bắt đầu có thêm tên mới là Túy Tiên Đào, công dụng thứ hai mới được đời biết đến.
...
Từ đó về sau, tên Mạn Đà La trong sách thuốc được kèm thêm một tên mới: “Túy Tiên Đào”, và cũng từ đó người ta gọi những người đẹp say mèm là Túy Tiên Hoa. Tên nghe thật kêu và thật lãng mạn.

Nhưng ở đồng quê , từ thuở xa xưa, người ta đã biết dùng lá cây ấy, cuốn lại hút như hút thuốc để dằn cơn hen suyễn. Và tên nó xưa nay chỉ đuợc gọi rất nôm na là Cây Cà Dược.
.




Truyện này do người TH đặt ra sao tự nhiên đoạn kết lại có tên Nôm ?

Tên Mạn Đà La này như mượn ở kinh điển Phật giáo, xin quý vị diễn giảng giùm!








Phượng Các
#4 Posted : Thursday, September 14, 2006 3:01:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bài này của bà Linh Bảo, thấy bài có ghi tên của cây là datura metel nên vào google tra thử xem bông như thế nào. Do sự "tam sao thất bổn" nên cũng còn đang trong vòng tồn nghi. Vả chăng, bà Linh Bảo là nhà văn chớ không phải thầy thuốc Bắc thành ra....
Phượng Các
#5 Posted : Thursday, September 14, 2006 8:48:55 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi nguyen
Tên Mạn Đà La này như mượn ở đến kinh điển Phật giáo, xin quý vị diễn giảng giùm!



Trong hàng đệ tử Phật có ngài A nan (hay A nan đà) có lần bị mê hoặc bởi một nhan sắc. Phải chăng cái tên Mạn Đà La này lấy từ ý là đây là lọai làm cho thần trí mê hoặc không còn sáng suốt được nữa.

Chú thích:chandala phải chăng đọc sang tiếng Việt là Mạn Đà La??

http://www.quangduc.com/nigioi/04prakrti.html

nguyen
#6 Posted : Friday, September 15, 2006 6:20:32 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Chào Phượng Các:

Tôi nghĩ nếu dịch giả muốn thêm tên Việt vào thì nên dùng chú thích cho truyện có đầu đuôi hợp nhất. Cây được xếp vào họ Cà và tiếng Hán Việt cho cây cà là "già" và người TH còn gọi là Phong Già Tử, Phật Già Hoa, ....

Tôi thấy có sách viết trong Pháp Hoa Kinh có nhắc đến hoa Mạn Đà La nhưng không biết gì hơn Question!

và theo Wikipedia:
Mandala (Sanskrit mandala "circle", "completion") is of Hindu origin and is also used in most Dharmic religions, such as Buddhism and Hinduism, to refer to various tangible objects. In practice, mandala has become a generic term for any plan, chart or geometric pattern which represents the cosmos metaphysically or symbolically, a microcosm of the universe from the human perspective.


Mandala của Tibet :






Rose






Phượng Các
#7 Posted : Friday, September 15, 2006 3:33:25 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Anh nguyen,
Không rõ đoạn nói về dược tính ở khúc dưới có phải là nằm trong nguyên bài của bà Linh Bảo viết hay không....Cái kiểu đánh bài lên Net rồi copy và paste sang các web khác, có khi rơi rụng hay thêm thắt gì nữa thì không làm sao biết được. Bài vở trên Net thì chỉ dám dùng và tin trong chừng mực nào đó thôi, trừ phi chính bài của tác giả in trên trang web của họ thì mình mới dám chắc.

Riêng về cái cuốn tự điển wikipedia thì ai viết lên đó cũng được nên phần chính xác không dám tin đâu (PC nói chung chớ không phải nói về vụ mạn đà la này).

Phượng Các
#8 Posted : Friday, September 15, 2006 5:20:05 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Đây là trang web của Linh Bảo có đăng bài đó nè anh nguyen và quý vị ơi:

http://members.shaw.ca/dtang/LinhBao/

nguyen
#9 Posted : Saturday, September 16, 2006 1:51:01 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

Chào Phượng Các:

Tôi vào Google đọc vài nơi nhưng thấy wikipedia tóm tắt gọn nhất. Sand mandala thỉnh thoảng được các vị sư Tibet làm khi có dịp giới thiệu văn hóa của họ.






Tôi nghĩ LB đọc sách viết về dược thảo của TH rồi phóng tác, lồng thêm tên Việt vào. Phần viết về thuốc có lẽ mới là phần dịch vì thấy na ná như trong sách của VN. Muộn hương, mê hồn hương trong truyện TH có thể cũng được chế từ Mạn đà la?

Không hiểu tại sao không có đoạn kết vui hơn: cho cả 3 trùng phùng Blush !


Đây là hình 1 loại Datura có hoa treo lơ lửng:




Rose
Sương Sương
#10 Posted : Thursday, October 19, 2006 2:16:59 AM(UTC)
Sương Sương

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 56
Points: 0

Chị Phượng Các ơi, SS đọc bài này xong có một chút thắc mắc.
Mạn đà la hình như cũng là tên được gọi của một loại hoa trà hay còn gọi sơn trà khá nổi tiếng ở nước Đại Lý ngày xưa. Không hay chừ nó là một hay là 2 loại khác nhau chị hỉ? Question
Phượng Các
#11 Posted : Thursday, October 19, 2006 6:27:32 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chào SS tới PNV nha, Rose
SS vô Sàigon lâu chưa mà giọng nói còn Huế rặt hén.
Vụ mạn đà la này PC còn mờ mịt lắm SS ơi. Nếu hoa trà thì thuộc họ camilla rồi. Chắc SS có thích về hoa và nghiên cứu về chúng chăng? Rảnh rảnh SS tặng cho bộ sưu tập hoa lá cành của PNV mình vài lọai hoa đặng ngắm cho đỡ buồn nghe SS.

Chúc SS được nhiều vui vẻ trong diễn đàn.


Sương Sương
#12 Posted : Thursday, October 19, 2006 11:48:05 AM(UTC)
Sương Sương

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 56
Points: 0

hihi em vô Sài Gòn cũng khá lâu rùi chị, từ khi còn bé xíu nì nhưng chừ cí giọng thì vẫn y rứa, tuy cũng có pha nhiều âm hưởng Sài Gòn nhưng mừ....ra răng nghe vẫn rặt xứ Huế Smile

Chừ hôm tê em có đọc trong một tài liệu nguồn từ Thanh niên online bài viết từ nữ sĩ Quỳnh Dao viết về nhà văn Kim Dung, trong nớ có đoạn viết của bà ấy về loại hoa Mạn đà la ở nước Đại Lý thế nì, em post cho chị và các chị đọc chơi hỉ Smile:


"Đọc Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, bà đã bị khung cảnh của nước Đại Lý mê hoặc bằng những nhân vật kỳ lạ, và thứ bà thích nhất lại là hoa trà (Mạn đà la) – quốc hoa của nước Đại Lý. Đọc xong Thiên Long Bát Bộ, hình ảnh hoa Mạn đà la đã xâm chiếm tâm hồn bà, khiến bà yêu hoa và gia nhập một hiệp hội chuyên nghiên cứu về các loài hoa ở Đài Loan. Quỳnh Dao và chồng để tâm tìm kiếm hoa Mạn đà la và phải vào tận núi sâu ở Đài Loan mới thấy được. Nhưng thứ hoa Mạn đà la ở Đài Loan còi cọc, nhỏ bé thua xa với thứ hoa Mạn đà la mà Kim Dung mô tả trong Thiên Long Bát Bộ. Vì cái ám ảnh hoa Mạn đà la mà khi trở về lụa địa Trung Hoa, việc đầu tiên Quỳnh Dao làm là tới Vân Nam (nước Đại Lý cũ) để ngắm hoa Mạn đà la cho mãn nhãn. Quỳnh Dao viết rằng đến Đại Lý xem tận mắt hoa Mạn đà la mới thấy hoa thật tuyệt vời, đúng là thứ hoa phong nhã, thanh thoát, xuất trần. Theo lời Quỳnh Dao thì đời bà có một cái sung sướng là đọc văn Kim Dung viết trong văn, chụp hình bên cạnh những đóa Mạn đà la...."

Đối chiếu một số hình ảnh thì đúng là loại cây chị Phượng Các post bên trên. Theo nghiên cứu của các nhà thực vật học thì loại hoa nì thường nở ngát hương vào ban đêm. Nhưng ngửi lâu sẽ gây ra chứng nhức đầu nên họ xếp vào loại hoa độc. Mạn đà la hay còn gọi Datura metel (Cà độc dược), theo như bà Quỳnh Dao mô tả thì nó phải rất đẹp, rất lộng lẫy, rất thơ đến mức nữ sĩ như bà ấy cũng ngất ngây. Tuy nhiên, đẹp nhưng độc thế nì mừ loại hoa nì lại là quốc hoa của nước Đại Lý kể ra thì ngộ hỉ?
Phượng Các
#13 Posted : Thursday, October 19, 2006 6:24:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bà Quỳnh Dao thật là đặc biệt quá. Không dè lại có một giai thọai thú vị như vậy. Mình cứ tưởng những gì ông Kim Dung viết đa phần là hư cấu. Ai mà ngờ từ một quyển tiểu thuyết mà người ta lại đi tìm tòi nghiên cứu như vậy.

Nếu SS thật sự cũng muốn đi sâu vào tìm hiểu thì có thể liên lạc với nhà văn Linh Bảo, SS có nghe về bà hay không? Bà cũng gốc Huế, con một vị đại quan triều Nguyễn, thông thạo Hoa ngữ. Hiện bà ở tuổi bát tuần và đang ở tiểu bang California. Tinh thần bà vẫn còn tráng kiện. Nếu có kẻ hậu sinh quan tâm học hỏi thì chắc bà cũng không nệ hà chi mà không chia sẻ hiểu biết quý báu của bà.

Sương Sương
#14 Posted : Thursday, October 19, 2006 7:08:30 PM(UTC)
Sương Sương

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 56
Points: 0

Em nghĩ thật ra ông Kim Dung khi viết truyện không phải chỉ hư cấu, ông ấy nghiên cứu mọi thứ từ những danh lam thắng cảnh đến những thế võ của các môn phái, đến những điển tích ngoài đời thật, gom góp lại thành những chi tiết cần và đủ rồi đưa vào truyện, đồng thời hư cấu thêm cho tăng phần hấp dẫn. Vì thế truyện của ông í chừ rất hấp dẫn và đi vào lòng người như ri chị hỉ. Vì nếu theo dõi hết những tập truyện của Kim Dung và thỉnh thoảng em có nghiên cứu về các danh lam thắng cảnh, một vài điển tích ở Trung Quốc thì thấy truyện ông nớ mô tả khá chính xác một số nơi cũng như một số những tập quán của các vùng Smile

Oh, em cũng có nghe về tên nhà văn lão thành Linh Bảo, cảm ơn chị Phượng Các chỉ dẫn hihi. Em cũng hay tìm tòi về các loài hoa và các giống thực vật những khi rảnh rỗi và làm thơ về những loài hoa em thích. Chừ đi search net tìm bài bà ấy xem thế nào chị hỉ Smile
nguyen
#15 Posted : Monday, October 23, 2006 11:21:02 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9


Mạn Đà La có 1 thời được dùng để gọi cây hoa trà cho nên Vương Phu Nhân đặt tên cho vườn của bà là Mạn Đà Sơn Trang.

KD viết về trà hoa có phần siêu hiện thực Angry !
Phượng Các
#16 Posted : Tuesday, October 24, 2006 7:54:13 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chính vì có sự chen lẫn giữa siêu thực và hiện thực, thực tế và huyền thoại, cho nên làm sao dám tin hết mọi thứ của tiểu thuyết, dù là tiểu thuyết của Kim Dung. Nguời ta còn cần phải biết mục đích, ý đồ của một tác giả khi viết một cuốn sách, hay chọn cho mình sự nghiệp văn chương. Ông viết để kiếm tiền? để truyền bá học thuật, tư tưởng duới hình thức dễ hấp dẫn nguời đọc, cả trí thức lẫn bình dân, hay là cả hai?
PC
#17 Posted : Wednesday, November 25, 2009 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phượng Các
#18 Posted : Monday, July 16, 2012 11:47:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Vì tên Mạn Đà La còn nhiều dị nghị cho nên PC lấy tên này ra khỏi tựa đề, chỉ còn là Cà Độc Dược mà thôi!
xv05
#19 Posted : Thursday, November 14, 2013 7:22:26 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Vì tên Mạn Đà La còn nhiều dị nghị cho nên PC lấy tên này ra khỏi tựa đề, chỉ còn là Cà Độc Dược mà thôi!
Mạn Đà La được nhắc đến nhiều lần trong kinh PHáp Hoa như là một thứ hoa quý. khi đức Phật xuất hiện thì trên trời hoa Mạn Đà La rơi xuống...
nguyen1
#20 Posted : Thursday, November 14, 2013 8:11:35 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Mạn Đà La là tên người Tàu dùng cho cây hoa trà hay cây Cà Độc Dược khác hẳn Mạn Đà La trong truyền thuyết Phật giáo.

À! tháng rồi xv có chụp hình hoa xoan Úc châu không đó?

Users browsing this topic
Guest
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.