Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Hillary Clinton
PC
#21 Posted : Wednesday, January 14, 2009 6:24:02 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


Bà Clinton trình bày đường lối ngoại giao

Nguyễn Giang
BBC Việt Ngữ, London



Bà Hillary Clinton cam kết sử dụng sức mạnh "ngoại giao khôn ngoan" khi lên nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Obama.
Bà nói nỗ lực hợp tác với Trung Quốc không phải là "một chiều" và chính quyền Obama sẽ bảo vệ "các giá trị Mỹ và quy tắc quốc tế" trong quan hệ với Nga.

Nét chung của bài diễn văn, như lời báo International Tribune, là nhấn mạnh tính liên thuộc (interdependence) giữa các quốc gia:

"Nước Mỹ không thể nào đơn phương giải quyết các vấn đề cấp bách và thế giới cũng không thể giải quyết chúng mà không có nước Mỹ."

Đường hướng đối ngoại Mỹ sẽ là "giữ tính nguyên tắc nhưng thực tiễn" chứ không theo một "ý thức hệ cứng nhắc" nào cả.

Trong buổi điều trần hôm 13/01 trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ở thủ đô Washington, bà Clinton cũng mấy lần nhắc đến hai chữ Việt Nam trong các bối cảnh khác nhau.

Dù Iran và Trung Đông nằm trong trọng tâm của cuộc điều trần nhằm xác nhận tư cách tân ngoại trưởng của bà Clinton, tân chính quyền Obama cũng nói về chính sách mới với Cuba, theo hướng bỏ dần sự bao vây.

Trước mắt, chính quyền Obama sẽ cho đóng trại tù Guatanamo ở Cuba và bỏ lệnh cấm công dân Mỹ thăm hòn đảo này.

Bài diễn văn và phần trả lời câu hỏi của bà Clinton, bản thân đang là một thượng nghị sĩ, cho thấy tài diễn thuyết hiếm có của nữ chính sách vào loại số một tại nước Mỹ.

'Ngoại giao khôn ngoan'


Đài CNN trong phần truyền hình trực tiếp đã nói "Hillary Clinton hoàn toàn làm chủ đề tài.

Mở đầu bằng lời cảm ơn gửi tới Thượng nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, bà không quên nhắc ông bắt đầu sự nghiệp chính trị với tư cách 'một cựu binh Việt Nam trẻ tuổi'.

Như để xóa đi nghi ngờ về sự trung thành với tổng thống tân cử Barack Obama, đối thủ của bà trong cuộc tranh cử tổng thống từ tháng 1 đến 6/2008, bà liên tiếp nhắc tên ông Obama trong các đoạn văn.

Hillary Clinton công khai xác nhận phát biểu của bà là sự đồng thuận với tân tổng thống về đường lối ngoại giao "smart" (thông minh, khôn ngoan) ông Obama sẽ theo đuổi.

Bà cũng không quên lồng vào bài nói những đoạn gây xúc động về mẹ của ông Obama, người bà cho là đã tạo cảm hứng vì các cố gắng từ thiện trên trường quốc tế.

Nhưng ngay sau đó là phát biểu sắc bén về Iran, Israel và Palestine bằng một giọng nói đanh thép, toát lên tính quyền uy của một chính trị gia tài năng khiến không hiếm người yêu kẻ ghét.

Bà nói Hoa Kỳ sẽ tìm mọi cách ngăn cản Iran trở thành nước có vũ khí hạt nhân.

Không tiết lộ chi tiết nhưng bà cam kết sẽ bàn thảo với các đồng minh của Mỹ và sử dụng các tuyến ngoại giao như Liên hiệp quốc và "tất cả các phương tiện" đối ngoại cho mục tiêu đó.

Bà tỏ ra chia sẻ ham muốn được tồn tại an toàn của Israel nhưng cũng nói đến nỗi khổ đau của người Palestine và giải pháp hai nhà nước cho xung đột này.
Với giọng hết sức nghiêm túc, bà Hillary nhắc đến các nỗ lực của chồng bà, cựu tổng thống Bill Clinton trong việc đưa ra sáng kiến cho Trung Đông.

Nay bà nói sẽ quyết tâm "không để hòa bình thất bại".

Trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ Bill Clinton, Hoa Kỳ đã tiến lại gần nhất giải pháp cho hai quốc gia Israel và Palestine thông qua hòa đàm Oslo.

'Các giá trị Mỹ'

Nhìn sang bên bờ Đại Tây Dương, bà nhấn mạnh quan hệ truyền thống với các nước trong Minh ước Nato và đặc biệt là "các nền dân chủ trẻ tuổi" ở châu Âu.

Tại châu Á, bà nhắc đến các đồng minh truyền thống như Nhật, Nam Hàn, Úc và "các bạn của Hoa Kỳ trong Asean".

Riêng với Nga, bà nói:

"Tổng thống đắc cử Obama và tôi tìm kiếm những cách thức hợp tác tương lai với chính quyền Nga trong các lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược như nhưng đồng thời mạnh mẽ bảo vệ các giá trị Mỹ và nguyên tắc quốc tế."

Xác định vị thế của Mỹ trong một kỷ nguyên mới, với các thách thức về biến đổi khí hậu, đói nghèo, thiếu nước sạch và khủng hoảng tài chính, bà nhận định các nước như Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc có vai trò ngày một tăng.

Nhưng với Bắc Kinh, phát biểu của Hillary Clinton có vẻ như một lời cảnh báo:

"Chúng ta muốn có quan hệ tích cực và hợp tác với Trung Quốc, để hai bên tăng cường và làm sâu nặng liên hệ về một loạt vấn đề và kiên nhẫn tiếp cận những khác biệt ở chỗ nào chúng vẫn tồn tại,"


Bà Hillary Clinton cùng chồng và con gái có chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 10/2000

"Nhưng đây không phải là nỗ lực một chiều. Đa phần những gì chúng ta làm sẽ phụ thuộc vào các quyết định Trung Quốc lựa chọn về tương lai của nước này trong đường lối đối nội và đối ngoại với thế giới."

Tuy nhiên, bà cũng xác nhận rằng hội đàm sáu bên với Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ vẫn là cơ chế giải quyết chủ đề nguyên tử của Bình Nhưỡng.

Người Việt Nam theo dõi cuộc điều trần dễ dàng ghi nhận bà Clinton nhắc đến tên nước này trong một số bối cảnh mang tính cá nhân.

Khi nói về kinh nghiệm ngoại giao của mình, bà nói về các chuyến thăm đến châu Á, trong đó có Việt Nam.

Bà cũng nêu ví dụ về sức mạnh và sự sáng tạo của phụ nữ ở các nước nghèo như Indonesia, Việt Nam, khi họ được nhận khoản cho vay nhỏ để tạo dựng doanh nghiệp.

Dự kiến thứ Năm 15/01 này, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu chấp thuận bà Clinton vào chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Như thế, bà sẽ trở thành nhân vật có quyền lực thứ nhì ở Hoa Kỳ sau tổng thống, tính từ ngày chính quyền Obama tuyên thệ nhậm chức vào 20 tháng này.



PC
#22 Posted : Tuesday, March 10, 2009 3:40:53 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Ngoại trưởng Mỹ Hillary tiết lộ chuyện đời tư

Trong một hoạt động phụ của sứ mạng ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 7/3 đã lên truyền hình, thổ lộ những tiếc nuối, những khó khăn và chia sẻ cách đương đầu với trở ngại.

Xuất hiện trên chương trình trò chuyện "Tới và tham gia với chúng tôi" khá được ưa chuộng của truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, Hillary đã trả lời một số câu hỏi về ngoại giao nhưng tập trung chính về đời tư, ví như lần cuối cùng bà yêu là khi nào.

"Đã rất lâu rồi, đó là với chồng tôi", Ngoại trưởng Mỹ trả lời trước các khán thính giả trong studio. Hillary nói thêm, lần đầu tiên bà gặp cựu Tổng thống Bill Clinton là mùa xuân năm 1971 khi cả hai đang học ở trường luật. "Chúng tôi nói chuyện với nhau và cùng tận hưởng cuộc sống từ đó".

Việc xuất hiện ở chương trình trên, cùng 4 phụ nữ khác, là một phần trong chiến lược vươn tới người thường thông qua những nỗ lực ngoại giao chung.

Hillary từng xuất hiện trên một chương trình khá được ưa chuộng khi tới Indonesia trong chuyến công du châu Á hồi tháng trước. Ngoài ra, khi tới châu Âu và Trung Đông trong tuần này, bà cũng gặp các sinh viên ở Bờ Tây và tổ chức một cuộc gặp không chính thức với người dân ở Brussels. Hillary về lại Washington vào hôm nay (8/3).

Khi đề cập tới đời tư, lúc được hỏi bà tiếc gì nhất, Hillary nói: đó là tự mình đi mua sắm, ngồi ở các quán cà phê vỉa hè, uống cà phê và ngắm mọi người qua lại. "Tôi phải hy sinh đời tư khá nhiều, đó là thứ tôi tiếc...Bạn không thể có mọi thứ, bạn phải có một số lựa chọn và tôi vui vì có cơ hội được phục vụ đất nước khi làm việc với Tổng thống Obama", Hillary nói.

Ngoại trưởng Mỹ cũng thổ lộ, dù bà rất thích mua sắm nhưng bà không có khiếu thời trang. Hillary cho biết, bà thường nói với cô con gái Chelsea là gen thời trang đã bỏ qua một thế hệ khi bà là đệ nhất phu nhân.

Tuy nhiên, Hillary đã ca ngợi Đệ nhất phu nhân Michelle Obama về khiếu thời trang và cách ăn mặc. "Tôi từng là đệ nhất phu nhân và tôi biết tầm quan trọng của vai trò đó là như thế nào. Tôi cho rằng Michelle Obama đã hoàn thành tốt vai trò và cô ấy biết cân bằng trách nhiệm rất tốt. Cô ấy có 2 con nhỏ và đặt hạnh phúc của chúng lên trước nhất. Bởi vì, mọi việc sẽ khó khăn khi cha được bầu làm tổng thống khi bạn còn là một đứa trẻ".

Những người phỏng vấn đã tế nhị đề nghị Hillary nói về cách bà đối phó với những rắc rối cá nhân mà không nói tới bê bối liên quan tới Bill Clinton và cựu thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky.

"Ồ, tình yêu và sự tha thứ, bạn bè và gia đình. Bạn biết đấy, gia đình, lòng tin, bạn bè là những thứ then chốt trong cuộc đời tôi, và tôi không biết có ai đó có cuộc sống luôn suôn xẻ. Nếu bạn gặp người nào như vậy, hãy giới thiệu cho tôi vì tôi sống đã khá lâu mà chưa gặp ai như vậy".

Hoài Linh (Theo Reuters)
Nguyễn Thị Tê Hát
#23 Posted : Friday, March 13, 2009 11:38:43 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)

Một người đàn bà thông minh, khéo léo và tài giỏi. Theo Tehat, bà chính là model cho nhũng người đàn bà thời nay...

Mong được đọc những gì liên quan đến bà.

Cám ơn PC

Rose
Ngtth
PC
#24 Posted : Saturday, December 4, 2010 9:25:45 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Bà Hillary Clinton muốn trở lại nghề luật sư

Phát biểu trước sinh viên Bahrain ngày 3-12, bà Hillary Clinton nói công việc ngoại trưởng Mỹ hiện tại có lẽ là chức vụ cuối cùng của bà và trong tương lai bà sẽ trở lại làm luật sư cho phụ nữ.Bà nhấn mạnh: “Nếu theo dõi những gì xảy ra liên quan đến phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới, các bạn sẽ thấy tình hình thật bi thảm và kinh khủng. Tôi cảm thấy mình may mắn vì có cha mẹ chăm sóc và sau đó được học hành thành đạt, rồi có được nhiều cơ hội. Vì vậy, tôi muốn tiếp tục làm việc để cải thiện cuộc sống cho người khác”.

Theo hãng tin Reuters, bà Clinton đã liên tục cười xòa trước những ý kiến cho rằng có thể bà vẫn còn muốn làm chủ Nhà Trắng. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh bà không dự tính sẽ lại chạy đua chức tổng thống nữa sau khi đã thua ông Barack Obama hồi năm 2008.
Đây là lần đầu tiên bà Clinton phát biểu trực tiếp về việc rời bỏ chính trường sau hai thập niên là một nhân vật nổi bật của Đảng Dân chủ. Bà nói sự nghiệp công của mình bao gồm cả cương vị đệ nhất phu nhân lẫn phần việc thượng nghị sĩ bang New York.
Ngoại trưởng Clinton nói bà thích thú với mọi công việc nhưng đặc biệt thú vị trong vai trò của một luật sư.

http://nld.com.vn/201012...tro-lai-nghe-luat-su.htm
viethoaiphuong
#25 Posted : Friday, May 27, 2011 12:53:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ viếng thăm Pakistan trong lúc Taliban gia tăng khủng bố


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (www.state.gov)


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thúc giục Islamabad phải có thái độ dứt khoát tiêu diệt Hồi giáo cực đoan. Đây là vấn đề sinh tử của Pakistan mà Hoa Kỳ không thể làm thay và thái độ "bài Mỹ" không mang lại ích lợi gì. Ngoại trưởng Mỹ và Tổng tham mưu trưởng liên quân Mike Mullen đã đến thăm chớp nhoáng Islamabad trong ngày hôm nay 27/05/2011.

Đây là phái đoàn cao cấp nhất của Mỹ đến Pakistan từ sau vụ hạ sát trùm khủng bố ben Laden để tiếp xúc với Tổng thống Asif Ali Zardari, Thủ tướng Yusuf Raza Gilani và Tổng tham mưu trưởng quân đội tướng Ashfaq Kayani và Giám đốc tình báo quân đội Ahmad Shuja Pasha.

...

rfi - Thứ sáu 27 Tháng Năm 2011
http://www.viet.rfi.fr/q...aliban-gia-tang-khung-bo
viethoaiphuong
#26 Posted : Friday, June 10, 2011 7:39:27 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Sáu, 10 tháng 6 2011

Bà Clinton không muốn làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phủ nhận tin tức báo chí nói bà đang vận động cho chức vụ đứng đầu Ngân hàng Thế giới. Lời cải chính được đưa ra trong lúc bà đi thăm Zambia.
Scott Stearns | Lusaka Thứ Sáu, 10 tháng 6 2011


Hình: AP
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Lusaka, Zambia, thứ Sáu 10/6/2011

Ngoại trưởng Clinton lâu nay vẫn giữ lập trường chỉ phục vụ tại bộ ngoại giao trong 4 năm, do đó có nhiều lời đồn bà sẽ làm gì sau đó.

Hãng tin Reuters hôm thứ Năm trích dẫn các nguồn tin không nêu tên nhưng nói là thân cận với bà cho biết bà đang thảo luận với Tòa Bạch Ốc về chuyện rời chức ngoại trưởng năm tới để làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới trong trường hợp Tổng thống Obama quyết định không tái chỉ định ông Robert Zoellick, đương kim Chủ tịch.

Reuters trích dẫn một nguồn tin nữa, nói rằng Tổng thống Obama ủng hộ sự thay đổi này. Nhưng phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney gọi tin này “hoàn toàn sai.”

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Rupiah Banda của Zambia hôm thứ Năm, bà Clinton cho biết:

“Tôi không có cuộc thảo luận nào với ai về chuyện này. Tôi không tỏ cho ai biết tôi chú ý đến chức này. Tôi không quan tâm và không đeo đuổi vị trí đó. Ngân hàng Thế giới là một định chế quan trọng và dĩ nhiên ai cũng muốn thấy định chế đó được lãnh đạo tốt. Tôi làm việc chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới và tôi hoàn toàn dành trọn năng lực phục vụ chức bộ trưởng ngoại giao.”

Ngoại trưởng Clinton đến Zambia để dự hội nghị về thương mại của Hoa Kỳ tại châu Phi. Bà cho biết Tổng thống Obama đang xin Quốc hội gia hạn các ưu đãi thuế quan cho các nước châu Phi thêm 10 năm.
viethoaiphuong
#27 Posted : Monday, June 13, 2011 8:52:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Hai, 13 tháng 6 2011


Hình: REUTERS
Ngoại trưởng Clinton đọc diễn văn tại trụ sở của Liên hiệp châu Phi ở Addis Ababa
Đứng nói chuyện trước bục mà ông Gadhafi thường đứng nói trước 53 nước châu Phi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhìn nhận nhà lãnh đạo của Libya có một số ảnh hưởng với liên hiệp này. Nhưng bà kêu gọi lãnh đạo châu Phi hãy đứng lên hành động vì lý tưởng dân chủ của tổ chức và hãy đi đầu để đòi loại bỏ ông này.

Bà nói tiếp: “Tôi biết là từ nhiều năm qua, ông Gadhafi đóng vai trò quan trọng yểm trợ tài chính cho nhiều quốc gia và tổ chức tại châu Phi, trong đó có Liên hiệp châu Phi, nhưng rõ ràng là ông này đã mất tính chính đáng để lãnh đạo, và không nên đặt vấn đề ông ta có thể hoặc có nên tiếp tục nắm quyền hay không.”

Trong bài diễn văn đầu tiên của một Ngoại trưởng Hoa Kỳ trước Liên hiệp châu Phi, bà Clinton kêu gọi lãnh đạo châu lục nên cô lập ông Gadhafi bằng biện pháp ngoại giao.

Bà nói: “Tôi kêu gọi tất cả các nước châu Phi đòi hỏi ngưng bắn thực sự tại Libya và ông Gadhafi phải ra đi. Tôi cũng kêu gọi quý vị ngưng hoạt động của các đại sứ quán của ông trên đất nước quý vị, trục xuất các nhà ngoại giao của ông và tăng cường sự tiếp xúc và ủng hộ đối với Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp.”

Bài diễn văn quan trọng về chính sách của bà đã được cử tọa hoan nghênh khi bà nhìn nhận nỗi thống khổ của người phụ nữ châu Phi.

Ngoại trưởng Clinton nói: “Phụ nữ châu Phi là những người chịu khó nhất thế giới. Có nhiều lần những gì họ làm không được kể ra trong thành tích kinh tế chính thức của quốc gia, không được tính trong GDP của quốc gia; vậy mà, nếu tất cả phụ nữ châu Phi, từ Cairo cho tới Cape Town quyết định ngưng lao động một tuần, tất cả các nền kinh tế của châu Phi sẽ sụp đổ.”

Trong ngày cuối của chuyến đi 3 nước châu Phi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ định đi thăm một số dự án giúp đỡ giúp đỡ phụ nữ tại Ethiopia, nhưng bà phải cắt ngắn chương trình sau khi núi lửa ở nước Eritrea bên cạnh phát nổ, hất tung nhiều tro bụi.

Do đó, bà phải lên đường về lại Washington vào tối thứ Hai.
Phượng Các
#28 Posted : Thursday, June 28, 2012 11:57:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngoại trưởng Hillary Clinton lập kỷ lục mới

Thứ Năm, 28/06/2012 19:22

(NLĐO) – Hôm nay, 28-6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đánh dấu cột mốc lần đầu tiên trong lịch sử một nhà ngoại giao Mỹ công du đến 100 nước trên thế giới.




Bà Hillary Clinton đến thăm thủ đô Riga của Latvia


Con số tròn trịa 100 quốc gia mà bà Hillary Clinton đến thăm với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ được xác nhận ngay khi chiếc máy bay Boeing 757 của bà hạ cánh xuống thủ đô Riga của Latvia.



Từ trước tới nay, chưa có một ngoại trưởng Mỹ nào công du tới hơn 96 quốc gia khi còn đương nhiệm.



Người nắm giữ kỉ lục này trước đây là bà Madeleine Albright với con số 96 nước tới thăm khi đảm nhiệm vai trò ngoại trưởng dưới thời của phu quân bà Hillary Clinton - cựu Tổng thống Bill Clinton.



Người tiền nhiệm của bà Clinton là Condoleezza Rice đã thăm 85 nước trong 4 năm đảm nhiệm chức vụ này.




Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong ba năm rưỡi đảm nhận chức vụ ngoại trưởng, bà Clinton có 337 ngày công du nước ngoài, bao gồm hơn 1.750 giờ (hơn 73 ngày) trên chiếc Boeing 757 của bà. Nếu kể cả những chuyến thăm nước ngoài khi còn là đệ nhất phu nhân, bà Clinton đã đi tới 122 đất nước.

Linh San (Theo AP
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 7/15/2012(UTC)
viethoaiphuong
#29 Posted : Sunday, July 15, 2012 7:58:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ngoại trưởng H.Clinton gặp Tổng Thống Thein Sein (Miến Điện) - Hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, 13.7.2012


Hoa Kỳ : Hillary Clinton xuất sắc trong vai trò ngoại trưởng


Lê Phước - RFI - điểm báo - Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012
Thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng hồi năm 2008, nữ chính trị gia Hillary Clinton, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, đã được bổ nhiệm vào ghế ngoại trưởng. Trong cương vị này, tuần san L’Express nhận định, bà đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Tờ báo nhắc lại, hồi năm 2008, tổng thống Obama quyết định giao ghế ngoại trưởng cho bà bởi ông muốn dựa vào uy tín trên thế giới của bà để thực hiện chính sách ngoại giao mới của Mỹ, một chính sách ngoại giao theo kiểu « soft power » (quyền lực mềm), nhằm lấy lại thiện cảm của thế giới đối với Hoa Kỳ, khác xa với chính sách được cho là « kiêu căng » của người tiền nhiệm Goeges Bush. Hơn 3 năm nay trong cương vị ngoại trưởng, bà Hillary đã đi thăm khoảng 100 nước, với hành trình tổng cộng khoảng 2 triệu cây số.

Đây quả thật là một công việc đáng nể. Thế nhưng kết quả công việc này mang lại như thế nào ? Theo tờ báo, bà Hillary ít nhất cũng có thể tự hào đã đóng góp thành công cho tiến trình mở cửa của Miến Điện, cho sự trở lại của Mỹ ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Ngoài ra, bà cũng đã hổ trợ đắc lực trong việc thành lập liên minh chống chế độ Kadhafi ở Libya và việc đạt được đồng thuận về biện pháp cấm vận Iran.

Một chuyên gia ngoại giao Mỹ đánh giá, dù nắm rõ các hồ sơ, nhưng bà Hillary vẫn không thể so sánh với ông Kissinger hay Baker, bởi tổng thống Obama luôn can thiệp trực tiếp vào các hồ sơ đối ngoại. Dù vậy, chuyên gia này cho rằng, bà ngoại trưởng đã thành công trên cương vị của mình. Bà đã biết tăng cường các kênh quan hệ mới, như với công chúng và các tổ chức phi chính phủ. Bà đã kiên trì đấu tranh cho các vấn đề xã hội, như phát triển bền vững hay quyền phụ nữ.
viethoaiphuong
#30 Posted : Wednesday, January 30, 2013 4:38:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bà Clinton không có ý định tranh cử Tổng thống vào năm 2016



Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton (phải) trong cuộc phỏng vấn tại Newseum trong thủ đô Washington, 29/1/13

Scott Stearns - VOA - 29.01.2013
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ rời chức vụ cao nhất trong ngành ngoại giao Mỹ trong tuần này. Vậy bà sẽ làm gì trong thời gian sắp tới? Bà Clinton nói hiện bà không tính chuẩn bị cho một cuộc vận động tranh cử tổng thống khác.

Những câu hỏi về việc liệu bà có sẽ ra tranh cử tổng thống một lần nữa hay không đã theo đuổi bà Clinton trong suốt nhiệm kỳ bà làm ngoại trưởng cho Tổng thống Barack Obama.

Do đó trong cuộc gặp gỡ chót theo kiểu “town hall” trong tư cách là người đứng đầu ngành ngoại giao nước Mỹ, câu hỏi đã xuất phát từ một sinh viên nguời Ðức, mà cô thú nhận là mang tính cách một lời cầu khẩn hơn là một câu hỏi, rằng nếu được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016, bà Hillary Clinton sẽ là một biểu tượng quan trọng cho phụ nữ trên khắp thế giới.

Bà Clinton đáp: “Thực ra tôi không nghĩ về bất cứ điều gì như thế ngay lúc này. Tôi đang trông đợi kết thúc nhiệm kỳ ngoại trưởng, và bù đắp lại cho khoảng 20 năm thiếu ngủ.”

Bà Clinton quả thực muốn thấy thêm nhiều phụ nữ ra tranh các chức vụ cao.

Bà nói: “Quyết định về tương lai của chính tôi là tùy thuộc vào chính tôi. Ngay lúc này tôi chưa có ý định làm như thế. Nhưng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm rằng phụ nữ ra tranh đua ở các cấp bực cao nhất, không riêng ở Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới.”

Bà Clinton cho rằng các chính trị gia phải phá vỡ các thái độ phân loại các vị thế quyền lực.

Bà nói: “Phụ nữ tự đặt mình vào tiến trình chính trị, và đó là điều không hề dễ dàng ở bất cứ đâu. Tôi muốn nhìn thấy sự kiện ấy nhiều hơn. Tôi nói cho quý vị biết là nó đòi hỏi phải có một lớp da dầy. Nhưng điều thực sự quan trọng là phụ nữ phải dấn thân ra tranh đua ở các cấp bậc cao nhất trong chính quyền và doanh nghiệp.”

Sau khi thất bại trong cuộc đề cử ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008 trước ông Barack Obama, bà Clinton đã vận động ráo riết để ông đắc cử và cho biết bà rất ngạc nhiên khi ông yêu cầu bà làm ngoại trưởng cho ông.

Câu trả lời đầu tiên của bà là “không.” Nhưng trong một cuộc phỏng vấn vào lúc sắp rời chức với chương trình 60 phút của đài truyền hình tin tức CBS, bà nói bà cũng sẽ muốn ông Obama tham gia nội các của bà nếu bà đắc cử tổng thống, do đó bà đã nghiêng qua câu trả lời là “có.”

4 năm sau bà rời Bộ Ngoại giao với điểm tán thành của công chúng cao hơn bao giờ hết, với sự thừa nhận danh tiếng trên khắp thế giới, và với sự biết ơn của Tổng thống Obama, về tài ngoại giao của bà và cuộc vận động tranh cử năm 2012 mà phu quân bà đã dành cho ông.

Nếu chính quyền của ông Obama kết thúc tốt đẹp, bà Clinton sẽ được lợi là giúp ông hình thành chính sách đối ngoại. Nếu chính quyền Obama kết thúc với thành tích yếu kém, bà Clinton sẽ được lợi là bà đã rút lui đúng lúc.

Những lời thoái thác được lý giải bằng chính trị tương tự là “hiện không có ý định” ra tranh cử một lần nữa đã không làm nguội sự nhiệt thành của những người ủng hộ bà Clinton.

Tuần trước, các cổ động viên đã đăng ký vào uỷ ban hành động chính trị “Sẵn sàng cho Hillary” tại Uỷ ban Bầu cử Liên bang. Với 50.000 người ủng hộ qua Twitter, nhóm này cho biết sẵn sàng vận động cho bà “khi nào bà sẵn sàng ra tranh cử” nhưng họ không có liên hệ chính thức nào với bất cứ cố vấn nào của bà Clinton.
viethoaiphuong
#31 Posted : Thursday, January 31, 2013 1:03:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bà Clinton, những năm tại Bộ Ngoại giao



Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Khi rời chức vụ, bà Clinton được xem là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất thế giới


VOA - 30.01.2013
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton rời chức hôm thứ Sáu. Qua nhiều cuộc thăm dò, bà được xem là một phụ nữ được ngưỡng mộ nhất Washington. Thông tín viên VOA Scott Stearns tại Bộ Ngoại giao nhìn lại di sản của bà và xem liệu bà có ra tranh chức tổng thống năm 2016 không.

Khi rời chức vụ, bà Clinton được xem là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất thế giới, đã từng hàn gắn những quan hệ bị đổ vỡ vì chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, và cổ vũ chính sách xoay trục tại châu Á Thái Bình Dương.

Nhưng bà nói rằng lý tưởng của đời bà là tăng quyền cho giới phụ nữ:

“Thật là điên rồ khi một chính quyền cố xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, hoặc nền dân chủ ổn định nhưng lại đối xử với phân nửa nhân dân mình như công dân hạng hai, hoặc tệ hơn nữa, như một chủng loại khác. Vậy mà đó chính là điều mà phụ nữ đang bị đối xử ở nhiều nơi, họ không có hoặc có rất ít quyền chính trị, họ là đối tượng của các vụ bạo lực tệ hại, sức khỏe họ, thậm chí cuộc sống họ bị coi thường.”

Bà Sarah Margon, Phó đại diện của Human Rights Watch tại Washington cho rằng bà Clinton xem các quyền của phụ nữ là trọng tâm chính sách đối ngoại của bà:

“Sự sẵn sàng của bà, sự nóng lòng của bà để gặp các tổ chức dân sự là một dấu hiệu thực sự cho thấy chính sách ngoại giao không chỉ là giao thiệp giữa chính phủ với chính phủ, mà còn là giao tiếp với các nhóm đủ loại.”

Nhà phân tích Jennifer Cooke của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược nói rằng tại miền nam châu Phi, bà Clinton muốn thấy có truy cứu trách nhiệm đối với những lạm dụng phụ nữ tại Cộng hòa Dân chủ Congo:

“Bà để lại một di sản lớn về ngoại giao, cho dù là tại Kenya, cho dù là tại Côte d'Ivoire, cho dù là tại Senegal, tấn công những vấn đề lớn này tại Cộng hòa Dân chủ Congo.”

Nhưng cũng có người chê trách bà Clinton. Tại Syria, bà bị chỉ trích vì không làm hết sức mình để giúp đỡ phe nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.
Và bà cũng bị chỉ trích về thất bại an ninh tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Benghazi của Libya hồi tháng 9 năm ngoái, khiến 4 người Mỹ thiệt mạng. Bà phản ứng về vụ này như sau:

"Nhất định là những cái chết của người Mỹ tại Benghazi là điều tôi hối tiếc sâu xa, và tôi đang đem hết năng lực để nhất định không để tái diễn. Khi chúng ta làm những công việc này, chúng ta phải hiểu ngay từ đầu rằng chúng ta không thể chủ động được tất cả mọi thứ.”

Bù lại, theo lời nhà phân tích Malou Innocent của viện nghiên cứu Cato, kinh nghiệm của bà tại bộ ngoại giao có thể giúp bà nếu bà ra tranh cử tổng thống lần nữa:

“Chắc chắn là đối với các chuyên viên về chính sách ngoại giao tại Washington, họ có thể nói thế này thế khác; nhưng đối với đại đa số nhân dân Mỹ, khi nhìn vào việc làm của bà, họ sẽ thấy những điểm xuất sắc. Điều đó nhất định có lợi cho bà vào năm 2016.”

Từng mất sự chỉ định của đảng Dân chủ vào năm 2008, bà Clinton nói bà không nghĩ đến chuyện sẽ ra lại:

“Chính tôi sẽ quyết định về tương lai của mình. Hiện tại, tôi không nghiêng về chuyện ứng cử lại, nhưng tôi sẽ làm mọi đều có thể, để giới phụ nữ có thể cạnh tranh ở những cấp bậc cao nhất, không chỉ riêng ở Hoa Kỳ mà còn khắp thế giới.”

Bà nói đùa rằng việc đầu tiên bà sẽ làm sau khi rời khỏi Washington là ngủ bù lại, sau 20 năm thiếu ngủ.
viethoaiphuong
#32 Posted : Sunday, February 3, 2013 3:30:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Một số hình ảnh về những hoạt động của Ngoại trưởng Hillary Clinton

VOA - 01.02.2013
Thứ Sáu ngày 1/2/2013 là ngày Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton rời nhiệm sở


Lễ tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ - 2-2-2009
Cựu Tổng thống Clinton và con gái Chelsea dự lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Clinton tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington, 2-2-2009


Tháng Lịch Sử của Phụ Nữ tại trụ sở Quốc hội, 25-3-2010
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi và Ngoại trưởng Clinton trong buổi lễ mừng Tháng Lịch Sử của Phụ Nữ tại Statuary Hall trong trụ sở Quốc hội, 25-3-2010


trước 1 cuộc họp tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ở New York, 23-9-2010.
Ngoại trưởng Clinton nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul lúc đến dự cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ở New York . 23-9-2010.


Cool
Ngoại trưởng Clinton đi trên máy bay quân sự C-17 khởi hành từ Malta đi Tripoli, Libya 18-10-2011.


Ngoại trưởng Clinton mặc váy trang phục cổ truyền của Lilongwe, Malawi
Một thiếu nữ giúp Ngoại trưởng Clinton mặc chiếc váy, theo trang phục cổ truyền của địa phương, khi bà nói chuyện tại Trại GLOW, do Đoàn Hòa Bình điều hành ở Lilongwe, Malawi, 5-8-2012.


Ngoại trưởng Clinton công du Trung cộng
Ngoại trưởng Clinton dự một cuộc họp báo tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh 5-9-2012.



Meryl Streep đang chụp ảnh với bà Clinton
Nữ diễn viên Meryl Streep sử dụng iPhone để chụp ảnh với bà Clinton sau buổi dạ tiệc tại Bộ Ngoại Giao ở Washington, 1-12-2012


Ngoại trưởng Clinton cầm chiếc mũ bóng đá có logo của Bộ Ngoại giao,
do Phó Bộ trưởng Thomas Nide tặng, 7-1-13



Ngoại Trưởng Hillary Clinton từ giã nhân viên Bộ Ngoại Giao
WASHINGTON, DC - Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton (phải) vẫy tay chào tạm biệt sau khi đọc diễn văn từ giã nhân viên Bộ Ngoại Giao cùng với Thứ Trưởng Tomas Nides (trái) và Thứ Trưởng William Burns tại cửa văn phòng Bộ Ngoại Giao ở Hoa Thịnh Ðốn hôm 1 Tháng Hai, 2013.
Với một di sản đáng kể về chính sách ngoại giao mà bà gọi là “quyền lực mềm,” bà Hillary Clinton rời nhiệm sở sau khi đã bay 965,733 dặm, đại diện Hoa Kỳ viếng thăm 112 quốc gia. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)
NV - Friday, February 01, 2013 6:00:55 PM
viethoaiphuong
#33 Posted : Thursday, June 13, 2013 7:36:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khi cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ gia nhập "Twitter"

Wednesday, June 12, 2013 2:32:16 PM

BEDFORD HILLS, NY (CNN) - Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton vừa gia nhập trang mạng xã hội Tweeter chưa được bao lâu, nhưng đã được nhiều giới nồng nàn đón nhận, với hơn 300,000 followers trong vòng 24 tiếng đồng hồ.


Trang Hồ Sơ Cá Nhân (profile) của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trên trang mạng xã hội Twitter. (Hình: Twitter)


Theo CNN, cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton trước đây đã vô tình “thống trị” thế giới internet, ít nhất là trong khoảnh khắc, khi tấm hình của bà, trên một chuyến bay, mắt đeo cặp kính đen đang chăm chú gõ bàn phím chiếc Blackberry, được chuyển đi với tốc độ nhanh hơn ánh sáng.
Giờ đây, Hillary Clinton lại một lần nữa ngự trị trên trang mạng xã hội khi gửi đi câu “tweet” đầu tiên, hôm Thứ Hai vừa qua. Câu tweet này: “Thanks for the inspiration @ASmith83 & @Sllambe - I'll take it from here... #tweetsfromhillary” thật ra không có gì đặc biệt, chỉ là một câu cám ơn hai người (Lambe and Smith) đã tạo ra blog có tên “Text from Hillary”, dự trù chuyên ghi lại những câu text của bà.

Hillary là người tham gia Twitter chậm nhất trong gia đình, theo sau chồng và con gái.

Chào mừng vợ tham gia trang mạng xã hội, Bill Clinton tweeted: “Does @Twitter have a family share plan? Great to be here with @HillaryClinton & @ChelseaClinton. Looking forward to #tweetsfromhillary”

Còn cô con gái Chelsea Clinto thì đón mừng mẹ vào thế giới mà mình rất quen thuộc bằng câu tweet cực ngắn: “Welcome Mom!

Chỉ ít lâu sau, Tổng Thống Barack Obama gửi lời đón mừng: “Happy to welcome @HillaryClinton to Twitter. Stay tuned for the real #TweetsFromHillary.”

Thượng Nghị Sĩ Harry Reid tweeted: “Welcome @HillaryClinton, a great former Senate colleague and distinguished Secretary of State, to Twitter!”

Larry King tweeted: “Welcome @HillaryClinton to Twitter - I'll be following you - hope you follow me & I hope to see you soon!”

Và còn không biết bao nhiêu chính trị gia, tài tử nổi tiếng và biết bao người trong giới truyền thông gửi lời đón chào bà đến một thế giới mới.

Những câu tweets của Hillary không những được đón chào nồng nhiệt mà còn được truyền đi truyền lại nhanh đến chóng mặt.

Nhiều người thoạt đầu cho rằng thế giới đương nhiên ưu ái vị cựu ngoại trưởng, cũng là cựu đệ nhất phu nhân, nhưng chỉ vài giờ đồng hồ sau người ta thấy là Hillary's tweets còn được nhiều người đón nhận vì óc hài hước, nhất là tự chế diễu mình của bà.

Chẳng hạn bà gửi đi một tweet trong đó chỉ một tấm hình tự chế diễu việc người ta hay chê là bà chỉ thích mặc veston “cứ như đàn ông.”


Bà Hillary Clinton thường bị chê là hay mặc veston giống đàn ông.
Tấm hình này bà bỏ lên Tweeter để tự chế diễu mình. (Hình: Tweeter)

Nhưng mọi người thích thú nhất là phần hồ sơ cá nhân (profile) của Hillary, trong đó bà tự giới thiệu mình:

“Vợ, mẹ, luật sư, nhà đấu tranh cho phụ nữ và trẻ em, đệ nhất phu nhân Arkansas, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, tác giả, thích nuôi chó, mê mặc veston, chuyên chọc thủng trần, và TBD (còn chưa biết sẽ làm gì nữa).”

Ba chữ TBD (to be determined) cuối cùng trong profile làm nhiều nhà phân tích chú ý và không thể không tự hỏi “Chà, không biết bà còn tính gì nữa đây?”

Hãy chờ xem! (H.G.)/NV
Phượng Các
#34 Posted : Thursday, April 17, 2014 3:09:24 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hillary Clinton sẽ lên chức bà ngoại vào mùa thu năm nay,



Chelsea Clinton và chồng Marc Mezvinsky
viethoaiphuong
#35 Posted : Saturday, October 19, 2019 6:29:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cuộc điều tra email bà Clinton không tìm thấy bằng chứng cố tình vi phạm

VOA - 19/10/2019

Một cuộc điều tra của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc Hillary Clinton sử dụng máy chủ email riêng tư thời bà còn là ngoại trưởng đã không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nhân viên của bộ cố tình xử lí sai thông tin được bảo mật.

Kết quả cuộc điều tra được công bố vào ngày thứ Sáu bởi văn phòng của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Đảng Cộng hòa Chuck Grassley. Cuộc điều tra tập trung vào việc liệu bà Clinton, người từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ từ năm 2009 đến 2013, có gây nguy hại cho thông tin được bảo mật bằng cách sử dụng máy chủ email riêng tư chứ không phải của chính phủ hay không.

Bà Clinton đã giao nộp khoảng 33.000 email từ máy chủ riêng tư của bà vào năm 2014, và cuộc điều tra của Bộ Ngoại giao cho thấy “không có bằng chứng thuyết phục nào về việc xử lí sai thông tin một cách có hệ thống, có chủ ý.”

Cuộc điều tra có đi đến kết luận rằng việc bà Clinton sử dụng máy chủ riêng tư đã làm tăng nguy cơ bị tấn công tin tặc.

Vụ tranh cãi này là vấn đề nổi bật trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 mà trong đó ứng cử viên Đảng Dân chủ Clinton thất bại trước Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump. Ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử thường xuyên nói rằng bà Clinton tìm cách che giấu điều gì đó bằng cách sử dụng máy chủ riêng tư của mình.

James Comey, giám đốc FBI khi đó, tuyên bố năm tháng trước cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2016 rằng sẽ không có cáo buộc nào được đệ trình nhắm vào bà Clinton, nhưng ông kết luận hành động của bà là “cực kì bất cẩn.”

FBI mở lại cuộc điều tra chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử sau khi một số email của bà được tìm thấy trên một máy tính xách tay thuộc về người chồng của một phụ tá thân cận của bà. Bà Clinton nói quyết định mở lại cuộc điều tra đã làm tổn hại nghiêm trọng chiến dịch tranh cử của bà.

Cuộc điều tra của Bộ Ngoại giao cho thấy 38 nhân viên hiện nhiệm hoặc tiền nhiệm chịu trách nhiệm về 91 trường hợp vi phạm các giao thức bảo mật liên quan đến máy chủ của bà Clinton. 38 người trong số đó không được xác định danh tính. Không có email nào trong phạm vi điều tra được đánh dấu là thuộc diện bảo mật, theo cuộc điều tra.

Bộ Ngoại giao phát hiện thêm 497 trường hợp vi phạm mà không có cá nhân nào được xác định phải chịu trách nhiệm.

“Dù có một số trường hợp thông tin bảo mật được đưa không đúng vào một hệ thống không được bảo mật cho thuận tiện, nhìn chung, các cá nhân được phỏng vấn có nhận thức về các chính sách an ninh và đã cố gắng hết sức để thi hành chúng trong các hoạt động của họ,” báo cáo nói.

Users browsing this topic
Guest
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.