Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Vân Nghiên
Phượng Các
#1 Posted : Monday, May 1, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


thưa mẹ con là người đồng tính

thưa mẹ con là người đồng tính
là kết tinh từ nụ hôn
đắm
say
cháy bỏng của bố mẹ
của một đêm trời gieo mầm vào dòng chảy tình yêu
con của chín tháng mười ngày mang nặng
là biết bao ấp ủ trong mẹ
hải hà từng hớp khí mẹ trao ban
là con oe oe tiếng hét la của sự sống ngày chào đời
là niềm vui
là nụ cười hạnh phúc của bố mẹ
là ơn phúc trời giao ban
là hạnh ngộ giao kết của hai trái tim
là những uốn nắn chăm lo từ sơ khởi
chập chững từng nhấc bước con vào đời

thưa mẹ con là người đồng tính
giòng nước mắt từ nguồn đọng nào tuôn trào
có phải là điều không tưởng
có phải là mất mát
có phải là lầm lẫn
có phải mặt trái lật ngược giữa ngông cuồng
giữa tự tại xa hoa
của nông cạn bước xoay phong trào
của nhẹ dạ lời mật đường thời đại
của quỷ dữ hiện hình trong trái tim nhỏ bé mẹ từng nâng niu?

thưa mẹ con là người đồng tính
vẫn là đứa bé thuở nào trong tay mẹ
quấn quít bên bên mẹ những bước chân quanh sân nhà
bên hàng rào tường vi
buổi sáng đầy sương đọng
và tiếng cười giòn tan
vẫn là con ở những lần cúi đầu vấn theo lời mẹ
ở những nét ẩn hiện bờ môi ánh mắt
vẫn là con hình ảnh của mẹ
và một ngày một dần thêm hiện thực

thưa mẹ con là người đồng tính
đã là một người đàn bà
đã vào đời
đã nếm ngọt ngào đắng cay của dòng chảy
đã nông cạn đã đầy tràn
đã thờ ơ đã cuồng nhiệt
đã bộc phá đã ăn năn
đã gập mình vào bóng tối miên trường
đã trèo lên và rơi xuống
đáy sâu thăm thẳm của chối từ
của kiệt quệ lạnh lùng bên chiếc bóng trên tường

thưa mẹ con là người đồng tính
tay mẹ ấm -đừng lạnh
buốt tim con
môi mẹ cười -đừng rơi mãi giọt sầu đau
con vẫn là con -chẳng bịnh hoạn gì
chẳng khùng điên
cũng chẳng vì thiếu xót mà đồng điệu với người cùng giới tính
con vẫn là con của mẹ -đầy đủ trí khôn
đầy sức khỏe để góp công vào đời
và đầy những trắc trở con người
và vẫn là hơi thở mẹ trao con thuở nào

thưa mẹ con là người đồng tính
là đứa trẻ
đứa bé
cô gái
- người đàn bà
là nhẩm bước sau dáng mẹ nhấp nhô đằng trước con
là một con người bố mẹ đã tạo dựng nên
là da thịt lấy ra từ da thịt
là hai trở thành một của bố mẹ
là một ra đời từ
đắm
say
ngọt ngào của hai trái tim đồng điệu thuở nào

thưa mẹ con là người đồng tính
là con gái của mẹ
thưa mẹ
mẹ ơi
con là con của mẹ, mẹ ơi

vânnghiên

http://vannghien.net
vn
#2 Posted : Thursday, January 4, 2007 9:30:29 PM(UTC)
vn

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

; người đàn bà



;

người đàn bà mỏng manh quằn quại thai sinh
màu mắt đen nhánh
đêm sừng sửng trừng trừng quét trăng xuống đáy
hồn quạnh cô xa vắng âm thanh
người đàn bà khóc cười mếu máo âm thầm rửa giọt ngọc thai nhi thanh khiết
người đàn bà mỏng manh yếu đuối vùng thắng hung thần
cười mệt mỏi buổi sơ khai tiếng khóc la
ngưởng cửa đời
vòng tay ngọt ngào thơ dại ngây ngô
người đàn bà khép cửa mở lòng ôm đại dương
người đàn bà mỏng manh yếu đuối vươn mình khắc chế
dòng thời gian
tuột xuống dòng thời gian
người đàn bà trưởng thành người đàn bà

;

người đàn bà trầm mình thả nắm đấm vô hình
trên cao vẫn lặng thầm mây qua
người đàn bà không quật mở trở về người đàn ông yếu đuối
người đàn bà cầm phiến lòng quạt vào mình tìm từng nét thương
e ấp
người đàn bà vẫn nhớ
người đàn bà trầm giọng không ca hát
người đàn bà tìm xẻ chia phía bên kia người đàn bà
lời dặn dò trôi xuống đáy không
người đàn bà khóc
nhiều người đàn bà khóc
người đàn bà im lặng khô khan mò mẫm dò từng bước chân tìm
người đàn bà áp bóng người đàn bà tôi
trong xa xăm vòng xoay xoáy gần
người đàn bà tôi

;

người đàn bà khởi sự đi
nhặt lượm trầm quẩn quanh trồi nở sinh hoa kết trái
muôn mặt đẹp hương hoa loài đá quý trở mặt
người đàn bà vuốt mặt xoay chong chóng xoay trên dưới xoay nôn mửa
âm thầm xa bàng bạc nỗi kiêu sa
người đàn bà cúi xuống
quỳ khóc thương
người đàn bà khởi sự chùn nhấm nhả đun đút thời gian bằng trái tim đỏ lửa
quặt què trong yêu thương bàn tay nhân từ
con mắt đỏ không khốc ngặt nghèo
người đàn bà đi
tiếng cười thanh thản ngẩng mặt đi
xa xa bóng đàn bà ẩn nhẩn trườn theo liếm mặt đường đen đe dọa
người đàn bà nhặt đá ném
bụi vạt bụi mịt mờ đứa bé câm đứt gân ngần ngật chảy trên tay người đàn bà
người đàn ông quay mặt chối từ
người đàn bà hất mắt vào thinh không quắc đỏ ôm đống bùi nhùi lạnh
người đàn bà bước đi
giòng từng giòng người qua người đàn bà ốm lụi
ôm từng thốc đất đút vào miệng nhai
người đàn bà nhai
người đàn bà nhai

;



;

người đàn bà tẩm mình đêm quằn quại lưỡi trắng nhờn nhợt thắp đèn qua
dưới đáy vực sầm sập rừng người rừng di chuyển
đạp lên đàn bà ào ạt qua sóng vỗ mạn lòng ngất ngất ngây
người đàn bà trối trốn vào rừng tìm gió hú
người bạn đồng hành quần quật bàn tay vào hốc tó kêu la
người đàn bà cười man dại
đêm
trăng chênh chếch trăng trườn mình oằn oại
gió đìu hiu buốt tóc người đàn bà treo ngược trợn mắt quăn quắt đỏ
lòm lỏm thâm sâu đáy vực bén nhọn
thẫm trắng vạt rừng áp mặt trăng no tròn lưng lửng yêu
người đàn bà dắt díu hồn thơ sơ trốn
chạy lên ngành đổ xuống đáy bóng xiu viu trăng ngó cười duyên định mệnh
người đàn bà khóc
người đàn bà vỗ ngực kêu la ngài ngại
trăng lành lạnh ươn ươn
mành ngực ửng trăn trối vỡ mặt
trăng
người đàn bà luồn tay thấp thỏm
người đàn bà lả chảy
dồn dập hơi đầm hơi thở trên môi màn đêm chờ chực trăng đay đáy xuống hồn
mờ nhạt dòng ngông cuồng cuộn cuốn mây xa
người đàn bà xa
người đàn bà xa

;

người đàn bà quay mặt không nhớ
tay nắm
đôi mắt thâm quầng trễ nải những ngày xa xăm đăm đắm vào đêm
người đàn bà hền hệch cười
nắng đổ xuống vai
người đàn bà trốn tránh quay mặt không còn nhớ những
móng tay quào thinh không
người đàn bà cặm cụi đêm đếm ngày không thành qua vùn vụt
chới với đăm đắp ngu đần người đàn bà quay mặt chối từ
lười lĩnh nằm trên chiếc lá khô trôi lung linh dưới nắng ngày
người đàn bà ướt mắt môi đẫm vền vệch loang lỗ
người đàn bà ngày dài thon thả từng ngón tay xuống dòng nước đục
cười
người đàn bà
người đàn bà

;

người đàn bà trói chặt đôi tay
giây thừng quằn quại lượn vòng rắn nằm
cuộn tròn trong hốc chờ
người đàn bà hơ tay dưới nắng cười
lấm tấm
loe ngoe hạt rơi hạt đọng
người đàn bà khoanh tròn dấu vết vẽ lên vách
đá lạnh khô bầm tím không gian
người đàn bà cười
dưới nắng vu vơ
người đàn bà vu vơ

;

người đàn bà
người đàn bà nằm trong góc ngậm tăm đếm thầm
một hai ba bốn năm
năm ngón giơ lên huơ huơ
người đàn bà
người đàn bà không ngửa mặt
người đàn bà cúi mặt
đi đâu đi đâu qua đồi núi xa xăm từng đàn sói hú đêm
trăng chênh chếch
trăng qua triền đồi

trăng vội lên đỉnh
trăng khơi
người đàn bà cục mịch thô sơ bàn tay khô khăm khẳm gọi trăng
trăng
trăng
trăng nằm yên lặng chờ
một hai ba bốn năm
giao bôi
người đàn bà nằm trong góc ngậm tăm đếm trở ngược
năm bốn ba hai một
không còn gì nữa
không còn gì nữa
người đàn bà mím môi nhìn quanh
người đàn bà
người đàn bà cúi mặt
người đàn bà không ngửa mặt
đi đâu đi đâu hỡi trăng
trăng không chờ
trăng đi đâu
trăng đi đâu
người đàn bà cúi mặt
người đàn bà lặng thinh

;



;

người đàn bà loay hoay không có chữ
không có người đàn bà bên cạnh
người đàn bà thiếu thốn
quẩn quanh người đàn bà hối thúc
ngồi xuống loay hoay loay hoay người đàn bà cười
lẩm bẩm không có tôi không có tôi người đàn bà thiếu thốn
người đàn bà trốn
gió ẩn tối tăm không bóng nắng người đàn bà khóc
người đàn bà cúi chịu
người đàn bà thiếu thốn
người đàn bà im lặng
đi qua
gió đi qua ngày đi qua
người đàn bà đứng lạI

;

triền đồi bóng nắng tràn xanh ngát mùi hương - tư lự
người đàn bà ôm chiếc gối đi
chân lấm tấm mùi hương cỏ đồng nộI
xanh ngát
triền đồi bóng nắng xa người đàn bà đứng lại nhìn
trên cao - cồn cào
đôi tay - bối rối
bước chân vội vã xuống
triền đồi
người đàn bà đi - chạy - té lăn xuống đáy
triền đồi im - bóng lặng bóng
người đàn bà ôm gối nằm
mộng mơ

;

họ không nói điều đáng nói
họ quẩn quanh
họ tìm
họ giấu
người đàn bà mặc kệ người đàn bà nằm - đứng - ngồi
vô tư lự
ngày tràn nắng người đàn bà trùm khăn đi tới đi lui
người đàn bà không cần gió
người đàn bà tàn lụi
họ không nói điều muốn nói
họ quẩn quanh
họ yếu đuối
họ không muốn người đàn bà đàn bà
họ loanh quanh
người đàn bà mặc kệ người đàn bà nằm - đứng - ngồi
vô tư lự
ngày phủ gió mưa trong măt người đàn bà

;

người đàn bà ý thức đường đi tới có mưa đá
người đàn bà thu gộp những cánh lá mùa thu dưới gốc đào
người đàn bà quỳ xuống
dập dập đầu đống lá chờ những giọt nóng hổi chát mặn xuống môi
người đàn bà ý thức điều đó
người đàn bà quay mặt một trăm tám độ nhân hai
người đàn bà đi tới
người đàn bà ý thức điều đó và nhẫn nại tự tin
người đàn bà ôm đầy khí lực đi

;

người đàn bà không hề phân biệt
người đàn bà bám chặt vào khung hình đêm
đổ ngày thêm nắng
người đàn bà quệt vào vách đá
thỏi son đỏ từng đường
người đàn bà không thèm phân biệt đếm ngày
bằng thỏi môi son vệt từng vệt vào ngày tháng
người đàn bà trọng vọng nâng cao ảo huyền
người đàn bà lộng lẫy uy nghi trên bãi cát
nắng đổ
người đàn bà không hề phân biệt
người đàn bà háo hức chạy thật nhanh lướt trên bóng sóng
người đàn bà không hề phân biệt
người đàn bà tiến bộ
người đàn bà bám chặt vào khung hình đêm

;

người đàn bà vội vã ngấu nghiến
người đàn bà dốc xuống đời những ngón tay thuôn
ngỡ ngàng
người đàn bà cúi mặt đi qua
dòng sông ngưng chảy
người đàn bà ngập ngừng đếm đá bên sông
người đàn bà lửng thửng người đàn bà giấu giếm tiếng nấc
người đàn bà quay mặt đêm về bên kia phía núi
bên kia phía chân đồi
người đàn bà không thể nào trễ
người đàn bà vội vã ôm con chạy qua sông lên núi
núi bên này không có bóng đêm
người đàn bà ngấu nghiến bàn tay thon năm ngón
ngỡ ngàng

;

người đàn bà cắt da cắt thịt
người đàn bà chối từ
xén từng xén vo tròn xóc méo chôn hiện tại
ném hiện tại vào quá khứ hú gọi
người đàn bà đứng ngồi ăn uống nói năng không hiện tại
người đàn bà đốt
người đàn bà ném ném ném
người đàn bà khuây khuấy gần gụi xa vắng người đàn bà
người đàn bà lộng lẫy xa hoa
người đàn bà không còn hiện tại
người đàn bà ụp mặt vào xa hoa chết ngạt khát
người đàn bà chối từ chôn hiện tại
người đàn bà đạp xác đi qua
khối tinh trong lấp lánh
người đàn bà cắt da cắt thịt chối từ
người đàn bà

;

người đàn bà xuyên tạc đỉnh trí tuệ
người đàn bà không khoan nhượng
người đàn bà chìm trong khối dày dặt bệnh hoạn lọc lừa vụ lợi
người đàn bà choàng áo đi qua người đàn ông
người đàn bà xếch mắt than vãn nảo nùng
rên la bội bạc xảo trá
người đàn bà thô bỉ giả vờ nhờn nhợt bóc vỏ
người đàn bà trinh
ôm khối trắng điểm những đốm màu xanh đỏ tím vàng
người đàn bà nhấn chìm đỉnh trí tuệ
người đàn bà không khoan nhượng đổ u buồn nhâm nhấp giai thừa
người đàn bà người đàn bà trinh
Phượng Các
#3 Posted : Thursday, January 4, 2007 11:11:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
thơ đặc biệt quá vn ơi! Cooling

vn
#4 Posted : Thursday, January 18, 2007 3:03:19 PM(UTC)
vn

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

thơ đặc biệt quá vn ơi! Cooling


Thơ loại vậy chỉ có em viết em đọc chứ không phải thơ cho số đông phải không chị?
vn
#5 Posted : Thursday, January 18, 2007 3:05:03 PM(UTC)
vn

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

Dưới Đáy Hồ

Dưới đáy hồ tôi là một nàng thi sĩ. Một nàng thi sĩ có đôi cánh ướt và một đôi nạng gỗ khập khiểng theo tháng ngày. Mỗi một ngày tôi uống một nốc rong rêu. Mỗi một phút giây tôi hít thở giòng nước mát vào huyết quản. Đó là ngày xưa ấy.

Buổi chiều qua thầy tôi ra đề thi thơ. Thầy tôi là một thi sĩ có hai đôi mắt to, một lồi một lõm. Ban đầu tôi rất sợ nhìn vào mắt thầy nhưng lâu rồi cũng quen. Thầy rất quan tâm sự học hỏi của trò và rất khe khắt khô khan. Đôi khi tôi tưởng tượng thử xem khi thầy buông theo bóng dáng chàng thơ, không biết lúc ấy thầy như thế nào. Chắc sẽ là một lãng tử trong dòng cuốn thôi miên và chắc sẽ có khối người mê những giọt nhỏ từ trái tim của thầy. Đó chỉ là tôi tưởng tượng.

Đề tài là "chân hạc đạp đầu tôm". Có phải thầy đã đốt lá phiêu du qua làng mạc ngày xưa của thầy? Tôi không hỏi mà thầy cũng không nói gì sau khi viết tựa đề lên bảng rồi ngồi xuống ghế, cặm cụi viết gì đó vào trang giấy. "Ngày xưa..... ", tôi nghĩ. Tựa vào giấc mơ tôi mân mê đôi cánh. Đôi cánh ướt ngặt nghèo chẳng bao giờ khô để tung bay trên vòm trời cao. Nắng nhàn nhạt lóng lánh xuyên tôi. Đó, phải chăng là những thực tế hơn tất cả những thực tế?

Mãi mê theo đuổi đôi chân hạc tôi không còn là tôi ở đáy hồ mà là trên khắp vùng đồng nội, trên những thủa ruộng bát ngát đầy gió mơn man. Tôi nghe tôi trầm lắng hít thở từng mảng thinh không tràn sức sống và tĩnh lặng vào buồng phổi. người tôi lồng lộng. Thân thể tôi nhẹ nhàng. Tôi phiêu bồng quên lãng. Đôi cánh đã không còn ướt mẹp và thảnh thơi mềm mại theo chiều gió. Đôi nạng gỗ chìm dưới đáy thời gian. Chợt đâu đó tôi nghe tiếng khóc của người đàn bà. Tiếng rên la, cầu khẩn. Những giọt nước mắt. Tiếng kêu gào vang vọng. Tràn lan. Tôi vẫy vùng. Những cụm mây ùn ùn kéo về phủ đầy. "Đây là dòng trôi", thầy tôi lên tiếng trói kéo đôi cánh ngặt nghèo, thân thể run lẩy bẩy của tôi. Người thầy ướt đẫm. Đôi mắt thầy giông tố. Bàn tay nhân từ vuốt ve. Người đàn bà tắt thở. Trên phiến đá bằng phẳng nhuộm đỏ trái ngang. Thầy lặng lẽ đứng lên. Đôi mắt xa xăm rồi cất bước. Gầy guộc. Đôi chân tôi khô đét. Ngồi lên! Ngồi lên tôi hỡi. Tất cả chỉ là một ác mộng.

Bài thơ tôi chẳng bao giờ viết đó là bài thơ có tựa đề "chân hạc đạp đầu tôm". Dưới ánh trăng lờ mờ tôi nhớ tới đôi mắt của người đàn bà đắm đuối nhìn thầy. Nhớ những cánh thư được xếp, ép cẩn thận để trên bàn thầy kèm cánh hoa còn vương sương đọng ở mỗi buổi sớm hôm mà thầy chẳng bao giờ chạm đến. Chỉ có tôi ở những cuối giờ học. Vuốt ve cánh hoa. Bứt từng cánh thả xuống đáy hồ. Rồi dùng đôi nạng đập nát từng màu sắc trộn vào cát, chôn chúng theo thời gian. Mỗi lần như thế đều có mặt thầy phía sau tôi. Chờ tôi hành xử những cánh hoa vô tội rồi thầy mới quay trở vào. Tôi mơ đến tôi ở một bờ biển. Tôi ước có thầy đứng ở phía sau. Xa xa như những lần thầy đứng nhìn vào khoảng lặng xa xôi. Không có người đàn bà với đôi mắt như muốn ôm xiết thầy. Người đàn bà theo chân thầy từ xa xưa lắm. Người đàn bà khẳng khiu có đôi tay gân guốc vốc gạo đêm khuya, giã từng hạt nát tan, rồi nhồi ấn miếng bánh hy vọng mong tìm được nét vui trên khuôn mặt lạnh lùng. Thầy vẫn lạnh lùng, dồn ép tất cả ấm nồng vào đôi cánh ướt mẹp của tôi. Người đàn bà theo tôi. Người đàn bà dồn tất cả say đắm vào đôi cánh ướt mẹp của tôi. Đó là những đã qua.

Thầy cũng không còn đòi tôi phải trả bài từ khi người đàn bà tắt thở. Khi đôi môi người đàn bà lạ lùng tím dần và khi cục Adam nhấp nhô khó khăn, hơi thở đứt quảng "tôi biết, chúng ta chẳng thể nào yêu nhau. Tôi đã là tôi nhưng anh chưa từng là anh." Dòng máu đỏ nhỏ giọt từ mép người đàn bà. Thầy lao đao. Tôi biết. Tôi hiểu. Thầy cũng đã từng là người đàn bà ấy. Trong giây phút bồng bột nào đó hay thể trong chính giây phút ấy thầy đã sống như người đàn bà, cùng người đàn bà để rồi dính chặt vào nhau. Đôi nạng nặng nề. Thầy tôi nhắm mắt sau khi dặn dò. Khi một nửa đã không còn tồn tại, khi một nửa đã lạnh buốt thì nửa kia cũng không còn thiết tha hơi thở và những ấm nồng đóng khung. Những chẳng thể còn có được. Đó là chuyện tình thầy tôi.

Hôm nay, dưới đáy hồ không còn tôi vì tôi không còn là thi sĩ. Tôi cũng không có đôi cánh ướt hay đôi nạng buồn phiền. Đó có là sự thật?

VânNghiên
vn
#6 Posted : Friday, January 19, 2007 10:35:27 AM(UTC)
vn

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

"Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine"

Chiều nắng nhạt trên bờ tường, những con chữ chảy mềm xuống góc tối đọng vào vóc sách. Les Fleurs du Mal. Những đứa con của sự thật sanh ra bị chối từ, bức tử đều quặn mình trồi lên để thở, rồi hiên ngang sống trong lòng người, mở đường cho những hơi thở phần tử yếu đuối cạn nghẹt dòng tự do.

Theo tài liệu tường thuật, tập thơ Les Fleurs du Mal của Charles Baudelaire đã bị cấm xuất bản và phải quy trả một số tiền bởi một số bài thơ bị cho là "khiêu dâm, phỉ báng đấng tối cao (blasphemy), lăng mạ xỉ nhục luân lý đạo đức, tục lệ con người". Có lẽ sách của nhà thơ này đã không về đến Việt Nam vào thời Pháp thuộc vì lẽ sự tẩy chay ở đất mẹ nhưng thế hệ đàn em của ông và không ít người cùng thời tìm hiểu đọc những gì đã bị cấm đoán, trong đó có Verlaine và Rimbaud. Hai nhà thơ nổi danh Âu Châu vào thế kỷ thứ 19 có một cuộc tình sóng gió kéo dài hai năm đã được Xuân Diệu nhắc đến trong tập Thơ Thơ của ông ta. Bài thơ

Tình Trai

Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen

Những bước song song xéo dặm trường
Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương
Họ đi, tay yếu trong tay mạnh
Nghe hát ân tình giữa gió sương

Kể chi chuyện trước với ngày sau
Quên gió môi son với áo màu
Thây kệ thiên đường và địa ngục
Không hề mặc cả, họ yêu nhau....


đến với tôi vào một buổi chiều nắng vàng bên khung cửa. Khi đó tôi còn quá trẻ để hiểu rõ chính mình nhưng trong thâm tâm "À há" và biết đó là một đề tài chẳng nên, chẳng thể hỏi ai. Bẵng rồi tôi xa Xuân Diệu từ đó, lâu lâu loáng thoáng vài câu ướt át của ông cho đến khi đọc bài viết của Trần Nghi Hoàng với tựa đề "Xuân Diệu, Tô Hoài và mối Tình Trai (1)" cũng như của Minh Nguyệt "Xuân Diệu và Huy Cận: hai nhà thơ đồng tính luyến ái? (2)" tôi trở về thơ Xuân Diệu với những hình ảnh "EM TRAI" trong thơ ông. Tôi chẳng thể còn nhìn những người "Em" trong thơ ông là những người con gái mà là những cậu con trai ông đã yêu, được yêu và cảm nhận thơ ông hơn khi xưa.

Thời gian trôi. Dòng đời trôi tôi vòng quanh, nhúng tôi vào Fleurs du Mal. Khởi sự từ những cánh hoa bị chối bỏ tôi gặp tôi đâu đó. Khoanh tay nhìn nắng tàn dần trên bờ tường ngày qua ngày tôi chợt "nhớ Rimbaud với Verlaine". Một cuộc tình đầy khắc khoải "choáng hơi men. Say thơ xa lạ, mê tình bạn", trác táng "khinh bỏ khuôn mòn, bỏ lối quen". Họ đã có những bước chân bên nhau "những bước song song xéo dặm trường", xéo lên "Thây kệ thiên đường và địa ngục" để rồi không còn lời nói nào cho nhau, để rồi một người im lìm với những bước chân du gió sương, một người ở lại với cuộc đời nhạt nhẽo, để rồi cả hai trả lại cho đời những sóng ngầm vạt ngược những câu hỏi chẳng thể giải tỏa.

Athur Rimbaud sinh năm 1854 tại Charleville, miền đông bắc nước Pháp. Vào năm 17 tuổi ông liên lạc với nhà thơ Paul Verlaine và được Verlaine mời đến nhà tại Paris "Come, dear great soul, you are called, you are awaited". Và cuộc tình khởi đầu nơi đây. Verlaine lớn hơn Rimbaud mười tuổi đời, tuy đã lập gia đình và sống cùng gia đình nhà vợ nhưng ông vẫn giao tình với Rimbaud. Khi Rimbaud đến ông không được gia đình Verlaine chấp nhận và đón tiếp bởi cung cách "khiếm nhã, vô lễ, bất lịch sự, ngông cuồng" nên Verlaine phải tìm cho Rimbaud một nơi trú trọ ở các nhà bạn văn thơ, nhưng rồi những người đó cũng không chịu nỗi "khuôn mặt sầu thảm, cá tánh hung hăng kèm những lời lăng mạ, xỉ nhục của Rimbaud" nên họ chán ghét và xa lánh ông. Khác với mọi người Verlaine lại hiểu và thông cảm cho Rimbaud.

Theo sự thông cảm, đồng cảm tình yêu của họ lớn với thời gian, nảy nở bên những ly rượu absinth, trong những quán cafe dưới những hàng cây phố Paris, cạnh những dòng thơ tay trao tay. Những đồng điệu, cảm nhận cũng như sự cảm phục thơ tài nhau đã biến họ thành một, nhưng cuộc sống luôn trắc trở và lãnh đạm với tất cả cảm nhận con người nên đã tách họ ra, để họ khắc khoải tìm về lại với nhau rất nhiều lần nhưng rồi chính họ không vượt qua nổi sự yếu đuối của mình, không ngưng được vòng xoay chuyển và lề luật con người đã đặt ra. Tình yêu nam nữ ở thời đại họ sống cũng cần môn đăng hộ đối, cũng cần cân xứng với đồng tiền và địa vị đôi bên, cũng cần sự đồng tình thân phụ mẫu và giao mối chứ không thể tự quyết định được. Đó chỉ mới nói đến giao tình nam nữ danh chính ngôn thuận chứ chưa nói đến những giao tình khác cũng là nam nữ nhưng chênh lệch địa vị chủ tớ, màu da vv mà đây lại là một "thứ vô cùng trái tai gai mắt, ghê tởm" đi ngược cả triết lý sống con người, "không thể là tình yêu" mà là sự "khiêu dâm, phỉ báng đấng tối cao" một sự ra mặt "lăng mạ xỉ nhục luân lý đạo đức, tục lệ con người" thì chẳng ai có thể chấp nhận được. Với một loạt án hình như thế thì dù có bản lỉnh đến đâu cũng bị chao đảo cho đến khi không còn cách nào ngoài ngoan ngoãn nhận tội và tránh xa đối tượng, dẹp bỏ ý tưởng "tình yêu là sự thật, là lý lẽ quyết thắng tất cả". Và hơn hết sự tồn tại của mỗi một con người luôn cần có sự giao tiếp, không nhiều thì ít nhưng phải có vì nó là sự chứng minh sự hiện hữu trong đời sống con người. Không có, con người sẽ dần dần tan biến và sẽ không còn biết chính mình là ai. Trong tận thâm tâm Rimbaud và Verlaine họ hiểu điều đó. Họ biết tình yêu của họ không được chấp nhận nên họ đã rời Paris để chu du. Một đôi bạn cùng nhau du lịch thì chẳng ai biết được họ là ai, là gì của nhau và cũng chẳng thắc mắc nhưng du lịch mãi mà không có tiền thì sống làm sao cho nên họ phải dừng chân một nơi nào đó để tìm việc. Khi có công việc thì phải hội nhập và buột phải nhịn nhục vào khuôn khổ ngày thường và "sự thường" luôn kèm với chấp nhận, khôn khéo tránh những phần tử khó chịu xảy ra, sự chịu đựng cũng có chừng và chính ở London, nơi dừng chân của đôi bạn đã đem đến cho họ nhiều khó khăn cũng như sự đối diện với mình, với sự yếu đuối, bổn phận và "lý lẽ phải trái" để rồi đem đến sự chia tay.

Hai năm dài Verlaine theo tiếng gọi tình yêu gạt trách nhiệm và bổn phận làm cha làm chồng của mình, gạt chúng qua một bên "nắm tay người yêu" chu du đến tận xứ sương mù, một nơi hầu như mưa nhiều hơn nắng rồi như không thể tránh được, cuộc tình của họ bị phát hiện. Vợ Verlaine vội vàng tìm đến để kêu gọi ông trở về, ban đầu ông chấp nhận nhưng sau rồi tình yêu giữ chân ông ở lại cùng Rimbaud. Nhưng ông cũng buồn bã nhận ra sự thiếu trách nhiệm và bổn phận với vợ con mà có lẽ Rimbaud không hiểu được nên trong thâm tâm ông luôn bị giằng xé để rồi càng chìm đắm trong rượu, thuốc nhiều hơn nữa. Thêm vào tình cảnh cuộc sống tạm bợ, ảm đạm, trác táng hằng ngày của cả hai đẩy tinh thần ông xuống dốc. Giữa ông và Rimbaud càng ngày càng xảy ra nhiều cãi vã, xung đột đem đến những vết thương trong và ngoài thâm tâm hai người. Họ đã nhiều lần tách ra rồi lại tìm về với nhau, vì giữa những khắc khoải họ vẫn nhận ra tình yêu cho nhau trong trái tim họ nhưng những gì đã đổ vỡ thì không thể hàn gắn lại mà dù có cố hàn gắn vẫn không tránh được những vết nứt rẽ luôn luôn chực chờ để bứt nát đâm vào thâm tâm những "linh hồn thủy tinh".

Trong khoảng thời gian này Verlaine và Rimbaud viết khá nhiều và những gì được giữ lại cũng là những phần tử để đời. Rimbaud bắt tay vào "A Season in Hell", còn Verlaine khởi viết "Romances sans paroles" trong hai năm ở tù. Trong hai năm dài đó Rimbaud bơ vơ, quay cuồng trong sự dằn vặt, chối bỏ, chê ghét, xa lánh của mọi người và với bản tánh bất chấp ông tự tách ra cô lập chính mình để hoàn tất bản thảo cuối cùng của đời ông cũng như đốt bỏ hầu hết những gì ông đã viết rồi giao bước sang một cuộc sống hoàn toàn không còn dính líu đến thơ văn nữa. Verlaine khi rời nhà khám thì cũng không còn gì trong tay, vợ và con cũng không còn nhìn nhận. Họ lại tìm đến nhau nhưng ngã rẽ đã vạch ranh giới, đẩy hai con người yêu nhau rời xa nhau thêm, họ hoàn toàn không còn gì để nói với nhau.

Hơn 100 năm sau người người tìm về lại, lục lọi, tìm kiếm mong hiểu được những quanh quẩn hơi thở nín lặng, ẩn chìm của nhà thơ Rimbaud. Câu hỏi luôn được đặt ra trong hoạt trình tìm kiếm của số đông là tại sao Rimbaud lại bẻ bút trong khi ông ta chỉ mới bắt đầu viết? ông bắt đầu làm thơ từ khi còn rất trẻ và khi ông bước vào cuộc tình với Verlaine ở khoảng tuổi 16, 17. Sau hai năm bên nhau giữa hai người đã có nhiều cuộc xung đột dẫn đến chia tay rồi cuối cùng viên đạn đâm sâu vào cổ tay Rimbaud đã lưu Verlaine trong tù hai năm. Trong thời gian đó Rimbaud trở về Roche và hoàn tất "Une Saison en Enfer", công trình kiệt tác của ông khi ông vừa 19 tuổi. Vào tháng 2 năm 1875 ông có gặp lại Verlaine một lần tại Stuttgart, nước Đức rồi chia tay nhau thật sự. Từ đó ông xa lánh con đường văn chương, tự trau dồi ngoại ngữ, chu du khắp nơi đến tận Indonesia. Đôi ba lần quay trở về quê hương nhưng cuối cùng ông chọn sống tại Abyssinia, Ethiopia hiện nay. Đến năm 37 tuổi ông bị cưa chân khi trở về lại Pháp từ Abyssinia và sống tại nhà thân mẫu một thời gian và qua đời vì ung thư xương chân tại Marseille bên cạnh người em gái. Nguyên thời gian dài chu du khắp nơi không khi nào ông động đến cây viết ngoài những khi thư từ cho gia đình.

Ở Pháp trong những năm xa cách Verlaine đã cho xuất bản tập thơ "Les Illuminations" và những bài thơ của ông đã làm cho giới văn thơ Pháp chú ý đến "genius Rimbaud", họ đã tìm và liên lạc được với ông, nhưng ông không trả lời. Các nhà nghiên cứu, tìm hiểu về Rimbaud và số người yêu thích ông vẫn cố gắng tìm một chứng nhận mong manh, cho rằng Rimbaud chỉ ngưng nghỉ một thời gian chứ không hoàn toàn bẻ bút, hoàn toàn không còn nghĩ đến con đường thơ văn như lời một số bạn bè ông đã ghi lại. Mong manh, thật là mong manh như tôi cũng mong đâu đó chỉ là sự gián đoạn cố hữu, một quyết định của tuổi trẻ nhưng đâu đó tôi cũng ngấm ngầm cơn chống cự sự rối mù của chữ nghĩa và con người. Tất cả tình cảm, sự ẩn hiện của suy tư, suy nghiệm, cảm giác gom lại, nhét vào những chùm chữ quay cuồng định mệnh của mỗi con người yêu văn chương, sự yếu đuối, đau khổ trước sức mạnh của trừu tượng, phức tạp lôi cuốn tâm linh. Tôi như muốn ông chống lại sự yếu đuối, cho rằng ông chống lại ước mơ tận đáy tâm hồn như từ bỏ chính con người mình ở bề ngoài, tạm dùng hình thức "bỏ" và "đi" để giam cầm ước mơ chính mình, chỉ cho riêng mình, cho Verlaine và cho cả mai sau. Những bước đi trốn chạy đến những nơi khô khan, nắng cháy. Một nơi đốt hơi thở, chỉ còn cách khom người ngấm rút những còn lại ở thinh không và tình yêu đã trao đã nhận. Như trong thư Rimbaud gởi cho gia đình: "[...] the most probable is that we rather go where we don't want to, and that we rather do what we would not like to do, and that we live and die quite differently than we would not ever like it, without hope of any sort of compensation [...]"

Trong những bài tham khảo tôi đọc chẳng ai nói đến vì cuộc tình mà rồi ông bẻ bút, nhưng tôi chắc chắn họ đã giao cảm được sự liên quan quay mặt với văn chương của ông có dính líu đến. Hãy thử liên tưởng một cậu con trai rất trẻ, yêu thích văn thơ và với những cá tánh ương ngạch, chuộng đổi mới, chuộng tự do tìm đến một nhà thơ cùng thời, hiểu nhau, phục nhau vì thơ, cảm nhau rồi yêu nhau, bất chấp xã hội quanh mình. Rồi cả một vùng trời cố chấp ụp xuống tình yêu để con người yếu đuối tự xung đột chính mình và xung đột lẫn nhau. Rồi chia tay. Biết bao nhiêu điều không thể chia xẻ cho nhau, không nói với nhau được. Rồi bất chấp. Rồi bỏ luôn. Có lẽ tình yêu của cả hai không thể chống lại một xã hội đầy chướng ngại vật. Cuộc sống yêu đương hạnh phúc của cả hai chắc chỉ như những cơn mưa rào trong những ngày hè chói chang, và chẳng có một nền tảng nào để níu kéo, giữ được ngoài những con chữ. Những dằng xé trong tâm hồn của Verlaine khi thì muốn trở về với vợ khi thì không, những khắc khoải, âu lo và chống chọi chỉ có thể đồng cảm trong thơ, rượu, thuốc phiện nhưng khi tỉnh lại thì cuộc sống quá phủ phàng. Con chữ cũng chẳng giúp được gì. Sự yêu thương đi kèm sự chán ghét, đạo đức, luân lý ép sát con người làm cho cả hai mệt mỏi và không còn đủ nghị lực, không còn đủ sức đứng thẳng để chống đối tất cả. Phải nói đến cuối thế kỷ 20 ở Âu Châu đời sống con người đồng tính vẫn còn bị lên án và hiện tại vẫn còn là đề tài dài dòng đầy những uẩn ức khắp nơi. Cuộc sống con người đồng tính bị đặt vào một chỗ đứng rất thấp nói chi ở những năm 1880 bao nhiêu đó tại Âu Châu. Có lẽ cả hai là một cặp lộ diện đầu tiên đương thời, là bản phong đứng đầu, can đảm sống, dám sống không cần che đậy tình yêu của mình. Nhưng cuối cùng thất bại, phải chia tay vì sức ép, vì bản tánh khác nhau để rồi mỗi người một phương trời cách biệt nhưng hiện hữu trong ký ức "temple of Memory" trong bài thơ mà Verlaine đã gởi cho Rimbaud:

To Arthur Rimbaud

Mortal, angel and demon, as to say Rimbaud,
You deserve the first place in this book of mine,
Despite of such smart scribbler called you a beardless ribaud,
And a budding monster, and a drunken schoolboy.

The first place yet in the temple of Memory
All the spirals of incense, all the chords of lute!
And your radiant name will sing in the glory,
Because you loved me as it had to be.

The women will see you, tall young man very strong,
Very handsome of a rustic and wily beauty,
With an indolently daring attitude;

History sculptured you triumphing over death
Omnipotent Poet and victorious of life,
Your white feet put on Envy's heads.

Paul Verlaine


Với tôi, "as it had to be", tình yêu của hai người chẳng thể thất bại mà nó đang sống mạnh, vươn cao nở những nụ sáng đến tận cùng góc ngách đen tối. Trao cho hậu thế và tương lai "Những bước song song xéo dặm trường". "Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương" đang tỏa lan những hơi thở vào ngực phổi hậu thế để "Nghe hát ân tình giữa gió sương". Vâng, ân tình giữa những mù mịt phức tạp cuộc đời nhưng hiện hữu vô cùng thật.

Nắng đã tàn thay vào đó ánh nến lấp lánh nhảy đùa với con chữ. Những cánh hoa bị cấm đoán nở từ bàn tay Baudelaire lẳng lặng nhoẻn miệng cười. Dòng chảy chẳng thể ngừng. Sự thật, sự hiện hữu chẳng thể nào chối từ.

Autumn 2005
VânNghiên



Tài Liệu Đọc và Tham Khảo

Tình Trai (phổ từ thơ Xuân Diệu do nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng) (3)

Vào năm 1995 đạo diễn người Ba Lan Agnieszka Holland đã cho ra cuốn phim Total Eclipse, nói về Rimbaud và Verlaine với diễn viên chính Leonardo DiCaprio as Rimbaud và David Thewlis as Verlaine.

(1) = http://gio-o.com/trannghihoangXuanDieu.html
(2) = http://www.tienve.org/ho...iewArtwork&artworkId=75
(3) = http://www.geocities.com...hts/8111/thuyduong.html

[01]http://dactrung.net/tho/tacgia.aspx?TacGiaID=CeLin3coxzuIEb%2fjUxc2Dw%3d%3d
[02]http://dtv.de/dtv.cfm?wohin=dtvnr12349
[03]http://en.wikipedia.org/wiki/Charles_Baudelaire
[04]http://en.wikipedia.org/wiki/Paul_Verlaine
[05]http://en.wikipedia.org/wiki/Arthur_Rimbaud
[06]http://gio-o.com/trannghihoangXuanDieu.html
[07]http://www.tienve.org/home/viet/viewVietJournals.do?action=viewArtwork&artworkId=75
[08]http://athena.english.vt.edu/~maclaugh/illum2.htm
[09]http://www.mag4.net/Rimbaud/Biography.html
[10]http://www.q.co.za/2001/2003/01/14-pastout.html
[11]http://partners.nytimes.com/books/00/11/19/reviews/001119.19howardt.html
[12]http://www.geocities.com/Hollywood/Makeup/4825/starkey.html
[13]http://www.kirjasto.sci.fi/verlaine.htm
[14]http://www.geocities.com/hojotoho/personaggi/arthur.html
[15]http://partners.nytimes.com/books/00/11/19/reviews/001119.19howardt.html
[16]http://www.angelfire.com/ny/gaybooks/rimbaud.html#season
[17]http://www.rimbaud.150m.com/jnar.html
[18]http://www.mag4.net/Verlaine/Biographie.html
[19]http://www.geocities.com/tuthienvovi/xuandieu.html
[20]http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=2709
[21]http://ttvnonline.net/vanhoc/132809/trang-15.ttvn
vn
#7 Posted : Sunday, January 21, 2007 3:47:52 PM(UTC)
vn

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

Mạnh Lệ Quân Là Nhân Vật Lưỡng Tính?

Mạnh Lệ Quân trong Tái Sanh Duyên của dịch giả Mộng Bình Sơn có phải là nhân vật bisexual thời xưa không?
-ips, vannghien 22 April 05


Nhân dịp rảnh rỗi cầm lại trên tay quyển sách Tái Sanh Duyên của dịch giả Mộng Bình Sơn mà từ lâu có ý nghĩ tham khảo thêm về khía cạnh tình tiết giữa Mạnh Lệ Quân và Tô Yến Tuyết, nhưng chẳng có dịp ngồi xuống đọc lại. Hôm nay trời tiết tháng tư, trong sáng, ấm áp và có vài giờ rảnh mà không muốn ngồi không nên đem ra thưa hỏi xem có ai cùng một ý nghĩ!?

Theo như lời ghi nhận trước khi vào truyện của dịch giả, sách được viết vào thời Nguyên, không rõ tác giả là ai. Cốt truyện chắc cũng đã có nhiều người biết, nghe qua các vở kịch, tuồng cải lương nhưng cũng xin ghi lại đại khái. Truyện nói về gia đình Hoàng Phủ Thiếu Hoa gặp biến bởi Lưu Khuê Bích giàn cảnh hảm hại vì thua cuộc tranh đua tài biệt để cầu hôn con gái nhà họ Mạnh là Mạnh Lệ Quân. Lưu Khuê Bích ỷ nhờ có chị là Hoàng Hậu và họ hàng thân thuộc ngự trì trong triều đình nên giở trò hiếp đáp và buột họ Mạnh phải gả con gái cho mình. Theo như cuộc so tài thì Hoàng Phủ Thiếu Hoa là rể tương lai của nhà họ Mạnh nên vì không chịu làm dâu họ Lưu, Mạnh Lệ Quân đã giả trai trốn bỏ ra đi. Trước khi đi Mạnh Lệ Quân đã nhờ Tô Yến Tuyết là con gái của người vú (người chăm nuôi MLQ từ nhỏ) của mình thay thế hợp lễ cùng Lưu Khuê Bích. Nhưng trong đêm động phòng Tô Yến Tuyết đã rút dao đâm Lưu Khuê Bích và nhảy xuống sông tự tử với ý tưởng giữ được lòng trung trinh cho Hoàng Phủ Thiếu Hoa, người mà TYT đã đem lòng yêu thương. Truyện bắt đầu từ đó. Mạnh Lệ Quân giả trai đi xa và nhờ sự thông minh, chăm học của mình mà thành đạt rất cao trong xã hội, là một trong những người dẫn đầu các quan tể tướng trong Hoàng Cung và được mọi người yêu chuộng, cầu cận. Về Tô Yến Tuyết, nàng được cứu vớt và được Lương thừa tướng là Lương Giám đem về nuôi. Nhân ngày Mạnh Lệ Quân đỗ trạng nguyên Lương Giám sai người gieo cầu để chọn rể cho con nuôi của mình. Con đường của Mạnh Lệ Quân và Tô Yến Tuyết hợp giao lại lúc này và một đám cưới linh đình được diễn ra. Lúc động phòng Tô Yến Tuyết và Mạnh Lệ Quân nhận ra nhau và rồi hợp ý cùng nhau tương trợ giúp cứu và nâng đở gia đình Hoàng Phủ Thiếu Hoa được trở về lại Hoàng Cung, nhận lại chức tướng trong triều đình. Sau cùng thì Hoàng Phủ Thiếu hoa cũng hợp hôn với cả Mạnh Lệ Quân, Tô Yến Tuyết và một nhân vật khác nữa.

Truyện khá lý thú ở khía cạnh Mạnh Lệ Quân đã cưới Tô Yến Tuyết cũng như Vệ Dõng Đạt, một tướng cướp khét tiếng nhưng lại là một thiếu nữ giả trai. Trong các truyện kiếm hiệp có khá nhiều nhân vật nữ giả nam để dễ dàng đây đó và thường là những người tài giỏi, văn kiêm võ nhưng tôi chưa đọc được truyện nào ghi về mối quan hệ của họ khi gặp những người nữ có cảm tình hay yêu mến họ. "Trai tài gái sắc", thử tưởng tượng một nữ giả trai hết sức là khôi ngô tuấn tú, tài giỏi ở mọi khía cạnh lại biết cách cư xử thì bảo sao không có các thiếu nữ ấp ủ yêu thầm trộm nhớ? Trong Tái Sanh Duyên có chạm đến ở những chặng đường cuộc sống của Mạnh Lệ Quân như khi ở nhà nghĩa phụ Khương Nhược Sơn, hai nàng hầu thiếp Nhu Nương và Đức Thơ đã mê đắm nhan sắc Mạnh Lệ Quân mà quên thân phận của mình là gì đối với Khương Nhược Sơn, nghĩa phụ Mạnh Lệ Quân. Theo đúng nghĩa hai nàng là nghĩa mẫu của MLQ. Mạnh Lệ Quân có thầm cười hai nàng "Cũng là bạn má hồng, sao lại mê nhau đến thế!" (*) Ở đây MLQ trách lầm vì họ chiếu cố cái đẹp mà họ tưởng là một nam nhân, nếu họ biết MLQ là nữ nhân giả trai thì chắc họ chỉ thầm thì cười với nhau hoặc có thể họ cũng sẽ có ý nghĩ muốn giả trai xem nó ra làm sao chứ sẽ không ra mặt tỏ tình với MLQ. Cái gạt đúng của MLQ là đã nói rõ cho hai nàng biết địa vị của mình mà trở về lại chăm lo cho chồng hai nàng là nghĩa phụ Khương Nhược Sơn. Tác giả không nói gì về cảm nhận của MLQ ở khía cạnh được yêu thương bởi người phụ nữ cho người phụ nữ nó ra làm sao. Cũng dễ hiểu vì đề tài chính của sách này không đặt ở đó. Tôi có đọc vài sách truyện của Âu Châu nói về những người nữ giả nam ở thế kỷ 18/19. Có những khoanh được đưa ra rất thực tế khi người nữ giả nam ở cận kề một người nữ đẹp và thông minh. Có những luồng điện và những ma sát đưa đẩy họ đến sự gần gũi của thể xác, của những âu yếm nhẹ nhàng như vuốt ve, hôn hít, của những trao và nhận mà cơ thể đòi hỏi và họ tìm cách khống chế để không bị lột mặt nạ cũng là một người nữ. Mạnh Lệ Quân khá táo bạo, có thể đi đến bị giết vì tội khi quân, giả trai, đi thi và làm đến địa vị thừa tướng, dám qua mặt Vua, chối từ sự nhận diện là con của cha mình những khi vào chầu và bàn việc cùng Hoàng Thượng. MLQ đã dám ôm một người hầu gái hôn trước mặt bá quan văn võ ở bửa tiệc để chứng minh mình là một nam nhi đầy nhiệt huyết yêu đương rồi trở về với vợ là Tô Yến Tuyêt. Một khi môi chạm môi, cho dù là không có tình cảm gì cả nhưng cơ thể con người cũng báo hiệu cho biết có những luồng điện co giựt và thúc hối, thế thì Mạnh Lệ Quân đã cảm nhận được điều gì? Và những con kiến li ti chạy ngược xuôi dòng máu, khí quyển của Mạnh Lệ Quân đã ra sao khi nàng nhập phòng đêm tân hôn cùng Tô Yến Tuyết, một chương dài 5/6 trang (*) ghi lại cảm nhận và đối xử của hai nữ nhân ở tuổi hiểu biết mình là ai, muốn gì và có thể làm những gì. Cả hai đều khen nhau là "xinh đẹp" "nhan sắc mặn mà" và có những "hổ thẹn", "tim đập thình thịch", "má đỏ như gấc" và nổi hứng "ghẹo nhau", "nựng nhau", "mơn trớn", "ôm hôn".... vân vân và vân vân. Lại thêm điều họ làm đi ngược cả một cơ cấu, lý thuyết đời sống con người. Cái cuồng điên sôi đọng trong hai cơ thể đó thiết nghĩ cần được giải tỏa, không là những gỡ rối bởi sự xum họp và nhận thức là người thân có thể đùm bọc giúp đỡ nhau mà là sự hòa hợp của thể xác. Tác giả không viết gì nhiều nhưng có thể đọc ra:

"Tố Hoa nhìn đi nhìn lại Lệ Minh Đường một hồi rồi nói:
- Ngày nay trông tiểu thơ có phần mỹ lệ hơn trước nhiều.
Nói rồi vói tay ôm Lệ Minh Đường vừa hôn vừa nói:
- Cái dung nhan của tiểu thơ thật khiến cho người ta đổ quán xiêu đình chớ chẳng chơi.
Nói xong, hai người lặng lẽ cởi áo ngoài ra ngã mình xuống chiếu ôm choàng nhau an giấc, cái tình âu yếm, vẻ mặn nồng xem còn vui thú hơn vợ chồng thiệt nữa là khác." (*)


Nếu không có sự giao hợp thể xác, làm gì tác giả lại viết "nhìn đi nhìn lại", có nghĩa nàng Tố Hoa (Tô Yến Tuyết) đang loay hoay trước một việc gì đó, mà chắc chắn chẳng phải sợ lấy sai ông chồng, để phải dấu dao hành thích. Lại chẳng khen Lệ Minh Đường "có phần mỹ lệ hơn trước". Một sự xác nhận, đồng tình và khiêu khích đối tượng phải xiêu lòng ở câu nói đó, rồi cùng lúc hành động "vói tay ôm hôn", đã thế còn phán thêm "dung nhan của tiểu thơ khiến cho người ta đổ quán xiêu đình". Người ta ở đây chắc chắn là Tố Hoa chứ chẳng ai khác. Rồi cũng đến lúc hai người "cởi áo ngã mình xuống chiếu ôm choàng nhau". Ôm choàng nhau, không ôm nhè nhẹ như tình chị em hay bạn bè mà là ôm choàng như cần được trao, nhận và chia sẻ. Và nếu chỉ là chị em bạn bè thì mắc gì tác giả lại viết "âu yếm, mặn nồng còn hơn vui thú vợ chồng..." Âu yếm rồi còn mặn nồng lại chêm thêm vui thú vợ chồng. Ai bảo là hai nàng không có tí tị gì với nhau? Chính trước mặt tổ tiên, luật lệ họ đã cúi lạy kết tình nghĩa cùng nhau mà. Họ đâu có làm gì sai trái đâu ngoài yêu thương có phải không nhỉ? Và thường sau cuộc mây mưa sẽ có sự gần gũi mềm mại, tương đắc. Tác giả đã không quên điều đó "Sáng sớm hôm sau, hai người thức dậy, sau khi súc miệng rửa mặt xong, Lệ Minh Đường bèn lấy lược chải đầu cho Tố Hoa...", rồi "dắt nhau xuống lạy tạ vợ chồng Lương Giám." (*)

Sau đó hai người đã chung sống cận kề, thân thiết bên nhau cho đến khi MLQ bị lột mặt nạ và cưới Hoàng Phủ Thiếu Hoa làm chồng. Một ông chồng đã khúm núm đứng trước vợ khi nàng còn là một Thừa Tướng, một người thầy và đã được sự giúp đở cứu thoát khỏi tội tru di tam tộc mà còn được hồi vảng địa vị, thăng thưởng danh tiếng. Không biết cuộc sống vợ chồng sau này của MLQ và HPTH ra sao, có được mặn mà như giữa MLQ và TYT hay không và giữa hai người đó vẫn còn có gì hay không? Chẳng thể biết được, nhưng thiết nghĩ họ đã có một quan hệ rất mật thiết cùng nhau, cả về tâm linh cũng như thể xác.

Một vài dòng thơ thiển cho vui.
@VanNghien

(*) - hồi thứ 24, trang 190
(*) - hồi thứ 29/30, trang 228-250
(*) - hồi thứ 30, trang 238
(*) - hồi thứ 30, trang 238-239
oc huong
#8 Posted : Thursday, January 25, 2007 4:00:13 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Những vần thơ làm rúng động lòng người! Rose
Ốc Hương còn mê mấy bức tranh phụ họa, thật mạnh, thật sâu...
Tranh của VanNguyen? Có lời ngưỡng mộ Rose
OH
Phượng Các
#9 Posted : Thursday, January 25, 2007 5:02:31 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bài Mạnh Lệ quân của VN thật là tức cười! Vậy mà bao lâu nay không nghe giới đọc truyện Tàu người Việt mình mổ xẻ chi tiết này. Chính cá nhân tôi chưa coi truyện này, chỉ nhớ loáng thoáng tích truyện Mạnh Lệ Quân kỳ nữ - Không rõ kỳ nữ nghĩa chính xác là gì? Là hay, là lạ, là tuyệt vời, là xuất sắc? hay là cái khuynh hướng bisexual trên đây?

Trong truyện Thuyết Đường có chuyện hai bà vợ của Uất Trì Cung, bà vợ trước dụ bà vợ sau bằng lòng lấy UTC để cùng vui thú gối chăn (chồng trước của hai người này do già yếu nên không còn thỏa mãn hai bà vợ này được nữa!). Hai bà và UTC được mô tả là cùng chăn gối tay ba, chớ không phải mỗi người một phòng và gặp riêng ông chồng xấu xí nhưng sức khoẻ hơn người này. Như vậy chúng ta thấy là chuyện phòng the ở Tàu ngày xưa cũng lắm trò! Shy

trng
#10 Posted : Saturday, January 27, 2007 11:41:39 AM(UTC)
trng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 73
Points: 0

quote:
Gởi bởi oc huong

Những vần thơ làm rúng động lòng người! Rose
Ốc Hương còn mê mấy bức tranh phụ họa, thật mạnh, thật sâu...
Tranh của VanNguyen? Có lời ngưỡng mộ Rose
OH




Em chào chị Ốc Hương,

vâng hình tranh em vẽ chị ạ

Rose
trng
#11 Posted : Saturday, January 27, 2007 11:42:54 AM(UTC)
trng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 73
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Bài Mạnh Lệ quân của VN thật là tức cười!


Em tập tành viết cho vui á chị

Wink
Phượng Các
#12 Posted : Saturday, January 27, 2007 4:36:52 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi trng
Em tập tành viết cho vui á chị

Wink


Các bài viết cho vui này lại rất có giá trị, vì ít người đi trên con đường trng đang đi. Thay đổi một thái độ, một định kiến không phải là chuyện dễ làm, nhưng nếu có người quyết tâm cầm đuốc dấn thân thì cuộc sống người ấy có ý nghĩa biết bao nhiêu!

Nhiều người cảm thấy khó thở vì tù ngục quay quanh họ, nhưng lắm khi ta không nhận ra rằng nhiều lọai ngục tù lại do chính chúng ta lọ mọ xây nên! Black Eye



oc huong
#13 Posted : Saturday, January 27, 2007 5:30:16 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
Các bài viết cho vui này lại rất có giá trị, vì ít người đi trên con đường trng đang đi. Thay đổi một thái độ, một định kiến không phải là chuyện dễ làm, nhưng nếu có người quyết tâm cầm đuốc dấn thân thì cuộc sống người ấy có ý nghĩa biết bao nhiêu!


VanNghien, PhuongCac...Rose

OH

linhvang
#14 Posted : Sunday, January 28, 2007 12:15:46 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
LV rủ Vân Nghiên tham gia viết cho Tuyển Tập Phụ Nữ Việt 2007 để được vui thêm nè. Rose
Phượng Các
#15 Posted : Sunday, January 28, 2007 11:17:24 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi vn
Thơ loại vậy chỉ có em viết em đọc chứ không phải thơ cho số đông phải không chị?


Theo chị biết thì VN có khá nhiều fans, tại sao VN lại nói như vậy?
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.