Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Đặng Mỹ Dung (Yung Krall)
Phượng Các
#1 Posted : Monday, February 20, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Yung Krall


Yung Krall is testimony to the power of the human spirit and the endurance of hope. After living the early childhood years of the French occupation in her homeland of Vietnam; at 9 years old she was confronted with the Geneva agreement, that Vietnam was divided in half. Although still a child, Yung knew this was a need to endure. She could see her beloved homeland being overrun by the communist presence. Yung's mother made the difficult choice to remain in South Vietnam to raise her children while her husband joined the Communist cause in the North with the NLF, eventually becoming Hanoi's ambassador to the U.S.S.R. Although a difference in political ideologies caused the family to live in different parts of the divided country, Yung's father remained close to her heart through it all. He would be away for the greater part of her upbringing, but would rarely leave her thoughts and feelings. Yung longed for him to be home, but knew his party allegiance required a distance to keep the family safe.

Yung would grow into her teens with a keen awareness of political influences, wise beyond her teenage years. In time, she came to work for American vendors on a U.S. Navy base near Saigon. Here she would meet and fall in love with Lt. John Krall, a U.S. Navy pilot. Through this enamored affection and true love, Yung soon realized her destiny would be a new home in the United States. When physical miles stood in the way of her many allegiances to love and country, she was able to remain true to all of those. She learned how to keep loving her father despite his politics; love her homeland, regardless of the current political leadership; love her family without question of loyalty to their causes; and love her husband for all his qualities; all in a country strange to her upbringing.


During a time when focus for others was on the future, she looked back as the communist regime prepared to invade Saigon in 1975. Ultimately, her mother and sisters would come to America during that difficult time through acts of courage from both Yung and John Krall, with the assistance of many others. But life didn't stop there for Yung. Her keen insight into the workings of the human mind and the deviance of the communist machine, saw more darkness ahead. She shared her knowledge of U.S. affairs with her frightened and dislocated people. And she was determined to do her all and prevent further harm to her homeland people and family. She was her "fathers daughter" allright; and despite their disparaging political stances, they were cut from the same cloth.


Yung Krall continued her life in America as she lived it in Vietnam. Fighting for what she believed in and not giving up. In time, her work with the CIA and FBI helped to bring down a communist Vietnamese subgroup, working to recruit members in the U.S. and abroad in Europe. She details in modest account, qualities of cunning, resource, espionage, infiltration, and allegiance to democracy. Through her book, her love for the U.S. and its' ideals, makes a poignant statement. She serves to remind people daily of the values of a free society and the fact that the people of Vietnam continue to live in oppression, aside from what the U.S. and Hanoi government would like us to believe. At every opportunity she thanks U.S. veterans who fought in Vietnam for their efforts to free her people and her sincerity is evident.


In the close of this century, Yung fights daily for her freedom and the future of all people. She serves as an inspiration for the weary and a motivation for the unsure. She has become a true woman of two worlds; her beloved Vietnam and her home in the United States. Yung is the proud mother of Lance Krall; devoted wife to John Krall; patriotic citizen to the United States; and a Vietnamese born believer in freedom for the people in the land of which she was born and raised. If we were only allowed to draw one lesson from this woman, it would be that perseverance and faith surmount all obstacles. Yung Krall is truly a remarkable person of unprecedented composition. I am proud to call her a friend. Her novel explains my sentiments.


Walter F. Rice

July, 8 1999
Phượng Các
#2 Posted : Tuesday, February 21, 2006 2:40:18 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Câu Chuyện Của Một Nữ Điệp Viên CIA Người Việt

Ngày 14/01/2006 - Đinh Nam


Trong suốt chiều dài của cuộc chiến Việt Nam, nhiều công dân Việt Nam Cộng Hoà (Nam Việt Nam) đã bị chính quyền của nhà nước này bắt giam như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế là thành phần sinh viên học sinh. Một số nhân vật khác, không bị giam cầm, như Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ là những người làm việc trong nhiều cơ quan và tổ chức công quyền tại miền Nam. Sau ngày 30 tháng Tư họ đều lộ diện rõ là những cán bộ được cộng sản cài đặt.

Cũng trong thời chiến tranh, tuy có những người Việt làm việc cho Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ, tức CIA, nhưng cho đến nay chưa một ai tiết lộ tung tích. Trừ trường hợp của Yung Krall, tức Đặng Mỹ Dung, một phụ nữ Việt muốn cứu gia đình ra khỏi Việt Nam trong những ngày trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và trở thành điệp viên cho CIA. Nhưng bà không hoạt động trong thời chiến tranh mà chỉ làm điệp viên sau ngày 30 tháng Tư 1975 với công tác xâm nhập những tổ chức “Việt kiều yêu nước” tại Hoa Kỳ và Pháp Quốc.

Câu chuyện và cuộc đời của nữ điệp viên CIA Đặng Mỹ Dung được bà kể lại trong 412 trang sách của cuốn tự truyện A Thousand Tears Falling (Ngàn giọt lệ rơi) [1].

Như nhiều gia đình Việt Nam đã sống qua thập kỷ 1950, gia đình của Mỹ Dung bị chia cắt bởi những luồng ý thức hệ du nhập vào mảnh đất quê hương trong những năm trước và sau dấu mốc thời gian của Hiệp định Genève 1954.

Dòng tộc của Mỹ Dung thuộc thành phần nông dân - tiểu tư sản ở miền đồng bằng Cửu Long, nhiều người thân tin vào “chủ nghĩa xã hội” nhưng cũng có người không tin và thích lối sống Tây phương, có người tin vào “cách mạng” và cũng có người coi Hồ Chí Minh là “đồ chó đẻ”. Đặng Mỹ Dung sinh năm 1946, thuở nhỏ rất yêu lá cờ đỏ sao vàng, thích hát quốc ca, và thường hay có dịp nghe cha mẹ, dì dượng tranh luận về ý thức hệ mà với đầu óc non nớt, cô bé miệt vườn không hiểu gì, chỉ được người lớn nhắn nhủ rằng: “Con còn nhỏ chưa hiểu được”.

Cha của Mỹ Dung, ông Đặng Văn Quang, hoạt động cách mạng nên nơi ông và gia đình sinh sống đã là điểm gặp gỡ, hội họp của những cán bộ như Lê Đức Thọ và Lê Đức Mai. Lê Đức Thọ sau này là trưởng đoàn thương thuyết tại Hòa đàm Ba Lê; còn Lê Đức Mai, tức Mai Chí Thọ, là bộ trưởng công an của Hà Nội.

Tung tích của gia đình Mỹ Dung ít ai biết được vì trước khi tập kết và đem theo người con trai cả là Đặng Văn Khôi, ông Quang đã cho điều chỉnh giấy khai sinh của những người con thành ra những đứa trẻ mang họ Trần của mẹ, không cha và cho hủy đi tất cả những hình ảnh gia đình có mặt ông trong đó. Cô bé Đặng Mỹ Dung nay thành Trần Ngọc Dung.

Sau khi đất nước chia đôi, dòng tộc của Mỹ Dung có tất cả tám người tập kết. Đặng Văn Quang rời bỏ vùng đồng bằng Cửu Long, nói là tập kết ra Bắc nhưng thực sự từ năm 1954 đến 1960 ông được bố trí hoạt động ở miền Nam, trong những “vùng giải phóng”. Khi ông đi rồi, cán bộ sử dụng kỹ thuật tuyên truyền để gia đình ông phải chú ý nghe đài Hà Nội, một cách tuyên truyền của cách mạng được bà Đặng Mỹ Dung kể lại trong cuốn tự truyện.

Dân làng, là cán bộ hay có cảm tình với cánh mạng, thường nói với mẹ của Mỹ Dung rằng họ đã nghe được chính giọng nói và cả tiếng đàn vĩ cầm của Đặng Văn Quang và người con trai cả trên làn sóng đài phát thanh Hà Nội, khiến bà mẹ phải tìm cách nghe đài mỗi đêm, dù việc này thời đó bị chính quyền miền Nam cấm, bị cảnh sát theo dõi, nếu bắt được có thể phải ở tù. Nhưng nhiều tối nghe hoài cũng không thấy giọng của người chồng và đứa con đầu lòng mà bà hằng thương yêu.

Sau này gia đình biết được Đặng Văn Quang chẳng bao giờ lên tiếng trên đài Hà Nội trong những năm từ 1954 đến 1960, là thời gian ông chưa ra Bắc. Cán bộ địa phương tung các loại thông tin như thế để nhiều người tìm cách nghe những lời tuyên truyền của đài Hà Nội hơn.

Sau khi người cha ra đi, mẹ của Mỹ Dung đã phải di chuyển gia đình nhiều lần, từ Vĩnh Long, Cần Thơ, lên Sài Gòn rồi về lại miệt vườn để tránh bị cơ quan an ninh để ý về tung tích. Nhưng trong nhiều trường hợp, gốc gác của gia đình đã gây ra khó khăn cho những người con.

Ngoài Bắc, cha của Mỹ Dung đổi tên thành Đặng Quang Minh, làm việc trong ngành ngoại giao và năm 1968 làm đại diện Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam tại Liên Xô. Người anh cả là Đặng Văn Khôi được đi Liên Xô học quân sự và trở thành chuyên viên tên lửa trong Quân đội Nhân dân. Trong Nam, một người chị của Mỹ Dung là Cương lập gia đình với một người lính Mỹ, qua Hoa Kỳ sinh sống. Người chị song sinh với Cương là Kim cũng qua Hoa Kỳ. Em trai Đặng Hải Vân gia nhập binh chủng không quân, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, là một phi công trực thăng xuất sắc, được gửi qua Mỹ tu nghiệp và bị tử thương trong một tai nạn khi đang thụ huấn. Đặng Quang Minh tin là cái chết của người con trai thứ do bàn tay của người Mỹ vì đã biết tung tích gia đình của ông.

Mỹ Dung lớn lên, ra đời và làm việc trong các cơ quan tâm lý chiến quân đội miền Nam (G-5) ở Cần Thơ rồi lên Sài Gòn làm thư ký kế toán tại câu lạc bộ sĩ quan độc thân của quân đội Hoa Kỳ (Bachelor Officers’ Quarter). Duyên số đưa đẩy, Mỹ Dung gặp trung úy phi công của Hải quân Hoa Kỳ là John Krall. Hai người yêu nhau, Mỹ Dung được John đưa về Mỹ và chính thức kết hôn vào năm 1968 ở thành phố biển Monterey, California.

Không mấy ai biết được cha của Mỹ Dung đã làm đại sứ tại nước cộng sản đứng đầu thế giới. Cho đến khi biến cố 30-4 xảy ra. Được cha mật báo trước, Mỹ Dung muốn đưa mẹ và hai người em gái còn lại ra khỏi Việt Nam trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh nên đã cho giới chức Hoa Kỳ biết tung tích về cha mình, rồi trình bày thẳng với đô đốc tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương về việc muốn di tản mẹ và hai em.

Khi gặp sĩ quan tư lệnh phó, Mỹ Dung hứa nếu Hoa Kỳ giúp di tản gia đình thì bà sẽ làm mọi chuyện để cộng tác với chính phủ Hoa Kỳ sau này. Chồng của Mỹ Dung vào Việt Nam công tác trong những ngày cuối của cuộc chiến. Trung tuần tháng Tư 1975, mẹ và em của Mỹ Dung rời Việt Nam. Cũng trong thời gian này, vợ chồng họ Krall đã giúp di tản được nhiều trẻ em mồ côi ra khỏi Việt Nam.

Làm gì để cộng tác với chính phủ Hoa Kỳ sau khi mẹ và gia đình đã rời Việt Nam? Đặng Mỹ Dung đã trở thành một điệp viên của CIA.

Những gặp gỡ, tiếp xúc sau này với cha, đại sứ Đặng Quang Minh, hay với những nhân viên của sứ quán Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở New York hay Paris, với những tổ chức “Việt kiều yêu nước” ở thủ đô Washington, San Francisco hay những hội “Liên hiệp Việt kiều” ở Pháp là nằm trong kế hoạch của CIA nhằm phá vỡ mạng lưới tình báo của Hà Nội trên đất Mỹ.

Mỹ Dung đã xâm nhập vào nhiều tổ chức của Hà Nội, gặp gỡ nhiều cán bộ, từ Đinh Bá Thi, đại sứ Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc; đại sứ Võ Văn Sung, Phan Thanh Nam, đại diện Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ở Paris; đến những người hoạt động ngoại vi cho Hà Nội như Trương Đình Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Thoa, Nguyễn Văn Lũy ở Mỹ; Huỳnh Trung Đồng, Nguyễn Ngọc Giao ở Pháp.

Nhiều lần vào hang cọp, hồi hộp như truyện trinh thám của Z-28, của John le Carré, như phim James Bond 007, nhưng đó là những chuyến đột kích có thật mà Yung Krall đã ghi lại với nhiều tình tiết. Kết quả công tác của Mỹ Dung là phá vỡ được một mạng lưới hoạt động với mục đích thu thập tin tức của chính phủ Hoa Kỳ do Trương Đình Hùng (David Trương) và Ronald Humphrey, một nhân viên của cơ quan thông tin Hoa Kỳ (United States Information Agency) chủ mưu. Ra tòa, với Mỹ Dung là nhân chứng chính, hai bị cáo đã bị kết án mỗi người 15 năm tù.

Tự truyện của Yung Krall cho người đọc hình dung ra quê hương Việt Nam trong thời chiến tranh là một bi kịch cho đất nước với biết bao mất mát, chết chóc vô lý vì những chủ nghĩa, lý tưởng xa vời do lãnh đạo áp đặt lên nhân dân. Còn dân, thực tế như nhiều người đã có kinh nghiệm, trong đó có gia đình tác giả, thì đã phải đối phó với nghịch cảnh là ban ngày theo “quốc gia”, tối yểm trợ “cách mạng”. Phần tác giả, ngày còn nhỏ và ở tuổi niên thiếu rất ưa thích mầu đỏ, nên có khi bị gọi là “Việt cộng”. Sau này với những kinh nghiệm trường đời, Yung Krall đã nhận ra những hành vi của cộng sản thường tàn ác và chủ thuyết cộng sản chỉ là những lời nói rỗng, lý thuyết suông.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, hai cha con được gặp lại nhau sau hơn 20 năm xa cách. Cuộc hội ngộ diễn ra vào tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Tokyo khi đại sứ Đặng Quang Minh đến Nhật Bản dự một hội nghị. Đây là một cuộc hội ngộ lý thú vì Mỹ Dung đang làm gián điệp cho CIA. Khi có mặt cán bộ khác, cha con chỉ dám giới thiệu là người cùng quê, xưng “bác” và “cháu” để tránh sự nghi ngờ, soi mói của cán bộ cộng sản hiện diện.

Với thắng lợi thống nhất đất nước vừa đạt được, đại sứ Đặng Quang Minh không hề có điều gì hối tiếc vì đã theo con đường của ông. Lần sau, gia đình gặp nhau bên Anh năm 1977, ông cũng không thay đổi lòng tin của mình vào con đường cách mạng ông đã theo. Cô con gái có ý định thuyết phục cha mình sau khi nghỉ hưu thì qua Mỹ đoàn tụ, sống với mẹ và các con, các cháu, hay ở bất cứ một nơi nào khác ngoài Việt Nam, nhưng ông một mực từ chối và nói rằng đất nước còn cần đến ông.

Trong cuộc gặp gỡ ở Anh, CIA có kế hoạch bắt cóc đại sứ Đặng Quang Minh nếu được cô con gái đồng ý. Nhưng điều này đã không xảy ra sau khi hai cha con tranh luận về lý tưởng. Mỹ Dung tôn trọng những suy nghĩ và không muốn làm cho cha mình đau khổ nên bỏ ý định bắt cóc. Đại sứ Đặng Quang Minh về nước, làm cố vấn của bộ ngoại giao, rồi qua đời ở Việt Nam năm 1986.

Qua tự truyện của Yung Krall, người đọc thấy được những giằng co giữa tình phụ tử, ràng buộc gia đình, giữa những ý thức hệ mà người dân Việt đã bị nhồi nhét.

Về cách tổ chức và hoạt động tình báo hải ngoại, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, A Thousand Tears Falling tiết lộ những phương án mà Hà Nội muốn “Việt kiều yêu nước” và những tổ chức thân Hà Nội thực hiện trong giai đoạn sau khi chiến tranh chấm dứt, đó là vận động Hoa Kỳ viện trợ hơn 3 tỉ đô-la cho Việt Nam vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Tổ trưởng gián điệp của Hà Nội ở Paris là Phan Thanh Nam còn đề nghị Yung Krall thúc đẩy chồng đánh cắp tài liệu của Hoa Kỳ về tầu ngầm và những dữ liệu thăm dò địa chất về dầu hỏa trên thềm lục địa Việt Nam.

Vụ án gián điệp trong A Thousand Tears Falling đã ra toà, kết thúc từ năm 1978 và những can phạm đến nay cũng đã hết thời gian thọ án. Nhưng thành phần “Việt kiều yêu nước” cũ thì dù nhà nước mời gọi, không mấy ai trở về đóng góp cho quê hương. David Trương Đình Hùng ra tù, chuyển qua Hà Lan sinh sống. Nguyễn Văn Lũy, qua Mỹ từ năm 1948, nay đã ngoài 80; Nguyễn Thị Ngọc Thoa qua Mỹ năm 1968, nay ngoài 50 tuổi; và những nhân sự cốt lõi của “Hội Việt kiều yêu nước” tại Mỹ ngày xưa nay vẫn còn ở vùng San Francisco.

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.