Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ann Phong (họa sĩ)
Phượng Các
#1 Posted : Friday, January 6, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Ann Phong


Biographical Information

Born in Saigon, Phong fled Vietnam in 1981 and spent a year living in refugee camps in Malaysia and the Philippines before coming to southern California. She earned a BA from California State Polytechnic University, Pomona, in 1992, being named as "Outstanding Graduate of the Year" by the art department. In 1995 she received her MFA from California State University, Fullerton. Her work has been exhibited in more than 40 solo and group shows throughout California and in Japan. She currently teaches art at California State University, Fullerton, and California State Polytechnic University, Pomona.


MFA, California State Univ. Fullerton, 1995.
BA, California State Polytechnic University Pomona, 1992. Magna Cum Laude. Outstanding graduate of the year in Art Department
Selected One-Person Exhibitions

Selected Group Exhibitions

Commissioned Works

Grants and Awards

Artist Statement

nguồn: kicon
Phượng Các
#2 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:23:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Waves

acrylic on canvas
60"x84"
1994

Ann Phong

Phượng Các
#3 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:25:13 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


an advice

acrylic on canvas
36"x60"
1995

Ann Phong

Phượng Các
#4 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:26:49 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Voices Moaning Behind The Altar

acrylic on canvas
96"x72"
1992

Ann Phong
Phượng Các
#5 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:27:49 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Fruits

acrylic on canvas
24"x36"
1996

Ann Phong
Phượng Các
#6 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:28:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Childhood II

acrylic on canvas
9"x12"
1996

Ann Phong


Phượng Các
#7 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:29:56 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


From Hand To Mouth

acrylic on canvas
60"x48"
1995

Ann Phong
Phượng Các
#8 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:32:15 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Craving

acrylic on canvas
76"x100"
1992

Ann Phong
PC
#9 Posted : Saturday, November 10, 2007 12:18:45 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Họa sĩ Ann Phong nhận định về tranh chép

PLACEBO (giả dược)


LTS: Họa sĩ Trịnh Cung đến Mỹ, phê bình Việt Art Center, giáo sư Quyên Di và đưa ra ý kiến về nhiều loại tranh chép, tranh chợ, tranh…vứt đi. Bài phỏng vấn của ông trên Việt Weekly gây tác động mạnh đến một số họa sĩ trong và ngoài giới, tạo ra nhiều tranh cãi thú vị. Dưới đây là ý kiến của giáo sư đại học Ann Phong về vấn đề tranh chép, tranh sáng tác.

VW: Là người đã có nhiều kinh nghiệm vẽ và đồng thời đang giảng dạy về nghệ thuật tại đại học, theo chị Ann Phong như thế nào gọi là một bức tranh sáng tác, như thế nào gọi là một bức tranh chép?
AP: Kinh nghiệm tôi dạy trong trường đại học là không bao giờ chép tranh vì sẽ làm cho người học sinh mất lòng tự trọng, chỉ đi theo bóng của người khác. Cũng có nhiều trường dạy chép nhưng phải cho biết là mình chép của ai, không thể nào nói là sáng tạo. Thành ra trường phái mới ngày hôm nay dạy trong trường đại học của Mỹ không có đến viện bảo tàng vẽ lại những bức tranh cũ của những người Master, họ không làm điều đó nữa. Những thày giáo dạy về những bức tranh của Master họ nói về điểm đặc biệt của bức tranh đó. Lúc vẽ mình tìm điểm đặc biệt của mình để vẽ ra. Điểm thứ hai mình không lập lại những gì mình đã vẽ, đó là sáng tạo. Tôi thấy có rất nhiều họa sĩ trong cộng đồng Việt Nam làm tranh chép.
VW: Theo chị như thế nào tranh chép?
AP: Chép có hai cách. Có những người ngồi trước bức tranh của master hay là coi cuốn sách của master chép y hệt. Có những chỗ bán tranh của Van Gogh, Picasso. Nhìn là biết chép, tại vì nét ngượng lắm vì bắt chước màu và bố cục. Có nhóm khác vẽ tinh vi hơn là chụp hình, rồi in lên canvas luôn, rồi tô màu lên trên mặt để che nét đi. Khi nhìn bức tranh mình vẫn thấy nét cọ nhưng sau nét cọ đó là bức hình chụp. Cách chép này được dùng nhiều. Thường người chép này vẽ theo trường phái cổ điển, tại vì trường phái cổ điển hay chép một cách tỉ mỉ, những điểm nhỏ. Khi chụp hình, in lên canvas, những điểm nhỏ mà mình không vẽ được có sẵn trên đó giúp cho người họa sĩ vẽ được tất cả những nét rất tỉ mỉ. Cách vẽ này khi hoàn thành bức tranh phải để rõ ràng là tranh vẽ digital không thể nói là sáng tạo. Trong thị trường Mỹ có phân ra nhiều loại tranh khác nhau. Tranh thương mại, tranh sáng tạo, tranh treo trong viện bảo tàng, tùy theo người họa sĩ muốn chọn loại nào.
VW: Tùy theo thị trường ai muốn mua tranh như thế nào nhưng người họa sĩ phải cho biết rõ cách vẽ?
AP: Đúng, không được giấu giếm. Tranh sáng tạo có những đặc biệt, không phải là đẹp hơn nhưng người thưởng thức nhìn thấy ấn tượng riêng của người họa sĩ. Đẹp hay không là chuyện khác nhưng nó tạo được nét riêng của mình. Người họa sĩ đi tìm chỗ đứng bằng cách tạo nét riêng không phải là đẹp hay xấu, mà phải có nét của mình. Vì nét riêng biệt đó, nó đi tìm băng tần của nó. Người nào thưởng thức được nét đó họ sẽ thích nó. Mỗi bức tranh có một standard. Như tranh của Van Gogh có nét đặc biệt riêng, nhưng trong thời Van Gogh còn sống, người ta không thích tranh của ông tại vì ông vẽ bạo quá, nét lung tung và thô, thời gian đó người ta không thích nét thô. Ngày hôm nay nhìn lại mình thấy có một cái gì chân thật, đó là cảm giác của ông như vậy cho nên ông vẽ ra như vậy. Nhìn bức tranh Sunflower có những nét rất là khác, đó là sáng tạo.
VW: Người họa sĩ có nhiều kỹ thuật để thực hiện tác phẩm của mình. Thí dụ như khi sang Tây chơi, chụp hết những phong cảnh về, rồi rửa hình lớn ra và vẽ theo những bức hình đó. Theo chị, đó có phải là sáng tác không?
AP: Rất khó nói. Nhưng khi được hỏi vẽ như thế nào? Người họa sĩ phải nói rõ là nhìn từ hình chụp vẽ lại. Phải nói thẳng ra thôi.
VW: Cách vẽ như vậy, có phải là sáng tác hay không?
AP: Chưa hẳn là sáng tác. Đó là ghi chép lại những gì có sẵn, copy lại từ bức hình, đâu còn là sáng tác nữa. Khi ngồi trước phong cảnh để vẽ, có thể bỏ cái này thêm cái kia, lúc đó cảm hứng như thế nào vẽ như thế, chọn màu sắc, đó là sáng tác.
Cả nhóm người ngồi trước một khung cảnh đó, nhưng mỗi người vẽ ra một bức tranh khác nhau. Có người vẽ mây thô, có người vẽ nét mỏng… Mỗi nét sáng tạo bộc lộ tính của mỗi người, tạo thành nét riêng của mình, tạo ra chỗ đứng của mình.
VW: Đã có nhiều năm làm việc và nhiều năm theo đuổi nghệ thuật, chị đã có được hướng riêng, chị đánh giá như thế nào hội họa của Việt Nam ở hải ngoại?
AP: Thế hệ mới họ không coi là họa sĩ Việt Nam, họ chỉ là họa sĩ thôi. Nhìn nét vẽ của họ không nhìn thấy nét Việt Nam, họ đi vào dòng chính luôn, mình không nhìn ra họ nữa, chỉ biết được dựa vào tên của họ thôi. Nhóm đó muốn hòa đồng với tất cả mọi người. Nhóm khác còn níu kéo những nét đẹp của văn hóa, họ không bỏ được. Họ cảm thấy được nét đẹp đó tại sao không dùng đến, khi họ còn dùng đến những nét đẹp của văn hóa, họ bị kéo lại. Chính tôi đã bị kéo lại, người ta nhìn tên tôi, người ta thường nói là cultural artist. Đó cũng là một điều rất khó cho tôi, nhưng mà tôi chịu, tại vì tự mình chọn đi con đường đó. Tôi sẵn sàng chấp nhận khi người ta gọi tôi là cultural artist. Nói chung tranh của các họa sĩ Nguyên Khai, Đinh Cường đều thuộc về nhóm cultural, không đi vào dòng chính. Một khi đi vào dòng chính mình đồng hóa mình như mọi người không có nổi bật ra.ª

vietweekly
Phượng Các
#10 Posted : Wednesday, April 5, 2017 2:55:46 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Về Cuộc Triển Lãm Tranh “Biển Đời” Của Hoạ Sĩ Ann Phong

Mặc Lâm

Trong loạt tranh về biển của Ann Phong trước đây những người từng vượt biên bằng thuyền có cái tên chung “thuyền nhân”, có thể nhìn lại chính mình trên bọt sóng đầy ám ảnh trong tranh của bà. Thuyền nhân cũng sẽ thấy trên những con thuyền vụn gãy là kỷ niệm không thể phai nhạt của chính họ. Thuyền nhân cũng khó thể quay đi che giọt nước mắt mà sau hơn 40 năm vẫn còn lăn dài trong nỗi đau chia cắt trên đường vượt biển. Tất cả những câu chuyện viết lại bằng màu sắc của họa sĩ được rút ra từ chính chuyện thật đời mình. Bà vẽ như một cách kể chuyện, câu chuyện của người sống, kẻ chết. Bà dạo chơi trên biển ký ức của mình và sóng gió nổi lên trên canvas.
Sưu tập về biển của họa sĩ có gần 40 tác phẩm được vẽ trong thời gian khá dài. Tranh của bà trong giai đoạn đầu chất liệu acrylic là niềm cảm hứng chính nhưng về sau hầu hết sử dụng kỹ thuật mixed media khiến tranh sâu và góc cạnh hơn.


Hoạ sĩ Ann Phong

Mixed media, chất liệu tổng hợp, cho phép họa sĩ tăng cảm giác thô ráp, nóng bức trên tranh cho người xem. Những ngọn sóng ba chiều tạo cảm giác dữ dội, đe dọa của thiên nhiên trong khi đó các vật liệu phụ trợ khác gãy gập, đứt đoạn làm người xem nghĩ đến điều vụn vỡ trong tâm thức vẫn còn đâu đó không thể biến mất.
Người xem cảm nhận trên nền của sự hỗn loạn, hình ảnh những con người níu kéo nhau với nét kinh hãi trên từng nét mặt. Tranh nhưng có tiếng sóng phía sau, đoàn người kéo nhau chạy về hướng biển. Họ chạy như bơi trong không khí và trên đám đông tan tác ấy là một ô màu trắng, như một layer, một lát cắt chia bố cục tranh làm hai góc tối sáng, đậm nhạt.
Qua chất liệu acrylic, Ann Phong kể lại câu chuyện của những người đã chết. Họ không chết trên cạn mà chính sóng dữ Biển Đông đã nuốt lấy họ. Những con người chạy trốn ấy đã làm mồi cho đại dương và đâu đó giữa tiếng sóng gầm rú có tiếng kêu la tuyệt vọng của thuyền nhân giữa vũng đen tăm tối. Ann Phong lập lại một địa ngục trần gian trên khung vải. Địa ngục của bà có màu xanh, màu của biển và màu của oan hồn.
Sống và làm việc trong môi trường mỹ thuật, họa sĩ đồng thời cũng là một giảng viên hội họa. Chia sẻ những gì bà tiếp cận với sinh viên của mình, những người trẻ lớn lên tại Mỹ và ký ức của họ về đại dương thật là một cái khung trống, không một kỷ niệm nào dù nhỏ xuất hiện trên đó.
Với hơn 80 triển lãm tại Mỹ và nhiều nước Đông Nam Á, họa sĩ Ann Phong đã và đang đem đến cho người xem khắp nơi mối suy tư của một họa sĩ về căn cước, ký ức và nhất là cảm hứng đến từ những ngày rất xa nhưng không xưa dưới từng lát cọ của mình.
Triển lãm lần này họa sĩ đưa ra khá nhiều màu sắc có dáng dấp hồi sinh. Không còn ám ảnh bởi motif xám ngắt hay lạnh tanh của biển cả, Ann Phong vuốt ve biển bằng hồng hào đôi má xuân thì, ngọt ngào đôi mắt biển bao la nhưng đầy đặn sức sống của bờ vai con gái. Chất kích thích ăm ắp trong từng vị mặn của muối hình như đã hòa tan cùng với nước mắt để cho ra đời loạt tranh chiếm khá nhiều không gian hồng hào của hy vọng và hồi sức sau loạt tranh biển đầy ám ảnh hôm qua.
Dù sao thì chúng ta, những người trực tiếp với vị măn của biển sẽ cùng với Ann Phong phủi đôi chân trần ngồi cùng với họa sĩ nhìn lại mình qua cuộc triển lãm lần này, những bức tranh có cái tên chung: Biển Đời
Biển của chúng ta chứ không của ai khác.

nguồn: Việt Báo


1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 1/29/2018(UTC)
Guest
#12 Posted : Sunday, May 21, 2017 12:14:18 AM(UTC)
Rank: Guest

Groups:

Message was deleted by a Moderator.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.