Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Đỗ Huỳnh Lan
Phượng Các
#1 Posted : Sunday, December 18, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Đỗ Hùynh Lan

Sinh và lớn lên tại Saigon
Vượt biển đến Bidong
Hiện sống với chồng và hai con tại Bắc California
Làm thơ dưới bút hiệu Từ Minh Phương


chân dung tự họa

LanHuynh
#2 Posted : Thursday, December 22, 2005 6:19:48 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

LanHuynh
#3 Posted : Thursday, December 22, 2005 7:06:31 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


LanHuynh
#4 Posted : Thursday, December 22, 2005 7:09:21 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36



LanHuynh
#5 Posted : Thursday, December 22, 2005 7:10:49 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

LanHuynh
#6 Posted : Thursday, December 22, 2005 7:12:18 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


cỏi mộng thường
LanHuynh
#7 Posted : Thursday, December 22, 2005 7:20:43 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


Suối thương
LanHuynh
#8 Posted : Thursday, December 22, 2005 7:23:47 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


Giọt mưa
LanHuynh
#9 Posted : Thursday, December 22, 2005 7:44:00 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


Tàn thu
LanHuynh
#10 Posted : Friday, December 30, 2005 4:18:30 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


mặt trời chìm
LanHuynh
#11 Posted : Friday, February 3, 2006 6:43:26 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36


Mỹ nhân ngư
LanHuynh
#12 Posted : Tuesday, April 25, 2006 4:38:23 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Phượng Các
#13 Posted : Monday, January 16, 2017 3:46:07 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhận được các bài viết sau đây về anh Lý Khôi Việt, phu quân chị Đỗ Huỳnh Lan, xin phép được đăng vào đây .

Lý Khôi Việt

"…Một vị tướng trấn giữ biên cương là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng một vị tướng bảo vệ bờ cõi văn hóa dân tộc, bảo vệ bầu trời tâm linh, tinh thần của dân tộc lại càng quan trọng hơn, vì mất văn hóa là mất tất cả… Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay, với rất nhiều cơ hội và cũng với rất nhiều thử thách, tất cả tăng ni, Phật tử trong nước cũng như ngoài nước phải là những chiến sĩ chánh pháp, xả thân sống chết vì đạo, coi sự hưng thịnh của dân tộc và đạo pháp quan trọng hơn sự sống chết của bản thân, thì may ra chúng ta mới gìn giữ được, tiếp nối được, thực hiện được những gì mà cha ông chúng ta đã làm trong suốt hơn 20 thế kỷ vừa qua…"
Đó là những dòng chữ bật lên trong trí nhớ của tôi, khi nghe tin nhà văn Lý Khôi Việt từ trần. Đó là những dòng chữ anh đã viết như thế trong bài "Tưởng Nhớ Thầy Huyền Không Thích Mãn Giác" gần hai năm trước. Khi chữ được nắn nót viết xuống cho người, ngẩng đầu lên mới thấy cũng là viết trong ngổn ngang tâm sự của mình. Và bây giờ Lý Khôi Việt từ trần, ra đi ở một tuổi còn trong khung ngũ thập, với còn quá nhiều việc dang dở.

Nhà văn Lý Khôi Việt tên thật là Lê Hiếu Liêm, pháp danh là Không Minh Trí, cựu đốc sự Quốc Gia Hành Chánh VNCH, Giám Đốc Trường Phật Học Lý Trần, đã từ trần vào 12 giờ trưa ngày 10-8-2008 tại Bắc California, hưởng thọ 56 tuổi.
Tôi gặp Việt từ 18 năm trước, lúc nào nghĩ tới Việt cũng nhớ kèm với hai hàng ria độc đáo, một kiểu rất là Châu Au, không Đông Phương tí nào, nhưng đôi mắt lại rực sáng một kiểu rất là Huế. Lý Khôi Việt tốt nghiệp Tiến Sĩ ở Pháp, lúc nào cũng bộc lộ tâm nguyện muốn đóng góp cho quê hương và đạo pháp.
Nhà văn Huy Phương, chú của Lý Khôi Việt, nói với tôi hôm Thứ Hai 11-8-2008 rằng lòng của Lý Khôi Việt lúc nào cũng muốn tìm cơ hội đóng góp cho đất nước, nhưng không được đáp ứng "và thấy rõ tình hình quê nhà sau năm 1975, nên mới dồn sức đóng góp cho văn hóa. Trong khi ai cũng trùm chăn, thì Việt nhảy ra, và tất nhiên là có bất đồng, tất nhiên là có tranh cãi…"
Tôi từng nghe kể rằng Thầy Thích Thiên An, vị thầy Việt Nam đầu tiên mang Đạo Phật vào giảng đường đại học Mỹ, đã mời Lý Khôi Việt từ Pháp sang Mỹ để sẽ góp sức xây dựng một ngôi trường chuyên về Phật Học. Nhưng rồi Thầy Thích Thiên An viên tịch trước khi ước mơ này thành tựu, để lại trong tâm Lý Khôi Việt một thôi thúc về văn hóa.
Người ta dễ dàng nhìn thấy thôi thúc văn hóa này trong bài Lý Khôi Việt viết để tưởng nhớ Thầy Thích Mãn Giác, trích:
"…Chúng con đang tưởng nhớ đến Thầy như tưởng nhớ một vị tướng quân của nền văn hóa dân tộc. Là một nhà trí thức, một kẻ sĩ thời đại, Thầy đã cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ, phát huy văn hóa dân tộc, và để đối thọai với những tư trào văn hóa ngoai lai, hữu thần cũng như vô thần, đến từ phương Tây. Đẹp như hình ảnh của thi hào Nguyễn Du "trường kiếm quẫy thu phong", Thầy đã vung thanh kiếm dài trên trận địa văn hóa, giáo dục, một cách thông thái, tài hoa, và đôi khi dí dỏm. Một vị tướng trấn giữ biên cương là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng một vị tướng bảo vệ bờ cõi văn hóa dân tộc, bảo vệ bầu trời tâm linh, tinh thần của dân tộc lại càng quan trọng hơn, vì mất văn hóa là mất tất cả. Những tác phẩm Thầy đã viết ra những di sản văn hóa quý giá để lại cho những thế hệ con cháu hôm nay và ngay sau…

Chúng con đang tưởng nhớ đến Thầy như tưởng nhớ một vị tướng quân của chánh pháp. Tướng quân của chánh pháp, đó là lời Đức Phật vĩ đại đã gọi vị đệ tử siêu việt nhất của mình về giáo pháp, Ngài Xá Lợi Phất… Học hỏi, tu tập, bảo vệ và truyền bá Phật pháp, đó là những hành động yêu nước căn bản nhất, quan trọng nhất, để hoàn thành sứ mạng văn hóa thời đại tối thượng của người Phật Tử Việt hiện nay, đó là tiếp nối tổ tiên suốt 2.000 năm qua, duy trì phát huy đạo Phật để đạo Phật tiếp tục là tôn giáo lớn nhất của Việt Nam, là suối nguồn tâm linh sâu đậm nhất của Việt Nam, là quốc đạo của dân tộc…

Chúng con đang tưởng nhớ đến Thầy như tưởng nhớ đến một vị tướng quân của cuộc vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thầy là người Việt đầu tiên đã mạnh mẽ gióng lên tiếng chuông nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam trước công luận thế giới và trước các cơ quan truyền thông, các diễn đàn, tổ chức quốc tế và với các chính quyền trên thế giới…

Và đặc biệt thầy cũng là người đầu tiên nói rằng cuộc vận động này phải được tiến hành một cách ôn hòa, bất bạo động, không hận thù. Thầy đã hành động, tất cả chỉ vì lòng yêu nước thiết tha và lòng từ bi vô lượng đối với đồng bào, với tha nhân, dứt khoát không có một chút mưu đồ riêng tư nào, tham vọng nào, và tuyệt đối không có một chút hận thù nào với bất cứ ai. Bởi vì Phật giáo không có kẻ thù. "Phật giáo chỉ có những người bạn đã thông cảm và những người bạn chưa thông cảm"mà thôi, như thiền sư Thanh Từ đã từng nói…" (hết trích)

Những dòng chữ Lý Khôi Việt viết để tưởng nhớ Thầy Thích Mãn Giác, cũng đã tiền định cho một vận mệnh của Việt trên hành trình đóng góp và gìn giữ cho nền văn hóa dân tộc.
Đó cũng là lý do Lý Khôi Việt rộng rãi góp công, góp của cho nhiều hoạt động từ thiện ở quê nhà. Lý Khôi Việt cũng là một tác nhân tích cực trong Qũy Giáo Dục Huế Hiếu Học để giúp học sinh nghèo ở quê nhà.
Cũng với một tâm thức nồng nhiệt, Lý Khôi Việt đã nhìn thấy Phật Giáo Hòa Hảo xuất hiện như một dấu mốc lớn trên chặng đường văn hóa của dân tộc Việt, và Việt đã viết sách ca ngợi Đức Huỳnh Giáo Chủ là một vị Bồ Tát của Phật Giáo Việt Nam. Những bài viết phân tích này còn lưu trữ trên mạng Phật Giáo Hòa Hảo (http://hoahao.org).

Cũng với tầm nhìn lớn của một nhà văn hóa, Lý Khôi Việt đã ca ngợi Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc trong tháng 5-2008 vừa qua được thực hiện tại Hà Nội và khắp 64 tỉnh thành Việt Nam bằng ngôn ngữ cực kỳ thơ mộng qua bài nhan đề "Quốc lễ Phật đản 2008: Cơn mưa pháp lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam." Bài viết còn lưu trên mạng www.Talawas.org này mở đầu bằng những dòng chữ dị thường:

"Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2008 từ 14 đến 16 tháng 5 là cơn mưa pháp vĩ đại, dịu dàng, tươi mát, chưa từng có trong lịch sử hơn 20 thế kỷ của Phật giáo Việt Nam, làm rung động hàng chục triệu trái tim khát khao chân thiện mỹ. Chưa bao giờ giáo pháp vi diệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có một cơ hội được rao giảng rộng lớn như thế ở Việt Nam. Tất cả, từ hàng triệu lá cờ Phật giáo ngũ sắc, từ lời kinh cầu nguyện, qua những bài diễn văn chính trị, những bài tham luận Phật pháp, đến những chương trình văn nghệ hoành tráng, những đoàn xe hoa, thuyền hoa, hai chục ngàn ngọn nến bừng sáng ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, 100.000 chiếc đèn hoa sen trên hồ Xuân Hương ở Đà Lạt, trên sông Hương ở Huế, trên sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, ở Phú Yên…" (hết trích)

Viết đẹp như thế thật khó tìm. Nhưng sống đẹp như Lý Khôi Việt còn khó tìm hơn nữa.
Trong tận thâm tâm, tôi vẫn luôn luôn nhớ tới các cuốn sách về Phật Học in bằng máy photocopy đóng bìa giấy bản, thô nhám, với các phương tiện rẻ tiền ở các năm đầu của thập niên 1990s, do Lý Khôi Việt thực hiện để gửi tặng khắp thế giới cho những ai cần đọc, và cũng bằng nhiều phương tiện để đưa các sách này vào Việt Nam. Thời đó, nhà nước CS Việt Nam đang xiết gắt, gây khó dễ đối với mọi sinh hoạt tôn giáo. Thời đó, cũng chưa có mạng Internet phổ cập. Và thời đó, người người còn lo tìm cho đủ ăn, chứ không mấy ai lo đắp bồi, gìn giữ văn hóa.
Trong hoàn cảnh đó, Lý Khôi Việt đã xuất hiện như một nhà văn hóa. Và vị trí này đã trở thành một hình ảnh đẹp trên hành trình văn hóa Việt. Một hình ảnh đẹp, rất đẹp.




PHAN TẤN HẢI


Phượng Các
#14 Posted : Monday, January 16, 2017 3:59:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhà biên khảo LÝ KHÔI VIỆT đột ngột qua đời tại San José, hưởng thọ 57 tuổi
Aug 14, 2008



Cali Today News - Lý Khôi Việt tên thật là Lê Hiếu Liêm, sinh ngày 18 tháng 8-1952 tại Huế trong một gia đình nhà giáo thanh bạch. Lúc nhỏ ông học tại trường Tiểu Học Trần Cao Vân và sau đó theo học Trung Học tại trường Hàm Nghi, thành nội Huế. Tuy vậy, đến năm Đệ Lục, tức là lớp 7, Lê Hiếu Liêm không chịu đến trường nữa mà ở nhà tự kiếm sách vở học lấy, mặc dầu thân phụ ông lúc ấy là một nhà giáo phục vụ ngay tại trường Hàm Nghi đã hết lời khuyên bảo ông phải đến trường. Tuy vậy, nhờ thông minh và cần cù, Lê Hiếu Liêm đã thi đậu Tú Tái I với tính cách là một thí sinh tự do sớm hơn một năm so với bạn bè đồng lứa và sau đó theo học năm cuối cùng bậc Trung Học tại trường Quốc Học Huế.

Vào Saigon, Lê Hiếu Liêm tốt nghiệp khóa 19 Đốc Sự Hành Chánh năm 1972, đồng thời cũng hoàn tất Cử nhân Luật Khoa ngành Công Pháp trong cùng thời gian. Sau khi ra trường một tháng, Lê Hiếu Liêm được Ông Trần Minh Tiết, Tiến Sĩ Hàn Lâm Viện Pháp Quốc bảo trợ cho du học tự túc. Ông theo học Đại Học Sorbone và tốt nghiệp Tiến Sĩ Bang Giao Quốc Tế, Chính Trị Học. Ông sang Hoa Kỳ với tính cách du lịch và tìm cách ở lại đây. Năm 1978, nhờ việc bốc thăm của cơ quan di trú, Lê Hiếu Liêm được hợp pháp ở lại Hoa Kỳ.

Lê Hiếu Liêm là người chủ trương Tạp Chí Bông Sen- Tạp Chí Khai Phóng. Ông là sáng lập viên và Giám Đốc Trường Phật Học Lý Trần cũng như Viện Tư Tưởng Việt Phật. Ông soạn nhiều sách và viết nhiều bài biên khảo đăng trong các Tạp Chí Phật Giáo dưới bút hiệu Lý Khôi Việt. Những tác phẩm biên khảo tiêu biểu của Lý Khôi Việt như sau:

- 2,000 Năm Việt Nam & Phật Giáo
- Phật Giáo và Quốc Đạo Việt Nam
- Phật Học Lý Trần
- Phật Giáo Thực Hành Trong Cuộc Sống
- Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và Phật Giáo Thời Đại

Ông đột ngột từ trần ngày 10 tháng 8 –2008 tại Walnut Creek, thành phố San José, California hưởng thọ 57 tuổi để lại một vợ và hai con, một trai là Lê Hiếu Khôi Việt 23 tuổi và gái là Lê Hiếu Nam Phương, 19 tuổi.

Tang lễ của Lý Khôi Việt (Lê Hiếu Liêm) sẽ được cử hành tại nhà quàn Oak Hill Funeral House, 300 dường Curner, San José, CA 95125 vào ngày chủ nhật 17 tháng 8-2008, và lễ hỏa thiêu sẽ được cử hành vào lúc 1:00PM cùng ngày.
Phượng Các
#15 Posted : Monday, January 16, 2017 4:05:36 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tiễn Đưa Lý Khôi Việt
Nguyễn Hữu Liêm, Aug 16, 2008



Cali Today News - Bạn tôi, tiến sĩ Lê Hiếu Liêm, tức Lý Khôi Việt, vừa mới qua đời hôm Chủ Nhật, 10/8, hưởng thọ 57 tuổi. Hai ngày nay, tôi đã khóc. Bạn ơi, bạn đi mô mà sớm thế!

Ba hôm trước Liêm bị vỡ mạch máu não. Anh khinh thuờng, không chịu kêu xe cứu thương khẩn cấp. Chị Lan, vợ anh, khi chở đến bệnh viện thì đã quá trễ. Vợ chồng chúng tôi lên đến phòng cấp cứu thì chỉ còn thấy được một con hùm ngày nào nằm nhắm mắt thở theo nhịp của máy. Tôi không tin là chuyện có thật. Thằng bạn thân nhất của tôi, luôn gặp nhau bàn chuyện chính trị, lịch sử, tôn giáo, nay nằm đó, chờ chết? Không!

Tôi và Liêm đã có một lịch sử bạn hữu thân thiết lâu dài. Từ ngày Liêm học xong tiến sĩ luật khoa ở Sorbonne, Paris, qua Mỹ định cư, thì tôi cũng vừa xong việc học ở Texas. Năm 1981, chúng tôi gặp nhau ở Los Angeles qua tạp chí Khai Phóng vừa mới ra đời cùng với các anh Bùi Ngọc Đường, Lê Hậu, Đỗ Hữu Tài, Hồng Quang. Những đêm dài cùng nhau viết báo, đánh máy, lay out, bỏ dấu, bao nhiêu chuyện lý tưởng cho Đạo pháp và Dân tộc. Như rứa mà đã 27 năm rồi. Bao nhiêu là kỷ niệm. Hai đứa chúng tôi luôn luôn gần nhau. Tôi luôn nói đùa với Liêm rằng "Khi tôi lên làm vua" thì tôi sẽ "dời đô" về Quảng Trị và Lý Khôi Việt sẽ là quốc sư cho triều đại mới. Anh chàng tủm tỉm cuời về cái chuyện khôi hài của chính trị. Anh nói đùa rằng, quốc hiệu cho triều đại của tôi phải có hình con trâu. Vì tôi quê mùa giống con trâu lắm. Tôi và anh cùng cười ha hả. Tôi còn nhớ những trận cười như thế của anh. Liêm luôn cầm trên tay điếu thuốc lá, hít thật sâu từng cơn, tay kia thì nâng ly cà phê sữa đá, nhấp từng ngụm nhỏ. Tôi không nghĩ rằng chính những nhịp hít thuốc lá thật sâu đó đã giết chết anh. Hồ Chí Minh có nói, "Hạnh phúc là ước mơ và đấu tranh." Tôi nhìn Liêm và đùa nói, "Hạnh phúc là ước mơ để mà hút thuốc và uống cà phê sữa đá. Tất cả đều sẽ đem đến cái chết." Anh ta vẫn tủm tỉm cười.

Liêm bắt đầu cuộc đời ở Mỹ bằng nghề cắt cỏ - cũng như bao nhiêu kẻ sĩ thất thời khác. Anh có làm một bài thơ trong lần ra mắt căn biệt thự to lớn anh vừa mới mua xong ở Danville, bắc California: "Người xưa tay trắng gầy cơ nghiệp. Ta nay cắt cỏ dựng cơ đồ." Ngày thì anh lao dộng đổ mồ hôi. Đêm về anh viết sách, viết báo. Cuộc đời của anh chỉ có một lý tưởng: Phật giáo và dân tộc Việt Nam. Anh luôn luôn xem cả hai là một. Việt Nam và Phật Giáo là hai sinh mệnh không thể tách rời, - từ hai ngàn năm qua và sẽ còn mãi mãi trong tương lai.

Tôi nhớ một đêm trăng nọ, năm 1983, hai chúng tôi trên đường đi lập đảng chính trị. Khi lái xe qua vùng Sunol, xa lộ 680, trăng sáng vừng vực. Anh và tôi cùng ca hát và cầu nguyện cho "hồn thiêng sông núi gia hộ cho cuộc cách mạng" mà chúng tôi muốn khởi đầu để cứu Việt Nam. Chúng tôi lái xe thâu đêm, làm việc suốt ngày, không hề mệt mỏi. Nhưng cách mạng đâu chẳng thấy. Chỉ thấy rằng cuộc đời không thể chỉ ước mơ và đấu tranh mà được.

Những năm đầu thập niên 1980-1985, không khí "kháng chiến" nở rộ và nóng hổi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tôi và anh cùng đi họp với một tổ chức chính trị. Nhiều đêm khuya lái xe đường xa, hai thằng cãi nhau về đường lối cách mạng. Tôi thì cho rằng cuộc cách mạng cho Việt Nam kế tiếp phải do người Cộng Sản chủ động. Anh thì suy nghĩ ngược lại. Anh cho rằng đảng Cộng Sản đã phản bội dân tộc. Sau đó, anh lên đường về Thái Lan, đi vào "chiến khu." Trước khi đi, chúng tôi cùng uống bia tiễn biệt nhau. Anh ngâm câu thơ, "Làm trai vung kiếm lên đường. Đi thì đi dứt đừng vương với sầu." Tôi thì đi vào trường luật ở San Francisco. Hai năm sau, anh trở lại Berkeley. Chuyện "kháng chiến" đã không đi vào đâu. Anh trở về lại con đường nghiên cứu tôn giáo, chính trị bằng sách vở. Ngoài ra, anh đi vào con đường đầu tư và xây cất bất động sản.

Lê Hiếu Liêm là một con người lạ lùng. Tôi không muốn nói về khả năng tri thức và trí thông minh xuất chúng của anh - mà về con người. Đọc sách vở, các bài viết của anh thì thấy văn phong rực lửa, hào khí ngất trời; nhưng anh có một nhân cách rất trầm tĩnh, nhẹ nhàng, từ tốn, và gần như không bao giờ nổi nóng trước mặt người khác - kể cả những lúc tranh luận chính trị gay gắt với tôi. Có lần anh bảo tôi, "Ê ông Liêm. Ông gia nhập đảng Cộng Sản đi cho rồi. Lập trường của ông sao đôi khi giống họ quá!" Thế là tôi nổi đóa, gây gỗ, to tiếng với anh. Nhưng anh vẫn cứ cười tủm tỉm, không to tiếng với tôi lần nào. Anh có tánh tình thẳng thắn. Có lần anh bạn thân của hai chúng tôi là Đoàn Văn Toại nói với tôi, "Khi nào ông lái xe đường xa, cứ cho Lý Khôi Việt ngồi bên. Hắn sẽ chọc ông tức máu lên mà cãi nhau, thế là đường có xa gì cũng hóa gần."

Thời gian qua mau. Từ khi anh giã từ "cách mạng" chúng tôi ít còn tranh luận về chính trị. Tuổi thanh xuân nhiệt huyết cũng không còn. Hai thằng nay đã vào "ngũ thập tri thiên mệnh." Mỗi đứa biết đâu là khả năng, đâu là giới hạn của đời người. Những ngày cuối tuần, Liêm và tôi vẫn thường gặp nhau - sau này cùng có thêm anh Trần Việt Long, uống rượu bàn chuyện thế sự. Cứ nghĩ rằng cuộc đời cứ thế mà trôi. Hai thằng thỉnh thoảng cũng hẹn nhau về Việt Nam để nghỉ hưu bên giòng sông Hương thưở trước. Nhưng có ai biết được ở tuổi này chuyện gì sẽ xẩy ra. Thế mà hung tin đã đến sớm quá. Anh bị vỡ mạch máu. Và đã đi vào hôn mê.

Hôm thứ bảy vừa qua, sau khi bác sĩ trong bệnh viện cho biết là Liêm sẽ không qua nỗi, tôi có cảm tưởng như rơi vào một khoảng không. Thầy Từ Lực và gia đình cùng thân hữu tụng kinh cầu siêu tiễn biệt. Tôi bị xúc động quá, đi ra ngoài hành lang, đứng nhìn hàng cây thông và đỉnh núi đằng xa. Thế là từ nay, bàn tiệc thế gian này đã vắng đi người bạn thường đối ẩm. Chuyện còn dài mà Liêm! Sao bạn đi đâu mà vội! Bạn cứ ngồi đó mà nhấp cá phê sửa đá, hít từng khói thuốc lá, để xem ta đây làm trò chọc thiên hạ cho vui. Nay bạn bỏ ta mà đi, thật là làm ta cô đơn và mất hết hứng chí. Nhưng mà ta vẫn có cảm tưởng là bạn đang ở đâu đây, đang nhìn ta, và mỉm cười đáng ghét, trêu chọc ta như ngày nào. Mai bữa ta "dời đô" về Quảng Trị thì ai sẽ làm thơ khai hứng đây?

Chắc từ nay, trong thiếu vắng hình bóng của bạn, ta phải ngâm theo câu thơ Côn Luân Tam Thánh của Kim Dung: "Ban ngày sao ngắn vậy, trăm năm sao chóng hết. Trời đất thật bao la, vạn kiếp quá dài như thái cực. Tiên nhân buông xuôi hai đuôi sam, một nửa đã bạc như sương tuyết. Ông trời gặp ngọc nữ cười vang nghìn bức phen. Ta muốn ôm sát con rồng, quay xe đi Phù Tang, mua rượu ngon nơi Bắc Đẩu, nâng mời rồng uống vài chung… Ôm trường kiếm, trợn ngược lông mày mà hỏi, tại sao nước xanh và đá trắng mà rời rạc nhau như thế? Ôi trên đời nếu không có bạn tri âm, dù sống lâu ngàn tuổi cũng vô ích."

***

Chủ Nhật nầy, gia đình, thân hữu, sẽ cùng làm lễ hỏa táng cho Liêm. Ta sẽ thầm cùng với Vô Sắc thiền sư mà niệm kinh Phật theo ngọn lửa hồng đưa bạn về cát bụi: "Chư phương vô vân ế. Tứ diện giai thanh minh. Vi phong thôi hương khí. Chúng sơn tỉnh vô thanh. Kim nhật đại hoan hỉ. Xả vô nguy thuý thân. Vô điều dựt vô ưu. Ninh đang bất thân khánh." (Bốn phía không có màn mây. Bốn mặt đều trong sáng. Gió nhẹ thổi mùi thơm. Tất cả các núi đều yên lặng. Ngày hôm nay đầy hoan hỉ. Đã xong đời thân xác mỏng manh. Không hơn cũng không lo. Như vậy chả vui mừng lắm ư!)

Trong tiếng gió ngày hè thoang thoảng mùi hương cỏ lá, ta lại nhìn lên dãy núi xa, ở giờ vĩnh biệt bạn thân, với đầy đủ chư Tăng, Ni, gia đình, thân hữu gần xa, đâu đây ta vẫn còn thấy bạn Liêm, hút thuốc lá, nhấp cà phê mỉm cười thanh thản.

Phượng Các
#16 Posted : Monday, January 16, 2017 4:09:40 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,686
Points: 19,998
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Có Một Ngày Như Thế Đó, Anh Đi…
Tâm Hà Lê Công Đa, Aug 16, 2008



Cali Today News - Nhà tôi gọi điện thoại báo tin Lý Khôi Việt mất qua Nguyễn Hữu Liêm. Tôi xúc động, bàng hoàng. Dù biết rằng chúng tôi ai rồi cũng sẽ "có một ngày như thế đó, anh đi…" nhưng trong tôi vẫn không nén được những ngậm ngùi.

Lý Khôi Việt đã ra đi quá đột ngột, bỏ lại đằng sau gia đình, thầy bạn, những người qúy mến anh và biết bao những ước mơ chưa thành tựu. Việc nước, việc nhà, việc đời, việc đạo... cứ mãi rối tung lên như một cuộn chỉ mù, và Việt là người luôn xắn tay hăm hở lên đường để tháo tung cuộn chỉ rối mù đó. Trước đây trong một bài viết về sự ra đi của Thầy Mãn Giác, tôi có nhắc lại rằng mỗi lần gặp Thầy, Thầy thường nhắc đến tên của Lý Khôi Việt. Cái bút hiệu đó đã hàm chứa tất cả những ước mơ của cả một đời người. Ai cũng biết là Việt mang hoài bảo xây đắp lên một Việt Nam thịnh trị của thời đại Lý Trần. Mà Lý Trần có nghĩa là Phật Giáo. Phật giáo phải là Quốc Đạo Việt Nam. Lý Khôi Việt không hề dấu diếm điều đó. Mà có gì để phải dấu? Bởi vì Lý Khôi Việt là một Phật tử. Lý Khôi Việt đã khẳng định căn cước của mình một cách rõ ràng dứt khoát.

Trong lần ghé thăm Phạm Trọng Chánh tại Pháp, khi vui chuyện nhắc đến bạn bè, Chánh có kể lại chuyện khi Lý Khôi Việt vừa đặt chân đến Pháp du học, anh em sinh viên Việt Nam cũ tại đây có tổ chức một buổi gặp gỡ để đón chào người bạn mới. Câu phát biểu đầu tiên của Lý Khôi Việt trong buổi gặp gỡ này là một câu hỏi: "Ở đây ai là Phật tử?" Phạm Trọng Chánh đứng lên, và từ đó hai người trở thành đôi bạn thân. Vâng, Lý Khôi Việt luôn hãnh diện rằng mình là một Phật tử. Mà đã là một Phật tử, sống trọn vẹn cái ý nghĩa Phật tử thì ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ quốc độ nào cũng chỉ có một hạnh nguyện duy nhất: Ban vui và cứu khổ. Lý Khôi Việt đã mang hạnh nguyện Bồ Tát đó vào đời, từ thuở thanh niên cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Anh đã dàn trải tất cả những ước mơ của mình lên từng trang giấy, từ Khai Phóng, Bông Sen, đến Phật Học Lý Trần. Nhưng viết lách chỉ là một cách thế hành động; thế nên, Lý Khôi Việt không chỉ dừng lại ở chuyện nghiên cứu viết lách, khi cần, trước vận nước điêu linh, đồng loại khổ đau, người Phật tử Lý Khôi Việt cũng đã xách kiếm lên đường làm người Kinh Kha thời đại. Anh đã từ bỏ vợ dại, con thơ chưa đầy tuổi cùng với Thái Quang Trung về Đông Nam Á lập căn cứ kháng chiến trong những năm đầu của thập niên 1980. Chị Lan, người vợ chung thủy của anh đã âm thầm nhỏ không biết bao nhiêu nước mắt gánh vác hai nhiệm vụ, vừa làm mẹ, vừa làm cha để cho chồng theo đuổi lý tưởng của mình. Nhưng rồi lực bất tòng tâm, mộng ước không thành, Lý Khôi Việt trở về lại cùng với gia đình . Nhưng trở về để lại ra đi. Và lần này, một chuyến đi không trở lại, để lại bao nỗi thương tiếc, ngậm ngùi....

Nói rằng Lý Khôi Việt ra đi không trở lại là nói theo ngôn ngữ thế gian. Tôi biết chắc rằng Lý Khôi Việt rồi sẽ quay trở lại thế gian này bởi vì anh đâu đã chứng được quả vị "bất hoàn"? Tôi biết chắc một điều rằng, nung nấu bởi trái tim Bồ Tát, Lý Khôi Việt sẽ không thể nào rủ bỏ được tất cả để nhẹ gánh ra đi, anh vẫn còn canh cánh mang theo tất cả những ước mơ, hoài bão bên mình. Nung nấu bởi ý nguyện Bồ Tát, anh rồi sẽ quay trở lại đây để tiếp tục công việc dang dở: Xây đắp một Việt Nam thịnh trị của thời đại Lý Trần. Vâng, Lý Khôi Việt có thể đã lui tới mặt đất này rất nhiều lần. Nhìn bộ râu của Lý Khôi Việt, nhiều lần tôi đã nói đùa: "Ông trông rất giống một Tiểu vương Ấn Độ đã từng ủng hộ Chánh pháp thời Đức Phật còn tại thế, nay đầu thai trở lại để hộ pháp đây." Lý Khôi Việt mĩm cười vân vê bộ râu cá chốt của mình. Nụ cười của anh rất sảng khoái nhẹ nhàng. Tôi rất mong muốn bạn tôi mang nụ cười nhẹ nhàng đó đi về cõi bên kia thong dong như một vầng mây trắng bay. Nhưng lòng tôi chĩu nặng vì biết Lý Khôi Việt sẽ không thể nào thong dong được, khi địa ngục vẫn còn bóng người. Thầy Tịnh Từ trong buổi lễ phát tang đã gọi anh là một "người hùng cô đơn". Vâng, "người hùng cô đơn" là hiểu theo cái ý nghĩa "Tuấn kiệt như sao buổi sớm, anh hùng như lá mùa thu", nhưng Lý Khôi Việt không cô đơn chút nào. Lý Khôi Việt có một người vợ rất thương yêu quý trọng chồng. Một người vợ đã qùy xuống lạy anh không biết bao nhiêu lần để anh bỏ đi thói quen hút thuốc lá - một trong những nguyên nhân chính đã gây ra cơn tai biến mạch máu não của anh. Lý Khôi Việt có rất nhiều thầy, cô, bạn bè thương mến. Thầy Tịnh Từ đã sáng tác một ca khúc và hát lên để tặng riêng cho anh, như vậy cũng đủ làm ấm lòng một người vừa nằm xuống.

Có Một Ngày Như Thế Đó, Anh Đi…

Thế là bạn tôi lại lên đường. Trong chuyến lên đường này Lý Khôi Việt đã giành đi trước. Cũng tốt thôi. Không có gì để phải vội vàng, chen lấn. Sống mà đi trước mọi người thì mới phải gánh chịu đủ mọi thứ hòn tên mũi đạn thế mà Lý Khôi Việt đã mở ra những phóng lộ tương lai, sẵn sàng làm người tiền đạo không hề nao núng. thì cái chết cũng chỉ là một trò chơi. Cuộc tử sinh này cũng chỉ là một trò chơi. Sống và chết luôn có mặt cùng nhau. Sau một khoảng thời gian dài, bạn tôi đã thấm mệt với trò chơi này. Thì trở về nhà thôi. Không còn chơi trò chơi xây lâu đài trên cát nữa. Thế gian đã từng tranh cãi, đánh lộn nhau về những cái lâu đài cát biển này: Cái này của tao, cái kia của mày, đã quá đủ! Chiều đã xuống rồi, mặt trời đã lặn, về nhà đi thôi. Sau bao nhiêu năm, bạn tôi chìm vào giấc ngủ dài. Để lấy lại năng lực cho cuộc chơi tử sanh không ngừng tiếp nối...

Tâm Hà Lê Công Đa
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.