Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Ở ngã ba đường Hồng Khắc Kim Mai
Đã có khi trong đời, mình được đặt trong vị thế ở ngã ba để phải đắn đo quyết định nên rẽ vào con đường nào, nhất là đang thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Vào một ngày nọ tôi bất thần bị xuội nửa người. Tuy thế, tôi vẫn còn tỉnh trí uống vài ngụm nước . Nước giúp tôi làm loảng máu và tôi có thì giờ gượng dậy để gọi con đưa đi nhà thương. Trong thời gian chờ đợi con, tôi còn tỉnh trí đeo khẩu trang... Gặp tôi, con cười ngất , cho rằng mẹ quá lo xa. Đến nhà thương cấp cứu kịp lúc, hắn không ngớt chế diễu bà già trầu vì xung quanh tôi, chỉ mình tôi đeo khẩu trang, kỳ dư các bác sĩ và y tá đều tỉnh như dậu không mặc áo bảo hộ hay đeo khấu trang như mình vẫn thấy ở Vũ Hán. Việc đầu tiên là tôi được đưa đi chụp toàn bộ cái đầu (MRI) để xem những gì đang xảy ra trong não bộ, hình như thế. Rồi tôi ngất đi. Khi tỉnh dậy tôi thấy vây quanh mình ít nhất là hai bác sĩ cùng cả chục y tá. Lại có thêm một bác sĩ khác trong màn hình vô tuyến đặt tôi những câu hỏi này nọ. Rồi tôi lại được đưa vào phòng riêng, trong mình quấn đầy giây nhợ cấp cứu. Khi có dịp, tôi hỏi một điều dưỡng viên tại sao họ không mang khẩu trang. Cô ấy bảo rằng nhà thương thiếu hụt nhiều thứ lúc này vì bị những ai đó đánh cắp, nên bây giờ tất cả những gì còn lại phải bỏ vào kho khóa cả.
Bác sĩ bảo tôi bị tai biến (stroke). Chuyện này không làm tôi ngạc nhiên lắm vì đã biết thế nào cũng có ngày bệnh sẽ đến khi tuổi già ầm ập ngoài hiẻn. Bây giờ may mắn được cứu, tôi nằm đây đối diện với thực tại.
Điều sợ nhất là ngày trước tôi sống một mình. Ngày ra viện nhất định sẽ có những đổi thay, và rất nhiều bất ngờ. Thương bản thân đã đành mà cũng thương cho những ai sống độc thân không người giúp đỡ khi tối lừa tắt đèn. Ở đời khi mạnh khỏe thì có đông người bu quanh mà khi đau rất bơ vơ. Vì vậy xin những ai có cặp có đôi hãy trân quí người bạn đường vì chỉ có họ mới chịu hy sinh làm giúp mình nhiều việc, không từ nan bất cứ điều gì. Những ai khác chịu giúp , nếu có, là những ân nhân quí hiếm mà câu " ngậm cỏ kết vành" được áp dụng đúng chỗ... Một bà gọi lại xin xỏ một lọ thuốc mà tôi hằng có, nhưng khi nghe tôi lâm bệnh yêu cầu bà ghé qua nhà bầu bạn khi tôi xuất viện thì bà đay đảy từ chối. Thế mới biết có những người chỉ biết xin/nhận đặc ân mà không biết cho đi những gì mình có thể cho với người lâm nạn.
Tôi là người rất biết lo xa. Với đại dịch Corona tôi đã chuẫn bị rất kỹ cho riêng mình và gia đình quyến thuộc nhưng đùng một cái bị gục xuống thì mình trở nên trắng tay, không có một chút gì để phòng thân. Thế mới biết câu " người tính không bằng trời tính" rất đúng, mọi chuyện con người loay hoay mưu toan mà kết quả lại quay ngược lại không ngờ. Ai vô thần có thể cười mũi, nhưng chính tôi là người đã chứng kiến hai vị bác sĩ y khoa quen thân thường vỗ ngực xưng thánh xưng tướng . Bỗng một ngày đang khỏe mạnh tự dưng họ đã lăn đùng nằm xuống bất đắc kỳ tử. Khi bạn sống hãy cho để được nhận dẫu khi cho, bạn không hề cho với điều kiện được đền đáp.
Những ngày đầu tiên ở bệnh viện, khi biết được mình bị tàn phế, khi hằng ngày đọc những tin tức kinh hoàng của đại dịch Corona và biết mọi người đang sống trong lo sợ (tất tất đều bị phong tỏa, phố xá đóng cửa và người người đều ở nhà không đi làm việc... vv .....và vv... ) tôi không ngủ được. Tôi lim dim mắt nghĩ về quá khứ, về thân phận con người với đời sống vô cùng bấp bênh.... Tôi có nên kéo dài thêm những tháng năm vô nghĩa này không khi đã hơn bảy mươi tuổi, không có chi để nuối tiếc ...lại thêm sống mà phải lo âu, trở nên gánh nặng cho con cái thì thà chết còn hơn. Tôi nói những điều này với một bạn thân hay ai đó, họ đều kết tội tôi bi quan. Không, tôi không bi quan mà tôi rất sáng suốt để nhận định mọi vấn đề. Phàm con người, trước sau gì rồi cũng phải chết. Nếu sống không có chất lượng thì sống làm gì cho chật đất. Tôi đã từng khinh những kẻ tham sinh úy tử, những kẻ biết mình không còn gì để phục vụ cho đời mà vẫn ôm mộng làm vua thiên hạ!!! Vã lại, tôi đã có lúc chết đi sống lại. Khi chết, linh hồn mình bay bổng, sảng khoái , nhìn xác mình nằm đó như kẻ xa lạ. Chết không phải chấm hết mà để được tái sinh. Với ý tưởng như vậy tôi miên man thi hành những toan tính. Đó là khôn khéo dấu đi thuốc ngủ được phát cho, âm thầm tích trữ chúng để khi có đủ số sẽ nốc cạn một lần, thế là an giấc nghìn thu không đau đớn. Nhưng rồi tôi bỏ ý định đó. Nằm nghĩ cách khác. Một trong những cách thơ mộng là lang thang vô rừng hoang, đi đến lúc mệt lã rồi nằm chết nơi khỉ ho cò gáy. Nói thế nhưng các bạn chớ lo sợ cho tôi, vì mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên, muốn là một việc mà có làm tới nơi tới chốn hay không lại là việc khác !!!! Có lúc tôi nghĩ, thôi đến đâu hay đó. Trời cứ việc đày đi, chấp hết, phăng xi lô hết, coi ai sợ ai...
Thấy nhà thương chữa trị rất tận tình, mọi nhân viên làm việc rất chu đáo, như một khách sạn trên hẵn sáu sao tôi ước ao được ở lại đây lâu hơn.Trong một cuộc họp nhiều giải pháp được đề ra. Giải pháp ớ lại nhà thương rất khó vì số giường có hạn họ cần đẩy bệnh nhân cũ đi để có chỗ cho bệnh nhân mới. Chi phí ở đây một tháng khoãng chín ngàn đồng tiền Mỹ. Dịch bệnh Covid-19 đang tràn lan, tuy không một ai được đến thăm, nhưng tôi cảm thấy ở lại đây an toàn nhất.
Đầu tháng tư mọi người chăm sóc tôi hiện đến đều mang khẩu trang theo lệnh của bệnh viện. Tôi ngạc nhiên tra hỏi, biết được bệnh viện có một ca dương tính với Cô Vy. Tôi hoãng hồn, rút lại ý định xin ở lại. Bệnh viện cho biết đã khó nhọc tìm được một viện dưỡng lão bằng lòng đến phỏng vấn tôi. Vậy cũng tốt, vì ở chỗ đó có nhân viên y tế chăm sóc ngày đêm, chi phí hằng tháng là bốn ngàn rưởi. Như vậy cũng được. Tôi hồi hộp chờ họ đến gặp, hy vọng được họ thâu nhận.
Người bán hàng sùi bọt mép thao thao bất tuyệt, quảng cáo nơi cơ sở của họ có đầy đũ tiện nghi. Nào là nhà hàng mở suốt sáng, nào tiệm cắt tóc làm móng tay, nào tiệm giặt ủi nào rạp chiếu bóng, nào có vài đồng hương cho tôi chuyện trò tâm sự. Họ hứa hẹn tôi sẽ có phòng riêng, có thể dọn bàn ghế tủ giường đến. Nói tôi chỉ có ý định ở tạm vài tháng thôi, cho chân tay cứng cáp sẽ về nhà. Họ khẳng định tôi sẽ ở với tư cách thường trú cho đến khi mãn đời. Lại một lần nữa tôi hoãng hồn.Thèm chi những tiện nghi của họ, nhất là gần đây tôi được biết một viện dưỡng lão địa phương đã có một số người già có dương tính với siêu Coronavirus. Lần này không cần họ chấp thuận mà bệnh nhân tôi cương quyết chối từ và yêu cầu được về nhà, vì có càng tiện nghi bao nhiêu và nhiều người ở vui bao nhiêu thì càng bị lây lan. Ban quản trị bệnh viện lại họp cương quyết không cho tôi về nhà vì nếu không có ai chăm sóc, tôi sẽ có cơ nguy bị té bể xương chậu hoặc bể đầu .
Tôi lạc ở ngã ba đường, rẽ vào lối nào cũng chằng chịt chông gai trong mùa đại dịch này. Sắp đến ngày tôi được xuất viện, tận chân trời Luân Đôn con gái tôi khẩn khoản nói đã đến lúc Me phải để chúng con lo cho Me. Các con đã bàn nhau là đem Me về với người con trai cả. Ừ thì đành vậy chứ biết đi đâu bây giờ. Dẫu có bề gì cũng gần người ruột thịt, lúc này mình không còn là ngày xưa. Với năm tháng chồng chất, một nữ tướng đầu đội trời chân đạp đất chỉ còn là một người đi chập chững như trẻ thơ, ngồi học toán cộng trừ nhân chia không xong ....
(FB - 10/04/2020)
Chị MaiMai tá túc nhà con trai cả một thời gian thôi nhỉ, sau đó chị dzìa nhà chị để cuộc chiến đấu được hữu hiệu hơn, em nghĩ thế. Em quen bác kia, cũng 80 tuổi, bác bị như chị mà nặng hơn nhiều, ai cũng nghĩ bác ấy 'đi' khi nằm bất tỉnh trong nhà thương 3 tháng trời. Thế mà lúc tỉnh lại được, bác ấy đã nghĩ ngay phải chiến đấu ngoan cường : 8 tháng sau về nhà, bác ấy không cho con cái đến giúp việc tập đi đứng lại, bác trai cũng chỉ đứng nhìn ... Bác kể : tôi còn chưa cử động tay bên trái, chân lết đi... Nhưng ra vườn lấy cái xới cây nhỏ, tôi cứ đào đất, nó làm tôi ngã, tôi cũng ráng bò dậy, đào tiếp, đau cũng kệ, nhức buốt cũng kệ, ngày nào cũng thế .. Rồi từ từ tôi cầm được mấy đồ chắc hơn, đi lại vững hơn... Và sau 3 năm, khi em gặp bác ấy ở nhà chị bạn, bác kể với cách một người hoàn toàn khoẻ mạnh, lanh lợi, sáng suốt... thích làm bếp nữa. Em thật là bái phục tinh thần bác ấy. Hồi đầu năm rồi, nghe tin bác trai đang ngồi ăn, gục đầu xuống bàn, ra đi ngay tức thì. Bác gái còn một mình, bác nói với chị bạn em : "giờ Thu khoẻ re (không phải hầu ai nữa), tối ngày lo vườn tược, lâu lâu chạy đi thăm con cháu ở khá xa..." Đấy, bác Thu đâu có được như nữ tướng HKKM nhà PNV về chí khí và tánh ... ngang phè (quên, ngang tàng... thế mới là HKKM chớ, lèo èo chán chít chị MaiMai nhỉ?)
|