Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Help The Poor
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, October 27, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chuyến công tác của Help The Poor tại Quảng Trị, Việt Nam:Những người “hạnh phúc”... cần giúp đỡ
Thursday, October 27, 2005

Hoài Nghị/Người Việt

(Tường trình từ Việt Nam)


QUẢNG TRỊ-VIỆT NAM - Hồ Văn Long, người dân tộc B'ru (hay còn gọi là dân tộc Vân Kiều) sinh năm 1984. Số phận đã không công bằng ngay từ khi lọt lòng, Long bị tật bẩm sinh và hai chân bại liệt ngay từ bé. Từ đó đến nay, để còn tiếp tục sống và đi lại, Long phải dùng đôi tay của mình thay đôi chân. Nhưng đôi tay của Long cũng không giúp được em trở thành Long của ngày hôm nay, một thanh niên hạnh phúc, đầy niềm tin và ước muốn làm những việc có thể giúp những em nghèo, khốn khó khác của dân tộc Vân Kiều nếu không có sơ Hiện và những sơ khác của dòng Mến Thánh Giá.

Khi Long tươi cười ra chào chúng tôi, cả đoàn như lặng đi trong giây lát dù không ai nói ra nhưng ai cũng có cảm giác xót xa vì nỗi oan nghiệt của tạo hóa. Những sơ đã quen nhưng Linh Mục Mai Khải Hoàn không giấu được sự đau đớn trên khuôn mặt dù những người đàn ông trong đoàn thường ít khi lộ tình cảm ra bên ngoài.

Di chuyển bằng hai chiếc “đôn” gỗ nhưng Long vẫn tươi cười nói chuyện với chúng tôi. Long khoe, sau hơn 4 năm được những sơ giúp đỡ và nuôi học ở Cam Lộ, Long đã học xong trung học và thi đậu vào trường Cao Ðẳng Sư Phạm Quảng Trị.

Long nói với báo Người Việt: “Ði học xa bằng xe lắc tới hơn 5 cây số nhưng khó khăn nhất vẫn là phải dùng chiếc “đôn” gỗ để leo lên tận tầng 4 vào lớp học. Nhưng em vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người khác.”

Long đã quen với hoàn cảnh của bản thân và vui vẻ kể về dự định tương lai của em: “Em muốn sẽ cố gắng học xong, rồi về lại bản dạy học cho những em nghèo khác có cơ hội cuộc sống tốt hơn hay làm việc để giúp những người khuyết tật hoàn cảnh như em.”

Long hiện đang ở trong nhà cùng với những em khác với hoàn cảnh khó khăn do sơ Hiện chăm sóc tại khu phố 10, phường 5, thị xã Ðông Hà, tỉnh Quảng Trị. Sơ Hiện cũng là người có sự hy sinh hiếm có. Sơ Hiện đã lặn lội vào từng bản làng người Vân Kiều, tự học tiếng Văn Kiều, dịch Kinh Thánh và những bài hát ra tiếng Vân Kiều. Trong thâm tâm, tôi cảm thấy ứa nước mắt khi Long và sơ Hiện cất tiếng hát hồn nhiên bằng tiếng Vân Kiều và Linh Mục Mai Khải Hoàn phải quỳ xuống để nghe. Quý vị phải đến đó, nghe Long hát thì sẽ cảm thấy sự hạnh phúc của những người còn khổ hơn cả những người nghèo nhất.

Còn anh Trần Quốc Hoàn, giáo viên “không lương” cho lớp học tình thương của những sơ tại Ðông Hà, Quảng Trị còn “hạnh phúc” hơn cả Long. Anh đã có gia đình, có vợ và hai con trai dù hoàn cảnh của anh cũng không may mắn gì hơn tình cảnh của Long. Anh Hoàn cũng như Long, hoàn toàn như không có hai chân nhưng anh đã tập và chọn cho mình cảnh đi khác, có một không hai trên thế gian này: Mỗi khi di chuyển anh dùng hai tay chống xuống đất như trồng cây chuối và đi bằng hai tay của mình.

Anh đã tham gia giúp những sơ dạy học trong lớp học tình thương hơn hai năm nay, tất nhiên mỗi lần anh đến lớp dạy phải cần người chở đi. Những học sinh của anh là những em bé nghèo, không thể đi học bình thường vì quá nghèo hay không có giấy khai sinh (bố mẹ những em không có nhà nên không có hộ khẩu. Những em sinh ra không thể có giấy khai sinh theo luật pháp hiện hành tại Việt Nam. Những em không tồn tại với xã hội và không bao giờ có một cơ hội nào khác ngoài tiếp tục nghèo).

Cách đây vài năm nếu ai nói anh sẽ có một cuộc sống như mọi người, anh hẳn sẽ không tin và sẽ không ai khác tin. Ngay cả những sơ, những người con trung thành và tận tụy nhất của Chúa Trời cũng không tin. Anh Hoàn, người thầy giáo tình thương đó hàng ngày vẫn phải đi nhặt, mua những lon nước cũ, bỏ đi để cắt hai đầu ra, đập dẹt và bán lại cho những xưởng gia công. Cắt hai đầu lon, đập dẹt, đóng bao lại như vậy anh Long được trả 40 đồng/1 cái (nghĩa là 100 lon, anh mới được 4,000 đồng - khoảng 25 cent Mỹ). Cuộc sống như vậy, hoàn cảnh như vậy ai tin anh Long sẽ có một gia đình như ngày hôm nay?

Một cô gái đi mua bán ve chai đã gặp anh Hoàn trong những lúc vật lộn để sống, để đi dạy học cho những em khác còn khổ hơn anh vì chưa biết chữ. Họ đã quen nhau, giúp đỡ nhau và rồi cô gái đó đã dám làm một việc ít ai nghĩ tới: Lấy anh Hoàn làm chồng, chấp nhận đi chung nốt quãng đường dài đầy gian khổ còn lại với anh. “Một sự hy sinh không thể tưởng tượng nổi,” sơ Hiện đã phải thốt lên khi kể lại chuyện đó với chúng tôi. Sơ Hiện, người đã hy sinh rất nhiều như vậy còn phải khen thì điều đó chắc chắn phải đúng.

Anh Hoàn rất hạnh phúc khi kể về gia đình với chúng tôi. Anh chỉ tiếc là vỡ kế hoạch có con thứ hai khi con thứ nhất mới chưa đầy hai tuổi khiến anh không đi học tin học được để có thể về dạy lại cho những em trong lớp tình thương của mình. Ðiều may mắn hơn cả, những con anh hoàn toàn bình thường như bao đứa trẻ khác. Sơ Hiện cười khi tiết lộ, anh Hoàn rất xấu hổ khi kể với sơ: “Con rất xấu hổ vì bị vỡ kế hoạch. Ðáng ra phải đợi đứa lớn 3-5 tuổi mới có con tiếp theo nhưng để xảy ra chuyện này làm ảnh hưởng đến bản thân con, những sơ và cả lớp học.”

Nhưng sơ Hiện đã có kế hoạch để giúp những “vụ vỡ kế hoạch” như vậy. Sơ kể: “Con đã xin được 2 chiếc máy tính cũ (1 chiếc do hội Help The Poor tặng) và sẽ dành hẳn một chiếc để Long (đang học tin học tại trường) dạy lại cho anh Hoàn để anh Hoàn dạy tiếp cho những em lớp tình thương.” Sơ Hiện không dám nói, và không dám xin vì đã được giúp nhưng chúng tôi biết, sơ đang rất cần ít nhất 3-4 bộ máy tính cũ, không cần mới cho những em có thể học. Và điều cần nhất, anh Hoàn cần một suất lương rất khiêm tốn để có thể tiếp tục đem chữ viết và kiến thức đến cho những em nghèo (không tồn tại trong xã hội) trong lớp học tình thương.

Chia tay với sơ Hiện, anh Long, anh Hoàn và cả món “rượu sim rừng” đặc biệt chỉ có ở vùng này chúng tôi ra về với cảm giác có lỗi và thấy mình bất lực. Chắc chắn tuy không nói ra, nhưng những người trong phái đoàn Help The Poor đang nghĩ cách làm sao có thể giúp nhiều hơn những gì đã làm cho họ, những người thật không may mắn, nhưng thật hạnh phúc vẫn đang cần giúp đỡ rất nhiều ở đây và nhiều nơi khác nữa.

nguoiviet
Phượng Các
#2 Posted : Thursday, December 15, 2005 10:44:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
“Hội Từ Thiện Giúp Người Nghèo” gây quỹ, quyên được $71,245 trong một bữa tiệc
Tuesday, December 13, 2005

WESTMINSTER, California - Trưa Chủ Nhật, 11 tháng Mười Hai, hơn 300 đồng hương, ân nhân và thành viên đến dự bữa cơm gây quỹ “Hội Từ Thiện Giúp Người Nghèo” tại nhà hàng Hồng Ân thành phố Westminster. Buổi tiệc đã đạt thành quả thật mỹ mãn ngoài sự mong đợi của ban tổ chức. Theo phúc trình tạm thời lúc cuối ngày, ngân khoản thu được $71,245, con số này sẽ còn tăng trong những ngày sắp tới.

“Trong chuyến đi cứu trợ người nghèo và nạn nhân bão lụt tại miền Bắc Việt Nam, với quý Cha Mai Khải Hoàn và Linh Mục Trần Quang Ðiềm, tôi mới thấy “tận mắt, bắt tận tay” những thành quả đạt được do tấm lòng quảng đại mà Quý Ân nhân và anh chị em hội viên bên này thực hiện.Tôi thấy rõ công tác phục vụ người nghèo đã có những kết quả thật tốt đẹp”. Lời chào mừng của Linh Mục Nguyễn Ngọc Hoàn, tân Hội trưởng Hội Từ Thiện Giúp Người Nghèo mở đầu cho một số các phúc trình công tác cứu người nghèo tại quê nhà.

Hội Ðồng Quản Trị của Hội bao gồm Linh Mục Nguyễn Ngọc Hoàn, Hội trưởng; Phó Ngoại Vụ là bà cố Nguyễn Thị Toan; Phó nội vụ, ông Nguyễn Minh Sang; Thư ký, ông Phạm Hữu Giản và thủ quĩ là bà Trần Bích Hồng.

Trong dịp này, ban Tổ chức trình chiếu cuốn phim sinh hoạt của Hội trong những chuyến ủy lạo tình thương và lắng nghe cảm xúc của đồng bào nghèo nơi quê nhà. Tiếp nối là cuộc bán đấu giá rất ngoạn mục do ông Hoàng Liên phụ trách. Ông Hoàng Liên, người nổi tiếng tại miền Nam California vì, 6 năm liên tiếp, căn nhà của ông Liên tại thành phố Laguna Niguel được chấm giải nhất về trang trí hoa đèn trong mùa Lễ Giáng Sinh. Mỗi năm hàng trăm ngàn người địa phương cũng như du khách khắp thế giới đến California đều tới chiêm ngưỡng căn nhà được trang trí mỹ thuật và ý nghĩa.

Cũng trong phần bán đấu giá, ông bà Hồng Quang Tân, chủ nhân hãng đồng hồ Tic Toc, tặng một chiếc đồng hồ đeo tay tuyệt đẹp, tiền ra giá mở màn là $200, sau 10 phút bán đấu giá, cái đồng hồ đã được trả giá cao nhất $l,100. Người mua được là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ; ông Tuệ tặng quà giáng sinh cho hiền thê. Bà Hoàng Thị Vĩnh lên nhận, nhưng thương người nghèo khó, bà gởi lại cho Hội bán đấu giá tiếp. Người thứ nhì trả giá cao nhất là ông bà Hải, nhận cái đồng hồ với giá $1,000. Cộng chung hai lần đấu giá, cái đồng hồ đã đem về cho Hội $2,200.

Trong khi cuộc bán đấu giá diễn tiến rất phấn khởi, ba vị linh mục, cha Cố Trần Quang Ðiềm, Cha Mai Khải Hoàn và cha Nguyễn Ngọc Hoàn đi “chào bàn”, tặng quà Giáng Sinh cho khách tham dự, cuốn DVD Help The Poor và cuốn CD nhạc “Mãi Mãi Cậy Trông”. Khách cảm thông trước việc làm bất vụ lợi và lòng bác ái mở rộng hầu bao tặng hiện kim cho Hội.

Sự đóng góp thật bao la, âm thầm, có vị đã dâng vào quỹ hội $30,000 mà không muốn được xướng danh. Vị khác ký chi phiếu $9,000. Tình thương giữa đồng bào không đo lường bằng con số mà bằng chiều sâu của tấm lòng. Người tặng $5, $10 đến chục ngàn. Có em bé trút cả con heo đất, toàn là tiền cắc, đếm mãi mới được vài chục bạc, nhưng đó là sự hy sinh nhịn quà bánh của em để làm của ăn cho chúng bạn, cùng trang lứa nơi quê nhà chưa bao giờ có một bữa ăn no bụng.

Bà Vĩnh rất phấn khởi với chương trình Quỹ Học Bổng: “Hàng ngàn học bổng các cấp từ tiểu học đến đại học, Hội có đại diện theo dõi thường xuyên tiến triển của các em để báo cáo hàng năm. Cho đến tháng 10 năm 2005, Hội nhận hơn 700 đơn xin và đã cấp 500 học bổng trên toàn quốc. Mục tiêu năm tới sẽ là 1,000 học bổng và tăng hơn hàng năm.”

Song song với các chương trình giáo dục là các công tác y tế, xã hội năm qua Hội đã phục vụ y tế cho hơn 4,000 đồng bào thuộc các tỉnh Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, Di Linh - Thường xuyên yểm trợ các bệnh xá từ Bắc chí Nam, tài trợ các buổi khám bệnh, phát thuốc hàng tuần cho đồng bào nghèo, mổ mắt và chữa bệnh tại Gio Linh, Ðông Hà, Huế, Khánh Hòa... Tóm lại Hội muốn hiến tặng cho đồng bào những “cái cần câu cá” để họ tự tìm phương tiện sống hơn là những bữa ăn nhất thời nặng phần trình diễn. (c.n.n.)

nguoiviet
hongkhackimmai
#3 Posted : Thursday, July 5, 2007 6:47:58 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)


Mời các ace coi 1 phim tài liệu về cô gái Thụy Sĩ mang tên TIM

http://www.youtube.com/w...xm5I&mode=related&search
hongkhackimmai
#4 Posted : Friday, November 9, 2007 3:17:57 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)

ACE nào đang ở Paris xin đến đây dự chơi cho biết chuyện của cô Tim :

Samedi 10 Novembre 2007 à 19h30
La Grande Salle du Chantier
24 Rue AJ Henard
75012 Paris


De : tim
Répondre à :: < tim@maison-chance.org >
Pour ::

Xin chao anh chi,
Em la Tim Aline Rebeaud, nguoi Thuy si song o Viet Nam 15 nam nay. Nhu anh Bich da noi voi anh chi, ngay 10 thang 11 sap toi chung toi se to chuc mot Buoi Le tai Paris . Tim hy vong rang anh chi se co the danh chut thoi gian den tham du de biet them ve cong viec chung toi dang lam o Viet Nam , va ho tro mot phan nho cho may em bat hanh o que huong.
Mong su hoi am cua anh chi rat nhieu !
Chuc cuoi ngay vui ve,
Hen gap lai mail sau !
Chao than,

Tim
www.maison-chance.org

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.