Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Thanh Hương
Phượng Các
#1 Posted : Monday, September 19, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Việt Dương Nhân
#2 Posted : Friday, October 24, 2008 4:02:39 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0


Đệ nhất danh ca Thanh Hương
21.10.2008 18:32


NS Thanh Hương - Hình : ngocanh


Giữa thập niên 50 (thế kỷ XX), một giọng ca lạ đầy hấp lực gây nên cơn sững sờ thích thú cho người mộ điệu. Chị mang mỹ danh Thanh Hương, con nhà nòi: Cha là đệ nhất nghệ sĩ Năm Châu, mẹ là đệ nhất nữ danh ca Tư Sạng. Thanh Hương thừa hưởng nét đẹp của cha ở diện mạo, ''gien'' di truyền của mẹ ở làn giọng vàng quý hiếm.

Buổi bình minh của sự nghiệp, Thanh Hương nhanh chóng chiếm lĩnh cảm tình của công chúng, phần lớn nhờ khả năng ca, rộn ràng thu đài (phát thanh), thu dĩa. Thời gian ấy cô có dịp ''đua hơi'' cùng mẹ qua bộ dĩa CL Ni cô Diệu Thiện (Thanh Hương vai Diệu Thiện, Tư Sạng vai Hoàng hậu). Dĩ nhiên, cô còn non nghề hơn mẹ, nhưng công chúng và giới cầm ca nức lòng ca ngợi một hậu duệ sáng giá. Sau khi đoàn Kim Thanh của liên danh ÚT Trà ôn - Thanh Tao – Kim Chướng - Thúy Nga giải thể, một đại ban khác đã hình thành với cặp đào kép chính Thanh Hương - Hữu Phước. Đó là đoàn Kim Chưởng - Thanh Hương. Thời gian khai trương tại Bạc Liêu, đoàn thắng lợi tuyệt đối về doanh thu. Đó là nhờ tài lãnh đạo của bà bầu Kim Chưởng với tầm nhìn sắc bén về tiềm năng thu hút của cặp đào kép chính, dẫu rằng họ mới chỉ là đào ca, kép ca, chưa đạt đến đẳng cấp chính quy của ''trường phái diễn''. Thanh Hương đã tác nghiệp qua những Khi nụ cười đã tắt Nhặt cánh mai vàng, Tỉnh mộng (đoàn Kim Chưởng); Sắc tuyết màu thơ, Tôi không làm hoàng hậu (đoàn Thanh Hương - Hùng Minh) rất thành công về ca và chưa tạo dấu ấn đáng kể về diễn. Ngay cả lần tổng hợp tài danh trên sân khấu Thanh Minh với vở dã sử đặc sắc của soạn giả Linh Thành (Thiếu Linh – Thành Phát), Thanh Hương thành công rực rỡ bảy phần ca, ba phần diễn. Thế nhưng, vai Đỗ Lệ - vở Nắm cơm chan máu- đã đưa Thanh Hương lên đỉnh cao toàn năng ca diễn, vừa rất ăn khách, vừa là vai để đời duy nhất của cô. Tác phẩm này cũng đạt loại hay nhất của đôi soạn giả Bạch Diệp – Minh Nguyên. Nếu như ÚT Bạch Lan lấy nước mắt khán giả qua những vở xã hội, thì Thanh Hương tạo nên cơn thổn thức cho người xem bằng một vai trong vở sử. Đó là chuyện lạ và hiếm.

Cuối thập niên 50, cuộc bình bầu trên một tờ báo (ông Thanh Tâm Trần Tấn Quốc chủ biên) do khán giả chọn, Thanh Hương sở hữu danh hiệu Đệ nhất nữ danh ca; ÚT Bạch Lan hạng nhì. Đệ nhất nam danh ca thuộc về ÚT TRÀ ÔN. Dịp này, sầu nữ thổ lộ rằng chị đinh ninh mình ở ngôi số một; dè đâu...nghĩ cũng đúng thôi. Hai ngôi sao nữ này đều kiệt xuất về ca; kỹ thuật đều cao ngang ngửa; giọng ca ai cũng có cái hay riêng, khó phân định... Có lẽ, Thanh Hương thắng phiếu ÚT Bạch Lan là nhờ... âm vực rộng, rộn ràng.

Thanh Hương đã thu nhiều bộ dĩa tuồng CL và dĩa ca lẻ rất có giá trị nội dung và văn chương. Đa số tác phẩm ấy đã được tái bản và phổ biến rộng rãi. Cùng ca cùng diễn với cô là những ngôi sao, danh ca lừng lẫy một thời. Có thể điểm qua các bộ: Nước mắt kẻ sang Tần (với ÚT Bạch Lan), Áo cưới trước cổng chùa (với Hữu Phước, Minh Chí, Thanh Nga, Thành Được, ÚT Bạch Lan, Ba Thanh Loan), Thuyền ra cửa biển (vôi ÚT Bạch Lan, ÚT Trà ÔN, Thành Được) Đẹp duyên chùa Tháp (với ÚT Trà ÔN, Hữu Phước), Nắm cơm chan máu (với Hữu Phước, ÚT Bạch Lan, Ngọc Nuôi, Thành Được), Năng chiều trên sông Dịch (với Thanh Hải, Ngọc Hương), Hai chuyến xe hoa (với Thanh Nga, Hữu Phước, Minh Cảnh, Thanh Thanh Hoa, Việt Hùng), Thần nữ dâng ngũ linh kỳ (với ÚT Bạch Lan, ÚT TRÀ ÔN, Thanh Hải). Ca cảnh ngắn: Dưới hàng phượng vĩ (với ÚT Bạch Lan, Thành Được), Tình cô gái Huế (với Hữu Phước, ÚT Bạch Lan). Song ca: ÁNH trăng sau mành trúc (với Hữu Phước), Duyên tình sơn nữ (với ÚT Hiền). Ca lẻ: Tâm sự Bàng Phi, Sư nữ Diệu Quang, Đợi chờ, Cô bán đèn hoa giấy...

Đặc sắc nhất là Cô bán đèn hoa giấy và Đợi chờ. Cô gái quê tiễn người yêu lên đô thành tìm tương lai giữa cái lạnh giá của mùa đông. Nhiều năm trôi qua, hễ đông đến, cô ra bờ ao câu cá chờ đợi chàng trai, rồi mỏi mòn tuyệt vọng. Thanh Hương đã thể hiện trọn vẹn tâm tư thắc thỏm, thương sầu của cô gái chung tình lặng đếm thời gian trôi đi, để cô vương mang cái nghiệt ngã sắc hương phai nhạt. ''Trước mặt mẹ cha, em giả bộ vui vẻ hồn nhiên như người vô tư lự, nhưng lòng em vẫn ai hoài, kể từ ngày em biết yêu anh'', tám nhịp chót câu vọng cổ thứ sáu chấm dứt bài ca, thẩm thấu tâm tư thính giả một nỗi ngậm ngùi day dứt dải lâu. Riêng bài Cô bán đến hoa giấy vốn là một tuyệt phẩm hiếm có trong kho tảng bài ca vọng cổ thể loại tự sự với nội dung lãng mạn trữ tình đậm đà mà không bi lụy sướt mướt. Tình yêu trong sáng thơ ngây của cô bé bán đến hoa và cậu học trò nhu hòa đã nảy sinh chỉ qua một lán gặp gỡ. Rồi chiến tranh, biết bao đổi dời, chàng trai phong trần trở lại chốn xưa thì cô bán đến đã có chồng có con: ''Đèn hồng đã có người mua, má hồng đã bị nắng mưa phai rồi'' (song lang dứt xề câu 5). Chàng thất vọng bỏ đi khi hiểu rõ sự tình. ''Khách ngoảnh lại nhìn em, loáng lệ. Em lắc đầu buông chuỗi thở dài. Kỷ niệm năm xưa bừng sống lại, em chạy theo người để tỏ tấc lòng yêu. Nhưng ai xui con em cất tiếng kêu mẹ mẹ, em dừng chân nhìn nó mà lệ đổ tuôn dòng (song lang xề nhịp 24). Con em là chiến tuyến ngăn em theo tiếng gọi của lòng - Bóng người dù khuất xa xôi, nhưng vẫn sống mãi đời đời trong tim em (dứt hò nhịp 32 câu 6).

Đã 50 năm, bài ca này tuy ít phổ biến hơn Tình anh bán chiếu nhưng người mộ điệu cao niên - nhất là người trong giới -vẫn xếp nó vị trí ngang tầm Tình anh bán chiếu. Hễ nhớ đến nó, người ta ngậm ngùi nhớ người nghệ sĩ danh ca tài hoa mệnh bạc với làn hơi quý hiếm, với kỹ thuật vững chắc, chính xác như đổ khuôn. sử dụng ca từ như nhảy múa trên cung đàn; khán thính giả mọi tầng lớp (sành điệu hoặc chưa sành điệu) đều thích thú ngưỡng mộ. Chiêu thức này như tuyệt kỹ, chỉ có bậc thượng thừa như ÚT Trà ÔN, ÚT Bạch Lan mới thi triển dễ dàng. Một giai thoại về bài Cô bán đèn hoa giấy và danh ca Thanh Hương: soạn giả Văn Bình (chồng cô Ba Trà Vinh) lúc ấy (1960) cộng tác với hãng dĩa ASIA, được mời viết một số bài ca cổ. ÔNG phấn khởi chuẩn bị giấy, viết. Bút vừa cầm lên, bỗng nghe nhà hàng xóm vang lên giọng Thanh Hương với Cô bán đèn... Nghe xong, ông ngơ ngẩn than ''soạn giả Quy Sắc quả là kỳ tài mới sản sinh một tác phẩm tuyệt diệu như vấy. Mình phải từ chối viết ca cổ thôi''.

Một trùng hợp gần như tiền định: ÚT Trà ôn vả Thanh Hương mỗi người đều có hai bài ca để đời của hai soạn giả tài năng. Đó là Viễn Châu với Tình anh bán chiếu (ÚT Trà ôn ca) và Đợi chờ (Thanh Hương ca); còn Quy Sắc với Tình phụ tử (ÚT Trà ÔN ca) và Cô bán đèn... (Thanh Hương ca). Và cũng như một tiền định: khi CL những năm 1940 đã may mắn có hai siêu sao danh ca ÚT Trà ôn và cô Ba Kim Anh thì đến giữa thập kỷ 50 lại xuất thế ba viên ngọc cực quý ÚT BẠCH Lan, Hữu Phước, Thanh Hương rực rỡ hào quang làm nên một tổng thể vọng cổ Ngũ bá, góp phần khai sáng một thế hệ vàng tồn tại hơn nửa thế kỷ nay.

Có chính đáng chăng khi nẫy sinh một nỗi bâng khuâng rằng thời khoảng hơn năm thập niên ấy, những tổn thất do tuổi thọ, những suy giâm do lão hóa con người theo định luật tự nhiên, liệu măng cô kịp mọc trước lúc tre tàn? Hay là trăng tròn rồi trăng khuyết, nước lớn rồi nước rông?

Hồ Quang - Cần Thơ

ngocanh (Theo Báo sân khấu)

______
CLVN



suong mai
#3 Posted : Tuesday, January 12, 2010 4:00:00 PM(UTC)
suong mai

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,113
Points: 234

Thanks: 3 times
Was thanked: 19 time(s) in 19 post(s)
Nữ Nghệ Sĩ Thanh Hương
Monday, January 11, 2010







Nữ nghệ sĩ Thanh Hương. (Hình: Ngành Mai sưu tầm)




Ngành Mai





Nữ nghệ sĩ Thanh Hương là một danh ca của đài phát thanh Pháp Á từ những năm đầu của thập niên 1950, và đã chiếm được nhiều cảm tình trong giới mộ điệu, nhờ làn sóng phát thanh của một đài có số đông đảo thính giả thời đó.

Thanh Hương gia nhập làng cải lương lúc đoàn Kim Thanh mới thành lập, sau đó về đoàn Thanh Minh có dịp thi thố giọng ca với Út Bạch Lan. Thời gian sau thì cùng với đào Kim Chưởng đứng tên chung bảng hiệu gánh Kim Chưởng-Thanh Hương.

Thế nhưng, sự nổi tiếng cũng như gây được nhiều cảm tình của khán giả là lúc về đảm nhận vai đào chánh ở đoàn Hữu Tâm của bầu Ba Khuê. Với vở tuồng “Nắm Cơm Chan Máu” của hai soạn giả Bạch Diệp-Minh Nguyên, đào Thanh Hương trong vai nàng Ðỗ Lệ đóng cặp với nghệ sĩ Bửu Tài vai Trần Ai chẳng nổi bao nhiêu. Nhưng từ khi có Hùng Minh là kép đẹp vừa chiếm huy chương vàng giải Thanh Tâm 1959 về thủ vai Trần Ai thì vai trò của hai người nổi bật hơn nhiều.

Lúc bấy giờ Thanh Hương đã có chồng là nghệ sĩ Văn Chung (lúc ấy Văn Chung là kép mùi chứ chưa làm hề) và cũng đã có con. Nhưng có lẽ mối tình thiên nan vạn nan của hai nhân vật chính trong vở tuồng này đã đưa Thanh Hương và Hùng Minh yêu nhau ngấm ngầm. Người ta bảo đào kép yêu nhau từ một vở tuồng thì quả đúng như trường hợp của Thanh Hương, Hùng Minh.

Mối tình bộc phát khi Văn Chung và Thanh Hương đứng ra lập gánh kéo theo Hùng Minh, và cả hai quyết san bằng mọi trở ngại để đạt đến hạnh phúc trọn vẹn cho mình, không khác gì hai vai trò chánh Trần Ai, Ðỗ Lệ trong tuồng “Nắm Cơm Chan Máu.” Kể từ ấy thì bảng hiệu đoàn hát Văn Chung-Thanh Hương được đổi lại Thanh Hương-Hùng Minh.

Ðược biết Thanh Hương là ái nữ của đôi nghệ sĩ lão thành khả kính Năm Châu và Tư Sạng, cô được cho ăn học từ khi còn bé. Thuở còn kẹp tóc, nữ nghệ sĩ này là nữ sinh của trường áo tím Gia Long và nổi tiếng nhờ tài ca hát và sáng tác văn nghệ qua bút hiệu “Lam Kiều” trong một thi phẩm do trường Gia Long ấn hành thời bấy giờ.

Khoảng Tháng Tư 1974 lúc đoàn Thanh Hương-Hùng Minh đang hát tại một làng xã vùng quê hẻo lánh ở tỉnh Sa Ðéc, thì Thanh Hương được đưa về bệnh viện Long Xuyên vì sanh khó, và chẳng may đột ngột qua đời trong sự bàng hoàng xúc động của giới nghệ sĩ sân khấu và báo chí Sài Gòn.

Từ bệnh viện Long Xuyên, linh cữu của người nữ nghệ sĩ bất hạnh đã được di chuyển về an vị tại trụ sở của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ ở đường Cô Bắc Sàigòn.

Thanh Hương mất đi nhưng chẳng ai có thể quên được hình ảnh của cô trong vở “Trăng Nước Lam Giang” của soạn giả Thu An, và nhứt là giọng ca vừa sang sảng lảnh lót lại vừa mặn mòi quyến rũ trong dĩa nhựa “Cô Bán Ðèn Hoa Giấy”:


Hỡi cô bán đèn giấy hồng.

Ðèn hồng cô bán má hồng bán chăng ?

Má hồng xin hỏi song thân.

Em đây chỉ bán cho anh đèn hồng.


Những ai đã từng nghe Thanh Hương hát, tất nhiên khi đọc những câu thơ trên đây sẽ có cảm nghĩ rằng, mặc dầu ngày nay Thanh Hương không còn nữa, nhưng nàng quả đã bất tử trong bài hát một mạc nhưng đậm đà tình ý này.

Nàng mất đi vừa đúng 39 tuổi, để lại cho chồng là Hùng Minh nhiều đứa con thơ, trong đó có hai đứa dưới 6 tuổi, và một gánh hát mang bảng hiệu “Thanh Hương-Hùng Minh.”

Trong buổi sáng di quan đến nghĩa trang của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ tại Gò Vấp, theo sau linh cữu của nàng, trên những khuôn mặt nghệ sĩ tài danh đương thời đều hiện rõ nỗi buồn chia cách và xúc cảm chân thành.

Giữa bầu không khí ảm đạm và vần vũ của sinh hoạt cải lương, cái chết của nàng đã làm đậm thêm cái buồn đã có, đã làm đầy thêm cái hồ nước mắt chưa bao giờ vơi. Nhưng chính trong cái buồn tuổi và khổ đau đó giới nghệ sĩ đồng thời tìm được cái di sản quí báu mà người quá cố đã góp phần trong quá trình xây dựng nghệ thuật. Nói khác đi, nữ nghệ sĩ Thanh Hương đã chết, nhưng “Cô Bán Ðèn Hoa Giấy” vẫn còn sống mãi với gia tài nghệ thuật dân tộc.

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.