Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 10,232 Points: 13,854
Thanks: 820 times Was thanked: 690 time(s) in 688 post(s)
|
Tin tức cập nhật by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins
19/02/2021 - 15H30 GMT Trên toàn thế giới (197 quốc gia và vùng lãnh thổ) : Total Confirmed = 110,439,431 cas
27,898,118 US 10,963,394 India 10,030,626 Brazil 4,095,187 United Kingdom 4,092,649 Russia 3,596,156 France 3,121,687 Spain 2,765,412 Italy 2,616,600 Turkey 2,377,959 Germany 2,212,525 Colombia 2,046,795 Argentina 2,022,662 Mexico 1,623,218 Poland 1,558,159 Iran 1,498,766 South Africa 1,340,054 Ukraine 1,263,299 Indonesia 1,261,804 Peru 1,134,957 Czechia 1,061,842 Netherlands 842,871 Canada 794,769 Portugal 791,939 Chile 774,555 Romania 746,302 Belgium 744,513 Israel 661,477 Iraq 631,166 Sweden 568,506 Pakistan 557,058 Philippines 547,775 Switzerland 542,674 Bangladesh 480,056 Morocco 441,659 Austria 431,680 Serbia 422,718 Japan 397,116 Hungary 374,366 Saudi Arabia 365,017 United Arab Emirates 356,744 Jordan 348,810 Lebanon 334,463 Panama ... ...
===
Global Deaths = 2,444,329
493,176 deaths/US 243,457 deaths/Brazil 178,108 deaths/Mexico 156,111 deaths/India 119,614 deaths/United Kingdom 94,887 deaths/Italy 83,542 deaths/France 81,048 deaths/Russia 67,382 deaths/Germany 66,704 deaths/Spain 59,341 deaths/Iran 58,334 deaths/Colombia 50,857 deaths/Argentina 48,708 deaths/South Africa 44,489 deaths/Peru 41,823 deaths/Poland 34,152 deaths/Indonesia 27,821 deaths/Turkey 26,320 deaths/Ukraine 21,821 deaths/Belgium 21,526 deaths/Canada 19,897 deaths/Chile 19,738 deaths/Romania 18,913 deaths/Czechia 15,821 deaths/Portugal 15,444 deaths/Ecuador 15,260 deaths/Netherlands 14,145 deaths/Hungary 13,232 deaths/Iraq 12,649 deaths/Sweden 12,527 deaths/Pakistan 11,829 deaths/Philippines 11,353 deaths/Bolivia 10,201 deaths/Egypt 9,880 deaths/Switzerland 9,786 deaths/Bulgaria 8,524 deaths/Morocco 8,348 deaths/Austria 8,337 deaths/Bangladesh ... ...
Covid-19: Pháp kéo dài thời hạn cách ly để đối phó với biến thể mới của virus
Trọng Nghĩa - RFI - 19/02/2021 Trong một quyết định mới được công bố vào hôm qua, 18/02/2021, bộ Y Tế Pháp cho biết sẽ kéo dài thời hạn cách ly những người bị nhiễm Covid-19. Mục tiêu là nhằm ngăn chặn tình trạng “vỡ đê” khi phải đối phó với các biến thể của virus corona được cho là có thể lây lan trong một thời gian dài hơn.
Trong bản cập nhật diễn biến dịch bệnh hàng tuần, bộ trưởng Y Tế Olivier Veran đã cảnh báo rằng: “Việc nới lỏng cảnh giác vào lúc này có nguy cơ dẫn đến những biện pháp hạn chế mạnh hơn trong tương lai gần”. Nguy cơ đối với nước Pháp đến từ các biến thể mới của virus, biến thể Anh hiện chiếm ít nhất 36% các xét nghiệm dương tính, biến thể Nam Phi và Brazil chiếm khoảng 5%.
Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ những người bị nhiễm biến thể của virus có thời gian truyền bệnh lâu hơn bình thường, vị vậy, ông Véran thông báo rằng thời gian cách ly đối với tất cả các trường hợp dương tính sẽ kéo dài từ 7 lên thành 10 ngày kể từ thứ Hai 22/02.
Với hơn 22.000 trường hợp mới được xác nhận trong 24 giờ qua, kèm theo 271 ca tử vong mới trong bệnh viện, đà lây lan của dịch bệnh vẫn chưa được chặn đứng tại Pháp, và áp lực đối với các bệnh viện vẫn còn lớn, với hơn 3.300 bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt. Theo giới chuyên gia, hai tháng tới sẽ rất nguy hiểm vì nước Pháp “vẫn đang trong mùa đông và ai cũng biết là virus gây bệnh hô hấp rất chuộng thời kỳ này”.
Dấu hiệu tích cực duy nhất là dịch bệnh đang diễn biến theo chiều ngang chứ không tăng vọt, tức là “ổn định” dù vẫn ở mức “tương đối cao”.Trước tình hình đó, chính quyền Pháp sẽ cho phép các liên hoan, lễ hội mùa hè được tổ chức trở lại, nhưng với yêu cầu là mọi khán giả phải có chỗ ngồi, với số lượng không được quá 5.000 người.
Trên mặt trận tiêm chủng, hy vọng tốt nhất để lấy lại cuộc sống bình thường, đã có 2,4 triệu người được tiêm mũi vac-xin đầu tiên, và mốc một triệu người nhận được mũi tiêm thứ hai vừa được vượt qua.
Tại sao Pháp chống Covid-19 kém hiệu quả dù có hệ thống y tế hùng mạnh ?
Thùy Dương - RFI - 19/02/2021 Cách nay tròn 1 năm, vào giữa tháng 02/2020, Pháp ghi nhận bệnh nhân đầu tiên tử vong vì virus corona. Dịch bệnh mà ban đầu rất nhiều người ví với bệnh « cảm cúm nhẹ » cho đến giữa tháng 02/2021 đã cướp đi sinh mạng của hơn 83.000 người dân tại Pháp và khiến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội bị đảo lộn.
Nghịch lý là nước Pháp, một trong những quốc gia được đánh giá là hùng mạnh nhất thế giới về hệ thống y tế, lại nằm trong nhóm các nước bị dịch bệnh Covid-19 tàn phá nặng nề nhất, với nhiều thiệt hại nhân mạng nhất cho dù trong 11 tháng qua, chính quyền đã hai lần triển khai biện pháp phong tỏa toàn quốc kéo dài, kèm theo đó là những giai đoạn giới nghiêm, biện pháp hạn chế các hoạt động kinh tế - xã hội - văn hóa, giãn cách xã hội, truy vết ca nhiễm, xét nghiệm tầm soát đại trà …
Để hiểu hơn về tình hình dịch bệnh tại Pháp cũng như những hạn chế khiến cuộc chiến chống dịch tại Pháp không hiệu quả nhiều như ở một số nước châu Á, RFI Việt ngữ ngày 17/02/2021 phỏng vấn giáo sư - bác sĩ chuyên khoa hô hấp, Đinh Xuân Anh Tuấn, bệnh viện Cochin, Paris.
Mời quý vị nghe phần phỏng vấn bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : RFI : Bác sĩ có thể giải thích tại sao Pháp lại không chống đỡ với dịch Covid-19 hiệu quả như một số nước châu Á cho dù có hệ thống y tế hùng mạnh ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Thực ra vấn đề của nước Pháp không phải là chỉ của riêng nước Pháp mà là vấn đề chung của các nước Âu - Mỹ. Nếu mà nhìn lại thì tình hình ở bên Pháp ngày nay không khá hơn và cũng không thua các quốc gia hùng mạnh khác như là Đức hoặc Anh Quốc.
Tôi nghĩ là vấn đề đầu tiên là cách đây hơn một năm ở miền đông nước Pháp có sự hội tụ của rất đông tín đồ Thiên Chúa giáo. Khi đó các nhà chức sắc của nhà thờ ở miền đông nước Pháp chưa biết là đang có nguy cơ rất lớn là đại dịch Covid-19 ụp xuống Âu châu nên họ mới tổ chức buổi hội tụ đó. Thực ra đó là buổi hội tụ hàng năm nên cũng không thể trách một ai cả, nhưng vì không biết nguy cơ nên gần như không ai có biện pháp ngăn ngừa như chúng ta biết ngày nay. Ngay cả những vị phụ trách nhà thờ đó cũng không có danh sách rõ ràng những người tham gia, thế rồi sau đó tất cả mọi người ai về nhà đó, ai về vùng đó. Sau đấy thì mới vỡ lẽ ra là có rất đông người nhiễm Covid-19, rồi từ đó mọi chuyện mới trở thành không kiểm soát được nữa tại Pháp.
Cũng nên nói thêm là tại Âu châu nói chung và nước Pháp nói riêng thì quyền tự do cá nhân đôi khi cao quá, ngay cả chính phủ cũng không có khả năng ép buộc dân chúng làm một số những biện pháp mà tất cả mọi người đều biết rằng đó là những biện pháp cần thiết, chẳng hạn về việc đeo khẩu trang, một việc rất đơn giản ở các quốc gia Á châu. Hoặc đến ngày hôm nay, khi mà nước Pháp đã bắt đầu có những thuốc tiêm chủng tương đối hiệu quả thì cũng có một số người rất e ngại và không chịu tiêm chủng, chích ngừa Covid. Nói cách khác, dân chúng Pháp nói riêng và rất đông quốc gia Âu châu khác không tuân thủ nghiêm túc các lời khuyến cáo của chính phủ và của các khoa học gia.
Thêm nữa, theo tôi có hai thành phần mà nếu nhìn lại chúng ta có thể có đôi lời lời trách móc : Thứ nhất, có một số đồng nghiệp, ngay của cả cá nhân tôi, thậm chí có một số vị giáo sư đã lên tiếng có vẻ thiếu trách nhiệm, người nói trắng, kẻ nói đen gây ra sự hoang mang trong quần chúng. Trong khi đó, lại có một số cơ quan truyền thông, nhất là các đài truyền hình, đã phỏng vấn nhiều các vị đó, khiến sự hoang mang ngày càng lớn. Thành phần thứ nhì là một số chính trị gia, tôi có cảm tưởng là một số vị làm chính trị ở bên Pháp gần như lúc nào cũng chống đối tất cả những gì chính phủ đưa ra. Đó là yếu tố thứ nhì gây sự hoang mang trong quần chúng và gây sự nghi ngờ ngay cả đối với những biện pháp rõ ràng và thiết thực nhất, như đeo khẩu trang và chích ngừa Covid.
RFI : Là bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 trong suốt năm qua, bác sĩ có thể cho biết các bệnh viện đã có những tiến bộ thế nào trong cuộc chiến chống dịch ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Dĩ nhiên, so với cách đây một năm thì các bác sĩ có kinh nghiệm hơn.Thứ nhất là về cách tổ chức. Cách đây một năm, dịch đến quá nhanh, với cường độ quá cao, nhưng ngày hôm nay, trong tất cả các bệnh viện của Pháp đã có sự tổ chức, sẵn sàng để đương đầu với làn sóng thứ ba hoặc thứ tư. Điều thứ nhì là về những kinh nghiệm thuần túy y khoa : Sau khi đã tiếp xúc với hàng hoạt bệnh nhân thì các bác sĩ và các hội khoa học, chuyên môn đều đã có những khuyến cáo về cách xử lý mà tôi nghĩ là vừa hữu hiệu hơn lại vừa khả thi hơn.
Ví dụ, ban đầu những bệnh nhân bị nhiễm Covid ở phổi thì rất đông người được chữa trị bằng cách thở máy xâm lấn. Thực ra đây là cách chữa trị rất hữu hiệu, nhưng cũng rất khó xử lý bởi một khi mà đã thở máy rồi thì rất khó để mà « cai » cho bệnh nhân đó, có nghĩa là từ từ giúp bệnh nhân không cần máy đó nữa. Hiện nay có rất đông bệnh nhân trước khi được thở máy xâm lấn thì đã được chữa trị bằng liệu pháp gọi là « oxy lưu lượng cao ». Liệu pháp này rất công hiệu, không có những hậu quả nghiêm trọng như là thở máy xâm lấn.
Nói một cách khác, ngày nay các bác sĩ đã có cách nhìn rõ hơn, và biết phân định bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh rất nặng hoặc nặng vừa và đối với mỗi loại bệnh nhân thì có cách chữa trị khả thi hơn.
Điều thứ ba tôi muốn nói là tuy là các bệnh viện ngày nay sẵn sàng hơn, tổ chức tốt hơn, và có những biện pháp chữa trị khả thi hơn, nhưng phải nói một điều là đại đa số các nhân viên trong các bệnh viện, từ các giáo sư, bác sĩ đến điều dưỡng … đều đã rất mệt mỏi vì dịch này đã kéo dài một năm và đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có thể xác định là khi nào dịch sẽ hoàn toàn được kiểm soát hoặc chấm dứt.
Có một hậu quả khác mà cũng rất ít người nói đến : Ngày hôm nay chúng ta mới chỉ nói đến những người bị bệnh hoặc tử vong vì Covid, nhưng ít người quan tâm đến những người không bị mắc bệnh Covid nhưng vì dịch Covid mà không được chú ý hoặc không được chăm sóc chữa trị như đáng lẽ họ phải được hưởng. Thành ra sau này khi mà nhìn lại, tôi nghĩ nếu chúng ta làm thống kê những người được gọi là nạn nhân của Covid thì chúng ta cũng phải kể đến những nạn nhân gián tiếp của Covid, chẳng hạn những người bị bệnh ung thư hay những bệnh khác mà vì dịch Covid đã không được chữa trị đến nơi đến chốn.
RFI : Cách đây vài ngày, bộ y Tế Pháp đã khởi động « kế hoạch trắng » để tăng cường chống dịch. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về kế hoạch này ? Tại sao Pháp lại phải tăng cường chống dịch trong khi theo số liệu công bố hàng ngày thì dịch dù vẫn cao nhưng ổn định, không tăng đột biến như dự báo ban đầu ?
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Plan blanc (Kế hoạch trắng) rất đơn giản, có nghĩa là làm sao tái tổ chức bệnh viện để đương đầu với đợt sóng thứ ba hoặc thứ tư. Một số khoa thông thường là để chữa trị các bệnh khác thì bây giờ phải chuyển một số giường để dành cho bệnh nhân Covid. Các điều dưỡng hoặc nhân viên trong bệnh viện trước đây thường có chế độ làm việc 3x8 tức là trong một ngày 24 tiếng thì chia thành 3 đội, mỗi đội làm việc 8 tiếng.
Nay thì chế độ 3x8 vẫn còn giữ nhưng có thêm chế độ 2x12, tức là các nhân viên thay vì làm việc 8 tiếng thì làm việc 12 tiếng giúp cho chúng ta có thể tổ chức bệnh viện hữu hiệu hơn. Dĩ nhiên là một điều dưỡng hay một bác sĩ cũng chỉ làm việc một số thời gian nhất định trong tuần nhưng nếu làm việc theo chế độ 2x12 thì số ngày có mặt ở bệnh viện ít hơn là làm việc ở chế độ 3x8, sau đó họ có thể về nhà và nghỉ ngơi cho đỡ mệt 2-3 ngày rồi mới quay trở lại.
Và ở một số khoa rất ít bệnh nhân, vì có thể các bệnh nhân thông thường đến bệnh viện nay họ ít đến vì sợ bị lây Covid, thì các bác sĩ được điều đến các khoa chuyên chữa Covid. Nói nôm na thì Plan blanc (Kế hoạch trắng) là như vậy.
Còn tại sao bộ Y Tế Pháp, tất cả các bệnh viện, các ban giám đốc, các giáo sư trưởng khoa đều đang sửa soạn để có thể đương đầu với đợt sóng dịch thứ ba hay thứ tư cho dù chúng ta chưa thấy rõ ràng các đợt sóng dịch đó cụ thể sẽ diễn ra như thế nào ? Cách đây mấy tuần thì đã xuất hiện một số biến thể gen mà có người gọi là biến thể đến từ Anh Quốc, Brazil hoặc Nam Phi, chúng ta biết là các biến thể đó khả năng lây lan cao hơn các biến thể gọi là cổ điển. Đồng thời, những biến thể Brazil, Nam Phi cũng có khả năng không được kiềm chế bởi những thuốc chống Covid hiện nay.
Thành ra hiện giờ đang có sự chạy đua, một đằng là chiến dịch tiêm ngừa và một đằng là phải có sự phòng ngừa để nhỡ mà các biến thể mới đó quả thật là những biến thể rất nguy hiểm thì các bệnh viện Pháp không bị như cách đây 1 năm, mà sẵn sàng có thể đón tiếp bệnh nhân để có thể ngăn chặn và làm sao cho đợt sóng đó càng thấp càng tốt. Ngày hôm nay chúng ta chưa có câu trả lời nhưng tôi nghĩ là thà chúng ta thận trọng còn hơn là chúng ta coi thường để rồi sau đó cái giá mà chúng ta phải trả sẽ là rất đắt.
RFI tiếng Việt chân thành cảm ơn giáo sư - bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, bệnh viện Cochin, Paris !
Nghiên cứu: Biến thể Nam Phi làm giảm hiệu nghiệm của vaccine Pfizer
Voa / Reuters - 19/02/2021 Các nhà khoa học gặp nhau ngày 18/2 để cố vấn chính phủ Nam Phi về những bước kế tiếp sau khi một cuộc nghiên cứu cho thấy biến thể Nam Phi đang chế ngự tại địa phương có thể làm giảm hai phần ba kháng thể bảo vệ từ vaccine của Pfizer.
Cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, công bố trong Tạp chí Y học New England, tăng phần lo âu cho quốc gia chịu tác hại nhiều nhất trên lục địa châu Phi. Trước đây trong tháng, Nam Phi đã ngưng triển khai vaccine của AstraZeneca.
Dù ý nghĩa thực thụ của cuộc nghiên cứu đối với sự hiệu nghiệm trên thực tế của vaccine Pfizer chưa rõ ràng, nhưng cuộc nghiên cứu được thực hiện sau khi những dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trên vaccine AstraZeneca, Johnson & Johnson (J&J) và Novavax đều cho thấy các vaccine này giảm hiệu quả trước biến thể lây lan cao hơn có tên gọi 501Y.V2, tức biến thể Nam Phi, vốn được phát hiện lần đầu vào cuối năm ngoái.
Nam Phi trông cậy vào vaccine của công ty Mỹ Pfizer phối hợp bào chế cùng với đối tác Đức BioNTech, để tăng cường chương trình tiêm chủng của họ sau khi sử dụng những liều vaccine của J&J đầu tiên vào ngày 17/2.
Nam Phi đang tính chuyện hoán đổi hay bán các liều vaccine AstraZeneca, sau khi một cuộc thử nghiệm nhỏ ở địa phương cho thấy vaccine chỉ giúp bảo vệ tối thiểu chống lại bệnh COVID từ vừa tới nhẹ gây nên bởi biến thể 501Y.V2. Những người tham gia trong cuộc thử nghiệm này có độ tuổi trung bình là 31.
Các giới chức tin tưởng vaccine của J&J hơn vì vaccine này cho thấy hiệu nghiệm chống lại bệnh nặng trong cuộc thử nghiệm ở Nam Phi thuộc khuôn khổ một cuộc thử nghiệm toàn cầu rộng lớn hơn.
Cuộc nghiên cứu công bố ngày 17/2 chú trọng đến tất cả sự đột biến chính của biến thể 501Y.V2. Một tài liệu công bố vào cuối tháng Giêng năm nay chỉ đánh gía ảnh hưởng của 3 đột biến chính của biến thể này mà thôi.
Các nhà khoa học nói vì những phát hiện của cuộc nghiên cứu mới đến từ phòng thí nghiệm, nên không dễ ngoại suy việc này có thể có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới thực sự.
Ông Peter English, một cố vấn về kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, nói chưa chứng minh được vaccine Pfizer kém hiệu nghiệm trong việc chống lại biến thể 501Y.V2. Ông nói miễn nhiễm tế bào-cũng như kháng thể-rất quan trọng trong việc bảo vệ chống lại virus và rằng các nhà khoa học chưa biết được mức kháng thể trung tính cần thiết để đạt miễn nhiễm.
“Các nhà khoa học của chúng tôi sẽ họp để thảo luận về cuộc nghiên cứu này và họ sẽ cố vấn cho Bộ trưởng,” phát ngôn viên Bộ Y tế Popo Maja nói.
Ông Barry Schoub, chủ tịch Ủy ban Cố vấn cấp bộ về vaccine, nói ủy ban sẽ thảo luận cuộc nghiên cứu cùng với thông tin về các vaccine khác.
Được yêu cầu bình luận về những phát hiện từ cuộc nghiên cứu vừa kể, ông nói: “Vaccine Pfizer hiệu nghiệm lớn đến 95%, do đó ngay cả khi có sự giảm hiệu quả lớn đi chăng nữa thì vẫn còn nhiều hiệu nghiệm đáng kể.”
“Có phần chắc là vaccine sẽ bảo vệ ở một mức độ hợp lý nào đó, chắc chắn chống lại bệnh nặng và bệnh từ nhẹ tới vừa, ở một chừng mực nào đó,” ông nói.
“Đủ mạnh”
Ông Richard Mihigo, một giới chức về miễn dịch tại Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới ở Châu Phi, nói tại cuộc họp báo là đáp ứng của kháng thể đối với biến thể Nam Phi trong cuộc nghiên cứu Pfizer là “đủ mạnh”.
Bà Linda-Gail Bekker, đồng lãnh đạo điều tra cuộc thử nghiệm của J&J ở Nam Phi, cho biết sẽ khuyến nghị cho triển khai vaccine Pfizer nhưng sẽ theo dõi cùng cách thức như với vaccine J&J vốn đang được dùng trong “cuộc nghiên cứu thực thi” nhắm vào 500.000 nhân viên y tế.
Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize ngày 17/2 tuyên bố Nam Phi hy vọng sẽ có sơ khởi 500.000 liều vaccine Pfizer và khoảng 7 triệu liều vào tháng Sáu tới.
Một phát ngôn viên của cơ quan ban hành qui định thuốc men Nam Phi cho hay đơn xin chấp thuận của Pfizer đang được duyệt xét và từ chối bình luận thêm.
Nam Phi, với gần 1,5 triệu ca và khoảng 48.500 người chết, chiếm gần phân nửa số ca tử vong và một phần ba số ca nhiễm COVID được xác nhận tại châu Phi. Về chiến dịch tiêm chủng, Nam Phi còn thua xa các nước giàu phương Tây.
Chính phủ có kế hoạch tiêm chủng cho 40 triệu người, tức hai phần ba dân số nước này.
Số ca COVID giảm toàn cầu, WHO cảnh báo chớ chủ quan
Voa / Reuters - 19/02/2021 Số ca nhiễm COVID hàng ngày trên toàn thế giới sụt giảm trong vòng tháng nay và tới ngày 16/2, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 10, theo số liệu của Reuters, nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo chớ chủ quan dù cho vaccine đang được triển khai.
Số ca nhiễm và tử vong vì COVID sụt giảm trùng hợp với việc phong toả và siết chặt hạn chế tụ tập-di chuyển, trong lúc các chính phủ cần phải ngăn làn sóng tiếp theo của đại dịch với nhu cầu cần phải đưa mọi người trở lại làm việc và học sinh trở lại trường.
Tuy nhiên những lạc quan về một lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng đã gặp trở ngại vì những biến thể mới của virus, gây nên những lo ngại vể tính hiệu nghiệm của vaccine.
“Hiện nay không phải là lúc mất cảnh giác,” bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới, kêu gọi tại một cuộc họp báo ở Geneva.
“…Chúng ta không thể để lâm vào tình trạng mà các ca lây nhiễm lại tăng lên.”
Ngày 16/2, toàn cầu có 351.335 ca nhiễm mới được báo cáo ở mức trung bình 7 ngày. Số này đã giảm từ 863.737 ca hôm 7/1.
Hôm 26/1 có 17.649 người chết. Số tử vong trong ngày 16/2 là 10.957 người.
Số ca COVID-19 giảm tại Mỹ, trung bình mỗi ngày có 77.883 ca mới, tức 31% so với lúc cao điểm. Con số trung bình cao nhất hàng ngày được ghi nhận hôm 8/1.
Có 27.902.387 ca nhiễm và 490.795 người chết liên hệ đến virus corona được báo cáo tại Mỹ kể từ khi đại dịch bắt đầu, cao nhất trên thế giới.
Cho đến nay, có 85 nước đã bắt đầu tiêm chủng vaccine chống virus cho người dân và đã sử dụng ít nhất 187.892.000 liều vaccine, theo Reuters.
Gibralta, một Lãnh thổ Hải ngoại của Anh, nằm ở mõm phía nam Tây Ban Nha, dẫn đầu thế giới và đã tiêm đủ liều vaccine cho 40% dân số, mỗi người nhận hai liều.
BERLIN (Reuters) - Đức, hôm thứ sáu ghi nhận thêm 9.113 ca nhiễm coronavirus và 508 người chết trong 24 giờ => tổng số ca nhiễm = 2.369.719, với số người chết = 67.206.
RIO DE JANEIRO (Reuters) - Brazil, hôm thứ năm số ca nhiễm coronavirus đã vượt ngưỡng 10 triệu. Với 51.879 ca nhiễm trong 24 giờ => tổng số ca nhiễm = 10.030.626, với số người chết = 243.457 (+1.367 trong 24 giờ).
(Reuters) - Nga, hôm thứ sáu ghi nhận thêm 13.433 ca nhiễm COVID-19, và 470 người chết trong 24 giờ => tổng số ca nhiễm = 4.139.031, với số người chết = 82.396.
MILAN (Reuters) - Ý, hôm thứ sáu ghi nhận thêm 15.479 ca nhiễm coronavirus (so với 13.762 ca hôm qua) và 348 người chết (so với 347 hôm thứ năm). => tổng số người chết = 95.235 / 2,78 triệu ca nhiễm.
LONDRES (Reuters) - Anh, hôm thứ sáu ghi nhận thêm 533 người chết vì COVID-19 trong 24 giờ (so với 454 hôm qua), và 12.027 ca nhiễm trong 24 giờ. Vắc xin : tổng số 16,8 triệu người đã được chích liều đầu tiên.
MADRID (Reuters) - Tây Ban Nha, hôm thứ sáu ghi nhận thêm 11.435 ca nhiễm coronavirus và 397 người chết => tổng số ca nhiễm = 3,1 triệu, với số người chết = 66.704.
PARIS (Reuters) - Pháp, thống kê hôm thứ sáu : gần 3,67 triệu liều vắc xin chống COVID-19 đã được thực hiện, trong đó có 155.000 liều trong 24 giờ vừa quaCon số chính xác : 2.535.436 người đã được chích liều đầu tiên và 1.132.918 đã được chích liều thứ nhì. + 24.116 ca nhiễm coronavirus và 328 người chết trong 24 giờ => tổng số người chết = 83.964 ( trong đó 59.484 chết tại bệnh viện). Hiện số người đang còn điều trị tại bệnh viện vì nhiễm covid-19 = 25.506 (-211 so với hôm qua), trong đó số ca cấp cứu hồi sức = 3.380 (-4 so với hôm qua).
|