Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Sức sống của loài mực khổng lồ ở Thái Bình Dương
 Mực Humboldt dài tối đa là bốn mét, và có thể nặng đến 50 kg DR
Trọng Thành RFI - Thứ sáu 25 Tháng Mười Một 2011 Loài mực Humboldt sống tại vùng đông Thái Bình Dương, ven bờ biển Bắc và Nam Mỹ, có tên khoa học là Dosidicus gigas, là một trong các hải sản chủ yếu, mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho một số quốc gia ven biển.
Tuy nhiên, điều khá lạ lùng là, thay vì ít đi, mực Humboldt lại sinh sôi nẩy nở rất mạnh. Để trả lời cho câu hỏi vì sao, một ê kíp khoa học Pháp-Pêru đã đưa lời giải đáp trong tạp chí khoa học trên mạng Plos One.
Mực Humboldt, còn được gọi là « quái vật dưới đáy sâu », là một sinh vật bơi cực nhanh, có thể đạt tới tốc độ 25km/giờ và đặc biệt là nó rất phàm ăn. Nhỏ bé hơn nhiều so với mực khổng lồ Architeuthis dux, mực Humboldt dài tối đa là bốn mét, và có thể nặng đến 50 kg.
Anne Lorrain, một nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp (IRD) – một trong các tác giả của công trình nghiên cứu kể trên – đã đặc biệt chú ý đến cái được gọi là « lông » của loài mực này. Theo Anne Lorrain, « lông » của mực Humboldt coi như tương đương với xương của loài mực nang. Được cấu tạo từ chất CaCO3 (carbonate de calcium), bộ phận này (có thể coi là xương của loài động vật biển không xương sống) thực sự giống như một chiếc « lông ».
Theo bà, những đường nét trên « lông » của mực Humboldt hơi giống với các đường vân trên thớ gỗ. Chính là nhờ ở bộ phận này mà người nghiên cứu xác định được những môi trường mà sinh vật này đã từng sống, chế độ ăn uống của nó và hành trình của nó. Hay nói một cách khác, nhờ đó mà chúng ta có thể biết được các đặc tính của mực Humboldt.
Theo nghiên cứu kể trên, sức sống của loài vật này bắt nguồn từ chỗ mực Humboldt thay đổi cách săn mồi, tùy theo những biến đổi của môi trường. Loài thủy quái đáy sâu này sẵn sàng ăn tất cả loại mồi, dù là rất bé, như tôm tép, cho đến các hải sản lớn hơn, như cá phát sáng, cá trồng, … Cũng giống như nhiều loài động vật thân mềm, mực Humboldt có khả năng sống trong những môi trường có lượng ô xy thấp. Quái vật biển sâu có thể sống được ở độ sâu 2.000 mét dưới mặt biển. Mực Humboldt sở dĩ phát triển mạnh còn vì, các sát thủ ăn thịt trên biển, kẻ thù của chúng, như cá voi, bị săn bắt quá nhiều. Vòng đời chỉ một năm rưỡi của mực Humboldt cũng khiến cho sinh vật biển này bành trướng mạnh.
|