Phòng trừ sâu bệnh hại cho khoai tâyRệp-Con rệp trông giống như hạt vừng, bụng rệp to và mọng. Chúng hại cây khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Rệp thích hút chất
chất dinh dưỡng trong lá, lá bị hại thưởng nhăn nheo, sau đó bị vàng, khô. Những cây bị rệp hại trường còi cọc, sinh trưởng kém, dẫn đến năng suất và chất lượng đều giảm. Rệp phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn và ít mưa.
-Biện pháp phòng trừ: Biện pháp có hiệu quả và dễ thực hiện là giữ ẩm thường xuyên, không để ruộng quá khô hạn. Khi rệp phát triển mạnh, cần phải tưới rãnh hoặc tưới phun mưa. Tưới phun mưa, ngoài việc cung cấp nước cho cây, còn có thể làm trôi rệp bám trên lá non và ngọn. Dùng giống cây khỏe, không bị sâu bệnh hại. Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, thu gom tàn dư thực vật, xử lý kịp thời.
Sâu tô-Nông dân ở một số vùng sản xuất rau gọi loại sâu này là sâu "nhảy dù" hoặc sâu "buông mành", vì khi thấy động sâu nhả tơ và rơi xuống gốc cây. Loại sâu này rất nguy hiểm đối với khoai tây, cải bắp và cây rau trong họ thập tự.
-Sâu hại cây còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Sâu phát triển mạnh trong điều kiện ấm áp của mùa xuân. Chúng gặm nhấm phần thịt lá, để lại gân lá. Khi bị phá hại nghiêm trọng, thì phần còn lại chỉ còn gân lá và màng mỏng. Lá mất khả năng quang hợp, do đó năng suất giảm nghiêm trọng.
-Biện pháp phòng trừ: Tốt nhất là dùng giống khỏe, chống chịu và kháng sâu tô. Thực hiện luân canh triệt để, luân canh cây su hào với lúa nước là tốt nhất hoặc luân canh cây khoai tây với những cây rau khác họ (hành, tỏi, bầu, bí, đậu đỗ...). Vệ sinh thường xuyên, thu gom tàn dư thực vật, ủ làm phân bón hoặc phơi khô rồi đốt. Khi sâu tô phát triển thành dịch, dùng chế phẩm vi sinh B.T 0,3% (ba phần nghìn) để trừ sâu hại.
Sâu xám-Sâu xám phá hoại nhiều cây rau trong họ thập tự, họ cà và họ đậu. Chúng là loại sâu tạp ăn. Chúng hoạt động về ban đêm, phá hại cây con và khoai tây mới trồng. Chúng thường cắn ngang cây, ăn lá xanh. Ban ngày chúng ẩn nấu trong lỗ và gốc cây, chúng để lại phân và những mảnh lá nhỏ ở cửa hang, ta dễ dàng phát hiện. Sâu xám phát triển mạnh trong vụ đông xuân.
-Biện pháp phòng trừ: Khi thấy những nơi có dấu hiệu của sâu, dùng que đào lỗ để bắt. Thực hiện luân canh, luân phiên và vệ sinh đồng ruộng một cách triêt để. Nếu ruộng được ngâm nước tước khi trồng, nhộng sẽ bị chết.
Sâu xanh-Sâu non ăn phần thịt lá, để lại gân lá. Khi lớn, chúng phá hại rất mạnh, làm cho lá bị thủng lỗ chỗi. Do đó làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, dẫn đến năng suất giảm.
-Biện pháp phòng trừ: Dùng vợt để bắt bướm. Bắt sâu non và nhộng một cách thường xuyên. Thực hiện luân canh, luân phiên triệt để.
Bọ nhảy-Bọ nhảy trưởng thành to như hạt vừng, cánh cứng, trên cánh có nhiều chấm đen. Bọ nhảy thường nhảy xa và nhảy lung tung trên lá, khi thời tiết nóng khô. Bọ nhảy cắn rễ, gây hại chủ yếu ở thời kỳ con, cây bị hại sẽ vàng úa rồi chết. Bọ trưởng thành hại những cây lớn, gặm nhấm lá, tạo thành những lỗ thủng. Bọ nhảy hoạt động mạnh trong vụ xuân hè và vụ thu.
-Biện pháp phòng trừ: Dùng cây giống khỏe. Thực hiện luân canh một cách triệt để. Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư thực vật, xử lý kịp thời. Khi cần thiết phải dùng thuốc bảo vệ thực vật thì phải tuân thủ sự chỉ dẫn của cán bộ ngành bảo vệ thực vật.
Thu hoạch và bảo quản khoai tâyThu hoạch-Thời gian thu hoạch: Khi xác định thời điểm thu hoạch khoai tây cần phải căn cứ vào thời gian sinh trưởng, đặc tính của từng giống. Thời gian sinh trưởng của khoai tây có sự sai khác đáng kể và được phân chia theo các nhóm sau:
+Nhóm cực sớm: Được thu hoạch sau trồng 65-70 ngày.
+Nhóm sớm trung bình: Được thu hoạch sau khi trồng trên 70-90 ngày.
+Nhóm trung bình: Nhóm thu hoạch sau khi trồng trên 90-120 ngày.
+Nhóm muộn: Được thu hoạch sau khi trồng trên 120 ngày trở lên.
Mặt khác khi thu hoạch cần dựa vào tình hình sinh trưởng của thân lá. Cuối thời kỳ sinh trưởng, lá khoai tây vàng úa một cách tự nhiên, đặc điểm này chứng tỏ củ khoai tây đã chín. Khi 1/2-2/3 diện tích trồng có thân lá vàng úa thì có thể thu hoạch.
Ngoài ra nông dân ở một số vùng trồng khoai tây có kinh nghiệm: Dùng móng tay khía lên vỏ củ, nếu không có nước chảy ra thì có thể thu hoạch.
-Phương pháp thu hoạch: Quá trình thu hoạch khoai tây ở các nước nông nghiệp phát triển do máy móc thực hiện. Ở nước ta, thu hoạch khoai tây chủ yếu bằng thủ công (cày, cuốc). Trước khi thu hoạch khoảng 3-4 tuần, ngừng tưới nước, để ruộng khô ráo. Cần chuẩn bị dụng cụ thu hoạch chu đáo: Cày, cuốc, quang sọt, thùng, carton và phương tiện vận chuyển...
Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, cắt thân lá khoai tây đưa ra khỏi ruộng để làm phân bón.
Khi thu hoạch dùng cày hoặc cuốc, cày xả hai bên má luống, sau đó nhổ cả khóm.
Nếu thời tiết nắng ráo có thể trải khoai tây trên mặt ruộng nhằm làm cho vỏ củ nhanh khô. Sau khi thu hoạch xong, cần kịp thời phân loại theo mục đích sử dụng.
Những củ dùng làm giống không nên quá to, chỉ khoảng 50g/củ. Khi thao tác phải nhẹ nhàng, tránh làm xây xát củ.
Bảo quản-Bảo quản tự nhiên: Nguyên liệu dùng để làm kho nên làm bằng tranh, tre, nứa, lá (lá gồi, lá mía...). Như vậy nhiệt độ trong kho sẽ giảm so với kho làm bằng sắt, thép, xi măng và gạch ngói.
Diện tích kho phụ thuộc vào khối lượng khoai được bảo quản. Giàn bảo quản cũng làm bằng tre, gỗ, mỗi giàn có 3-4 tầng, khoảng cách giữa các tầng từ 30-35cm. Mỗi tầng xếp 2-3 lượt khoai. Tâng dưới cùng cách mặt đất 25-30cm. Tầng trên cùng cao 15-20cm, bỏ trống không xếp khoai.
Trước khi bảo quản cầng phải tiêu độc giàn như: phơi nắng, ngâm nước hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật. Khi phun thuốc cần phải cách ly người và gia súc.
Bảo quản khoai tây giống cần phải "lục hóa" trước khi đưa lên giàn. Kỹ thuật "lục hóa" như sau: Để khoai giống ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào củ (để ở hiên nhà hoặc trên nền nhà). Khi vỏ củ có màu xxanh cần tiến hành đảo khoai, khi hai mặt củ đều có màu xnah thì xếp khoai lên giàn. Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra, loại bỏ những củ bị sâu hại.
-Bảo quản trong kho lạnh: Đây là phương pháp bảo quản hiện đại và an toàn nhưng chi phí rất cao, nhiệt độ trong kho lạnh từ 1-3 độ C, độ ẩm không khí từ 75-80%. Nhân viên bảo quản cầng định kỳ kiểm tra kho như khí CO2 và O2...