Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Thẩm Thúy Hằng
Phượng Các
#1 Posted : Tuesday, July 26, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Thẩm Thúy Hằng




Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, August 3, 2005 10:30:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Thẩm Thúy Hằng và Trần Quang
Phượng Các
#3 Posted : Saturday, January 14, 2006 6:14:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Người đẹp Bình Dương và kỳ nữ Kim Cương: 45 năm tình bạn
09:49:35, 12/03/2004



Mỗi dịp ghé nhà thàm NSƯT Thẩm Thúy Hằng, mở đầu câu chuyện bao giờ chị cũng nhắc đến người bạn thân: Kỳ nữ kim Cương. Có lúc chị kể chuyện vui, ví von "bà Kim" (tên thân mật mà chị thường gọi NSƯT Kim Cương) mang danh kỳ nữ đôi lúc... kỳ cục lắm.
Lúc chị lại kể chuyện buồn. Buồn vì một thời hiểu lầm nhau, tránh xa, lánh mặt tưởng “bứt” tình bạn, tình đồng nghiệp, chị em thắm thiết. Còn đối với NSƯT Kim Cương, mỗi câu chuyện kể về người đẹp Bình Dương là một đúc kết sâu sắc của một mối quan hệ có đến 45 lăm gắn bó.

Vẻ đẹp mỹ miều, sang trọng của Thẩm Thúy Hằng đã từng được xem là vẻ đẹp đại diện cho điện ảnh Sài Gòn thập niên 60 - 70. Thời đó Hằng được Hãng phim Mỹ Vân chọn trong hàng trăm thí sinh tham dự cuộc thi tuyển vai chính trong bộ phim Người đẹp Bình Dương, Hằng đã vuợt qua tất cả để đánh dấu sự kiện đến với nghề diễn viên. Chị Kim Cương kể: “Thời đó đọc báo, nhìn qua ảnh tôi đã giật mình truớc nét đẹp yêu kiều của Hằng. Má tôi, NSND Bảy Nam đã nhận định: ”Cô này sẽ đem lại cho điện ảnh làn gió mới”.

Quả không sai, Hằng được khán giả hâm mộ bởi nét diễn mộc mạc, chân thật. Sự cạnh tranh của các hãng phim thời đó đã tác động đến tâm lý của những ngôi sao đương thời. Hễ ai đóng chốt cho hãng nào thì ra sức bảo vệ thương hiệu của mình. Tôi biết Hằng đã né tôi nhiều lần. Vì một số cây bút kịch trường thời đó đã tạo xì-căng-đan, so sánh giữa tôi với Hằng. Có lần tôi đến nhà mời tham gia đóng phim với Kim Cương tôi đưa cả kịch bản mời Hằng chọn vai. Ngay việc Hằng đóng chính, tôi đóng phụ cũng được, miễn sao hai chị em có mặt trong một bộ phim, thế nhưng Hằng từ chối. Sau này hãng Mỹ Vân - nơi Hằng ký hợp đồng độc quyền mời tôi tham gia đồng phim Tứ quái Sài Gòn, gồm có anh Tùng Lâm, Khả Năng, La Thoại Tân, Thanh Việt… Lúc đó tôi và Hằng mới có dịp đứng chung truớc ống kính truyền hình”.

Nhắc đến sự kiện bị chia rẽ bởi sự tác động của một số ký giả bẻ cong ngòi bút thời đó, NSƯT Thẩm Thúy Hằng cuời: “Còn trẻ mà, dễ bị tác động. Tôi ''quê'' nhất khi đọc những bài báo so sánh tôi diễn hơn thua với bà Kim. Thiệt tình mà nói NSƯT Kim Cương là con nhà nòi, tôi là dân tay ngang đến với nghệ thuật, thì so sánh như thế sẽ khập khiễng. Thời gian và tình bạn đã giúp tôi hiểu, cuộc đời là đường trường. Rồi có lúc những trắc trở nghiệt ngã sẽ được hóa giải. Sau bộ phim Tứ quái Sài Gòn tôi đóng vai đào chính của một hãng phim, Kim đóng vai thôn nữ dưới tỉnh lên thành tìm người yêu. Chị em thân nhau, hỗ trợ nhau trên con đường làm nghề. Đến khi Kim tổ chức vở Lôi Vũ, chị em lại có đôi. Tôi đóng Phồn Y, Kim đóng Thị Bình. Nghĩ cũng lạ. Dường như số mệnh khắc khẩu giữa tôi với Kim cứ ám hai chị em, nên vai vế trên sân khấu cũng như lửa với nước. Ngập ngừng giây phút rồi chị Hằng chợt cười thật tươi: ''Kỳ nữ đôi lúc kỳ cục ở chỗ hay hờn mát. Nhiều chuyện không đâu cũng dỗi. Ngẫm nghĩ như lời má Bảy Nam đã nói: “Nghệ sĩ có cái cục tự ái hơn người bình thường”. Vậy chứ hoạn nạn không bỏ nhau được.

Kỳ nữ Kim Cương chỈ có một bé Tô Rô, còn người đẹp Bình Dương có đến năm người con trai. Ngày bé Tô Rô bị bắt cóc tống tiền, NSƯT Kim Cương như điên dại. Lúc đó Thẩm Thúy Hằng luôn bên cạnh chia sẻ, an ủi chị. NSƯT Kim Cương xúc động: “Giữa chúng tôi như có một sợi dây vô hình buộc chúng tôi lại với nhau. Nhưng Hằng may mắn hon tôi, trong mái ấm gia đình còn có một người đàn ông làm trụ cột. Còn tôi, hơn 20 năm qua vừa làm cha, vừa làm mẹ đối với con trai mình. Cái bền vững nhất là tình bạn trong sáng giữa tôi và Hằng.

Trả lời câu hỏi ''điều gì giúp chị đủ sức sống với nghề khi hạnh phúc gia đình không mấy suôn sẻ?''. NSƯT Kim Cương trả lời: ''Tình bạn và lòng yêu nghề đã cho tôi sức mạnh để gắn bó với sân khấu''.

Hôm nay, cả hai đều đã gần 50 tuổi. Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương lại chung một sở thích: nghiên cứu Phật giáo, ăn chay, đi chùa, làm từ thiện. Cuộc sống riêng của Thẩm Thúy Hằng được 5 con trai bao bọc. Kim Cương đã có dâu, có cháu nội. “Bà” Kim vẫn lui tới thăm ''bà” Hằng. Bây giờ trong câu hỏi thăm thường xuyên có lời “than”: đau lưng, nhức mỏi! Nhưng hai người không ''nhức mỏi'' khi nhắc lại với nhau một thủa sống cùng nghề! NSƯT Thẩm Thuý Hằng cho biết rất nhớ sân khấu, mong ước được tái ngộ với khán giả qua những vai diễn từng được công chúng yêu mến. Còn NSƯT Kim Cương có dự định tái dựng trích đoạn “Lá sầu riêng” tham gia chương trình “Những dấu ấn không phai” của nhà hát Trần Hữu Trang và sẽ mời Thẩm Thúy Hằng trở lại sân khấu trong một vai phù hợp. Cuộc tao ngộ của hai người bạn này hẳn sẽ tạo bất ngờ cho khán giả!


Theo Phụ nữ CN

Phượng Các
#4 Posted : Thursday, September 14, 2006 6:26:08 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Phượng Các
#5 Posted : Thursday, September 14, 2006 6:27:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Phượng Các
#6 Posted : Monday, November 27, 2006 1:46:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ngành Mai


Thời kỳ trước 1975 ở nước ta quả không thiếu người có thiện chí làm nghệ thuật thứ bảy, nhưng phương tiện nghèo, sự nhập cảng máy móc, nguyên liệu khó khăn nên những nhà sản xuất đâm ra chán, thành thử ra có một thời gian khá lâu không thấy một phim Việt Nam mới nào của tư nhân được chiếu trên thị trường các rạp.

Những phim tuyên truyền với phương tiện nhà nước thì tất nhiên kỹ thuật ngày càng thấy tiến bộ rõ rệt, từ “Thương Hận” đến “Ba Cô Gái Suối Châu” rồi “Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương”... Người ta thấy ló lên một số tài tử để rồi trở thành chuyên nghiệp sau này, đó là trường hợp của Huy Cường trong phim “Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương”, để sau đó anh được các hãng phim tư nhân mời mọc cộng tác không ngớt.

Phim nhà nước có hay thế mấy cũng là phim tuyên truyền, cho nên cần có sự cân bằng. Cũng vì thế chính phủ đã cùng các nhà làm phim tư nhân đẻ ra “Liên Ảnh Công Ty” là một công ty hợp doanh, chớ chẳng lẽ có Trung Tâm Ðiện Ảnh Quốc Gia chỉ để thực hiện toàn phim tuyên truyền?

Từ khi có chủ trương trên, Liên Ảnh Công Ty đã thực hiện một phim màu, màn ảnh rộng với phim đầu tay là “Từ Sài Gòn đến Ðiện Biên Phủ” cũng là phim chính luận đấy, nhưng do cũng phải nhằm một phần vào thương mãi (dĩ nhiên, bởi có vốn của tư nhân) nên phim này ngoài việc qui tụ ngoài số tài tử điện ảnh gạo cội, còn có các vai phụ gồm kép hát, soạn giả cải lương thủ vai. Bởi vậy nên người ta thấy sự có mặt trong phim này những Lê Khanh, Thanh Cao, Ngọc Ðiệp, Tư Hề, Văn Lượng.

Truyện phim không thuộc loại xuất sắc, nhưng tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Ðoàn Châu Mậu đã lôi cuốn được khán giả. Tuy nhiên, về kỹ thuật thì có thể nói đây là một phim chứng tỏ được sự tiến bộ vượt bực. Thực hiện xong “Từ Sài Gòn Ðến Ðiện Biên Phủ” thì Liên Ảnh tiếp tục tung ra thêm “Chân Trời Tím” cũng là phim màu màn ảnh rộng với tiểu thuyết chiến tranh rất ăn khách của Văn Quang do kép cải lương Hùng Cường thủ vai chánh (cũng là lần đầu tiên đóng phim) cùng với nữ tài tử Kim Vui.

Sau Liên Ảnh Công Ty với các phim màu màn ảnh rộng thành công, thì nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng cũng nối gót xin phép thành lập hãng Việt Nam Film. Có điều người ta không ngờ người đẹp Bình Dương từng thành danh nhờ điện ảnh, thế mà vừa được cấp môn bài làm chủ hãng phim Thẩm Thúy Hằng lại nhắm vào việc mời đào kéo cải lương đảm nhận các vai trong phim của mình, và người ta đã thấy một giàn nghệ sĩ cải lương: Năm Châu, Phùng Há, Bảy Ngọc, Thanh Tú xuất hiện trong cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”.

Ðây là cuốn phim đầu tay của hãng Việt Nam Film, với lời đối thoại do nghệ sĩ Năm Châu viết, chuyện phim ở mức tầm thường. Báo chí lúc bấy giờ phê bình rằng nội dung phim là chuyện xã hội Việt Nam không phản ảnh được gì nếp sống của người Việt Nam đương thời nên phim này không thành công về mặt nghệ thuật nhưng thành công về tài chánh. Lý do?

Nhờ sự có mặt của các nghệ sĩ cải lương danh tiếng, phim đã lôi kéo số khán giả cải lương thuần túy đi coi, do đó mà phim “Chiều Kỷ Niệm” hốt bạc khá nhiều, chiếu ra mắt mấy tuần đầu thu vào trên 10 triệu, Thẩm Thúy Hằng lời to! (NM)
PC
#7 Posted : Sunday, March 23, 2008 1:48:55 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
nguoiviet online


Kể từ giữa thập niên 1950 cho đến sau này, khán giả hâm mộ hát bóng, cũng như rất nhiều người trong mọi giới đã không lạ gì với cái tên Thẩm Thúy Hằng, và người ta cũng đặt tên cho nàng là người đẹp Bình Dương. Mới nghe qua thiên hạ tưởng rằng Thẩm Thúy Hằng nếu không xuất thân thì cũng có liên hệ gì đó đến đất địa tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn khoảng hơn 30 cây số về hướng Bắc, trừ phi những người từng biết căn cội của người nữ tài tử điện ảnh này.

Kể ra thì bên lãnh vực điện ảnh cũng có rất nhiều nữ tài tử, và luôn cả những người nổi tiếng, đóng nhiều phim Việt Nam, phim ngoại quốc, nhưng lại không có biệt danh, trừ trường hợp kỳ nữ Kim Cương đã có biệt danh sẵn bên sân khấu từ lâu, ngoài ra chẳng thấy ai hết. Tóm lại trong làng điện ảnh chỉ duy nhứt Thẩm Thúy Hằng là có cái biệt danh “người đẹp Bình Dương”, một mỹ từ mà có lẽ không một người nữ nào lại chẳng muốn.

Thế nhưng, số đông thiên hạ đâu có biết Thẩm Thúy Hằng chẳng có liên hệ dính dáng gì đến vùng đất nổi tiếng nhiều trái cây, sầu riêng măng cụt như Lái Thiêu, hoặc là có nhiều đồn điền cao su như Lai Khê, Bến Cát của tỉnh Thủ Dầu Một tức Bình Dương. Như vậy do đâu mà Thẩm Thúy Hằng lại mang biệt danh “người đẹp Bình Dương”?

Thật ra thì chẳng có bao nhiêu người lại bỏ công tìm hiểu làm chi vấn đề “bao đồng” như thế, có ích lợi gì đâu chớ, mà chỉ những người hâm mộ nghệ thuật, muốn lưu lại cho thế hệ sau về lịch sử sân khấu, màn ảnh, cũng như sự thăng trầm ba chìm bảy nổi các bộ môn nghệ thuật nước nhà thì mới tìm hiểu ghi lại thành tài liệu lịch sử cho sau này.

Theo như sự tìm hiểu của chúng tôi thì nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng sinh quán ở miền Tây, đang học lớp Ðệ Tứ thì được hãng phim Mỹ Vân chọn đóng vai chánh cuốn phim có tên “Người Ðẹp Bình Dương” để rồi sau đó người ta dùng nhân vật chính và địa danh trong cuốn phim để đặt biệt danh cho nàng. Thế nhưng có điều là Bình Dương trong cuốn phim kia lại không phải là Thủ Dầu Một, một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ Việt Nam, mà là một địa danh ở... bên Tàu.

Năm 1957 nghệ sĩ Năm Châu, tức soạn giả Nguyễn Thành Châu hợp tác với hãng phim Mỹ Vân, đã dựa vào một tiểu thuyết của Tàu viết kịch bản cho phim, và dùng địa danh cùng nhân vật nữ chánh đặt tựa cho phim “Người Ðẹp Bình Dương”. Ðây là cuốn phim đầu tiên của minh tinh Thẩm Thúy Hằng, đã đưa nàng lên đài danh vọng, lại đồng thời được khán giả, thiên hạ đặt cho cái biệt danh là người đẹp Bình Dương.

Vào thời thập niên 1950 phim Việt Nam rất hiếm, lâu lâu mới có một cuốn phim Việt ra đời, nên rất được khán giả ủng hộ. Lúc bấy giờ đối với khán giả bình dân thì phim Việt dù dở cũng thành hay, do bởi người ta nghe được tiếng nói, thay vì phải đọc phụ đề Việt ngữ của các phim ngoại quốc mà đa số người coi đã không đọc kịp.

Cái may mắn của tài tử Thẩm Thúy Hằng thì ngoài việc gia nhập làng điện ảnh ở thời kỳ mà phim Việt Nam rất hiếm, cũng chẳng phải tranh đua tài nghệ với ai. Ngoài ra cô còn có sắc đẹp lộng lẫy mà hầu như khán giả nào cũng công nhận, và người ta thường khen một cô gái đẹp nào đó là “đẹp như Thẩm Thúy Hằng” vậy!

Thời gian làm tài tử cho nhiều hãng phim, người ta chỉ thấy Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với nam tài tử cùng nghề, nhưng đến khi làm chủ hãng Việt Nam Film thì người đẹp Bình Dương nhắm vào thương mại nhiều hơn, và cô đã nhờ soạn giả Nam Châu viết cho kịch bản cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, đồng thời mời kép cải lương Thanh Tú đóng cặp với cô. Kết quả là phim lời trên 10 triệu ngay trong tuần lễ đầu ra mắt khán giả.

Ngành Mai

Phượng Các
#8 Posted : Wednesday, October 16, 2013 4:47:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Không xuất thân ở Bình Dương

Kể từ giữa thập niên 1950 cho đến sau này, khán giả hâm mộ hát bóng, cũng như rất nhiều người trong mọi giới đã không lạ gì với cái tên Thẩm Thúy Hằng, và người đời cũng đặt biệt danh cho nàng là người đẹp Bình Dương. Mới nghe qua thiên hạ tưởng đâu rằng Thẩm Thúy Hằng nếu không xuất thân ở tỉnh Bình Dương thì cũng có liên hệ gì đó đến cái đất địa cách Sài Gòn khoảng hơn 30 cây số về hướng Bắc, trừ phi những người từng biết căn cội của người nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng là đẹp này.

Kể ra thì bên lãnh vực điện ảnh cũng có rất nhiều nữ tài tử, và luôn cả những người nổi tiếng, đóng nhiều phim Việt Nam, phim ngoại quốc, nhưng lại không có biệt danh, trừ trường hợp kỳ nữ Kim Cương đã sẵn có biệt danh bên địa hạt sân khấu từ lâu, ngoài ra chẳng thấy ai hết. Tóm lại trong làng điện ảnh chỉ duy nhứt Thẩm Thúy Hằng là có cái biệt danh “người đẹp Bình Dương”, một mỹ từ mà có lẽ không một người nữ nào lại chẳng muốn.

Thế nhưng, số đông thiên hạ đâu có biết Thẩm Thúy Hằng chẳng có liên hệ dính dáng gì đến vùng đất nổi tiếng có nhiều trái cây, sầu riêng măng cụt, chôm chôm như Lái Thiêu, hoặc là có nhiều đồn điền cao su như Lai Khê, Bến Cát của tỉnh Thủ Dầu Một, tức Bình Dương. Như vậy do đâu mà Thẩm Thúy Hằng lại mang biệt danh “người đẹp Bình Dương”?

Thật ra thì chẳng có mấy ai lại bỏ công tìm hiểu làm chi vấn đề “bao đồng” như thế, có ích lợi gì đâu chớ, mà chỉ những người hâm mộ nghệ thuật, muốn lưu lại cho thế hệ sau về lịch sử sân khấu, màn ảnh, cũng như sự thăng trầm ba chìm bảy nổi các bộ môn nghệ thuật nước nhà thì mới tìm hiểu ghi lại thành tài liệu lịch sử cho sau này.

Theo như tôi tìm hiểu thì nữ mình tinh Thẩm Thúy Hằng sinh quán ở miền Tây, tỉnh Long Xuyên, lên Sài Gòn đang học lớp Đệ Tứ ở trường Huỳnh Thị Ngà thì được hãng phim Mỹ Vân tuyển chọn đóng vai chánh cuốn phim có tên “Người Đẹp Bình Dương” để rồi sau đó người ta dùng nhân vật chính và địa danh trong cuốn phim để đặt biệt danh cho nàng. Có điều là Bình Dương trong cuốn phim kia lại không phải là Thủ Dầu Một, một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ Việt Nam, mà là một địa danh ở... bên Tàu.

Năm 1957 nghệ sĩ Năm Châu, tức soạn giả Nguyễn Thành Châu hợp tác với hãng phim Mỹ Vân, đã dựa vào câu chuyện trong một cuốn sách của Tàu viết kịch bản cho phim, và dùng địa danh cùng nhân vật nữ chánh đặt tựa cho phim “Người Đẹp Bình Dương”. Đây là cuốn phim đầu tiên của minh tinh Thẩm Thúy Hằng, đã đưa nàng lên đài danh vọng, lại đồng thời được khán giả, thiên hạ đặt cho cái biệt danh nghe rất dễ thương.


Vấn đề này về sau một ký giả kịch trường có hỏi Năm Châu tại sao lại lấy tên phim là Người Đẹp Bình Dương, để cho thiên hạ lầm lẫn với Bình Dương Thủ Dầu Một? Năm Châu trả lời, lúc ấy thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ông viết truyện phim dựa vào câu chuyện nhân gian bên Tàu, và lúc quay cuốn phim “Người Đẹp Bình Dương thì tỉnh Thủ Dầu Một chưa đổi tên. Thế nhưng, khi phim kiểm duyệt xong ra mắt khán giả, thì lại đúng vào lúc có sắc lệnh của chính phủ đổi tên nhiều tỉnh chứ không riêng gì Thủ Dầu Một. Thấy cũng chẳng hại gì, thì thôi để vậy luôn.

Cũng cần biết thêm lúc tỉnh Thủ Dầu Một đổi tên, thì cùng lúc nhiều tỉnh khác cũng đổi tên mới như: Bà Rịa đổi tên Phước Tuy, Cần Thơ đổi tên Phong Dinh, Long Xuyên mang tên mới An Giang, và Vĩnh Bình thì tên mới của Trà Vinh... Còn các tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ là Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định...

Vào thời thập niên 1950 phim Việt Nam rất hiếm, lâu lâu mới có một cuốn phim Việt ra đời, nên rất được khán giả ủng hộ. Lúc bấy giờ đối với khán giả bình dân thì phim Việt dù dở cũng thành hay, do bởi người ta nghe được tiếng nói, thay vì phải đọc phụ đề Việt ngữ của các phim ngoại quốc mà đa số người coi đã không đọc kịp.
“Đẹp như Thẩm Thúy Hằng”

Cái may mắn của nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng thì ngoài việc gia nhập làng điện ảnh ở thời kỳ mà phim Việt Nam rất hiếm, lại cũng chẳng phải tranh đua tài nghệ với ai. Ngoài ra cô còn có sắc đẹp lộng lẫy mà hầu như khán giả nào cũng công nhận, bởi nếu như người ta muốn khen một cô gái đẹp nào đó là thường hay nói “đẹp như Thẩm Thúy Hằng” vậy!

Thời gian làm tài tử cho nhiều hãng phim, người ta chỉ thấy Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với nam tài tử cùng nghề, nhưng đến khi làm chủ hãng Việt Nam Film thì người đẹp Bình Dương nhắm vào thương mại nhiều hơn, và cô đã nhờ soạn giả Năm Châu viết cho kịch bản cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, đồng thời mời kép cải lương Thanh Tú đóng cặp với cô.

Dạo đó các nhà làm phim không biết bắt mạch từ đâu mà lại ùn ùn chạy đi tìm đào kép cải lương tên tuổi mời về đóng phim, mà lại còn giao cho các vai trò nòng cốt, khiến cho các tài tử chuyên nghiệp mặc nhiên xuống giá, nếu không muốn thất nghiệp thì phải bằng long chấp nhận đứng chung sân quay với đào kép cải lương và chịu lãnh vai trò thấp hơn.

Thực trạng trên đã gây bất mãn cho một số tài tử điện ảnh chuyên nghiệp, và trong lúc cuốn phim còn đang quay thì họ tung tin rằng đào kép cải lương đóng phim “rất ư là cải lương”, hoặc loan truyền rằng ai đó cho biết cải lương bị chết đứng rồi, giờ đây chạy sang điện ảnh làm sao khá nổi chớ!

Riêng Thẩm Thúy Hằng trong lúc đang quay cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, mà tài tử chánh là kép Thanh Tú đóng cặp với cô, thì có người hỏi ngay rằng:

“Tại sao lại chọn kép cải lương cho đóng phim mà lại là vai chánh nữa, bộ không sợ mất tiếng hãng phim hay

sao?”

Thẩm Thúy Hằng trả lời:

“Lấy tiếng cũng phải lấy tiền chớ!”



Rồi cô còn nói thêm rằng đào kép cải lương tên tuổi đương nhiên họ có một số khán giả, giờ đây họ đóng phim tức nhiên số khán giả từng ái mộ họ sẽ mua vé đi coi. Sản xuất phim là làm thương mại rồi, cái tiếng rất cần nhưng tiền cần hơn!

Thế là người hỏi đành chịu thua thôi, và đào kép bên cải lương ào ạt nhảy vào lãnh vực điện ảnh, thao túng sàn quay, khiến cho một số tài tử bên điện ảnh chịu thất nghiệp, bởi các vai nòng cốt bị cải lương nắm hết. Những người bỏ tiền ra làm phim như Thẩm Thúy Hằng mời Thanh Tú cộng tác, cũng như Cosunam mời Thanh Nga là họ đã nhắm vào con số khán giả cải lương đông đảo từng ủng hộ thần tượng của họ.

Người ta nói làm nghệ thuật điện ảnh không nên lầm lẫn với cải lương, ai mà không đồng ý như vậy chớ, nhưng đâu có ai bỏ tiền ra làm nghệ thuật mà lại chẳng muốn cơ lợi vào. Lấy tiếng đã đành nhưng cũng phải lấy tiền nữa, vì lẽ đó nên Thẩm Thúy Hằng không thể bỏ qua được Thanh Tú, Phùng Há, Năm Châu, Kim Cúc, dầu những người này lên màn ảnh họ vẫn còn các điệu bộ của sân khấu, như người ta đã xem qua phim “Chiều Kỷ Niệm”. Ấy thế mà phim này Thẩm Thúy Hằng đã lời trên 10 triệu bạc, trong vòng tuần lễ đầu trình chiếu ra mắt tại hai rạp ở Thủ Đô Sài Gòn. Tại sao? Vì phim “lô canh” mà không được khán giả bình dân ủng hộ thì chết đi một cửa tứ. Phim của Thẩm Thúy Hằng mà lời được là do phần lớn khán giả cải lương ào tới xem coi thần tượng sân khấu của họ lên màn ảnh ra sao. Họ chẳng cần biết tên của Huy Cường, của Đoàn Châu Mậu, của Tony Hiếu là ai cả!

Và đến Kim Cương cũng thế, quay cuốn phim “Mưa Trong Bình Minh” kỳ nữ đã mời cải lương chi bảo Bạch Tuyết về giao vai chánh, và hãng thì lấy tên Kim Cương. Như vậy khán giả thoại kịch, cải lương, truyền hình và điện ảnh cùng đi coi phim chớ không hề phân biệt là bên nào, phía nào. Kỳ nữ xuất thân từ cải lương nên biết rõ khán giả của môn nghệ thuật này đông đảo hơn bất cứ môn nào, do đó mà làm ăn khá tậu khách sạn ở Vĩnh Long, mua xe hơi, biệt thự... Có cái nhìn thực tế như vậy mới làm giàu.

Sau 1975, Thẩm Thúy Hằng vẫn tiếp tục đóng phim, đóng kịch, nhưng rồi lại vắng mặt một thời gian khá dài. Mãi đến năm 1990 mới xuất hiện trở lại cho biết là sẽ cộng tác với hãng phim Ấn Độ, vì cô muốn đi đến đất Phật. Muốn theo chân Đường Tăng đến đất Phật, vừa đóng phim vừa đi thăm những nơi nào mà Đường Tăng đã đi qua, nơi nào ông đến thỉnh kinh, và cô cũng muốn tự mình tìm học những kinh Phật nào mà cô chưa biết đến.

Ngoài ra hãng phim Ấn Độ còn hứa sẽ thỏa mãn yêu cầu của cô là đi thăm viếng ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ còn dấu tích của Phật Thích Ca như Cội Bồ Đề, Vườn Trúc Lâm, Kỳ Viên Tự, những vùng thánh địa...

Được biết nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng là người thuộc khá nhiều kinh Phật, và cô đã nuôi mộng “theo chân Đường Tăng” đi Ấn Độ từ nhiều năm, chứ không phải đợi đến khi xem bộ phim Tây Du Ký rồi mới muốn đến đất Phật. Sự hứa hẹn đáp ứng yêu cầu của hãng phim Ấn Độ, khiến cô rất vui mừng, sẽ thực hiện được ước mơ... theo chân Đường Tăng đi Ấn Độ!

Nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng còn cho biết trong phim Tây Du Ký. Tề Thiên Đại Thánh đã cân đẩu vân rất nhanh, nhưng là nhanh đối với phương tiện cổ điển ngày xưa, chớ bây giờ cô ngồi máy bay phản lực bay một vèo là đến đất Phật, có lẽ Tề Thiên Đại Thánh cũng khó nhanh hơn...

Có điều là khi xưa Đường Tăng đến Ấn Độ rồi thành Phật Bồ Tát, còn Thẩm Thúy Hằng thì chưa thành Phật, mà về nước tiếp tục sống với ông Nguyễn Xuân Oánh cho đến ngày ông qua đời. Và người ta không biết người đẹp Bình Dương khi về già ra sao...?

http://www.rfa.org/vietn...6-nm-09262013161115.html
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.