Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Du lịch " bực mình ".
VanhKhuyen
#21 Posted : Wednesday, July 20, 2005 12:30:37 AM(UTC)
VanhKhuyen

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 465
Points: 0

dạ em cũng biết lương thiện, người ta đạp mình đi mình trả tiền , mà thấy mình ngồi , người ta đạp cũng không yên chị , má em thường chọc em mày không yên thì cứ đạp cho người ta ngồi cũng không sao ,...

dạ lẫn lộn lắm , em ước gì em không phải đối đầu với suy nghĩ đó , nếu em với người ta thay phiên đạp thì em ok , giống như chở xe đạp vậy.
Hoa Gạo
#22 Posted : Wednesday, July 20, 2005 12:43:03 AM(UTC)
Hoa Gạo

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 681
Points: 0

Khi về quê của hg ở VN, thấy cảnh người ta sống bây giờ, hg hay nghĩ. Nếu mình còn ở VN thì bây giờ sẽ ra sao? Quê hg đa số có người thân sống ở nước ngòai, cuộc sống của họ theo hg thấy thì sướng hơn lúc hg ở đó nhiều. Hồi xưa nhà hg là nhà tranh vách đất, bây giờ đa số nhà của họ ở đó là nhà xây. hồi đó nhà hg ăn cơm độn mút mùa, bây giờ thì họ toàn ăn cơm trắng. Vì hg sống ở xứ này đầy đủ nên thấy cuộc sốgn của bà con ở đó là quá khổ, nhưng nếu so với lúc xưa thì hg khổ hơn họ nhiều..nên mới nghĩ, nếu gia đình hg còn ở VN thì chắc bây giờ chỉ có... ăn mắm mút dòi TongueTongue
Tonka
#23 Posted : Wednesday, July 20, 2005 12:59:04 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi VanhKhuyen
, nếu em với người ta thay phiên đạp thì em ok , giống như chở xe đạp vậy.


tonka thích cái ý nghĩ này Cooling, nó là cái tâm không phân biệt.
Vũ Thị Thiên Thư
#24 Posted : Wednesday, July 20, 2005 1:50:22 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
quote:
Gởi bởi Hoa Gạo

Khi về quê của hg ở VN, thấy cảnh người ta sống bây giờ, hg hay nghĩ. Nếu mình còn ở VN thì bây giờ sẽ ra sao? Quê hg đa số có người thân sống ở nước ngòai, cuộc sống của họ theo hg thấy thì sướng hơn lúc hg ở đó nhiều. Hồi xưa nhà hg là nhà tranh vách đất, bây giờ đa số nhà của họ ở đó là nhà xây. hồi đó nhà hg ăn cơm độn mút mùa, bây giờ thì họ toàn ăn cơm trắng. Vì hg sống ở xứ này đầy đủ nên thấy cuộc sốgn của bà con ở đó là quá khổ, nhưng nếu so với lúc xưa thì hg khổ hơn họ nhiều..nên mới nghĩ, nếu gia đình hg còn ở VN thì chắc bây giờ chỉ có... ăn mắm mút dòi TongueTongue



Hoa Gạo
Chị nghe bà chị họ luôn bảo " giày dép cón có số , huống gì con người " chị cười vì nghĩ lại chính mình...
Nhưng có những người ra đi không bao giờ đến nơi
Nhìn lại cuộc sống cả người thân , quen , ai may mắn thì mình vui mừng dùm cho họ , chứ thật ra cuộc sống vật chất tuy đầy đủ , nhưng còn những dằn dai về tinh thần...
Sông có khúc , người có lúc... Chưa biết ngày mai mình sẽ ra sao...
Phượng Các
#25 Posted : Wednesday, July 20, 2005 2:06:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ai ở Saigon có nhớ mấy cái dốc cầu như cầu Kiệu, cầu Công Lý, cầu Trương Minh Giảng.... khi mấy ông xích lô đạp lên mấy dốc cầu này mà những người ngồi trên đó không chịu đi xuống thì mới thật là bất nhẫn á.

Hoa Gạo
#26 Posted : Wednesday, July 20, 2005 2:06:52 AM(UTC)
Hoa Gạo

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 681
Points: 0

Dạ chị TT, em cũng hiểu được điều này. Thật là không ai biết được chữ ngờ há chị.

Không biết ngày sau sẽ ra sao,
Biết được ngày sau cũng không sao TongueTongue
Anh Ba
#27 Posted : Wednesday, July 20, 2005 1:30:09 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Cám ơn các AC vào đọc và bàn luận. beerchug
Cá nhân tôi chỉ xin chuyển tải lên đây những bài viết từ các báo chí, các phương tiện truyền thông..., như một cách nêu vấn đề để bàn luận.Rose
Mời đọc....

Khi lòng tốt bị thách thức.



Đứa bé nằm lăn lóc ngay trên bờ xi măng, đứa lớn thì ngồi canh chừng em mình.


Mấy đêm nay, tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai giao với đường Nam Kì Khởi Nghĩa (*), xuất hiện hai đứa bé, đứa gái lớn khoảng năm tuổi, đứa nhỏ khoảng một tuổi. Hai đứa trẻ ăn mặc rách rưới, nước da đen xạm.

Lần đầu tiên nhìn thấy chúng tôi rất ngạc nhiên, tôi giảm ga chầm chậm quan sát hai đứa trẻ, trong đầu đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao lại có hai đứa trẻ nằm đây? Cha mẹ chúng đâu? Sao lại có những hoàn cảnh đáng thương đến như vậy? Và mình có nên giúp đỡ chúng hay không?

Nhưng ngay lập tức, tôi nghe đằng sau mình vọng lại tiếng của một người đàn ông nói với một người nào đó, hay đang cố tình nói lớn để tôi nghe, khi thấy tôi có ý định giúp đỡ hai đứa trẻ tôi nghiệp kia: “Trò này cũ rích!”. Chỉ cần nghe có thế, tôi quên béng đi những phân vân ban nãy, và cái ý định giúp đỡ hai đứa trẻ tội nghiệp này. Tôi thanh thản nhấn ga, tiếp tục hòa vào dòng người đang lưu thông trên đường…

Tôi vừa đi vừa nghĩ đến câu nói của người đàn ông nọ: “Trò này cũ rích”. Trò này là trò gì? Tôi không biết. Nhưng tôi cũng có thể tưởng tượng ra có thể đó là một trò lừa đảo nào đó. Nếu tôi dừng lại hỏi chuyện hai đứa nhỏ không biết chuyện gì sẽ xảy ra? Có thể là chiếc xe của tôi dựng bên đường sẽ bị đánh cắp, hay một ai đó sẽ quy tôi vào một trách nhiệm nặng nề nào đó với hai đứa bé? Tôi chợt cảm thấy mình thật may mắn vì đã được nhắc nhở.

Mỗi khi ra đường, thấy những cảnh đời đáng thương, chúng ta ai cũng muốn “cúi xuống” giúp đỡ họ bằng khả năng có thể của mình. Nhưng chúng ta lại sợ, sợ mình sẽ bị mắc vào một trò lừa bịp nào đó. Và kết cục của trò ấy thì chính chúng ta sẽ là người rơi vào hoàn cảnh đáng thương hơn. Cho nên chúng ta sẽ thành thản lướt qua những mảnh đời bất hạnh ấy. Chính cái sự lướt qua này khiến chúng ta có cảm giác thật khó chịu. Bởi hình như tình yêu thương con người trong mỗi chúng ta đang cạn kiệt, đang bị thách thức!

Và trong cuộc sống xô bồ, bon chen của xã hội hiện nay, lòng thương ấy đang ngày càng thu hẹp. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho xã hội chúng ta đang xuất hiện nhiều cảnh đời thương tâm hơn nữa, hòng tìm kiếm lòng thương của con người và xã hội. Nó như một cuộc đua, mà đích đến sẽ khiến con người ta chai sạn, sống mà không còn biết yêu thương những mảnh đời bất hạnh….

Theo TTO.
Nguồn : báo Thanh niên.

- (* ) Giao lộ Hồng Thập Tự và Công Lý cũ.
- Những hàng chữ đậm mang tính nhấn mạnh, AB làm.

mèo mù
#28 Posted : Thursday, July 21, 2005 6:15:48 AM(UTC)
mèo mù

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 489
Points: 0

Chào các anh chị
Cách đây không lâu, mèo có xem một video về VN, đoạn cuối của cuốn phim có một phóng sự nói về những cha mẹ cho con làm nghề ăn xin, cha mẹ thật là độc ác ( xin lỗi, mèo phải dùng chữ này), chiều tối các bà mẹ dùng xe honda chở các con tới địa điểm ăn xin, sau đó các bà túm tụm lại một hàng ăn nào đó để chờ con mang tiền về... trong số các em , có một em gái khoảng mười mấy tuổi, đi theo chèo kéo những người du khách ngoại quốc, không biết cha mẹ của em nghĩ sao. (Đoạn phóng sự này hình như đã được chiếu tv ở trong nước). Coi xong.....
Phượng Các
#29 Posted : Thursday, July 21, 2005 6:51:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị mèo mù ơi,
Chuyện đó thường lắm mà, có nhiều người còn bẻ gãy tay chân đứa bé (không biết có phải con ruột hay trẻ bắt cóc), cho nó ghẻ lở, hay cho nó phỏng da để phơi ra không muốn chữa cho hết, thì mới gợi lòng thương của khách qua lại hầu kiếm tiền. Một khi họ coi ăn mày là cái nghề thì tức nhiên phải biết dùng mánh khoé cho cái nghề thêm tinh vi. Cái ác độc của con người nhiều lúc không còn lời nào mà diễn tả nữa!

Tonka
#30 Posted : Friday, July 22, 2005 12:15:05 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các
, có nhiều người còn bẻ gãy tay chân đứa bé (không biết có phải con ruột hay trẻ bắt cóc), cho nó ghẻ lở, hay cho nó phỏng da để phơi ra không muốn chữa cho hết, thì mới gợi lòng thương của khách qua lại hầu kiếm tiền.



Đó là chuyện thường xảy ra cái thời mà tonka bị mẹ mìn bắt cóc, có lần kể cho chị nghe đó Sad
Hừm, may mà mình chưa bị gì, số còn lớn Tongue
Phượng Các
#31 Posted : Friday, July 22, 2005 12:30:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tonka mà rảnh thì kể lại vì forum này người mới vô nhiều, người cũ đi hết rồi.
Tiếc là các bài trong forum cũ không ai còn giữ chớ trong topic đó mình kể nhiều chuyện hay - nhớ colaido kể chuyện nơi chị ấy làm việc có giữ một đứa trẻ bị bắt cóc và bị cho sống chung chạ với đám người cùi, khi nhà nước tảo thanh đường phố thì hốt hết cho vào trại mới lòi ra cô bé. Mà lúc đó không cách chi truy tìm ra được thân nhân của cô bé để trả lại. Sad Có đi vào các hoàn cảnh khốn khổ của xã hội quanh mình, mới thấy là các vấn đề cá nhân của mình thật chẳng sánh được vào đâu với nỗi khổ của tha nhân.
Anh Ba
#32 Posted : Sunday, July 24, 2005 5:00:58 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

5.000 Phụ Nữ, Trẻ Em Việt Nam Bị Khai Thác Tình Dục Tại Cam Bốt


(Sài Gòn - VNN) Có khoảng 5.000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị khai thác và bóc lột tình dục. Họ từng bị bọn xã hội đen đưa qua biên giới vào Cam Bốt, qua Thái Lan và tiếp tục bị đem bán cho các nhà chứa ở Mã Lai...

Đại tá Kim Pheap, Phó cục trưởng Cục phòng chống buôn người và bảo vệ vị thành niên, thuộc Tổng cục cảnh sát quốc gia Cam Bốt cho biết như trên tại hội nghị hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia về phòng chống buôn bán người do Bộ Công an CSVN tổ chức ngày 16/11. Theo ông Kim Pheap, hiện Cam Bốt là nước bị bọn tội phạm dùng làm bàn đạp trong việc mua bán phụ nữ và trẻ em. Chúng sử dụng nơi đây làm chỗ tiếp nhận, chứa chấp, chuyển "hàng". Ban đầu, chúng đưa nạn nhân ra biên giới, giấu một đêm, ngày hôm sau lén đưa họ vào Nam Vang bằng cách sang xe hơi nhiều lần rồi đưa vào các địa điểm đã chuẩn bị sẵn. Tại đây, chúng tiến hành "phân loại hàng", những cô có nhan sắc bị bán qua nước khác, người trung bình thì cho làm gái massage hoặc gái mại dâm, một số khác lại được đưa xuống các tỉnh biên giới giáp Thái Lan.

Ông Kim Pheap nhận định, sắp tới, việc đưa phụ nữ Việt Nam sang Lào và Cam Bốt có thể giảm, nhưng đưa phụ nữ từ Cam Bốt sang Việt Nam lại tăng. Các tổ chức tội phạm sẽ lấy Sài Gòn làm địa điểm tập trung để chuyển phụ nữ Cam Bốt sang các nước thứ ba.

Về trẻ em, mỗi năm có khoảng 200 em được đưa vào Cam Bốt dưới hình thức xin trẻ sơ sinh và mồ côi để nuôi. Phần lớn các em này sinh ra bị bỏ rơi hoặc sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng... Thực tế, nhiều em gái nhỏ đang bị khai thác tình dục ở nhà chứa, một số khác bị cưỡng bức quan hệ với người nước ngoài hoặc đưa đi ăn xin nơi công cộng...

Một quan chức CSVN cho biết, hầu hết số phụ nữ, trẻ em Việt Nam làm mại dâm ở thành phố Nam Vang và các thành phố, thị xã lớn tại Cam Bốt đều là người các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang...

Các đại biểu đều nhận định, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em rất đa dạng và ngày càng tinh vi. Chúng thường tìm các cô gái trẻ ở vùng nông thôn, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không công ăn việc làm hoặc lợi dụng người quen của họ để móc nối, hứa hẹn giúp đỡ tìm việc làm ở thành phố với thu nhập cao. Đôi khi chúng dùng thủ đoạn quan hệ yêu đương với nạn nhân sau đó mang đi bán hoặc dụ dỗ bằng cách đưa lên Nam Vang làm ăn và kết hôn giả, ép buộc sử dụng thuốc gây nghiện sau đó chuyển từ Việt Nam vào Cam Bốt. Thông thường, chúng hay cho gia đình bị hại một khoản tiền rồi hợp thức hóa giấy tờ để đưa phụ nữ trẻ em qua biên giới. Một số kẻ còn dùng thủ đoạn xảo quyệt như đẩy bị hại vào con đường sa ngã hoặc lệ thuộc về kinh tế để cưỡng ép, mua chuộc, đe dọa phải làm theo ý chúng.

Các nhóm hoạt động phạm pháp này thường được tổ chức chặt chẽ, phân công công việc cụ thể: tìm người, tuyển chọn, làm các thủ tục, vận chuyển, dẫn đường, có nạn nhân bị chúng lừa, nhưng sau đó còn bị bắt quay trở về Việt Nam để tiếp tục lừa gạt người khác... Chúng thường lợi dụng các đường mòn, đường sắt, đường sông vào các giờ cao điểm trên tuyến biên giới hoặc trà trộn vào số người đi buôn, số cửu vạn ở các cửa khẩu để đưa nạn nhân vượt biên.
Nguồn : lenduong.net
Anh Ba
#33 Posted : Sunday, July 24, 2005 5:10:45 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Thuê trẻ đi ăn xin.



Cùng mẹ "phục kích" bên đường.

Bé gái độ 7 tuổi bế trên tay một hình hài quặt quẹo, nhỏ xíu, đôi mắt nhắm nghiền, rảo dọc các quán ăn trên đường Nguyễn Trãi (quận 1, TP HCM). Nó van nài: “Cho con xin vài trăm đồng mua sữa cho em”.

Vài tờ tiền lẻ cũ kỹ, nhàu nát chìa ra, nó chộp lấy và giúi vội vào cái ca nhựa rồi bước thẳng đến cột điện bên lề đường. Ở đó, một người đàn bà ngồi chờ sẵn. Mụ thò tay vào cái ca quơ sạch từ tiền giấy lẫn tiền cắc cho vào nón lá xốc xốc chừng để đếm, gầm gừ trong cổ họng: “Nãy giờ có nhiêu đây thôi sao? Ngu quá, mày phải gí sát đứa nhỏ vào người ta, để nếu bọn họ không động lòng thì cũng cho tiền để mày nhanh chóng biến đi, biết chưa?”.

Trưa 22/10, trên đường Phạm Ngũ Lão (quận 1), một lũ trẻ ăn xin hơn chục đứa lao nhao bu vào đoàn khách nước ngoài khi xe buýt vừa đỗ. Cô bé trạc 12 tuổi “vác” trên lưng em bé ngủ li bì đứng xin rất kiên trì bên đôi nam nữ người da màu đang trò chuyện rôm rả trên lề đường. Trông đôi mắt em ngước nhìn khẩn cầu tha thiết đến xót xa.

Ngoắc tay gọi, cô bé mừng rỡ lật đật chạy lại, bé trai ngật ngưỡng trên lưng chị chợt tỉnh giấc lấy bàn tay nhem nhuốc dụi đôi mắt đầy ghèn. Cô bé lắc đầu kiên quyết không nói quê quán, nhà cửa, cha mẹ. Đút tờ giấy bạc hai nghìn đã nhàu vào túi, hai chị em lại bồng bế nhau rảo bước giữa trưa nắng chang chang.

Quán bún bò Huế trên đường Nguyễn Du (quận 1) chiều hôm ấy đông khách hơn thường lệ. Ai nấy đều nhìn về một chiếc bàn trong góc, nơi có hai đứa trẻ, một lớn một bé đang quỳ mọp dưới chân bàn. Khách bàn ấy là hai mẹ con vừa tan trường về. Cô học trò nhỏ có vẻ ái ngại lắm, cứ ngọ nguậy không yên trên ghế ngồi, suýt nữa làm đổ cả tô bún. Cô bé đưa mắt cầu cứu mẹ.

Bà mẹ kêu hai đứa trẻ ăn xin đứng lên rồi bà cho tiền nhưng chúng vẫn cương quyết quỳ. Bà vội vàng kéo ví ra nhưng không có tiền lẻ. Hai đứa trẻ vẫn quỳ ngước mắt lên chờ đợi. Mọi người xung quanh dòm vào, con gái cũng nhìn bà khẩn thiết không kém hai đứa ăn mày. Bà rút vội một tờ 20.000 đồng đưa cho đứa lớn. Chúng ngỡ ngàng nhìn tờ bạc xanh mới tinh, đưa hai tay đỡ lấy một cách nâng niu và vội vàng đứng dậy đi như chạy ra khỏi quán.

Ngày hôm sau cũng ở quán này, hai đứa bé lại đang quỳ. Khi được hỏi quê ở đâu, chúng đáp mau mắn: “Con quê miền Trung”. “Vào đây được bao lâu rồi?”. “Dạ, hai tháng”. Nghe là biết con bé nói dối bởi miền Trung không có chất giọng kiểu này, mà mới vào hai tháng thì chưa lai giọng nhanh thế được. Mọi người trong bàn đang thắc mắc thì bà chủ quán vội vào chỉ hai chị em ăn xin và nói: “Đi ra ngoài dùm đi, mẹ tụi mày đang chờ ngoài kia kìa, hôm nào cũng diễn trò quỳ lạy thế này thật mệt quá!”...

Để xin cho được tiền, “cái bang nhí” được huấn luyện khá bài bản. Đầu tiên là những lời nói chuẩn bị sẵn khi có người quan tâm hỏi han, đại loại như “quê miền Trung”, “cha mất, mẹ bệnh nặng, em thơ dại”. Sau là đến các động tác. Quỳ lạy như cặp chị em kia cũng là một cách; gí sát thân mình tiều tụy hôi hám vào người khác để xin theo kiểu “khủng bố” như người đàn bà trên đường Lý Tự Trọng dạy “đệ tử” cũng là một cách; một chiêu khác nữa là “bám dai như đỉa” cũng được ăn mày lớn, ăn mày bé áp dụng.

Trong số đám trẻ vẫn ngày qua ngày lê la đầu đường xó chợ xin tiền hiện nay, phần đông không phải vì cuộc sống khốn cùng thúc đẩy mà trót rơi vào tay tổ chức “kinh doanh ăn mày” và trở thành “thợ” xin chuyên nghiệp. Chúng đã bị tước đoạt đi tính tự ái, lòng tự trọng và tình người ngay khi bước chân vào đường ăn mày. Đổi lại, chúng được dạy để trở nên chai lì, độc ác và góp tay đày đọa lẫn nhau.

Một bé trai độ 12 tuổi dẫn đường cho ông già mù “hoạt động” ở chợ Tân Định không tiếc lời mắng nhiếc mỗi khi ông không theo. Người ta mắng nó hỗn xược thì nó ngược ngạo đáp: “Không nhanh chân dùng mánh khóe để xin cho được nhiều thì chết cả lũ.” Hay như con bé chừng 13 tuổi vẫn hàng ngày đem “em nó” (chưa đầy năm) phơi nắng ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai. Khi đèn đỏ, xe cộ dừng lại liền đưa tay cấu mạnh vào mông “đứa em” cho khóc thét lên gây sự chú ý của người đi đường.

Cuộc sống chỉ còn lại một điều thật sự có ý nghĩa với chúng, một thứ ý nghĩa khủng khiếp chính là gương mặt hung tợn và những trận đòn của người lớn chờ đón mỗi khi chúng trở về tay không hoặc với số tiền ít ỏi sau một ngày đi xin.

Khai thác tình thương của người giàu lòng trắc ẩn, một số kẻ nhẫn tâm tìm mua, thuê trẻ con rồi bắt ép chúng đi xin tiền. Cũng có những ả giang hồ, bụi đời chuyên đẻ con rồi cho người khác thuê bế đi ăn xin. Bà Tư bán trái cây ở chợ Bến Thành cho biết, có những người coi đây như một nghề kiếm ăn thường nhật. Trẻ em được thuê để bế thường chỉ 2 tuổi trở lại, càng ít tháng càng tốt thì người ta mới thương; trẻ lớn hơn phải trực tiếp cầm ca đi xin. Thông thường giá thuê một trẻ khoảng trên dưới 10.000 đồng/ngày. Bọn này làm ăn rất khéo, thay đổi địa bàn liên tục để tránh bị để ý.

Cũng tại chợ Bến Thành, người ta còn bắt gặp một hình ảnh thật thương tâm khác: đứa trẻ độ chừng 10 tuổi có gương mặt lúc nào cũng rạng rỡ thật đáng yêu với cái miệng luôn cười cầm ca nhựa lẽo đẽo theo một ông già đi xin ăn. “Bửu bối” của em là cặp mắt mù với con ngươi bị chọc lòi lồ lộ ra ngoài. Những ai gặp em đều không đành lòng trước sự độc ác ghê gớm của những kẻ đã cố dùng em như một công cụ để kiếm tiền.

Sự độc ác của đám người “kinh doanh ăn mày” không dừng lại ở đó, họ còn khai thác cả những hài nhi vừa lọt lòng được chừng vài tháng. Ở khu vực Thị Nghè - Hàng Xanh có một người đàn bà rất trẻ, ngày cũng như đêm gió sương mưa nắng mặc kệ, thị mang trên tay đứa bé đỏ hỏn dắt theo ba đứa trẻ vài tuổi ốm tong teo, ghẻ lở lê la các quán ăn để xin tiền “mua sữa cho con”. Nhiều phụ nữ không kiềm được phẫn nộ đã lên tiếng chửi thẳng thị là “bất nhân”. Không “làm ăn” được, thị đã sang địa bàn khác.

Bọn người “kinh doanh ăn mày” thường nhắm tới trẻ em ở vùng quê nghèo. Cuộc sống cùng quẫn dễ khiến các bậc cha mẹ nhanh chóng gật đầu, giao con cho người khác đưa lên thành phố vì tin rằng “giàu nhà quê cũng không bằng ngồi lê thành phố”.

Và không phải cứ sinh ra trong gia đình giàu có là thoát được “phận ăn mày”. Mới đây, một gia đình ở Bình Thạnh bị thất lạc đứa con trai nhỏ. Cả nhà mất ăn mất ngủ, đăng tin tìm trẻ lạc, báo chưa kịp đăng thì may mắn cho họ, trong lúc cả nhà đổ xô đi tìm khắp nơi trong thành phố chợt thấy cậu con trai bé bỏng được cưng chiều bấy lâu đang lem luốc gặm trái cóc cùng đám ăn xin ở chợ Bà Chiểu...

Tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu các giải pháp về tình trạng trẻ em lang thang đường phố tại TP HCM”, nhóm thực hiện cho biết TP HCM có số lượng trẻ lang thang kiếm sống nhiều nhất so với các tỉnh, thành khác. Chỉ số tăng cơ học trẻ lang thang kiếm sống tại thành phố từ năm 1997 tăng bình quân 6%/năm. Có rất nhiều nghề như đánh giày, bán báo, bán vé số... nhưng không ít trẻ buộc phải “chọn” nghề ăn xin do bị người lớn ép, nếu không sẽ bị hành hạ, đánh đập không thương tiếc.

TP HCM thực hiện chương trình hồi gia mỗi năm được khoảng 500 em, nhưng số trẻ lang thang tới thành phố luôn cao gấp đôi số trẻ hồi gia. Theo thống kê vào năm 2003, TP HCM có 8.570 trẻ lang thang kiếm sống thì 70% là từ các tỉnh, thành khác đến. Các nhà khoa học, nhà quản lý đều cho rằng thời gian tới số trẻ lang thang xin ăn trên đường phố tại TP HCM rất khó giảm và có thể biến tướng sang nhiều hoạt động khác. Thực tế số trẻ này chỉ giảm trong từng đợt tập trung của thành phố nhưng sau đó tăng lại hoặc có thể không giảm mà dạt sang các quận vùng ven.

(Theo Công An TP HCM)
Anh Ba
#34 Posted : Sunday, July 24, 2005 5:16:45 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0


Nghề Thuê Trẻ Em Đi Ăn Xin!

Nam Dao
(VNN)

Việt Nam ngày nay có nhiều chuyện thương tâm cười ra nước mắt, qua sự xuất hiện của nhiều nghề mới lạ ngày càng phát triển mạnh theo cơn lốc đổi mới. Nếu ai bảo đất nước Việt Nam đổi mới tiến bộ hơn xưa thì tôi xin mời họ đi quan sát một nghề chỉ có thể "trăm hoa đua nở" ở nước Xã hội Chủ nghiã VN mà thôi. Đó là "Nghề thuê trẻ em đi ăn xin".

Ai đã từng ghé những quán ăn trên đường Nguyễn Trãi (quận 1,Sài Gòn), hẳn là không thể nào quên được hình ảnh một em bé gái độ 7 tuổi bế trên tay một hài nhi quặt quẹo mắt nhắm nghiền, nhỏ xíu vì thiếu ăn. Khó ai tránh khỏi nỗi xót xa, nên đều đã bỏ vào ca nhựa một vài trăm khi em ỉ ôi van xin "Lạy ông lạy bà cho con xin vài trăm đồng mua sữa cho em". Thế nhưng tấm lòng nhân đạo của người cho bỗng khựng lại, khi chứng kiến cảnh em chạy thẳng đến cột đèn bên lề đường đưa cái ca nhựa cho người đàn bà có khuôn mặt dữ dằn. Bà ta siả sói mắng đứa bé: 'Nãy giờ mày chỉ có xin được ngần này thôi sao hả con ranh con? Sao mày lười biếng quá vậy!. Mày phải dí sát đứa nhỏ vào người ta, để nếu bọn nó không động lòng thương thì cũng phải cho mày tiền để mày đi cho lẹ. Lần sau nhớ làm như thế nghe chưa con". Kèm theo những câu nói hằn học là một cái bạt tai thật mạnh khiến đứa bé kêu ré lên. Người làm phước đâu có ngờ được rằng mình lại là nguyên nhân đưa đến cái tát tai cho đứa bé gái đáng thương nọ chỉ vì cho em qúa ít tiền! Chỉ tội cho hai đưá bé chả được sơ múi gì trong khi đó tiền lại rơi vào túi của người đàn bà độc ác kia!

Sự ngỡ ngàng tưởng là sẽ không còn xảy ra, nhưng khi bước vào quán bún bò Huế trên đường Nguyễn Du, quận 1, khách hàng lại phải chứng kiến cảnh hai em bé gái qùy mọp dưới chân mình van xin lòng từ thiện. Hai em kể lể vì hoàn cảnh mồ côi cha mẹ ở miền Trung, sống lây lất trôi giạt vào Nam để xin ăn. Cách van xin khẩn thiết làm mọi người mủi lòng. Ai mà chả muốn cứu vớt cuộc đời hai em. Khi thấy người khách móc túi cho em tờ giấy bạc $20.000 em trố mắt nhìn ngỡ như trong mộng. Quá vui mừng, hai em chạy vội ra ngoài cửa đưa tiền cho một người đàn ba,ụ rồi trở vào tiệm qùy dưới chân bàn khác. Vưà lúc đó người chủ quán bưng tô bún bò Huế đến. Bà ta nhăn mặt bảo hai em đi ra ngoài với mẹ vì bà đã qúa mệt với những trò qùy lạy xin tiền xảy ra như cơm bữa làm phiền khách của bà.

Với tuổi đời còn non dại, xã hội bất công nào đã đưa đẩy tuổi thơ VN phải nói dối cha mẹ đã chết để kiếm kế sinh nhai? Chế độ nào bỏ mặc tuổi thơ phải sống trong lầm than khiến trẻ em phải tự hạ nhân cách đi qùy lạy người khác để có được miếng ăn sống qua ngày? Một tờ giấy 20.000 đồng quả là món tiền lớn đối với trẻ thơ bụi đời. Thế nhưng nó có quan trọng đến nỗi người ta bắt em phải qùy bán rẻ nhân phẩm mình để đổi lấy tờ giấy bạc hay không, nhất là $20.000 này đâu phải dành cho em mà là cho kẻ mướn em? Em có tủi thân không nếu em biết cũng ở thành phố này và ngay trong giây phút em đang qùy lạy van xin thì có hàng ngàn cán bộ đang hả hê cười trên những bàn tiệc trị giá cả mấy triệu đồng, số tiền đủ nuôi tất cả những trẻ em ăn mày sống lây lất khắp các ngã đường?

Những ai có dịp ghé chợ Bến Thành, sẽ thấy dịch vụ mướn trẻ làm nghề ăn xin phát triển ra sao. Nhằm khai thác lòng nhân đạo của con người một số kẻ đã nhẫn tâm tìm mua hay thuê trẻ em rồi ép chúng đi xin tiền. Họ tìm những cha mẹ nghèo đói không nuôi được con hay những gái bụi đời lỡ đẻ con, để thương lượng mướn hay mua đứt những em bé về làm nô lệ, đi ăn xin kiếm tiền cho họ thụ hưởng. Bà Năm bán trái cây tại chợ Bến Thành cho biết giá mướn mỗi em khoảng trên dưới 10.000 đồng/một ngày. Những em bé dưới 2 tuổi được dùng để bế đi ăn xin. Còn em bé lớn tuổi hơn thì phải cầm ca đi xin tiền. Hài nhi nào còn non tháng xanh xao vàng vọt dễ được người thương cho nhiều tiền hơn. Cho nên họ để cho hài nhi đói rên la thảm thiết. Nào đã hết, bà Năm còn cho hay là những kẻ mướn các em còn dạy các em lớn phải đánh hài nhi để bé khóc thật to thì mới đánh động được sự mủi lòng của khách qua đường. Thành ra để xin được nhiều tiền, hễ thấy ai vừa tiến về phiá em, em bé ăn xin sẽ véo thật mạnh vào đùi hài nhi gầy ọp ẹp cho bé đau khóc oà lên. Tiếng khóc của em xoáy vào tâm can làm chúng ta đau buốt. Nỗi đau phải chứng kiến cảnh trẻ thơ bị xử dụng như một món hàng để khai thác lòng trắc ẩn của người khác! Nỗi uất hận vô biên vì thấy tuổi thơ Việt Nam bị nhào nặn sống đối xử tàn bạo với nhau trong cái nghề ăn xin đoạ đày bất nhân nhiều uẩn khúc. Làm sao em bé gái kia có thể nhân từ với hài nhi nọ cho được, một khi em nhớ đến những trận đòn kinh hoàng của chủ phạt em vì cái tội không nộp đủ số tiền ăn xin mà họ muốn?

Không phải chỉ có các em làm công việc hành hạ trẻ sơ sinh, mà ngay cả chủ cũng nhúng tay vào tội ác đó. Ở khu vực Thị Nghè - Hàng Xanh có một phụ nữ trẻ, bất kể mưa gió ôm một hài nhi còn đỏ hỏn dắt theo 3 em bé nhỏ ốm tong teo lê la các quán ăn để "xin tiền mua sữa cho con". Vì bị nhiều người chửi mắng thậm tệ là bất nhân, người đàn bà nọ thấy âm mưu bị bại lộ, không làm ăn gì được, nên đành phải dời sang điạ bàn khác để kinh doanh.

Nếu sự độc ác chỉ ngừng ở chỗ hành hạ trẻ sơ sinh dầm mưa dãi gió thì cũng đã là đỡ khổ cho tuổi thơ VN bất hạnh. Đằng này có những em bị chủ mua đứt đem về bẻ tay chân cho què quặt ngay từ lúc còn nhỏ và có cả những em đã bị làm cho mù mắt để đi ăn xin cho dễ. Làm sao ai có thể quên được hình ảnh thương tâm của một em bé gái mù trạc độ 10 tuổi - với "bửu bối" đánh động lòng trắc ẩn người qua đường là con ngươi bị chọc lòi ra ngoài - cầm ca nhựa đi ăn xin nơi chợ Bến Thành!

Thân phận của tuổi thơ Việt Nam ngày nay là thế đó. Các em nào khác chi những "món hàng lợi dụng lòng nhân đạo" để người ta buôn bán làm giàu trên sự tàn phế của các em? Thế mà chính quyền lại giả đui giả điếc không nghe được nỗi thống khổ của tuổi thơ bất hạnh.

Trong khi đó, ở bên kia bờ đại dương lại có những con người không mang giòng máu Việt tìm đến cứu vớt các em. Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ vào năm 2001 đã viện trợ cho Việt Nam 312 ngàn đô la để giúp những người nghèo khuyết tật sống ở 7 tỉnh và thêm 550 ngàn đô cho năm 2003 với cùng mục đích trên, cũng như trợ cấp thêm 8 triệu đô vào đầu tuần tháng 9/2003 để tài trợ cho việc giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng của các em ở Việt Nam. Chỉ riêng một hội Hồng Thập Tự quốc tế ở Mỹ trong vòng 3 năm qua đã đổ vào vào Việt Nam gần 9 triệu đô Mỹ để giúp tuổi thơ đói nghèo. Vậy thử hỏi từ gần 30 năm qua nhà nước đã nhận được bao nhiêu trăm triệu đô la của nhiều quốc gia và hội đoàn từ thiện trên thế giới gửi giúp trẻ em VN? Số tiền khổng lồ nêu trên đã bị ai cướp giật, và bỏ mặc tuổi thơ VN hôm nay vẫn còn bị đâm mù mắt, bẻ tay chân cho què quặt trở thành phế nhân trong những dịch vụ ăn xin bất nhân này? Có lẽ là dư thưà khi đặt câu hỏi lương tâm trên cho những kẻ lãnh đạo hiện đang hưởng thụ trên khổ đau của đồng bào.

Nhưng chúng ta vẫn có nhu cầu đặt ra câu hỏi đó cho chính chúng ta để tự nhắc nhở với lòng mình rằng vấn nạn Việt Nam vẫn còn đó và bài toán Dân chủ Canh tân đất nước đã đặt cho quê hương Việt Nam cách đây 200 năm, nay cần phải được giải quyết thật nhanh và rốt ráo để những kẻ cầm quyền không còn có cơ hội ăn cắp tiền viện trợ của dân, để ăn chia phung phí trên cuộc sống lầm than của dân tộc.

Mỗi năm vào ngày 20 tháng 11 - được chọn làm 'Ngày nhi đồng quốc tế" (International children's day) - các quốc gia tự do dân chủ thường đưa ra những chương trình hành động cụ thể để giúp đỡ trẻ em có một cuộc sống ngày càng sung sướng hơn, hay tường trình những thành quả mà chính quyền xứ họ đã thực hiện trong năm vừa qua liên quan đến vấn đề trên. Thế còn ở nước Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam, trong ngày 20/11-2004 này, những kẻ lãnh đạo đã chịu mở tai nghe tiếng khóc bất hạnh của những trẻ thơ ăn mày ở khắp nẻo đường đất nước hay chưa? Hay là họ vẫn cứ mải mê đưa ra những chương trình hành động đi ăn mày lòng nhân đạo xứ người để rồi sau đó vẫn thản nhiên tiếp tục đút tiền viện trợ vào túi mình, mặc cho trẻ thơ lê lết tấm thân tàn ma dại nơi quán ăn xó chợ, qùy xuống đất "Lạy ông lạy bà nhủ lòng thương con xin vài trăm đồng mua sữa cho em"?

Còn văn minh đổi mới nào thoái hoá cho bằng khi chứng kiến những thảm khốc đang xảy đến cho tuổi thơ Việt Nam. Các em đã bị những kẻ bất lương phá huỷ cuộc đời thành những con vật tàn phế, trước sự im lặng đồng lõa của chính quyền.

Là một người vẫn còn nghe được tiếng khóc đau thương của đồng loại, tôi không bao giờ hãnh diện cũng như không bao giờ chấp nhận những thành qủa văn minh tiến bộ mà nhà nước Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam ngày đêm xưng tụng.

Nam Dao
(Adelaide, Úc Châu)

Tonka
#35 Posted : Sunday, July 24, 2005 11:40:16 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Toàn chuyện thương tâm Sad
Phượng Các
#36 Posted : Tuesday, August 16, 2016 9:30:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
Bà Nguyễn Bích Thuỷ - Giám đốc một doanh nghiệp lữ hành tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ: "Khách quốc tế đến Việt Nam vì phong cảnh đẹp, đến Hà Nội vì 36 phố phường bình yên chứ không phải đến để vui chơi qua đêm. Những điều đó họ có thể tìm ở đất nước họ”.


Ý da! Chắc bà Thuỷ không biết chứ cái vui chơi qua đêm ở các địa điểm du lịch VN làm sao lại đi so sánh với đất nước họ . Người ta đi du lịch, tiện đâu thì dạo ở đó chớ lỵ . Ở nhiều thành phố du lịch Mỹ, thậm chí là ở San Francisco hay Los Angeles, bạn làm sao tìm ra ở đâu vào ban đêm mà có thể đi lại trong khung cảnh nhộn nhịp, thời tiết mát dịu của ban đêm xứ nhiệt đới ...Khác, khác nhiều lắm quý vị ơi . Bạn có thể tìm thấy cảnh nhộn nhịp ngoài đường ở Las Vegas, nhưng không lẽ cứ đi tới đó hoài hay sao ...và cái không khí (atmosphere) thì không nơi nào giống nơi nào được cả . Ở Mỹ các thành phố mà có sinh hoạt hàng quán ngoài đường nhộn nhịp nào city càng khoái, vì thu được thuế từ các cửa hàng. Có tiền thu vào thì ngân sách dồi dào, mướn thêm lao động, vậy thì kinh tế mới phát triển chứ!
Phượng Các
#37 Posted : Monday, August 29, 2016 1:27:21 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xem một phim về du lịch Vietnam của cặp bạn Jeannie và Janez, ngay đầu phim đã cảnh báo cho người xem là phim có cảnh không thích hợp cho trẻ em dưới 14 tuổi ...Khá ngạc nhiên, coi tiếp thì có cảnh cắt cổ rắn hổ mang lấy máu pha rượu uống nóng. Cảnh tượng này khá khiếp đảm cho những người trong xã hội văn minh ...Trước đó có cảnh anh Janez đi thăm chợ ở Hà Nội và anh ta ngán ngẩm trước các thau rươi mà anh ta gọi đó là con worm!

Tôi thường xem các phim du lịch của người Tây phương thăm VN nhưng hầu như không thấy ai quay cảnh ăn thịt chó hay các con chó bị treo bán ở chợ Ông Tạ chẳng hạn ...Có lẽ điều này phản cảm nặng nề trong tâm thức của họ . Với họ, con chó là thú cưng, được quý yêu như con cái em trong gia đình, nên ăn thịt nó là một hành vi được coi là không chấp nhận được (giống như mình phải ăn thịt người vậy).
Phượng Các
#38 Posted : Saturday, November 5, 2016 3:13:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trong chương trình Dream Cruises có chuyến của chiếc Aqua Mekong là chuyến giang hành đi từ Sài Gòn sang Siem Reap . Trong các tiết mục có mục ăn trái cây (tương tự như các tour đi Mekong Delta) ở phần VN. Trái cây được cắt sẵn để trên bàn, thấy có con ruồi bay đảo đảo trên đó . Tôi có để ý xem du khách họ phản ứng ra sao ...Thấy họ cũng ăn nhưng không vồ vập cho lắm ...Nên chú ý là người Tây phương điều quan trọng là vấn đề vệ sinh, an ninh cho bản thân . Họ tránh cho vào miệng thứ mà họ không chắc về sự sạch sẽ, Người hướng dẫn bóc vỏ một trái nhãn và đưa cho khách ăn, nhưng tay của anh ta thì chạm vào thịt nhãn, có thể làm người ta thấy gớm (ai biết bàn tay mình sạch hay dơ). Nếu ban tổ chức cho người gọt vỏ thơm, xoài, đu đủ .v.v.. trước mắt khách thì họ thích hơn là tới nơi đã có sẵn trên bàn vì họ không biết là các thứ đó có phải làm trước lâu rồi thì sao, mà ruồi lằn ở xứ nhiệt đới lại có sẵn, bay nhởn nhơ đây đó .

Đám du khách trong chương trình này lèo tèo chỉ mấy người ...
Phượng Các
#39 Posted : Wednesday, August 9, 2017 8:14:48 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
Du khách khi đến phố đi bộ Bùi Viện sẽ được hưởng “four free” (4 miễn phí), gồm nhà vệ sinh miễn phí, wifi miễn phí, cung cấp thông tin, hỗ trợ du khách miễn phí và “nụ cười miễn phí”.

Thấy phần "nụ cười miễn phí" để trong ngoặc kép không hiểu có nghĩa gì, nhưng dù gì thì nói vậy cũng hàm ý là nụ cười vốn không phải là miễn phí cho nên mới có vụ cho không này ....Tại sao lại không thể cho không một nụ cười ? Trong giao tiếp giữa con người với nhau bộ vui vẻ dành cho nhau là một thứ tốn kém lắm hay sao ? Tôi biết du khách nước ngoài rất thông cảm các nước nghèo ở Á Phi, họ không cần miễn phí các thứ như nhà vệ sinh Cái họ cần là an toàn, sạch sẽ ...Họ sẵn sàng trả tiền để được dùng toilet (ở Paris, Venice, Rome ...bạn phải trả tiền để được đi toilet nếu không phải là khách hàng của quán ăn hay uống), nhưng phải sạch sẽ, vệ sinh, có sẵn giấy vệ sinh .. Trong một số lời khuyên cho du khách du lịch VN, người ta được dặn là phải luôn thủ trong túi giấy vệ sinh . Nếu ai đi Cambodia thì thấy là khi dừng lại nghỉ giải lao, trước khi bước vào toilet mỗi người được phát một xấp giấy vệ sinh ...Chưa chắc việc miễn phí vệ sinh sẽ thực hành được ở Sài Gòn, tuy nhiên, hãy lạc quan chờ xem ...
Phượng Các
#40 Posted : Friday, November 16, 2018 3:59:20 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đừng làm xấu chợ đêm Bến Thành!
16/11/2018 23:15

Xấu hổ, đó là những gì đọng lại sau những ngày tôi trải nghiệm chợ đêm Bến Thành - TP HCM cùng nhóm bạn người nước ngoài
Bất chấp những nỗ lực để phát triển du lịch của chính quyền và người dân TP HCM, tình trạng "chặt chém", trấn lột du khách ở chợ đêm Bến Thành vẫn ngang nhiên diễn ra. Chỉ khi cùng nhóm bạn nước ngoài trải qua, tôi mới nhìn thấu được vẻ mặt xấu xí của nơi này.

10 người xây không bằng 1 người đạp đổ

Bị thu hút bởi xe xôi nhiều màu sắc nghi ngút khói, người bạn quốc tịch Sri Lanka tỏ vẻ thích thú, hỏi tôi: "Có thể thử tất cả không?". Cuộc đối thoại chỉ có thế nhưng người đàn bà luống tuổi có gương mặt mang đậm nét kỹ thuật điêu khắc chân mày, mí mắt, môi xưa cũ, thoăn thoắt lấy tất cả các loại xôi (mỗi thứ một ít) cho vào chiếc hộp nhỏ. Chưa đầy 30 giây sau, bà ta đưa hộp xôi cho khách và phán gọn lỏn: "50.000 đồng". Bất ngờ tột độ, bạn tôi xua tay: "Không, tôi không mua một hộp xôi có giá 50.000 đồng". Bà chủ xe xôi từ tốn: "Bán cho ai cũng vậy. Cầm đi. 50.000 đồng". Kèm theo đó là cái nhìn "muốn ăn tươi nuốt sống" người đối diện.

Không muốn đôi co, bạn tôi cố gắng thỏa thuận: "Tôi chỉ có 30.000 đồng. OK?". Người đàn bà cầm 30.000 đồng nhưng vẫn giữ gói xôi trên tay. "No. 50.000 đồng". Bạn tôi tỏ vẻ bực mình: "Tôi không lấy". Bà gằn giọng: "Xôi đã chan nước dừa, ai ăn? Mày phải lấy", dứ gói xôi trước mặt khách rồi ném xuống bàn, miệng bà tuôn ra đủ thứ từ ngữ tục tĩu.


Với tay lấy hộp xôi, bạn tôi bực mình ném thẳng vào sọt rác rồi thốt lên: "Việt Nam! Trời ơi, Việt Nam!". Tôi im lặng, cảm giác xấu hổ khiến không nói được lời nào.

Đêm thứ 2, sau khi dạo một vòng chợ với thái độ thận trọng hơn, chúng tôi chọn quán ăn ở trong chợ đêm Bến Thành để thưởng thức ẩm thực. Vừa ngồi xuống ghế, một người đàn ông bán võng lấy chiếc võng mắc lên cổ Lahiru (bạn tôi, người Sri Lanka, sống ở Úc) rồi ra hiệu: "Mua đi, rẻ thôi". Sợ phiền, bạn tôi vừa xua tay vừa lắc đầu. Sau một hồi nài nỉ, người đàn ông bán võng lấy lại món đồ của mình rồi lầm bầm bỏ đi. Thế nhưng, chỉ mới vài bước chân, ông ta quay lại, chỉ tay vào mặt Lahiru rồi chửi thề. Trong khi bạn tôi còn ngơ ngác, tự hỏi chuyện gì đang xảy ra, người đàn ông bán võng bỏ đi. Rồi dường như vẫn chưa hả dạ, ông ta quay lại, chỉ tay vào mặt bạn tôi lần nữa và tiếp tục chửi, rồi mới quày quả bước. Tức giận, bạn tôi đứng lên nhưng những người bạn đi cùng giữ tay anh.

Thương mại "du côn"

Những cửa hàng bán đồ lưu niệm ở chợ đêm cũng ẩn chứa đầy những nỗi ám ảnh. Hàng được kê giá lên gấp 10 lần, dù du khách có giỏi trả cỡ nào vẫn dính "bẫy". Tuy nhiên, đáng sợ nhất vẫn là thái độ của tiểu thương. Khi tôi trả giá 60.000 đồng cho bộ móc khóa lưu niệm được ra giá 180.000 đồng, cô nhân viên sạp quà lưu niệm quét đôi mắt sắc lẹm, gằn giọng: "Tôi không nói chuyện với cô. Tôi muốn nghe ông Tây này nói". Sau cuộc đôi co giải thích rằng khách Tây đã ủy quyền mua hàng cho tôi, cô nhân viên xinh gái ném món hàng xuống sạp, bỏ đi lầm bầm: "180.000 đồng, trả giá 60.000 đồng, bộ muốn ăn đập hả?". Những vị khách lại thêm một lần ngơ ngác. Cuối cùng, ông chủ sạp cũng đồng ý: "60.000 đồng, bán luôn".

Trong khi đó, cô nữ nhân viên nói với những vị khách Tây khác đang đứng quanh đó: "Hotel bùm bùm không?". Câu nói được nhắc đi nhắc lại với bất cứ vị khách Tây nào đi qua cô. Nó dường như là điều không mới lạ cho những người Việt và khách Tây ở đây. Bởi trong lúc đi dạo chợ đêm Bến Thành, họ không ít lần được nghe câu chào mời công khai: "Massage bùm bùm không?".

TP HCM đang cố gắng thay đổi để trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Hàng loạt những dự án được các công ty du lịch triển khai và chợ đêm Bến Thành là một trong những địa điểm du lịch thú vị cho du khách trong lịch trình ghé thăm TP. Thế nhưng, phải có trải nghiệm thực tế mới cảm nhận hết những cái xô bồ, xấu xí, khó chấp nhận được đang tồn tại ở đây khiến cho nhiều du khách "một đi không trở lại".

Để TP HCM trở thành điểm đến của khách trong và ngoài nước, TP phải thay đổi rất nhiều, từ chính sách thu hút, đầu tư cho du lịch, chiến lược phát triển đến sản phẩm du lịch, cung cấp dịch vụ, đặc biệt là con người. Người dân có thân thiện, trung thực; phục vụ có tâm, hết mình với khách hay không? Điều này đòi hỏi phải có sự tuyên truyền, giáo dục, giám sát và xử phạt nghiêm minh của cơ quan chức năng.

Thuỳ Trang
Users browsing this topic
Guest (3)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.