Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Giả thuyết nhà sư Mông Cổ chưa chết gây nghi vấn
xv05
#1 Posted : Tuesday, February 10, 2015 2:44:15 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
vnexpress.net Thứ ba, 10/2/2015 | 10:09 GMT+7

Giả thuyết nhà sư Mông Cổ chưa chết gây nghi vấn

Thông tin cho rằng nhà sư được ướp xác ở Mông Cổ có thể chưa chết, mà chỉ đang thực hành một hình thức thiền sâu, đã dấy lên nhiều ý kiến hoài nghi.

Xác ướp nhà sư được phát hiện hôm 27/1/15 trong tư thế thiền. Ảnh: saharasamay.com
Xác ướp nhà sư được phát hiện hôm 27/1/15 trong tư thế thiền. Ảnh: saharasamay.com


Xác ướp nhà sư đang ngồi thiền ở tư thế hoa sen, có niên đại khoảng 200 năm tuổi, được phát hiện hôm 27/1 tại tỉnh Songino Khairkhan. Bên ngoài xác ướp là lớp bọc bằng da động vật, có thể là da bò, ngựa hoặc lạc đà.

Theo Telegraph, một số chuyên gia về Phật giáo nhận định nhà sư có thể đang ở thức "tukdam", một dạng thiền định sâu có thể vượt qua sự sống và cái chết. Người duy nhất tuyên bố nhà sư không chết là một giáo sư ở thủ đô Ulaan Baatar của Mông Cổ. Ganhugiyn Purevbata, người sáng lập Viện Nghệ thuật Phật Giáo Mông Cổ, thuộc Đại học Phật giáo Ulan Bator, cho rằng tư thế thiền hoa sen, tay bên trái mở của xác ướp là một biểu tượng.

Theo nghi thức tu hành của trường phái Phật giáo Kim cương thừa (bao gồm phần lớn các hình thức của Phật giáo Tây Tạng và nhiều nơi khác ở Mông Cổ), thi thể của những vị thầy nổi tiếng được chôn ngồi trong tư thế hoa sen và bảo quản bằng muối. Hầu hết thi thể của các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây đều được bảo quản theo cách này và ngày nay có thể tìm thấy trong Cung điện Potala ở Tây Tạng.

"Không có Lạt Ma zombie (người nửa sống nửa chết). Không có sự mê tín dị đoan cho rằng người này bất tử trong cơ thể đã được ướp xác. Nhà sư này có thể là bậc thầy về thiền sư, đã tiếp cận cái chết một cách có chủ động. Ông chết khi đang thiền định, ở tư thế ngồi thẳng", Lạt Ma Surya Das, người từng viết nhiều cuốn sách về tâm linh đương đại, cho hay.

Surya Das giải thích rằng, sau cái chết là một giai đoạn tukdam. Lúc này, cơ thể "chết" về mặt sinh học nhưng tâm trí có thể có hoặc không. "Tukdam" có nghĩa là sự say mê và miệt mài trong tâm Phật, bắt đầu khi cái chết của cơ thể xảy ra. Tukdam có thể duy trì trong một vài ngày, một tuần hoặc lâu nhất là hai tuần. Sau đó, cơ thể sẽ bắt đầu mục rữa dần và được bảo quản bằng muối.

Nhiều khả năng quá trình này cũng diễn ra trong trường hợp của nhà sư ở Mông Cổ. Ông bước vào trạng thái thiền định sâu, chết, và sau đó trải qua giai đoạn tukdam trước khi được lưu giữ để tránh phân hủy.

Đối với thiền sư sắp chết, quá trình kỳ lạ này được thực hiện nhằm thực hành giáo lý, vạch ra đường lối, định hình phương thức hiện hữu của người chết có ý thức và có thể mang lại lợi ích cho con người. Hay nói cách khác, đây là hoạt động hành đạo cuối cùng của nhà sư, thể hiện sức mạnh của quá trình tu hành và khẳng định thiền có thể diễn ra ở hơi thở cuối cùng.

Về cơ bản, con người thường tin rằng phần cơ thể còn lại là hiện thân, mang theo giá trị tinh thần hay phúc lành của các bậc thánh thân. Vì vậy, cơ thể của họ vẫn ở lại khi người đó qua đời, một cách vô tình hay cố ý ở trạng thái thiền định, thậm chí sau giai đoạn tukdam kết thúc và dấu hiệu của cái chết được biểu hiện một cách rõ ràng.

Các hình thức trên không chỉ hiện hữu ở các vùng thảo nguyên của Mông Cổ. Surya Das cho biết ông từng nhìn thấy trường hợp tương tự ở New York, Mỹ, mùa hè năm ngoái, khi vợ của một vị Lạt Ma nổi tiếng qua đời. Người này ngồi trong tư thế tukdam khoảng 10 ngày đến hai tuần.

Kenneth Folk, một thiền sư Phật giáo nổi tiếng cho rằng những người ở phương Tây thường bị tư tưởng phương Đông cuốn hút, đặc biệt là Phật giáo và hình ảnh các nhà sư Tây Tạng. Tuy nhiên, sự phóng đại của các phương tiện truyền thông là một phần ảnh hưởng đến niềm đam mê đông phương học của nhiều người.

Anh Hoàng (Theo The Daily Beast)

vnexpress
Phượng Các
#2 Posted : Thursday, February 12, 2015 4:09:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
http://thuvienhoasen.org...t-cach-nay-hai-tram-nam

Vài lời ghi chú của người viết

Thật ra trong khi đọc các mẫu tin trên đây thì người viết cũng chỉ nghĩ rằng đây là một sự kiện có thể liên hệ ít nhiều đến một tín ngưỡng mà mình mong muốn được học hỏi thêm, và do đó cũng đã cố gắng tìm kiếm thêm một vài tư liệu liên hệ hầu giúp mình có thể suy xét cẩn thận hơn mà thôi. Thế nhưng thật cũng hết sức bất ngờ là mẫu tin này không những vẫn còn đang được các cơ quan truyền thông Tây Phương quan tâm và tiếp tục đưa tin mà còn được phổ biến rộng rãi trên nhiều trang mạng Phật Giáo tiếng Việt. Những mẫu tin "hấp dẫn" dễ khơi động sự "tò mò" thường là một "món hàng" thu hút người đọc, nhưng sau đó biết đâu cũng có thể mang lại một sự hoang mang nào đó cho họ. Vì thế cũng xin mạn phép mượn mẫu tin trên đây như là một dịp để cùng chia sẻ với người đọc một vài suy tư về các sự kiện này. Thật vậy một người tu tập luôn phải nhìn vào các sự kiện hay hiện tượng như thế qua nhiều góc nhìn khác nhau, ít nhất là dưới hai khía cạnh: tính cách khách quan và chính xác của một sự kiện và sự ích lợi của sự kiện ấy đối với việc tu tập của mình.

Quả rất khó cho mỗi người trong chúng ta được hội đủ điều kiện và khả năng để khẳng định tính cách xác thực về một hiện tượng hay sự kiện qua tất cả các khía cạnh của nó, tuy nhiên chúng ta cũng có thể tin vào các kết quả mang lại từ các công cuộc khảo sát và giám định của các chuyên gia và học giả nhiều kinh nghiệm hơn mình. Đối với những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thì chúng ta cũng có thể tin vào những người tu hành uyên bác, cao thâm và chân chính. Những sự tin tưởng ấy có thể mang lại cho chúng ta một niềm tin nào đó trong việc tu tập của mình, mặc dầu trong thâm tâm thì đôi khi chúng ta cũng khó tránh khỏi đôi chút hoang mang nào đó - chẳng hạn như những sự kiện mang tính cách mầu nhiệm và huyền bí trên đây.

Khía cạnh thứ hai của một sự kiện cần phải quan tâm là tính cách thật sự ích lợi của nó. Đối với một người tu tập Phật Giáo sự quan tâm ấy chính là sự chú tâm, giúp mình phân tích một hiện tượng hầu rút tỉa những gì thiết thực và lợi ích từ sự phân tích ấy. Sự chú tâm và phân tích đó đối với con đường Phật Giáo không phải là để tìm hiểu những gì mầu nhiệm trong bối cảnh bên ngoài mà là sự chú tâm và phân tích hướng vào chính tâm thức mình, nhằm tìm hiểu sự vận hành của nó hầu giúp mình canh chừng và biến cải nó.

Bất cứ một hình thức phóng tâm nào vào các sự kiện bên ngoài đều mang ít nhiều tính cách lạc hướng, và dễ đưa đến sự hoang mang cho mình mà thôi. Ngày nay nhờ các phương tiện truyền thông tân tiến, vô số tin tức cũng như các bài viết, bài giảng được phổ biến rộng rãi và được xem là thuộc lãnh vực Phật Giáo, thế nhưng thật ra đôi khi cũng chỉ mang tính cách "bên cạnh" hay "vòng ngoài" của con đường tu tập đích thật, có nghĩa là chỉ nêu lên các nguyên tắc đạo đức thông thường trong xã hội hoặc các kinh nghiệm cá nhân biểu lộ cái tôi của mình, không hề phản ảnh được các khía cạnh thâm sâu của giáo huấn Phật Giáo. Các sự "lạm phát" và "lạm dụng" đó tất khó tránh khỏi mang lại một chút hoang mang cho những người thật sự mong muốn biến cải và tinh khiết hóa tâm thức của chính mình.

Bài viết trên đây thuật lại các sự kiện liên quan đến một biến cố lạ thường, dù là các chi tiết liên quan đã được chọn lọc và cân nhắc cẩn thận cho thấy là biến cố ấy có thể không hẳn là không hàm chứa một sự thật nào đó, thế nhưng thật ra thì cũng chỉ là một cách mượn dịp nhằm nhắc nhở mỗi người trong chúng ta luôn phải cảnh giác, không nên để cho sự chú tâm rời khỏi tâm thức mình, bởi vì đấy mới thật sự là phương cách tu tập hữu hiệu nhất. Ngoài ra những gì xảy ra hay không xảy ra trong khi tu tập, và dù là có mầu nhiệm hay không, thì cũng chỉ là những gì phụ thuộc và thứ yếu, đến với người tu tập một cách tự nhiên và bình thường.



Bures-Sur-Yvette, 12.02.15

Hoang Phong
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.