Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Chuyện Lứa Đôi
Tonka
#1 Posted : Tuesday, June 21, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

CHUYỆN LỨA ĐÔI: QUAN NIỆM XƯA VÀ NAY


Nếu so sánh những cuộc hôn nhân ngày xưa với ngày nay, chúng ta thấy rằng các cụ ngày xưa cha mẹ đặt đâu ngồi đó, không quen biết nhau trước, cũng không có thời gian tìm hiểu, nhưng vẫn sống với nhau cho đến đầu bạc răng long. Còn ngày nay thanh niên thiếu nữ được tự do làm quen, tìm hiểu kỹ càng rồi mới đi đến hôn nhân, nhưng số vợ chồng ly dị nhau lại nhiều hơn trước. Như thế các bạn trẻ có cần tìm hiểu nhau trước khi tiến tới hôn nhân không?

Thật ra, chúng ta phải đồng ý rằng, hầu hết các đôi vợ chồng ngày xưa không quen nhau trước, không đến với nhau bằng tình yêu và cũng ít ai có một thời gian gặp gỡ riêng để tìm hiểu, thế mà họ vẫn có thể sống với nhau trọn đời. Tuy nhiên, những đôi vợ chồng đó có thật sự hạnh phúc hay không là điều chúng ta phải xét lại.

Ngày nay hầu hết các bạn trẻ đều đến với nhau bằng tình yêu, được tự do chọn lựa người mình yêu thương và cũng được phép tiếp xúc một thời gian để tìm hiểu, nhưng vấn đề gia đình không hạnh phúc, hôn nhân đổ vỡ lại xảy ra quá nhiều so với những thập niên trước.

Có nhiều lý do đưa đến sự đổ vỡ của gia đình trong xã hội ngày nay. Riêng trong vấn đề nam nữ tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân, chúng ta có nên trở về lối "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" như ngày xưa hay vẫn nên khuyến khích các bạn trẻ tiếp xúc, tìm hiểu nhau thấu đáo trước khi tiến đến hôn nhân?

Sở dĩ các đôi vợ chồng ngày xưa tuy không biết nhau nhiều và ít có cơ hội tìm hiểu nhau trước nhưng vẫn có thể sống với nhau suốt đời là vì những lý do sau đây:

1. Người xưa không có nhiều bạn khác phái nên không có nhiều chọn lựa

Đa số người trẻ trong các thế hệ trước không giao thiệp nhiều nên ngoài người cha mẹ chọn cho, họ không có sự so sánh hay chọn lựa nào khác. Người xưa sống theo quan niệm "nam nữ thọ thọ bất thân," trai gái không được phép làm quen hay trò chuyện với nhau. Vì lý do đó thanh niên nam nữ không có chuyện bạn trai bạn gái.

Ngoài người mà cha mẹ để ý và chọn lựa cho mình hoặc ngoài người đánh tiếng đi hỏi mình, các bạn trẻ ngày trước thường ít được tự do làm quen với những người bạn khác phái, cũng ít dám công khai tiếp xúc nhiều với những người bạn đó.

Ngày nay thanh niên nam nữ được nhiều tự do hơn, có nhiều cơ hội làm quen để tìm hiểu nhau hơn. Dù vậy, đa số các bậc phụ huynh không chấp nhận những thanh niên thiếu nữ quen nhau lâu mà không có ý định tiến đến hôn nhân. Thật ra, đây là điều nguy hiểm, vì những bạn trẻ đó có thể theo chủ trương sống chung nhưng không cưới hỏi đàng hoàng để tránh trách nhiệm và tránh sự ràng buộc về mặt pháp lý.

Những bạn trẻ quen biết nhau nhiều và thường đi riêng với nhau nhưng vì một lý do nào đó, không tiến đến hôn nhân cũng để lại một ấn tượng không đẹp giữa những người quen biết.

2. Đa số sống với thái độ chấp nhận và không muốn thay đổi

Người thời trước thường sống với thái độ chấp nhận hoàn cảnh, để mặc cho số phận đưa đẩy. Nếu may mắn gặp người đạo đức, dễ dãi, có tình thương, hoặc gặp người hợp với mình, họ sẽ có một gia đình hạnh phúc. Nếu không may gặp người khó tính, không hợp hoặc không yêu thương, các đôi vợ chồng ngày xưa cũng vẫn cố gắng sống với nhau cho đến hết cuộc đời. Lý do là vì một trong hai người, thường là người đàn bà, sẵn sàng chấp nhận tất cả thiệt thòi để giữ cho gia đình không đổ vỡ.

Ngoài ra, người xưa cũng thường quan niệm hôn nhân là duyên số và "may nhờ rủi chịu," vì thế một khi đã lập gia đình, dù hạnh phúc hay đau khổ cũng yên lặng chịu đựng. Có người còn nghĩ rằng phần số mình đã được an bài như thế, nếu thay vợ đổi chồng sẽ mang tiếng xấu mà chưa chắc đã tốt hơn hay chỉ là "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa" mà thôi. Vì e ngại trước thay đổi, trước tương lai vô định và lời gièm chê của người chung quanh, vợ chồng ngày xưa dù không hạnh phúc ít khi nào dám nghĩ đến chuyện bỏ nhau.

3. Sợ làm tổn hại danh dự của gia đình

Có những đôi vợ chồng sống với nhau không tình yêu, không hạnh phúc, đời sống gia đình không khác gì địa ngục, nhưng vì danh dự của gia đình, dòng họ và vì sợ dư luận, họ cố gắng che giấu nỗi bất hạnh của mình và tiếp tục sống với nhau cho đến cuối cuộc đời. Người thời trước hầu hết thường sống cho lợi ích chung của gia đình và danh dự của dòng họ hơn là cho hạnh phúc cá nhân.

Một khi cha mẹ gả con gái đi lấy chồng, người con gái phải chấp nhận số phận của mình. Nếu gặp người chồng không tốt, gia đình không hạnh phúc hoặc cha mẹ chồng đối xử không tử tế, người con gái đó thường yên lặng chịu đựng chứ không nói cho cha mẹ biết. Lý do thứ nhất là sợ cha mẹ buồn, thứ hai là sợ nhà chồng mang tiếng xấu. Cũng có thể người con gái đó sợ người ngoài cười mình là người vô phước, chê mình không biết cách cư xử với nhà chồng hoặc chê chồng mình là người không biết điều.

Ngày trước người ta rất sợ lời phê bình của người chung quanh và sợ gia đình mang tiếng xấu nên tất cả những chuyện không đẹp trong gia đình đều được giấu kín.

4. Xã hội có luật lệ nghiêm khắc và đời sống ít cám dỗ hơn ngày nay

Ngày xưa, những người bỏ vợ bỏ chồng thường bị xã hội khinh khi, bà con chê cười, nên ít vợ chồng nào dám nghĩ đến chuyện bỏ nhau. Hơn nữa, nhờ xã hội có những luật lệ nghiêm khắc, nam nữ không được tự do tiếp xúc thân mật với nhau, nên những người đã có gia đình ít bị cám dỗ để phạm tội ngoại tình. Thêm vào đó, đời sống không có nhiều tự do, không quá nhiều cơ hội để người đã có gia đình bị cám dỗ , nên gia đình của những thế hệ trước ít bị tấn công như gia đình của chúng ta ngày nay.

5. Người đàn bà thường sẵn sàng hy sinh để giữ cho gia đình khỏi đổ vỡ

Ngày trước, vợ chồng ít ly dị nhau một phần là vì người đàn bà chấp nhận vai trò nội trợ, chấp nhận chỗ đứng của mình trong gia đình. Trong xã hội theo quan niệm trọng nam khinh nữ, mọi người hầu như chấp nhận quy luật bất công: "trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng." Trong quan niệm đó, nếu người đàn bà gặp ông chồng không chung thủy, đi chia xẻ tình yêu với những người đàn bà khác, người chung quanh sẽ khuyên người vợ nhịn chịu cho yên cửa yên nhà. Vì thế dù biết chồng ngoại tình hoặc chồng đối xử không tốt, người vợ cũng hy sinh chịu đựng chứ không dám ly dị.

Hơn thế nữa, vì cuộc đời người đàn bà tùy thuộc vào chồng về mọi mặt: kinh tế, tình cảm, nơi nương thân, chỗ đứng trong xã hội, sự kính trọng của người chung quanh, v.v... nên dù trong hoàn cảnh nào, người đàn bà cũng sẵn sàng hy sinh và chấp nhận tất cả để sống với chồng cho đến cuối cùng.

Ngày nay chúng ta thấy một hình ảnh khác trong gia đình. Người đàn bà ngày nay đòi hỏi chồng phải tôn trọng và đối xử công bằng. Người vợ nhiều khi cũng không tùy thuộc chồng về mặt kinh tế cũng như về vị trí của mình trong xã hội. Với những lý do đó, nếu gặp một người chồng không tốt, người đàn bà sẽ dứt áo ra đi chứ không nhịn nhục chấp nhận như ngày trước.

Thật ra, một cuộc hôn nhân có bền vững hay không là tùy ở lòng nhẫn nhục và sự cam kết của người trong cuộc. Nếu không có hai yếu tố này, dù đã quen nhau lâu và biết nhau nhiều, khi thấy đời sống vợ chồng gặp khó khăn, người ta vẫn có thể bỏ nhau dễ dàng.

Dù sao, chúng ta phải nhận rằng việc nam nữ làm quen để tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân là điều cần thiết. Không những cần biết nhau và hiểu rõ nhau, những người sắp lập gia đình còn cần được hướng dẫn qua một lớp chuẩn bị hôn nhân để không quá bỡ ngỡ khi bước vào đời sống vợ chồng (còn tiếp).

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#2 Posted : Wednesday, June 22, 2005 3:22:20 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI YÊU


Có người tin rằng trên trời có "ông tơ bà nguyệt" ngồi xe những sợi tơ hồng để quyết định người nào lập gia đình với người nào. Ai may thì gặp được người hợp với mình, ai rủi gặp người không hợp thì đành phải chịu. Có người thì nghĩ chuyện vợ chồng là do nơi duyên số, không biết đâu mà chọn lựa. Tuy nhiên ngày nay ít có người nào "nhắm mắt đưa chân" như thế. Bây giờ, các bạn trẻ thường đợi đến khi gặp người thích hợp với mình, yêu thương mình và bằng lòng ở đời với mình, mới quyết định đi đến hôn nhân.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng ngày nay không cha mẹ nào còn sắp đặt chuyện vợ chồng cho con cái hoặc ép buộc con cái phải lập gia đình với người chúng không thương. Riêng đối với chúng ta là con dân của Chúa, chúng ta biết rằng mọi sự trong đời sống người tin Chúa đều do Chúa hướng dẫn, theo ý định và chương trình tốt đẹp của Ngài, chứ không phải do duyên số hay may rủi.

Dù thực tế cho thấy các bạn trẻ không nên giao thiệp với nhau nhiều vì trong quan hệ nam nữ dễ đưa đến những điều không hay; những đôi vợ chồng tìm hiểu nhau kỹ càng trước khi tiến tới hôn nhân cũng vẫn có lý do để bỏ nhau; những đôi bạn trẻ quen nhau lâu cuối cùng không lấy nhau để lại những tiếng đồn không tốt hoặc những kỷ niệm khó quên. Nhưng ngày nay hầu như mọi người đều đồng ý rằng các bạn trẻ cần tìm hiểu nhau đến nơi đến chốn trước khi tiến tới hôn nhân.

Khi bằng lòng làm vợ hay làm chồng một người nào là chúng ta bằng lòng trao phó cả con người chúng ta và chia xẻ cả cuộc đời chúng ta với người đó. Vì thế các bạn không nên quyết định một cách thiếu suy nghĩ, quyết định theo ý của người khác hoặc quyết định theo lời bàn của ông mai bà mối.

Các bạn cũng không nên nói: "Tôi đã lỡ yêu nên dù gặp khó khăn và có nhiều khác biệt, tôi vẫn quyết định lập gia đình với người đó. Tình yêu sẽ giúp chúng tôi vượt qua mọi khác biệt để gây dựng hạnh phúc." Lý luận này chỉ có trong tiểu thuyết hay mộng tưởng mà thôi. Trong đời sống thực tế, tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn giữa hai người trẻ, không thể là điều kiện duy nhất đảm bảo cho một hôn nhân hạnh phúc và bền lâu.

Vì những lý do nêu trên, nếu muốn tiến đến hôn nhân với nhau, ngoài tình yêu các bạn còn cần tìm hiểu để biết rõ nhau về những phương diện sau:

1. Gia đình

Người xưa thường nói, "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống." Câu này hàm ý rằng khi một thanh niên muốn cưới vợ hay một thiếu nữ muốn lấy chồng, cả hai đều cần biết rõ về gia đình và dòng họ của người mà mình muốn lập gia đình với.

Điều này rất đúng. Không phải chúng ta để ý xem gia đình của người yêu danh giá hay giàu có như thế nào, nhưng chúng ta cần biết ông bà, cha mẹ của người đó là ai, có đời sống như thế nào: đạo đức, đàng hoàng hay là vô đạo và có nhiều tiếng xấu.

Nếp sống đạo đức của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều trên đời sống con cái. Ví dụ, nếu một người được trưởng dưỡng trong một gia đình đạo đức và kính sợ Chúa, người đó không nhiều thì ít, cũng chịu những ảnh hưởng tốt của cha mẹ, vì thế có thể là một người chồng tốt, người vợ hiền; người cha, người mẹ gương mẫu.

Một điều khác bạn cần biết về gia đình người bạn đời của mình là tình trạng sức khoẻ, nhất là về các chứng bệnh di truyền. Trước khi bước vào mối cam kết ràng buộc suốt đời với một người, chúng ta cần biết gia đình người đó có chứng nan y nào không. Ví dụ nếu trong gia đình có người bị bệnh thần kinh, người yêu của bạn có thể cũng bị ảnh hưởng phần nào. Ảnh hưởng đó bạn sẽ nhìn thấy từng hồi từng lúc, trong cách sống và cách cư xử với người chung quanh, nhất là những khi gặp chuyện bất ngờ, làm tinh thần giao động.

Những chứng bệnh có tính cách di truyền khác cũng nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống gia đình, vì thế bạn cũng cần biết rõ. Nếu biết người mình yêu bị một chứng nan y nào đó nhưng vì tình yêu, bạn bằng lòng chấp nhận, đó là quyền quyết định của bạn. Hai người có thể vì tình yêu sẽ vượt lên trên những khó khăn do bệnh tật đưa đến. Nhưng nếu vì không tìm hiểu kỹ càng mà bạn lập gia đình với người không có một sức khoẻ bình thường, bạn có thể sẽ trở thành cay đắng với người đó và gia đình sẽ mất hạnh phúc.

Cách cư xử trong gia đình của người bạn yêu cũng rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống chung của hai vợ chồng sau này. Nếu người yêu của bạn sống trong một gia đình trên thuận dưới hòa, cha mẹ gần gũi, yêu thương và thông cảm với con cái, người đó sẽ có một đời sống tình cảm quân bình, không có mặc cảm tự ti hay tự tôn.

Nếu trong gia đình anh chị em sống với nhau trong tinh thần bình đẳng, cởi mở, tương trợ nhau, người đó cũng chịu những ảnh hưởng tốt. Ngược lại, nếu một người được trưởng dưỡng trong một gia đình có khuynh hướng trọng nam khinh nữ, hoặc người trên bắt nạt người dưới, cách người đó cư xử với vợ con hay chồng con sau này cũng dễ có chiều hướng tương tự như vậy.

Gia đình đông con hay ít con, có nhiều con trai hay con gái, v.v... cũng là những chi tiết bạn cần để ý. Không nhất thiết là bạn cần biết những chi tiết này để quyết định lập gia đình với người đó hay không, nhưng còn để biết cách cư xử với người đó trong đời sống chung sau này.

Nếu người yêu của bạn lớn lên trong một gia đình đông con, mỗi người tự lo lấy phần mình, sự ràng buộc giữa người trong gia đình có thể không quá chặt chẽ, do đó gia đình mới của bạn sẽ có nhiều tự do. Ngược lại, nếu người yêu của bạn sinh trưởng trong một gia đình ít con, người trong gia đình quá gần gũi với nhau và sự ràng buộc giữa người trong gia đình quá chặt chẽ, gia đình mới của bạn có thể sẽ trở thành một phần của gia đình cũ và khó tách rời ra để trở thành một đơn vị riêng biệt. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc của gia đình bạn. Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị để biết cách cư xử hầu tránh được những đụng chạm trong liên hệ với gia đình hai bên.

Nếu người yêu của bạn mồ côi cha hay mẹ từ khi còn nhỏ, hoặc cả cha mẹ đều mất sớm là điều bạn cũng cần biết. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến cách người đó cư xử với bạn và những điều người đó trông mong nơi bạn trong quan hệ vợ chồng.

Các nhà tâm lý học cho biết, những người con trai mồ côi mẹ sớm thường trông mong tìm thấy tình mẫu tử nơi người vợ của mình. Tương tự như vậy, những người con gái thiếu tình thương của người cha thường trông mong nơi chồng sự chăm sóc, thương yêu của một người cha. Hiểu rõ những điều này, các bạn sẽ dễ thông cảm nhau và biết cách cư xử với nhau hơn.

Những người lớn lên trong gia đình mà cha mẹ thường gây gổ với nhau hay đã ly dị nhau, có thể có cái nhìn không mấy lạc quan về liên hệ vợ chồng và đời sống gia đình. Cũng có thể người đó lại khôn ngoan và trưởng thành trong đời sống vợ chồng. Vì đã nhìn thấy thất bại của cha mẹ nên có thể sẽ cẩn thận với gia đình riêng của mình. Những yếu tố này đều ảnh hưởng ít nhiều đến sự thông cảm và hiệp một giữa vợ và chồng. Nếu không để ý hoặc không biết, chúng ta sẽ không hiểu nhau mà còn có thể làm tổn thương nhau.

Có một điều quan trọng khác bạn cần để ý, đó là đời sống đạo đức trong gia đình người yêu của bạn. Nếu người cha trong gia đình đó có tính ăn chơi, bay bướm, không chung thủy với vợ, con cái sẽ bị ảnh hưởng không nhiều thì ít. Những người con trai có thể có tính tương tự như thế. Nếu người mẹ trong gia đình đó thích ăn diện, phung phí tiền bạc, đời sống lãng mạn, không nết na, thùy mị, không vâng phục chồng, v.v... Các cô con gái trong gia đình có thể cũng có tính giống như mẹ.

Người ta thường nói: "Hãy nhìn bà mẹ của người con gái bạn yêu thì sẽ biết hai mươi năm nữa người bạn yêu sẽ là người như thế nào." Tương tự như thế, chúng ta cũng có thể nói, nếu muốn biết hai mươi năm sau, người bạn trai của bạn sẽ là một người đàn ông như thế nào, hãy nhìn người cha của chàng hôm nay.

Nếu gia đình người yêu của bạn là một gia đình có nề nếp, đạo đức, tin kính Chúa, bạn có thể tin cậy được. Nếu gia đình đó không có kỷ luật, con cái có đời sống không đàng hoàng, bạn có thể sẽ gặp khó khăn nếu lập gia đình với người trong gia đình đó.

Hoàn cảnh kinh tế của gia đình cũng có ảnh hưởng trên cách sống và cách suy nghĩ của một người, vì thế các bạn cần biết rõ hoàn cảnh và đời sống gia đình người bạn đời tương lai của mình. Những người lớn lên trong gia đình nghèo thiếu thường là người siêng năng, chịu khó làm việc, biết giá trị đồng tiền, nhưng đó cũng có thể là người hà tiện, không dám tiêu xài gì cả vì xem đồng tiền quá lớn.

Nếu người yêu của bạn sống trong gia đình giàu có có thể sẽ quen tính muốn gì được nấy, hay phung phí tiền bạc, không chịu được thiếu thốn. Nhưng đó cũng có thể là người rộng rãi, dễ dãi trong vấn đề tiền bạc. Tất cả những chi tiết này bạn cần để ý tìm hiểu hầu có thể thích ứng với nhau trong đời sống chung sau này (còn tiếp).

2. Đời sống tình cảm

Trước khi quyết định tiến đến hôn nhân với một người, bạn cần biết rõ quá khứ của người đó về mặt tình cảm. Đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra cho chính mình hoặc nếu cần, có thể hỏi thẳng người đó: Người đó đã có gia đình chưa? Có đang yêu người nào khác không? Nếu trước kia người đó đã có người yêu, bạn cần biết rõ bây giờ người đó đã dứt khoát chưa, hoặc có còn quan hệ gì với người yêu cũ không?

Nếu không tìm hiểu kỹ càng bạn có thể gặp khó khăn, hoặc là lấy lầm người đã có gia đình hoặc bị liên lụy vào những rắc rối của một cuộc tình tay ba, và vô tình trở nên người đi tranh giành tình yêu của người khác.

Nếu bạn có cảm tình với một người mà biết người đó đã có người yêu rồi thì bạn nên rút lui là tốt hơn. Trong trường hợp bạn khám phá ra rằng người mình thương đã có gia đình, bạn phải cắt đứt ngay mọi liên hệ với người đó. Nếu không, bạn sẽ đi đến chỗ phạm tội tà dâm và khiến cho người đó phạm tội ngoại tình.

Có một thiếu nữ kia, mới 19 tuổi, chưa có kinh nghiệm trong việc giao tiếp với người khác phái. Một ngày nọ, thiếu nữ này gặp một người đàn ông nói năng ngọt ngào và cách cư xử rất là tế nhị. Cô gái thấy có cảm tình với người đó ngay. Sau vài ba lần gặp lại người đàn ông đó, cô gái yêu người đàn ông có một cách lạ lùng. Bạn của cô gái khi hay được điều đó liền can ngăn vì biết người đàn ông đó đã ly dị vợ và có hai con. Hơn nữa, người đó quá già so với tuổi cô gái. Nhưng vì đã bị tình yêu làm cho mù quáng, thiếu nữ kia không nghe lời cảnh cáo của bạn, trái lại nàng còn nghĩ rằng bạn ganh với mình nên đặt điều để bàn ra về chuyện tình yêu của mình. Cuối cùng, cô gái quyết định lấy người đàn o&acir c;ng lớn tuổi, để rồi chỉ hơn ba năm sau đó phải đau khổ vì người đàn ông đó đã bỏ nàng để chạy theo một người con gái khác.

Nhiều người đã tin Chúa, biết rõ Lời Chúa dạy về tội tà dâm và tội ngoại tình, nhưng vẫn thích phiêu lưu trong những mối tình tội lỗi. Họ gian díu với những người đã có gia đình và phá hỏng hạnh phúc của những người vô tội. Vì thế họ phạm tội với Chúa, làm ô Danh Chúa và cuối cùng chuốc lấy nhục nhã và đau khổ cho chính mình.

Nếu không thể tìm biết về quá khứ hay đời sống tình cảm của người mình muốn tiến đến hôn nhân với, bạn có thể hỏi bạn bè, bà con của người đó. Bạn cũng có thể hỏi anh chị em trong hội thánh, mục sư hay những người đáng tin cậy để biết rõ về người đó hơn.

Nếu không thể biết rõ về đời sống tình cảm trong quá khứ hay nguồn gốc gia đình của một người, bạn nên chờ đợi chứ đừng vội vàng tiến tới hôn nhân để rồi sau này phải ân hận. Nếu nghe những tiếng đồn không tốt về người mình yêu, bạn cũng nên cẩn thận, kiên nhẫn tìm hiểu đến nơi đến chốn trước khi quyết định.

Đừng vì lỡ yêu mà bạn cố tình gạt bỏ ngoài tai hoặc chấp nhận tất cả những điều không tốt bạn nghe về người yêu. Bao nhiêu người đã phải sống trong đau khổ suốt đời vì lỡ lấy người có một đời sống tình cảm không tốt đẹp.

3. Tính tình

Ngoài việc tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình và đời sống tình cảm của người yêu, bạn cũng cần có nhiều thì giờ gặp gỡ trò chuyện để biết được tính tình của người đó.

Muốn biết rõ tính tình của một người, chúng ta phải quen với người đó một thời gian khá lâu và phải tiếp xúc nhiều, trong những khung cảnh và trường hợp khác nhau. Nếu mới gặp một vài lần hoặc chỉ gặp trong những dịp đặc biệt, ở chỗ đông người và trong khung cảnh xã giao, chúng ta khó có thể biết rõ tính tình của một người.

Để tránh nhìn lầm người, bạn cần có nhiều cơ hội tiếp xúc với người bạn trai hay bạn gái của mình trong những khung cảnh bình thường của đời sống. Chẳng hạn như lúc làm việc, lúc ăn uống, lúc họp mặt với gia đình. Những lúc sinh hoạt tập thể như trong các kỳ trại, họp bạn, khi đi du ngoạn, v.v... Những lúc đó chúng ta sẽ biết được phần nào con người thật của một người. Nếu các bạn chỉ liên lạc với nhau bằng thư từ và điện thoại, hoặc chỉ thấy qua hình ảnh hay nghe người khác nói lại, bạn không thể biết rõ tính tình của người đó.

Những lúc làm việc mệt nhọc, khi gặp chuyện bất ngờ, bất trắc, chúng ta mới thấy rõ con người thật của người mình yêu. Lúc đó chúng ta sẽ biết người đó là người nóng nảy hay ôn hòa, nông nổi hay khôn ngoan. Cách người đó phản ứng trước khó khăn hay khi gặp chuyện không được như ý, đó mới chính là con người mà bạn sẽ phải va chạm mỗi ngày. Bình thường, khi mọi việc êm xuôi, tốt đẹp, cũng như ở chỗ đông người, ai cũng hòa nhã lịch sự, vui vẻ và dễ dãi nên chúng ta khó có thể thấy rõ con người thật của họ.

Bạn cũng cần nhìn thấy người yêu của mình khi người đó gặp chuyện lo lắng hay buồn phiền, khi đối diện với thử thách và cám dỗ. Những lúc ấy mới biết đó là người như thế nào, can đảm và trưởng thành hay nhút nhát và ấu trĩ. Nếu một người thiếu kỷ luật, quá nhu nhược hay quá cứng rắn, những tính đó sẽ lộ ra.

Không gì khổ cho bằng phải sống bên cạnh một người chồng hay người vợ khó tính hoặc không trưởng thành, lúc nào cũng đòi hỏi người khác phải chiều chuộng và để ý đến mình. Những người đó không khác gì những đứa con khó tính mà chúng ta phải vừa chiều vừa sợ. Người ta thường nói: "Ở trong chăn mới biết chăn có rận." Hoặc "Thức khuya mới biết đêm dài, ở lâu mới biết dạ ai thế nào."

Nói về tính tình của một người, bạn cũng cần nhớ rằng, khi tìm người bạn đời, chúng ta đừng quá chú trọng đến sắc đẹp bên ngoài như: vóc dáng, vẻ mặt, mái tóc, ánh mắt, nụ cười. Cũng đừng chú ý đến tiền của, bằng cấp hay địa vị trong xã hội, nhưng hãy để ý đến tâm tính. Hãy để ý xem đó là người lạc quan hay bi quan, thực tế hay lãng mạn, thành thật hay khách sáo, chân thật hay giả dối, rộng rãi hay ích kỷ, hiền lành, dễ chịu hay nóng nảy, khó tính.

Vẻ đẹp bề ngoài rồi sẽ tàn phai, chỉ có vẻ đẹp bên trong mới lâu bền và là điều mang lại thoải mái và bình an cho đời sống. Khi hỏi về mẫu chàng trai lý tưởng, các cô thường nói: Người tôi yêu phải có bằng cấp này nọ, có địa vị trong xã hội, phải đẹp trai và ít nhất là cao hơn tôi một cái đầu. Các anh thì nói: Tôi thích các cô có mái tóc dài, đôi mắt đẹp, khuôn mặt trái xoan, v.v... Những người nói như thế không biết rằng những điều họ mơ ước đó chẳng giúp ích gì cho việc gây dựng hạnh phúc gia đình.

Thật ra, trong thực tế, vẻ đẹp bên ngoài của người bạn đời không những không ích lợi mà có khi còn nguy hiểm nữa. Có khi chính vì vẻ đẹp đó mà gia đình tan nát. Tính tình của một người là điều ta sẽ phải đụng chạm mỗi ngày và là thực tế ta phải đối diện, vì thế chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng.

Lời Chúa trong Châm Ngôn 31:30 cho biết: "Duyên là giả dối, sắc lại hư không; nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi." Đối với phái nam, chúng ta cũng có thể nói: "Hào hoa là giả dối, đẹp trai lại hư không, nhưng người nam nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi."

Sứ đồ Phi-e-rơ cũng khuyên các bà các cô hãy trau giồi vẻ đẹp bề trong. Ông nói: "Chớ tìm kiếm sự trang sức bề ngoài, như gióc tóc, đeo đồ vàng, mặc áo quần loè loẹt; nhưng hãy tìm kiếm sự trang sức bề trong, giấu ở trong lòng, tức là sự tinh sạch chẳng hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng, ấy là giá quý trước mặt Đức Chúa Trời" (I Phi-e-rơ 3:3-4).

Có người nói rằng, nếu anh quyết định chọn một cô gái làm vợ vì sắc đẹp của nàng thì chẳng khác gì anh mua một cái nhà chỉ vì màu sơn bên ngoài của cái nhà đó. Khi về sống với nhau, sắc đẹp không đem lại cho ta hạnh phúc nếu sắc đẹp đó không kèm theo một bản tính nhân hậu, hiền hòa và một tấm lòng kính sợ Chúa.

Nói về tính tình của người yêu, nếu một người dù là nam hay nữ mà có tính nói nhiều, nhất là nói những chuyện bông đùa, không đáng nói, hoặc nói cách huênh hoang khoác lác, đó là người không nghiêm chỉnh và không đàng hoàng, chuyện gì cũng có thể đùa cợt. Có người khi còn trẻ có tính bông đùa, bỡn cợt, đến khi lớn tuổi vẫn không thay đổi, vì thế không thể dạy dỗ con cái cách nghiêm chỉnh. Ngay cả những người nói quá ngọt ngào hay quá khéo léo, bạn cũng phải cẩn thận, những người như thế thường không thành thật. Tuy nhiên, cũng có những người nói nhiều nhưng vô hại, vui vẻ và vui tính. Điều quan trọng là bạn cần biết rõ người bạn trai hay bạn gái của mình là người như thế nào, và bạn có hợp với người có tính tình như thế hay không.

Một điểm khác bạn cũng cần để ý, đó là có những người khi yêu thường có tính ích kỷ và hay ghen. Những người như thế thường muốn kiểm soát và nắm giữ người yêu trong mọi phương diện. Điều này có thể khiến bạn sung sướng vì thấy mình quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn bước vào hôn nhân với người có tính ích kỷ và độc tài như thế, đời sống vợ chồng sẽ dễ có nhiều căng thẳng và bất hòa.

Có người sau khi tìm hiểu, thấy người yêu của mình là người khó tính, ai cũng sợ, nhưng vẫn cứ quyết định lập gia đình với người đó, vì nghĩ rằng mình sẽ thay đổi được tâm tính của người đó. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể thay đổi tính tình của vợ hay chồng mình, chỉ một mình Chúa có thể thay đổi lòng người.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#3 Posted : Wednesday, June 22, 2005 3:27:30 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

TÌM HIỂU THÓI QUEN, TRIẾT LÝ SỐNG, CÁCH ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI THÂN



Thói quen

Khi định lập gia đình với một người, bạn cũng cần để ý xem người đó có những thói quen gì. Thói quen của một người là điều rất khó thay đổi, vì thế ta thường phải sống với những thói quen đó suốt đời. Nếu người bạn yêu nghiện cần sa ma túy, thích hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, v.v... Bạn nên xét lại quyết định của mình vì đó là những thói hư tật xấu vô cùng tai hại. Nếu người đó thích la cà nơi hàng quán, lang thang ngoài đường phố, thích đi nhậu nhẹt với bạn bè, thích đi chơi khuya, mê xem ti-vi, thường đọc những sách báo không đứng đắn, xem những phim ảnh không lành mạnh... Những thói quen đó sẽ có ảnh hưởng tai hại trên hạnh phúc gia đình.

Nếu người bạn yêu thường tiêu xài tiền bạc cách phung phí, thích làm việc tùy hứng, bốc đồng, không có tinh thần kỷ luật, v.v... Đây cũng là những thói quen không tốt, cần được bàn thảo với nhau và sửa đổi trước khi hai người bước vào đời sống vợ chồng.

Đời sống gia đình là đời sống có trật tự và nhiều giới hạn. Người này phải nghĩ đến phúc lợi của người kia. Kinh Thánh dạy: Vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng là một mà thôi. Và: "Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình nhưng phải nghĩ đến lợi của kẻ khác nữa" (Phi-líp 2:4).

Nếu chúng ta đem vào đời sống vợ chồng những thói xấu của người độc thân, chúng ta sẽ gây khó khăn cho gia đình mới. Nhất là khi có con cái, chúng ta cần có đời sống quân bình và kỷ luật để làm gương cho con. Nếu người yêu của bạn có những thói xấu bạn không thể chấp nhận và người đó không chịu sửa đổi, có lẽ bạn cần phải suy nghĩ thật cẩn thận về quyết định lập gia đình với người đó.

Ngoài ra, người yêu của bạn cũng có thể có những thói quen tuy khác với bạn nhưng vô hại. Ví dụ người đó thích ngủ sớm và dậy sớm, còn bạn thích thức khuya và ngủ dậy trễ. Người đó có thói quen sau bữa ăn phải dọn dẹp ngay còn bạn thích từ từ nghỉ ngơi một lát rồi mới dọn dẹp, v.v... Trong trường hợp này, hai người nên nói chuyện với nhau để thông cảm nhau. Có những thói quen cần sửa đổi và cần nhiều kiên nhẫn để sửa đổi, nhưng cũng có những thói quen có thể chấp nhận được. Bạn cần cầu xin Chúa giúp bạn phân biệt những điều này và giúp bạn biết mình có thể chấp nhận điều nào và chấp nhận đến mức độ nào.

Cũng có khi người yêu của bạn có những thói quen tốt. Chẳng hạn như người đó có thói quen dậy sớm mỗi buổi sáng đọc Kinh Thánh, cầu nguyện. Thích tập thể dục, ăn uống điều độ, thích sưu tầm sách báo để học hỏi v.v... Trong trường hợp này, bạn nên để ý, khen ngợi và bắt chước.

Ngoài ra, có những điều nhỏ nhặt khác bạn cần để ý để biết rõ người mình yêu. Ví dụ, nếu người đó sẵn sàng thay đổi chương trình đã định để đưa bạn đi chơi, sẵn sàng bỏ giờ học, giờ làm việc hay sẵn sàng thất hứa với người khác để chiều ý bạn thì bạn phải cẩn thận. Đó có thể là người không có kỷ luật và không biết sắp đặt thứ tự ưu tiên trong đời sống.

Những người như thế thường không biết lãnh đạo gia đình hay sắp đặt công việc trong gia đình. Đó cũng có thể là người không đáng tin cậy lắm. Vì nếu bây giờ người đó có thể thất hứa với người khác để chiều bạn thì một ngày kia cũng có thể thất hứa với bạn để chiều theo ý của người khác.

Quan niệm và triết lý sống


Tính tình là điều quan trọng nhưng quan niệm sống hay triết lý sống của một người cũng quan trọng không kém. Để biết điều này, bạn cần chia xẻ với người yêu về những vấn đề thực tế trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn như chia xẻ về sở thích, cách suy nghĩ và cách làm việc của mỗi người. Nếu người yêu của bạn có tính tự lập, không thích nhờ vả người khác, đó thường là người có tinh thần trách nhiệm và tinh thần tự trọng. Nếu là người siêng năng làm việc và hăng hái giúp đỡ người chung quanh, đó là người sẽ chia xẻ với bạn gánh nặng trong gia đình chứ không lười biếng, chờ bạn phục vụ.

Nếu người bạn yêu là người kính sợ Chúa và có quan niệm sống cao đẹp, đó sẽ là người chồng tốt, người vợ hiền. Nếu là người có tình thương đối với người chung quanh, sẵn sàng phục vụ và giúp đỡ người khác, không bắt nạt người cô thế và không lợi dụng tình yêu của bạn, đó là người sẽ sống với bạn trong tình thương yêu chân thật, sẽ chăm sóc và bảo vệ bạn vì là người biết nghĩ đến phúc lợi của người khác.

Nếu người yêu không giữ lời hứa với bạn nhưng không cảm thấy áy náy, khó chịu hoặc thường nói với bạn những điều không thật, bạn hãy cẩn thận, vì đó có thể là người không tốt, không đáng cho bạn tin cậy. Có thể người đó không yêu bạn thật lòng và biết đâu sẽ lừa dối bạn hoặc phản bội tình yêu của bạn sau này. Nếu người bạn yêu đặt Chúa lên trên hết trong đời sống, không xem trọng đồng tiền, nhưng trái lại, xem nhu cầu tâm linh quan trọng hơn vật chất, đó là người bạn đáng yêu, đáng quý.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem người yêu của mình có tinh thần trọng nam khinh nữ hay theo chủ trương nam nữ bình quyền. Những quan niệm hay triết lý sống này cũng rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách người đó cư xử với bạn sau này. Nếu đó là người quen sống trong khung cảnh chồng chúa vợ tôi của gia đình cha mẹ, hai người nên nói chuyện với nhau và nên đồng ý với nhau rằng sẽ lấy tiêu chuẩn Chúa dạy trong Kinh Thánh làm căn bản cho gia đình mình.

Cách cư xử với người thân trong gia đình

Cách người yêu của bạn đối xử với người thân trong gia đình cũng là điều bạn cần để ý. Nếu người bạn yêu không tử tế với anh chị em trong gia đình, sẵn sàng làm tổn thương người thân để chiều bạn thì sau này người đó có thể cũng sẽ làm tổn thương bạn để chiều người khác.

Nếu người đó đối xử keo kiệt với anh em chị em của mình, cũng sẽ keo kiệt với bạn. Nếu đó là người không có lòng nhân, không tha thứ lỗi lầm của người trong gia đình, cũng sẽ đối xử với bạn như thế trong đời sống vợ chồng. Nếu người đó hay chỉ trích và nói xấu cha mẹ hay anh chị em của mình, đó là người thiếu lòng bao dung, cũng sẽ cư xử hẹp hòi và cay nghiệt với bạn sau này.

Nếu người bạn trai của bạn cộc cằn với em út, vô lễ với cha mẹ, người đó có thể sẽ là một ông chồng vũ phu. Nếu người đó không yêu thương, kính nể cha mẹ và không tôn trọng ý kiến của cha mẹ; sau này, trong đời sống vợ chồng, người đó có lẽ sẽ đối xử với bạn tương tự như vậy. Nếu người đó chỉ chiều bạn và chăm sóc bạn mà không sẵn sàng giúp đỡ anh em chị em của mình, có thể đó không thật sự là người tốt.

Có một chàng trai kia tặng cho người yêu một món quà thật đắt tiền và nói như vầy, để lấy lòng người yêu: "Em biết không, yêu em nhiều lắm anh mới tặng em món quà này. Từ trước đến giờ anh chưa tặng quà cho ai cả, ngay cả mẹ anh, anh cũng chưa bao giờ tặng một món quà nào." Cô gái về kể cho mẹ nghe, bà mẹ của cô nói: "Con ơi, nếu đối với mẹ nó mà nó tệ như vậy thì nó không phải là một người tốt đâu con!" Sau đó một thời gian, cô con gái mới thấy làø mẹ nói đúng.

Nếu người yêu của bạn có mối quan hệ quá chặt chẽ với cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình, bạn cũng phải lưu ý. Người đó có lẽ sẽ không thể lìa cha mẹ và anh chị em trong gia đình để kết hợp làm một với bạn trong đời sống vợ chồng như Lời Chúa dạy.

Có hai bạn trẻ kia, quen nhau được khoảng ba tháng thì tình bạn trở thành tình yêu. Chàng trai là người tin Chúa nên cố gắng đưa cô bạn gái đi nhà thờ để giới thiệu Chúa cho nàng. Sau một thời gian ngắn, không hiểu vì sao, cô gái bằng lòng tin Chúa. Và chỉ khoảng ba tháng sau hai người quyết định làm đám cưới. Từ ngày quen nhau đến ngày cưới chỉ vừa tròn một năm. Hai người chưa thật sự biết nhau và biết rất ít về gia đình của nhau.

Sau đám cưới một thời gian ngắn, cả hai đều vỡ mộng và thất vọng. Chàng thấy người vợ của mình còn ràng buộc quá nhiều với gia đình cha mẹ. Lúc nào cũng đòi về thăm cha mẹ, có chuyện gì cũng nói với cha mẹ. Còn nàng thì thất vọng khi thấy người chồng của mình vừa thiếu kém sức khoẻ vừa không có công ăn việc làm vững chắc.

Từ chỗ thất vọng đi đến chỗ chán nhau không xa. Chỉ khoảng hai năm sau, đôi vợ chồng trẻ đã nghĩ đến hai chữ ly dị! Đây thật là một trường hợp đáng tiếc, chỉ vì cả hai bên đã quá vội vàng, không tìm hiểu nhau đến nơi đến chốn trước khi quyết định lấy nhau.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#4 Posted : Wednesday, June 22, 2005 3:29:09 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Cách chi dùng tiền bạc

Tiền bạc là vấn đề thường gây ra xung đột trong đời sống vợ chồng. Vì thế, bạn cũng cần để ý cách người yêu của mình sử dụng tiền bạc, xem người đó cẩn thận hay phung phí, khôn ngoan hay bừa bãi trong cách sử dụng đồng tiền.

Cách một người chi dùng tiền bạc là một thói quen khó thay đổi và ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc gia đình. Nếu người yêu tặng cho bạn những món quà quá đắt tiền, có thể đó là người hoang phí chứ không phải là người rộng rãi. Nếu người đó quá chi li, tính toán từng đồng, từng xu; bạn cũng phải cẩn thận vì có thể đó là người keo kiệt.

Nếu người đó xem trọng tiền bạc, vật chất, lúc nào cũng nói chuyện tiền bạc, so tính hơn thiệt, có thể lắm đó là người ham mê vật chất, không xem trọng giá trị tinh thần và những giá trị cao đẹp khác trong đời sống. Nếu người đó mượn tiền để mua quà cho bạn hay mượn tiền để chi dùng vào những việc không cần thiết, sau này người đó có thể gây nợ nần và khiến đời sống kinh tế của gia đình bạn gặp khó khăn.

Tình trạng kinh tế

Khi nghe đến việc tìm hiểu về tình trạng kinh tế của người yêu, có lẽ bạn nói tình yêu như thế là quá nhiều tính toán, không còn đẹp và thơ mộng nữa. Thật ra, nếu bạn chỉ muốn có người yêu để bớt cô đơn hoặc để không bị chúng bạn chê cười thì không thành vấn đề. Nhưng nếu muốn tính đến chuyện đi chung đường đời với nhau, chúng ta phải suy nghĩ thực tế mới tránh được khó khăn sau này.

Không ai có thể sống hạnh phúc và thoải mái nếu thiếu thốn về kinh tế. Chuyện hai trái tim vàng trong một túp lều tranh chỉ là chuyện trong tiểu thuyết hoặc trên sân khấu mà thôi. Đành rằng khi yêu nhau, chúng ta không đặt nặng vấn đề tiền bạc và vật chất, nhưng nếu muốn gây dựng gia đình riêng, chúng ta phải xét xem mình có đủ sức tự lập hay không. Vì người chồng là người có trách nhiệm cung cấp cho gia đình nên các cô cần biết người yêu mình có nghề gì, làm công việc gì để sinh sống? Công việc đó có thích hợp và lâu bền không, hay có điều gì đi ngược với nguyên tắc của Thánh Kinh hay không?

Nếu bạn chưa học xong và chưa có việc làm để nuôi sống chính mình nhưng còn phải tùy thuộc cha mẹ về mặt tài chánh, có lẽ bạn nên chờ khi nào học xong và có công ăn việc làm rồi hẵng nghĩ đến chuyện lập gia đình. Vì thà chờ đợi một vài năm mà đời sống ổn định, tương lai tươi sáng còn hơn là lấy nhau sớm rồi việc học bị dở dang, không có việc làm vững chắc.

Nếu lập gia đình trong lúc chưa thể tự lập về kinh tế, vợ chồng bạn sẽ phải luôn luôn sống trong lo lắng, thiếu thốn, hoặc trở thành gánh nặng cho cha mẹ.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#5 Posted : Wednesday, June 22, 2005 3:34:07 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

Những Điều Nên Tránh Khi Quyết Định Lập Gia Đình - 1


Mùa hè là mùa chúng ta thường đi dự đám cưới nhiều hơn những mùa khác trong năm. Có người dự đám cưới của bà con bạn bè, có người lo đám cưới cho người thân hay chính con cái trong gia đình. Mỗi lần nhìn cô dâu chú rể trang trọng trong lễ cưới, tưng bừng trong tiệc cưới, lộng lẫy giữa những hoa cưới áo cưới, quý vị nghĩ gì? Khi nhìn thấy tất cả những huy hoàng tốt đẹp của ngày cưới, chúng tôi thầm cầu mong rằng hôn nhân của đôi vợ chồng mới cũng được vui vẻ tốt đẹp như thế luôn. Nhưng điều đáng tiếc là trong đời sống của những đôi vợ chồng mới đó niềm vui ngày cưới không kéo dài được bao lâu.

Tại sao vậy? Có nhiều lý do, nhiều nguyên nhân khiến cho một cuộc hôn nhân trở thành cay đắng và chua chát thay vì ngọt ngào hạnh phúc. Trong phạm vi bài nói chuyện hôm nay chúng tôi xin chia xẻ với các bạn trẻ một vài điều các bạn cần tránh khi nghĩ đến việc lập gia đình, để hôn nhân của các bạn tránh được những khó khăn sau này.

1. Đừng quyết định tiến tới hôn nhân cách vội vàng

Điều đầu tiên các bạn cần tránh, cũng là điều chúng tôi đã chia xẻ trong câu chuyện gia đình kỳ trước là: Đừng quyết định tiến tới hôn nhân cách quá vội vàng. Khi mới gặp nhau vài lần, yêu thương nhau vài tháng các bạn chưa hiểu nhau đủ, vì thế không nên quyết định lập gia đình với nhau. Chuyện quan trọng cả đời mà chúng ta quyết định cách hấp tấp vội vàng như thế sẽ không tránh được những hậu quả tai hại.

2. Đừng lập gia đình khi còn quá trẻ

Lập gia đình khi còn quá trẻ cũng dễ gặp khó khăn trong đời sống lứa đôi. Những bạn trẻ dưới hai mươi tuổi, tức là còn trong tuổi thiếu niên (teenager), mà quyết định lập gia đình thì e rằng quá sớm. Trong tuổi này, các bạn chưa hiểu rõ chính mình nên chưa đủ khôn ngoan để chọn người bạn đời thích hợp với mình. Thông thường người ta định tuổi thành nhân của một người là hai mươi mốt. Vì đến tuổi này con người mới phát triển đầy đủ về mọi phương diện: thể xác, tinh thần và tình cảm. Một người trưởng thành như thế mới có thể gánh vác trách nhiệm trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Dĩ nhiên cũng có những bạn trẻ mới mười chín, hai mươi nhưng trưởng thành hơn những người trên ba mươi. nhưng đó là những trường hơ& iuml;p đặc biệt, hiếm có.

Hầu hết các thanh niên thiếu nữ dưới hai mươi tuổi thường rất non trẻ, còn ham chơi và ham vui, vì thế khó có thể buộc mình vào nếp sống của người có gia đình. Không những thế, các bạn hầu hết chưa có mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời. Một ví dụ điển hình là chúng ta thường thấy một số bạn trẻ, vào đại học nhưng chưa biết chọn ngành nghề gì nên cứ học những môn tổng quát hoặc cứ vài năm lại đổi sang ngành khác, và vì thế có người học bốn, năm năm nhưng không xong mảnh bằng nào cả. Khi còn quá trẻ, bạn thường chưa hiểu rõ chính mình nên cũng khó có thể hiểu người khác, dù đó là người bạn yêu. Từ chỗ không hiểu, bạn sẽ không thông cảm, và vì thế sẽ khó chấp nhận những khác biệt hay khuyết điểm của nhau.

Ngoài ra, trong tuổi dưới hai mươi các bạn thường chưa học hành đến nơi đến chốn, cũng chưa có công ăn việc làm vững chắc. Vì lý do đó, các bạn còn tùy thuộc cha mẹ trong nhiều phương diện. Nếu lập gia đình trong tình trạng như thế, các bạn không thể cung ứng nhu cầu cho gia đình, gia đình mới của bạn thường sống chung với cha mẹ chứ không độc lập đối với gia đình cha mẹ. Khi hai đơn vị gia đình sống chung dưới một mái nhà và tùy thuộc vào nhau nhiều sẽ khó tránh được những đụng chạm giữa hai thế hệ, nhất là về vấn đề thẩm quyền trong gia đình.

Một nguy hiểm khác của việc lập gia đình khi còn quá trẻ là về mặt tình cảm. Những bạn dưới tuổi thành niên đời sống tình cảm thường chưa ổn định và hay thay đổi. Vì không biết rõ mình cần gì hay muốn điều gì nên các bạn thường chọn lựa người bạn đời cách thiếu khôn ngoan. Khi tình cảm chưa phát triển đầy đủ và chưa ổn định mà đã quyết định lập gia đình với nhau, những đôi vợ chồng trẻ dễ chán nhau và muốn bỏ nhau. Đây là điều chúng ta thấy rất nhiều trong xã hội Mỹ cũng như trong xã hội Việt Nam.

Một số những người lập gia đình khi còn quá trẻ, dù sau này thêm bao nhiêu tuổi cũng không trưởng thành trong một vài phương diện nào đó. Họ giống như một trái cây hái non nên không bao giờ chín. Những đôi vợ chồng cưới nhau khi còn quá trẻ vì thiếu kinh nghiệm sống thường không hiểu nhau và không biết cách cư xử với nhau. Họ cũng không có đủ nghị lực để chịu đựng gian khổ và thử thách. Trong cách đối xử với nhau, họ dễ thiếu lòng nhân từ, mềm mại và nhịn nhục, do đó gia đình hay có nhiều xung đột.

Nếu các bạn trẻ này chưa bao giờ ra đời tự lập nhưng sống trong sự bảo bọc của cha mẹ cho đến ngày lập gia đình, họ sẽ rất bỡ ngỡ trong gia đình riêng, sẽ bối rối khi đứng trước những quyết định lớn lao, và lo lắng khi có chuyện bất ngờ xảy đến. Khi có con cái, những người cha người mẹ quá trẻ này thường không kiên nhẫn với con. Họ cũng không biết chăm sóc con, dạy dỗ con, vì trong nhiều phương diện, chính họ vẫn còn là một đứa trẻ. Những cha mẹ quá trẻ cũng thường không nêu gương tốt cho con trong đời sống hằng ngày nên dễ gặp nhiều nan đề với con khi con đến tuổi thiếu niên.

Nếu không nên lập gia đình khi còn quá trẻ, vậy đến tuổi nào là tuổi nên lập gia đình? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Người ta có thể xác định đến tuổi nào một người được phép lái xe, được quyền bỏ phiếu, hay đến tuổi nào học lớp mấy, nhưng không ai có thể xác định rõ ràng đến tuổi nào một người có thể lập gia đình. Lý do là vì điều này còn tùy nhiều yếu tố. Chẳng hạn như tùy ở mức độ trưởng thành của bạn trẻ, tùy hoàn cảnh gia đình, đời sống tình cảm, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội, mục tiêu trong đời sống, v.v... Tuy nhiên, chúng ta có thể nói nguyên tắc chung là, khi một người có thể tự lập về kinh tế, có tinh thần trách nhiệm, biết lo cho người khác, hiểu rõ chính mình và có mục tiêu rõ ràng cho đời sống, đó là lúc người ấy có thể lập gia đình.

Có đôi vợ chồng nọ lập gia đình trong lúc cả vợ và chồng đều mới mười tám tuổi. Hai người gặp nhau trong một tiệc cưới, sau đó yêu nhau và xin cha mẹ cho lấy nhau. Vì học hành chưa xong, công việc làm không có, sau ngày cưới hai vợ chồng tiếp tục sống chung với gia đình bên chồng. Cha mẹ chồng là người giàu có nên suốt mấy năm đầu hai vợ chồng trẻ chỉ ở nhà đi ra đi vào chứ không làm lụng gì cả. Sau đó họ sinh đứa con đầu lòng và vẫn tiếp tục sống chung với cha mẹ.

Dù lập gia đình đã mấy năm nhưng vì không tự lập về kinh tế, cũng không có trách nhiệm về những quyết định liên quan đến đời sống nên hai vợ chồng rất là trẻ con trong mọi vấn đề. Họ không có tinh thần trách nhiệm, cũng không biết lo cho con cái vì việc gì cũng có cha mẹ bên cạnh giúp đỡ. Ít lâu sau, vì hoàn cảnh đất nước thay đổi, hai vợ chồng phải ra riêng và phải tự kiếm kế sinh sống. Lúc đó hai người mới khám phá ra là tính tình hai người không hợp nhau. Hai vợ chồng lúc nào cũng phiền giận nhau, gặp chuyện gì khó khăn một chút là cằn nhằn, đổ lỗi cho nhau. Thỉnh thoảng, cha mẹ hai bên lại phải gởi thư giải hòa những giận hờn giữa hai người.

Sau hai mươi năm sống với nhau, bây giờ dù đã lớn tuổi hai vợ chồng cũng vẫn không trưởng thành và không có tinh thần trách nhiệm. Họ không biết nghĩ đến nhau, cũng không biết nghĩ đến người khác. Đôi vợ chồng này chẳng khác gì những trái cây còn non nhưng đã bị hái nên chỉ khô héo chứ không chín và không ngọt ngào. Họ không những thiếu khôn ngoan trong trách nhiệm làm vợ làm chồng mà cũng không biết cách nuôi dạy và hướng dẫn con cái. Họ cũng thiếu kiên nhẫn và sức chịu đựng để đương đầu với khó khăn. Vì không chấp nhận nhau và không tha thứ cho nhau, đời sống hai người đầy dẫy bất an và cay đắng.

3. Đừng lập gia đình cách vội vàng để chạy trốn khó khăn hay che lấp khuyết điểm của mình

Một số bạn trẻ có tính hay buồn chán, bi quan, đời sống cô đơn vì tính tình khác đời, khó hòa đồng với người chung quanh. Khi có người khuyên rằng lập gia đình sẽ hết cô đơn và đời sống sẽ vui hơn, những bạn trẻ đó liền đi tìm người hoặc nhờ người làm mai mối. Khi gặp được người vừa ý họ liền quyết định làm đám cưới, với hy vọng là có gia đình mình sẽ hết cô đơn, sẽ vui vẻ và yêu đời hơn, nhưng thực tế ít khi xảy ra như điều mong muốn.

Khi một người có tính bi quan, hay buồn hay than, người đó phải nhờ Chúa thay đổi tâm tính của mình trước. Nếu không được Chúa thay đổi, dù có gia đình người đó cũng sẽ tiếp tục sống trong bi quan, buồn chán và có thể còn làm khổ cho người bạn đời của mình nữa. Trái lại, khi một người có niềm vui của Chúa trong lòng và đời sống có mục tiêu rõ ràng, dù có gia đình hay độc thân, người đó vẫn vui và đời sống vẫn có ý nghĩa.

Có những phụ huynh khi thấy con cái đã lớn nhưng vẫn sống cuộc đời độc thân bông lung, phóng túng, liền tìm cách cưới vợ gả chồng cho con để buộc chân con lại. Các bậc cha mẹ này nghĩ rằng khi con của mình có trách nhiệm với vợ con hay chồng con sẽ không còn lêu lổng chơi bời hoặc hoang phí tiền bạc nữa. Nhưng điều này thường cũng không xảy ra như cha mẹ mong muốn. Khi một người có những tâm tính hay lối sống không tốt đẹp hoặc không trưởng thành, người đó phải được Chúa thay đổi từ bên trong. Sự thay đổi bên ngoài hay những ràng buộc của trách nhiệm không đủ để khiến người đó thay đổi và trở thành người tốt.

Người ta thường quyết định lập gia đình gấp trong những trường hợp sau:

Bị người yêu bỏ đi lấy người khác

Cưới gấp để chạy tang

Muốn thoát ly gia đình

Sợ mang tiếng là ế chồng, ế vợ

Để được hưởng một lợi lộc nào đó

Vì đã lỡ có thai

Bất cứ khi nào bạn thấy chính mình hay người yêu của mình nôn nóng muốn làm đám cưới gấp, bạn nên suy nghĩ lại quyết định của mình. Tìm hiểu lý do tại sao mình quyết định vội vàng như thế và xét xem quyết định gấp như thế sẽ đem lại những tai hại nào. Nhiều khi chính bạn bị người khác dùng làm con cờ để giải quyết khó khăn cho họ mà bạn không biết.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org
Tonka
#6 Posted : Wednesday, June 22, 2005 3:36:53 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

Những Điều Nên Tránh Khi Quyết Định Lập Gia Đình - 2


Trong câu chuyện gia đình kỳ trước, chúng tôi có chia xẻ với các bạn trẻ về một số những điều các bạn nên tránh khi quyết định lập gia đình. Chẳng hạn như: Đừng quyết định lập gia đình cách vội vàng khi chưa biết rõ nhau. Đừng bước vào hôn nhân khi còn quá trẻ, chưa đến tuổi trưởng thành; cũng đừng lập gia đình để chạy trốn những khó khăn, thất bại trong đời sống hoặc để trả thù một người nào đó.

Nói về việc quyết định lập gia đình để chạy trốn khó khăn hay một thực tế không đẹp, chúng ta thấy có những trường hợp như sau:

Bị người yêu bỏ đi lấy người khác

Những người bị người yêu bỏ để đi theo người khác thường có khuynh hướng lập gia đình gấp để khỏi xấu hổ với người chung quanh. Có khi là để trả thù người yêu cũ hoặc để tự ái được thỏa mãn. Một số người khi gặp thất bại trong tình yêu thì đâm ra mất tin tưởng nơi người khác phái và tránh những quan hệ riêng tư với bạn khác phái trong một thời gian. Tuy nhiên, cũng có những người vì muốn tỏ cho mọi người thấy mình không phải là người bị bỏ rơi nên tìm cách bước vào một quan hệ tình cảm khác ngay. Có khi quyết định kết hôn ngay không cần thời gian tìm hiểu và cố gắng bằng mọi cách để làm đám cưới trước đám cưới của người tình cũ.

Đây là một quyết định nguy hiểm mà chúng ta phải tránh. Khi con tim bị tổn thương, tâm hồn buồn chán, tuyệt vọng, tinh thần chưa ổn định, chúng ta không đủ khôn ngoan và sáng suốt để quyết định những vấn đề quan trọng, nhất là những quyết định về tình cảm và quyết định của cả cuộc đời.

Cưới gấp để chạy tang

Trong trường hợp gia đình có người thân sắp qua đời, các bạn trẻ thường phải làm đám cưới gấp để không phải chờ mấy năm sau mãn tang mới được làm đám cưới. Quyết định gấp trong những hoàn cảnh như thế cũng dễ có nhiều điều không hay, sau này phải hối tiếc. Nếu hai bạn trẻ đã yêu nhau lâu và đã quyết định tiến tới hôn nhân với nhau thì việc làm đám cưới gấp có thể chỉ gặp khó khăn trong vấn đề ngày giờ, trong sự tổ chức, chứ không ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc của đôi vợ chồng mới. Nhưng trong trường hợp hai bạn trẻ mới quen nhau, chưa có đủ thì giờ tìm hiểu mà vì hoàn cảnh, gia đình thúc giục làm đám cưới gấp thì đó là điều không nên. Có khi chờ mãn tang hãy làm đám cưới tốt h&o circ;n là cưới chạy tang.

Muốn thoát ly gia đình

Có những bạn trẻ sống trong gia đình cha mẹ quá nghiêm khắc, không được tự do làm theo ý mình nên khi vừa đủ lớn liền muốn lập gia đình để thoát ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Có những thiếu nữ sống trong sự ghét bỏ của cha ghẻ, mẹ ghẻ hoặc vì cha mẹ quá nghiêm khắc và thiếu thông cảm, khi có người đến cầu hôn thì bằng lòng ngay để thoát ra khỏi hoàn cảnh bất ưng, dù chưa biết rõ người đến cầu hôn là người như thế nào. Vì quyết định lập gia đình cách vội vàng thiếu suy nghĩ chín chắn để chạy trốn khó khăn, hầu hết những bạn trẻ đó không có một hôn nhân hạnh phúc, lâu bền.

Sợ mang tiếng là ế vợ, ế chồng

Có những bạn trẻ khi mới lớn, mới bắt đầu có bạn trai bạn gái thì rất kén chọn nên không dứt khoát với một người nào, đến khi thấy bạn bè cùng lứa tuổi lập gia đình hết thì vội vàng lấy người mình không thương để khỏi xấu hổ với bạn bè hoặc để khỏi bị mang tiếng là kén hay ế vợ ế chồng. Cũng có người thấy mình đã lớn tuổi mà chưa có người yêu thì mặc cảm với bạn bè, và lo lắng sợ mình bị lỡ thì, do đó khi gặp người nào thì muốn tiến tới hôn nhân ngay, không thì mất cơ hội. Quyết định lấy vợ lấy chồng vì những lý do như thế cũng là điều chúng ta nên tránh.

Để được hưởng một lợi lộc nào đó

Có người quyết định lấy vợ, lấy chồng cách vội vàng, nông nổi để được một lợi ích nào đó, chẳng hạn như để khỏi cô đơn, để có người chăm sóc hoặc là được đi ra nước ngoài, đây là một quyết định thiếu khôn ngoan. Nếu các bạn về Việt Nam để tìm vợ tìm chồng hoặc lập gia đình với Việt kiều để được ra khỏi nước, e rằng sẽ không tìm được một hôn nhân hạnh phúc. Những người bước vào hôn nhân không vì tình yêu và không có một sự gắn bó cao đẹp nhưng chỉ vì lợi lộc, khi gặp khó khăn hoặc đời sống không được như điều mơ ước thường không cam kết sống đời với nhau nhưng sẵn sàng bỏ nhau để đi tìm một đối tượng khác. Các bạn cũng không nên quyết định lập gia đình với ngươ øi mình không thương hay không hợp để được hưởng gia tài, để trả nợ cho cha mẹ hoặc để cứu gia đình ra khỏi khó khăn. Mục đích của Thiên Chúa khi thiết lập hôn nhân cho con người không phải là để giải quyết những nan đề đó.

Vì đã lỡ có thai

Ngày nay có nhiều bạn trẻ phải làm đám cưới gấp vì người con gái đã lỡ có thai. Để che đậy sự xấu hổ với người chung quanh, cha mẹ - thường là cha mẹ người con gái - buộc đàng trai phải làm đám cưới gấp. Đây cũng là trường hợp đem lại nhiều tai hại, vì cả hai bạn trẻ đều chưa sẵn sàng để bước vào hôn nhân. Vì lầm lỡ, các bạn phải bước vào bổn phận vợ chồng cách bất đắc dĩ. Đã thế, sau khi cưới nhau một thời gian ngắn, đôi vợ chồng trẻ lại phải gánh trách nhiệm làm cha làm mẹ. Tất cả những thay đổi này đưa đến dồn dập, khiến đôi vợ chồng mới không thích ứng kịp, về tình cảm lẫn vật chất và tinh thần. Đời sống vợ chồng vì thế không tránh khỏi khó khăn.

Theo nguyên tắc của Thánh Kinh phá thai là giết người nên dĩ nhiên chúng ta không thể chấp nhận giải pháp đó. Vì thế, để tránh trường hợp phải quyết định lấy nhau vội vàng, gấp rút, bạn và người yêu phải cẩn thận trong mối quan hệ giữa hai người, phải cảnh giác trước những cám dỗ và cương quyết giữ tình yêu của mình cho trong sạch.

Có người khi biết con gái mình đã hư hỏng thì vội vàng tìm người để gả và buộc làm đám cưới gấp để che lấp sự xấu hổ đó. Có những ông mai bà mối không thành thật khi làm mai mối nên đề nghị tổ chức đám cưới gấp để che giấu những sự thật không đẹp, và để khi người ta biết được sự thật thì chuyện đã rồi, không bước lui được nữa. Cũng có người muốn làm đám cưới gấp vì sợ người yêu đổi ý. Những cuộc hôn nhân gấp rút vội vàng, thiếu chân thật với mục đích che giấu sự thật hay lừa dối nhau như thế đều để lại những hậu quả tai hại không thể lường được.

Như thế, chúng ta thấy, những người quyết định lập gia đình cách gấp rút vội vàng hoặc thiếu cân nhắc cẩn thận thường gặp khó khăn và không hạnh phúc. Bất cứ khi nào các bạn thấy chính mình hay người yêu nôn nóng muốn lập gia đình gấp thì bạn nên dừng lại và suy xét thật kỹ quyết định của hai người. Tìm hiểu lý do tại sao mình quyết định vội vàng như thế và xét xem quyết định gấp như thế sẽ đem lại những tai hại nào. Nhiều khi chính bạn bị người kia lợi dụng để giải quyết khó khăn cho họ mà bạn không biết.

Đừng quyết định lập gia đình để làm vui lòng người khác

Có một thiếu nữ kia không yêu chàng trai nọ nhưng vì cha mẹ và anh chị trong gia đình cứ nói mãi nên cuối cùng bằng lòng lấy người đó. Và vì là một hôn nhân không tình yêu nên đời sống hai vợ chồng thật là buồn bã, tẻ nhạt.

Đây là điều các bạn cần phải tránh. Quyết định lập gia đình là quyết định riêng của bạn và liên quan đến cả cuộc đời bạn, vì thế bạn không nên quyết định ngược lại ý mình để làm vui lòng người khác. Dù rằng người chung quanh có nhiều lời khuyên giá trị chúng ta cần để ý, nhưng nếu bạn thấy mình không thương và không hợp với người nào đó, đừng vì lời nói hay áp lực của người chung quanh mà bằng lòng ràng buộc với người đó trong đời sống vợ chồng. Có người vì sợ cha mẹ buồn nên đành phải lấy người quá lớn tuổi, quá nhỏ tuổi hoặc lấy người giàu sang, địa vị, quyền thế nhưng không có tình yêu để rồi cả đời phải sống trong đau khổ.

Tuy nhiên, khi nào lời khuyên của cha mẹ hợp với Lời Chúa dạy, còn ý của bạn đi ngược với Lời Chúa thì bạn phải xét lại quyết định của mình và thuận phục dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Chúa thường dùng cha mẹ và những người trưởng thành trong Chúa để bày tỏ ý của Ngài trên đời sống chúng ta. Nhưng quyết định của bạn phải hợp lý, hợp với ý Chúa và chính bạn cảm thấy bình an thì bạn mới nên quyết định theo ý của cha mẹ.

Có nhiều cha mẹ muốn điều tốt cho con, như muốn con lập gia đình với người hầu việc Chúa, nhưng có thể đó không phải là ý Chúa. Có người thì muốn con lập gia đình với người trong cùng hội thánh, hoặc với con của bạn mình nên khi thấy con yêu người khác thì không vui. Khi cha mẹ góp ý với con cái trong vấn đề hôn nhân, có thể phân tích phải quấy hay chia xẻ kinh nghiệm của mình với con, nhưng quyết định vẫn là quyết định của con. Cha mẹ cần cầu nguyện cho con có lòng khôn ngoan và mềm mại trước sự hướng dẫn của Chúa. Cha mẹ không nên quyết định giùm cho con hoặc ép buộc con lập gia đình với người cha mẹ đã chọn.

Có bà mẹ kia, chỉ có một đứa con trai nên từ khi con còn nhỏ bà đã nghĩ đến chuyện chọn vợ cho con. Thật ra, bà nghĩ việc chọn nàng dâu cho bà thì đúng hơn. Bà chú ý đến các thiếu nữ trong hội thánh cùng lứa tuổi với con bà và so sánh cô này với cô kia. Bà chọn những thiếu nữ nào bà nghĩ là ngoan ngoãn và sẽ vâng lời bà. Thế rồi khi người con trai đến tuổi trưởng thành, bà đề nghị với con những người bà đã chọn và bảo con để ý làm quen với những người đó. Bà không biết rằng con bà đã gặp và đã yêu một thiếu nữ trong một hội thánh khác.

Vì mẹ cứ thúc hối, hỏi thăm về những cô gái bà đã giới thiệu, nên chàng thanh niên thưa thật với mẹ là chàng đã có người yêu. Bà mẹ nghe vậy ngạc nhiên và có vẻ không bằng lòng, vì bà muốn con cưới người mà bà đã chọn, đúng theo tiêu chuẩn của bà. Vì lý do đó, sau này khi người con trai cưới người yêu làm vợ, mẹ chàng không yêu thương con dâu vì bà không chấp nhận người con gái đó.

Khi một bạn trẻ quyết định lập gia đình với một người nào, đó là quyết định riêng của bạn trẻ ấy. Hơn nữa đây là quyết định ảnh hưởng trên cả cuộc đời của một người, vì thế dù cha mẹ hay mục sư cũng chỉ nên giúp bằng cách góp ý kiến chứ không nên quyết định giùm cho người đó.

Tuy vậy có một điều các bạn cần ghi nhớ, đó là dù khi ý của cha mẹ không đúng với của ý mình, bạn cũng nên cân nhắc ý kiến của cha mẹ trước khi quyết định. Trừ trường hợp đặc biệt, thường thường khi người lớn góp ý với con cháu trong vấn đề hôn nhân là vì yêu thương các bạn, muốn các bạn tránh khó khăn hoặc tránh những khổ đau mà họ đã trải qua. Đừng nghĩ rằng cha mẹ và tất cả những người lớn tuổi cổ hũ, lỗi thời, nên ý kiến của họ không đáng cho các bạn để ý đến (còn tiếp).


Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org
Tonka
#7 Posted : Wednesday, June 22, 2005 3:39:28 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

Những Điều Nên Tránh Khi Quyết Định Lập Gia Đình - 3


Cách đây không lâu, chúng tôi có dịp gặp lại một thiếu nữ mới lập gia đình được khoảng hai năm. Khi chúng tôi hỏi thăm đời sống gia đình như thế nào, có vui không, cô vợ trẻ trả lời: "Cô ơi, lúc còn là người yêu của nhau thì khác nhưng khi thành vợ chồng, sống chung với nhau dưới một mái nhà là một chuyện khác!" Chúng tôi rất ngạc nhiên trước vẻ thất vọng của thiếu nữ nên hỏi thêm thì nàng nói: Suốt mấy năm quen nhau, cháu nghĩ là cháu biết anh ấy rõ nhưng đúng ra khi về sống chung với nhau mới thật sự biết con người thật của nhau."

Có lẽ một số quý vị lập gia đình đã lâu cũng đồng ý với lời nhận xét này. Khi còn là người yêu của nhau, hai bạn trẻ chưa thật sự đụng chạm với thực tế, chưa đối diện với những nan đề của đời sống nên cái gì cũng đẹp cũng dễ dàng chấp nhận, dễ dàng thuận thảo với nhau. Khi thành vợ thành chồng rồi, tình yêu của hai người không còn thơ mộng như người ta thường mô tả trong những bài thơ bài nhạc. Trái lại lúc đó đôi vợ chồng trẻ phải đối diện với trách nhiệm, với khó khăn, lo lắng, bệnh tật, với những quyết định của cuộc sống hằng ngày, và lúc đó chúng ta mới thật sự biết rõ vợ hay chồng của mình là người như thế nào.

Vì lý do đó, khi quyết định bước vào hôn nhân, bạn cần tránh những điều sau đây:

1. Đừng quyết định kết hôn khi hai người biết về nhau quá ít và quá hạn hẹp

Hai người biết nhau đã khá lâu mà khi về sống chung còn bỡ ngỡ và thất vọng, thì nếu chưa biết nhau nhiều mà bằng lòng lập gia đình với nhau là điều nguy hiểm vô cùng.

Có hai bạn trẻ kia quen nhau trong tiệc cưới của một người bà con. Sau đám cưới mỗi người trở về thành phố của mình và tiếp tục viết thư, liên lạc điện thoại với nhau. Một năm sau hai người bắt đầu bàn đến chuyện làm đám hỏi rồi đám cưới. Quyết định trong trường hợp này không phải là một quyết định khôn ngoan. Lý do là vì hai người tuy biết nhau khá lâu nhưng không thật sự biết nhau trong từng hoàn cảnh sống. Qua thư từ, điện thoại và hình ảnh, chúng ta chỉ nhìn thấy cái hay cái đẹp bên ngoài, và chỉ biết được phần nào về nhau chứ chưa thật sự biết rõ nhau.

Có những người quen nhau trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như khoảng năm, sáu tháng, nhưng đã muốn tiến tới hôn nhân. Cũng có người tuy quen nhau lâu nhưng không có dịp gần gũi để biết rõ tính tình của nhau. Trong những trường hợp này, nếu quyết định bước vào hôn nhân với nhau, các bạn có thể sẽ thất vọng khi khám phá ra những điều không hay nơi người bạn đời của mình.

Có hai thanh niên thiếu nữ nọ là người hoạt động tích cực trong hội thánh. Hai người cùng dạy thiếu nhi, cùng ở trong ban hát và cùng sinh hoạt với thanh niên. Gặp nhau trong hoàn cảnh như thế rất tốt để hai người hiểu nhau và yêu nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ gặp nhau ở nhà thờ và trong khi làm việc cũng chưa đủ để hai người thật sự biết nhau. Các bạn không những cần làm việc chung, sinh hoạt chung nhưng cũng cần những lúc đi chơi chung, ăn uống chung hoặc tới thăm gia đình của nhau, làm quen với anh chị em của nhau. Gặp nhau trong những dịp họp mặt của gia đình hai bên, trong những lúc vui buồn của đời sống, trong lúc khoẻ mạnh, khi đau ốm, v.v... Như thế chúng ta mới thật sự biết rõ tính tình của nhau.

Có một cô gái nọ ở dưới quê, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ đi ra khỏi làng. Một ngày kia có người từ thành phố về giới thiệu với cô gái một chàng trai ở thành phố, con của một tín đồ khá giả trong một hội thánh nọ. Người ta cho cô gái xem hình của chàng thanh niên, cho biết tuổi tác, học lực và hoàn cảnh gia đình, và muốn kết hợp hai người với nhau. Xem hình thấy chàng thanh niên đó trông cũng được, về tuổi tác thì cũng không quá lớn, lại là con của một gia đình tín đồ lâu năm và khá giả, nên sau một thời gian suy nghĩ, cô gái nhận lời cầu hôn. Từ đó hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau.

Khoảng sáu tháng sau, đại diện nhà trai chính thức đến cầu hôn, cha mẹ cô gái bằng lòng. Vì chàng trai ở xa nên gia đình gởi người đại diện đến làm lễ hỏi rồi trở về và nửa năm sau đó trở lại làm lễ cưới. Tội nghiệp cho thiếu nữ này, khi về sống với chồng một thời gian nàng mới biết chồng bị bệnh thần kinh! Chàng thanh niên đó tuy không điên hẳn nhưng tính tình bốc đồng, khi thì bình thường khi thì hung dữ, nói năng và hành động ngang tàng, không ai có thể ngăn cản được. Gia đình cô gái biết mình đã bị lừa nhưng không thể làm gì được nữa!

Một trường hợp khác, hai thanh niên thiếu nữ nọ quen biết nhau ở một kỳ trại. Vì cả hai đều hơi lớn tuổi nên khi gặp nhau, họ tin rằng đây là ý Chúa và đây là người Chúa chọn cho mình. Từ đó hai người tiếp tục liên lạc bằng thư từ và điện thoại. Nửa năm sau họ hẹn gặp nhau trong một dịp hè và sau kỳ gặp gỡ đó cả hai quyết định làm đám cưới. Vì cả hai đều trên 30 tuổi nên cha mẹ cũng tán thành ngay. Thế rồi hai người chọn ngày cưới và chuẩn bị mọi việc cho lễ cưới. Sau khi cưới về, đôi vợ chồng mới gặp rất nhiều khó khăn vì khi sống chung hai vợ chồng mới khám phá ra rằng tuy có cùng niềm tin nhưng hai người khác nhau rất nhiều về tính tình, sở thích và triết lý sống.

Có một thiếu nữ kia yêu chàng trai học cùng lớp. Hai người gặp nhau trong khung cảnh đại học, rất là đẹp và thơ mộng. Sau đó không lâu, chàng thanh niên phải đi nghĩa vụ. Đôi bạn trẻ không được ở gần bên nhau nhưng vẫn liên lạc thư từ, tình yêu vẫn nồng thắm. Khi chàng xin được phép, hai người làm đám cưới. Cưới xong, sống bên nhau vài tuần, chàng trai vì trách nhiệm lại phải đi xa nhà. Hai vợ chồng thương nhớ nhau, trao đổi cho nhau rất nhiều thư từ.

Cuối cùng, khi chồng được giải ngũ, hai vợ chồng mới thật sự được sống bên nhau. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sống bên cạnh nhau, hôn nhân của hai người bắt đầu gặp khó khăn, vì lúc đó người vợ mới khám phá ra rằng chồng mình là người ích kỷ, độc tài và rất nóng tính. Người chồng cũng không thỏa lòng vì thấy vợ không mềm mại, dịu hiền như chàng vẫn tưởng. Sau này cả hai vợ chồng đều than: Yêu nhau khá lâu nhưng ít gần gũi, không biết rõ tính tình của nhau nên bây giờ phải khổ.

2. Đừng quyết định lập gia đình khi chưa thể tự lập về kinh tế

Đây là điều mà những người trẻ đang yêu thường không nghĩ đến. Chúng ta thường nghe người ta ca tụng hai quả tim vàng trong một túp lều tranh, nhưng trong thực tế không có điều này. Nếu vì hoàn cảnh bất ngờ bị mất việc làm hoặc vì hoạn nạn mà nghèo thiếu thì vợ chồng cần thông cảm và giúp nhau vượt qua khó khăn. Nhưng nếu chưa học hành xong, chưa có công ăn việc làm mà muốn có gia đình riêng thì thật là một quyết định thiếu khôn ngoan. Một gia đình như vậy khó có thể hạnh phúc. Nỗi lo lắng của miếng cơm manh áo sẽ cướp mất niềm vui trong đời sống.

Hơn nữa, chúng ta phải nhìn vấn đề cách thực tế. Sau khi lấy nhau, đôi vợ chồng trẻ sẽ có con cái, nhu cầu của gia đình sẽ gia tăng. Và vì bận lo cho con nhỏ, người vợ không thể đi làm hay buôn bán để phụ với chồng, sự thiếu thốn càng nhiều hơn nữa. Đó là chưa kể đến khi con đau ốm phải lo thuốc men, tiền bác sĩ, nhà thương, v.v... Nhiều người quá túng thiếu nên phải vay mượn để đáp ứng nhu cầu trong gia đình, vì thế đã nghèo thiếu lại thêm nợ nần. Lúc đó vợ chồng dễ sinh ra phiền trách nhau, đổ lỗi cho nhau và hạnh phúc gia đình cũng không còn.

Vì những khó khăn nêu trên, dù các bạn yêu nhau đã khá lâu nhưng nếu học hành chưa xong cũng nên cố gắng lo chuyện học hành trước. Khi nào học xong và có việc làm vững vàng, lúc đó hẵng tính đến chuyện lập gia đình. Nhiều người học chỉ còn một năm hay nửa năm nhưng không chờ đợi, nghĩ rằng lập gia đình rồi sẽ học tiếp nhưng khi lập gia đình rồi, không tiếp tục việc học được nữa nên sau này cứ hối tiếc mãi.

3. Đừng lập gia đình với người quá khác biệt với mình

Cách biệt về tuổi tác


Thông thường chúng ta thấy vợ chồng cách nhau một vài tuổi, và thường là chồng lớn hơn vợ. Thỉnh thoảng cũng có trường hợp vợ lớn hơn chồng. Khi vợ chồng chỉ cách nhau đôi ba tuổi, sự cách biệt này không mấy quan trọng. Vì hai vợ chồng trong cùng một lứa tuổi nên có thể thông cảm với nhau dễ dàng khi đi qua từng giai đoạn của đời sống. Khi còn là thanh niên cũng như khi bước vào tuổi trung niên, tráng niên và cao niên, đôi vợ chồng ngang tuổi nhau không gặp trở ngại khi phải thay đổi các hoạt động cho thích ứng với tuổi tác.

Ví dụ hồi còn trẻ hai vợ chồng thích đi cắm trại, chơi thể thao, đi du ngoạn, v.v... Đến khi lớn tuổi họ đều muốn thay thế những sinh hoạt ngoài trời bằng những sinh hoạt khác, trầm lặng và nhẹ nhàng hơn. Đến khi cao tuổi hơn, cơ thể có nhiều thay đổi, lại phải đối phó với bệnh tật, vợ chồng dễ thông cảm với nhau và vì thế có thể giúp nhau thích ứng với những giới hạn của tuổi già.

Nếu vợ chồng cách nhau khoảng tám đến mười tuổi hay nhiều hơn nữa, đời sống vợ chồng sẽ có lúc gặp khó khăn. Khi vợ trên hai mươi và chồng trên ba mươi, sự khác biệt về tình trạng sức khoẻ và những sinh hoạt hằng ngày của hai người không khác nhau bao nhiêu. Tuy nhiên, khi hai người bước vào tuổi 30 và 40 hoặc 40 và 50, chúng ta sẽ thấy một sự khác biệt lớn lao.

Có một thanh niên kia đến 35 tuổi mới cưới vợ, và vợ của anh mới vừa 20. Khoảng năm năm đầu hai vợ chồng sống rất là vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng sau đó, trong khi người vợ trẻ mới 25 tuổi, còn khoẻ mạnh, tươi trẻ, thích tham dự các sinh hoạt của thanh niên trong hội thánh thì người chồng đã 40. Những sinh hoạt của thanh niên không còn thích hợp với anh, vì thế anh không muốn đi đâu cả. Người chồng này thương vợ và thông cảm với vợ nên cho vợ tự do đi dự các sinh hoạt nào nàng muốn. Tuy nhiên, vì hai người hướng về hai lối sinh hoạt khác nhau, có những người bạn khác nhau nên dần dần trở thành xa nhau. Dù hai vợ chồng vẫn sống đầm ấm bên nhau nhưng trong tâm tư ý tưởng, trong lối suy nghĩ họ bắt đầu xa cách nhau.

Trong việc chăm sóc và chơi đùa với con, khi vợ chồng cách biệt nhiều về tuổi tác cũng dễ gặp khó khăn. Người vợ trẻ còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trong khi đó người chồng mau mệt và chậm chạp hơn, vì thế không thể giúp vợ chăm sóc con như điều người vợ mong muốn.

Cũng có những thiếu nữ muốn lấy chồng lớn hơn mình nhiều để sau này không bị thấy là mình già hơn chồng. Sự tính toán như thế cũng không hẳn là khôn ngoan. Tuy tình yêu có thể vượt thắng những khác biệt về tuổi tác nhưng vợ chồng cũng không thể tránh được những điều không vui, không thích hợp nếu cách tuổi nhau quá nhiều. Điều tốt hơn cả là các bạn nên lập gia đình với người cùng trang lứa với mình (còn tiếp).

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#8 Posted : Wednesday, June 22, 2005 3:48:16 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)

Những Điều Nên Tránh Khi Quyết Định Lập Gia Đình - 3


Suốt cả tuần nay đi đâu chúng ta cũng nghe, nhìn đâu chúng ta cũng thấy những hình ảnh về cuộc đời công nương Diana của nước Anh. Một người xinh đẹp, giàu có, sang trọng nhưng thật là bất hạnh. Cuộc hôn nhân của nàng Diana bắt đầu trong huy hoàng, quyền quý; thấy như là hôn nhân lý tưởng, tuyệt vời nhất trên thế giới nhưng nó đã không lâu bền, không ngọt ngào hạnh phúc.

Nhiều người trên thế giới thèm muốn được hưởng một chút cái huy hoàng quyền quý của Diana nhưng có lẽ không ai muốn hôn nhân của mình giống như cuộc hôn nhân của nàng. Điều này một lần nữa minh chứng cho chúng ta rằng đầy đủ tài sắc, tiền bạc, danh vọng, quyền thế chưa chắc đã bảo đảm một gia đình hạnh phúc. Ngược lại, dù vật chất không dồi dào nhưng nếu chúng ta đặt lòng tin nơi Thiên Chúa, có mục đích cao đẹp cho đời sống cộng với tình yêu chân thành dành cho nhau, cuộc đời chúng ta, gia đình chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Trong những tuần gần đây, chúng tôi có chia xẻ với các bạn trẻ về những điều các bạn cần để ý và cần tránh khi nghĩ đến chuyện lập gia đình. Trước hết, khi muốn đi chung đường đời với một người, chúng ta cần biết rõ về người đó. Chúng ta không những cần biết người bạn đời tương lai của mình là ai, có đời sống như thế nào nhưng chúng ta cũng cần biết tính tình, thói quen, cách sống và cách người đó cư xử với người trong gia đình. Và quan trọng hơn cả, chúng ta cần biết rõ đời sống tình cảm cảu người đó. Chẳng hạn người đó đã có người yêu chưa, có đang yêu ai không và có thật sự yêu thương mình hay không. Công nương Diana đã bước vào một cuộc hôn nhân không tình yêu. Cô cũng không biết gì về quá khứ đời sống tình cảm của chồng, vì thế đã bị phản bội ngay từ buổi đầu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng chia xẻ về những điều các bạn trẻ sắp lập gia đình cần tránh. Chẳng hạn như tránh bước vào hôn nhân cách quá vội vàng, khi mới biết nhau một thời gian ngắn. Cũng không nên lấy vợ lấy chồng để làm vừa lòng một người nào, hay để được hưởng một lợi lộc nào đó. Và quan trọng hơn cả, đừng lập gia đình với người quá cách biệt với mình. Chẳng hạn như quá cách biệt về tuổi tác, về học vấn, địa vị trong xã hội, khác biệt sở thích, niềm tin, và mục tiêu trong đời sống. Nàng Diana đã lấy một người chồng quá cách biệt với nàng về tuổi tác, địa vị, cách sống, sở thích, mục tiêu cho đời sống cũng như nhiều phương diện khác.

Chính vì thế mà hai vợ chồng dù là đôi trai tài gái sắc, sống trong cung điện huy hoàng, trên ngọc ngà châu báu, nhưng ngay từ buổi đầu hai người đã là hai tâm hồn cô đơn, sống trong hai thế giới cách biệt. Thái tử Charles và công nương Diana có tất cả những gì mà nhiều người trên trần gian này mơ ước, nhưng hạnh phúc là điều họ đeo đuổi tìm kiếm mà không bao giờ có.

Nhìn lại cuộc đời của công nương Diana, một mặt chúng ta cảm thương cho người đàn bà bạc phước nhưng mặt khác chúng ta cảm tạ Chúa vì hạnh phúc gia đình là điều không do tiền bạc mua được. Vì lẽ đó, dù nghèo nàn dù tầm thường, chúng ta vẫn có thể hưởng được hạnh phúc Chúa dành cho chúng ta.

Trở lại vấn đề của chúng ta, đó là để tránh những khó khăn trong đời sống vợ chồng, các bạn nên tránh lập gia đình với người quá cách biệt với mình. Tuần trước chúng tôi đã nói về những khó khăn khi vợ chồng quá cách biệt nhau về tuổi tác, nên hôm nay xin nói về những phương diện khác.

Cách biệt về học vấn

Sự cách biệt về học vấn hay kiến thức cũng có thể khiến quan hệ vợ chồng có nhiều điều bất lợi. Nếu chồng học cao hơn vợ chút đỉnh, khó khăn trong đời sống thường không đáng kể vì vị trí của người đàn bà trong gia đình là ở dưới sự hướng dẫn và bảo vệ của chồng. Thật ra, chồng học cao hơn vợ và có địa vị trong xã hội cao hơn vợ là điều tốt. Yếu tố này khiến người vợ dễ phục tùng chồng hơn.

Tuy nhiên, nếu chồng là người học thức cao còn vợ là người ít học, sự chia xẻ và thông cảm giữa hai vợ chồng cũng khó đạt đến chỗ đầy trọn. Vì muốn hôn nhân hạnh phúc, hai người không những là vợ chồng nhưng cũng phải là bạn của nhau, có thể trao đổi với nhau về nhiều vấn đề. Trong những gia đình mà chồng học cao, biết nhiều, thích nghiên cứu điều này điều kia, còn vợ chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, chỉ chú ý đến tiền bạc, áo quần chứ không thích đọc sách, học hỏi, không để ý những vấn đề thuộc phạm vi của chồng, giữa vợ chồng thường dễ có sự ngăn cách.

Có một ông chồng kia cưới một người vợ thật đẹp. Trong khi ông là giáo sư đại học thì cô vợ chỉ mới học hết tiểu học. Những năm đầu, tình yêu còn mới mẻ, hai vợ chồng còn có nhiều điều chia xẻ với nhau nhưng sau đó, vì nhu cầu công việc, người chồng phải dành nhiều thì giờ đọc sách, nghiên cứu, dần dần hai vợ chồng không có điều gì chung để chia xẻ với nhau. Kiến thức của người chồng ngày càng gia tăng trong khi người vợ chỉ để ý đến những chuyện tầm thường như áo quần, kiểu tóc, nữ trang, mỹ phẩm, v.v... Dù muốn, người chồng cũng không thể chia xẻ với vợ những hiểu biết của mình vì vợ không thể nào hiểu được. Dần dần hai người chỉ là vợ chồng chứ không còn là bạn của nhau nữa.

Một điều khác bạn cũng cần để ý đó là trường hợp vợ học cao hơn chồng. Nếu người vợ tế nhị, khiêm nhường, không quá hãnh diện về học vấn của mình, và vẫn giữ vai trò người vợ trong gia đình theo tiêu chuẩn của Thánh Kinh, gia đình sẽ vẫn hạnh phúc. Trái lại, nếu người vợ lúc nào cũng ra vẻ là mình hiểu biết hơn, trí thức hơn, sẽ dễ khiến người chồng tự ái, mặc cảm và vì thế quan hệ vợ chồng dễ bị căng thẳng hoặc tổn thương, nhất là khi đối diện với những vấn đề liên quan đến kiến thức của hai người.

Quá cách biệt về sở thích

Nếu bạn và người yêu có những sở thích quá cách biệt nhau, sự cách biệt đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Chẳng hạn người vợ thích một cuộc sống an nhàn, vui với gia đình, bên cạnh chồng con, trong khi đó người chồng không muốn ở nhà với vợ con nhưng thích phiêu lưu, nay đi nơi này mai thử chuyện khác. Những sở thích khác nhau như thế sẽ lôi kéo mỗi người đi một hướng. Có khi người này thích bạn bè, tiệc tùng đám đông trong khi người kia chỉ thích ở một mình, thích nơi yên tịnh vắng vẻ. Nếu không thay đổi và không chiều nhau, hai ý thích khác biệt đó sẽ khiến vợ chồng phiền giận nhau và dần dần cách xa nhau. Nếu một người thích trẻ con và muốn có đông con còn người kia không thích trẻ con nên không muốn có con hoặc không thích có nhiều con. Hai ý thích này cũng dễ đưa đến xung đột giữa vợ chồng.

Khác biệt về mục tiêu hay lý tưởng trong đời sống

Dù ý thức hay không ý thức, mỗi chúng ta đều có một mục tiêu cho đời sống của mình. Có người muốn tận lực làm việc để trở nên giàu có, để hơn bạn bè, để người chung quanh thán phục. Có người thì không ham tiền bạc nhưng muốn thu thập kiến thức trên đời, muốn học thật cao. Người khác thì muốn làm chính trị, mỗi người muốn đạt đến đỉnh danh vọng trong một môi trường nào đó. Ngược laị cũng có người thích sống đơn giản, không ganh đua với ai, không chú ý đến tiền bạc vật chất nhưng muốn đặt một mục tiêu cao đẹp, muốn sống cho người tha nhân, muốn dâng cuộc đời để phụng sự Thiên Chúa, v.v... Các bạn cần biết rõ mục tiêu hay lý tưởng sống của người bạn đời tương lai. Vì nếu vợ chồng có những mục tiêu khác biệt nhau, sẽ rất khó đi chung đường và khó có thể giúp nhau xây dựng một mái ấm gia đình. Vì lý do đó, bạn và người yêu cần nói cho nhau biết ước mơ hay mục tiêu mà mình mong ước thực hiện trong cuộc đời, để hai người không ngỡ ngàng khi thấy mình có những mục tiêu quá khác nhau và không ân hận vì người bạn đời đã làm hỏng mục tiêu của mình.

Nếu hai người yêu nhau một thời gian mới biết mình có những điều quá khác biệt nhau, trước khi quyết định lấy nhau, các bạn nên suy nghĩ lại, xem những khác biệt đó sẽ ảnh hưởng gì đến hạnh phúc gia đình và bạn cần làm gì để giảm bớt những cách biệt đó.

Đừng xem thường ý kiến của phụ huynh hoặc người lãnh đạo tinh thần

Một điều khác nữa các bạn cần để ý khi quyết định lập gia đình là nếu cha mẹ các bạn hoặc các vị lãnh đạo tinh thần không tán thành cuộc hôn nhân của bạn, bạn nên dừng lại cân nhắc vấn đề, suy nghĩ về ý kiến của cha mẹ và những người liên hệ. Đừng vì mù quáng hoặc nông nổi mà bỏ ngoài tai lời khuyên của người lớn, xem thường ý kiến của cha mẹ để làm theo ý mình.

Người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nên có cái nhìn và những hiểu biết mà người trẻ tuổi không có. Nghe lời khuyên dạy của người lớn sẽ đem đến cho các bạn nhiều lợi ích. Hơn nữa, trừ những trường hợp ngoại lệ, thường thường cha mẹ và người lớn góp ý kiến và lời khuyên là vì yêu thương chúng ta, không muốn chúng ta phải khổ vì quyết định sai lầm. Cách ngôn tây phương có câu: đời sống quá ngắn, chúng ta không có đủ ngày tháng để làm tất cả lầm lỗi vì thế chúng ta cần học kinh nghiệm và nghe lời khuyên của những người đi trước. Lời Chúa cũng dạy: "Hỡi con, hãy nghe lời khuyên dạy của cha, chớ bỏ phép tắc của mẹ con."

Tóm lại, khi quyết định lập gia đình, các bạn cần cẩn thận cân nhắc và nếu được, tránh những điều sau:

1. Đừng quyết định tiến tới hôn nhân cách vội vàng

2. Đừng lập gia đình khi còn quá trẻ

3. Đừng lập gia đình để chạy trốn khó khăn hay che lấp khuyết điểm của mình

4. Đừng quyết định lập gia đình để làm vui lòng người khác

5. Đừng quyết định lấy nhau khi chưa biết rõ nhau

6. Đừng quyết định lập gia đình khi chưa thể tự lập về kinh tế

7. Đừng lập gia đình với người quá khác biệt với mình

8. Đừng xem thường ý kiến của phụ huynh hoặc người chung quanh

9. Đừng thúc đẩy một người thay đổi niềm tin với mục đích để mình có thể kết hôn với người đó.

Ước mong rằng các bạn đã nhìn thấy nguy hại của những người lập gia đình cách vội vàng, thiếu cân nhắc cẩn thận và không chờ đợi sự dẫn dắt của Chúa, và sẽ không đi vào những "vết xe đổ" đó. Trước mọi quyết định của đời sống, chúng ta cần thực hành nguyên tắc sau đây của Thánh Kinh: "Hãy hết lòng tin cậy Chúa hằng hữu, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con. Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con" (Châm Ngôn 3:5-6).

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.