Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

TÂN NHẠC VIỆT NAM 30 NĂM SAU
Nguyệt
#1 Posted : Friday, April 22, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

NGHỆ SĨ VÀ ĐỜI SỐNG - THỜI BÁO TORONTO

TÂN NHẠC VIỆT NAM 30 NĂM SAU :

AI CÒN, AI MẤT ? ( 5 )

Qua 4 kỳ báo nằm trong phạm vi chủ đề là “Tân Nhạc Việt Nam Sau 30 Năm : Ai Còn, Ai Mất”, chi tiết về một số nghệ sĩ quá vãng đã được gửi tới bạn đọc. Với bài viết cuối củachủ đề này, một số nghệ sĩ khác đã vĩnh viễn ra đi trong vòng 30 năm qua sẽ được bổ sung thêm để có được một sự tương đối đầy đủ. Dĩ nhiên sự thiếu sót không thể tránh được trong khi vận động trí nhớ cùng với một sự tham khảo nhiều tài liệu, dù là phong phú. Hy vọng những chi tiết liên quan đến một chủ đề cần đến sự chính xác này sẽ được bổ túc thêm trong một dịp khác...

Người nhạc sĩ từng được coi là đã mang một dòng nhạc mới và tươi trẻ đến cho tân nhạc Việt Nam là nhạc sĩ Lê Hựu Hà được phát giác đã qua đời vào ngày 11 tháng 05 năm 2003, khi được 53 tuổi do tai biến mạch máu não. Theo biên bản khám nghiệm, Lê Hựu Hà qua đời vào ngày 09 tháng 05 năm 2003, đến ngày 11 tháng 05 mới được phát giác trong phòng riêng tại căn nhà số 89 đường Hồ Hảo Hớn tức đường Huỳnh Quang Tiên cũ ở quận 1 Sài Gòn.. Khi chết, Lê Hựu Hà ở trong tư thế nằm ngửa dưới sàn nhà, ngay cạnh giường ngủ, mặc áo sơ mi mầu đen ngắn tay và không mặc quần trong khi TV vẫn còn mở và đồ đạc ngổn ngang trong phòng. Lê Hựu Hà được an táng gần chân núi Bửu Long ở Ðồng Nai là quê nội của anh vào ngày 12 tháng 05 năm 2003.



Lê Hựu Hà khởi đầu con đường âm nhạc từ khi pjhong trào nhạc trẻ phát triển mạnh tại Việt Nam từ giữa thập niên 60 khi anh cùng các bạn thành lập ban nhạc Hải Aâu. ÐẾn đầu thập niên 70, Lê Hựu Hà cùng với Nguyễn Trung Cang đứng ra thành lập bannhạc Phượng Hoàng với ca sĩ là Elvis Phương, đã trở thành một cái mốc qan trọng trong nền tân nhạc Việt Nam. Những sáng tác tiêu biểu của Lê Hựu Hà được rất nhieuà người biết đến phải kể tới là Yêu Ðời Yêu Người,Lời Người Ðiên, Hãy Ngước Mặt Nhìn Ðời, Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào, Vào Hạ, vv... và đặc biệt là Tôi Muốn.

Người bạn cùng thời với Lê Hựu Hà và có nhiều nhạc phẩm sáng tác chung với anh là Nguyễn Trung Cang đã ra đi trước anh nhiều năm tại Việt Nam. Cùng với Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã đóng góp nhiều trong việc đưa tên tuổi ban nhạc Phượng Hoàng lên cao trong những năm đầu thập niên 70 với những nhạc phẩm mang nhiều sắc thái mới, từ âm điệu đến lời ca. Tuy nhiên riêng về phần lời ca, Nguyễn Trung Can nghiêng nhiều về những đề tài có tính cách bi quan, khác với người bạn của anh với những lời ca lạc quan hơn. Chi tiết về năm tháng và nguyên nhân đưa đến cái chết của anh cho đến nay vẫn còn mù mờ nên không có tài liệu nào xác định rõ ràng. Cho đến nay nhiều sáng tác của Nguyễn Trung Cang vẫn luôn được người nghe nhắc nhở tới như Mặt Trời Ðen, Nắng Hạ, Còn Yêu Em Mãi, Dạ Khúc, Lời Nào Muốn Nói, Bâng Khuâng Chiều Nội Trú, Thương Ngay Ngày Mưa, vv...

Với thể loại nhạc tình cảm phổ thông và những lời ca giản dị, chắc chắc không ai quên được nhạc sĩ Trúc Phương. Ông đã qua đời trong sự chật vật và thiếu thốn tai Sài Gòn cách đây khaỏng 10 năm do một căn bệnh hiểm nghèo. Ông đã từng vượt biên năm 1979 nhưng không thoát. Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh năm 1939 tại miền tây Nam Việt. Khi còn rất trẻ ông đã rời gia đình lên gia đình sống đời tự lập tại Gia Ðịnh với nghề dạy đàn lục huyền cầm. Một thời gian sau, ông lập một ban nhạc đi lưu diễn tại nhiều nơi như Biên Hoà, Long Khánh, Vũng Tầu, vv...

Trúc Phương có một số lượng sáng tác rất lớn, được biết đến từ những năm cuối thập niên 50 và được phổ biến nhất trong suốt thập niên 60 và sau này tại hải ngoại như Nửa Ðêm Ngoài Phố, Buồn Trong Kỷ Niệïm, Thói Ðời, Hai Lối Mộng, Quán Nửa Khuya, vv... Nhiều nữ ca sĩ nhờ trình bày những tác phẩm của ông mà được biết đến nhiều, chẳng hạn như trường hợp của Thanh Thuý.

Rất nhiều người yêu nhạc đã xúc động khi hay tin nhạc sĩ Khánh Băng đã qua đời tại sài Gòn vào đúng ngày 1 Tết Aát Dậu, tức ngày 9 tháng 02 năm 2005 tại nhà riêng ở Bình Thạnh, hưởng thọ 70 tuổi. Trước đó hơn một tháng một tiệc nhỏ mừng sinh nhật ông được tổ chức tại nhà hàng của nữ ca sĩ Giao Linh ở Sài Gòn với sự có mặt của các nhạc sỉ Châu Kỳ, Ðài Phương Trang, Hoàng Trang, Mặc Thế Nhân, Quốc Dũng, vv...và những ca sĩ như Lan Ngọc, Hồng Vân, Trang Mỹ Dung, vv...Trước đó không lâu, nhạc sĩ Khánh Băng - bị mù mặt do bệnh tiểu đường từ nhiều năm trưóc- đã bị gẫy tay khi ngã cầu thang.

Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tầu. Ông đến với âm nhạc từ năm 1954 dưới sự chỉ dẫn của nhạc sĩ Võ Ðức Thu, khởi đầu với vai trò nhạc công tại đài phát thanh, sau đó sử dụng guitar cho đoàn Sầm Giang trên đài pháp Á.Từ cuối thập niên 50, ông đã được biết nhiều khi cùng nhạc sĩ sử dụng trống Phùng Trọng thành lập ban kích động nhạc Khánh Băng-Phùng Trọng với nghệ thuật sử dụng guitar điện trên sân khấu. Ông cũng là một người thầy dạy guitar có nhiều môn sinh và là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Vọng Ngày Xanh, Chờ Người, Có Nhớ Ðêm Nào, Nếu Có Nhớ Ðến, Chiều Ðồng Quê, Nếu Một Ngày, vv...và đặc biệt là nhạc phẩm Sầu Ðông.

Tại nam California, một kịch sĩ kiêm nhạc sĩ cũng đã qua đời vào năm 1995. Nhạc phẩm nổi tiếng Cô Hàng Nước của ông chắc chắn là một nhạc phẩm ai cũng biết tới, được coi như tiêu biểu của ông. Vũ Huyến sang định cư tại nam California sau khi di tản cùng với các nhân viên của đài phát thanh Mẹ Việt Nam mà ông cộng tác. Tại đây trong những năm đầu ông đã có nhiều hoạt động đáng kể. Ðặc biệt ông từng là thành viên của ban tam ca hài hước AVT cùng với hai nhạc sĩ Lữ Liên và Ngọc Bích. Ngoài ra còn là thành viên một thời gian với ban hợp ca Thăng Long Hải Ngoại với hai ca sĩ Hoài Trung và Mai Hương. Trước khi ông qua đời, trung tâm Giáng Ngọc đã thực hiện cho ông một CD với sự hợp tác khi6ng công của nhiều giọng ca tên tuỏi. CD này gồm những nhạc phẩm chưa hề được phổ biến của ông, ngoại trừ Cô Hàng Nước.

Một tên tuổi quen thuộc với những nhạc phẩm tiền chiến là Nguyễn Xuân Khoát cũng đã qua đời tại Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 1993 tại Hà Nội, cũng là nơi ông chào đời ngày 11 tháng 2 năm 1910. Những sáng tác của ông được biết tới nhiều là Bình Minh, Con Voi, Tiếng Chuông Nhà Thờ, Mầu Thời Gian, vv...

Vào năm 1998, một tên tuổi quen thuộc trong làng tân nhạc Việt Nam cũng đã trút hơi thở cuối cùng tại Sài Gòn. Ðó là Phạm Trọng Cầu. Ông sinh năm 1933 tại Phnom Penh và mất ngày 26 tháng 5 năm 1998. Nhạc sĩ PhạmTrọng Cầu đã để lại một số ca khúc đặc sắc,trong số có làng Tôi và Mùa Thu Không trởlại...

Khi đề cập tới những ca khúc ca ngợi lòng hy sinh, nhẫn nhục và sức chịu đựng của người Mẹ,không ai không thể nhắc tới tác phẩmLòng Mẹcủa nhạc sĩ Y Vân.,một tên tuổilớn củalàng tân nhạc Việt Nam trong những thập niên 50 và 60 tại Việt Nam. Ngoài Lòng Mẹ,ông là tác giả của nhiều ca khúc tình cảm, thường xuyên được phát trong những chương trình ca nhạc phát thanh như :Aûo Aûnh, Ðêm Giã Từ, Ngăn Cách,Ðừng Lừa Dối Nhau,Anh Ðâu Em Ðó,vv...

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu,sinh năm1933 tại Thanh Hoá,Bắc Việt.Ông di cư vào Namnăm1954 và quađời tại Sài Gòn năm1993.

Nền tân nhạc Việt Nam đã mất đi một tên tuổi lớn, từng gây được một ảnh hưởng mạnh trong mọi từng lớp dân chúng, nhất là nơi những người trưởng thành trong những thập niên 60 và 70. Ðó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 1 giờ sáng ngày Chủ Nhật 01 tháng 4 năm 2001 tại bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn trong khi mới bước qua tuổi 62. Trịnh Công Sơn từ lâu đã bị bệnh gan nặng cùng với bệnh tiểu đường. Những ngày cuối đời,ông còn mang bệnh sưng khớp xương. Cùng một lúc anh còn bị chứng viêm phổi tác hại nặng nề.. Lễ truy điệu Trịnh Công Sơn đã được diễn ra trước lễ động quan, cử hành vào sáng ngày 4 tháng 4 năm 2001. Trước đó linh cữu anh được quàn tại nhà riêng số 47 C đường Phạm Ngọc Thạch với rất đông người thăm viếng trong niềm ngậm ngùi luyến tiếc người nghệ sĩ tài hoa.

Trịnh Công Sơn, quê quán ở Huế, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ðác Lắc. Cái chết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng gây nên rất nhiều xúc đông. Báo chí trong nước cũng như tại hải ngoại đã phát hành những số đặc biệt để tưởng niệm ông, một người có ảnh hưởng sâu rộng trên lãnh vực âm nhạc đối với quần chúng. Tuy nhiên cái chết đó cũng gây ra một vài tranh luận ở hải ngoại khi đề cập đến những khía cạnh khácngoàilãnh vựcâm nhạc của ông. Nhưng dù sao có một điều chắc chắn những ca khúc của ông sẽ không bao giờ phai mờ với thời gian. Với những gì Trịnh Công Sơn đã mang lại cho cuộc đời, cho con người và cho tình yêu thuần túy về mặt âm nhạc, ông đáng được xưng tụng là một nhà tư tưởng gần gũi nhất với cuộc đời màông cho là cõi tạm này...

Chủ đề đặc biệt dài 5 kỳ báo “Tân Nhạc Việt Nam Sau 30 Năm: Ai Còn, Ai Mất” được hình thành phần lớn căn cứ trên những tài liệu riêng của người thực hiện, phần còn lại dưa trên nguồn tài liệu của :nhà báo Nguyễn Mạnh Trình, nhà báo Lê Văn Phúc, nhà báo Ðỗ Văn Phúc, bác sĩ kiêm nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, thi sĩ Luân Hoán và một số thông tin của các cơ quan truyền thông...

TRƯỜNG KỲ
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.