Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Văn học trò kinh dị đây
Vũ Thị Thiên Thư
#1 Posted : Thursday, April 21, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Văn học trò kinh dị đây
Monday February 14, 2005 1:14 AM


Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”: “Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)”

Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

Xin nêu một số dẫn chứng về “kết quả” dạy và học văn hiện nay:



1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.

Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?



2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”



3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:

... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).



4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?

Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:

“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...”.



5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.

Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:

“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.



6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:

“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.



7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:

“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).



8. Em hãy tả con gà trống nhà em:

"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?



9. “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - Đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh X. Dưới đây là những đoạn tập làm văn của học sinh:

- "Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái mà thôi."

- "Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân."

- "Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu."

- "Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố "

- "Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt."

-"Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập. "

....

Dạy các môn xã hội, nhất là môn văn là nhằm hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em tích lũy hiểu biết, từng bước làm giàu tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người. Vậy mà bây giờ có không ít học sinh không thích học văn, thậm chí rất sợ học văn. Lỗi ấy liệu có chỉ thuộc về các em.

Theo Tintucvietnam

Văn chương thế này thì chết thật


Nguồn ThưviệnVietNam
Tonka
#2 Posted : Saturday, April 23, 2005 8:45:12 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Đọc xong thì thật là Shocked
HV
#3 Posted : Sunday, April 24, 2005 1:30:59 AM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

VTTT, Tonka ơi
Đọc cái này, buồn gì đâu á TT ạ

Hy vọng chỉ là những em đó thôi, còn số đông không như vậy. Hoặc là chỉ những chuyện viết để làm vui cho người đọc trong chốc lát. Cứ hy vọng là thế !

hv
Vũ Thị Thiên Thư
#4 Posted : Sunday, April 24, 2005 8:48:35 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Hiền Vy và Tonka
Thật ra thì không nên bi thảm hoá vấn đề , nhưng phải nhìn nhận là chính sách thi đua và báo cáo láo nên tình trạng học sinh sút kém về các môn học chính không thể phủ nhận.
TT còn thân nhân trong nghề , buồn nhất khi nghe kể chuyện thầy cô vất vả tranh sống , không có đủ tinh thần daỵ học trò , nhưng vẫn phải ,,, đạt chỉ tiêu , cho nên chuyện báo cáo phóng đại [ gian dối ] chắc chắn là có rồi.
Thuyền
#5 Posted : Wednesday, April 27, 2005 11:51:58 AM(UTC)
Thuyền

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18
Points: 0

quote:
Gởi bởi Hiền Vy
Hoặc là chỉ những chuyện viết để làm vui cho người đọc trong chốc lát.

T cũng nghĩ vậy chứ cho dù văn chương có dùi đục chấm mắm nêm cỡ nào đi nữa cũng đâu thể nào đến độ quá đáng như vậy Eight Ball
HV
#6 Posted : Wednesday, April 27, 2005 12:17:28 PM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

quote:
Gởi bởi Thuyền

quote:
Gởi bởi Hiền Vy
Hoặc là chỉ những chuyện viết để làm vui cho người đọc trong chốc lát.

T cũng nghĩ vậy chứ cho dù văn chương có dùi đục chấm mắm nêm cỡ nào đi nữa cũng đâu thể nào đến độ quá đáng như vậy Eight Ball



Chào Thuyền
Cám ơn Thuyền đã cho ý kiến

hv
Phượng Các
#7 Posted : Sunday, June 19, 2005 12:08:53 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chuyện “bi hài” về những bài thi văn của học trò ngày nay
Friday, June 17, 2005


VIỆT NAM 17-06 - Hôm 6 tháng 6, hơn 830 ngàn em học trò bậc trung học phổ thông tại Việt Nam tham gia cuộc thi tú tài (lớp 12). Những ngày này, hàng ngàn giáo viên đang bận rộn với việc chấm thi. Từ công việc này các thầy cô giáo cũng đã phát hiện ra nhiều câu chuyện “bi hài” của các sĩ tử ở Việt Nam ngày nay trong các bài thi môn Văn Học như một bài viết trên tờ Thanh Niên số ra mới đây:

“Sau khi được nghỉ ngơi 5 ngày, các giám thị ở một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long trở thành giám khảo. Những người ở vùng sâu lại cơm đùm gạo nắm về thị xã chấm thi.

Hội đồng chấm thi có trên 300 giám khảo cho 7 bộ môn (6 môn thi tốt nghiệp chính thức và 1 môn thay thế). Ðiều lạ là một số giám khảo chưa dạy lớp 12 vẫn được điều động đi chấm thi. Giám khảo đến địa điểm chấm thi lúc 8 giờ sáng. Ðến 8 giờ 20 phút, hơn 300 người được tập trung vào một phòng hội đồng nhỏ với sức chứa hơn 100 người.

Ðúng 8 giờ 40, chủ tịch hội đồng chấm thi phát biểu ý kiến, có đoạn: “Các thầy cô phải nhớ ghi điểm thành 2 chữ số thập phân. Hai chữ số thập phân nghĩa là gì? Là khi các thầy cô ghi điểm bảy thì phải ghi là bảy phảy không, không được ghi là bảy chấm không, chỉ có máy tính mới ghi là bảy chấm không, các thầy cô không phải là cái máy. Các thầy cô nhớ chưa? Các thầy cô phải khóa bài thi, khóa bài thi là sao? Nghĩa là các thầy cô dùng mực đỏ, gạch một đường chéo ở cuối bài thi.”

Cả phòng họp, không có ai nghe ông chủ tịch phát biểu. Một giám khảo thầm thì khe khẽ: “Chuyện này đâu cần phải nói, đây là nghiệp vụ của giáo viên, ngày thường mình đã làm điều này rồi mà”.

“Môn văn càng lúc càng trở nên xa lạ với học sinh !” Câu cảm thán trên là của một đồng nghiệp lớn tuổi khi xấp bài ông chấm có đến 13/25 bài thi dưới 5 điểm. Một con số lạnh lùng làm đau lòng những người có tâm huyết với nghề và nặng lòng với tiếng Việt. 100% bài thi đều có lỗi chính tả. Thậm chí, có một bài chỉ viết được khoảng 200 chữ đã có đến hơn 50 lỗi!

Những lỗi chính tả sơ đẳng các em vẫn mắc phải như lãng mạng (lãng mạn), đài đọa (đày đọa), khóc liệc (khốc liệt), khác dọng (khát vọng), huy sinh (hy sinh), mất mác (mất mát), cởi chói (cởi trói)...

Các cô tú cậu tú tương lai không hiểu được cả những khái niệm đơn giản nhất trong văn học: Bài thơ, tập thơ, tác giả, tác phẩm. Chẳng thế mà các em đã viết như thế này: Tập thơ của Tố Hữu là Tiếng chổi tre, tập thơ khác là Kính gửi cụ Nguyễn Du; bài thơ Tây Tiến là “một tập thơ hùng dũng”. Em khác lại thản nhiên: “Tô Hoài là một tập truyện”, “Nam Cao là một tác phẩm.”

Kể tiểu sử Lỗ Tấn, có em hùng hồn tuyên bố: “Lỗ Tấn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của Việt Nam”, “ông làm nghề khai khoắng (ăn trộm?), khai mò (?),bới rác”.

Kỹ năng làm văn thì hầu như các em quên sạch. Có đến 80% bài làm văn không hề chia đoạn trong thân bài. Thậm chí, có một số bài chỉ có một đoạn duy nhất từ đầu đến cuối. Nhiều bài không có đến một dấu chấm, dấu phẩy. Diễn đạt lủng củng, không biết chủ đề nằm ở đâu.

Còn đây là một mở bài “lạ”: “Kính thưa các đồng chí và các bạn, đến dự buổi hội thảo hôm nay, tôi xin mời các đồng chí và các bạn nghiên cứu bài vợ chồng A Phủ của nhà thơ Tô Hoài. Mời các đồng chí và các bạn cùng tôi đi vào phân tích”. Kết bài càng “lạ” hơn: “Cảm ơn các đồng chí và các bạn đã lắng nghe, xin chào đoàn kết và quyết thắng.”

Ðề thi yêu cầu phân tích một đoạn trích của bài thơ Tây Tiến, khá đông thí sinh đã phân tích cả bài (cho chắc ăn?) Ðề yêu cầu nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Ðôi mắt của Nam Cao, nhiều thí sinh đã phân tích cả truyện. Yêu cầu kể những nghề Lỗ Tấn đã làm và nêu lý do tại sao ông đổi sang làm văn nghệ, hơn 70% thí sinh viết luôn... cả tiểu sử.

Vì lười học mà học sinh làm những bài văn kiểu râu ông này cắm cằm bà kia đến nỗi nếu tác giả đọc được thì chỉ còn biết... khóc! Một học sinh viết: “A phủ là canh điền nhà thống lý Pá tra, thống lý có bà vợ ba, bắt A phủ bóp chân hoài”; “Mỵ là người xấu xa cùng với A Phủ đi lường gạt mọi người, chẳng hề có lòng nhân đạo gì. Bởi vậy, tác giả mới kêu gọi mọi người có giá trị nhân đạo”.

Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” bị suy diễn thê thảm: “Anh bộ đội đi trong rừng bị gai cào rách áo bèn lấy chiếu cuốn lên mình để che áo rách”... Cứ thế, mọi chi tiết đều bị hiểu sai lệch, méo mó.

Trước khi chấm, các giám thị được một cấp trên “khuyên”: “Chúng ta phải đãi cát tìm vàng, chỗ sai bỏ qua, chỉ tìm chỗ đúng mà chấm. Càng nương tay cho các em càng tốt”. Nghe mà chua xót! Hậu quả của chuyện “nương đều tay” là tỷ lệ tốt nghiệp cứ cao dần mà chất lượng thì thấp dần! Những ý kiến tâm huyết, những lời cảnh báo cứ như hạt muối rơi tòm xuống biển khơi mênh mông. Bao giờ mới thực sự có những kỳ thi “thật”, những bài chấm “thật” đúng đáp án và thực sự công tâm, thực sự vì vận mệnh của nền giáo dục nước nhà?


nguoi-viet. com
Liêu thái thái
#8 Posted : Sunday, June 19, 2005 5:15:27 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”

câu này phải cho vô Tựa của tuyển tập PNV chủ đề Mẹ! Tongue
hyc hyc!!
Phượng Các
#9 Posted : Monday, June 20, 2005 6:59:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Liêu thái thái

”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”

câu này phải cho vô Tựa của tuyển tập PNV chủ đề Mẹ! Tongue
hyc hyc!!


Big SmileBig Smile Cooling Cooling
nhà bên suối
#10 Posted : Monday, June 20, 2005 1:41:01 PM(UTC)
nhà bên suối

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 236
Points: 0




Những lời van xin khổ sở

Hiện tượng kỳ cục này không hiểu sao năm nay xuất hiện quá nhiều trong bài thi của các em. Chúng tôi chấm bài, thấy rất buồn. Chẳng thà các em làm bài không được. Đằng này, tại sao cứ phải kêu gọi và xin xỏ như thế? Lòng tự trọng của các em đâu rồi? Hay tại chúng tôi quá tham dạy kiến thức mà không dạy các em lòng tự trọng?:

- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.
nhà bên suối
#11 Posted : Monday, June 20, 2005 1:43:43 PM(UTC)
nhà bên suối

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 236
Points: 0

Văn chương“rợn tóc gáy”, tập “n”


TT - Tôi hỏi một đồng nghiệp: “Khi đi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, anh thích và ghét chuyện gì nhất?”. Anh trầm ngâm một lúc rồi trả lời tôi là anh thích và ghét cùng một chuyện: chấm bài.

Nguyên nhân đơn giản là vì đọc bài thi văn của học sinh, thấy có quá nhiều chuyện để cười. Nhưng đằng sau nụ cười ấy là những giọt nước mắt. Bởi lẽ, làm sao mà không đau đớn với những bài văn chương “rợn tóc gáy” cứ tái diễn hằng năm. Bởi lẽ, cả anh lẫn tôi cùng bao nhiêu đồng nghiệp khác đều không bao giờ được phép quên rằng những sản phẩm kinh khủng đó là sản phẩm đào tạo của chính mình, không phải của ai khác...

Một bài văn... khủng khiếp!

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh, xin được copy nguyên vẹn, không sửa lỗi chính tả, lỗi câu:

Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)

Nghĩ gì trước bài văn... văng mạng này? Thật là buồn khi những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại, giám khảo cho mấy điểm?

Những bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh lang tang, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.

Kiến thức?Chẳng có chút kiến thức nào cả!

Chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy ngàn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Nghĩ thầm nhưng cũng không mong gặp. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Giám khảo nào đọc xong đoạn văn này mà hiểu được các em muốn nói gì thì tôi xin kính cẩn nghiêng mình:

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.


Nhà bình luận văn chương tài ba!

Đọc những bài thi, tôi chợt nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em. Đọc xong... hiểu chết liền! “ có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.

Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ và mong hậu thế hiểu cho, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ vậy:

“quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay! Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:

“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.

Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”. Ôi!

Buồn lắm, văn chương ơi!

Tổ trưởng tổ chấm văn nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.

Nói là nói vậy. Cũng là để an ủi nhau. Văn chương rợn tóc gáy thế này đâu phải mới lần đầu gặp, mà sao vẫn buồn. Biết rồi, sao vẫn cứ phải nói mãi thế này? Tại mình chưa dạy tốt hay tại học trò lười biếng không chịu học? Văn chương tú tài... trời ơi!


Nguồn: tuoitre.com.vn
Phượng Các
#12 Posted : Friday, June 8, 2012 11:58:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Bài toán rợn người trong... sách lớp Một!

Thứ Bảy, 09/06/2012 17:32

Lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách “Phép cộng trừ phạm vi 100” vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay".



[img] http://nld.vcmedia.vn/3Q...mage/2012/06/1_59094.jpg[/img]
“Bài toán rợn người” in tại trang 11 của sách. (Ảnh: L.Điền)

Bài toán còn có phần hướng dẫn giải tóm tắt và hình vẽ minh họa với hai bàn tay và hai ngón trỏ, giữa của bàn tay phải bị cắt rời bỏ sang một bên.

Nhiều phụ huynh cho rằng ví dụ trên đây rất phản cảm và phản giáo dục. Ðối với một quyển được ghi chú "dùng kèm với sách giáo khoa lớp 1" thì việc lấy ví dụ minh họa cho một phép tính trừ bằng hình ảnh "nghịch dao làm cụt hai ngón tay" là không thể chấp nhận được.

Ðiều đáng nói là sách có tên tác giả: Hoàng Long, in logo Nhà xuất bản Trẻ, khung lưu chiểu ghi thời điểm cấp phép là tháng 7-2002, nộp lưu chiểu tháng 9-2003. Nhà xuất bản Trẻ khi nhận được thông tin đã lật lại hồ sơ giấy phép lưu trữ và phát hiện mã số giấy phép xuất bản ghi trên tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 thật ra là được cấp cho một bộ sách có tên khác:Học nhanh toán, gồm năm tập, thời điểm cấp cũng là tháng 7-2002. Giấy phép này thuộc loại kế hoạch B - tức được cấp cho đối tác liên kết thực hiện sách. Trong giấy phép từ mười năm trước còn ghi rõ tên đối tác liên kết là Hoàng Long - tác giả quyển sách nói trên.

Tại cuộc gặp mặt giữa NXB Trẻ và đại diện nhà sách Nguyễn Văn Cừ (thuộc Công ty Thành Nghĩa) vào sáng 8-6, thông tin về ai là người chịu trách nhiệm in ấn, lưu hành quyển sách này cũng chưa được làm rõ.

Ðặc biệt, NXB Trẻ vừa phát hiện cũng tập sách “Phép cộng trừ phạm vi 100” này, đến năm 2011 đã được in với giấy phép của NXB Thanh Niên và có ghi tên công ty liên kết là Thành Nghĩa. Tuy nhiên, thông tin từ Công ty Thành Nghĩa vào chiều 8-6 là công ty này có mua bản quyền một số sách của ông Hoàng Long, riêng quyển “Phép cộng trừ phạm vi 100” sẽ kiểm tra lại để xem có phải do Thành Nghĩa sản xuất hay không.




Mặc dù bìa 1 sách in rõ tên NXB Trẻ, nhưng sách này đã sử dụng giấy phép của một quyển khác. (Ảnh: L.Điền)

Ông Nguyễn Trường - đại diện chi nhánh NXB Thanh Niên tại TPHCM - cho biết giấy phép của quyểnPhép cộng trừ phạm vi 100 thuộc danh sách do NXB Thanh Niên (ở Hà Nội) cấp. Tuy nhiên, ông Trường nêu khả năng trường hợp này có thể là sách in lậu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ - cho rằng còn một đầu mối cần phải làm rõ là bản sách năm 2002 có ghi in tại Xí nghiệp in Bến Thành. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể Xí nghiệp in Bến Thành đã in quyển sách này theo giấy phép nào và thông tin tiếp tục cho dư luận". Ông Nhựt cho biết việc NXB Trẻ không cấp phép cho một quyển sách có nội dung phản giáo dục, nhưng sách này khi ấn hành đã in tên, logo NXB Trẻ lên bìa sách và mạo ghi giấy phép của NXB Trẻ vào khung lưu chiểu là xâm phạm uy tín của NXB. "Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ kêu gọi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để làm rõ" - ông Nhựt khẳng định.

nguoilaodong
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.