Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nguyễn Thị Hải
Phượng Các
#1 Posted : Monday, April 11, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
tiểu sử

Phượng Các
#2 Posted : Tuesday, April 12, 2005 12:51:51 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nói Với Tác Giả Nguyễn Thị Hải

Mường Giang


Thay Lời Tựa

Tôi không phải là nhà văn hay nhà báo nên từ trước tới nay chưa hề viết tựa cho ai nhưng một hôm bổng nhận được bản thảo tập ký sự " Bến Tre miền Quê Ngoại" của tác giả Nguyễn Thị Hải, một người bạn vong niên lâu đời tại miền tạm dung nơi Hạ Uy Di Xóm Biển. Có lẽ niềm thông cảm giữa hai tâm hồn lạc xứ, đã khiến tôi náo nức cùng với người viết trở lại Bến Tre, Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang và Vũng Tàu..những nơi chốn thân thương mà chúng tôi đã biết tới từ hồi còn trẻ tuổi.
Đọc tập sách ta như bị cuốn hút theo bước chân lang thang của tác giả qua tâm tình rất khắng khít và chân thật khi nói về quê hương mình.. Bến Tre miền quê ngoại, xứ dừa trùng điệp trong tâm ức của tuổi thơ đọa đầy. Tác giả là một người Minh Hương, cha Tàu mẹ Việt, sống tại Chợ Lớn nhưng chỉ sau một tháng tuổi, đã bị vứt ra khỏi cái gia đình Trung Hoa giàu có, trong nam khinh nử. Cũng kể từ đó,tác giả sống đau khổ trong dòng đời của một cô nhi do tình cờ hay số mệnh. Câu chuyện kể về sự bất hạnh của tuổi thơ, rất thường nhưng cũng đủ làm rung động để ta kinh hoàng trước những kỹ niệm cũ trở dậy, bổng như từ nhiều ngõ ngách, lẩn khuất nơi những trang sách, dẫn người đọc vượt thời gian vào Bến Tre qua bến phà Rạch Miễu, nhìn những cánh lục bình tả tơi trên sông nước Ba Lai dạt ra biển cả. Rồi mùa nước nổi tháng mười, ruộng đồng làng xóm như chìm trong biển bạc mênh mông, cũng là lúc giăng câu thả lưới, người vui vi có đầy cá đồng nước ngọt béo ngậy thơm ngon nhưng cảnh thì lại buồn qua tiếng rái đi ăn đêm chập chờn như ma trơi , trong ánh sáng mờ ảo của hàng trăm ngọn đèn mù u, bên hai bờ sông nước. Rồi những ngày chăn trâu trên cánh đồng cháy nắng tại Giòng Trôm. Quê ngoại nghèo và buồn lắm như tuổi thơ của tôi trong căn nhà lá xập sệ, tháng năm hiu hắt nằm khuất sau vườn chuối tịch liêu. Hoa niên đã dính liền với quần áo lấm bùn, ruộng đồng lầy sình mòng đĩa. Và nếu không có những cánh cò trắng trên đồng, tiếng ve gọi hè trong hốc cây và trên hết là tình thương bao la sông nước của ngoại, đùm bọc, nấng niu đứa con côi bất hạnh, thì có lẽ giờ naỳ tôi đã không còn có mặt trên cõi trần gian , để mà viết tập ký sự này.
Rồi bỏ quê ra tỉnh khi ngoại không còn, bỏ lại Bến Tre những trận đòn vì trâu ăn lúa bởi ham chơi, bỏ đồng lúa chín vàng thơm ngát, con sông hiền hòa, cầu tre lắt lẽo và nấm mộ của Bà ngoại kính yêu trong thời gian vô tình.
Sài Gòn qua bốn cửa ô lớn luôn hào phóng và mở rộng với mọi người nhưng riêng tôi thì chỉ cho bất hạnh nơi xóm nhỏ, trong căn nhà ọp ẹp, buồn rầu không có tình thương từ một ông cha ghẽ. Sài Gòn tuổi thơ bằng cơm chợ cháo hàng,bằng vòng tay dắt dìu của chị bán hàng rong, chú thiến heo dạo và các hàng me trồng hai bên đường, nơi có những chiếc băng đá lạnh cho tôi tạm một giấc đêm khi bị tống ra khỏi nhà vì không để cho người cha ghẻ làm nhục. Sài Gòn là thế đó qua một phần đời, vậy mà vẫn luôn thương nhớ khi bất chợt hồi tưởng, dù chỉ một thoáng với những kỹ niệm thật buồn.
Dù không sinh và lớn lên tại Đà Lạt nhưng đây cũng là một trong những quê hương nhỏ bé của tôi, một vùng đất xa lạ trong mắt của một đứa trẻ mồ côi, nghèo nàn nơi vườn ruộng Bến Tre mà tuổi thơ chỉ có bụi chuối, bờ tre, rặng dừa và những hàng cau lêu nghêu ốm nhách. Với người Đà Lạt đẹp đẽ thơ mộng. Với tôi Đà Lạt bắt đầu từ tờ mờ sáng theo tiếng chuông công phu của chùa Linh Sơn, lúc mà thiên hạ hầu hết còn đang nồng say giấc điệp trong màn đêm sương núi phủ đầy. Đà Lạt của những gánh rau cải, báp sú, cà rốt, mận dâu, nặng nhọc trên đôi vai tuổi thơ để đổi lấy miếng cơm và nơi ngủ. Kỹ niệm về Đà Lạt là thế đó, hằn sâu trong tâm tư bất hạnh một phần đời như vết móng ngựa xe thồ cắt sâu trên ngõ làng và trái tim non không bao giờ biết rung động.
Cho nên những câu chuyên mà tác giã đã kể cho ta nghe về kỹ niệm của đời mình, qua một đời sống tối tăm và lặng lẽ, giống như các nhân vật liên hệ người mẹ, người cha ruột cha ghẻ, bà ngoại, kể cả những người dưng kẻ lạ, từ những chặng đường tình cờ đã gặp, khi phải bước qua để kiếm sống trong bao năm dài. Cái đời sống tối tăm lại tiếp tục ở Nha Trang, Vũng Tàu, nơi nào khi nhắc tới cũng toàn là những dâu bể chua sót của kiếp nghèo.
Cuối cùng trời cũng thương người, nên phần đời còn lại của kẻ bất hạnh cũng đã có hạnh phúc với một gia đình đầm ấm, một phần thưởng của hóa công dành cho người lương thiện.
Tóm lại ngoài phần tự truyện vô cùng cảm động,nói lên sự chịu đựng và hượng thiện đáng kính phục của tác giả, hầu hết các chương kế trong ký sự đều là những biên khảo giá trị về các nơi chốn mà người viết đã sống và đã qua như Bến Tre, Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu.. với văn phong vừa trữ tình lại mộng mơ,có một mầu sắc riêng biệt pha lẫn sự tiếc hận thấm thía, khiến cho người đọc dễ cảm thông, khi phải thưởng thức những trang sử liệu .
Cảm ơn tâm tình của Bến Tre miền quê ngoại, đã cho tôi những phút nhớ quê hương nồng thấm của một thời đã qua, của người, của mình, của cả dân tộc phải hứng chịu nổi trầm kha đau khổ, bất công thời vong quốc và chiến tranh.. Xin mời mọi người cùng giở những trang sách, để cùng tác giả làm một cuộc hành trình thăm quê trong tâm tưởng, biết đâu sẽ phôi pha phần nào nổi nhớ nơi chân trời cũ, mà ai cũng muốn tìm về.

Ngày cuối xuân 2004
Viết tại Xóm Biển-Ha Uy Di
Mường Giang


Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.