Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Quan Âm Thị Kính
Phượng Các
#1 Posted : Saturday, March 19, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Quan Âm Thị Kính




Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ



Họ Mãng đặt tên nàng là Thị Kính. Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Khi đến tuổi lấy chồng, nàng được bố mẹ gả cho thư sinh Sùng Thiện Sĩ. Sùng Thiện Sĩ rất đẹp trai, chăm học. Hai vợ chồng thật là trai tài gái sắc ăn ở với nhau rất mực kính aí và hòa thuận. Một đêm, Thiện Sĩ ngồi đọc sách, Thị Kính ngồi may bên cạnh. Thiện Sĩ bỗng thấy mệt mỏi, bèn ngả lưng xuống giường, kê đầu lên gối vợ truyện trò rồi thiếp ngủ. Thi Kính thương chồng học mệt nên lặng yên cho chồng ngủ. Nàng ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên kề vào cằm chồng định tiả sợi râụ Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, nghi vợ chủ trương làm hại , liền vùng dậy nắm lấy cổ tay Thị Kính la lên:
"Nàng định cầm dao giết tôi lúc tôi đang ngủ ử"
Thị Kính đáp: "Không phải đâụ Thấy chàng có sợi râu mọc ngược, thiếp định tiả nó đi, kẻo trông xấu xí lắm!"
Nhưng trong cơn nghi ngờ và hoảng hốt, chồng nhất định không tin. Giữa lúc đó, ông bà Họ Sùng nghe tiếng cãi nhau, vội lại hỏi nguyên dọ Nghe con trai kể, ông bà tin ngay, khăng khăng đổ tội cho Thị Kính toan giết chồng rồi lập tức cho mời ông bà họ Mãng sang trách móc và trả lại con. Thị Kính không biết giải tỏ sao được nỗi lòng oan khổ của mình, nàng cắn răng chịu tủi nhục từ giã nhà họ Sùng để về nhà cha mẹ Về ở với cha mẹ, Thị Kính lúc nào cũng sầu phiền. Nỗi oan khổ chẳng còn biết cùng ai thổ lộ Nàng bèn quyết tâm đi tu để trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Nghĩ rằng, nếu trình thưa với cha me ý định của mình thì cha mẹ không cho đi nên đang đêm, nàng cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà với tấm chân thành của người tìm chân lý. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng đồn là bỏ nhà theo trai trong khi thật sự nàng tìm đến chùa Vân Tự tu hành.


Sư cụ chùa Vân Tự không biết là gái bèn nhận cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Từ đó Kính Tâm nương náu cửa thiền, lòng vui với đạo nên khuây khỏa được sầu phiền. Tu hành chưa được bao lâu thì một tai vạ lại đến với Kính Tâm.


Trong làng có Thị Mầu, con gái của một phú ông, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Đã có lần Thị Mầu nói rõ lòng mình với Kính Tâm nhưng thị vô cùng thất vọng vì Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên. Càng ngày, Thị Mầu càng say mệ Quen thói trăng hoa, Thị Mầu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Mầu bèn đổ riệt cho tiểu Kính Tâm. Vì thế tiểu Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảọ Nàng không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này nên đành cam chịu sự đánh đập tàn nhẫn.


Sư cụ thấy tiểu bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Vì sợ ô danh chốn thiền môn nên dù thương xót Kính Tâm, sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở mái Tam Quan chứ không được ở trong chùa nữạĐủ ngày tháng, Thị Màu sanh một đứa con traị Phú ông bắt thị đem đứa bé trả cho cha là Kính Tâm. Kính Tâm đang tụng kinh, thấy tiếng trẻ khóc, nhìn ra thì thấy Thị Mầu đem con bỏ đó rồi đị Động lòng từ bi, nàng ra ẵm lấy đưá bé vàchăm lo nuôi nấng hết lòng.


Ngày ngày nàng phải bế nó đi xin sữa ở đầu làng cuối xóm chịu bao nhiêu tiếng cười chệ Sau ba năm, đứa bé đã khôn lớn, vẻ mặt rất khôi ngô, tính nết ngoan ngoãn giống hệt cha nuôi thì cũng là lúc Kính Tâm đạt cái chí của mình sau những ngày đầy oan khổ. Bà chỉ bị yếu qua loa rồi chết. Trước khi nhắm mắt, Kính Tâm dặn đò đứa bé, bà lại viết 1 phong thư giao cho nó cầm để lại cho cha mẹ




Đứa bé đang than khóc bên xác cha nuôi thật là bi thảm, chợt nhớ lời cha dặn, vội lên chùa trên báo cho sư Cụ biết. Sư vãi được cụ sai ra khâm liệm thi hài mới hay Kính Tâm là đàn bà. Tin này tung ra, cả làng đổ đến chùa đông như hộị Nỗi oan tình của bà được tỏ và khi lá thư của bà về đến quê thì ai nấy lại đều biết bà không phải là gái giết chồng. Thiện Sĩ vội theo ông bà họ Mãng tới chùa Vân Tự làm lễ ma chaỵ Ai nấy đều nhận thấy rằng sư chịu đưng và nhẫn nhục của nàng từ bấy đến nay quả là cùng cực. Sư cụ làm lễ giải oan. Làng bắt phú ông phải chi phí tang ma và Thị Mầu phải tang phục đưa chồng.


Giữa lúc cử hành đàn chay, một đám mây ngũ sắc, giữa trời từ từ hạ xuống trước đàn lễ. Đức Thích Ca Mâu Ni hiện ra, Ngài nhận thấy Kính Tâm là người tu hành đắc đạo nên cho bà làm Phật Quan Âm và cho toàn gia bà được siêu thăng, linh hồn được về gặp nhau nơi cực lạc. Riêng Thiện Sĩ, thấy rõ nông nỗi vợ, sau khi chôn cất Kính Tâm xong, chàng xin ở lại chùa tu đến hết đời.



quangduc.com

Phượng Các
#2 Posted : Friday, September 15, 2006 6:09:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Truyện thơ Quan Âm Thị Kính

http://www.thuvienhoasen.org/quanamthikinh.htm

Vi_Hoang
#3 Posted : Tuesday, September 19, 2006 3:49:36 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Vậy nếu ai mà bị oan điều gì, cứ kêu là " Oan Thị Mầu" là người ta biết liền!!!!!DeadDead
Phượng Các
#4 Posted : Thursday, October 5, 2006 6:24:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Hình tượng Đức Quan Âm Trong Lòng Người Dân Việt

Sơn Nam





Mỗi năm khi mùa xuân đến, khí xuân tràn ngập núi rừng Hương sơn, hoa mơ nở trắng bao phủ một màu như tuyết trên khắp các triền núi lòng người cũng ấm áp hơn, thanh thản hơn chảy trôi theo mái ngư phủ để nhập vào Thiên thai như Lưu Nguyễn thủa nào:
Xuân hoà thụ sắc ái thương thương,
Hà trọng lâm thâm lộ điểu mang...

Đất trời Hương sơn không chỉ đẹp ở chiều dài ngút ngát như hoành sơn, ở chiều cao vời vợi như Lạp sơn Hy Mã, mà còn đẹp ở lòng người khi hành hương về cõi tâm linh dấu Phật. Cho nên người xưa nói: “Núi không cao thì cảnh chẳng kỳ, đường không khó thì lòng người khôn tỏ (rõ)”. Hơn nữa đây lại là dấu tích của đức Quan âm thị hiện. Hành trình về Hương sơn là trở về cội nguồn của từ bi và tri tuệ. Bởi lẽ Bồ tát Quán âm trong kinh Pháp Hoa đã được Việt hoá hoàn toàn thành Quan âm Nam Hải hay Phật bà Chùa Hương. Hình ảnh một đức Phật hoá thân (nirmàkàya) đến cuộc đời và sống trong đời để hoá độ chúng sinh qua biểu tượng một bà mẹ là hoàn toàn hợp duyên thích ứng với nền văn hoá Bách Việt khi mà chế độ Phụ hệ chưa hoàn toàn thay thế được chế độ Mẫu hệ.

Hoà nhập vào dòng người trẩy hội chúng tà hãy lắng nghe tiếng niệm Phật, tiếng kể hạnh - đặc biệt là các bà mẹ già với chiếc áo dài nâu tay lần tràng hạt:

“Chân như đạo Phật rất màu
Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được đấng thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.
Thần thông nghìn mắt ngìn tay
Cũng trong một điểm linh đài mà ra
Rằng trong bể nước Nam ta
Chùa Hương có đức Phật bà Quan Âm”.

Biểu tưởng nghìn mắt là biểu tượng của đại trí tuệ (mahapraina), biểu tượng nghìn tay là biểu tượng của đại từ bi (Mahamatri) cho nên bất cứ người nào có đủ đại trí tuệ đại từ bi thì người đó chính là hiện thân của đức Quán Âm. Hơn nữa chính danh hiệu (Bodhisattvà Avalokitèsvara) còn có nghĩa là người lắng nghe đau thương của cuộc đời, tiếng nhiệm màu, tiếng thanh tịnh, tiếng sóng biển, tiếng siêu việt mọi thứ tiếng trên đời, chúng ta thường xuyên quán niệm bản chất thanh tịnh và siêu việt của tiếng ấy bởi vì trong mọi trường hợp tử sinh ách nạn sự quán niệm ấy sẽ là con đường trở về là đồng thể với pháp thân thanh tịnh của Như Lai.

Thân đà hết lụi thân nên nhẹ
Bụt ấy là lòng Bụt há cầu.

Khi thân tâm giải thoát hoàn toàn mọi trói buộc phiền não trần lao thì khi ấy Bụt lòng sáng tỏ lúc đó không còn lo tìm cầu gì khác bên ngoài.

Tu hiếu hạnh để độ mình và thân nhân là tự độ, tu nhân hạnh để độ chúng sinh là tha độ như thế là đã làm tròn sứ mệnh thượng cầu Phật đạo hạ hoá chúng sinh theo tư tưởng Phật giáo Đại thừạ.

“Trên thời báo hiếu sinh thành
Dưới thời nhân, cứu chúng sinh Sa bà
Cơ thân ngồi núi Phổ đà
Thân lên trên Phật thân qua dưới đời”

Với hai chữ nhân - hiếu hình tượng đức Quan Âm không phải là điều gì xa vời, huyễn hoặc như một số ngộ nhận, nó có sẵn trong lòng người, nó bàng bạc trong thôn xóm Việt Nam, nó là truyền thống văn hoá dân tộc, nó là qui chuẩn đạo đức siêu việt thời gian và không gian. Như thế hình tượng này có thể nói là biểu trưng của nền văn hoá Bách Việt đồng thời nó cũng chiếm một địa vị vô cùng quan trọng trong niềm tin của người dân Việt Nam. Hình tượng đức Quan âm là một hình ảnh của một ý chí kiên định như kim cương, một tình thương bao la rộng lớn như biển thái bình, bao trùm cả gia đình và nhân loại.

“Làng Yến Vĩ có non Hương Tích
Bao khí thiêng đất Việt đúc lên
Phật Quan Âm ngự toà sen
Mười phương quý tiện đua chen tìm về”.

Hình tượng Phật bà Quan Âm trong nền văn hoá dân tộc là hình bóng rất quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta. Hiếu thuận thương người nhẫn nhục độ lượng bao dung là những đức tính của người Việt Nam vốn có tự ngàn xưa đã được phát triển và thăng hoa ở mức độ cao cả nhất.

Hành trình về Hương sơn là trở về sự thanh thản nội tâm, là trở về cõi Bụt lòng khi đất trời giao cảm đế đối diện với Đông Quân Bản Hữu.

“Tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã, thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng dã”./.

(đăng trong Tạp chí nghiên cứu Phật học số 1 – 2003)

http://www.thuvienhoasen.../hinhtuongducquanam.htm
Phượng Các
#5 Posted : Thursday, October 5, 2006 6:27:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
QUÁN THẾ ÂM HIỆN THÂN CỦA LÒNG TỪ.
THÍCH THÔNG CHƠN





Mọi người Phật tử khi nhắc đến Ðức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung làvị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt làQuán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệthì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Ðã từ lâu, Ðức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Ðạo Phật nó còn là biểu trưng cho niềm khác vọng hướng tới nguồn tâm linh muốn " lìa khổđược vui". Chính ý thức tự nhiên của con người nói chung và Phật tử nói riêng về kiếp sống có khuynh hướng về người nữ,cho nên việc thờ Ðức Quán Thế Âm là muốn thể hiện ý chí đó trong tâm thức của con người Việt Nam.
Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) làm sôi động dư luận, chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên bố. Năm 1975 được gọi là Năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền taị Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995,Liên hiệp quốc tổ chức Ðại hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung Hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4.000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người phụ nữ…" (trích Ðịa vị người phụ nữ).

Ðối với Phật giáo là một tôn giáo tuy chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Châu Á, tinh thần Phật giáo có thể nói là phóng khoáng hơn so với các tôn giáo khác. Người nữ trong Phật giáo (Bắc tông) có một tổ chức Ni giới tuy ngày nay Ni Bộ Phật giáo Bắc tông, không còn sinh hoạt như trước năm 1975, nhưng Ni giới Phật giáo cũng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp truyền bá Chánh pháp của Như lai, nhất là trong các mặt hoạt động từ thiện xã hội, giáo dục…. Tuy nhiên phải nhìn nhận do chịu ảnh hưởng tinh thần Ðông Phương ăn sâu trong tiềm thức cách nghĩ cách làm cho nên vai trò của Ni giới cũng như nữ Phật tử thực sự chưa phát huy hết chức năng mà người nữ vốn có. Ðiều này lại càng không phải Phật giáo trọng Tăng khinh Ni hoặc trọng nam khinh nữ mà do truyền thống văn hóa giáo dục của nhiều thế hệ còn lại. Việc giáo lý Ðức Phật luôn luôn khẳng định giáo lý của Ngài không có phân biệt nam, nữ, đối với người nữ trong Phật giáo tuy không giữ vai trò quan trọng nhưng luôn luôn được xem bình đẳng dù bên cạnh đó là sự ràng buộc của Bát kỉnh pháp mà thời kỳ Ðức Phật quy định trong đời sống Tăng đoàn. Có lần Ngài Ananda hỏi Ðức Phật : "Bạch Thế Tôn, nếu có người nữ tu tập, dày công theo đúng phương pháp hành trì của Như Lai, người đó có đạt được chánh quả chăng ?". Ðức Phật trả lời : "Mọi chúng sanh đều có khả năng thành đạt thánh quả" (Encyclopedia of Buddhism, QIII, trang 43).

Ngày vía Ðức Quán Thế Âm là người mà Phật tử Việt Nam thường dùng danh từ "MẸ HIỀN QUÁN ÂM" tuy không đúng với tinh thần nguyên gốc của vị Bồ tát có nghìn mắt nghìn tay này. Tuy nhiên điều đó cũng chứng tỏ tinh thần Quan Thế Âm đã không còn trong phạm vi Phật giáo mà nó biến thành tín ngưỡng của quần chúng nhân dân. Mặt tích cực là Ðức Quán Thế Âm đãvượt ra ngoài vi của dân gian làm cho mọi người biết đến tên vị Bồ Tát của Phật giáo Bắc truyền nhưng bên cạnh đó nó cũng có khuynh hướng lệch lạc qua việc thờ Ngài, hướng bên ngoài cốt tượng còn phủ cho Ngài một mảnh vải như là một vị Chúa Xứ hoặc 5 Bà Ngũ Hành của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Kỷ niệm ngày vía Ðức Quán Thế Âm, nhất là một con người hiện thân nữ, vì thế cho nên người con Phật nữ giới phải thể hiện tích cực hơn nữa trong việc đem bàn tay của người Mẹ hiền xoa dịu những khổ đau của con người. Có làm được như vậy, Phật giáo nói chung và tinh thần TỪ BI của đạo Phật nói riêng mới thực sự đi vào cuộc đời. Vì chính bàn tay đó Ðức Quán Thế Âm đã dùng nó để cứu khổ cứu nạn bằng hiện thân một người nữ. Chỉ có người Mẹ mới đem lại niềm an ủi ấm áp tình thương, khơi nguồn cho tâm thức con người hướng đến lý tưởng từ bi bình đẳng vô ngã vị tha. Tinh thần của Quán Thế Âm không phải chỉ có khổ mới kêu cứu mà mọi thời điểm từng giai đoạn người con Phật xuất gia hay tại gia đang thực hiện hạnh nguyện lợi tha của một Quán Thế Âm, bằng những việc làm có ích thiết thực cho cuộc đời và chính đó mới là Quán Thế Âm ở mọi lúc mọi nơi trên thế gian này.

(Tuần-báo Giác Ngộ số 59/2001)

http://www.thuvienhoasen.org/quantheam.htm
Phượng Các
#6 Posted : Thursday, October 5, 2006 6:30:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Từ Avalokitesvara
Ðến Quán Thế Âm Bồ Tát


GS Tiến Sĩ CHUN-FANG YU,
Khoa Trưỏng Phân Khoa Tôn Giáo, The State University of New Jersey
Tâm Hà Lê Công Ða chuyển ngữ

http://www.thuvienhoasen.org/quantheambotat.htm

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.