Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Hoàng Kim Chi
Phượng Các
#1 Posted : Friday, March 18, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

[img] http://www.vietnhac.org/...hoangkimchi/hkimchi2.jpg[/img]

Hoàng Kim Chi


Nữ nhạc sĩ Hoàng Kim Chi, tên thật là Hoàng Thị Kim Chi , sinh tại Hội An,là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc, phối khí, dạy nhạc Violin, Piano, Guitar, là Sáng lập Viên và là Thành Viên nhóm Việt Nhạc 2001. Nhóm Việt Nhạc Minnesota được thành lập vào đầu năm 2001, quy tụ một số anh chị em yêu thích văn nghệ tại Song-Thành (Twincities, Minnneapolis-St. Paul). Hoàng Kim Chi hiện dạy tư các lớp về sáng tác nhạc, và các nhạc khí (violon, piano, mandoline, guitare).

Hoàng Kim Chi theo chồng định cư tại Minnesota , Hoa Kỳ vào năm 1996. Năm 1975, Kim Chi còn ở lại Việt Nam lo tìm việc kiếm cơm từng ngày với tuổi 15 / 16 rất là vất vả . Dù vậy Kim Chi vẫn cố gắng đeo đuổi việc học nhạc tại trường âm nhạc Huế (1982-86) .Hoàng Kim Chi đi dạy nhạc tại nhà Thiếu Nhi Ðà Nẵng từ năm 1987, học sinh thường thích hát trong cuối giờ học nên cô sáng tác nhạc trẻ em theo yêu cầu của học sinh mà thôi. Khi ở tiểu bang Minnesota, Hoàng Kim Chi học xong Sound Arts, và học về sư phạm âm nhạc và soạn nhạc .

Trong thời gian qua, Hoàng Kim Chi với tư cách nhạc sĩ, nhạc trưởng, hòa âm phối khí cho ban nhạc, cùng các anh chị em trong nhóm Việt Nhạc đã tham gia đóng góp nhiều chương trình văn nghệ giúp cho sinh viên và cộng đồng Việt Nam tại Minnesota, những chương trình giới thiệu nhạc Vũ Ðức Nghiêm (1998), giới thiệu "Minh Hoạ Kiều I" của nhạc sĩ Phạm Duy (1998), giới thiệu nhạc Hoàng Kim Chi, Tú Minh và Hoàng Vỹ (2000), tổ chức ca nhạc Việt trong tuần lễ "Á Châu", "Ngày Văn Hóa Viêt Nam"(2001)... và gần đây là chương trình "Lắng Nghe Xuân Về", chương trình "Dân Ca Dân Nhạc" giới thiệu nhạc sĩ Trần Quang Hải (2002) , chương trình Ngô Thụy Miên (năm 2003), chương trình Từ Công Phụng (năm 2003.)Nhóm Việt Nhạc gồm những anh chị em yêu thích Văn nghệ, không là ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp. H gặp gỡ nhau để bàn về các vấn đề liên quan đến âm nhạc nghệ thuật, thơ ca, đôi khi chuyện đời sống, thời sự... Ngoài các buổi sinh hoạt văn nghệ thân hữu, có hai chương trình biểu diễn chính, thông thường hay tổ chức trong mùa Tết Việt Nam, và mùa Thu trong năm.

Những bản nhạc được nhiều người biết

« Nụ Hồng Cho Em » là nhạc phẩm được khá nổi tiếng (đổi tên lại là « Con Sóng Tình Yêu » để hợp với chủ đề viết về Biển), giới thiệu tại Đà Nẵng thành công có tiền nhuận bút để đãi các bạn ăn uống .

Bài « Con Gái Mùa Hạ Cuối » rất được học sinh tuổi 15/16 ủng hộ vì hợp với tuổi mộng mơ này .

Bài « Ngẫu Hứng Lang Thang » viết tặng cho những người bạn ở Huế vào Saigon sinh sống nên mang âm hưởng nhạc miền Trung .

Bài « Phố Trăng » gợi nhiều kỷ niệm của phố Hội Anh Tập « Khi Nỗi Nhớ Đi Hoang » gồm 16 ca khúc .

CD « Thương Tiếng Yêu Dại Khờ » gồm 10 ca khúc chọn lọc với các tiếng hát Thanh Trà, Mỹ Phương, Bích Loan, Triết Bình . Hòa âm và phối khí bởi Xuân Minh, La Vĩnh Hoàng , Viết Kỳ , và Hoàng Kim Chi. Xuất bản năm 2003

Hoàng Kim Chi là một trong các nữ nhạc sĩ rất hiếm có ở hải ngoại viết nhạc cho trẻ em . Đa số đều viết nhạc tình yêu .Một số ít viết nhạc tranh đấu .

Môt số sáng tác của Hoàng Kim Chi

1. Con gái

2. Con sóng tịnh yên

3. Ke lãng du cuối trời sao rụng

4. Lối tình

5. Một chút nhớ bâng khuâng

6. Một niềm thương nhớ

7. Mùa hạ cuối

8. Ngẫu hứng lang thang

9. Nỗi nhớ vấn vương

10. Nụ hồng cho em

11. Phố trăng

12. Ru mặt trời ngủ yên

13. Ru tình lạc lối

14. Thương tiếng yêu dại khờ

15. Trên đường nắng phai

16. Tư khúc xanh

17. Một thời nhớ nhớ thương thương

18. Buồn vương đôi mắt

19. Từng ngày bên nhau

20. Khi nỗi nhớ đi hoang

Các tập nhạc ca khúc của Hoàng Kim Chi

Khi nỗi nhớ đi hoang

Thưong tiếng yêu dại khờ

Hạt nắng xuân (nhạc thiếu nhi)

Liên lạc : Hoàng Kim Chi , email : hkimchi@yahoo.com

Tài liệu tham khảo :

Tiểu sử Hoàng Kim Chi : xem trang nhà :

www.vietnhac.org

Trần Quang Hải
Phượng Các
#2 Posted : Saturday, February 25, 2006 7:08:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Kim Chi

Cát Biển thực hiện




Hồn Quê xin đặc biệt giới thiệu những hoạt động của nữ nhạc sĩ Hoàng Kim Chi, là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc, phối khí, dạy nhạc Violin, Piano, Guitar, là Sáng lập Viên và là Thành Viên nhóm Việt Nhạc 2001. Nhóm Việt Nhạc Minnesota được thành lập vào đầu năm 2001, quy tụ một số anh chị em yêu thích văn nghệ tại Song-Thành (Twincities, Minnneapolis-St. Paul).






Tên thật: Hoàng thị Kim Chi
Nơi sinh: Hội An
Hoạt động trước 1975: Còn nhỏ, đi học
Ðịnh cư: Năm 1996 tại thành phố Minneapolis, MN
Ðã sáng tác: Ca khúc cho thiếu nhi, ca khúc cho học sinh trung học, và ca khúc chủ đề tình yêu, tình bạn.
Sở thích: Âm nhạc và hội họa
Ước vọng: Học đến nơi, đến chốn ngành Soạn Nhạc
Các nơi đã qua: Các tỉnh từ Nam đên Bắc Việt Nam, một số tiểu bang tại Mỹ, Singapore, Canada, và Trung Quốc


1) Cát Biển (CB): Chào chị Hoàng Kim Chi, Hồn Quê rất hân hạnh được giới thiệu về một người hăng say hoạt động về phương diện âm nhạc, đặc biệt cho vùng Minnesota. Trước hết, xin có lời thăm hỏi vì cơ duyên nào Kim Chi đến định cư tại đây? Và chị có dự trù nào trong tương lai sẽ dời đô về một vùng nào ấm áp và đông người Việt hơn, chẳng hạn như Nam Cali?

Kim Chi (KC): Thân chào anh Cát Biển, Kim Chi rất vui khi được giới thiệu cùng Hồn Quê. KC theo chồng, anh La Vĩnh Lương, đến định cư tại Minnesota, miền Bắc Hoa Kỳ, theo diện đoàn tụ gia đình từ năm 1996. Ðây có thể gọi là cơ duyên vì chúng tôi là bạn rất thân với nhau từ thời còn học trung học tại Hội An. Hiện tại gia đình KC chưa nghĩ đến việc rời khỏi xứ Vạn Hồ, bởi vì đời sống của dân vùng này rất yên lành. Thêm vào đó, sự thay đổi của bốn mùa ở đây rất rõ rệt, màu sắc và không gian nơi đây đã thu hút chúng tôi hoàn toàn. KC chỉ thích đến miền Nam Cali để thăm viếng bà con, bạn bè trong khoảng một vài tuần lễ mà thôi.

2) CB: Kim Chi đến Hoa Kỳ năm 1996, tức là đã phải trải qua nhiều khó khăn trong đời sống. Những khó khăn đó đã giúp KC như thế nào trong việc tìm cho mình một hướng đi trên đất mới Hoa Kỳ?

KC: Trong những năm sau 1975, khó khăn của cuộc sống là sự chấp nhận hiển nhiên của phần lớn người dân miền Nam Việt Nam. KC không nhắc đến những nỗi khổ đau và khó khăn này vì đó là một thực tại mà rất nhiều người đã biết hoặc đã trải qua. Cuộc sống khó khăn của những năm "giải phóng" đã tôi luyện KC rất nhiều. Tuổi mười lăm, mười sáu phải đi tìm việc để kiếm sống từng ngày chứ đâu thể an nhàn mà nghêu ngao " Tuổi Hồng, Tuổi Mộng Mơ" của bác Phạm Duy. Có chăng, cũng chỉ để mà mơ. Chính vì vậy mà KC cảm thấy rất yêu thích cuộc sống ở đây, nơi có nhiều cơ hội để học hành, để thực hiện những điều mà mình từng mong muốn, ấp ủ khi còn ở Việt Nam. Hiện tại KC vẫn còn đi học; thỉnh thoảng có thể chia xẻ nỗi khổ của "người lớn tuổi đi học" với nhà văn Phan Nhật Nam (anh PNN đang lấy lớp tại U of M), để thấy mình là người sung sướng và rất may mắn trên đời.

Xin mời nghe:

Nụ Hồng Cho Em
Ca sĩ: Thanh Trà
RealPlayer
mp3

3) CB: Kim Chi tốt nghiệp trường âm nhạc Huế (1982-86). Bằng cái nhìn trung thực, xin KC cho biết các trường âm nhạc Việt Nam khác thế nào với lối đào tạo các tài năng âm nhạc tại Mỹ? Những gì chị mong được thay đổi tại các trường âm nhạc Việt Nam?

KC: Khi đến các trường đại học tại Mỹ với đầy đủ điều kiện và cơ hội để học tập, KC luôn nghĩ về Việt Nam. Sự thiếu thốn về điều kiện và phương tiện học tập đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách đào tạo tài năng âm nhạc tại Việt Nam. Trong thời gian KC học tại Huế thì học sinh, sinh viên không có đủ phương tiện và nhạc cụ với tiêu chuẩn tối thiểu nên gặp nhiều trở ngại trong lúc biểu diễn. Không đủ tài liệu để nghiên cứu, nên khi muốn tìm hiểu sâu về các vấn đề liên quan đến Âm Nhạc thì mất rất nhiều thời gian. Thêm vào đó, các trường Âm Nhạc Việt nam không chia rõ các ngành, ví dụ như các ngành biểu diễn và ngành sư phạm nên sinh viên, học sinh thường bị học nhồi nhét mà không có chất lượng cao. Giáo trình học không được cải tiến để theo kịp trào lưu của nước ngoài. Ðiểm quan trọng khác mà hầu hết những trường Âm Nhạc tại Việt Nam thiếu quan tâm, đó là các môn học về kiến thức phổ thông. Tất cả những điểm nói trên là trở ngại rất lớn khiến cho các tài năng Âm Nhạc Việt Nam thiếu sự phát triển toàn diện. KC chỉ mong các trường Âm Nhạc Việt Nam chú tâm hơn về phương pháp giảng dạy để đào tạo thật nhiều tài năng trẻ góp phần xây dựng nền Âm Nhạc Việt Nam hôm nay và mai sau.

4) CB: Xin chị cùng chia xẻ chút tâm tình về các sinh hoạt văn nghệ... những vui buồn về một số bài nhạc nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng, những kỹ niệm bất ngờ, những nhận định khen hay chê nào đó từ khán giả hoặc giới thưởng ngoạn, những tình bạn...

KC: - Bài hát Bài Tình Ca Của Anh, sau đó được đổi tựa đề Con Sóng Tình Yêu để hợp vơi chủ đề Viêt về Biển được viết và giới thiệu tại Ðà Nẵng, thành công với số tiền nhuận bút đủ dẫn bạn bè đi uông Cafê sau buổi diễn.

- Bài hát Con Gái, Mùa Hạ Cuối rất được học sinh tuổi mười lăm, mười sáu ủng hộ vì rât hợp tính cách và tâm trạng của lứa tuổi thích mộng mơ này.

- Bài Phố Trăng vơi những êm đềm của phố nhỏ Hội An cổ xưa, gợi nhớ nhiều kỷ niệm.

- Bài Ngẫu Hứng Lang Thang viết tặng cho những người bạn ở Huế vào Sài Gòn sinh sống nên giai điệu mang nhiều nét rất Huế...

5) CB: KC đang theo học ngành gì và dự định gì cho tương lai?

KC: Ðã xong ngành Sound Arts, sẽ tiếp tục học ngành Sư Phạm Âm Nhạc hoặc Soạn Nhạc (Composer).

6) CB: Giữa sáng tác nhạc tình và nhạc nhi đồng thì loại nào dễ hơn, loại nào KC thích hơn... Lý do nào KC thích sáng tác nhạc nhi đồng?

KC: Bài hát cho nhi đồng thì cần viết đơn giản, giai điệu dễ nhớ. Còn nhạc tình thì cần sự thoải mái. Cả hai loại, KC đều thích. KC đi dạy nhạc tại nhà Thiếu Nhi Ðà Nẵng từ năm 1987, học sinh thường thích hát trong cuối giờ học nên KC cần sáng tác theo yêu cầu của học sinh mà thôi.

Xin mời nghe:

Trên Ðường Nắng Phai
Ca sĩ: Thanh Trà
RealPlayer
mp3

7) CB: Xin cho biết những sáng tác mới KC sắp phát hành...

KC: Ðã chọn 16 bài hát cho tập Khi Nỗi Nhớ Ði Hoang, nhưng chưa có đủ thời gian để chép nhạc lại.

8) CB: Các hoạt đông vùng Minnesota? KC đang có dự định nào đi giao du trình diễn đây đó không?

KC: Hiện tại thì chưa lên chương trình đi diễn, nhóm Việt Nhạc chỉ đang tập trung vào các chương trình biểu diễn tại Minneapolis, Minnesota.



Nhóm Việt Nhạc 2001, tại Minneapolis, Minnesota


9) CB: KC đang dự tính thâu CD hoặc video với trung tâm nào?

KC: Chưa, vì nghĩ rât tốn kém. KC đã băt đầu thu một số bài hát tại nhà (home studio).

10) CB: Xin Kim Chi cho biết các thành đạt do cá nhân KC và hoạt động của nhóm Việt Nhạc 2001? Và các bước tiến kế tiếp?

KC: Trong thời gian qua, KC cùng các anh chị em trong nhóm Việt Nhạc đã tham gia đóng góp nhiều chương trình văn nghệ giúp cho sinh viên và cộng đồng Việt Nam tại Minnesota, những chương trình giới thiệu nhạc Vũ Ðức Nghiêm, giới thiệu "Minh Hoạ Kiều I" của nhạc sĩ Phạm Duy, giới thiệu nhạc Hoàng Kim Chi, Tú Minh và Hoàng Vỹ, tổ chức ca nhạc Việt trong tuần lễ "Á Châu", "Ngày Văn Hóa Viêt Nam"… và gần đây là chương trình "Lắng Nghe Xuân Về", chương trình "Dân Ca Dân Nhạc" giới thiệu nhạc sĩ Trần Quang Hảị Nhóm Việt Nhạc gồm những anh chị em yêu thích Văn nghệ, không là ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp.

Chúng tôi gặp gỡ nhau để bàn về các vấn đề liên quan đến âm nhạc nghệ thuật, thơ ca, đôi khi chuyện đời sống, thời sự… Ngoài các buổi sinh hoạt văn nghệ thân hữu, chúng tôi có hai chương trình biểu diễn chính, thông thường hay tổ chức trong mùa Tết Việt Nam, và mùa Thu trong năm. Hiện tại nhóm Việt Nhạc đang tập dợt cho chương trình "Tình Tự Mùa Xuân" mừng Tết 2003 và có dự trù làm CD để gây quỹ cho nhóm. Xin mời độc giả vào thăm website vietnhac tại http://vietnhac.org để biết rõ chi tiết.



Nhóm Việt Nhạc 2001, tại Minneapolis, MN


11) CB: Sự liên hệ của nhóm đã ảnh hưởng thế nào về khả năng sáng tạo, tức là những tứ nhạc mới mẽ, được thăng hoa?

KC: Sinh hoạt của nhóm không ảnh hưởng nhiều trong sáng tác của Kim Chi; tuy nhiên, trong thời gian tập luyện cho các anh chị em trong nhóm, KC đã rút được rất nhiều kinh nghiệm trong phần soạn phần đệm, phối khí, làm thế nào cho thật đơn giản mà ý nhạc vẫn đầy đủ và hay nhưng đôi khi KC cũng thử viết phức tạp hơn một chút để các anh chị em trong nhóm có thể khoe tài của mình.

Xin mời nghe:

Một Chút Nhớ Bâng Khuâng
Ca sĩ: Triết Bình
RealPlayer
mp3

12) CB: KC có thể nào giúp phân định các thể loại về âm nhạc của Việt Nam? Lấy thí dụ như Trịnh Công Sơn, vào thập niên 60s và 70s, những yếu tố nào của nhạc TCS được giới thưởng ngoại cảm nhận? Những yếu tố nào trong dòng nhạc Phạm Duy làm cho người nghe lấy làm thích thú?

KC: Giới thưởng ngoạn âm nhạc của người Việt nói chung phần lớn tập trung vào ca khúc, còn các thể loại khác như hợp xướng, giao hưởng, sonata, concerto… có lẽ còn xa lạ và khó nghe. Ca khúc của Trịnh Công Sơn vào thập niên 60s-70s nhắm vào cuộc chiến, hợp với tâm trạng người nghe, còn nhạc tình thì mang đầy chất thi ca lãng mạn. Ca khúc TCS phần lớn có lời ca trội hơn giai điệu. Người nghe thích thú với ca khúc của Phạm Duy vì sự đa dạng và phong phú trong sáng tác, có nhiều kiểu khác nhau của từng thời kỳ, số lượng ca khúc rất cao. KC rất phục cách viết chuyển điệu và sự phong phú của hòa âm trong nhạc của ông, cùng với tinh thần sáng tạo không ngừng. Nhạc Phạm Duy, nhất là những bài sáng tác sau này, đòi hỏi người nghe phải có kiến thức âm nhạc, ca khúc đã được nâng lên bậc cao hơn.

13) CB: Những khó khăn cho những người sáng tác nhạc tại hải ngoại nói chung?

KC: Người sáng tác ở hải ngoại không có nhiều thời gian để ngẫm nghĩ về bài viết của mình, sự chi phối của đời sống với nhiều lo toan làm người viết thiếu sự tập trung. Phần lớn sáng tác chỉ là "nghề tay trái" mà thôi.

14) CB: Xin Kim Chi giúp cho vài so sánh về lyrics giữa thơ thuần túy và thơ có thể phổ nhạc?

KC: Vấn đề này còn phụ thuộc vào ý và ngôn từ trong thơ, nhiều bài thơ thật dài nhưng rỗng ý, nhiều bài thơ ngắn nhưng súc tích với từ ngữ lạ, mạnh mẽ với những bài thơ ở dạng này thì không cần phải cắt xén, ví dụ như thơ Hàn Mặc Tử, thơ Quang Dũng… Ngoài ra lyrics còn phụ thuộc vào cảm hứng và ý nhạc của nhạc sĩ, cho nên nhiều lúc chỉ cần phỏng theo ý thơ mà thôi.

15) CB: Trong cách sáng tác nhạc của Kim Chi, lyrics và melody phần nào đến trước? Thường KC dùng nhạc cụ gì lúc làm nhạc (guitar, piano v.v...)? Kim Chi tìm ý nhạc hay ý nhạc đến với KC?

KC: Thông thường phần giai điệu thường đến trước với KC. Lúc viết melody thì không cần dùng nhạc cụ. KC thích dùng Guitar trong lúc soạn hòa âm, phối khí. KC thường phải đi tìm ý nhạc trước để rồi có lúc ngẫu nhiên ý nhạc tìm đến với mình. Thật là hạnh phúc khi có những giây phút tuyệt vời này!

16) CB: Hồn Quê chân thành cảm ơn chị Kim Chi.

KC: KC xin cảm ơn anh Cát Biển & nguyệt san Hồn Quê.


Nhóm Việt Nhạc Minnesota được thành lập vào đầu năm 2001, quy tụ một số anh chị em yêu thích văn nghệ tại Song-Thành (Twincities, Minnneapolis-St. Paul). Trong thời gian qua, Việt Nhạc đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ khá thành công trước công chúng tại Song-Thành. Chi tiết về các sinh hoạt của Việt Nhạc xin xem tại: http://www.vietnhac.org/nhacdir/activities

Thực hiện: Cát Biển

vietnhac.org

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.