Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Vào Thu với Nỗi Chạnh Lòng...
TiêuSa
#1 Posted : Sunday, October 11, 2009 4:00:00 PM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Xin giới thiệu với quý anh chị bài viết của một người bạn - dành cho Bản Tin Mùa Thu - Đêm nhạc thính phòng gây quỹ thường niên của nhóm Hướng Về tây Nguyên [HVTN].
Mời thưởng lãm...
ts

******************************************

Vào Thu với Nỗi Chạnh Lòng

Thu đã về theo vòng luân vũ. Đất trời nhịp nhàng xoay, hết Xuân qua Hạ, ngày một nhanh. Dường như càng thêm tuổi, Ông tạo lại hay thò tay chỉnh cao quả lắc trên máy tiết phách. Mới hôm nào, nơi đây, vùng thảo nguyên Texas mênh mông, mùa Thu kiều diễm đã ghé chơi như nàng Ja-nét xinh đẹp xứ Prô-văng sột soạt trong chiếc váy rực rỡ ánh hoàng kim, đủng đỉnh trên lưng con la ghé thăm mục trường vào một chiều cuối Hạ, rồi ngồi ngắm "Các Vì Sao" đêm về trẩy hội trên đỉnh đồi. (*)
Thoáng chốc đã là "Thu năm ngoái". Năm nay, Thu như về trễ hơn đôi chút. Nàng như đã nấn ná nơi đâu để vui chơi cho hết mùa hội tháng Hè ; chẳng thế, đã qua tháng Mười, cỏ cây vẫn khoác nguyên chiếc áo xanh, thỉnh thoảng mới thấp thoáng vàng vài chấm. Độ mươi năm trước, ở tuổi còn "phanh ngực với nắng hạ mưa đông", ta đã chẳng chờ Thu. Nàng cứ thoắt đến rồi thoắt đi, ta cứ vô tư từng ngày tháng; Vậy mà nay, ai đã chiều chiều nhìn qua khung cửa tìm Thu trên từng kẽ lá. Đã có lúc ta nghĩ rằng năm nay, Thu sẽ không về khiến lòng mênh mang khó tả. Nếu đã chẳng có đôi làn gió nhẹ hôn lên mái tóc hoa râm, ta đã không thể nhận ra nàng đang nép bên mình vào một chiều bầu trời phủ đầy sương .
Ô hay ! Ta đã đồng cảm với gã chăn cừu trên đồi Luy Bê-rông từ bao giờ đấy nhỉ ? Gã chăn cừu với nỗi hoài mong thầm kín, sau đêm ngồi lặng yên dưới bầu trời đầy sao cho cô chủ dựa đầu trên vai yên giấc; rồi bao ngày sau cứ ba mùa mỗi năm, gã phải nhìn thấy nỗi cô đơn trải dài trên đỉnh đồi hoang vu mà mong mùa Đông đến, để dẫn đàn cừu xuống đồi tránh tuyết và được nhìn trộm cô tiểu chủ trong thư phòng. Riêng ta, những bốn mùa quanh năm, cũng dát mỏng nỗi cô quạnh trên mảnh gia trang nơi thị trấn thỉnh thoảng mới thấy bóng người và ... chẳng chờ ai, cứ lặng lẽ nhìn ngày tháng trôi.
Có lẽ trong nỗi quạnh hiu cũng có điều hay. Vì, chính trong cuộc sống lặng lẽ này khi đôi vai đã mỏi, ta đã nghiệm được nhiều và cũng cảm được nhiều. Một điều ta nghiệm được bấy lâu từ khi tuổi bước vào Thu, là suốt đời ta chỉ thế thôi ! Sẽ chẳng nên khanh tướng gì trên mảnh đất này, nơi ta đã nhiều lần gửi mộng phong hầu từ bên kia bờ đại dương vào những ngày tuổi còn xanh. Ta nên buồn chăng ? Nghĩa của "tri thiên mệnh " là thế. Liệu ta có thể chấp nhận được và an nhiên với mệnh Trời ?
Nhưng, đấy chỉ là nghiệm. Điều ta cảm được là mỗi khi nhìn ngược lại nơi ta đã bước chân ra đi, trên quê hương xa xôi ấy, là vẫn thấy biết bao người đêm ngày còn mong đến những điều nhỏ nhoi vương mùi cơm áo. Biết bao phế binh sau cuộc chiến tuy đã tàn hơn ba mươi năm, vẫn chưa lê hết kiếp người trên vỉa hè bên đường đời khất thực. Biết bao phế nhân phong cùi ngày ngày đau đớn nhìn từng đốt ngón tay rơi rụng khỏi xác thân, hay nhìn vào "lỗ đáo" ngày một ăn sâu vào gót chân mà ước mong có ngày được chữa lành, để .... lại vác cuốc đi vào nương rẫy.
Họ là ai và ta là ai trong kiếp nhân sinh trùng điệp ý Trời ? Họ đã mắc ân oán gì với Trời hay ta đã lập được công trạng gì để xứng đáng với Thiên ân ? Có phải vì ta may mắn được Trời thương hơn người, hay chỉ vì Trời đã biết ta không đủ can đảm cam chịu thương đau để thủ vai "Anh em hèn mọn của Ngài ", trong vở trường kịch về tình yêu thương.
Họ là ai, những kẻ hèn mọn này ? Phải chăng trong những thân thể không lành lặn ấy vẫn là những tâm hồn biết ước mơ và đớn đau cho số kiếp. Nỗi đau và mơ ước của họ là nỗi niềm tuyệt vọng, nỗi đau có thật từ những cơn xé thịt da trong rừng sâu hay bên bờ vực lạnh. Đấy không phải là thứ đau đớn, thất vọng mơ hồ trong khói thuốc của một thi sĩ tài hoa bên ngọn đèn mờ trong đêm trường say tỉnh :
Gối vải mộng phong hầu
Vinh quang đường lối khép
Thẹn trước thương về sau
Đời tàn trong ngõ hẹp
(VHC)
Không ! Không phải tất cả những người đang mang số phận khắc nghiệt về thể xác đều được sinh ra với một tâm hồn khuyết tật. Họ có thể đã từng là những người tài hoa hay những chiến sĩ đã từng vào sinh ra tử để bảo vệ hai chữ Tự Do. Họ là Hàn Mặc Tử - thi sĩ đã một lần phải tạ từ tương lai đầy hứa hẹn và một mối tình đẹp để lầm lũi bước vào trại phong. Họ là những thương binh, những phế binh bị lãng quên, bị quăng ra đường để đón nhận những hạt cơm thừa và ngàn mối hiểm nguy bệnh tật, mà bệnh phong cùi là mối đe doạ hãi hùng nhất luôn chờ sẵn để chui vào những vết thương thiếu chăm sóc; vì thế, họ cũng có những tâm hồn còn đầy ước mơ và con tim biết rung động, cảm được sự huyền diệu của đất trời, được sức mạnh siêu nhiên đôi khi tràn ngập tâm hồn cô quạnh.
Maria. Linh hồn tôi ớn lạnh
Run như thần Tử thấy long nhan
Run như hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm tràn ơn trìu mến
(Hàn Mặc Tử)
Và, cảm được nỗi cô đơn, đau nỗi đau của mối tình tuyệt vọng :
Ta trút linh hồn giữa chốn đây
Nghe sầu cô quạnh níu trong mây
Còn em sao chẳng hay gì cả
Xin để tang anh đến vạn ngày
(Hàn Mặc Tử)
Mấy ngày qua nơi thành phố Dallas, trời đã bước hẳn sang Thu, mặc cho những cành hoa Tử vi vẫn thắm đỏ như đang giữa mùa Hạ. Đất trời đang giằng co nhau. Ta cũng đang cố níu lại tuổi xuân nên đôi khi cũng tự đánh lừa mình để vui chơi như những ngày Xuân, Hạ. Nhưng nay Thu về, trời se se lạnh, có cố lừa mình cũng chẳng thoát được nỗi nhớ mênh mang, ngược về những ngày tháng cũ với bạn bè đứa còn đứa mất; cũng chẳng sao ra khỏi mối suy tư, lo lắng cho gia đình và bản thân còn nhiều ngổn ngang chưa mãn nguyện; rồi lại nghĩ về cuộc đời dâu bể mà nhiều mảnh đời chỉ là những cánh bèo trôi ngược xuôi theo con nước.
Cũng cùng một vầng trăng, nhưng trăng bên nhà nay đã chênh chếch xế trung Thu. Chẳng biết bên ấy, trăng có còn sáng như những ngày thơ dại lòng rộn ràng theo tiếng trống lân ? Trăng bên này thường đêm vẫn hay bị lẫn vào những ngọn đèn đường, đêm nay lại mờ khuất trong màn sương kín trời. Mỗi lần nhìn trăng, ta vẫn chỉ thấy phản chiếu một mảnh đất đầy kỷ niệm và thương đau - Mảnh đất ta chôn nhau cắt rốn.
Và, trăng vẫn ánh lên nỗi đau của Hàn Mặc Tử - Thi sĩ của vầng trăng huyền ảo trên cao nguyên mù sương.
Còn kia, nỗi mong nhớ đơn phương của gã chăn cừu xứ Prô-văng mơ về nữ tiểu chủ Ja-nét xinh đẹp hay ở nơi đây, niềm cô quạnh theo mùa của người viết đang thinh lặng chiêm ngưỡng từng bước diễm lệ khi Thu về; cả hai cũng chỉ là những nỗi buồn lãng mạn, bất chợt gợi chút thương cảm cho tình người. Phải chăng, ta vẫn còn đầy diễm phúc !
Dường như cứ mỗi lần nhìn xuống, ta cảm thấy luôn dễ chịu hơn với mệnh Trời. Vì, người thì cả bốn mùa đều âm u, ta chỉ vào Thu với nỗi chạnh lòng.

Tiên Chu
Nhóm Hương Xưa, Dallas/ Thu 2009
(Viết cho đêm Nhạc Hướng Về Tây Nguyên - November 07/ 2009)
(*) Các Vì Sao - Nguyên tác: Les E'toiles của Alphonse Daudet

TiêuSa
#2 Posted : Monday, October 12, 2009 11:13:19 PM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Thăm cả nhà PNV,
Hôm nay ts xin giới thiệu bài viết CÓ NHỮNG NỖI NIỀM… của chị AiCơ
Mời đọc...
ts
****************


CÓ NHỮNG NỖI NIỀM…

Ai Cơ

Những buổi sinh họat về “Nghệ thuật làm cha mẹ” do tôi phụ trách, phụ huynh thường được chia nhóm thảo luận về một vấn đề nóng hổi nào đó, rồi mỗi nhóm trổ tài đóng kịch minh họa một những cách giải quyết khác nhau cho cùng vấn đề ấy. Các màn kịch tài tử này bao giờ cũng đem lại những chuỗi cười rộn rã cho tất cả mọi người hiện diện, đồng thời giúp họ đạt mục đích của buổi sinh họat một cách nhẹ nhàng mà thấu đáo.
Ấy thế mà có một lần, giữa tiếng cười nói dòn tan ấy chợt có tiếng nấc nghẹn ngào của một bà mẹ trẻ với khuôn mặt xinh đẹp phúc hậu và bảng tên mang chữ “HẰNG” trên ngực áo. Hình như nỗi niềm thương tâm riêng của Hằng vừa bị vô tình khơi động …

Đó là lần đầu tiên tôi gặp Hằng.

Hôm ấy tôi ở lại để trò chuyện với Hằng. Hằng cầm tay tôi, nức nở kể:

- Em xin lỗi cô, hồi nãy em đã không kiềm chế được, làm lớp mất vui. Nhưng cô ơi, con trai em hồi này trở bệnh (tự-kỷ) nặng, hay gào thét, đập phá… Chồng em chịu hết nổi, xin nghỉ việc và bỏ về Việt nam rồi!”

Chỉ một câu thôi, mà đã phác họa ra chập chùng nghịch cảnh!

Tôi hỏi Hằng đã có được những trợ giúp từ các cơ quan y tế và xã hội chưa, Hằng gật đầu, đáp:

- Dạ rồi. Đủ hết. Họ dạy em cách đối phó với các tình huống căng thẳng, cách giải tỏa những áp lực, cách truyền đạt và hành xử với con, cách chăm sóc con, v.v…

Ngừng một chút, Hằng tiếp:

- Cô ơi, em biết mục đích buổi sinh họat hôm nay không nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của em, nhưng em vẫn quyết định ghi tên dự, chỉ vì muốn được gặp cô… Cô ơi, cô kèm cặp cháu Hồng Ân, con gái em, giúp em với! Cháu khéo tay, ngoan ngoãn và ham học lắm, nhưng mắt bị lòa nên khó theo kịp các bạn trong trường. Chỉ hai năm nữa thôi là cháu sẽ bị mù hòan tòan, cô ạ. Hôm bệnh viện xác nhận tin dữ này, em ngồi chết điếng, không khóc nổi; mà Hồng Ân lại mếu máo xin lỗi em. Em kinh ngạc ôm lấy cháu, kêu lên: “Tội nghiệp con! Con có lỗi gì đâu?” Cháu khóc òa lên: “Mẹ thường bảo con rằng tuy em bịnh nhưng mẹ vẫn còn có con là niềm an ủi của mẹ. Con tự hứa lớn lên sẽ phụ mẹ lo cho em. Vậy mà… bây giờ… mai mốt… chính con cũng là gánh nặng cho mẹ nữa…”

Tôi bàng hòang, run rẩy vì xúc động. Ôi, làm sao người đàn bà hiền lành yếu đuối này cưu mang nổi những bất hạnh kinh khủng đến thế kia? Tôi vòng tay ôm siết Hằng trong niềm chia sẻ tận cùng. Hằng gục đầu vào vai tôi, thổn thức. Tôi trầm giọng hứa với Hằng là tôi sẽ giúp Hồng Ân ngay. Trong thâm tâm, tôi tự nhủ sẽ tận dụng từng thời khắc quí báu trong hai năm Hồng Ân còn ánh sáng, để tận lực dạy dỗ cháu, chuẩn bị cho cháu những kiến thức, khả năng cần thiết, uốn cháu thành đứa trẻ tự tin, năng nổ, yêu đời…

Trong lớp Tình Thương của tôi, càng ngày Hồng Ân càng tỏ ra là một học sinh đầy triển vọng. Tết vừa qua, trả lời câu hỏi “ước vọng cho tương lai”, Hồng Ân vững giọng nói rằng muốn trở thành một cô giáo chuyên dạy dỗ những đứa trẻ khiếm thị. Để trả lời câu hỏi kế tiếp “Em sẽ làm những gì để thực hiện ước vọng ấy?”, thì ngoài những điều thông thường như “chăm chú, cố gắng học tập hơn…” Hồng Ân còn nói thêm một điều khiến cả lớp im phăng phắc, chìm vào niềm cảm phục: “Con sẽ gửi tất cả tiền lì xì, tiền để dành của con về Tây Nguyên, giúp những người bạn nghèo khổ, mồ côi, tàn tật, bất hạnh hơn con.”

Nói là làm. Nghĩa cử và tấm lòng của Hồng Ân đã khiến cha Đông và các Bác, Cô, Chú trong nhóm HVTN nhiều phen rưng rưng xúc động…

Hôm nay, hai mẹ con đem 960 Úc kim đến nhờ tôi gửi về Tây Nguyên. Thấy khuôn mặt vốn thơ ngây xinh xắn của cháu nhiều chỗ sưng vù, bầm tím, trầy sước, tôi hỏang hốt hỏi thăm. Thì ra, bấy lâu nay ở trường cháu có một đám nam sinh ngỗ nghịch hay buông lời trêu ghẹo các nữ sinh rồi cười ha hả với nhau. Chẳng may, những nhược điểm do sự khiếm thị của Hồng Ân trở thành đề tài chọc phá đầy ác tâm của mấy nam sinh tinh quái ấy. Tuần trước, trong giờ chơi, Hồng Ân và một bạn gái vì nhịn nhục hết nổi, đã nhào đến tát hai anh to mồm và lì lợm nhất. Thế là lũ con trai xúm lại đấm đá hai cô bé. Dù có mấy thày cô chạy đến can ra, nhưng hai cô bé đều đã bị thương tích từ đầu đến chân!

Đã vậy, hai cô bé còn bị trường phạt đuổi học ba ngày về tôi “gây bạo động trước”!

Hằng dĩ nhiên là quá sốc, quá đau lòng, quá uất ức và quá phẫn nộ, muốn đổi trường cho con gái. Nhưng Hồng Ân cứ vòng tay xin lỗi mẹ, van xin được ở lại với thầy cô & bạn bè thân thiết từ lâu.

Thực tế là, trong khi chưa ai dám cam đoan rằng ở trường mới sẽ không có nạn học sinh trêu ghẹo bắt nạt nhau, thì ai cũng biết chắc một điều là Hồng Ân sẽ rất bơ vơ lạc lõng, và sẽ không có chuyên viên hay máy móc trợ giúp đặc biệt tại trường mới!

Cầu xin Thiên Chúa chữa lành cho Hồng Ân những thương tích tinh thần lẫn thể xác.

Cầu xin Thiên Chúa quang chiếu cho Hằng được sáng suốt và tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất.

Cầu xin Thiên Chúa rọi ánh sáng lương tri đến những nam sinh ác tâm kia và giúp nhà trường làm việc hữu hiệu, hợp lý hơn.

AiCơ
Mùa bão lụt, Tháng 9, 2009
TiêuSa
#3 Posted : Wednesday, October 14, 2009 11:55:43 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Cả nhà PNV thân mến,
Hôm nay ts xin giới thiệu bài viết của Lê Hữu Tuấn - Giới thiệu về chương trình xóa mù chữ, chuẩn bị tương lai cho các cô gái dân tộc mà HVTN vẫn bảo trợ trong những năm qua... nhờ sự ủng hộ của quý Ân Nhân.
Xin mời...
**************


Những thiếu nữ đại ngàn về phố

Mùa Hè gần như không về trên phố núi cao nguyên Pleiku. Buổi chiều, trời se lạnh đúng chất “quanh năm mùa Đông” mà nhà thơ Vũ Hữu Định từng viết trong bài “Còn chút gì để nhớ” (bài thơ sau đó được Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên rất nổi tiếng), tôi ghé thăm ngôi nhà rộng nằm trong khuôn viên nhà thờ Đức An. Những cô bé trong nhà có dáng người khỏe mạnh đón tôi bằng ánh mắt lúc nào cũng lấp lánh cười. Họ là những sơn nữ trên từng triền núi cao xuống phố tìm túi càn khôn.

*Một ý tưởng đẹp
Trong mấy mươi năm năm làm mục vụ cho anh em dân tộc ở Kontum và Gia Lai, linh mục Nguyễn Vân Đông (hạt trưởng hạt Gia Lai) đã nhận ra rằng, đời sống người dân tộc sở dĩ ít phát triển là vì họ khó hòa nhập với cộng đồng bên ngoài và cách tổ chức cuộc sống cũng còn lắm vụng về. Tất cả có nguyên do từ nhận thức ít coi trọng cái học cho con cái. Mà không học, không biết chữ nên không thể tiếp cận thông tin, kiến thức..., vậy là sinh hoạt chỉ bó buộc quanh buôn làng, cách giải quyết những vấn đề hàng ngày thì dựa vào thói quen, tập tục, trong đó có không ít những hủ tục. Cái lạc hậu vì thế cứ xoay vòng lẩn quẩn từ việc tạo lập công việc đến chuyện giữ gìn vệ sinh, sức khỏe.
Từ nhận xét này, cha Đông suy nghĩ đến việc phải tạo cho dân các bản làng một chút kiến thức cơ bản để họ ý thức hơn về trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng. Sau nhiều cân nhắc, cha quyết định chọn những thiếu nữ dân tộc để đào tạo, hướng dẫn, để sau đó, họ về lại nơi cộng đồng mình sinh sống làm men muối cho cả bản làng. Lý do chọn các thiếu nữ một phần vì người dân tộc theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ luôn có tiếng nói quan trọng; phần khác do trai tráng dân tộc khó kiên nhẫn để học hành, lại luôn bận rộn với nương khoai, rẫy bắp, con heo, con gà...
Nghĩ là vậy, tính là vậy nhưng từ ước mơ đến thực tế luôn là một khoảng cách xa. Lúc đầu, được sự hỗ trợ từ các nữ tu đang làm mục vụ ở giáo phận Kontum và một số giáo dân thiện nguyện, cha thường tranh thủ những ngày Chúa nhật để hướng dẫn cho các em ít nhiều. Cha bảo không cần cao xa, chỉ mong các em biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia để không thua thiệt khi mua bán hàng hóa (vì tại các buôn làng miền Tây nguyên, bà con dân tộc do không biết tính toán, không biết con chữ nên hay bị người dưới xuôi lên mua heo, mua gà, mua đậu, mua bắp gạt, chẳng hạn cân 5kg nói 3kg bà con cũng không biết - NV). Song song với chữ, với số, các em còn được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân; được giáo dục nhân bản, được bày cho phân biệt cái tốt, cái xấu... Nói chung là, gần như phải tập cho các em tựa uốn nắn một đứa trẻ vừa lên ba, dù phần lớn họ đã vào tuổi trăng rằm nhưng còn hồn nhiên, trong trẻo và rất đơn sơ.
Càng về sau, khi lượng kiến thức cần chuyển tải ngày càng nhiều và rộng khiến chỉ vài giờ sau thánh lễ Chúa nhật không đủ để thực hiện hết, cha Đông nghĩ ra cách quy tụ các em về nhà xứ Đức An ở Pleiku (lúc đó cha là Chánh xứ) vào mỗi dịp hè để thong thả thời gian hơn, việc “học khôn” được dài hơn và nhất là để dễ tập cho các em cách sống tập thể, cách giao tiếp với thế giới đô thị vốn đòi hỏi nhiều nỗ lực trong từng cá nhân.
Năm 2004, được sự giúp đỡ của nhiều ân nhân và chính quyền địa phương, cha xây hẳn một khu nhà lớn trong khuôn viên giáo xứ với các phòng ăn, phòng ngủ, phòng đọc sách, nhà học nghề...để mở những khóa học với lớp lang hẳn hòi cho những thiếu nữ dân tộc. Khu nhà này được gọi là “Nhà tình thương,” do các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình phụ trách. Khóa đầu tiên khai giảng cuối năm 2004 với 65 thiếu nữ dân tộc Jrai, Bahnar...trên 16 tuổi chưa có gia đình. Các em được miễn phí hoàn toàn chuyện ăn, chuyện học; được trang bị đồ đạc sinh hoạt cá nhân; được dạy chữ, dạy nghề và giáo dục để trở nên những thiếu nữ đảm đang.
Đến nay, “Nhà tình thương” đã mở được bốn khóa, mỗi khóa kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Trong suốt thời gian “học khôn,” các em sẽ được các nữ tu hướng dẫn để biết đọc, biết viết, biết tính toán, biết nói sõi tiếng Kinh, biết chăm sóc vườn tược. Ngoài ra, các em còn có một số kiến thức nhất định như hiểu lợi ích của việc chích ngừa, của vệ sinh răng miệng, thân thể; biết giá trị của lao động, của nhân bản... Các em có thể chăm sóc sức khỏe cho mình và những người trong nhà với những bệnh thông thường, biết may vá, đan thêu, và được học cách tổ chức cuộc sống gia đình, cách tính toán hợp lý để chi tiêu, đi chợ, nấu ăn. Nôm na là, mong muốn của cha Đông và các nữ tu là làm sao để các thiếu nữ dân tộc sau thời gian học tập có thể sống một cách tự lập ở bất kỳ nơi nào, biết phải trái, đúng sai và hơn hết là sẽ đem những kiến thức đã học được phổ biến lại cho gia đình, làng bản, hầu cải thiện đời sống người dân tộc vốn đã có nhiều thiệt thòi do ở quá xa trong những miền sơn cước. Sau khóa học, phần đông các em sẽ về lại làng để tạo dựng cuộc sống gia đình mới. Với những em còn ít tuổi thì tiếp tục được tạo điều kiện để học chữ cao hơn, em nào muốn học nghề thêm hay làm việc trong những xưởng may, xưởng thêu, đan thì tùy nghi. Các sản phẩm của các em sẽ được các nữ tu gởi đi tiêu thụ giúp để có tiền cho các em dành dụm.
Chính vì nhận được nhiều sự đùm bọc như vậy nên tất cả các em hội về “Nhà tình thương” đều có những sự thay đổi rất nhanh. Có em sau 6 tháng tăng đến 8 cân, có em ngày mới vào còn rụt rè sau vài tháng đã trở nên hoạt bát, có những thiếu nữ dân tộc vốn thiếu thốn từ nhỏ đến độ chưa hề được mang dép sau khóa học đã trở nên những sơn nữ đảm đang, khéo léo. Vụng về rồi sẽ qua đi, cách nhìn nhận cuộc sống một cách lạc hậu được đẩy lùi dần, các thiếu nữ dân tộc như những cô Tấm phút chốc trở mình.
Tỷ như H’Dịu, 17 tuổi, con của núi rừng vùng Chư Pảh ngày vào khóa học chưa biết nửa con chữ, nhút nhát đến tội nghiệp, nay sau vài tháng sống tập thể, được học hành... đã có thể đọc báo, có thể “xung phong” hát đãi khách những bài hát ru của dân tộc Jrai đậm chất lãng du, phiêu bồng. Tỷ như H’Nhưm 18 tuổi, quê tận K’rông Pa từ một cô bé chỉ biết địu em, cho heo ăn và lên rừng bẻ lá phụ cha mẹ ủ rượu, sau nửa năm về phố “học khôn,” giờ nhí nhảnh tìm sách đọc cả ngày, lại may vá rất khéo, biết làm hoa giả “mà cứ như hoa thiệt nở giữa rừng.”
Vậy đó, từng chút một, kiên nhẫn và đầy ắp tình thương, cha Đông và các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình như dì Hằng, dì Thơ... đã âm thầm, kiên nhẫn đem lại cho các em ít nhiều vốn sống để thăng tiến bản thân, thăng tiến cộng đồng. Tuy nhiên, điều mà họ luôn lưu ý là ngoài việc trang bị cho các em hành trang vào đời tương đối, còn phải giúp các em ý thức về nguồn cội để lưu giữ những bản sắc, những tinh hoa đẹp của dân tộc mình. Vì rằng, theo cha Đông, “dứt khoát không để các em bị thành thị hóa một cách toàn diện, bởi có ý thức với cội nguồn, các em mới có thể đem cái hay, cái tốt chia sẻ với những người anh em xung quanh trong những bản làng.”
Những thiếu nữ đại ngàn về phố học khôn như những cô Tấm. Và đương nhiên, “ông Bụt” là những người đang hà hơi, tiếp sức giúp các em bằng công khó, bằng tình thương yêu.


TiêuSa
#4 Posted : Monday, October 19, 2009 12:02:59 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

[teal]ts xin giới thiệu tiếp bài viết của một người bạn trong HVTN.
Mời đọc...

*************


Về thăm Tây Nguyên

Tháng ngày thoáng qua, tuổi đời chồng chất, tự nhiên tôi thấy mình "dư thừa" - chưa làm được gì cho người khác mà chỉ lo cho chính mình và gia đình. Thế rồi cơ duyên đẩy đưa, tôi được tham gia nhóm Hướng Về Tây Nguyên [HVTN], có lẽ cũng để gọi là "an ủi" phần nào cái mặc cảm đó. Tôi vẫn thường thắc mắc cái tên HVTN, nó có vẻ không được "hay" lắm! "Hướng về" - nghe nó xa xôi, mong mỏi, ngóng trông… và chỉ có "hướng về" thôi sao? Nhưng sinh hoạt với nhóm mới nghiệm ra rằng nhóm HVTN cũng… "khá" hơn, nhóm không chỉ mong mỏi, ngóng trông, hướng về thôi, mà hằng năm công tác nhóm này còn có những cố gắng "gây" ra được một số quỹ để "gởi" về Tây Nguyên giúp người dân tộc vùng Pleiku-Kontum. Nhưng dù là thế, tôi trước sao vẫn không "thỏa mãn" với cái chữ "hướng về," nên năm trước, tôi quyết định "làm" một chuyến thực sự "đi về” Tây Nguyên.

Hơn nửa đời đã sống ở VN mà tôi chưa từng bước chân lên đất Tây Nguyên! Những Pleiku, Kontum, Đắc Tô, Tân Cảnh, đồi Charlie lửa máu… chỉ là những địa danh xa xôi trong ký ức. Sau những tháng ngày xa xứ, tôi nay đã thành lão niên, nên chuyến "đi về" này thật đầy ý nghĩa và thú vị.

Nhớ xưa có bài thơ (của một thi sĩ nào đó mà tôi đã quên tên!):

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Tạm dịch:
Lúc trẻ ra đi, già trở lại
Giọng nhà chưa đổi, tóc tàn phai
Bé nhìn ngơ ngẩn, ông sao lạ
Khẩy cười hỏi khách… hà xứ lai?

Tôi người miệt vườn miền Tây, sau nhiều năm tháng uốn éo nói tiếng Mỹ, tiếng Tây để kiếm cơm xứ người, giọng vẫn chưa đổi, thế mà khi tôi về đến Pleiku, theo Cha Đông — người tu sĩ tận tụy mà nhóm HVTN cộng tác trong việc giúp đỡ người dân Tây Nguyên — để đến thăm các bé dân tộc, khi trò chuyện chúng bảo tôi, "chú nói tiếng gì mà tụi cháu nghe không được!" Ah, thế thì tui đúng là "lão tòng hà xứ lai!"

Ngôn ngữ người dân tộc vùng Tây Nguyên cũng đa dạng, nào Xê Đăng, Giẻ Triêng, Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho… nên các em khác bộ tộc dùng tiếng Kinh nói với nhau thì mới hiểu. Có lẽ tôi nói giọng… Mỹ Tho mà chúng nó nghĩ là tiếng Gia Rai chắc!

Nếu chỉ có "hướng về" thì không bao giờ nghe được cái giọng líu lo… ngôn ngữ lạ của các em bé gái người dân tộc và cảm giác hoang vu, kỳ bí của tiếng kồng chiêng cứ ập à ình, ập à ình thâu đêm suốt sáng trong những buổi hội kồng chiêng tại một "buôn" làng không xa Pleiku là mấy.

Chỉ có "đi về" thì mới thấy được những gì người dân tộc vùng Tây Nguyên đang phải chịu đựng - như đã từng chịu đựng - nỗi nhọc nhằn, khổ ải của thân phận con người sinh ra và lớn lên trong chính lòng quê hương mình mà trở thành "dân tộc thiểu số," với đủ mọi bất hạnh, oan khiêng đè nặng, kéo dài trong kiếp sống. Nay trong thời của một cơ chế văn minh vật chất, chuyên quyền khống chế xã hội, càng làm cho người dân tộc phải lìa xa, rời bỏ lối sống đơn sơ núi rừng để hoà nhập vào đô thị kiếm sống; và từ đó sinh ra bao nỗi khó khăn, nhọc nhằn, cơ cực...

Chỉ có "đi về" mới biết được các nam nữ tu sĩ tận hiến đời họ như thế nào trong công tác xã hội chăm lo cho những người phong cùi, cho trẻ mồ côi, khuyết tật, cũng như tạo dựng các lớp học tình thương cho các cô gái người dân tộc (chỉ có "cô" mà không có "cậu" vì người dân tộc theo chế độ mẫu hệ) được ăn ở, học hỏi trong vòng một năm để được trang bị kiến thức, rồi sau niên học các em đem về buôn làng mình phục vụ lại cho bà con.

Những ngày về thăm Tây Nguyên khiến cho tôi ý thức được rằng - chính tôi - cũng như những người sống xa xứ cô đơn nơi đây, dù thế nào đi nữa, cũng còn có dư thừa may mắn, dư thừa sung túc, và dư thừa hạnh phúc. Từ đó, tôi thường tự nhủ, lòng dặn lòng rằng ngoài những dư thừa đó, liệu mình còn có đủ hay dư thừa tình thương để trãi lòng ra, chia sẻ một chút gì cho những người kém may mắn đó hay không?

Sau chuyến "đi về" như thế, tôi tự nhiên, giờ đây… ăn không dám ăn, xài không dám xài, và nay thì đã trở thành một tay "chùm sò" có hạng! Tôi muốn dành một chút những hạnh phúc đó cho Tây Nguyên. Nghĩ lại thì cũng thấy… hay hay, hay hay như thoáng nghe đâu đây giọng cười Xê Đăng nức nẻ của em bé "phà ca" nhỏ xíu Tây Nguyên!

Rất thương mến Tây Nguyên

Trần Sa

TiêuSa
#5 Posted : Tuesday, October 20, 2009 3:22:35 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Tâm Tình Gửi Về...

Bạn tri âm thân quý,

Thấm thoát lại một mùa Thu; mùa cả đất trời như thinh lặng để hòa lòng vào bản giao hưởng vô đề của làn gió đềm êm, đang lay động những hàng cây lá vàng buồn xao xác, như bịn rịn chia tay mùa Hạ.

Mùa Thu như bài thơ muôn thuở trầm mặc, như bản thi ca ngàn lời trong muôn vàn cung bậc mà mỗi chiếc lá, mỗi phận người là một nốt nhạc đó đây, nhấp nhô trên dòng kẻ tựa dòng sông mải miết trôi ra biển, rồi... tan vào mênh mông; Có lẽ chỉ những ai dừng chân lắng nghe mới nhận ra mình nơi đâu, mới cảm nghiệm được từng cung, từng nhịp của cuộc đời hay từng đoạn biến tấu đôi khi tan nát lòng, mà thoạt tưởng, như đã lỡ đường tơ trong bản trường ca bất tận và lạc lõng giữa lòng trời đất.

Là người đã nhận ra vẻ đẹp của âm nhạc và từng say đắm thả hồn trong những cung bậc, hẳn bạn cũng đã biết rằng một nốt nhạc chỉ âm lên một đơn thanh nghèo nàn, không tấu thành ca khúc; Như thế, nếu bạn đã nhận ra mình là một nốt nhạc trong bản đại hòa tấu của vũ trụ, thì cũng biết là mọi người chung quanh chúng ta cũng là những nốt nhạc đơn, kép, những quãng âm hay hợp thành những âm giai có trầm có bổng, có trưởng thứ buồn vui đang cùng tấu lên bản trường ca của cuộc đời. Bản "muôn kiếp ca" ấy có nhiều phân đoạn được soạn bởi thiên ý như người nhạc trưởng nghiêm nghị tài ba, và con người chỉ biết hòa theo, sao cho khớp với cung nhịp trong bản cầm vị được soạn riêng cho những người đồng điệu.

Bản phụ họa đồng điệu chúng ta đang cùng tấu lên không được viết cho vĩ cầm hay dương cầm cao sang, mà viết cho những tiếng đàn bầu nỉ non trong đêm vắng, cho tiếng sáo trúc lẫn trong tiếng nước dưới chân đê của đám trẻ mục đồng, hay tiếng sáo diều vi vu hòa quyện trong khúc nghê thường, lửng lơ trong chiều quê những mùa gặt mà mỗi lần Thu về, lại một lần thổn thức ngân lên trong lòng. Ôi! Tuyệt vời thay khúc bình ca mang tên Việt Nam! Và, thương sao cho những ai chưa một lần trong cuộc đời được hưởng trọn vẹn chỉ một khúc bình dị ấy!

Đó là nỗi chạnh lòng của nhóm Hướng Về Tây Nguyên, cũng là sự đồng cảm của nhóm nhạc Hương Xưa và những bạn quý tri âm cùng hòa lòng vào sự huyền diệu của mùa Thu, để hướng lòng về những người bất hạnh suốt cuộc đời chỉ âm lên một nốt trầm bi ai.

Mùa Thu năm nay, trong đêm Nhạc Thính phòng, mong bạn lại đến hòa lòng vào sự chiêm nghiệm đất trời để chia sẻ tình người trong những thanh âm muôn vẻ...

Và, cùng với lòng quý mến.

Dallas vào Thu 2009
Ban Tổ chức đêm nhạc "Vào Thu với Nỗi Chạnh Lòng"
___________________________________________________________________________________________________________
Hướng Về Tây Nguyên website: www.HuongVeTayNguyen.org
[/green]
TiêuSa
#6 Posted : Friday, October 23, 2009 12:55:30 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

[teal]Chào cả nhà PNV sáng thứ sáu cuối tuần,
Hôm nay ts xin chuyển đến cả nhà một bài viết rất thật, và những tấm lòng cũng rất thật, và rất trẻ...
như chiếc bánh làm tăng vị đậm đà cu/a ly cà phê buổi sáng.
ts
(Ghi chú: Cô VT Bích là GS Toán - Trung Học Minh Đức, Pleiku trước 75)

Xin mời...

oOo

"Xuống Đường"

Trước hết, đây không phải là một phản ứng chính trị. Tôi dùng từ "xuống đường" trong ngoặc kép; để mô tả cảnh, một đoàn người với biểu ngữ trên tay, đang diễu hành trên đường phố. Chúng tôi đi kêu gọi, lòng trắc ẩn của mọi người, đối với đồng bào của chúng tôi, đang gặp nạn, trên quê hương Việt Nam xa xôi.
Bão ập đến với các nước ở vùng Á Châu, khắp nơi bị tàn phá, người người khóc than, ngậm ngùi, trẻ em bơ vơ, đói lạnh. Nhiều nơi chính quyền không kịp cứu đói. Tôi đã nhìn thấy hình ảnh của các nạn nhân, thật là đáng thương biết bao. Và xót xa hơn, ngay cả quê hương Việt Nam, cũng cùng chung cảnh ngộ. Bão đã tàn phá miền Trung và vùng cao nguyên Việt Nam. Cây cao đã bị đốn ngã, bất chấp hậu quả, không còn trở ngại nào chắn lối, nên nước lũ tha hồ vùng vẫy, cuốn trôi, nhà cửa, ruộng vườn, và cả con người!
Theo báo chí, đã có đến 162 người chết; 250,000 nhà cửa bị cuốn trôi hoặc sụp đổ; 73,000 hectares hoa mầu bị hư hại. Còn một số người bị mất tích, chưa tìm thấy!
Cứ tưởng tượng, chúng ta đang đứng giữa cảnh hoang tàn, trong một ngày mà gió lạnh và nước vẫn còn ngập lụt chung quanh, nhìn cái nền nhà trơ trọi, căn nhà thân yêu với bao kỷ niệm, giờ đã không còn, dấu vết xưa. Cứ tưởng tượng, đến người thân yêu, giờ đang trôi giạt phương nào. Cứ tưởng tượng đang nhìn thấy con mình đói lạnh, ngơ ngác, hoảng sợ, vì vừa trải qua một trận kinh hoàng. Chỉ nhìn qua hình ảnh, đã thấy tâm hồn lặng đi, đã thấy trong lòng nôn nao, một thúc giục không ngừng.
Gọi về nhà, để tìm hướng đi. Đóng góp của bản thân, vẫn còn cảm thấy quá ít ỏi. Tôi nghĩ là cần sự góp sức của mọi người.
Tôi thông báo tin Bão Ketsana, đang thổi vào đất nước Việt Nam, trong buổi họp hằng tuần của Vietnamese Club. Các học sinh của tôi, đã lộ vẻ băn khoăn. Các em đề nghị nhiều hướng:
* Tổ chức "car wash"
* Bán đồ ăn trong buổi "Conferences between Parents and Teachers"
Nhưng tôi phân tích cho các em thấy, là chúng tôi cần làm ngay, để có tiền gửi về. Vả lại, rửa xe không được bao nhiêu; còn trong ngày có "Conferences. ..", thì Nhà Trường đã đãi Phụ Huynh "dinner" rồi, thì ai mà ngó đến "chả giò" của mình nữa!
Cuối cùng, chúng tôi chọn "xuống đường", như những năm trước.
Vì thầy trò không có dịp "cùng làm", trong các ngày đi học; đa số các em lại đang học cuối cấp, bài vở nhiều; hoặc các em mới qua, chưa quen lối sinh hoạt nơi đây, nên gần như, tôi phải tự mình chuẩn bị, cho buổi "xuống đường" vào ngày 10 tháng 10 vừa qua.
Trước hết, tôi tìm Hiệu Trưởng để xin phép "xuất quân". Được sự đồng ý của Nhà Trường, tôi vội vã viết thư, copy; và ngay hôm sau, thư được đưa về nhà, để xin phép phụ huynh.
Học sinh còn đề nghị, phải có tờ rơi (flyer), bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi thấy cũng có lý. Thế là bắt tay vào việc!
Về nhà, nhờ cô em may cho 2 tấm vải dài, để dán biểu ngữ và hình ảnh. Rồi tìm sơn và cọ. Rồi check trong Internet các hình ảnh liên quan, in ra, và chuẩn bị cho các tấm biểu ngữ.
Loay hoay hai buổi tối, tôi hoàn thành nhiều biểu ngữ nhỏ, trên bìa cứng, và hai tấm biểu ngữ viết trên vải, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, với nhiều hình ảnh tang thương của đồng bào ta. Một mẹ già ngồi trên thềm nhà trơ trọi, trước mặt là gạch ngói ngổn ngang. Một mẹ già bặm môi, nghẹn ngào, cố nuốt hột cơm, chung quanh là mái tranh xiêu vạo, trên nền đất tan hoang. Mấy em bé, nằm lăn lóc trên mớ quần áo nhầu nát, chồng chất dọc ngang, bên cạnh một bà mẹ trẻ, ôm trong tay, một em bé với đôi mắt to tròn, ngỡ ngàng. Xúc động hơn hết, là, một bàn tay đang vẫy gọi vô vọng, của một con người, thật bé bỏng giữa sông nước mênh mông, trên nóc một căn nhà, đang bị lũ cuốn trôi!.
Sáng hôm ấy, tôi đến chợ Việt Hoa, trên đường Jackson, chờ đợi các em. Cả khu phố vắng lặng. Mọi người hình như còn yên ngủ, dù đã gần 9 giờ. Sáng Thứ Bẩy mà, cả tuần lặn lội kiếm cơm! Thúy Ngân là người đến với tôi đầu tiên. Sau đó, em dùng cell phone để check xem, các bạn đang ở đâu. Vì đa số các em đi xe bus, nên tốn nhiều thời gian, cho những "bus stop" và "transfer station". Có em lại đi lạc về phía chợ Super Viet Hoa, ở M.L.King Jr. Way. Thúy Ngân đã luôn thông báo, từng chặng đường của các bạn. Đó là phía học sinh trường Cleveland. Rồi từ phía downtown, nhóm học sinh trường Chief Sealth cũng đã xuất hiện, Tôi giới thiệu các em, để biết nhau.
Cuối cùng, hơn 9 giờ sáng, thầy trò chúng tôi xuất phát. Trước khi khởi hành, có một phụ huynh chở con đến, và mở hàng cho cuộc vận động này. Tôi hết sức cảm động và hân hoan, trước sự chia sẻ ấy. Tôi và các em, cũng bỏ tiền vào cả hai thùng, để gây khí thế.
Đoàn chúng tôi, đi từ Việt Hoa, rẽ trái, về phía chợ Hợp Thành. Gồm bốn em trai, cầm hai biểu ngữ. Hai em gái, trưởng và phó của Vietnamese Club Chief Sealth, ôm hai thùng 'donation'. Trưởng nhóm Vietnamese Club của Cleveland, và các bạn còn lại, cầm các biểu ngữ nhỏ và phát tờ rơi.
Dù là buổi sáng hôm ấy khá lạnh lẽo, và chưa ăn uống gì, các em vẫn rất hăng hái. Là các học sinh cuối cấp, lại ngoan ngoãn, các em đã biểu lộ sự lễ độ, khi trình bày mục đích. Các em chọn các nhà có kinh doanh. Chỉ hai em bước vào, còn tất cả dứng ngoài, với biểu ngữ giơ cao. Rất nhiều người hưởng ứng, cả những người không cùng mầu da, còn xin cả số điện thoại. Các em đi thành hàng lối và có khi chia làm hai nhóm, vượt đuổi lẫn nhau. Rất nhiều người đòi tờ rơi, để biết rõ hơn về cơn bão. Chúng tôi phấn khởi, vì tấm lòng của người Việt chúng ta, đối với quê hương. Đi vòng vòng khu phố của người Việt dưới downtown, các em đề nghị, xuống khu chợ Mỹ, WestLake, xem sao.
Thế là thầy trò chúng tôi lên xe bus. Lên đầy một xe! Xuống xe, trên đường số 3, chúng tôi tuần hành, một đoạn đường dài. Có những người homeless, đang nằm vật vạ bên đường, đợi chờ lòng trắc ẩn, cố nhìn rõ tấm biểu ngữ. Tuy không chia sẻ được, nhưng cũng nói với theo, "God Bless You!" Tôi thay thế một em, đã mệt, cầm biểu ngữ, giơ cao. Mọi người tò mò đọc, và xin tờ rơi, nhưng đa số, chỉ chúc, "Good Luck!" Chúng tôi không gặt hái được nhiều, ở khu West Lake. Đến giờ phải trở về, chúng tôi lên xe bus, quay lại Việt Hoa. Ngay tại parking-lot, các em khui 2 thùng tiền, rồi chia nhau đếm. Tổng cộng được $373.55 US. Thầy trò cùng ký tên, ăn qua loa ít bánh ngot, tôi mang theo, và chúng tôi chia tay. Tôi đi ngay đến Hồng Lan, để gửi tiền về Việt Nam, cho tờ báo Tuổi TRẻ. Tôi gửi luôn $400 US cho tròn.
Nghĩ đến ngày hôm ấy, tôi rất vui, vì các em đã tham gia, với một tinh thần chia sẻ đậm đà, với đồng bào của mình. Hôm nay đây, nhìn tờ giấy cám ơn, của báo Tuổi Trẻ gửi qua, em trưởng nhóm của Chief Sealth, nói "Vui quá cô há? Mình đã đóng góp được chút ít cô nhỉ?" Nghĩ lại, vẫn thấy thương các em, mặt mũi tiu nghỉu, khi từ phía Saigon Deli và Hoàn Cầu, các em la lên, "Cô ơi, bên quán kia, có nhiều khách đang ăn lắm." Rồi các em vội vã vác biểu ngữ chạy qua. Tôi qua sau, nhìn thấy các em đang thẫn thờ, và thất vọng. Các em nói, "Cô ơi, họ locked cửa rồi!" Tôi nói với các em, " Một bức tranh, dù đẹp, vẫn có nhiều mầu sắc khác nhau." Vui lên đi, vẫn còn nhiều người tốt quanh ta mà!"
Hôm nay, viết bài này, tôi muốn tỏ lòng biết ơn Nhà Trường, Phụ Huynh, người Việt ở Seattle, và dân chúng nơi đây, đã cùng chia sẻ với chúng tôi; cũng như muốn ngợi khen, tình thương yêu đồng bào của học sinh Việt Nam tại các trường Cleveland va Chief Sealth, của thành phố quanh năm màu xanh này.

Seattle, October 20th, 2009
Vũ Thị Bích
TiêuSa
#7 Posted : Friday, October 23, 2009 6:36:30 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Những mảnh vụn ...

Thân cát bụi ... nghe như chừng vô nghĩa
Chút tình thương góp nhặt ở cuối đời
Tay nhỏ bé sao giữ trọn niềm vui
Xin chấp nhận – những gì người trao tặng...

Vâng, ta biết – lòng người như biển rộng
Đến đây cùng chung go’p, gởi quê hương
Chúng ta cùng – Ừ nhỉ – một lòng thương
Đời khốn khó của tận cùng khốn khó.

Quê hương ấy, núi rừng bao lệ nhỏ
Hắt hủi đời, còn khổ nhục nào hơn?
Ai lết lê thân tàn tạ tủi hờn
Và nhắm mắt – một đêm nào – ai biết !

Đời sẽ vẫn vần xoay trong trụ diệt
Ở nơi nào yến tiệc lắm trò vui
Phố núi mù, em nhỏ vẫn đơn côi
Chờ manh áo người về đem hơi ấm

Vẫn nơi ấy, núi rừng sâu thâm thẫm
Những cụ già đơn chiết rất bơ vơ ...
Em mười lăm tâm vẫn rất ngu ngơ
Bé khuyết tật nằm muôn đời biếng khóc...

Thì người ơi, xá gì bao khó nhọc
Những muộn phiền đời giáng đổ trên vai?
Giọt mồ hôi, dòng nước mắt hôm nay
Là những hạt cơm ngon cho phố núi ...

Giang rông tay – ta cùng người đi tới
Ngại ngần nào ngăn được bước chân ta
Khi cùng nhau, niềm hạnh phu’c chan hoà
Nụ cười nhỏ đủ làm ta sống đẹp .

Dallas vào Thu...

Tiêusa

TiêuSa
#8 Posted : Saturday, October 24, 2009 10:25:13 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Cả nhà PNV thân mến,
Hôm nay ts xin giới thiệu bài viết thứ hai của Lê Hữu Tuấn - nói về những người khốn khổ nhất trong những người khốn khổ vùng Tây Nguyên...
Xin mời...


**************

Những bước chân không mỏi

Phố núi Pleiku ngày 10-5 mưa phủ mù trời. Thế nhưng, trong khuôn viên nhà thờ Thăng Thiên thì rộn ràng tiếng nói cười và trong trẻo những lời thánh ca bằng tiếng Kinh, tiếng Jrai. Hôm nay giáo hội kính Chân phước Đamiên, một linh mục sống cùng những người phong đáng thương trên đảo Molokai giữa Thái Bình Dương và đã chết do lây căn bệnh này cuối thế kỷ 19, người được gọi là Tông đồ của người phong, cũng là ngày hướng về người phong theo truyền thống hàng năm của giáo phận Kontum. Hôm nay cũng là lần đầu tiên những người Công giáo lo cho bệnh nhân phong dân tộc ở Gia Lai có buổi họp mặt chung với những người phong đã được chữa lành và một số bà con vừa chớm bệnh.
*
*Hội ngộ trong tình thương yêu
Từ rất sớm, những chuyến xe đầu tiên khởi đi từ những vùng núi cao nguyên xa xôi đã có mặt ở nhà thờ Thăng Thiên, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ thú vị và đầy tình cảm trong suốt ngày. Có những chị người dân tộc Bahnar địu theo con trong gùi; có những anh Jrai trai tráng lần đầu tiên xuống phố ngỡ ngàng đứng nhìn xe như đứa trẻ mới được ra đường lớn. Đó đây, vài nhóm những người dân tộc đã trọng tuổi có mà ngang tầm “bẻ gãy sừng trâu” cũng có tay chân ngón còn ngón mất (di chứng của bệnh phong tàn phá) ngượng nghịu, lúng túng đi theo các Yá (nữ tu) trong sân. Họ là những bệnh nhân phong đã được trị lành. Họ cũng có thể là người vừa được phát hiện bệnh. Có tổng cộng 135 anh chị em đang sinh sống ở những làng bản khắp nẻo núi rừng Tây nguyên, có thể là từ Plei Chư, một trong những điểm dừng chân đầu tiên của các nhà truyền giáo cách đây hàng thế kỷ; có thể là ở tận chân đèo An Khê, nơi nhà Tây Sơn tập trung nghĩa binh trước khi tiến ra Thăng Long thống nhất Nam - Bắc; hoặc từ một nếp nhà cũ nào đó bên triền núi Mang Yang, là "cổng Trời" theo cách gọi của người dân tộc... Ngoài ra, trong ngày hôm nay còn có hơn 20 nữ tu và giáo dân là những người đang trực tiếp lo cho anh chị em phong dân tộc. Tất cả hội về để lần đầu gặp gỡ, lần đầu biết đến những người anh em đồng cảnh bệnh tật và những nhà thiện nguyện, những linh mục, nữ tu lâu nay âm thầm nâng đỡ mình bằng một chút vật chất cùng cả biển cả tình thương. Vui và nhộn nhịp như một đại gia đình gồm nhiều cảnh đời và hoàn cảnh khác nhau. Họ chỉ có chung một điểm là niềm tin vào cuộc sống, vào tình người cùng những kỳ vọng của những người từng bị bản làng ruồng rẫy do căn bệnh quái ác: Bệnh phong.
Linh mục Nguyễn Vân Đông, Quản hạt Pleiku, Chánh xứ Thăng Thiên, người đã có hơn 20 năm lo cho những bệnh nhân phong dân tộc, cũng là người có sáng kiến tổ chức ngày hội này cho biết: “Mục đích của ngày gặp gỡ là để tìm hiểu những nhu cầu chung của người bệnh sau khi lành, để biết thêm một số khó khăn mà những người đang giúp người phong gặp phải, để nhờ anh em đã lành bệnh thuyết phục những anh em bị bệnh nhưng chưa chịu đi chữa trị nên đi chữa và nhất là để những người đã hoặc đang bị bệnh phong gặp gỡ nhau, thăm hỏi hoàn cảnh của nhau.”
Theo thống kê, tỉnh Gia Lai hiện có 1,1 triệu dân, trong đó có chừng 500 ngàn người thuộc dân tộc thiểu số với 34 dân tộc khác nhau, nhưng đông nhất vẫn là người Jrai và Bahnar. Có khoảng 3000 người dân tộc bị mắc bệnh phong, phần lớn trong số họ đã được điều trị lành, chỉ còn một số ít là chưa chịu đi điều trị do hoàn cảnh (con nhỏ, sợ không ai lo, sợ bỏ nương rẫy...) hoặc do tập quán (sợ đi điều trị phải tháo khớp, cụt tay chân, chết không liền thây sẽ bị làng khinh rẻ, chê cười...) Công lớn trong việc giúp người dân tộc điều trị bệnh phong phải kể đến những nữ tu của các dòng Phaolô Đà Nẵng, dòng Anh Phép lạ, dòng Phú Xuân Huế và một số anh em giáo dân hoặc không Công giáo thiện nguyện. Họ lang thang khắp các miền núi rừng, lên tận đầu nguồn những ngọn thác trong dãy Trường Sơn, vào sâu trong những bản làng cách Pleiku hơn trăm cây số để chăm sóc người bệnh, Hội chữ thập đỏ địa phương, và Trung tâm điều trị phong Quy Hòa để động viên đưa người bệnh đi điều trị. Cha Đông thì đứng mũi chịu sào, ngược xuôi tìm kinh phí, tìm gạo thóc mắm muối, quần áo cũ, gồng gánh, chu cấp cho họ tiền chữa bệnh, tiền đi lại, tiền bồi dưỡng và cả việc phải lo cho gia đình, con cái họ nếu người bệnh là trụ cột gia đình. Chưa hết, sau khi lành, những người thiện nguyện còn phải xoay sở để tìm cách cho người bệnh đã lành hòa nhập được với cộng đồng. Kể là vô vàn công phu.

*Những thao thức...
Mỗi người, dù đã lành hay còn mang mầm bệnh phong, khi về dự ngày gặp gỡ đều mang những tâm trạng và ước mơ cho riêng mình, cho gia đình và bản làng nơi mình sinh sống. Có hai dạng định cư của người phong trên cao nguyên là định cư thành những làng toàn người phong, hoặc sống rải rác trong rừng cách biệt cộng đồng. Kiểu nào thì cũng rất đáng thương và cần nâng đỡ.
Ông Pảyh, một cộng tác viên của chương trình lo cho bệnh nhân phong dân tộc của cha Đông và các nữ tu, người ở tận huyện Mang Yang cho biết: “Người phong bị cô lập ngoài bìa rừng hoặc trên các triền núi, họ sống đơn độc hoặc một nhóm vài người đồng bệnh. Cái họ cần nhất là nguồn nước vì trên núi không đào được giếng, trong khi dân bản thì cấm họ không được đụng đến những sông suối có nước chảy về làng. Vì vậy mà nhiều nơi, người phong vốn đã đau đớn, tay chân không nguyên vẹn vẫn phải đi hàng cây số tìm nước gùi về dùng. Thấy đau lòng lắm!” Cũng có chỗ, như nữ tu Dòng Anh Phép lạ Pơnh, một người chuyên lo cho những người phong trong các hẻm núi miền Gia Lai kể: “Cả vùng chỉ có một hố nước “mọi” (nước từ đất chảy ra-NV) lối một mét vuông, sâu vài tấc. Làng không cho người phong bước xuống mảnh ruộng có hố nước đó nên họ phải đứng từ trên các chỏm đá dùng ống tre múc từng ngụm một đem về dùng...” Nói chung, nguồn nước luôn là thao thức lớn của những người lo cho bệnh nhân phong vùng xa. Phần lớn những đề nghị của người bệnh trong buổi gặp gỡ cũng đề cập đến chuyện nước sinh hoạt. Cũng chính vì thế mà trong những năm qua, cha Đông đã tập trung tìm cách đào giếng hoặc dẫn đường nước cho nhiều vùng có người phong dân tộc sinh sống. Có những nơi quá hiểm trở và không thể đào giếng thì làm đường để họ đi lấy nước. Tuy nhiên, chỉ có nước không thì vẫn không đủ. Quan niệm của những người đang làm chương trình hỗ trợ cho người phong vùng cao là sau khi giúp họ cải thiện đời sống, ổn định sinh hoạt và chữa bệnh, điều lớn nhất là phải giúp họ xóa tan mặc cảm bệnh tất và hòa nhập với cộng đồng. Nhất là với thế hệ con cái họ.
Đầu tiên là dựng nhà cho những người phong (tính đến nay, đã có gần 200 căn nhà được làm) để họ an cư; kế đến là hướng dẫn và tạo cho họ một số điều kiện để sống vệ sinh; rồi giúp họ phương tiện sinh sống, làm ăn như hỗ trợ vốn, giống...; cuối cùng là đưa con em người phong đến trường (hiện tại Pleiku, có gần 100 em con người phong được một số giáo xứ, dòng tu nuôi dưỡng cho ăn học). Công việc này đòi hỏi nhiều công khó và cả tiền của. Các nữ tu mà tôi gặp hôm ngày gặp gỡ tâm sự rằng, “dù đi lui tới hàng ngày cả trăm cây số trong rừng núi, có nhiều nơi phải đi bộ cả ngày đường để thăm nom, chăm sóc người phong nhưng họ vẫn không cảm thấy mệt mỏi và thất vọng bằng việc nghe tin một cháu nào đó con người phong bỏ học.”
Mà chuyện học của các em con người phong dân tộc thì lại vô cùng khó khăn: đứa thì đã lớn tuổi, đứa thì mặc cảm, đứa lại không hiểu tiếng Kinh, lại thêm chuyện bị kỳ thị nên các cha, các nữ tu và những người thiện chí phải tìm mọi cách để giúp các em: gởi trường xa nhà, dạy thêm sau giờ đến trường, nuôi nấng, động viên... Khó khăn là thế nhưng cũng đã có nhiều em thành tài: tỷ như Drit ở Phú Bổn xong 12 đang học Y học dân tộc, tỷ như H’An ở Ia Pa đã có Tú tài và chuẩn bị học xong Y tá... Cũng có những người phong dân tộc rất ý thức việc giúp con đổi đời qua chuyện ăn học, như ông Nay Alo ở A Jun Pa có 5 con thì một làm giáo viên, một đang học 12, một đang học lớp 9 và một học lớp 5, chỉ duy nhất người con gái đầu ít học đang đi làm công nhân. Anh bảo bản thân đã lành bệnh nên không còn bế tắc và buông xuôi như ngày trước, đã có thể phụ vợ làm nương rẫy lo cho con ăn học, tất nhiên là có sự hỗ trợ nhiều của các nữ tu. Đặc biệt có trường hợp ông Sép ở Chư Sê, sau khi phát hiện bệnh đã bỏ đi làm ăn xa để không tạo sự mặc cảm cho vợ con. Hàng tháng ông đều đặn gởi tiền về nuôi con. Nhờ chương trình của cha Đông và các nữ tu phát hiện hỗ trợ, nay ông không những đã lành bệnh mà còn có đàn con ăn học tử tế: 1 học xong Đại học và 4 có Tú tài.
Rất nhiều, rất nhiều những cảnh nhà trước và sau khi lành bệnh của những người phong được kể ra. Đó là sự chia sẻ, động viên lớn lao với những anh em bệnh còn do dự chưa đi chữa trị. Đó cũng là nguồn an ủi cho những người bao nhiêu năm âm thầm lo cho người phong vùng cao nay được nhìn thấy những mong muốn của mình ít nhiều đã thành sự thật. Tuy nhiên, nói như cha Đông, “một khi nghe biết những nhu cầu và thành quả mà bệnh nhân phong sau khi lành đã đạt được, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn và thúc bách hơn để duy trì công việc này.” Vâng, cha Đông và vài chục nữ tu, giáo dân cộng sự có lẽ không thể gánh vác nổi, nếu không có sự hà hơi, tiếp sức của nhiều người, nhiều ân nhân từ trước đến nay và cả trong tương lai.



TiêuSa
#9 Posted : Sunday, October 25, 2009 3:08:49 PM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

ts xin được giới thiệu tâm tình chia sẻ của một nữ tu trẻ - Sơ Trọn - người đã sống thật với những người cùng khổ vùng Tây Nguyên...
Xin mời...

***


Tâm Tình sẻ chia của sơ Trọn

Kính thưa quý ... (*) và toàn thể quý khách tham dự buổi nhạc “Tình Thu Yêu Thương“ hôm nay,

Con rất sung sướng và vui mừng được quý anh chị trong ban tổ chức cho phép con được chia sẻ với quý vị một chút về đời sống của những con người cùng khổ tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, nơi con đã được sinh ra và lớn lên trong 25 năm đầu đời. Những kỷ niệm ấy đã in sâu vào tâm khảm của con, có lẽ đó cũng là động lực thôi thúc con dấn thân trong ơn gọi dâng hiến. Quả thế, cho đến hôm nay, dù con xa quê hương mười mấy năm rồi, con vẫn không quên được những khuôn mặt của những anh chị em kém may mắn ấy, những con người mà con đã được cùng với cha Phêrô Nguyễn Vân Đông và các Sơ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm hàng tuần đến thăm nom, chăm sóc và chia sẻ với họ.

Nhưng họ là ai? Xin thưa

- Họ là những con người bị bịnh phong, một căn bệnh hiểm nghèo, bị xã hội khinh khi, con người xa lánh. Một căn bệnh vừa nhức nhối, đớn đau phần xác, vừa tủi hờn trong tâm cam vì bị bỏ rơi, bị kỳ thị…
- Họ là những người dân tộc thiểu số sống nơi xa xôi hẻo lánh, chưa từng biết đến những văn minh của nhân loại
- Họ là những em bé mồ côi được các sơ dân tộc Dòng Vinh Sơn chăm sóc

Về người phong, vì bịnh của họ nên buộc họ phải sống rất xa thành thị. Nơi họ ở, gần như là những cái hang thiên nhiên trong rừng. Không có ai quan tâm , không có ai chăm sóc. Họ tự nâng đỡ lo lắng cho nhau. Cho đến khi cha Phêrô Đông và nhóm y tá tự nguyện phát hiện ra số anh em đó đã đến chăm sóc họ hàng tuần. Cha đã cho người dạy họ làm rẫy, tạo công ăn việc làm cho số người còn khỏe, chăm sóc sức khỏe cho các người ốm đau, nhất là cha đã giúp cho số người anh em đó có nhà thờ để cầu nguyện. Đời sống vật chất của họ rất đạm bạc… gặp cơm ăn cơm, gặp khoai mì ăn khoai mì, khi không có cơm, không có khoai mì thì lá cây rừng, và quả dại miền núi cũng cho họ sống qua ngày. Cha Phêrô Đông thường nhờ các sơ dòng mang thực phẩm đến cho họ hàng tuần. Ngài mua gạo, mì tôm, cá khô, muối. Nhưng sức cung cấp của cha cũng chỉ đáp ứng được phần nào thôi. Không bao giờ Cha dám mua gạo, mì tôm, cá khô, nước mắm loại ngon cả, đơn giản vì điều đó vượt quá khả năng tài chánh của Cha.

Về người dân tộc xa xôi, họ rất nghèo nhưng sống rất chân thành và bác ái, sửa soạn chia sẻ cho nhau. Nhận được quà, người đã có rồi thì nhường cho người khác chứ không tham để nhận lần thứ hai. Họ rất yêu mến và tin tưởng Thiên Chúa. Dù phải đi thật xa, xa lắm mới đến nơi có Cha Xứ để dự lễ và lãnh bí tích giải tội. Cứ đến thứ sáu thì các anh em dân tộc, kẻ thì đi xe đạp người thì đi bộ, đến giáo xứ gần nhất để xưng tội và ở lại tham dự thánh lễ ngày chủ nhật rồi mới về lại làng. Đời sống vật chất của họ chẳng kém gì những người bịnh phong, chỉ hơn là họ tự mình đi lại được thôi.

Về các em mồ côi: các em “mồ côi” đây đa số không phải là cha mẹ đã chết, nhưng chỉ vì hoàn cảnh cha mẹ các em nghèo đói đến cùng cực, nên không đủ khả năng nuôi các em. Có những em cha mẹ đưa đến xin các sơ nuôi giúp, có những em cha mẹ bỏ đâu đó trong làng trong rẫy, các sơ nhặt được đem về nuôi. Các em mồ côi này được các sơ dân tộc Dòng Vinh Sơn chăm sóc, nhưng phần lớn các sơ đã lớn tuổi, số các em mồ côi lại khá đông; hơn nữa vì kinh tế eo hẹp nên đời sống của các em cũng như các Sơ rất lam lũ. Dù tuổi còn rất nhỏ, các em chỉ đi học một buổi, còn một buổi phải làm rẫy, hoặc giúp các Sơ để lo cho những em còn bé chưa làm được gì. Cuộc sống vật chất là thế nên các em không được ăn no. Mỗi lần đến trao tặng thức phẩm cho các em, nhìn lại những ánh mắt thèm thuồng, con đã nhiều lần chảy nước mắt. Những hình ảnh này luôn in đậm và in mãi trong trái tim của con cho đến hôm nay. Khi con đã định cư tại đất nước Hoa Kỳ văn minh và giàu có này, con lại nhớ, càng cảm thương đến những anh chị em kém may mắn đang sống lây lất tại quê mẹ Việt Nam.

Giờ đây, ở bên này, mỗi khi nhìn thấy các thức ăn dư thừa bỏ lại, con xót xa cho những anh chị em ấy, xót xa cho những em bé mồ côi kém may mắn ấy. Họ cũng là những con người, cũng là con một Cha trong đức tin của chúng ta, nhưng sao họ sinh ra mà không biết nền văn minh là cái gì. Họ chỉ biết chào đời với cái hang và rồi trở về với lòng đất. Con nghĩ Chúa muốn chúng ta chia sẻ cái gì đó cho những anh chị em ấy, chia sẻ những vật chất mà Chúa ban cho chúng ta một cách rộng rãi dư dật. Con nhớ lời Chúa phán: cho thì có phúc hơn là nhận. Chúa còn dạy rằng: Ai vì Chúa, cho những người anh chị em bé mọn nhất là cho chính Chúa. Con ao ước một chút chia sẻ của con ở đây, hôm nay là tiếng nói và lòng biết ơn. Con xin nói thay cho những anh chị em bịnh phong; con xin nói thay cho những anh chị em dân tộc; nói thay cho những em bé mồ côi!

Hôm nay, con muốn chia sẻ thật là nhiều về những người không có cơ may gặp gỡ với quý vị, nhưng con tin rằng có nhiều quý vị chắc chắn đã biết và có nhiều kinh nghiệm hơn con. Con muốn nói về những người đã hy sinh vì Chúa, vì Giáo Hội, đã phục vụ cho những anh chị con trình bày ở trên.

Con xin ngừng ở đây. Kính chúc quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và quý vị được bình an, mạnh khỏe. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả.

Con xin cám ơn quý vị đã lắng nghe.

(Soeur Trọn - dòng Đa Minh - GX DDMHCG - Dallas)

* Tạm xóa những tên gọi không cần thiết
TiêuSa
#10 Posted : Monday, October 26, 2009 5:48:15 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Đính chính: Cả nhà PNV ơi, ts xin lỗi vì đã gih tên vị nữ tu sai! (mà hông biết làm sao để vào sửa bài đã gởi!) tên của sơ là Chọn (chứ không phải "Trọn"). Xin cám ơn.
ts
TiêuSa
#11 Posted : Tuesday, October 27, 2009 3:06:41 PM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

ts xin g/t thơ chị AiCơ....

*******


GIỌT TỪ TÂM

“Một con ngựa đau,
Cả tàu không ăn cỏ”
Bao đồng bào mình đang khốn khổ,
Lòng dạ nào tôi nỡ làm ngơ ?”

Ơi những bé thơ
Bơ vơ, bất hạnh,
Tội tình gì, sao em đói lạnh
Khi trẻ quanh tôi khoẻ mạnh, phủ phê ?

Cha mẹ em ư? Phận số thảm thê !
Thân tàn phế ê chề, đau đớn !
Nên nguyện ước nuôi con khôn lớn
Tự bao giờ vuột khỏi tầm tay !

Làm sao em thoát khỏi guồng quay
Đầy nghiệt ngã của bần cùng, thất học ?
Cánh tay nào giơ ra bảo bọc ?
Đâu giọt từ tâm, mưa móc nhỏ về em ?

Sống trong nệm ấm, mền êm,
Tôi thừa sức gửi tặng em tấm áo;
Bớt một chút tiệc tùng huyên náo,
Dành ít nhiều cơm cháo cho em.

Giữa những tiện nghi quen,
Tôi đã bẵng quên đời thiếu thốn,
Quên bẵng những cảnh tình khốn đốn,
những con người cùng khổ nhất trần gian!

Em chẳng biết kêu van,
Nên tôi càng ân hận!
Em ngu ngơ cúi đầu chấp nhận
Nên từ nay tôi hành khất thay em.

AI CƠ
TiêuSa
#12 Posted : Monday, November 2, 2009 12:02:06 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Thưa cả nhà PNV,

Thứ Bảy cuối tuần ni - Nov. 7, 2007 - Nhóm HVTN sẽ tổ chức đêm nhạc thính phòng Vào Thu với Nỗi Chạnh Lòng... từ 7:00 - 12:00 pm tại Dallas.

ts vẫn nhớ tấm lòng của một số quý anh chị mấy năm trước - khi đón nhận ts vào với g/d PNV - ts xin trân trọng mời quý anh chị, những ai ở quanh vùng ni, đến tham dự - Để ts & nhóm HVTN có cơ hội được tiếp đón, cảm tạ, và trình bày sinh họat năm qua.

Vì là private fund raising event, xin quý huynh tỷ liên lạc với ts qua email: tieusa2002@yahoo.com để ts gởi Thiệp Mời nếu quý anh chị có ý định ghé đến.

Rất thân mến,

TiêuSa
TiêuSa
#13 Posted : Monday, November 16, 2009 2:45:51 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

Thưa cả nhà PNV,

Cám ơn cả nhà nhiều lắm lắm nha. ts xin chuyển đến tất cả lời cảm tạ của HVTN và cũng xin phép để post cái thư trong website ni nha.

http://huongvetaynguyen....ain/BaiViet.aspx?id=139

Chúc tất cả một tuần thật an vui...

Thân mến,

ts
TiêuSa
#14 Posted : Sunday, November 29, 2009 8:21:12 AM(UTC)
TiêuSa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 0

[i]Quý bạn thân mến,

ts xin chuyển đến quý bạn một số hình ảnh đã ghi lại trong đêm nhạc Vào Thu Với Nỗi Chạnh Lòng... Đặt biệt là những nụ cười...

Xin mời vào:

http://www.huongvetaynguyen.org/main/Home.aspx

Đề mục: Vào Thu - 2009
Đề mục: Hình Ảnh Đêm Nhạc Vào Thu... 2009

Đề mục: Giới Thiệu Tây Nguyên (Slides Show)

Một lần nữa, ts xin chân thành cảm tạ tấm lòng và những sẻ chia quý bạn đã dành cho HVTN và những người khốn khó vùng Tây Nguyên xa xôi trên quê hương...

Xin Thượng Đế ban nhiều hồng ân cho tất cả quý bạn và gia đình.

Thân quý,

TiêuSa [/i]

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.