Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ...
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, September 26, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nguồn: “Coconut Cures” by Dr. Bruce Fife
Chuyển ngữ: Kim Tuyến


BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ THEO BÁC SĨ B. FIFE

Tiểu đường là một bệnh gây nguy cơ lớn cho tim vì máu kém lưu thông và có khuynh hướng phát triển xơ vữa động mạch. Từng tế bào trong cơ thể cần sự tiếp tế không ngừng của đường glucose hay acid béo để cung cấp năng lượng cho sự chuyển hóa và nuôi dưỡng các tế bào. Nếu các tế bào không có đủ glucose thì sẽ suy yếu đi và chết. Khi tế bào chết, mao quản và mạch máu xuống cấp và xơ vữa động mạch hình thành. Nội tiết tố insulin quan trọng vì nó đem glucose và acid béo trong máu đến các tế bào. Không có insulin, glucose không thể vào trong tế bào được. Tế bào của người bị bệnh tiểu đường không thể nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho chúng.

Có hai loại tiểu đường. Loại 1 xảy ra khi tuyến tụy không thể cung cấp đủ insulin cho nhu cầu của cơ thể. Loại 2 tuyến tụy có thể cung cấp một lượng insulin bình thường, nhưng các tế bào không đáp ứng với insulin. Điều này gọi là đề kháng insulin.

Trong cả hai loại tiểu đường, các tế bào bị cướp đi các chất dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng nên tế bào suy yếu và chết, mạch máu thoái hóa gây vấn đề cho lưu thông máu. Mạch vành bị thương tổn nên phát triển xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ - hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của bệnh tiểu đường. Tổn thương đến mao quản nuôi dây thần kinh sẽ hủy hoại dây thần kinh. Bệnh đau thần kinh do tiểu đường thường ảnh hưởng đến chân và bàn chân, gây tê và đau nhức, nếu không điều trị, sẽ bị viêm loét và hoại tử. Máu không lưu thông đến mắt đủ để nuôi dưỡng mắt dẫn đến mù lòa; không đủ cho thận, sẽ làm suy thận.

Bác sĩ khuyến cáo người tiểu đường chỉ nên ăn ít chất béo, vì chất béo được cho rằng gây béo phì và bệnh tim, cả hai bệnh này có quan hệ với bệnh tiểu đường. Nhưng dầu dừa lại là một trong những thức ăn tốt nhất cho người tiểu đường. Glucose cũng như acid béo chuỗi dài cần insulin để đi vào trong tế bào. Acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa không cần insulin cũng có thể đi qua màng tế bào cách dễ dàng. ABctb cũng tự thấm qua mitochrondia nữa. Mitochrondia là cơ quan sản xuất năng lượng của tế bào, chúng nhận glucose hay acid béo rồi chuyển thành năng lượng mà tế bào cần để thi hành tiến trình chuyển hóa và duy trì sự sống của tế bào. Mitochrondia có hai màng làm cho glucose và acid béo khó đi vào nếu không có sự trợ giúp đặc biệt của chất chuyên chở gọi là carnitine transferase. ABctb có thể thấm qua màng mitochrondia mà không cần sự trợ giúp của enzyme này.

Vì vậy ABctb cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào dù có insulin hay không. Khi bạn ăn dầu dừa, bạn làm cho tế bào được tăng năng lượng. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (tiểu đường loại 1), hay nếu tế bào đề kháng insulin (tiểu đường loại 2), không thành vấn đề. ABctb vẫn có thể nuôi tế bào. Việc này giữ cho mao quản và mạch máu khỏe mạnh, sống động, và giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Vì vậy dầu dừa làm tăng lưu thông máu và tăng sức khỏe tim mạch cho người bị tiểu đường.

*Sau khi xuất bản quyển “The Coconut Oil Micracle (Dầu Dừa Kỳ Diệu)”, tôi nhận được điện thoại của ông Bill S. ở California. Ông bị bệnh tiểu đường. Ông gọi để cám ơn tôi đã giới thiệu dầu dừa cho ông. Ông đọc sách và thử uống dầu dừa. Ông nói rằng vì máu huyết kém lưu thông do tiểu đường, hầu như ông đã không còn cảm giác ở chân nữa. Trong nhiều tháng ông thấy chân ông như đã chết, giọng ông trở nên xúc động hơn, “ Khi tôi bắt đầu uống dầu dừa, tôi thấy sự sống trở lại nơi hai chân .” Sự lưu thông máu của ông đã tăng cường tới mức hai chân ông dần dần trở lại bình thường .

*Từ đó tôi nghe nhiều tường trình kể lại kinh nghiệm tương tự như vậy.
Edward kể: Tôi bị tiểu đường loại 2, đường của tôi ở mức 600. Tôi bị một vết cắt nhỏ ở bàn chân phải cả mấy tháng nay mà vẫn chưa khỏi. Vợ tôi nói đó là vết thương đáng sợ. Sáu năm trước tôi bắt đầu bị tê chân, ngón chân cái tê trước, và theo năm tháng, chân càng ngày càng tê nhiều hơn. Khi tôi uống 3-4 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày, trong vòng 10 ngày, vết thương khỏi hoàn toàn. Tôi mừng lắm vì bây giờ chân tôi có cảm giác trở lại, ngày càng khá hơn. Sau này ông kể thêm: “ Trong vòng 5 tuần, tôi sụt 20 pounds. Tôi muốn giảm cân thêm nữa. Da tôi đẹp ra, chưa bao giờ được như vậy. Da chân chai cứng đã làm tôi xấu hổ vì nó trước đây, nay đã trông khá hơn nhiều rồi.”

Rõ ràng dầu dừa tăng cường lưu thông máu. Nó không làm tắc nghẽn, nhưng làm thông mạch máu. Theo như sự hiểu biết của tôi, dầu dừa là thứ duy nhất có thể chữa bệnh đau thần kinh do tiểu đường. Và nó không có hại gì cả vì là sản phẩm tự nhiên. ABctb trong dầu dừa không những có khả năng nuôi tế bào mà không cần insulin, nó còn giúp tuyến tụy tiết insulin (loại 1), giúp tế bào nhạy cảm với insulin, nên hấp thu glucose (loại 2).

Acid lauric và capric là acid chính của dầu dừa, giúp tăng cường khả năng của tuyến tụy để tiết insulin. Tất cả các ABctb trong dầu dừa kích thích sự chuyển hóa, vì vậy tăng cường việc sản xuất insulin và giúp hấp thu glucose vào trong tế bào. Đây là một tin tốt cho những người bị tiểu đường phải lệ thuộc vào việc chích insulin hàng ngày. Dầu dừa có thể giúp bớt lệ thuộc vào thuốc tiểu đường.

Dầu dừa cũng giúp điều hòa lượng đường vì:
-dầu dừa làm chậm việc đưa thức ăn ra khỏi bao tử , để đường được đưa vào máu ở tốc độ chậm.
-dầu dừa giúp tế bào hấp thu glucose.

Nhiều người tiểu đường tường trình rằng khi họ thêm dầu dừa vào thức ăn, lượng đường huyết ở mức ổn định hơn, ngay cả khi họ ăn ngọt nữa. Nếu đường ở mức cao, thay vì uống thêm lượng thuốc, có người đã uống 2-3 muỗng canh dầu dừa, và mực đường huyết hạ xuống bình thường trong vòng 30 phút.

Yếu tố chính tham dự vào việc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là sự đề kháng insulin. ABctb có thể biến đổi tình trạng này. ABctb giúp duy trì lượng đường huyết ở mức được kiểm soát.
-Khi glucose không đi vào tế bào được do bị đề kháng insulin, tế bào liền gởi tín hiệu là chúng đang đói.
-Đáp lại tín hiệu này, tuyến tụy sẽ bơm thêm insulin (để giúp đưa glucose vào tế bào), dẫn đến lượng insulin trong máu cao.
-Vì glucose không được tế bào hấp thu, nên ở lại trong máu, do đó đường trong máu tăng.
-Sự gia tăng của insulin và đường cao trong máu dẫn đến Syndrom X, cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác trong đó có bệnh tim.
-Khi ABctb đi vào tế bào, tế bào có chất dinh dưỡng nên không phát tín hiệu “đói”. Tín hiệu cho tuyến tụy sản xuất thêm insulin bị cắt đứt, và mức insulin ổn định. Sự phức tạp và nguy cơ liên quan tới tiểu đường và đường huyết được giảm đi.

Thức ăn chúng ta ăn được chuyển thành đường glucose, làm tăng lượng đường trong máu. Có loại thức ăn này tăng đường nhiều hơn loại kia. Hệ thống đo chỉ số đường trong máu của thực phẩm gọi là glycemic index (số GI). Thức ăn ngọt và nhiều bột như bánh mì làm bằng bột tẩy trắng và đường trắng có số GI cao, và vì vậy nhanh chóng tăng đường huyết. Ngay cả trái cây ngọt như chuối cũng có số GI cao. Người bị tiểu đường phải biết và giới hạn số lượng thức ăn có chỉ số đường cao. Dầu dừa có số chỉ số GI rất thấp. Khi thêm dầu dừa vào thức ăn, dầu dừa làm hạ chỉ số đường (GI) của thức ăn. Làm hạ GI của những thức ăn nhiều bột hay ngọt nữa. Như vậy thêm dầu dừa vào bữa ăn là cách tối ưu để hạ mức GI của thực phẩm và giúp đường trong máu của người tiểu đường ổn định.

Dân cư các quần đảo Thái Bình Dương ăn dừa hàng ngày nên không bị tiểu đường. Điều này rất thú vị vì thực phẩm họ ăn có nhiều chất ngọt của trái cây (chuối, dứa) và rau củ nhiều bột, là thức ăn mà người bị tiểu đường cần giới hạn. Dừa giúp quân bình lượng insulin và đường trong máu, và phòng ngừa sự đề kháng insulin.

Vì những lý do này, dầu dừa chắc chắn là chất béo tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường, và nên là một phần trong thức ăn của bất cứ người bị tiểu đường nào.

*Dầu dừa tinh khiết có ảnh hưởng quan trọng trên lượng đường trong máu. Vợ và con gái tôi, cả hai bị tiểu đường loại 2, họ đo đường ít nhất ba lần mỗi ngày. Mỗi khi họ ăn những thực phẩm có nhiều đường, số đường trong máu tăng 80-100 trên mức bình thường, họ không uống thêm thuốc, nhưng uống 2-3 muỗng canh dầu dừa. Trong vòng nửa tiếng chỉ số đường trong máu đã trở lại mức bình thường.
Ed

*Tôi biết nhiều người bị tiểu đường với cả hai loại 1 và 2 đã được ổn định nhờ uống dầu dừa tinh khiết. Họ bắt đầu với một lượng nhỏ trong mỗi bữa ăn và tăng từ từ lên trong khi cẩn thận đo lượng đường. Nếu họ không thể dùng đủ lượng dầu trong bữa ăn, họ thoa dầu lên da.
Tôi có một kinh nghiệm quý gía khi giúp một người bạn có một con chó con bị tiểu đường rất nặng, chờ chết. Chúng tôi thêm dầu dừa tinh khiết và thức ăn làm bằng bằng bột lứt không có chất hóa học, không có chất độc hại vào bữa ăn thường ngày của con chó con, và nó nay đã chạy nhảy đầy sinh lực như những con chó khoẻ mạnh khác.
Debby

Các chứng từ ở Việt Nam:

*Ông Đinh Văn Long, sinh năm 1948, ngụ tại Phường tân Tiến, Phành phố Ban mê Thuộc. Ông bị tiểu đường nặng, hoại tử nơi các ngón chân. Ông dùng dầu dừa từ 20.08.2009 đến nay 20.09.2009 đã giảm tiểu đường, các vết thương hoại tử nơi chân trái đã lành hẳn, nơi chân phải đang lành dần.
(Linh Mục GB Nguyễn Minh Hảo, chánh xứ Mẫu Tâm, Gp BMT tường trình).

* Video lời chứng của Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách
về bệnh Suy Nhược Thần Kinh ở Người Già
và Bệnh Tiểu Đường.

* http://www.youtube.com/w...OawHiRY&feature=related (Linh mục Clémente Lưu Minh Hoàng dùng dầu dừa chữa bệnh 2 năm)

Monday, September 21, 2009 6:46 AM
From: X_men 2000 <x_men20002002@yahoo.com>
Subject: Lời tri ân
To: giusethang2003@yahoo.com, …

Kính gửi Đức Ông Hoàng Minh Thắng và đại gia đình dầu dừa,
Tôi là linh mục Clémente Lưu Minh Hoàng, cựu bề trên Dòng Ngội Lời Giuse VN. Tôi mắc bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng kèm theo như đau khớp, mắt mờ,.... đi đứng rất khó khăn, phải nhờ xe đẩy, cầm nạn chống đỡ nhưng may thay tôi đã nghe được tin vui chữa bênh bằng dầu dừa của đoàn anh Peter Vũ Văn Quí, Mai Đức Dũng, Nguyên Khoa thuyết trình tại giáo xứ Thánh Gia, Nha Trang. Hơn nữa, tôi được anh Nguyễn Ngọc Sự trực tiếp cung cấp dầu dừa hướng dẫn uống dầu, xoa bóp dầu toàn thân, nhai dầu,... Và chỉ sau 10 ngày, sức khỏe của tôi thay đổi hẳn, tôi đi lại 1 mình vững vàng, chứng cớ ngày 17-9-2009, tôi tham dự lễ phong chức 12 linh mục do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa tấn phong trong suốt 3 tiếng đồng hồ (xem ảnh chụp lưu niệm Đức Cha và 12 tân linh mục sau). Tôi đã đi lại 1 mình trước sự ngỡ ngàng của nhiều người quen biết trên quãng đường từ nhà dòng đến nhà thờ Thánh Gia. Xin hoan hô và hết lòng tri ân Đức Ông và đoàn phổ biến dầu dừa chữa bệnh. Đồng thời xin nhiệt tình giới thiệu và khuyến khích bà con gần xa hãy dùng dầu dừa để chữa bệnh, nhất định không thất vọng. Kết quả lạ lùng. Tạ ơn Chúa như một phép lạ.
viethoaiphuong
#2 Posted : Saturday, October 24, 2009 12:54:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tránh họa “rụng” chân cho người tiểu đường


Nếu kiểm soát tốt đường huyết và biết cách chăm sóc bàn chân, người bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa được các biến chứng xấu cho chân.
Ở người bệnh tiểu đường, bàn chân rất dễ viêm nhiễm. Các vết thương nhỏ có thể trở thành trầm trọng, thậm chí phải cắt bỏ chân. Một trong những nguyên nhân là các mạch máu nhỏ bị và các dây thần kinh bị tổn thương. Nhiễm khuẩn bàn chân rất hay gặp ở người bệnh tiểu đường týp 2 và dễ dẫn đến những tàn phế nặng nề.

Làm sao biết chân tổn thương?

Trong số những người mắc bệnh tiểu đường, đàn ông hay bị tổn thương chân hơn phụ nữ, có thể do phụ nữ chăm chút vệ sinh chân tốt hơn. Có không ít trường hợp bàn chân tổn thương do tiểu đường bất ngờ đứt lìa khi đang đi đứng, nằm ngủ… do người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Về nguyên tắc, có thể nhận diện được những tổn thương này qua những dấu hiệu sau:

Giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác đau: ngón chân bị tê, lạnh; đau các khối cơ khi vận động nhiều (chạy bộ, đi bộ nhiều); bàn chân biến dạng, các ngón chân quặp lại, đầu xương ngón chân cụp xuống; tư thế bàn chân trở nên không khớp với giày dép thông thường.

Xuất hiện các cục chai, cứng: ở gót chân, phía ngoài cạnh ngón út hoặc phía trong cạnh ngón cái. Lưu lượng máu ở bàn chân bị tổn thương gia tăng, mạch ở những nơi này đập mạnh, khi nằm các tĩnh mạch nổi phồng lên.

Loét lòng bàn chân: diễn biến thường từ giảm cảm giác đau, giảm khả năng chịu lực. Kế đó da ở vùng chịu sức ép tiếp xúc dày lên, hình thành bọng nước tại các điểm chịu sức ép. Các bọng nước này khi vỡ ra dễ bị viêm, dẫn đến phá huỷ mô xung quanh, gây hoại tử và làm các vết loét nhiễm khuẩn.
Bàn chân của người bệnh tiểu đường còn có thể bị sưng phù do suy hệ tĩnh mạch và suy tim, làm viêm loét nặng thêm.

Chăm sóc bàn chân đúng cách

Không tuỳ tiện mang giày dép, vớ: Người bệnh tiểu đường không được đi chân không, bất kể trong nhà hay ngoài đường. Nên thay đổi giày dép thường xuyên để làm giảm các vùng chịu lực. Đối với giày mới mua, mỗi ngày chỉ nên đi một ít để quen chân. Mang giày đế bằng, tránh mũi nhọn hay cao gót hoặc có đế cao hơn 2,5cm. Ngoài ra khi mang giày, bắt buộc phải mang vớ, nếu không chính đôi giày sẽ lại gây tổn thương. Nên dùng loại vớ vừa chân, bằng cotton hoặc sợi tổng hợp (không dùng vớ nilông hay loại bằng thun co dãn). Tuyệt đối không đi các loại vớ quá chật, bó sát chân. Luôn đi vớ dài hơn ngón chân dài nhất từ 1 – 2cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Phải luôn đi vớ nếu bàn chân bị lạnh.

Kiểm tra hàng ngày: thường xuyên kiểm tra bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như các vết thương tấy đỏ, sưng phồng; các vết đứt hoặc trầy xước, vết rách da, bầm tím, phỏng rộp, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước... Không chích, lể nếu không đảm bảo vô trùng. Không tự ý cắt các cục chai. Nếu thấy có vết thương cần đi khám ngay.

Giữ da sạch và khô: rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không ngâm chân lâu quá năm phút. Dùng xà phòng rửa chân loại nhẹ ít chất xút, nhiều chất giữ ẩm da, ít mùi thơm và ít bọt. Xả nước thật sạch để tránh đọng xà phòng gây kích ứng da. Lau khô nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh. Chú ý lau kỹ những nơi dễ đọng nước như kẽ ngón chân, móng chân. Không nên tắm nước nóng lâu vì có thể gây bỏng do cảm giác da của người bệnh tiểu đường đã suy giảm (nên tắm nước ấm không quá 35ºC). Khi bị lạnh ban đêm cần mang vớ trước khi đi ngủ. Nếu bàn chân dễ đổ mồ hôi, có thể giữ khô chân bằng các loại phấn thông thường trước khi mang vớ, giày.

Vệ sinh móng chân, vết thương: không cắt móng chân sát thịt quá, không lấy khoé. Với các móng chân dày và biến dạng, cẩn thận khi cắt tỉa. Không tự loại bỏ các nốt chai sần ở chân mà không có bác sĩ giám sát. Khi bị trầy xước da (kể cả lúc cắt móng chân, tay), cần rửa chân sạch bằng xà phòng, thoa dung dịch sát trùng Povidone Iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng.
Ngoài những cách chăm sóc bàn chân trên, người bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước. Cần uống hơn 1,5 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt và giúp da luôn khoẻ mạnh. Không nên hút thuốc lá, vì sẽ làm teo hẹp thêm các mạch máu ở chân vốn đã bị hẹp và xơ cứng lại trong bệnh tiểu đường.

Theo Bác Sĩ Võ Thành Nhân
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.