Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Âm Nhạc-Phạm Thiên Thư với Ngày Xưa Hoàng Thị
hoanglanchi
#1 Posted : Wednesday, April 1, 2009 4:00:00 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Các chương trình Câu Chuyện Âm Nhạc mới, xin tua xúông dưới để xem


Câu Chuyện Âm Nhạc kỳ 1

Phát thanh đài Tiếng Nước Tôi –Houston

(Tiếng Nước Tôi –Houston không còn trực thuộc Việt Tân)



Hoàng Lan Chi phụ trách

Rê mouse hay copy link dưới đây để nghe

www.dosite.net/lanchi/Nh...e/CauChuyenAmNhacMot.mp3



Hoàng Lan Chi xin trân trọng kính chào quý thính giả. Câu Chuyện Âm Nhạc là một chương trình bàn về nhiều khía cạnh của âm nhạc như:

-giới thiệu tác giả với tác phẩm
-giới thiệu ý kiến từ thính giả về một nhạc phẩm hay một giòng nhạc
-giới thiệu giọng hát mới


Chủ đề hôm nay, xin giới thiệu: Mùa xuân với ba nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Nhật Ngân và Vũ Đức Nghiêm

-Tâm tình nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với “Phiên gác đêm xuân”-Hà Thanh
-Tâm Tình Nhật Ngân với “Xuân này con về mẹ ở đâu” –Quang Lê
-Tâm tình Vũ Đức Nghiêm với “Mùa Xuân thung lũng hoa vàng”-Nguyễn Hoàng Hương




Mùa xuân đang về với cây cỏ hoa lá reo mừng. Vùng Virginia hoa anh đào đang nghiêng mình khoe sắc bên giòng Potomac xanh biếc. Nhạc phẩm về xuân thật đa dạng..


Nhưng trong tiết xuân của vùng đất tạm dung, Hoàng Lan Chi bỗng nhớ đến nhạc phẩm “Phiên Gác Đêm Xuân” PGDX của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Đây là một nhạc phẩm về xuân mà ngày xưa Lan Chi rất thích.

Nguyễn Văn Đông là một tên tuổi không xa lạ. Nhạc lính của ông có nét riêng. Hào hùng và hào khí ngất trời. tuy vậy bên những nét nhạc hào hùng đôi khi là nỗi sầu man mác. PGDX là môt nhạc phẩm nói về nét sầu man mác đó. Không thê lương ủ rũ mà chỉ một thoáng sầu. Sầu của người lính khi xa nhà và đón xuân ở trận tiền.

Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Ngờ đâu hoa lá rơi

Lứa chúng tôi thời đó nghe và thấm đôi chút. Thấm nhiều hơn là những người đang trực chiến bảo vệ quê hương.

Tâm tình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông về PGDX đã được thu âm từ 2006 và hôm nay xin gửi lại đến quý thính giả như một chút hương vị cho nhạc phẩm đáng yêu này. Xin được báo trước, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nói rất hay về nhạc phẩm này về những gì của quá khứ mà Hoàng Lan Chi nghĩ là quý cựu quân nhân hẳn sẽ rất thích như Lan Chi vậy.

Xin mời quý thính giả nghe nhé

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.

Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Dương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay.

Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết.

Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.

Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác.

Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:

“Đón giao thừa một phiên gác đêm

- 2 -


chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngỡ rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”

Rồi mơ ước rất đời thường:

“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây mái nhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương...”

Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt… vân vân. Sau ngày 30 tháng Tư năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi.



Nhạc sĩ Nhật Ngân nổi tiếng với “Tôi đưa em sang sông” viết chung với Y Vũ và “Xuân này con không về” viết chung với Trần Trịnh và Lâm Đệ (Trịnh Lâm Ngân). Cách đây bốn năm, ông có viết nhạc phẩm “ Xuân này con về mẹ ở đâu” theo yêu cầu của cố ca sĩ Duy Khánh nhưng tiếc thay khi nhạc phẩm hòan tất thì Duy Khánh đã từ trần.

Xin mời nghe tâm tình nhạc sĩ Nhật Ngân về “Xuân này con về mẹ ở đâu” và sau đó Quang Lê sẽ gửi đến quý vị “Xuân này con về mẹ ở đâu”.

Ca sĩ Duy Khánh rất thành công với nhạc phẩm Xuân Này con không về. Cách đây 4 năm, anh có nói tôi viết tiếp cho anh hát nhưng tôi nghĩ hơi lâu. Khi nhạc phẩm hòan tất thì đáng tiếc ca sĩ Duy Khánh đã ra đi. Tuy vậy sau đó Quang Lê đã trình diễn khá thành công nhạc phẩm này trong chương trình Paris by night ..


Vũ Đức Nghiêm nổi tiếng từ thập niên 70 với “Gọi người yêu dấu” qua tiếng hát học trò Thanh Lan. Một trong các nhạc phẩm về xuân do ông sáng tác tại hải ngọai là “Mùa Xuân thung lũng hoa vàng”.

Xin mời nghe tâm tình Vũ Đức Nghiêm về nhạc phẩm này và sau đó là tiếng hát Nguyễn Hòai Hương.




hoanglanchi
#2 Posted : Sunday, July 26, 2009 10:42:43 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Câu Chuyện Âm Nhạc

(Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi-Houston)

Hoàng Lan Chi phụ trách


Nắng Hạ

Link để nghe: www.dosite.net/lanchi/NhacChuDe/CCAN16.mp3


1) Dường như những giọt mưa tí tách thì thầm hay những cơn mưa trắng xóa bầu trời làm làm thi nhân có nhiều cảm hứng hơn những nắng hạ. Anh cũng yêu mưa nhất là mưa bụi nhưng anh cũng yêu nắng, những giọt nắng vàng loang sân trường của những ngày yêu dấu cũ

Tuổi trẻ ai cũng có những ngày tháng hạ thật vui khi mùa hè đến và phượng thắm cùng tiếng ve sầu râm ran. Em đã từng nghe mùa hạ rộn rã nhưng có bao giờ em thấy được dòng sông lười biếng trôi. Trong nắng hạ rất nhẹ nhàng của vùng đất mới anh trìu mến gửi đến em dư âm mùa hạ cũ

Vào hạ- Lê Hựu Hà-Uyên Mi- Thùy Hương-Dạ Nhật Yến

2) Dư âm của Vào hạ thật rộn ràng và những giọng ca trẻ đã phả những hơi thở mới cho một nhạc chưa là cũ. Nhưng anh ở bên kia và em ở nơi này thì kỷ niệm đọng trong em là một chiều hạ anh gọi cho em chỉ để em nghe Ngọc Lan hát thật dịu dàng nhạc phẩm “Nắng hạ” của Nguyễn Trung Cang và anh đã âu yếm hỏi “ Nắng bên em giờ này ra sao”. Em –trong dư âm của gịong hát ngọt ngào của Ngọc Lan đã nói dối “ Trời không nắng và yêu thương đã xa vắng” . Anh giận nếu nói thế anh sẽ không bao giờ gửi Năng cho em. Để tạ lỗi, em mời anh nghe lại Nắng Hạ nhé và vẫn với Ngọc Lan

Nắng hạ- Nguyễn Trung Cang- Ngọc Lan




3) Cảm ơn em với dư âm mùa hạ cũ và tiếng hát Ngọc Lan. Những âm thanh trẻ sẽ được đọng lại và anh sẽ gửi cho em bây giờ những tình tự nhạc quê hương với những tiếc nuối của một cuộc tình học trò trong sân trường ngày cũ với phựợng đỏ và ve ran:


Nắng hạ về- Cung Chiều- Vân Khánh


4) Tuổi thơ của chúng ta đong đầy tiếng ru của mẹ nhưng tuổi học trò thì cũng rền vang đại bác hàng đêm. Xứ người với tóc bạc hoa râm nhưng nắng vàng Houston vẫn quyến rũ để nhớ về Sài Gòn xưa với con đường Cộng Hòa, Duy Tân. Em có bao giờ ghé qua thành phố ấy một lần? Houston vàng nắng hạ, em nghe nhé, thơ Yên Hạc và dòng nhạc của Nguyên Thanh

Houston vàng nắng hạ-Thơ Yên Hạc- nhạc Nguyên Thanh- Hợp ca

5) Nếu Houston nắng hạ vàng gợi nhớ những con đường yêu dấu cũ nhưng Houston không thể nào có những hoa nắng vì không còn sân trường không còn áo trắng học trò để nắng xuyên qua cành lá và rũ từng cánh hoa nắng. Anh nghe nhé, Hoa Năng của Phạm Mỹ Lộc và tiếng hát nũng nịu của Bích Hợp

Hoa Nắng- Phạm Mỹ Lộc- Bích Hợp

Sương Lam
#3 Posted : Tuesday, July 28, 2009 4:26:18 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Lan Chi ơi,
LC đưa "Câu Chuyện Âm Nhạc" vào đây là phải rồi.Blush Hay lắm! Good Job!beerchugheart
SL đang đón đọc và nghe nhạc tiếp tục đây.Rose
hoanglanchi
#4 Posted : Tuesday, July 28, 2009 6:06:34 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Chị yêu

Chị thấy em làm biếng không
Gửi Câu Chuyện Âm Nhạc số 1 rồi biến cho đến số 16!
thôi để em gửi lại vài chương trình cũ nhá



Nhạc Phim “Chân Trời Tím” và “Loan Mắt Nhung”





Rê mouse hay copy link sau đây để nghe: 30 phút



www.dosite.net/lanchi/Nh.../CauChuyenAmNhacMuoi.mp3





Câu Chuyện Âm Nhạc kỳ này giới thiệu hai nhà văn Văn Quang và Nguyễn Thụy Long nói về hai phim Chân Trời Tím và Loan Mắt Nhung cùng hai nhạc phẩm viết cho các phim trên.



Cả hai nhà văn hiện đang cư trú ở Sài Gòn. Nhà văn Văn Quang còn khá khỏe, riêng nhà văn Nguyễn Thụy Long không được khỏe lắm.





Nhà văn Văn Quang nói về phim Chân Trời Tím như sau:





Truyện “Chân Trời Tím” được đăng ở báo Chính Luận. Ông Thái Lai xuất bản thành sách và sau đó có tái bản. Cùng khỏang thời gian đó nhà văn Văn Quang cộng tác với báo Kịch Ảnh của Quốc Phong. Ông Quốc Phong đề nghị dựng thành phim. Giai đọan đầu mời Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn nhưng sau đó đổi lại là Lê Hoàng Hoa. Diễn viên chính gồm Hùng Cường và Kim Vui. Liên Ảnh đề nghị Mai Thảo viết kịch bản phim nhưng Mai Thảo đề nghị Văn Quang viết chung.




Phim chỉ 1 giờ 30 phút nên cảnh bị cắt nhiều chỉ còn 40 % so với truyện. Tiền bản quyền do ông Quốc Phong trực tiếp nói chuyện với Văn Quang là 300.000 đồng, số tiền khá lớn vào thời đó. Sau đó 6% trên tổng số tiền lời. Liên Ảnh công ty thực hiện đúng, đàng hoàng về tiền này sau khi phim chiếu ở Sài Gòn và cả Lào, Pháp.



Nhạc sĩ Nhật Trường đã viết nhạc phẩm CTT sau khi đọc truyện và được phổ biến nhiều. Ca sĩ hát hay nhất là Minh Hiếu và được nhiều người thích. Khi hát, ở đọan giữa nhạc phẩm, ca sĩ Minh Hiếu đã đọc vài câu do nhà Văn Quang viết ngòai bìa. Đó là kỷ niệm nho nhỏ mà nhà văn Văn Quang còn lưu trữ trong ký ức cho đến nay.



Tuy vậy khi trình chiếu phim thì nhạc phẩm viết cho phim lại là “Nửa Hồn Thương Đau” với tác giả là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Thái Thanh hát.



Với nhà văn Văn Quang, cả hai nhạc phẩm đều hay nhưng nếu cho chọn thì ông chọn nhạc phẩm “Chân Trời Tím” của Nhật Trường vì đây là xúc cảm thật của nhạc sĩ sau khi đọc truyện còn Phạm Đình Chương thì viết “Nửa Hồn Thương Đau” cho phim.



Bộ phim này có nhiều thuận lợi vì được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận và yểm trợ. Sau khi chấp thuận, Bộ Tổng Tham Mưu lại đề nghị nhà văn Văn Quang đại diện Bộ bên cạnh hãng phim để thực hiện. Ví dụ tại Nha Trang có tiền đồn Súôi Dầu đã bỏ nên không quân được oanh kích tự do để đóng phim. Đây là phim cinemacope đầu tiên ở Việt Nam .







Chân Trời Tím- Trần Thiện Thanh-Ngọc Lan

Nửa hồn thương đau- Phạm Đình Chương- Thái Thanh





Nhà văn Nguyễn Thụy Long bịnh đã lâu. Năm ngóai ông phải cấp cứu trong bệnh viện và hiện nay đã về nhà nhưng sức khỏe còn kém. Tuy vậy giọng ông khá rõ ràng. Ông không nhớ tên nhạc sĩ viết “Loan Mắt Nhung” nhưng ông nhớ nhạc sĩ này vừa được giới thiệu ở Thúy Nga By Night.



Nhà văn Nguyễn Thụy Long kể như sau:



Loan Mắt Nhung là chuyện có thật và thời gian đó nhà văn NTL sống với giới giang hồ nhiều. Tôi là người nghệ sĩ cần phải nói sự thât với độc giả. Sau khi nhà văn Chu Tử bị tai nạn, NTL viết cho báo Sống. Loan Mắt Nhung viết từ 1968 đến 1970 và đăng hàng kỳ. Đạo diễn Lê Dân thuộc hãng phim của bà Nguyễn Thị Lợi và kịch bản phim do Lê Dân và Minh Đăng Khánh cùng viết. Phim bị rút gọn khỏang 40 % so với truyện. Nhạc phẩm do nhạc sĩ em bà Lợi viết và nhiều ca sĩ hát…





Loan Mắt Nhung-Hùynh Anh-Sơn Tuyền



Hoàng Lan Chi chỉ ghi tóm tắt những gì hai nhà văn Văn Quang và Nguyễn Thụy Long tâm tình. Xin mời nghe.



Tác phẩm, ý kiến xin liên lạc amnhaclanchi@gmail.com



Các chương trình Câu Chuyện Âm Nhạc do Hoàng Lan Chi phụ trách được lưu trữ ở web sau đây:



http://www.thegioinguoiv...t/forumdisplay.php?f=134
hoanglanchi
#5 Posted : Tuesday, July 28, 2009 6:08:48 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Những nhạc phẩm mới được ưa thích



Rê mouse hay copy link sau đây để nghe: 30 phút



www.dosite.net/lanchi/Nh...uChuyenAmNhacMuoiMot.mp3




Câu Chuyện Âm Nhạc kỳ này xin trân trọng giới thiệu môt số nhạc phẩm mới được nhiều thính giả ưa thích



Kính thưa quý vị, những nhạc phẩm cũ đã có một chỗ đứng trong tâm hồn thính giả. Chỗ đứng ấy ở đâu tùy mỗi người. Thay đổi không khí cho Câu Chuyện Âm Nhạc, hôm nay Lan Chi xin giới thiệu vài nhạc phẩm mà qua theo dõi cũng như thư từ thính giả mà Lan Chi nhận được là nhạc phẩm mới được ưa thích. Tất nhiên mọi việc trên đời đều có tính cách tương đối và việc các nhạc phẩm này cũng thế. Ưa thích với người này và không với người kia.



Trong phạm vi của Câu Chuyện Âm Nhạc xin giới thiệu



Dạ Quỳnh Hương- Phạm Anh Dũng-thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao-Trần Thái Hòa

Em không còn qua nữa những bậc thềm rêu- Đào Nguyên- thơ Phạm Ngọc-Cam Thơ

Hoa nắng-Phạm Mỹ Lộc- Bích Hợp

Sài Gòn yêu ơi- Minh Duy- Mỹ Dung

Thì thầm mùa thu- Lê Vân Tú- Mai Khôi



Dạ Quỳnh Hương của Phạm Anh Dũng thọat tiên đến với giới thuởng ngọan qua tiếng hát Bảo Yến. Sau đó nhanh chóng được nhiều thính giả ưa thích vì giòng nhạc nhẹ nhàng, tha thướt và lời khá mềm mại không trau chuốt lắm. Môt số thính giả tại Virginia như anh Phạm Xuân Thái, anh Hòang Cung Fa (con trai nhạc sĩ Hoàng Trọng) và Hiếu Thuận đều thích và hát nhạc này. Câu Chuyện Âm Nhạc xin giới thiệu tiếng hát Trần Thái Hòa vì theo thiển ý cá nhân Hoàng Lan Chi thì Trần Thái Hòa hát bài này hay nhất.



Dạ Quỳnh Hương- Phạm Anh Dũng- thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao-Trần Thái Hòa



Một nữ nhạc sĩ đang cư trú ở Orange Conunty đã trình làng 2 CD, Đào Nguyên. Nhạc phẩm “Em không còn qua nữa những bậc thềm rêu” nằm trong CD số 2. Phổ từ thơ Phạm Ngọc nên lời hay và dòng nhạc không quá khó để chỉ là độc quyền của ca sĩ mà người nghe nếu thích, chỉ cần nghe vài lần cũng có thể “nghêu ngao” . Nốt nhạc cuối cho chữ “cứa” ở bài này khá.



Em không còn qua nữa những bậc thềm rêu- Đào Nguyên- thơ Phạm Ngọc-Cam Thơ





Phạm Mỹ Lộc là luật sư ở California . Anh học nhạc và viết nhạc khá sớm nhưng không viết nhiều vì công việc luật sư rất bận rộn và anh thích nghiên cứu. Một nhạc phẩm rất học trò với nốt nhạc mềm, tha thuớt như Dạ Qùynh Hương nhưng cái tha thuớt ở đây là không mênh mang như dòng suối mà chập chờn như cánh bướm khi la đà ngọn trúc khi sà bãi cõ mênh mang. Bích Hợp với chất giọng trong trẻo như cũng rất kỹ thuật và khá nũng nịu để diễn tả hoa nắng.



Hoa Nắng- Phạm Mỹ Lộc -Bích Hợp



Viết về Sài Gòn có khá nhiều dù là sau 1975. Một nhạc phẩm trung bình nghĩa là không ảo não cũng chẳng quá rộn rã mà nhẹ nhàng khi vẽ lại Sài Gòn của thuở xưa với kỷ niệm tình yêu. Lời nhạc vài chỗ khá trau chuốt với “Xiêm y, mắt biếc, yêu kiều, tịch liêu” v.v. đã làm bản nhạc như một áng văn đẹp mĩ miều. Nốt nhạc cuối cho những đọan sau đây khá hay:





-Chợt như thấy xiêm y chập chờn quyến gió

-Vườn nào ngát hương xưa chưa nhòa bóng dáng

-Dòng sông có êm trôi như dòng quá khứ



Sài Gòn yêu ơi- Minh Duy- Mỹ Dung



Thì Thầm Mùa Thu là một tác phẩm của Lê Vân Tú từ Úc Châu. Lời đẹp, nốt nhạc nhẹ nhàng. Nốt nhạc viết cho “Mong’ trong “mong chờ” được vút nhẹ. Khôi An từ San Jose viết như sau:



Thì Thầm Mùa Thu là một tác phẩm tôi thấy hay. Bài mang những hình ảnh xua nhu ‘dấu hài’, ‘lỗi phím’ nhung giai điệu thì mới lạ làm cho cả bài nhạc có nét đẹp cổ kính nhung không cu kỹ, hợp với cái buồn muôn thuở cuả muà Thu. Vừa vào bài, nốt cuối câu đầu đa vút lên cao “Nghe thoáng thì thầm mùa thu tới” thu hút một cách thanh thoát. Trong câu “Dịu dàng hồn thu đến bao giờ” nốt nhạc uốn cao trong chữ “bao”, hoi bất ngờ nhung rất uyển chuyển, giống nhu cái quay ngoắt đầu làm tung một mái tóc dài, tuy chỉ trong khoảnh khắc nhung đủ cho nguời thuởng thức chú ý. Và cung chính vì cái thoáng qua đó mà khi điệu nhạc lập lại, thính giả vẫn thấy thích.
Ở điệp khúc nhạc nhanh hon, cao và mạnh hon, réo rắt đẩy cảm xúc lên, say đắm…

Thu về thay lá trong vuờn xua,
Dấu hài còn in nhung nhớ
Chua phai nhòa.
Thu về đan áo pha màu ái ân,
Cung đan lỗi phím bao lần,
Sao hoài nhớ mong.

Thì thầm mùa thu- Lê Vân Tú- Mai Khôi
hoanglanchi
#6 Posted : Tuesday, July 28, 2009 6:10:37 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Lệ Đá, chặng đường từ nhạc đến lời





Rê mouse hay copy link sau đây để nghe: 30 phút



www.dosite.net/lanchi/Nh...e/CauChuyenAmNhacBon.mp3







“Lệ đá” là một nhạc phẩm có một đời sống khá đặc biệt. Nhạc chào đời trước, lời ra sau. Khi lời quyện với nhạc thì như chắp đôi cánh và nhanh chóng thu hút. Thu hút ca sĩ, thu hút thính gỉa, thu hút thế hệ xưa, thu hút thế hệ nay.



Chương trình hôm nay xin gửi:



-“Nhìn lui mấy chặng đường Lệ Đá’”, trích đọan bài viết của thi sĩ Hà Huyền Chi

-Tâm tình nhạc sĩ Trần Trịnh.

-Lệ Đá qua tiếng hát Nhật Trường, Lệ Thu, Y Phương. Nhật xét của thi sĩ Hà Huyền Chi về các giọng hát…



1) Ngó Lui Mấy Chặng Đường Lệ Đá –Hà Huyền Chi

Trích đọan bài viết của thi sĩ Hà Huyền Chi:





Lệ Đá, trước hết, không phải là một bài thơ phổ nhạc. Phải nói là tôi đã đặt lời cho bản nhạc (vốn không tên) của Trần Trịnh mới đúng. Do một cơ duyên đặc biệt, Trung sĩ Nguyễn Văn Đông, chơi Clarinet, giới thiệu Trần Trịnh với tôi:

-Nhạc Trần Trịnh khá lắm, nhưng rất ít người biết đến. Xin anh giúp thằng bạn em một lần, đặt lời ca giùm cho nó.

Tôi rất cảm mến Đông, nhưng liền lắc đầu:

-Em biết là anh vốn mù nhạc mà.

Đông tha thiết:

-Em biết chứ, nhưng em thành thực nghĩ rằng chỉ có anh mới giúp được nó.

Trần Trịnh cười hiền:

-Xin anh giúp cho. Tôi nghĩ là sẽ có cách...

Tôi thẳng thắn:

-.... Tuy nhiên, tôi cần nghe anh đàn bản nhạc này vài lần để có khái niệm về nhạc tính. ...



Chúng tôi kéo nhau lên đài phát thanh Quân Độị Trần Trịnh ngồi vào Pianọ Và điều ngạc nhiên là tôi ưa ngay cái âm hưởng buồn ngất ngây dịu nhẹ, rất Pianissimo ấỵ Melody thật tha thiết, ngọt ngào, bắt nhĩ. Khi ấy Đông đã kéo Dzương Ngọc Hoán qua và Hoán khen bản nhạc này không tiếc lời, khiến tôi có ngay quyết định giúp Trần Trịnh. Sau phần thảo luận, chúng tôi tự chế ra một quy ước riêng. Trần Trịnh ghi dưới các nốt nhạc chữ "o" cho những từ không dấu (bình thanh) / Dấu huyền cho các từ mang dấu huyền, hỏi Nặng./ Sắc cho các từ mang dấu sắc, ngã.



Tiếc là khi ấy loại máy cassette còn chưa được phổ biến. Tôi nghe Trịnh đàn thêm vài lần nữa và cố gắng nhập tâm cái âm hương của bản nhạc. Và tôi bắt đầu chơi ô chữ.



Kết quả ngoài sức tưởng tượng tôi, là không biết bằng cảm hứng nào đó, tôi đã hoà được cái rung cảm đích thực của thơ tôi cho nhạc Trịnh.Trần Trịnh mừng rỡ tới sững hồn. Anh và Hoán cùng hân hoan hát Lệ Đá khiến tôi cũng choáng ngợp niềm vui:



"Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời

Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời"



Lập tức tôi viết lời 2. Buổi trưa nắng gắt, dưới mái tôn thấp lè tè của quán cơm lính trong trạị Trên chiếc bàn bọc nhôm nóng bỏng, cáu bẩn, tôi thả hồn bay với Lệ Đá. Tôi viết thật dễ dàng, và khóc cũng dễ dàng với:



"Người đi, đi mãi không về

Thời gian xóa vội câu thề

Bóng anh nhạt nhoà bóng núi

Em với tình yêu trăng soi

Tượng đá kiên trinh ru con đợi chồng

Nhạc lá thu mưa hay chân ngựa hồng..."

Tôi cứ vừa viết vừa khóc thế đó, như khi ngồi chép lại những dòng này. Tôi bỏ dở bữa ăn, đem lời 2 lên đài Quân Độị. Gặp Nhật Trường trước phòng vi âm. Tôi đưa Lệ Đá ra khoe. Nhật Trường hát ngay với nỗi hân hoan bốc lửa. Hắn túm ngay lấy Trần Trịnh đòi soạn cấp kỳ hoà âm cho ban nhạc và 2 bè khác cho Mai Hương, Như Thuỷ. Khoảng nửa giờ sau Lệ Đá được thâu cấp kỳ. Nhật Trường, Mai Hương, Như Thuỷ, mỗi nguời trên tay một bản Lệ Đá "mì ăn liền" say mê hoà ca với nỗi xúc động đồng thiếp. Take one. Good take! Hát và thâu hoàn chỉnh ngay lần thứ nhất.

Sau đó, Lệ Đá góp mặt hàng đêm ở các phòng trà, tiệm nhảy. Lệ Đá vào khuê phòng, ra máy nước. Rồi quán cà phê cũng Lệ Đá, phim ảnh cũng Lệ Đá (với tiếng hát Khánh Ly, do Thanh Nga (?), Đoàn Châu Mậu diễn xuất, Bùi Sơn Ruân đạo diễn).



Lệ Đá 1 (sáng tác cuối thập niên 60)

1.

Hỏi đá xanh rêụ..bao nhiêu tuổi đời

Hỏi gió phiêu dụ..qua bao đỉnh trời

Hỏi những đêm sâụ..đèn vàng héo hắt

Ái ân...bây giờ là nước mắt

Cuối hồn một...thoáng nhớ mong manh

2.

Thuở ấy tôi nhự..con chim lạc đàn

Xoải cánh cô đơn...bay trong chiều vàng

Và ước mơ saọ..trời đừng bão tố

Để yêu thương...càng nhiều gắn bó

Tháng ngày là...men say nguồn thơ

Điệp khúc

Tình yêụ..đã vỗ...cánh rồi

Là hoạ..rót mật...cho đời

Chắt chiụ..kỷ niệm...dĩ vãng

Em nhớ gì...không em ơi

3

Mầu áo thiên thanh...thơ ngây ngày nào

Chìm khuất trong mưạ..mưa bay rạt rào

Đọc lá thư xưạ..một trời luyến tiếc

Nhớ môi em...và mầu mắt biếc

Suối hẹn hò...trăng xanh đầu non

Lệ Đá 2

1

Tượng đá kiên trinh...ru con đời đời

Là nét đan thanh...nêu cao tình người

Là ánh chiêu dương... đẩy lùi bóng tối

Tháng năm xạ..trùng trùng sóng gối

Ngóng nhìn từ...bát ngát chân mây

2.

Bài hát ca daọ..theo tôi vào đời

Và giữ cho tim...tôi xanh nụ cười

Nào biết trong em...còn nhiều trống vắng

Trái yêu đương...chỉ là trái đắng

Gã tật nguyền...buông trôi niềm tin

Điệp khúc

Tình yêụ..đã vỗ...cánh rồi

Là hoạ..rót mật...cho đời

Chắt chiụ..kỷ niệm...dĩ vãng

Em nhớ gì...không em ơi

3.

Tượng đá kiên trinh...ôm con đợi chồng

Nhạc lá thu mưạ..hay chân ngựa hồng

Lệ đá tuôn rơị..dòng dòng nối tiếp

Ngóng chinh phụ..đời đời kiếp kiếp

Suối vọng tìm...trăng xanh đầu non





2) Tâm tình nhạc sĩ Trần Trịnh



-Nguyễn Văn Đông (không phải nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông của Chiều Mưa Biên Giới) giới thiệu với Hà Huyền Chi năm 1968, Mậu Thân

-Chỉ một đêm viết xong. Lời 1

-Sau này là lời 2,3. Hiện giờ thi sĩ Hà Huyền Chi có viết thêm các lời 4, 5.

-Lúc đó có nhiều bài ở dạng melody. Rút ngẫu nhiên một bài và đưa thi sĩ Hà Huyền Chi



3) Thi sĩ Hà Huyền Chi nhận xét về các giọng hát Lệ Thu, Y Phương, Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng:





Lệ Đá qua Y Phương là 1 giọng ca xanh trẻ đầy cảm tính, tôi mới nghe lần đầu. Giọng hát và thể điệu của Y Phương hơi gần với Lệ Thu ở thời mới lớn. Giống Lệ Thu ở trình bày và giống luôn cả lối sửa ngôi vị của lời ca:

Lệ Thu sửa thản nhiên: {Nhớ môi "anh" và màu mắtt biếc}

Y Phương bắt chước y chang: {"anh" nhớ gì không "anh" ơi!}

Bằng Kiều cố làm mới thể cách trình diễn nhưng không đạt.

Y Phương làm dòng suối thanh thoả thành nhánh thác đìu hiu, không đáng.

Dường như chỉ Đàm Vĩnh Hưng là người thành công hơn khi làm mới Lệ Đá!

hhc



Lan Chi đã bật cười khi xem e-mail từ thi sĩ Hà Huyền Chi vì Lệ Thu sửa (nhớ môi anh và mầu mắt biếc) và Y Phương sửa (Anh nhớ gì không anh ơi). Riêng nhận xét của thi sĩ Hà Huyền Chi về Đàm Vĩnh Hưng (làm mới Lệ Đá thành công hơn Bằng Kiều, Y Phương), chúng tôi không có ý kiến. Cá nhân Lan Chi thấy Y Phương có lối hát khá mới.



Trong phạm vi chương trình, chúng tôi chỉ giới thiệu các giọng ca Nhật Trường, Lệ Thu, Y Phương.

hoanglanchi
#7 Posted : Tuesday, July 28, 2009 6:12:08 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trần Trịnh với “Trái Sầu Đầy”



Rê mouse hay copy link sau đây để nghe: 30 phút



www.dosite.net/lanchi/Nh...e/CauChuyenAmNhacHai.mp3





Hoàng Lan Chi





Một anh bạn trêu “Đang ở nơi hữu tình thì lại chui về thành phố lửa” khi anh nghe tin tôi đang ở Houston .



Trở về từ “thành phố lửa” Houston , Virginia bớt lạnh và hoa đào đang rực rỡ. Trong ánh đào tươi thắm, một sáng mờ sương tôi nghe “Trái Sầu Đầy”, tác phẩm mới của nhạc sĩ Trần Trịnh.



Thực ra khi gọi phone, tôi hỏi nhạc sĩ về nhạc phẩm mới nhất, ông nói mới nhất thì chưa có ca sĩ hát. Tôi hỏi tiếp “Thế trong các bài tương đối mới của anh, anh thích bài nào? Tất nhiên con mình thì đứa nào cũng ưa nhưng sẽ có đứa mình yêu hơn một chút xíu xìu xiu..”



Và nhạc phẩm mà Trần Trịnh yêu hơn “một chút xíu xìu xiu” đó là “Trái Sầu Đầy”! Và tôi thì yêu ngay tắp lự và không hề xíu xìu xiu tí nào cả!



Tôi thấy vui vì như tìm lại bạn cũ. Bạn cũ ở dòng nhạc từng quen thuộc với tôi thuở sinh viên. Tôi thấy yêu vì lời diễn tả mà đi theo nốt nhạc rất mướt không gượng ép. Có lẽ sau này khi nghe nhiều sáng tác mới, có khá nhiều nhạc phẩm mà lời nghe gượng nên tôi cảm thấy vui với “Trái Sầu Đầy” .



“Trái Sầu Đầy” với nốt nhạc quen thuộc của Trần Trịnh, không lê thê, không ảo não mà “ngăn ngắn”, khi thì lờ lững như giòng suối lướt nhẹ, khi thì như một cơn gió cũng nhẹ chỉ thoáng trôi trên ngọn cây mà không vút cánh trời mây. Lời nghe giản dị, diễn tả khá trọn vẹn ý tác giả để câu chuyện được đầy. Đầy là đủ mở bài, thân bài và kết luận. Nghe và có cảm tưởng chỉ cần nghe thêm mươi lần là có thể hát theo được.Tôi nghĩ đó là thành công nhỏ cho một nhạc phẩm chăng? Vì nếu nốt nhạc chuyển bất ngờ, nếu giòng nhạc quá cao hay quá thấp thì chỉ ca sĩ hát mà người nghe không thể “nghêu ngao”?



Bảo Yến, như một lần tôi từng nhận xét, cô có ưu điểm là giọng mạnh, không điệu nhưng khuyết diểm là hay bất thình lình lên cao một nốt nhạc cao của nhạc phẩm. Với “Trái Sầu Đầy” thì Bảo Yến, với cá nhân tôi khá thành công vì không có khuyết điểm trên. Nốt cao được cô lên vừa phải và không làm mất chữ.



Mở đầu kể chuyện sao thật dễ dàng với “dạo mới qua chưa quen ai..” và quá là gợi cảm khi “váy ngắn khoe đối chân nai”. Tôi bật cười với hình ảnh của ngay đọan đầu này. Đi học- mới qua- còn ngắm chân nai của váy ngắn! Và dễ thương vô cùng khi “cơn gió mon men quay lại” Ối chao, chân nai xinh quá là xinh để cơn gió phải mon men quay lại!



Tuyệt. Chỉ bốn câu đầu đã rất sống động với bao hình ảnh: ngôi trường trên dốc, vai đeo ba lô, váy ngắn, gió nhẹ!





Dạo mới qua chưa quen ai, "ba lô" đeo vai
Trường trên dốc cao, lê bước mệt nhoài
Váy ngắn phơi đôi chân nai, loanh quanh loay hoay
Đành cho cơn gió mon men quay lại

Qua đoạn hai, diễn tả đến cảnh chàng học. Lãng tử nên nào có học chăm bao giờ! Sớm đi học mà tối Tv, không học nên đã kêu rằng buồn còn hơn bệnh xá!



Ví nỗi buồn thì có nhiều cách. Nhưng ở đây đang nói về trường học nên Trần Trịnh đã ví buồn còn hơn bệnh xá. “Bệnh xá” sẽ làm …khối tâm hồn sinh viên, học trò xao xuyến. Chứng minh là tôi đây. Vì hai chữ này ám chỉ nơi mà chúng tôi trốn khi bệnh thật và cả khi … bệnh giả. Chỉ y tá, bác sĩ và giường trắng. Buồn chết được. Một câu diễn tả đủ bốn mùa rất cô đọng cho …thời gian, và kết cuộc là mùa cuối niên học thi làm tôi thú vị “Mùa thu lá bay, đông sang, xuân qua đến hạ”




Mùa thu lá bay, đông sang, xuân qua đến hạ
Bài học ôn dài quá
Sớm sớm ra đi, đêm đêm "ti vi" "cạc tun" dưới nhà
Buồn còn hơn bệnh xá

Giòng nhạc vẫn lờ lững như thế. À sao họ yêu nhau mà không thắm thiết nhỉ. Vòng tay ôm sao không chắc nhỉ?




Rồi đến khi ta quen nhau, thân nhau, yêu nhau
Mà sao vẫn nghe lạc lõng ban đầu
Chiếc bóng đôi ta chung nhau đêm không trăng sao
Vòng tay ôm chắc yên tâm cỡ nào



Đọan sau này chỉ lập lại tình ta. Dù là tung tăng nhưng trong giọng của chàng nhạc sĩ không có gì là hớn hở mà chỉ buôn thõng “Chuyện thần thiên đẹp cũng thế thôi”. Tôi thầm nghĩ, anh chàng này đúng là …yêu của tuổi già! Chỉ tuổi sồn sồn hay già mới viết như thế. Quen nhau, thân và yêu nhau mà chàng ta cứ nghe lạc lõng, đi tung tăng mà chỉ thở dài “Ừ, chuyện thần tiên cũng chỉ thế mà thôi”. Tại sao vậy nhỉ?

Vậy ta sánh vai tung tăng, lên non xuống đồi
Chuyện thần tiên đẹp cũng thế thôi
Chiếc ghế công viên lâu nay lân la không hay vắng mặt
Giật mình nghe chừng sắp cuối năm

À, điều mà chàng khắc khỏai có lẽ là đây chăng. Nếu anh lên đại học thì lối cũ của ngôi trường cũ (Trường nào ấy nhỉ, ông Trần Trịnh? trường college chăng? ) sẽ không còn dấu chân quen thuộc của đôi ta. Tôi thầm mắng như thế này “Vớ vẩn, thì ông cứ lên đại học. Nàng cũng vậy. Hai đại học có thể khác nhau nhưng lối đi chung có thể là những con đường phượng tím của California mà tôi mê ngất trời, mê không thua gì những con đường hoa đào của Virginia ..”


Nếu anh lên đại học
Lối cũ quanh co quen chân chẳng còn
Những hai ngôi trường
Rồi đây chưa biết đâu là chốn thuận đường



Đến đọan sau tôi hơi bối rối. Lỡ ra anh ở lại! Là sao? Là anh thi rớt? À, các cụ xưa thì “Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng” nhưng với chàng nhạc sĩ ở quê hương thứ hai thì là gì đây? Chàng không thi đậu và mộng mơ ngút ngàn của chàng/nàng sẽ không có để rồi thay vào đó là “trái sầu đầy”? “Trái sầu đầy” ở đây ám chỉ cái gì?



Thôi để chắc ăn tôi phải hỏi tác giả!



Tuy vậy tôi chỉ có thể kết luận, nhạc phẩm này mới mà cũ, lạ mà quen. Vì có cái “air” Trần Trịnh, tức “air Lệ Đá”! nếu Lệ Đá ẩn chút triết lý thì “Trái sầu đầy” chẳng có tí ti triết nào cả! Chỉ là mối tình cuối mùa, nở muộn trên vùng đất mới và một tương lai không rõ rệt, là hai con đường mà thiển ý cá nhân tôi hiểu là chính người trong cuộc biết trước mình sẽ rơi vào con đường nào nhưng cứ viết nỗi lòng để “Ai hiểu sao cũng được”.



Tôi có chút nuối tiếc. Cái thân bài còn thiêu thiếu nên cái kết luận có phần lửng lơ. Tôi đang tự hỏi, có phải Trần Trịnh đang bơ vơ, không phương hướng nên nhạc của ông vẫn còn hồn nhạc đó nhưng lời thì có vẻ… dù rằng trong “Trái sầu đầy”, một số lời rất trẻ trung.



Lỡ ra anh ở lại
Trách móc em nghe si mê khờ dại
Biết đâu sau này
Mộng mơ chưa chín thay vào trái sầu đầy





Viết tại rừng gió Virginia mùa hoa anh đào 2009



Hoàng Lan Chi



Sau khi viết , Lan Chi phỏng vấn nhạc sĩ Trần Trịnh. Hóa ra Trái Sầu Đầy là …ông viết hộ một cô nữ sinh.

Và nếu Huy Cận là trái sầu rụng rơi thì Trần Trịnh là trái sầu rất đầy! Xin click để nghe Trần Trịnh tâm tình …


hoanglanchi
#8 Posted : Sunday, August 9, 2009 12:28:40 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Đài Tiếng Nước Tôi-Houston
Câu Chuyện Âm Nhạc 17

Hoàng Lan Chi phụ trách

Lê Xuân Truờng, người từ California Kỳ 1

Click để nghe: www.dosite.net/lanchi/NhacChuDe/CCAN17.mp3



Lê Xuân Trường, người từ California, cộng tác với TT Thúy Nga từ hơn 10 năm và trên 70 tác phẩm đã được trình diễn trên sân khấu này.

Câu Chuyện Âm Nhạc kỳ này xin giới thiệu LXT với tâm tình cùng những tác phẩm của anh.


Do một cơ duyên tình cờ, tôi tìm đến dòng nhạc LXT. Đầu tiên là nhạc phẩm “Mưa trên vùng tóc rối” với tiếng hát Tuấn Ngọc.

1) Mưa trên vùng tóc rối- LXT-Tuấn Ngọc

Từ đó tôi tìm gặp LXT. Nghe LXT nói tôi khá ngạc nhiên. Đầu tiên là chữ Tâm. Tâm của LXT đối với các sáng tác mới! LXT cho rằng người làm chương trình phát thanh hãy cứ giới thiệu sáng tác mới và quyền thẩm định là của thính giả. Đừng chọn theo gou^t của mình, đó là điều LXT muốn chia sẻ.

LXT bày tỏ…

Từ quan niệm đó LXT đã sôi nổi “ ….Việt Nam có rất nhiều nhạc sĩ mới mà em nghe lạnh cả mình..” Họ là những ai vậy? Hãy nghe LXT bật mí nhé!


LXT nói về các nhạc sĩ mới ở khắp nơi


LXT cho rằng thật là hạnh phúc khi được nghe những nhạc phẩm mới và anh đã giới thiệu trong các chương trình của anh trên các làn sóng như 1180AM ở Houston, 1430 ở San Jose, HB ở Seatlle và 1190 ở Dallas

LXT nói về các chương trình phát thanh của mình

Giới thiệu 1 đọan của chương trình Nhạc Tuyển TopTen do LXT thực hiện


2) Một khoảng trời bơ vơ-Thiên Kim


Tôi bật cười khi nghe LXT hứa hẹn “ Chị thấy ai có Sáng Tác Mới hay thì giới thiệu đến em..”. Cảm ơn lòng tốt của người đang phụ trách viết nhạc cho Thúy Nga, Lan Chi mời quý thính giả nghe Thiên đường là đây qua tiếng hát Loan Châu, Trúc Linh, Trúc lâm, LindaTrang Đài, Bảo Hân….

Tại sao thiên đường là đây? Có cần tu hành đọc kinh gõ mõ để đến thiên đường không? Hãy nghe LXT tâm sự trước khi mời qúy vị nghe “Thiên đường là đây”


LXT kể về nhạc phẩm Thiên đường là đây

3) Thiên đường là đây - Loan Châu, Trúc Linh, Trúc lâm, LindaTrang Đài, Bảo Hân


Kỳ 1 xin tạm ngưng tại đây. Xin quý vị đón nghe kỳ 2 với nhiều tâm tình của một người nhạc sĩ coi như “một thế hệ bản lề”


Câu Chuyện Âm Nhạc lưu trữ tại đây:
http://www.thegioinguoiv.../forumdisplay.php?f=134

Liên lạc amnhaclanchi@gmail.com
hoanglanchi
#9 Posted : Saturday, August 15, 2009 1:31:18 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Đài Việt Nam Hải Ngoại –Hoa Thịnh Đốn



Sáng Tác Mới



Nguyễn Đăng Tuấn phụ trách



Hoàng Lan Chi thực hiện



Những Tình Khúc Trần Trịnh



www.dosite.net/lanchi/NhacChuDe/STMTranTrinh.mp3



Từ xưa tôi thích bài Lệ Đá của Trần Trịnh và Hà Huyền Chi. Thật cũng lạ, đa phần người nghe nhớ ca sĩ, kế đến là nhạc sĩ và hay bỏ quên …thi sĩ. Tôi cũng vậy, chỉ nhớ Trần Trịnh chứ hòan tòan không hề biết Hà Huyền Chi đặt lời!



Cách đây vài tháng tôi thực hiện chương trình về Lệ Đá cũng từ …duyên. Duyên đó là anh PK giới thiệu tiếng hát ca sĩ trẻ Y Phương hát Lệ Đá với phong cách mới. Từ Y Phương, tôi tò mò nghe nhiều người hát kể cả các ca sĩ trong nước. Rồi từ đó nảy ra ý tưởng thực hiện chương trình phát thanh. Nói ra buồn cười, lắm khi một chương trình nào đó của tôi ra đời hoàn tòan gẫu nhiên. Lọat bài phỏng vấn nghệ sĩ Nam Lộc là một ví dụ. Thoạt đầu, tôi chỉ định phỏng vấn Nam Lộc về kỷ niệm với Tùng Giang vì TG mới ra đi. Nhưng khi ngồi buồn ngắm lá phong xanh ngút, tôi nảy ra ý tuởng phỏng vấn Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ! Kết quả không ngờ, nhiều thính giả rất thích vì như một tài liệu lịch sử âm nhạc.



Khi thực hiện chương trình về Lệ Đá, tôi tìm đến nhạc sĩ Trần Trịnh. Anh có khuôn mặt trí thức hồn hậu có lẽ do anh từng có tú tài tây. Sau Lệ đá, tôi nhận từ nhóm Tình Ca Muôn Thuở CD “Tình khúc Trần Trịnh” với tuyển tập ca khúc.



Tuyển tập in trên giấy trắng cứng rất trang nhã. CD cũng được trình bầy đẹp.



12 nhạc phẩm trong đó hai là nhạc hòa tấu. Hòa âm Quốc Dũng với các giọng ca Bảo Yến, Xuân Phú, Quang Minh và Tấn Đạt.



Trái sầu đầy Bảo Yến

Đêm tuyệt vời Quang Minh

Gãy cành thiên hương Xuân Phú

Một đóa bâng khuâng màu e ấp- Bảo yến

Khuôn mặt thứ hai của tình yêu-Tấn Đạt

Cơn giông- Quang Minh

Đỉnh cao gió hú - Bảo yến

Hoa Nắng –Xuân Phú

Đêm Vàng- Quang Minh

Đuờng mây- Bảo yến

For little band – hòa tấu

The duo- hòa tấu



Trong phạm vi chương trình, chúng tôi xin giới thiệu một số nhạc phẩm và chỉ nêu nét đặc biệt. Với tình trạng sức khỏe và cả gia đình hiện tại của nhạc sĩ Trần Trịnh, Hoàng Lan Chi ước mong quý thính giả hãy mua CD để ủng hộ người nhạc sĩ già này. Xin trân trọng cảm ơn chân tình của quý vị.



Liên lạc Tình Ca Muôn Thuở Production 8930 Bolsa Ave – Wesmingter CA 92683 – ĐT: 714- 914- 9512.




Bây giờ xin quý thính giả bước vào thế giới âm thanh của người đặt nốt cho “Lệ Đá” ngày xưa…



Hai nhạc phẩm tương đối coi là mới của CD này là Đường Mây và Trái Sầu Đầy. Nhạc sĩ Quốc Dũng đã chế thêm vài nốt nhạc mang âm huởng jazz cho 2 nhạc phẩm này. Cả 2 nhạc phẩm này đều do Bảo yến hát và khá thành công.



Hãy thưởng thức nốt nhạc jazz trước nhé và sau đó Hoàng Lan Chi gửi đến quý vị tòan nhạc phẩm “Đường Mây”. Quý vị sẽ thấy dòng nhạc có chút mới không cũ như những nhạc phẩm xưa. Không dịu dàng, nhẹ nhàng, không luyến láy Việt Nam mà pha trộn một chút Nam Mỹ. Lời hát cũng vậy. Hãy nghe cái mới nhé thưa quý thính giả!



Đường mây-Bảo Yến

Trái sầu đầy-Bảo Yến




Chúng tôi hy vọng những thính giả thích tìm tòi nét mới sẽ có chút hài lòng với hai nhạc phẩm mà Lan Chi vừa giới thiệu



Với qúy vị còn hòai cổ, ưa thích dòng nhạc cũ với những nốt nhạc nhẹ nhàng thì Lan Chi xin mời qúy vị nghe



Quang Minh với Đêm Tuyệt vời



Và Xuân Phú với Gãy Cành Thiên Hương



Một nhạc phẩm dịu dàng và lời dễ thương, Hoa Nắng cũng với tiếng hát Xuân Phú


Đỉnh cao gió hú với tiếng hát Bảo Yến. Dòng nhạc có chút mới. Lời khá chắt lọc.



Trở lại dòng nhạc cũ với nốt nhạc tha thuớt và lời nhẹ nhàng, Tấn Đạt sẽ hát Khuôn mặt thứ hai của tình yêu.


Tạm biệt thính giả, Lan Chi gửi tiếng hát Quang Minh với một nhạc phẩm không cũ không mới, có tựa đề Đêm vàng
hoanglanchi
#10 Posted : Sunday, August 16, 2009 9:03:27 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Đài Tiếng Nước Tôi-Houston

Câu Chuyện Âm Nhạc 18

Hoàng Lan Chi phụ trách

Lê Xuân Truờng, người từ California- Kỳ 2


Click để nghe: www.dosite.net/lanchi/NhacChuDe/CCAN18.mp3


1) Thanh Bùi với nhạc phẩm Mirror mirror

Quý vị đang nghe Thanh Bùi một ca sĩ trẻ mới 25 tuổi sinh truởng ở Úc, người vừa đọat giải Australian Idol.

Chắc quý vị thắc mắc vì sao Lan Chi giới thiệu Thanh Bùi? Vâng, hãy nghe LXT nói về Thanh Bùi nhé.

LXT nói về dự án với ca sĩ Thanh Bùi

Người thực hiện CD cho Thanh Bùi và LXT là người đã làm cho Celine Dion. Các sáng tác đều do Thanh Bùi hát tiếng Anh và lời Việt của LXT. LXT đã hát từ Mỹ cho Thanh Bùi nghe qua phone để luyện tiếng Việt cho Thanh Bùi.

Trước Thanh Bùi, LXT đã đào tạo Angela Trâm Anh, một người Việt cũng sinh truởng ở hải ngọai như Thanh Bùi để hát tiếng Việt.

Niềm hãnh diện của LXT là đã đào tạo ca sĩ trẻ hát tiếng Việt. LXT gặp Trâm Anh khi đi chấm thi cho giải Giọng Ca Vàng của thi sĩ Quốc Nam ở Seattle.


LXT nói về việc đào tạo ca sĩ trẻ

2)Trâm Anh với Không Cần Nói


Ngược dòng dĩ vãng hãy nghe LXT kể chuyện ngày xưa và nhạc phẩm đầu tay “Hỏi thế có buồn không” . Sáng tác đầu tay này ra đời ở trại tị nạn khi tuổi LXT chỉ vừa mới 15. Nhạc phẩm thật da diết nói lên nỗi lòng của người thanh niên trẻ khi nhìn về quê hương

LXT nói về Hỏi thế có buồn không

3) Hỏi thế có buồn không –LXT hát

Sau khi rời trại tị nạn, LXT định cư ở Canada một thời gian. Tại đây, LXT vẫn tiếp tục con đường âm nhạc bằng các buổi hòa nhạc ở nhà thờ. Anh không thích dòng nhạc sối nổi ở vũ trường và cũng không thích không khí vũ trường

LXT nói về thời gian chơi nhạc ở nhà thờ


Một người bạn và khi người ấy mất đi thì LXT lập bàn thờ, đó chính là Lê Uyên Phương. Kỷ niệm với Lê Uyên Phương còn mãi khôn nguôi. Và kỷ niệm đến với TT Thúy Nga thật là duyên. Bây giờ LXT vẫn làm cho chính phủ và viết nhạc cho Thúy Nga cùng tham gia nhiều thứ khác đặc biệt lại còn làm cả …báo!

Tờ báo ấy là gì, nghe LXT kể nhé

LXT nói về nghề làm báo, kỷ niệm đến với Thúy Nga, Lê Uyên Phương


Lan Chi vừa giới thiệu LXT, người viết nhạc với tình ca Mưa trên vùng tóc rối, người yêu ngôn ngữ Việt với sự đào tạo ca sĩ trẻ thế hệ 2 hát lời Việt, người giới thiệu nhạc Việt với ca sĩ Thanh Bùi và người viết báo Việt với nguyệt san Văn hóa do Thúy Nga chủ trương.

Cuối cùng là người yêu sáng tác mới với các chương trình nhạc Việt mới. LXT, người từ California vừa được giới thiệu đến quý vị.

Xin thân ái chào tạm biệt với một nhạc phẩm cũ của nhạc sĩ và đặc biệt qua giọng hát của Lê Thu Thảo, người tình trăm năm của LXT!

4) Nếu đời không có anh- Lê Thu Thảo
hoanglanchi
#11 Posted : Sunday, August 23, 2009 10:15:59 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Câu Chuyện Âm Nhạc 19

Hoàng Lan Chi phụ trách


Giới thiệu CD Sài Gòn Vĩnh Biệt –Nam Lộc P 1

Link để nghe: www.dosite.net/lanchi/Nh...CAN19SaiGonVinhBiet1.mp3


Câu Chuyện Âm Nhạc hôm nay xin giới thiệu CD Sài Gòn Vĩnh Biệt –Nam Lộc






HLC: CD Sài Gòn Vĩnh Biệt của nghệ sĩ Nam Lộc được phát hành năm 2005 bởi TT Thúy Nga. CD này gồm các nhạc phẩm ưng ý của NL và được trình bầy bởi khá nhiều ca sĩ như Khánh Ly, Trần Thái Hòa, Thế Sơn, Như Quỳnh, Thu Phưong, Minh Tuyết và cả chính tác giả. Hòa âm bởi Nhật Trung, Đồng Sơn và Tùng Châu.

12 nhạc phẩm thì đến 4 là dòng nhạc lưu vong. Còn lại là những nhạc phẩm nhạc ngoại lời của Nam Lộc hay nhạc của Tùng Giang, Vũ Thế Hưng. Đặc biệt lại có một nhạc phẩm do NL phổ từ thơ Trần Mộng Tú.

Bây giờ xin mời quý vị bước vào dòng nhạc Nam Lộc và đặc biệt trong chương trình hôm nay ngòai nghệ sĩ Nam Lộc California, còn có sự tham gia của Khôi An từ San Jose và Ngũ Lang từ Oklahoma.






KA: Em xem lọat bài chị phỏng vấn nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70 và phải nói em rất thú vị vì thuở đó tuy chúng em có nghe nói đến nhạc trẻ thật nhưng để biết rõ thì không. Một chi tiết khiến em thú vị nhất là nghệ sĩ Nam Lộc bảo rằng ông không giỏi nhạc lý nhưng có vài bản nhạc của ông lại rất nổi tiếng. Theo chị tại sao vậy?

HLC: KA biết không chị cũng rất ngạc nhiên khi biết điều đó lúc phỏng vấn nghệ sĩ Nam Lộc. Cá nhân chị ưa thích bài “Trưng Vương khung cửa mùa thu” nhưng đây lại là nhạc ngọai quốc. Chị cũng ưa cả “Em đã quên mùa thu” nhưng khổ nỗi lại là nhạc của Tùng Giang.
A: Tiếc nhỉ. Hình như chị tòan thích những bài không phải do anh Nam Lộc viết nốt nhạc!

HLC: Không đâu. Từ khi còn ở trong nước chị đã thích “Sài Gòn vĩnh biệt”, thì đó là nhạc và cả lời là của Nam Lộc. Nhưng để hỏi anh Nam Lộc là nhạc phẩm này anh viết trong bao lâu và có ai sửa nốt nhạc cho anh không và sửa chỗ nào nhé.

Nam Lộc: Cám ơn cô Lan Chi, tôi sáng tác nhạc phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt vào tháng 11, năm 1975 khi vừa xuất trại tỵ nạn Pendleton và dọn về “share apartment” với một người bạn (cựu đại úy cảnh sát Nguyễn Văn Cư, hiện đang sống tại Los Angeles ). Đây cũng là tác phẩm đầu tiên mà tôi soạn cả nhạc lẫn lời, nhưng không thể ngờ được là chỉ trong vòng 45 phút tôi đã hoàn thành xong bài hát. Anh Cư là một nhân chứng sống và cho đến bây giờ anh vẫn thường nói, chính niềm thương nhớ ray rứt cùng nỗi đớn đau của thân phận lưu vong ấp ủ trong suốt thời gian sống ở trại tỵ nạn, đến một lúc nào đó bỗng dưng tuôn trào như dòng suối chẩy, khiến tôi không thể ngăn được những lời nhạc mà anh ta cho là rất chân thành, từ đáy tim của một người tỵ nạn đã giúp tôi viết được bài hát SGVB. Tôi đã ghi vội những khung cùng nốt nhạc sơ sài, và sau đó đã nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh kẻ lại cho chính xác bằng bút chì, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ bản thảo đó như một chứng tích kỷ niệm quý giá ở trong đời.

1) Sài Gòn vĩnh biệt- Nam Lộc hát

KA: Sài Gòn Vĩnh Biệt có thể nói là bài nổi tiếng nhất c ủa n/s Nam Lộc nhưng em cũng biết một số người rất thích bài Nguời Di Tản Buồn. Em còn nhớ sau năm 75, Sài Gòn Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn hay đuợc hát lén ở các bu ổi họp bạn. Những lời như
“Cho t ôi xin l ại n ụ c ư ời n ở tr ên m ôi ngu ời y êu dấu .
Cho tôi xin lại bờ rừng nơi từng chiến đ ấu bên nhau”
đã l àm cho chúng em vô cùng cảm động. Người Di Tản Buồn cũng là một bài mà nhạc và lời đều là của nhạc sĩ Nam Lộc, phải không thưa chị ?

Nam Lộc: Nhạc phẩm Người Di Tản Buồn đối với tôi không phải là một bài hát, mà lời trần tình đối với quê hương đất nước, đối với gia đình và đặc biệt là đối với các chiến hữu của mình. Tôi đã dựa vào dòng tâm tư cùng hình ảnh và những kỷ niệm có thật xẩy ra trong cuộc đời để hoàn tất bài hát này. Từ những hàng cây dài bóng mát ở các ngôi trường thuở học trò. Hình ảnh con đê dài ở làng Nội Duệ, tỉnh Bắc Ninh, nơi tôi đã chào đời. Cho đến thời kỳ khoác chiến y, cầm súng chiến đấu bên cạnh những người bạn đồng ngũ, sống nay, chết mai. Những đêm hành quân trong rừng hay đóng trại trên những ngọn đồi nghe tiếng bom đạn triền miên. Và chính khuôn mặt của từng người tử sĩ mà tôi đã một thời chiến đấu bên cạnh họ đã là động lực chính để tôi hoàn thành ca khúc nhiều nước mắt này!




2) Nguời Di Tản Buồn-Thế Sơn


HLC: KA có biết là sau 75, anh NL mang nỗi buồn ở trọ nên lại viết một nhạc phẩm khác trong dòng nhạc tương tự không, Mẹ ơi khi con vừa trở lại! Mời quý thính giả cùng nghe với chúng tôi nhé.

3) Mẹ ơi khi còn vừa trở lại- Khánh Ly

KA: Tuy nhạc di tản của nhạc sĩ Nam Lộc rất nổi tiếng, nhưng, cũng như chị, em phải nói là em thích nhất là bài Trưng Vương Khung Cưả Muà Thu. Tuy nhạc sĩ Nam Lộc chỉ viết lời cho bản nhạc này thôi, nhưng những lời đó quá hay và quyện với notes nhạc một cách quá khéo léo nên người ta yêu thích và nghĩ về bài này như một bản nhạc Việt thuần túy . Những lời như “Nắng vẫn vương nhẹ gót chân…
Trưng Vương vắng xa anh dần.
Muà Thu đã qua một lần.
Chợt nghe bâng khuâng, lá rơi đầy sân…”
thật là quá đẹp và quá Việt Nam. Từ khi bài này nổi tiếng “khung cưả muà Thu” đã thành một biểu tuợng đẹp để nói về trường Trưng Vương. Em nghĩ ngày xưa chắc nhạc sĩ Nam Lộc đã đến truờng Trưng Vương nhiều lần lắm, và đã nhiều lần đứng ngắm lá rơi ở con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nên mới nghĩ ra được một cách diễn t ả đẹp như vậy. Em hơi tò mò … em muốn hỏi ngày xưa nhạc sĩ Nam Lộc có bao nhiêu cô bạn gái ở Trưng Vương và cô nào đã là đối tuợng cho nhạc phẩm Trưng Vương Khung Cưả Muà Thu ?

HLC: Anh NL có cho chị xem hình của cô ấy nhưng tất cả bây giờ đã là kỷ niệm. Không biết anh NL có can đảm kể lại không.
NL: Có chứ, kỷ niệm không cần phải can đảm, nhất là kỷ niệm đẹp thì lại càng phải nên nhắc đến, chỉ sợ không có người để ý hay có ai muốn nghe mà thôi. Nhưng nói thì nói vậy chứ kể lại chỉ thấy buồn và nhớ vì có thể cả trăm năm sau Trưng Vương vẫn còn đó những khung cửa muà Thu, và dù:

Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời,
Công viên năm xưa hoa vẫn rơi tuyệt vời,
Nhưng ...
bóng người thì mịt mùng... !

Biết đâu mà tìm phải không Lan Chi?



4)Trưng Vuơng khung cửa mùa thu- nhạc ngọai quốc- lời Nam Lộc- Minh Tuyết

Xin tạm biệt và đón nghe Phần 2


Câu Chuyện Âm Nhạc lưu trữ tại đây:

http://www.thegioinguoiv.../forumdisplay.php?f=134

Liên lạc amnhaclanchi@gmail.com


hoanglanchi
#12 Posted : Sunday, September 13, 2009 7:40:43 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Câu Chuyện Âm Nhạc 21
Hoàng Lan Chi phụ trách

Phạm Thiên Thư với “Ngày Xưa Hoàng Thị”



Link để nghe: www.dosite.net/lanchi/Nh...CAN21NgayXuaHoangThi.mp3



Nội dung:

“Ngày xưa Hòang Thị” với các tiếng hát Thái Thanh, Đức Tuấn, Thái Hiền
Nhà thơ Phạm Thiên Thư nói về “Ngày xưa Hòang Thị” (nhà thơ hiện ở Việt Nam, Lan Chi thu âm năm 2006)
Nhà báo Phạm Kim, Seattle nói về “Ngày xưa Hòang Thị”



1) Thái thanh hát Ngày xưa Hoàng Thị

Quý vị đang nghe những âm thanh của một dòng nhạc cũ từ 1971. “Ngày xưa Hoàng thị”, Phạm Duy phổ từ thơ Phạm Thiên Thư …


2) Năm 1971, nhạc phẩm Ngày xưa Hoàng Thị do Phạm Duy phổ từ thơ Phạm Thiên Thư vừa xuất hiện đã nhanh chóng chiếm cảm tình của giới học sinh sinh viên.

Giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại và dễ hát nên không lạ khi khắp nơi đều vang Ngày Xưa Hoàng Thị. Câu chuyện tình không rõ nét và dang dở như hầu hết các chuyện tình của thi nhạc. Một điều đặc biệt là nhân vật chính lại có một cái tên rất quê mùa: Hoàng Thị Ngọ. Một cái họ và tên rất đặc trưng Việt Nam thời xưa; chữ lót Thị ám chỉ là người nữ và tên là tuổi của nàng. Tuổi ấy chẳng nhí nhảnh như Tí, chẳng cao sang như Thìn mà lại có phần kỳ cục vì là tuổi… Ngọ. Thế mà Ngọ oai phong đi vào vũ trường, giảng đường và chả mấy chốc nàng nghiễm nhiên là chủ của quán cà phê của phòng trang điểm.

3) Vì sao vậy? hãy nghe nhà báo Phạm Kim từ Seattle chia sẻ


4) Ai là người hát NXHT đầu tiên? Tôi không nhớ nhưng người để ấn tuợng rất mạnh trong tôi là ca sĩ Thái Thanh. Tuy vậy có những người lại thích Duy Quang. Họ nói rằng vì tiếng hát DQ ấm và là Nam nên diễn tả mối tình ấy hợp lý hơn. Tuy vậy Lan Chi xin giới thiệu môt giọng nam trẻ bây giờ, Đức Tuấn

Đức Tuấn hát Ngày xưa Hoàng thị

5) Lời của nhạc phẩm không văn hoa trải chuốt nhưng hình ảnh được vẽ lên thì dễ thuơng. Nào là đường mưa nho nhỏ, nào em ôm tập vở, nào con chim trong bụi cây đang dấu mỏ. Tòan những hình ảnh lãng mạn thơ mộng của tuổi học trò. Có lẽ năm 1971, coi như gần 10 năm VC thành lập cái gọi là Mặt trận giải phóng (1960) và xua quân xâm chiếm miền nam, gây tang tóc, chinh chiến khiến một số thanh niên miền Nam bắt đầu thấy mỏi mệt và nhung nhớ những hình ảnh êm đềm lãng mạn chăng


Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay

Em đi dịu dàng
Bờ vai nho nhỏ
Chim non lề đường
Nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về


6) NXHT đã có một đời sống khá đặc biệt. Mấy chục năm sau, danh ca Thái Thanh đã chọn NXHT là một trong 3 nhạc phẩm mà bà trình diễn trong đêm nhạc Thái thánh ở Canada. Thái thanh hát NXHT cùng với “Tiếng nước tôi”. Có lẽ nhiều thính giả đóan rằng nhà thơ Phạm Thiên Thư giữ hình ảnh về Hoàng Thị Ngọ rất sâu đậm nhưng thực tế không phải vậy. Ông chỉ xem đó là một kỷ niệm và có vẻ không sâu đậm chút nào.

Xin mời nghe nhà thơ PTT nói về Hoàng Thị ngày xưa của ông như sau:

Sau 1975, trong một dịp tình cờ, Lan Chi nghe được Thái Hiền qua đài VOA, với Ngày Xưa Hòang Thị. Từ người bác Thái Thanh đến cô cháu Thái Hiền, Hoàng thị Ngọ vẫn đẹp, vẫn tóc dài tà áo vờn bay vẫn đường mưa nho nhỏ … nhưng Ngọ của Thái Hiền có gì đó trẻ trung hơn ở nhịp điệu nhanh và cả gịong hát ấm

Thái Hiền-Ngày xưa Hoàng thị


Kỳ tới: Phạm Thiên Thư với Đưa em tìm động hoa vàng

Câu Chuyện Âm Nhạc lưu trữ tại đây:

http://www.thegioinguoiv.../forumdisplay.php?f=134

Liên lạc amnhaclanchi@gmail.com




Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.