Rank: Advanced Member
Groups: Moderator, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 2,175 Points: 423 Location: San Diego Thanks: 15 times Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
|
Sưu Tầm ( không rõ tác giả)
Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Cuộc Sống
Lo lắng, stress, tức giận, mất ngủ, nghi ngờ chính bản thân, bực dọc, bồn chồn…là một trong số những vấn đề quấy rầy cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta cảm thấy buồn rầu và mệt mỏi, vì vậy chúng ta cần phải làm điều gì đó để loại bỏ những yếu tố tiêu cực này ra khỏi cuộc sống.
Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ gia đình hay các chuyên gia y tế khác nếu bạn thấy sức khoẻ của mình có dấu hiệu không ổn. Bởi vì có thể chỉ có họ mới xác định rõ bạn đang bị gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Trong phạm vi tự lực, chúng ta có thể có rất nhiều cách để cải thiện bản thân. Những ý tưởng sau đây đã được viết và viết lại bởi rất nhiều nhà tư tưởng lớn trong quá khứ cũng như các tác giả nổI tiếng nhất hiện nay. Trong nhiều trường hợp thì những gì viết hai nghìn năm trước đây có thể có hiệu quả hơn cả những gì được viết hiện nay, nguyên nhân là do chúng đã có sự đứng vững qua thời gian. Những ý tưởng này có thể rất dễ hiểu nhưng không dễ để thực hiện. Điểm khởi đầu tốt nhất ở đây là sự tự lực hay sự tự cải thiện bằng cách đến thư viện hay các cửa hàng sách báo. Hãy bắt đầu với những quyển sách bán chạy nhất, đọc càng nhiều càng tốt, sau đó đọc lại quyển tốt nhất, nhấn mạnh các cụm từ đáng chú ý nhất và ghi chép lại. Như một sự khởi đầu, những trang như vậy luôn chứa những thông tin ngắn gọn và đầy đủ nhất. “Một suy nghĩ thực sự thông minh là suy nghĩ đã được tư duy hàng nghìn lần nhưng để biết nó thực sự là của mình, chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều lần một cách chân thực cho đến khi nào nó trở thành nguồn gốc cho khinh nghiệm cá nhân của chúng ta”. (Johann von Goethe 1749-1832) .
1) Lo lắng
“Một điều vô hình nhưng có quyền lực vô hạn, nó có thể làm biến mất sự rạng rỡ của khuôn mặt, sự ổn định trong nhịp tim, làm mất sự ngon miệng và khiến tóc bạc rất nhanh” Benjamin Disraeli (1804-1881) đã định nghĩa như vậy về sự lo lắng. Nhưng lo lắng không chỉ gây ra những hậu quả như Benjamin nói mà thậm chí còn nhiều hơn cả như thế! Những gì mà sự lo lắng mang đến cho chúng ta đã được chứng minh bằng tài liệu cụ thể của rất nhiều tác giả, các chuyên gia về sức khoẻ và những nhà triết học. Sự lo lắng có thể làm chúng ta suy yếu và chán nản và biến cuộc sống thành những cơn ác mộng. Điều tối thiểu mà nó gây ra là khiến chúng ta không thể sống vui vẻ như chúng ta đã từng còn tối đa là sẽ khiến chúng ta suy sụp dần dần cho đến khi kiệt sức. Có rất nhiều phương pháp để làm giảm hay loại bỏ sự lo lắng cùng một số triệu chứng có liên quan đến nó. Lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra có thể làm mất một phần lớn thời gian của đời người, nó chẳng mang lại điều gì tốt cả mà chỉ mang lại những điều không có lợi cho chúng ta” . Michel de Montaigne (1533-1599) đã phát biểu : ”Cuộc đời tôi đầy những bất hạnh khủng khiếp mà phần lớn không bao giờ xảy ra”. Phần lớn nỗi lo lắng không có cơ sở cụ thể. Phần còn lại, sau khi được nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể giải quyết được. Trong số phần trăm rất nhỏ ở trường hợp chúng không thể giải quyết được thì những sự lo lắng này không thể chi phối cuộc sống cuả chúng ta. Nếu như chúng ta không thể làm gì, hãy nghĩ tới những gì tốt đẹp và thú vị trong cuộc sống và giữ tinh thần sảng khoái và dễ chịu nhất. Không bao giờ là muộn để loại bỏ sự lo lắng cả.
2) Thái độ
Chắn chắn tại một thời điểm nào đó chúng ta sẽ lâm vào những tình huống khó khăn. Chúng ta cảm thấy mình thật vô dụng và tuyệt vọng. Bạn nên có suy nghĩ rằng bản thân những tình huống này không hề đáng sợ mà là chính thái độ của chúng ta với chúng. Suy nghĩ tới những gì tích cực hơn có thể đem lại hiệu quả cực kì lớn tới tâm trạng. Điều này đã được chứng minh qua nhiều năm bởi nhiều tác giả vĩ đại. Michel de Montaigne (1553-1592) đã nói: “Con người ta không bị tổn thương nhiều bởi những gì xảy ra mà bởi chính những suy nghĩ của họ về chúng”. Bằng cách suy nghĩ về những gì tốt đẹp trong cuộc sống cùng với những nỗ lực mới chúng ta sẽ cảm thấy thỏai mái ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào suy nghĩ và chúng ta có thể kiểm soát chúng. John Miton cũng đã từng nói: ”Tâm hồn tạo ra chính nó, có thể là thiên đàng hay địa ngục”. Hãy nhìn những đứa trẻ, chúng ngã và tự đứng dậy cứ như vậy chúng sẽ biết đi. Chúng luôn cười vui vẻ cho dù đó là chuyện nhỏ nhặt nhất. Chúng luôn thích thú trước những gì mới lạ và luôn ngủ rất ngon.
3) Nỗi tức giận
“Nếu như không kiềm chế sự tức giận, chúng sẽ làm chúng ta tổn thương nhiều hơn là những gì gây ra chúng” Một trong những nguyên nhân gây ra sự lo lắng và nghi ngờ bản thân chính là thái độ thù địch với mọi người. Khi một người nào đó tức giận thì họ không nên biểu lộ thái quá ra ngoài hay quá giữ chúng trong lòng nhưng điều tốt nhất ở đây là không nên tức giận thì hơn. Có thể có lí do chính đáng để tức giận nhưng có đáng để như thế không? Rất nhiều người thông minh biết rằng câu trả lời là không. “Những gì bắt đầu trong cơn tức giận sẽ kết thúc trong sự xấu hổ“ (Ben Franklin). Do đó khi tức giận bạn nên cân nhắc cảm xúc của mình. Hãy nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác mặc dù nó có thể bất hợp lí. Bạn có thể làm gì để tìm ra điều khiến bạn tức giận ? Đừng ngại khi phải hỏi xin lời khuyên hay sự giúp đỡ. Đôi khi nếu như đó là sự khó chịu nhỏ do thói quen xấu của người khác, bạn nên nhẫn nhịn một chút - điều này rất hiệu quả . Sự căm ghét chính là lòng tức giận được kéo dài thêm của con người. Hầu như chắc chắn là nó sẽ không khiến người khác làm sao cả mà khiến chính bản thân chúng ta mệt mỏi. “Căm ghét chính là sự tự trừng phạt của bản thân“ (Housea Ballou). Có rất nhiều kiểu căm ghét khác nhau, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và không cần lí do nào cả để thực hiện. Tin đồn một trong những sự tấn công với tính cách của con người vì vậy đừng tạo điều kiện để người khác nói xấu nhau khi họ không có mặt.
4) Suy nghĩ
Cuộc sống là những suy nghĩ, khi chúng ta ngừng suy nghĩ thì không có cuộc sống. Dù nghĩ như thế nào thì đó cũng là những suy nghĩ của chúng ta về cuộc sống xung quanh. Bởi vì chúng ta có thể kiểm soát suy nghĩ của mình nên chúng ta có thể quyết định cuộc sống của mình. Luôn suy nghĩ tích cực và làm theo chúng là điều rất quan trọng, chúng khiến cuộc sống của chúng ta thật vui vẻ và dễ chịu. Nếu như chúng ta không có những suy nghĩ đúng đắn, chúng ta sẽ khiến cuộc sống của mình trở thành những gì hoàn toàn không mong muốn. “Chúng ta là những gì mà chúng ta nghĩ “ - Đức phật đã từng dạy như vậy. Cuộc sống hàng ngày có những suy nghĩ gắn liền với trách nhiệm công việc, người khác hay việc giải quyết các khó khăn. Nếu có thể, hãy cố gắng đừng quá suy nghĩ về nhiều thứ khác nhau, đừng suy nghĩ hay hành động quá nhanh. Hãy bắt đầu ngày mới của bạn bằng cách vạch ra các kế hoạch để đến khi ngủ bạn hoàn toàn thoải mái, hài lòng và sẵn sàng cho một giấc ngủ tuyệt vời. Ngẫm nghĩ về mọi thứ xung quanh có thể đem lại cho bạn rất nhiều thứ : học hỏi, hoàn thành trách nhiệm và công việc, nhữngkinh nghiệm thú vị… hãy nghĩ về hạnh phúc, những mục tiêu của bạn, cuộc sống và những điều thú vị quanh nó, nguyên tắc và cách cư xử của bạn.
5) Tình bạn
“Tình bạn khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn và giảm bớt đau khổ bằng cách nhân đôi niềm vui và giảm một nửa nỗi buồn” (Marcus Cicero). Đối xử hoà nhã với gia đình và bạn bè là một phương pháp giảm stress tuyệt vời. Thay vì việc lo lắng thái quá về những khó khăn hãy giành thời gian quan tâm tới người khác. Có tình bạn đẹp giống như có sức khoẻ tốt vậy, hãy trân trọng nếu như bạn may mắn có nó. “Cách duy nhất để có một người bạn tốt là hãy làm một người bạn tốt” Làm cho mọi người yêu quý bạn chỉ là điều khởi đầu và điều này tương đối dễ thực hiện. Mọi người đều có bản năng muốn được yêu quý và bằng cách biểu lộ rằng bạn đánh giá cao họ, họ sẽ đáp trả bạn như vậy. Hãy cư xử hoà nhã, tốt bụng và biết lắng nghe. Hãy nhìn ra các điểm tốt chứ không phải xấu ở mọi người và hãy luôn mỉm cười. “Nguyên tắc của tình bạn là phải có sự thông cảm lẫn nhau, người này bổ xung cho người kia và luôn giúp đỡ nhau, luôn sử dụng những từ ngữ chân thành và thân thiện” (Đức phật). Khi là bạn, đừng bao giờ có những nhận xét thiếu thiện chí trong đầu. Tất cả chúng ta đều có những lúc mắc lỗi lầm hay làm những việc ngu ngốc, sẽ thật tuyệt nếu như trong những lúc như vậy chúng ta được thông cảm. Đó mới chính là một người bạn thực sự.
6) Hiện tại
“Chúng ta không hưởng thụ cuộc sống hiện tại nếu thường hay mơ mộng xa xôi’’– Voltaire (1694 –1778) Thay vì hưởng thụ cuộc sống hiện tại chúng ta luôn mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Chúng ta muốn có nhiều thời gian hơn, nhiều tiền hơn, tìm được công việc tốt hơn, nghỉ ngơi và giải trí. Nhưng nếu không quý trọng những gì đang có, mọi thứ sẽ biến mất và không bao giờ trở lại. “Dù phía trước còn nhiều khó khăn, nếu bạn có thể hãy hưởng thụ những gì đang có, sống chan hoà cùng bè bạn và cảm ơn Chúa vì điều đó. Không nên quá ảo tưởng về tương lai bởi ta chỉ biết chắc về hiện tại mà thôi .” - Henry Ward Beecher (1813-1878) Sự phân tích về những vấn đề tồi tệ đã và có thể xảy ra rất có ích để chúng ta có thể điều khiển hành vi của mình. Hơn nữa lo lắng nhiều là vô ích, tốn thời gian và có hại cho sức khoẻ. Lo lắng không giúp gì cho tương lai và cũng không thể thay đổi quá khứ. “Việc hôm nay chớ để ngày mai. Tốt nhất là bạn hãy làm những việc có thể. Quên đi mọi buồn phiền nếu không bạn sẽ bắt đầu ngày mới với nhiều lo toan của ngày cũ. Hoàn thành việc hôm nay trước khi làm việc ngày mai’’ - Ralph Wandor Emerson (1803-1882) “Đừng nhìn lại quá khứ, đừng quá mơ tưởng về tương lai, hãy nhìn thẳng vào hiện tại’’- Đức Phật (trước Công Nguyên)
7) Hạnh phúc
Hạnh phúc ở trong chúng ta, trong tư tưởng, trong suy nghĩ, nó không phải là những vật chất bên ngoài mà là cảm xúc mãn nguyện trong ý nghĩ, trong cảm giác. Bởi vậy hạnh phúc là tuỳ thuộc vào ta. “Hạnh phúc có trong niềm vui nho nhỏ mỗi ngày nhiều hơn là cơ may hiếm có trong đời người’’ - Ben Franhklin (1706-1790) Khi chúng ta không còn cảm giác hạnh phúc, chúng ta có thể khắc phục được bởi ta có thể điều khiển tình cảm của mình bằng cách suy nghĩ tích cực hơn. Bất cứ khi nào những suy nghĩ buồn bực xuất hiện bạn hay loại bỏ chúng và thay vào đó những suy nghĩ vui vẻ hơn. Bởi chúng ta luôn có những kỷ niệm đẹp hay những niềm vui nho nhỏ để nhớ lại. Bạn thậm chí có thể tưởng tượng ra những điều tuyệt vời, cách này cũng có hiệu qủa tích cực tương tự . “Hạnh phúc giống như con bướm vậy, bạn càng đuổi theo càng không bắt được nhưng khi bạn kiên trì chờ đợi có thể hạnh phúc sẽ đến với bạn’’ - Nathaniel Howthorne (1804-1864). Vậy hãy đặt ra các quy tắc để điều chỉnh hành vi của mình. Yêu thương hoặc chí ít là khoan dung với mọi người. Đừng phí sức với những việc mà rốt cục chưa chắc đã làm bạn hạnh phúc hơn. “Niềm hạnh phúc lớn lao nhất đời là làm được những gì mình mong muốn’’ – Desiderius Erasmus (1465-1536) “Một cuộc sống hạnh phúc là khi ta thấy thanh thản trong tâm hồn’’ - Cicero (trước Công Nguyên)
8) Biết hài lòng với những gì mình có
“Cách duy nhất để có hạnh phúc là đừng quá tham vọng’’ - Epictetus (55-135) Có đôi khi bạn không tìm ra giải pháp cho những vấn đề quan trọng hãy lường trước những hậu quả có thể xảy ra và chấp nhận nó, điều này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. “Chúa đã ban cho tôi sự bình thản để chấp nhận những gì mình không thể thay đổi được, dũng khí để thay đổi những gì có thể và sự thông thái để phán quyết mọi việc’’ (Kinh cầu) Sau mỗi việc xảy ra bạn học được những gì ? Vững bước sau những khó khăn chúng ta sẽ khôn ngoan và mạnh mẽ hơn. Việc gì sắp xảy ra thì dù có lo lắng đến mấy cũng không ngăn nó xảy ra được. Lo lắng về những việc ta không thể thay đổi chỉ làm cho ta căng thẳng và mệt mỏi . “Lo nghĩ mà không giải quyết được vấn đề thì thà đừng nghĩ còn hơn, việc gì đến sẽ đến’’ –William Shakepeare (1564-1616) Mọi việc có thể không quá tệ như bạn nghĩ phải không ? Thậm chí bạn vẫn nhớ mọi chuyện ? Vậy mọi người thì sao ? Họ có còn nhớ ? Cam chịu số phận là một trong những phương châm sống. Nó giúp ta chấp nhận kể cả những việc tưởng như không thể, mọi vấn đề dường như đơn giản hơn. Ta nên nhẫn nhịn chờ cơ hội. “Nhẫn nại là điều đầu tiên một đứa trẻ cần học, đó là đức tính cần thiết phải học’’ –Jean Jacques Rousseau (1712-1778) “Nếu mọi điều không may đến cùng một lúc chúng ta nên chấp nhận và vượt qua nó bởi số phận luôn công bằng với ta’’ – Sosrates (trước Công Nguyên)
9) Nỗi tuyệt vọng
Cảm giác thất vọng có thể xảy ra nhưng bạn nên biết rằng vẫn có nhiều người cũng gặp khó khăn như mình, họ vẫn vượt qua tất cả và bạn cũng sẽ làm được như vậy. “Càng đến gần thành công mọi việc càng khó khăn hơn. Những việc chưa tốt rồi sẽ tốt.
10) Hãy sửa chữa sai lầm
Rồi mọi việc sẽ trở nên tốt hơn’’ - Henry Longfellow (1807-1882) Mọi việc rồi sẽ qua, như từ xưa đến nay vẫn vậy. Để tránh cảm giác mất hy vọng bạn hãy nghĩ về những gì mình đang có như: gia đình, bạn bè, tuổi trẻ, sức khoẻ, công việc, thiên nhiên, con vật cưng của bạn, khu vườn, âm nhạc, niềm tin cũng như những quyển sách hay vv… “Dẫu cho mọi thứ mất đi tương lai vẫn còn phía trước’’ – Christian Bovee (1820-1904) Cảm giác tội lỗi gây ra mệt mỏi, chán nản. Chúng ta nên suy nghĩ kỹ về những gì ta đã làm để ý thức về hành động của mình và sửa chữa nếu có thể. Việc duy nhất chúng ta có thể làm là chắc chắn không lặp lại những lỗi sai như vậy một lần nữa. Hơn nữa nếu cứ suy nghĩ quá nhiều về một sự việc sẽ chẳng đem lại kết quả gì, nó thực sự vô ích. Tránh những việc làm không tốt như: chỉ trích, lên án hoặc hạ nhục người khác. Phát hiện ra những đức tính tốt của mọi người và bình tĩnh khi phán xét. Thừa nhận là mình có lỗi nhưng cũng không nên dằn vặt, chỉ trích bản thân. Một trong những cách tốt nhất tránh tình trạng mệt mỏi, chán nản là có gì đó làm khiến ta bận rộn.
11) Tự tin
Đối với một số người thì tự tin là một việc đến rất tự nhiên và dễ dàng nhưng với rất nhiều người khác thì đó dường như là điều không thể. Tuy nhiên thật may mắn vì tự tin là một kĩ năng chúng ta có thể học được. Dĩ nhiên nó sẽ mất thời gian để học tập và thực hành nhưng ai dám phủ nhận một điều là không đáng để làm thế ? “Việc kiểm soát guồng máy suy nghĩ là hoàn toàn có thể và bởi vì không có điều gì xảy ra ở bên ngoài trí óc của chúng ta, không gì có thể làm tổn thương và đem lại cho chúng ta sự dễ chịu ngoại trừ trí óc. Tầm quan trọng nhất của việc có thể kiểm soát điều gì xảy ra trong bộ não bí ẩn là hiển nhiên. Nếu như thiếu sức mạnh để ra lệnh cho bộ não về nhiệm vụ của chúng và đảm bảo sự quản lí thì cuộc sống thật sự là không thể.” (Arnold Bennet) Việc sử dụng sự tự ám thị, bằng cách lặp đi lặp lại những suy nghĩ tích cực và dễ chịu có thể dẫn đến các kết quả tích cực. Hãy hình dung trong đầu bạn càng sinh động càng tốt một khung cảnh mà ở đó bạn cảm thấy mình có thể họat động thành công nhất. Hình dung khung cảnh này lại nhiều lần cho đến khi sự tự tin xâm chiếm hoàn toàn tâm trí của bạn. Việc này sẽ xua tan mọi sự hồ nghi về bản thân vì bạn sẽ không có không gian để suy nghĩ về cả hai vấn đề cùng một lúc. Bất cứ khi nào trong đầu bạn xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ dễ chịu ngay lập tức. Sự khẳng định là một biện pháp tương tự có thể mang lại những hiệu quả đáng ngạc nhiên. Đó là việc lập đi lặp lại những từ ngữ tích cực về bản thân bạn và có liên quan tới những việc bạn mong muốn thực hiện. Những từ ngữ này có thể khiến đầu óc bạn tràn đầy những suy nghĩ tự tin có hiệu quả trực tiếp tới hành động của bạn. Ví dụ như khi bạn phải trình bày một bài thuyết trình, bạn có thể khẳng định những câu như: “Mình có thể làm mọi thứ một cách từ từ, chắc chắn. Mình hoàn toàn thoải mái bằng cách thư giãn và thở sâu. Mình cảm thấy tự tin về điều này. Mình có thể kiểm soát được bản thân. Mọi người cũng giống mình cả thôi. Mình cảm thấy rất tốt và hoàn toàn thoái mái với những người ngồi dưới kia. Mình phải tập trung vào họ chứ không phải vào bản thân. Họ ở đây bởi vì họ muốn vậy” “Chúng ta có thể làm được mọi thứ bởi vì chúng ta nghĩ mình có thể làm được” (Vergil)
12) Thư giãn
“Một tâm hồn bình yên có thể giải quyết mọi thứ” Tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, bạn hãy tạo ra một nơi hoàn toàn yên tĩnh trong tâm trí mình để tìm kiếm cảm giác thanh thản. Hãy hình dung nó với các chi tiết sống động nhất. Có thể đó là một căn phòng với tiếng nhạc êm dịu, một hồ câu cá yên tĩnh hay một nơi thanh bình ở trong rừng hoặc một khu vườn nhỏ với hoa, cây cối, chim chóc, thác nước… Những nơi như vậy không phải là khó tìm lắm, bạn hãy loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu và chỉ nghĩ đến việc mình đang ở đâu mà thôi. Cùng với lúc đó hãy thực hiện một số biện pháp thư giãn cơ thể như căng các cơ, thở sâu, không suy nghĩ gì hết và thả lỏng. Đừng có cố gắng mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, điều này sẽ khiến bạn không thể cảm thấy stress hay lo lắng bởi vì các cơ của bạn đang được thư giãn. Việc thực hiện điều này thường xuyên có thể khiến bạn có những giấc ngủ ngắn tuyệt vời - một cách cực kì hiệu quả để thư giãn và cảm thấy sảng khoái hơn. Khi thực hiện nhiệm vụ nào đó, có thể bạn sẽ thấy các cơ trở nên căng hơn, thường là ở giữa cánh tay, vai hay chân. Bạn hãy chủ ý để các cơ này thư giãn khi bạn cảm thấy chúng bị căng. Thở chậm và sâu bất kì khi nào bạn có thể. Chúng ta rất dễ bị bỏ lỡ không tận hưởng cuộc sống nếu như lúc nào chúng ta cũng quay cuồng cố gắng làm mọi thứ xung quanh cho đến khi kiệt sức mà thôi. Do đó hãy loại bỏ những gì không cần thiết và hãy nhớ thở chậm và sâu trong các tình huống khó khăn. Đồng thời hãy có những thú vui thư giãn như nghe nhạc hay đi bộ.
13) Mục đích
“Người nào sống không có mục đích giống như con tàu không có bánh lái vậy” (Thomas Carlyle). Tính trung bình chúng ta chỉ mất một phần tương đối nhỏ trong cuộc sống để làm việc do đó đừng để điều này thống trị hoàn toàn cuộc sống của bạn. Nếu như bạn quá mệt mỏi và không có thời gian để thư giãn vào buổi tối thì nhịp sống hàng ngày của bạn đang thiếu cân bằng và bạn nên điều chỉnh chúng. Có thể công việc của bạn là quá khó hay không thích hợp hoặc bạn không biết cách tận dụng thời gian trong suốt cả ngày của mình. Điều nên làm là phải có sự cân bằng thời gian giữa lao động và giải trí. Các công việc hàng ngày nên được vạch kế hoạch kĩ càng và sau đó phải làm theo đúng kế hoạch. Bận rộn sẽ khiến cho bạn ít khi phải lo lắng bởi vì chúng ta không thể cùng một lúc nghĩ về hai việc khác nhau được. Chúng ta có thể tận dụng những lúc không phải làm việc để cải thiện kiến thức về cuộc sống và mọi thứ xung quanh, để tận hưởng sở thích riêng , để cảm thấy thoải mái và hài lòng. Có thể sẽ không có nhiều thời gian để vận động đặc biệt khi bạn vẫn còn độc thân nhưng trong một tuần làm việc bận rộn, chẳng nhẽ bạn lại không có vài giờ đồng hồ để làm những gì mình thích hay là đi thư giãn với bạn bè ? Hãy hăng hái lên và nghĩ rằng các nỗ lực của bạn là đáng giá và dành cho một nhiệm vụ cực kì quan trọng và đó là tài sản quý giá nhất của bạn. Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ năng lực của mình nhưng thật ra chúng ta có thể làm nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ. Tìm hiểu những cái mới khiến chúng ta có mục đích sống và cảm giác hoàn thành. Hãy đọc những quyển sách không hư cấu để tăng tri thức của bạn về cuộc sống và học hỏi những kĩ năng mới hay cải thiện những kĩ năng bạn đang có. Hãy làm một điều gì đó khác hẳn những gì hàng ngày bạn đang làm.Trong công việc kinh doanh, hãy khởi đầu từ những gì nhỏ nhất và hoàn thành chúng. Điều này sẽ khiến bạn không có cảm giác chán nản ngay từ đầu và có cảm giác cực kì mãn nguyện khi hoàn thành công việc. Nếu như bạn bị stress quá nhiều trong công việc kinh doanh, hãy dành một ngày trong tuần, một giờ trong ngày để nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn có thể đi dạo trong công viên, nghe những bản nhạc yêu thích, đọc tiểu thuyết, làm vườn hay xem ti vi.Tránh việc đọc những tin tức hay xem các trò giải trí mang tính bạo lực. làm gì cũng được nhưng miễn là bạn đừng nên ngồi một chỗ và rầu rĩ là được.
14) Quá khứ
“Chúng ta không nên nghĩ về quá khứ trừ khi nó đem lại những bài học có ích từ những sai lầm hoặc những kinh nghiệm quý giá” (George Washington). Việc lo lắng về những gì đã xảy ra rồi là một việc hoàn toàn vô ích và lãng phí thời gian bởi vì thực ra lúc đó bạn chẳng thể làm được gì nữa. Hãy coi đó như là một kinh nghiệm khiến bạn trở nên khôn khoan và hoàn thiện hơn. Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra (ở mức độ vừa đủ để bạn có kết luận nên làm gì và không làm gì trong tương lai nếu như điều tương tự xảy ra). Sau đó hãy quên chúng hoàn toàn. “Chúng ta không thể thay đổi những gì xảy ra nhưng tương lai nằm trong tay chúng ta” (Hugh White)
15) Đánh giá
“Chúng ta hiếm khi nghĩ về những gì chúng ta đang có mà chỉ nghĩ về những gì chúng ta thiếu” (Arthur Schopenauer) Chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nếu như chúng ta không còn phải lo lắng đến việc cố gắng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Luôn tham vọng nhiều hơn nữa là sự tự chuốc lấy thất bại bởi vì nó khiến chúng ta lúc nào cũng hi vọng và mong chờ hạnh phúc sẽ đến với mình nhưng khi không được như vậy chúng ta cảm thấy thất vọng tràn trề. Như vậy đánh giá như nào là quan trọng? Đủ chứ không phải là hơn ! “Hãy nghĩ tới những gì bạn đang có chứ không phải những gì bạn thiếu. Đối với những gì bạn có, hãy chọn ra những điều tốt nhất và hãy suy nghĩ xem bạn sẽ hăng hái như nào để tìm kiếm chúng nếu như bạn không có chúng?”(Marcus Aurelius). Có rất nhiều thứ trong cuộc sống để đánh giá, đó là chính bản thân cuộc sống và những điều tự nhiên xung quanh nó. Chúng ta chỉ việc nhìn xung quanh và có đánh giá đúng về chúng mà thôi. Khi bạn đi dạo,chẳng nhẽ bạn không thấy rằng có rất nhiều thứ cho bạn nhìn, nghe và ngửi ? Có rất nhiều thứ cho bạn đánh giá và cảm thấy dễ chịu ? Cây cối và hoa lá, một chú chó nhỏ dễ thương, một đứa trẻ đáng háo hức chơi đùa, những đám mây trên bầu trời… “Người giàu có nhất là người có những thú vui đơn giản nhất”
16) Lòng tốt
“Đối xử tốt với người khác có nghiã là bạn đối xử tốt với chính mình”(Benjamin Franklin) Nhiều triết gia và nhà tâm lí học đã tuyên bố rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa cảm giác của chúng ta với người khác và cảm xúc của chúng ta. Bằng cách nghĩ đến người khác, chúng ta sẽ không nghĩ đến bản thân và những gì gây lo lắng cho chúng ta nữa. Đó là một điều kì diệu. “Hàng ngày hãy cư xử tốt. Mỗi một hành động tốt sẽ đem đến nụ cười và sự vui vẻ cho người khác “ (Mohammed). Giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự trả ơn chính là hành động thật sự của lòng tốt. Không chỉ giúp đỡ người khác mà còn chúng ta còn giúp đỡ chính bản thân mình vì lòng tốt sẽ khiến chúng đỡ stress và cảm thấy tốt hơn. “Nếu như bạn cho vay tiền chắc chắn bạn sẽ không biết chính xác bao giờ mình được hoàn trả nhưng nếu bạn ban tặng lòng tốt, bạn sẽ nhận lại gấp trăm lần như thế” (Saskya Pandita).
(còn tiếp)
|