Vấn đề phá thai
Vấn đề nên hay không nên phá thai giống như chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tranh chấp nhau một mỹ nhân khiến hàng năm gây mưa bão lụt lội, kéo dài muôn đời không ngã ngũ, bất phân thắng bại.
Có 1 nhà báo Âu Châu phát biểu: Vấn đề của người Mỹ là họ tưởng rằng mỗi vấn đề đều hàm chứa ít nhất 1 hay nhiều giải pháp, nhưng thực tế cho chúng ta thấy, có những vấn đề không thể có giải pháp hoặc giải pháp coi như ổn thoả, tức là thoả mãn được cả 2 phe đối nghịch.
Cụ Meta chưa hề xin phép thằng nào, nhưng xin phép gom 2 từ ngữ đạo đức, luân lý làm một và đặt cho chúng 1 tên gọi: đạo lý để phân biệt với một mẫu nghiệm khác trong bàn luận: luật pháp.
Nếu thời tiết được coi như cuộc tranh chấp bất phân thắng bại và không ngừng tiếp diễn giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vấn đề phá hay không phá thai là vấn đề tranh chấp vô tận giữa đạo lý và luật pháp. Luật cần sự công minh. Nghĩa là có tội hoặc vô tội cần được xác định rõ rệt để theo đó mà giữ gìn nề nếp xã hội. Mặt khác, đạo lý cần phân biệt thiện ác để thăng hoa con người và từ căn bổn ấy, in turn, cũng duy trì nề nếp xã hội. Cùng mục đích mà tại sao lại đối nghịch với nhau? Chúng ta phải hiểu cứu cánh của 2 phạm trù Đạo đức - Luật pháp mới thấy được tuy cùng mục đích nhưng cứu cánh khác nhau. Chỗ này không rõ ràng. Meta lại phải xin phép phát nữa để xác minh cái khác nhau giữa cứu cánh và mục đích.
Có nhiều người trong chúng ta, nhất là các bác nhanh nhẩu đoảng thường cho rằng cứu cánh và mục đích cùng một thứ. Với một thanh niên yêu cuốc yêu xẻng trong xã hội chủ ngãi thì mục đích của đương sự là được vào đảng. Với họ, vào đảng là cứu cánh của đời sống. Như vậy mục đích và cứu cánh dường như đồng nghĩa và hơn thế nữa, nghĩa của chúng có tính tương hoán (dùng từ nào một trong hai đều ok). Nhưng mục đích (tiếng Mỹ là goal, một cú tung lưới) khác với cứu cánh (the end, một chiến thắng trên sân cỏ). Tóm lại, cứu cánh là mục đích tối hậu mà mục đích chỉ là một điểm kết thúc của giai đoạn. Lại tối nghĩa nữa nhưng triết là thế, làm sao cho rõ ràng bây giờ?
Đạo lý: Đạo lý Khổng Tử xác định rõ ràng thế nào là một trượng phu, đâu là minh quân, là trang hảo hớn nhưng ông ta không hề đá động tới vấn đề phá thai nên hay không nên. Một minh quân có quyền néc như chó néc, một trượng phu có hàng chục cô vợ và hàng trăm tì thiếp vẫn có thể là trượng phu, ngay đến bác thứ dân nghèo thấy mẹ cũng cắn răng lấy thêm vài cô vợ nữa để mà đêm hôm có cái thay đổi. Cứu cánh của cuộc đởi là hạnh phúc. Lắm thê lắm thiếp cũng là một thứ hạnh phúc mà từ hạng vua chúa cho đến lê dân ai cũng muốn.
Thử cùng Meta làm một chuyến tham quan vùng sâu vùng xa để tìm câu trả lời tại sao phong tục kinh thượng lại khác nhau trong ý hướng Có phải luật lệ và đạo đức đều bị khoa học đẽo gọt không ngừng qua các thời đại và qua hoàn cảnh dân tộc hay không? Dân thiểu số không phá thai và cho phép đa thê chỉ vì họ bị nguy cơ tuyệt chủng đe doạ. Tại sao chỉ khi loài người bị nạn nhân mãn đe doạ - thế giới nay đã lên đến 6 tỉ người) - vấn đề một vợ một chồng, vấn đề nên hay không nên phá thai mới là vấn đề các tôn giáo nói tới chứ thời Chúa Giê Su, bác Khổng Tử, Đức Phật đất hoang bao la bát ngát chưa bị quy hoạch tùm lum, phá hay không phá thai mặc mẹ chúng sanh, các đấng ấy không có ý kiến. Phải chăng đạo lý không phải là một giá trị vĩnh cửu mà phải thay đổi theo điều kiện mức văn minh và kiến thức khoa học? Thế thì đạo lý có tinh ròng thiện hay không khi khoa học thì vô cảm, và nhất là khoa học không bị cái thiện ảnh hưởng? Cứu cánh của khoa học là chân lý trong khi cứu cánh của đạo lý là thiện lý. Nếu thiện bị chân đẽo gọt thì thiện có còn là thiện nữa không?
Pháp luật: Khác với chế độ Cộng Sản dùng luật pháp để kềm kẹp dân bảo vệ Đảng, những quốc gia văn minh dùng pháp luật để ràng buộc con người vào một khuôn khổ sao cho mỗi người có được sự tự do tối đa mà không thiệt hại đến quyền lợi kẻ khác. Đã từ lâu lắm rồi, khắp nơi trên thế giới, nơi đâu cũng công nhận cái quyền làm chủ lấy cái tử cung của mình. Bậm trợn như Pôn Pốt cũng không thèm xâm phạm đến quyền ấy. Bây giờ vì hiểm hoạ nhân mãn, con người đem cái tử cung của mình cho nhà nước quản lý. Nghĩa là có gan phắc thì phải đẻ, không được phá. Vi phạm luật pháp nghĩa là gây thiệt hại quyền lợi kẻ khác, nhưng tôi phá cái bào thai trong tử cung của tôi, có thiệt hại gì đến con gà con qué của ông hàng xóm đâu? Tại sao lại ghép tôi vào tội giết người trong khi chưa có một định nghĩa pháp lý thế nào là một con người. Nhiều bác triết gia còn nói con người khi chưa có ý thức thì vẫn chưa hẳn là con người. Làm thế nào biết lúc nào cái bào thai có ý thức? Buộc tội như thế gọi là không có cơ sở. Trong một xã hội dân chủ, nơi người dân có quyền mần ra luật (một cách gián tiếp nhưng là yếu tố quyết định), chẵng nơi nào ngu dại dâng cái tử cung của mình cho nhà nước quản lý cả. Người ta bảo vệ quyền phá thai vì con người có thể mất ráo mọi thứ quyền nhưng đẻ đái hoặc không đẻ đái chỉ có tôi rát lỗ đít chứ có ông chủ tịch đảng, ông tổng thống nào chảy máu hậu môn đâu mà xía vào chuyện của tôi?
Từ xưa đến nay con người cứ tranh cãi mà không bao giờ ngã ngũ chỉ vì người ta chỉ bảo vệ cái ý tưởng của mình mà không hề vượt lên cao hơn để thấy rằng mối xung khắc giữa đạo lý và thực tế xã hội có một nguyên nhân cao hơn, đó là nạn nhân mãn. Giả dụ có một thiên tai nào như chiến tranh nguyên tử, dịch bịnh tiêu diệt con người đến mức gây hoạ tuyệt chủng, đạo lý sẽ thay đổi ra sao? Lúc ấy, đạo Phật sẽ có một cuộc thỉnh kinh mới nơi có một vị hoạt phật nào đó viết ra bộ kinh, trong đó tu mười kiếp không bằng phắc nhiều. Và rồi đạo Hồi bỏ ngay cái vụ đánh bom, phắc càng nhiều thì lên thẳng thiên đàng sống với Allah và Thiên Chúa giáo cũng chọn ông nào đông con nhất lên làm Giáo Hoàng - Tranh chấp phá hay không phá thai tự sinh thì phải tự diệt. Ngoài chính quyền, vị nào ứng cử tổng thống cứ việc khoe củ bự là thế nào cũng đắc cử.
Hoá cho nên, phá thai hay không nên phá thai tuỳ theo tình trạng dân số chứ không tuỳ theo đạo lý hay tuỳ theo ý niệm tự do.
Hạnh phúc gia đình là tối thượng
- Với các bạn chống phá thai, hãy đặt mình vào hoàn cảnh Trung Cộng. Trung Cộng hiện nay theo chính sách 1 gia đình chỉ 1 con. Điều này ẩn tàng "một tội ác ghê rợn" là phá thai một cách hợp pháp: Mỗi ngày biết bao sinh linh hài nhi chết tức tưởi dù không hề "tiết lộ bí mật quốc gia", cũng không hề bán nước, dù là bán nước mía. Thế nhưng Trung Cộng sẽ ra sao, nhân loại sẽ ra sao nếu non 1 tỉ rưỡi con người ưa khạc nhổ, ưa gieo rắc cúm gà cúm vịt cho nhân loại ấy phắc thả giàn mà cấm phá thai? Chiến tranh, dịch bịnh và bao tai ương khác do cạnh tranh sinh tồn gây ra. Không những Trung Cộng phải trả giá đắt mà chính chúng ta cũng phải trả giá. Áp lực dân số buộc Trung Cộng phải "giải phóng" Việt Nam để nới rộng lãnh thổ. Thề giới sẽ bất ổn và biết đâu chừng, chiến tranh nguyên tử sẽ tận diệt nhân loại. Đừng để tín ngưỡng ảnh hưởng đến an nguy của chính mình.
- Với các bạn ủng hộ phá thai, hãy đặt mình vào một tình huống giả định. Nếu Meta bảo hãy cầm búa đập vào cái bao bố trong đó không biết chứa cái gì nhưng chắc chắn xác suất có đứa con của bạn nằm trong bao đó là 50/100. Nếu bạn đập vào bao, Meta sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn về sinh kế của bạn. Nghe lời Meta, bạn là kẻ mất nhân tính, bất kể bạn viện lẽ nhà nghèo, đông con, chết đứa nào đỡ đứa nấy. Khoa học hiện nay vẫn chưa nhất trí như thế nào một bào thai trở thành một con người. Điều đó có nghĩa khi bạn quyết định phá thai, bạn có cơ hội 50/100 là kẻ sát nhân dù rằng bạn phá thai để đời sống gia đình bạn khả quan hơn. Cho nên cũng như lời góp ý với các bạn chống phá thai, đừng để ý niệm tự do tức cá nhân chủ nghĩa hay tính duy lý ảnh hưởng đến quan điểm của mình.
Cứu cánh của con người là hạnh phúc. Đức Phật, Chúa Giê Su, các triều đại, chế độ cổ kim cũng nhắm vào hạnh phúc cho nhân quần. Đạt được hay không là chuyện khác. Nếu chúng ta tách được thành kiến tôn giáo, cá nhân chủ nghĩa ra khỏi tư duy, và nếu chúng ta tôn hạnh phúc của chính gia đình bé nhỏ của chúng ta là tối thượng, chúng ta sẽ "ngộ đạo". Đạo đây có nghĩa chúng ta phá hay không phá thai tuỳ theo nó có mang lại hạnh phúc cho gia đình chúng ta hay không.
Áp đặt quan điểm
Có bạn nói:
- Thưa, các nhà khoa học thực hiện việc nhân tính người tại Nam Hàn, đã thành thực công khai là đưa ra các bằng chứng giả tạo, nhằm dối lừa khoa học thế giới, và trong cuộc họp báo gần đây nhất sau khi vụ việc đã bị đổ bể, chính họ phải công bố ra sự thật rằng: sự sống con người luôn được bắt đầu ngay từ lúc thụ thai.
Xin viết lại cho đúng phát biểu trên.
- Thưa, một nhà khoa học thực hiện việc nhân tính người tại Nam Hàn, đã thành thực thú nhận là đưa ra các bằng chứng giả tạo, nhằm dối lừa khoa học thế giới, và trong cuộc họp báo gần đây nhất sau khi vụ việc đã bị đổ bể, vì sức ép công luận, chính họ phải công bố ra sự thật rằng: sự sống sinh vật luôn được bắt đầu ngay từ lúc thụ thai.
Sự sống của con gà con vịt cũng đúng trong phát biểu trên và chúng ta vẫn ăn thịt gà thịt vịt đều đều. Câu phát biểu trên thuần tuý khoa học nhưng nên nhớ trong nhiểu lãnh vực, khoa học khựng lại trước biên giới của hiểu biết. Ví dụ, ung thư, các bí ẩn vũ trụ, và ngay trước mắt chúng ta, khi nào một bào thai bắt đầu có ý thức.
Con người khác sinh vật khác ở chỗ có ý thức. Ngồi trước bàn nhậu toàn những xác sinh vật như lẩu dê, rựa mận, bao tử khìa, vịt quay, sà lách, lá thúi đ ịt , các loại rau thơm v.v... ta không thấy ghê mồm chỉ vì chúng tuy là những sinh vật nhưng đếch có ý thức. Chỉ khi nào con chó trước khi chết biết rên rỉ :"Con lạy ông, giết con ông chỉ được một bữa nhậu nhưng con còn 2 ông bà chủ già cần phải phụng dưỡng, 3 cô cậu chủ trẻ hay ỉa trong nhà cần phải dọn, và thiên chức làm chó của con còn dang dở.." chúng ta mới ghê mồm: chỉ khi sinh vật có ý thức, nó mới thành con người và giết người mới là một tội ác cần phải lên án. Vậy bao giờ một bào thai có ý thức? Nếu chỉ cần tinh trùng tiếp xúc với trứng là 1 sinh vật được hình thành và chúng ta mỗi ngày đớp vô số cơ man sinh vật, cấm giết sinh vật thì chúng ta lấy gì mà ăn. Các nhà khoa học nói cứt không phải là sinh vật. Cứt không có sự sống và không có linh hồn. Chúng ta ăn cứt chăng?
Khi nào sinh vật có ý thức vì chỉ có ý thức mới có thể phân biệt người và vật - Câu hỏi này lại đưa chúng ta vào vòng lẩn quẩn. Chẳng khi nào chúng ta có thể xác định khi nào 1 bào thai có ý thức và khi nhân danh đạo đức để kiêng phá thai, chúng ta không kiêng giết gà vịt. Đạo đức này giống đạo đức giả quá! Ăn cứt đi cho đạo đức được vẹn toàn. Còn nhớ 1 bào báo tường thuật 1 vụ phản đối hãng Nike của hội bảo vệ súc vật ở Beaverton, Oregon. Họ chống Nike dùng da thú vật làm giầy nhưng nguyên nhân chính có lẽ là cái gì đó vì chính trị khi Nike chuyển các công xưởng giày dép sang Á Châu, vốn nguồn lao động rẻ mạt và nhân đó hội Bảo vệ súc vật lôi cuốn được bọn công nhân bị Nike sa thải. Bài tường thuật kết thúc 1 câu ngắn gọn nhưng đầy mỉa mai: Nhiều trong số bọn người biểu tình mặc áo da, mang ví da, đi giầy da.
Đám người nhân danh đạo đức đó có thực sự đạo đức không?
Trên bình diện con người sống với nhau trong quả đất, mỗi cá nhân trong xã hội không được áp đặt quan điểm của mình vào kẻ khác nhưng mỗi quan điểm cần được chia sẻ cũng chỉ để cho quan điểm mỗi người không được áp đặt lên nhau. Thế mới gọi là cộng hoà. Chị thích đẻ thì tôi không phản đối nhưng tại sao tôi sợ đau, tôi sợ rách đít mà trong quá khứ tôi vá chằng vá chịt nhiều rồi, chồng tôi hăm kỳ này mà rách nữa thì ông về VN lấy bồ nhí, tôi chọn phá thai. Chừng nào khoa học chế ra cái xẹc ma tuya (zipper) gắn vào trôn thì tôi mới không phá thai. Việc gì phải cấm tôi? Hử?
Đa số những người chống phá thai lại là đàn ông. Thế mới kỳ. Việc đếch gì đến các ông. Các ông không muốn phá thai thì tại sao không thiến đi cho khỏi rách việc. Hoặc giả tối lửa tắt đèn, đừng phắc nữa. Phắc thì vẫn cứ phắc nhưng lại cấm con mụ nằm dưới bụng mình không được phá. Các ông biết nuôi con khổ lắm không? Các ông có bế con được 5 phút là bắt đầu kiếm cớ giao lại cho vợ: Anh bận chuyện quốc gia đại sự, em bế đi. Ấy là lắm ông lại viện Khổng Tử ra mà bào chữa: Trượng phu đầu đội giời chân đạp đất không nên thay tã, rửa đít cho con. Chuyện ấy để cho bọn đàn bà, đái không qua ngọn cỏ lo. Các ông còn nợ nước 2 vai cần phải gánh vác.
Cho nên ở đời có những thứ không thể có giải pháp ổn thoả, hãy để mỗi cá nhân tự làm chủ lấy vận mệnh của mình. Âu Tây có 2 chữ rất đỗi tầm thường về ngôn ngữ nhưng ý nghĩa thì sâu xa: free will. Khi Chúa đuổi 2 ông bà thuỷ tổ loài người ra khỏi vườn địa đàng, nơi mọi thứ được an bài nhằm phục vụ con người, thánh ý Chúa không phải để trừng phạt loài người, mà để ban tặng cho loài người một món quà quý giá nhất: free will.
Hãy tự kiếm lấy của ăn thức uống bằng lao động của mình để nhờ đấy mới quý trọng ân sủng của Ngài.
Ngài không bỏ rơi con người. Ngài cho con người tự do và tự do kèm theo cái giá phải trả. Cái giá ấy chính là sướng/khổ. Hạnh phúc hay đau khổ trong đạo Phật cũng thế. Phật không ngăn cản hành vi của con người nhưng sự thưởng phạt đời thường là nguyên động lực giúp ta phấn đấu để thăng tiến, sự thưởng phạt đời sau khiến ta kềm chế dục vọng cho những gì cao thượng hơn.
Để làm gì? Để ra đường chúng ta gặp nhau mỉm cười thân ái thay vì nghiến răng trợn mắt săn tay áo một mất một còn. Để hiểu rằng cái cao quý nhất mà Thượng Đế dành cho chúng ta là 2 chữ Tự Do. Một trăm năm trước, bé Hồ Chí Minh nhả núm vú, vén râu khạc ra một câu cũng giống thế: Không có gì quý hơn độc lập và tự do.
Kết luận
Nhưng hãy khoan đặt lương tâm chúng ta vào cái nôi êm ái đan bằng vị kỷ . Chúng ta vừa lên án thói áp đặt quan điểm của mình vào kẻ khác nhưng chúng ta tự cho phép chúng ta áp đặt sự sinh tử vào chính đứa con của chúng ta. Khi bào thai bắt đầu quẫy đạp, chúng bắt đầu biết khó chịu. Sự Biết (tri thức) là một trong những hành vi của ý thức. Có ý thức thì là một con người. Descartes nói thế (I think, therefore, I am). Pascal cũng nói : Con người là một cây sậy biết suy nghĩ. Nếu chúng ta không nghe thấy tiếng khóc thống thiết từ trong cõi âm u cô tịch của tử cung : "Lạy mẹ tha mạng cho con", thì tại vì lương tâm của chúng ta đếch có lỗ tai chứ không phải đứa con yêu dấu của chúng ta đếch biết khóc.
Metamorph