Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Kiều Mỹ Duyên
oc huong
#1 Posted : Friday, August 1, 2008 4:00:00 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Nhà truyền thông Kiều Mỹ Duyên
Tác giả "Chinh Chiến Điêu Linh"




Kiều Mỹ Duyên là một tên tuổi rất quen thuộc trong làng báo VN trước và sau năm 1975. Bà nổi tiếng là 1 phóng viên chiến trường xuất sắc,và là Tác Giả cuốn bút ký độc đáo “Chinh Chiến Điêu Linh”. Trong suốt cuộc chiến kinh hoàng tại miền Nam VN, KMD đã nhiều dịp chứng kiến biết bao hy sinh anh hùng của những cấp chỉ huy QLVNCH xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia VN trên các mặt trận máu lửa, và bà ghi lên giấy bài viết đầy xúc động trong Niên Phẩm này. Lưu vong qua Mỹ, bà tốt nghiệp ngành báo chí,chính trị và địa ốc tại Đại Học Fullerton. Hiện KMD viết báo / phát thanh tại thủ đô tị nạn Little Saigon (Nam Cali), và hoạt động xã hội rất hăng say.





Kiều Mỹ Duyên

NÉT XUÂN THA HƯƠNG



- Chị có vui trong những ngày Xuân không?
- Em có vui trong những ngày Xuân không?
- Anh có vui trong những ngày Xuân không?
- Vui, vui lắm chứ, nếu Xuân ở trên quê hương của chúng ta.
- Làm sao hưởng Xuân trên quê hương của chúng ta?
- Tranh đấu cho một Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Tất cả mọi người đấu tranh cho quê hương, thì nhất định quê hương sẽ có Nhân Quyền.
Bão, lụt ở Việt Nam, người Việt Nam tị nạn khắp nơi trên thế giới gởi tiền về, không ai bảo ai cũng tự động đóng góp, người Việt không có thân nhân ở trong nước cũng gởi tiền về giúp cho nạn nhân bão lụt. Giúp người không cần phải là người thân, giúp người khi họ gặp khó khăn, bị thiên tai. Giúp người vì thương người, giúp người vì người là đồng bào của chúng ta, vì người gặp khốn khỏ.
Năm nào cũng vậy, Việt Nam cũng bị thiên tai, có người mù mắt vì bị thuốc rầy tưới vào thực phẩm, trẻ con tàn tật, mù lòa, bệnh HIV v.v...
Chúng ta, người Việt Nam tị nạn may mắn hơn đồng bào của chúng ta ở trong nước, vậy trong bao nhiêu năm qua chúng ta đã làm gì cho họ?
Chúng ta đã giúp cho bà con của chúng ta, còn đồng bào của chúng ta thì sao?
Có người nói:
- Sông Hồng Hà, Cửu Long gây lụt lội quanh năm.
Điều đó mọi người biết, khoa học gia khắp nơi trên thế giới đều biết rõ điều này. Vậy thì làm sao để cho những dòng sông này gây nên thảm cảnh, nhà tan cửa nát?
Cứu trợ, cứu trợ quanh năm, sức người sẽ hao mòn theo năm tháng, năm nào cũng cứu trợ nạn lụt, năm nào cũng nghe người mất nhà, vợ mất chồng, con mất cha mẹ, vì nạn lũ lụt, mà không đau lòng?
Lụt rồi sẽ hết lụt cho tới sang năm, nhưng vấn đề giáo dục ở Việt Nam đáng lo ngại. Các trường đại học quanh đây nhận sinh viên từ Việt Nam, nhà trường cho biết sinh viên Việt Nam du học rất kém về sinh ngữ và kiến thức tổng quát, đa số không theo kịp chương trình học.
Xin đừng nói nước nghèo, sinh viên dốt, hãy nhìn Cao Miên, Lào, Thái Lan... những nước lân cận của chúng ta tại sao sinh viên của họ không bị than phiền về sự dốt nát của họ?
Sinh viên dốt là đi từ không có căn bản, không có nền tảng, dốt từ tiểu học, trung học, đại học, rồi đến khi đi du học, nếu không có nền tảng, thì du học chỉ bơi lội mà thôi.
Nói về trong nước nhiều chuyện để nói, không phải chỉ nói trong mùa Xuân, mà nói hoài không hết chuyện. Người nào bỏ nước ra đi cũng hướng về trong nước, và mong cho bà con của mình, đồng bào mình có đủ cơm ăn áo mặc, đời sống thoải mái có Tự Do Dân Chủ, Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Ngôn Luận, mà họ có được đâu?
Xuân ở quê người nếu không nhân vào các ngày thứ bảy chúa nhật hoặc ngày lễ, thì bình thường như mọi ngày, dù có hội chợ, có những lời chúc tốt đẹp nhất trần gian cũng thế, bởi vì ở đây không phải là quê hương của chúng ta, dù chúng ta đã là công dân Hoa Kỳ, máu của chúng ta là máu của người Việt Nam, chúng ta hằng ngày vẫn nói tiếng Việt Nam, ăn cơm Việt Nam, là người Việt Nam, dù có thành công thế nào, cũng hãnh diện là người Việt Nam. Nếu vào những ngày Xuân quý đồng hương có thì giờ nghỉ ngơi trong nhà với người thân của mình, có khi nào quý vị tự hỏi:
- Không biết bà con của mình ở quê nhà ra sao?
- Không biết các cháu của mình học hành ra sao?
- Không biết các cô đi chùa, đi nhà thờ năm nay?
- Không khí ô nhiễm có ảnh hưởng đến đời sống của người thân của mình?
Cứ đặt câu hỏi rồi sẽ tự động thấy có câu trả lời. Biết bao nhiều người về thăm quê hương, trở lại Hoa Kỳ sẽ cảm thấy bùi ngùi hơn, sẽ thương bà con của mình nhiều hơn. Thương người như thể thương thân, vậy thì chúng ta đã làm gì cho người mà chúng ta thương?
Nhiều người tin tưởng thế hệ thứ hai, thứ ba sẽ đem tài năng của mình về giúp nước, nhưng với điều kiện đất nước phải thật sự thanh bình. Nhưng làm sao để cho đất nước được thanh bình như chúng ta mong muốn?
Người trong nước và ngoài nước không tranh đấu, thì ai tranh đấu bây giờ?
Người trong nước không nói được, thì người ngoài nước phải nói hộ họ, người ngoài nước phải tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ cho người trong nước. Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên, sông có nhiều cá, dù nghèo khó, dù vất vả người Việt Nam vẫn chống đối nhà cầm quyền Cộng Sản để cho đất nước có Tự Do. Gần 30 năm rồi, thế hệ thứ nhất ở hải ngoại cũng gần hết một đời người, nhiều người tới chết cũng mơ ước được sống trên quê hương của mình trong những ngày gần đất xa trời.
- Có bao nhiêu viện mồ côi được xây ra?
- Có bao nhiêu trường học, nhà thương được xây cất sau năm 1975?
Vũ trường được xây nhiều hơn trường học?
Khách sạn được xây nhiều hơn trường học?
Ở một đất nước mà vũ trường được xây nhiều hơn nhà thương, trường học thì làm sao khá được?
Đến quốc gia nào người ta thường nhìn vào sự phát triển trường học, thư viện, nhà thương, cầu cống, xa lộ, thì biết ngay sự phát triển của đất nước đó?
Vậy thì bà con trong nước có nhìn thấy trường đại học được xây nhiều ở Việt Nam chưa? Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong chuyến viếng thăm đồng bào ở Orange County đã nói ở Việt Nam không có tôn giáo nào có trường học và nhà thương, như thế cũng đủ biết nước Việt Nam lạc hậu đến chừng nào?
Muốn cho người Việt ở hải ngoại về nước đầu tư, vấn đề an ninh phải được đặt ra một cách rõ ràng, đem tiền về nước mà không còn mạng để trở ra thì không ai dám mạo hiểm làm điều này.
Mong quý đồng hương nghỉ ngơi trong ba ngày Xuân, và cùng nhau nghĩ về đồng bào của mình ở trong nước, và mỗi người trong chúng ta thử nghĩ làm gì cho quê hương của chúng ta, để cho đồng bào của mình có đời sống khá hơn, cháu của mình có sức khá hơn?


KIỀU MỸ DUYÊN

nguon: tuongvangvn.com

oc huong
#2 Posted : Friday, August 1, 2008 7:54:44 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

[img]http://i19.photobucket.com/albums/b187/ochuong/chinhchiendieulinh2.jpg [/img]

Giới thiệu sách

Trong tất cả những tình yêu trên thế gian này, có lẽ tình yêu dành cho quê hương là tình yêu lãng mạn hơn cả, vì đó là một tình yêu hoàn toàn vô vị lợi, hiến dâng mà không hề đòi hỏi gì ở người mình yêu.

Là một đất nước luôn chìm đắm trong chiến tranh, nước Việt Nam có lẽ có nhiều thanh niên lãng mạn nhất thế giới. Đó là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa kiêu hùng, đặt tình yêu quê hương lên trên hết, chấp nhận lao mình vào hiểm nguy, gian khổ, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả mạng sống, cho người yêu.

Tương tự như thế, thiếu nữ Việt Nam có lẽ là những người phụ nữ can trường và lãng mạn nhất, vì phải lãng mạn lắm họ mới dám làm người yêu của lính, mới chấp nhận tình trạng luôn phải xa nhau, mới chịu được cái cảnh sống trong phập phồng lo sợ, mỗi lần gặp nhau đều có thể là lần cuối, mỗi lúc tiễn đưa đều có thể là phút giây vĩnh viễn chia lìa.

Như bao thiếu nữ khác, phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên là một người phụ nữ Việt Nam yêu lính. Nhưng chị lãng mạn hơn tất cả những người con gái lãng mạn, chị không chỉ đứng xa để ngưỡng mộ, mong nhớ chàng, mà đã lăn xả vào, chia xẻ cuộc sống của người yêu. Chị hăm hở đi theo từng bước quân hành của chàng trên khắp bốn vùng chiến thuật, lao vào nơi lửa đạn, xông ra nơi địa đầu giới tuyến, cùng chàng đối diện với tử thần, cười vào mặt hiểm nguy, xẻ chia những gian khổ, âu lo, chứng kiến những vinh nhục của đời lính.

Xuất bản lần thứ hai, 2008, dầy gần 400 trang, Chinh Chiến Điêu Linh là một tuyển tập 22 đoản văn, gồm những "việc thật người thật" của các người lính hào hùng, những chuyện thương tâm, những nếp sống đầy căng thẳng của vợ con người lính trong trại gia binh, những giây phút vinh quang, những hy sinh cao cả, những trận chiến cam go, những khóc thương người bạn đồng đội vừa gục ngã. Tất cả đã được phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên ghi lại bằng một cái nhìn sắc bén của một người giỏi phân tích, bằng sự cảm thông, chan chứa tình người của một tâm hồn đa cảm, và bằng sự tỉ mỉ của một người chép sử.

Là một người tuổi còn bé trong khoảng thời gian sôi động nhất của chiến tranh Việt Nam, tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh đã giúp tôi hiểu thêm hoàn cảnh của đất nước vào những năm trước 1975, và làm tăng thêm lòng tri ân sâu xa của tôi đối với các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhất là những anh hùng liệt nữ đã nằm xuống.

Trang trọng giới thiệu tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh đến quý đồng hương và trân trọng cảm ơn ký giả Kiều Mỹ Duyên đã viết cuốn sách này.

Hgt



Tựa

Khi thì người nữ phóng viên chiến trường này mang lại cho chúng ta cái đêm cổ thành kéo cờ oanh liệt, cặp mắt ngơ ngác của những em nhỏ bỏ trường học Hương Trà lại phía sau lưng, khi thì Kiều Mỹ Duyên mang lại cho chúng ta cuộc chiến nhìn từ bờ sông Mỹ Chánh. Kiều Mỹ Duyên nhìn cuộc chiến từ phi cơ L19, cái nhìn hướng dẫn hành quân, quan sát mục tiêu, phối hợp hỏa lực. Chương khác là cái nhìn cuộc chiến từ trực thăng tải thương. Chương Biên Trấn là cuộc chiến nhìn từ căn cứ hỏa lực 5 Tam Biên với Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù, với bác sĩ nhà văn Ngô Thế Vinh, với Trung Tá Thông, người đóng phim Người Tình Không Chân Dung, Trung Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng.

Bám sát thực tế, chi chít thực tế, ngơ ngác thực tế, ngậm ngùi thực tế, Chinh Chiến Điêu Linh của Kiều Mỹ Duyên, sách gấp lại còn bàng hoàng, còn nhớ trên trời cao có những giải mây tuyệt vời, có những cái tên văn chương như "Mùi Máu Tươi Trong Rừng Cây Khuynh Diệp", như "Chiều Mưa Trên Đồi Sim", như "Bay Trên Lửa Đạn", như "Chàng Từ Khi Vào Nơi Gió Cát", còn nhớ trên mặt đất thân thể của bằng hữu, máu đỏ chan hòa cùng khắp, trong mắt, trên mặt, trên thân thể, dưới vạt áo của Mẹ Quê Hương.
Tôi rất yêu thích cuốn sách này của Kiều Mỹ Duyên.

Nguyên Sa




oc huong
#3 Posted : Friday, August 1, 2008 8:05:04 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Người ta vẫn nói "cái nghề là cái nghiệp". Đã theo đuổi một nghề mình yêu thích là tự để cho cái nghiệp vận vào đời từ lúc nào không biết. Và chiến trận đối với người phóng viên chiến trường tựa như ánh đèn sân khấu đối với người nghệ sĩ.



Phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên cùng các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa tại phi trường Ải Tử, địa đầu giới tuyến trong Mùa Hè Đỏ Lửa (1972).





Kiều Mỹ Duyên trước năm 1975 cộng tác với các báo Công Luận, Hòa Bình và Trắng Đen.
Từ 1964 chuyên viết phóng sự về xã hội và chiến trường.
Năm 1976, vượt biên và định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Năm 1982, tốt nghiệp Báo Chí, Chính Trị và Địa Ôc tại California State University of Fullerton.
Năm 1984 thành lập Western Real Estate Company.
Năm 1986 thành Ana Funding Corporation.
Từ lúc định cư tại Orange County cho đến nay, vẫn viết cho hầu hết các báo Việt Ngữ tại Hoa Kỳ về những vấn đề chuyên môn, sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn và cuộc sống của các cựu tù nhân chính trị.

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.