Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Vai trò người phụ nữ
viethoaiphuong
#1 Posted : Friday, February 1, 2008 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Vai trò người phụ nữ

(Nguyễn Ngọc Danh) ... Tại Việt Nam chúng ta, vai trò phụ nữ vẫn luôn luôn được đề cao, nhưng được đề cao trong những vai trò không quan trọng trong xã hội. Người nữ anh hùng cuối cùng được chúng ta biết đến là bà Bùi Thị Xuân, sống cách đây hơn hai thế kỷ, những người khác nếu có được nêu tên cũng chỉ là vì bạn đồng hành của một người đàn ông nỗi tiếng. [2/02/2008] ==>

Mời nghe bài qua radio:
http://www.radiochantroi...com/spip.php?article3330
viethoaiphuong
#2 Posted : Monday, February 4, 2008 5:43:09 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Phụ nữ Việt ở hải ngoại và phong tục ngày Tết
2008.02.04
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Nghe bài tường trình này
http://www.rfa.org/vietn...erseasAndTetCustom_PAnh/

Tết là một ngày lễ vô cùng trọng đại của người Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi nào, mỗi dịp Tết đến hầu như nhà nào cũng phải sửa soạn một chút gì đó để gọi là đón Tết. Và trong dịp này, người nội trợ đóng một vai trò khá quan trọng.

Nhiều gia đình Việt Nam đang chuẩn bị sắm sửa cho các ngày Lễ, Tết. AFP PHOTO.

Từ khâu sắm sửa, chuẩn bị thức ăn, cho đến việc trang hoàng nhà cửa... nhất nhất đều phải có bàn tay người phụ nữ. Đối với những gia đình người Việt ở hải ngoại, gần đến Tết, thì các chị em phụ nữ lại càng bận rộn hơn.

Với mục đích duy trì Tết Việt Nam trên xứ người cho gia đình và con cái, ngoài giờ đi làm như moị người, các chị em còn phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Kỳ này, Phương Anh xin gửi tới quí vị đôi nét về vai trò của các chị em phụ nữ ở hải ngoại vào dịp Tết trong việc giữ gìn phong tục tập quán của người Việt chúng ta.

Chị Ngọc Dung, hiện ở Toronto, Canada, một nơi mà Tết Việt Nam đến vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, tuyết phủ khắp trời. Thế nhưng, mặc dù thời tiết giá lạnh, chị vẫn cố gắng làm sao cho có được một chút gì đó của không khí ngày Tết. Được hỏi, năm nay, chị chuẩn bị ăn Tết ra sao, chị nói:

Chuẩn bị chút chút cho có ý nghĩa, thực ra, ai cũng bận rộn hết, nếu mình không nhớ là …quên luôn…Mỗi năm, mình cũng nhớ cái phong tục của các cụ, tổ chức ở nhà, không cầu kỳ lắm thì cũng phải có chút ý nghĩa…chuẩn bị các món ăn ngày Tết, như giao thừa, cũng cố gắng thổi xôi, nấu chè, chè kho…

Cũng có chút phong bao lì xì cho các cháu, cũng có bánh mứt, hoa quả để cúng tổ tiên. Ở nhà thì nấu món ăn tượng trưng ngày Tết, làm dưa chua, dưa món, giò thủ, mua hay đặt, bánh chưng…nhiều khi còn làm thịt nấu đông nữa…Ngày Tết không rơi được vào weekend nên phải cố gắng đợi đến ngày weekend, mời bạn bè đến…

Chị cũng cho biết rằng vào đêm giao thừa, thời tiết có lạnh đến mấy đi chăng nữa, chị vẫn cố gắng đi hái lộc đầu năm, có năm thì còn đi xin “xâm” và coi bói, chị kể:

Ở đây, mình cũng có gọi là “hái lộc” tổ chức ở chuà, nhưng mà xin xâm thì không có nữa. Nếu mình đi chuà nào mà không có xâm thì không xin được…Ngày Tết thì bên này không có cơ hội coi bói, nhưng thầy nào hay thì mới coi thôi…nhưng coi cho vui thôi, chứ không tin theo kiểu dị đoan.

>Chuẩn bị chút chút cho có ý nghĩa, thực ra, ai cũng bận rộn hết, nếu mình không nhớ là …quên luôn…Mỗi năm, mình cũng nhớ cái phong tục của các cụ, tổ chức ở nhà, không cầu kỳ lắm thì cũng phải có chút ý nghĩa…chuẩn bị các món ăn ngày Tết, như giao thừa, cũng cố gắng thổi xôi, nấu chè, chè kho…

Chị Ngọc Dung, hiện ở Toronto, Canada


Phong tục truyền thống

Còn chị Thu Hồng, ở Tây Đức, thì cho hay rằng, tuy chị đã sống xa quê hương gần 25 năm, nhưng mỗi lần Tết đến, chị đều cố gắng làm các món ăn truyền thống của người Việt như gói bánh chưng, giò thủ, nấu thịt đông. Ngoài ra, chị còn dậy cho các con biết về ý nghĩa của ngày Tết, nhất là tục cúng ông Táo, lễ giao thừa, chúc Tết vào sáng mồng Một. Chị nói:

Trong gia đình, các con thì phải giải thích cho tụi nó, ngày 23 tháng chạp, cúng ông táo về trời, rồi sau đó đêm giao thưà, thì chuẩn bị bánh chưng…mình cũng phải giải thích cho tụi nó hiểu những phong tục như vậy.

Ở đây, mình cũng gói giò thủ, làm mứt dưà, mứt gừng, gói bánh chưng. Ở Đức, nếu gặp dịp đi Pháp về thì mua được lá tươi, thì gói bằng lá đông đá, để cho mềm rồi rửa sạch…Thường thì chỉ gói trước một hai ngày thôi.

Chị cũng cho hay rằng vì ở xứ người, phải vất vả làm ăn nên nếu Tết rơi vào ngày thường thì việc ăn Tết với cộng đồng người Việt hoặc các nhà thờ, chuà chiền có tổ chức lễ giao thừa thì cũng phải chờ vào ngày thuận tiện cho mọi người. Cho nên, nhiều khi cũng chẳng còn vào đúng vào ngày Tết như ở Việt Nam, chị cho hay: Đi lễ giao thưà thì ít vì nó vào ngày thường, nên dời hết vào ngày cuối tuần, thứ Bảy hay Chủ Nhật…Nhiều khi phải dời qua ngaỳ 17 tháng 2, thì cũng mừng Tết vào ngày đó.

Riêng với chị Thuỷ, ở Sugartt, thuộc miền Nam nước Đức thì lại khác. Nơi chị đang sinh sống là một thành phố nhỏ, có rất ít người Việt. Có lẽ vì thế nên từ khi chị và gia đình đặt chân đến đây, đã 28 năm qua, mỗi lần Tết đến, chị đều giữ tập quán mà ngày xưa khi còn ở quê nhà, được mẹ dậy cho. Chị nói:

Theo phong tục Việt Nam, từ ngày 23 đến Tết, mình thường giặt giũ đồ đạc, thay “ra giường” cho sạch hết, nhất là bàn thờ, lau bụi, y như ở Việt Nam, tới ngày Tết mình hay chùi lư…ở hải ngoại thì không có lư thì mình quét tượng cho hết bụi…

Gần Tết, mình hay mua bông, mình làm một bàn thờ. Trên bàn thờ đó có chưng bông, mâm ngũ quả, rồi chuẩn bị nấu đồ ăn trước, vì người ta nói nấu trước, mồng 1 không nên nấu vì nếu không, cả năm sẽ khổ…

Vì ở nơi xa xôi, không có người Việt nhiều, nên tục xin xâm, coi bói đầu năm chị không còn giữ, nhưng bù lại, chị luôn giữ việc “xông đất” đầu năm. Chị kể:

Coi bói xin xâm thì mình không coi, nhưng mình giữ phong tục xông đất. Ngày mồng một, mình chọn người nào hợp trong nhà, vui vẻ, mình sẽ mời người đó hoặc là người đó là sẽ là xông đất đầu tiên đến nhà mình….

Mình phải gói bánh, tự gói, mua lá, ở Thuỵ Sĩ naỳ thì mỗi tháng có hai lần họ có về đồ tươi, trái cây, lá chuối, ngày 30 Tết thì tự nấu, lo cúng kiến trong nhà…Đêm giao thừa thì nấu chè, cúng, nhưng không đốt vàng mã vì Thuỵ Sĩ không thích cho đốt…

Chị Nguyệt ở Thuỵ Sĩ

Chị cũng tâm sự rằng, mỗi khi Tết đến, lòng chị luôn bồi hồi nhớ lại hương vị Tết nơi quê nhà. Thế nên, ngoài việc lo cho gia đình ăn Tết, chị còn muốn duy trì và dậy dỗ cho con cái biết Tết Việt Nam là gì, dẫu cho các con chị đều sinh ra và lớn lên tại Đức. Chị nói:

Thực sự, khi mình rời xa quê hương, cái Tết mình vẫn nhớ bên quê nhà rất nhiều…vẫn nhớ cái hương vị, cành bông mai, những không khí…Bây giờ mình muốn cho con mình biết phong tục Việt Nam mình, thành ra, đêm 30 là cúng tổ tiên, con cái cũng biết cầu nguyện…

Đó là tâm sự của một số chị em ở Đức, còn ở Thuỵ Sĩ, tại một làng nhỏ, nơi chỉ có chừng 5 gia đình Việt Nam cư ngụ, chị Nguyệt cho hay rằng: gia đình chị đã sống ở nơi này đã 28 năm qua. Mỗi năm Tết đến, ba mẹ chị đều cố gắng sửa soạn sao cho đúng ý nghĩa ngày Tết Việt Nam. Chị kể lại: Mình phải gói bánh, tự gói, mua lá, ở Thuỵ Sĩ naỳ thì mỗi tháng có hai lần họ có về đồ tươi, trái cây, lá chuối, ngày 30 Tết thì tự nấu, lo cúng kiến trong nhà…Đêm giao thừa thì nấu chè, cúng, nhưng không đốt vàng mã vì Thuỵ Sĩ không thích cho đốt…

Mọi năm đều làm bánh tét. Tết ở bên này cũng làm y như Việt Nam nhưng không giống, cũng phải đi làm như thường, phải chi người Việt Nam đông thì mình còn nghỉ, ở đây thì không có Việt Nam tụ tập đông, nên tôi không nghỉ…


Gìn giữ truyền thống

Ở các nước châu Âu, tuy người Việt tương đối ít ỏi, nhưng các chị em vẫn luôn vẫn cố gắng gìn giữ tập quán của người Việt mình trong dịp tết. Và ngay tại Hoa Kỳ cũng vậy, ở các tiểu bang xa xôi, ít có người Việt sinh sống, các chị em cũng cố gắng bảo nhau gìn giữ truyền thống ăn Tết nơi xứ người.

Chị Thanh, ở một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Wisconsin 30 năm qua, cho hay rằng, vì bận rộn đi làm, quên cả thời gian, may sao một chị bạn nhắc Tết đến rồi, thế là cũng phải làm sao thu xếp bàn thờ trong gia đình để đón Tết.

Nhưng theo chị, ở đây, với lứa tuổi trung niên như chị thì còn cố gắng giữ gìn, còn lớp trẻ hơn thì không biết sau này, liệu có còn tiếp tục duy trì Tết Việt Nam hay không, chị nói:

Cũng làm bàn thờ, cúng. Tuổi bốn mươi mấy trở lên thì vẫn giữ phong tục Việt Nam, còn ba mươi trở xuống thì không nghĩ tới, còn người lớn tuổi thì vẫn cúng kiến…Có nhiều người không đi chuà, xin xâm… nhưng người ta cúng ở trong nhà.

Thưa quí vị và các bạn, vừa rồi là tâm sự của một số chị em ở khắp nơi, đang sinh sống tại những vùng xa xôi, ít có người Việt cư ngụ. Dù cho hoàn cảnh nơi xứ người như thế nào chăng nữa, trong dịp Tết Nguyên Đán này, các chị em luôn cố gắng duy trì những tập tục từ thời ông bà để lại.

Đó cũng là một đóng góp không nhỏ trong việc giữ gìn truyền thống cao đẹp của người Việt ở xứ người. Bên cạnh đó, còn làm cho bản thân họ tìm lại được hương vị tết nơi quê nhà, như lời chị Ngọc Dung ở Toronto, Canada tâm sự:

Tết ở đây không có không khí như ở Việt Nam, nếu như mình không đến chùa chiền, không đến các tổ chức sinh hoạt cộng đồng thì nhà ai biết nhà nấy…Mỗi năm mình lại nhớ lại ngày xưa thì cố gắng làm sao để cho có được cái hương vị Tết. Mỗi lần đến Tết, mình chỉ muốn duy trì phong tục có từ trước, mình cảm thấy lòng cũng ấm áp thêm một tí.

Trang Phụ Nữ xin dừng nơi đây. Chúc qúi vị và các bạn, nhất là các chị em phụ nữ sang năm mới sẽ có thêm nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn vào kỳ sau.

Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.