Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Văn Hóa-Xã Hội Việt Nam hôm nay, đâu là sự thật???
viethoaiphuong
#1 Posted : Thursday, December 27, 2007 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Xin được gửi vào đây những bài viết phản ảnh hiện trạng thật nhất về Văn Hóa - Xã Hội của Đất Nước Việt Nam chúng ta hôm nay !
Roseheart
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, December 27, 2007 6:49:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Để Chống Tham Nhũng

Trần Khải

Làm thế nào để chống tham nhũng? Có phải tham nhũng là phó sản tất yếu của chế độ độc đảng, khi không có một thế lực đối lập nào để chất vấn và không một cơ quan truyền thông nào được độc lập? Và có phải, chính các cơ quan thanh tra cũng là một cơ hội mới để tham nhũng, hay lại là nơi bảo vệ tham nhũng tinh vi hơn cho các cấp cao nhất?
Điều đơn giản chúng ta có thể biết rằng nếu tất cả các nhân vật liên hệ trong một băng tham nhũng cùng im lặng, và nếu sổ sách kế toán không hề bị cơ quan nào tới thanh tra, thì không bao giờ ổ tham nhũng này có thể bị khui ra. Cứ xem TV thì biết: hệt như các cuộc ngoại tình, nếu tất cả cùng im lặng và không hề bị ai chất vấn, thì có trời mà biết.
Theo một bản tin trên báo Dân Trí ngày 30-11-2005, đăng lại bản tin từ báo Lao Động nhan đề "10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất," trong đó "Lần đầu tiên, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất, Hải quan/ quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông..."
Địa chính phổ biến nhất và béo bở nhất, tất nhiên. Các chuyện sổ đỏ, sổ hồng, xà xẻo đất, hóa giá nhà, khoanh vùng dự án, và vân vân. Đất là vàng. Nhưng cũng chính khu vực tham nhũng địa chính là khó bể nhất. Vì các bên liên hệ thường cấu kết ém nhẹm. Trừ phi dùng quyền lực cán bộ để chiếm đất, chiếm vườn của dân, thì mới bị khiếu kiện. Còn thì lấy cả trăm mẫu cũng êm là thường.
Điều chúng ta ngạc nhiên nơi đây là các con số trong bản tin trên, khi đưa ra kết quả thăm dò cán bộ công chức (viết tắt: CBCC), trích:
"...Có đến 40% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến hành vi "người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc biếu quà"...
"Về mức độ tham nhũng, ngày nay ai cũng biết có tảng băng tham nhũng, nhưng không ai nhìn thấy tảng băng đó to lớn như thế nào. Chính vì vậy trong những năm qua, tỉnh nào, bộ nào cũng có đơn thư tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, số người bị tố cáo tham nhũng ít hơn rất nhiều so với số hành vi tham nhũng mà CBCC đã chứng kiến. Tính chung, có tới 56,5% số CBCC đánh giá cấp trên trực tiếp của mình có tham nhũng, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trong đó, chỉ có 21,6% tin tưởng cấp trên của họ không tham nhũng." (hết trích)
Chúng ta thử suy nghĩ: Việt Nam hiện có bao nhiêu cán bộ công chức trên tổng dân số 85 triệu dân? Cứ cho là cộng hết cán bộ công từ từ trung ương xuống tỉnh, tới huyện tới xã, là có vài triệu CBCC, thì con số 40% CBCC chứng kiến hành vi tham nhũng cũng có nghĩa là tới vài triệu CBCC chứng kiến hành vi tham nhũng. Như thế, trong vài triệu CBCC chứng nhân đó, có bao nhiêu người chịu khó viết đơn lên Cục Phòng Chống Tham Nhũng để tố giác? Và nếu tố giác, thì lấy chứng cớ giấy tờ nào, hình ảnh nào, băng hình nào và đĩa ghi âm nào để làm chứng cớ tố tham nhũng? Nếu không phải nạn nhân trực tiếp, hoặc nếu không phải thám tử chuyên nghiệp thì không ai có cớ gì để tố cáo một cán bộ nào đó về tội tham nhũng. Như vậy, có thể sẽ cần tới cả chục ngàn thanh tra để chống tham nhũng, để đọc các sổ sách kế toán trên toàn quốc, để dò các sai trái khả nghi...?
Trong một bài viết trên Bách Khoa Wikipedia, có ghi nhận rằng "Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và cũng là một viên chức cấp cao cố vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, cho rằng chỉ có 5% của tảng băng tham nhũng lộ ra mà thôi; còn đến 95% vẫn còn chìm khuất." (hết trích)
Có nghĩa là, đánh nhau với tham nhũng cũng y hệt như đánh nhau với bóng ma... vì tới 95% là chìm khuất trong bóng đêm.
Tuy nhiên, các báo nhà nước gần đây đã hoan hỷ loan tin về một cụ bà 75 tuổi đi đầu trong một phong trào chống tham nhũng. Và rồi, thông tấn AFP tuần trước mới loan tin là tổ chức Minh Bạch Thế Giới (Transparency International) từ Berlin, Đức Quốc, trao Giải Liêm Chính 2007 cho cụ bà Lê Hiền Đức ở Hà Nội vì chống tham nhũng không mệt mỏi nhiều năm qua.
Các đài lớn ở hải ngoại như BBC, RFA, VOA đều loan tin về cụ bà. Tất cả các báo tại VN đều loan tin này. Có vẻ như cụ bà có thể thay mặt cho cả một Cục Phòng Chống Tham Nhũng. Thông tấn AFP mô tả rằng cụ bà nguyên là giáo viên từ ngày về hưu năm 1984 đã "dành hết ngày nầy sang ngày khác ngồi viết cả mấy ngàn lá thư hoặc gọi điện thoại tới các viên chức Việt Nam để truy tội tham nhũng của họ. Ngay bây giờ, từ ngôi nhà nhỏ ở Hà Nội, cụ bà thấp bé và nặng chưa đầy 40 kilogram nầy vẫn tiếp tục bận rộn từ sáng đến tối với cả chồng thư than van của các thường dân như cụ..."
Giống y hệt như chuyện thần tiên, mà chúng ta thường đọc hồi nhỏ, nơi đó kẻ ác sẽ thua và người thiện sẽ thắng. Có thật như vậy không? Và cụ bà đã khui ra bao nhiêu hồ sơ tham nhũng? Có hồ sơ nào ra tòa xử chưa, và chứng cớ là thư tố cáo mang chứng cớ nào, có băng hình, băng ghi âm, có thư đòi tiền hối lộ hay có thư cảm ơn vì đã nhận tiền hối lộ nào kèm theo không? Và có cán bộ nào vào tù vì các thư tố tham nhũng này không? Cụ thể, mỗi ngày cụ bà đọc bao nhiêu thư chống tham nhũng, và lập bao nhiêu hồ sơ tố tham nhũng? Và có ai bị cụ bà kéo ra tòa vì tham nhũng và người naỳ đã tự biện hộ ra sao, có oan ức gì không? Chúng ta không nghe gì hết, dù là cả trăm báo quốc nội đều viết về cụ bà. Câu chuyện đọc trên báo mà thấy phê y hệt như là chơi thuốc lắc.
Đài RFA hôm 5-12-2007 có ghi cụ thể về trường hợp cụ bà, trích:
"...Có báo còn gọi đùa bà một cách đáng yêu là "Bà già lắm chuyện" kể lại rằng có lần bà đi sang đường Trần Phú ở Hà Nội, thấy viên cảnh sát giao thông kéo người lái xe sang bên kia đường mới chịu ghi phạt, bà nổi máu 'hình sự' kín đáo kéo sụp nón bước theo sang.
Núp sau gốc cây, bà già 'lắm chuyện' chứng kiến trọn cảnh viên cảnh sát từ xin xỏ, sang quát tháo dọa nạt, đến cảnh cậu lái xe buồn bã đưa tờ 50 ngàn cho viên cảnh sát mà không được nhận biên lai gì...
Trên một năm qua, bà đã quyết tâm làm tất cả mọi việc để phanh phui nhưng vụ việc tiêu cực trong ngành giáo dục của Hà Nội. Hồi cuối tháng Chín, bà đã đòi Thanh tra thành phố Hà Nội trả lời kết quả thanh tra về những tiêu cực diễn ra tại các trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc, quận Cầu Giấy, trường phổ thông cơ sở Việt Nam-Angiêri ở quận Thanh Xuân, mà bà đã phản ánh. Kết quả không thỏa mãn, bà tiếp tục kiến nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo..." (hết trích)
Một cảnh sát giao thông mánh mung xin tiền lẻ để mua gói thuốc lá ngoại, hay để mua thêm kí gạo cho con... cũng bị bà cụ nhìn thấy và la làng. Cụ bà này mắt có nhìn thấy hết cả nhiều triệu cán bộ hay không? Tầm nhìn bà cụ là xa bao nhiêu mét, mà thấy bên kia đường là chuyện tham nhũng? Còn chuyện ngôi trường tiểu học kia thì thấy rõ là cụ bà dựa theo các bản tin báo chí đã khui ra trước, chứ còn cụ bà có điều tra độc lập nào không?
Không ai biết. Không ai nói gì khác. Cả 600 báo đài đều nói chung một lời, y hệt như một dàn hòa tấu tuyệt vời ở Bắc Triều Tiên, rằng cụ bà đã xứng đáng lên ánh sáng sân khấu quốc tế, và từ đó thì Cục Phòng Chống Tham Nhũng không ai chú ý tới nữa. Có phải đây là nhà nước cho dân uống nước đường, hay cho phê một liều thuốc lắc?
Tình cờ, người viết đọc được một số thông tin khác trên Blog PhamChinh về cụ bà, rất là quan ngại. Chưa có cách nào kiểm chứng hư thực, nhưng cũng xin trích vài đoạn để người dân Hà Nội dè dặt, nếu thực sự là đáng dè dặt, nếu có một cạm bẫy nào nơi liều thúôc lắc chống tham nhũng này:
"... Đọc báo Tuổi trẻ thấy tin bà Lê Hiền Đức được giải thưởng liêm chính làm cho rất nhiều người đã từng sống và làm việc với Bà bị sốc. Không những sốc, những người như tôi biết được đều cảm thấy sụp đổ một niềm tin vào chế độ. Đáng tiếc thay, không phải chỉ có các cơ quan thông tin đại chúng bị lừa (hoặc cố tình làm như bị lừa), mà cả các tổ chức quốc tế là tổ chức Liêm Chính Quốc tế cũng hoàn toàn bị lừa, bị bịt tai, bịt mắt và trao giải một cách tùy tiện cho một kẻ đang làm hại đất nước...
1. Bà Lê Hiền Đức tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ. Bà đã từng mang tên Nga, Dung, Hiền, Lan và Mỹ. Trong ngõ 56 phố Pháo Đài Láng người ta chỉ biết là bà Mỹ và hình ảnh bà Mỹ thì thật là khác đối với tất cả các cư dân ở đây. Bà là ngòi nổ cho khủng bố và tội lỗi. Đất nơi bà đang sống là của dòng họ của Bà nhưng cả giòng họ của Bà căm thù bà vì đã từng chửi: "chết tươi" chính anh trai ruột của Bà và làm tan hủy cả một dòng tộc có uy tín đầu thế kỷ tại Láng. Ta có thể thấy ngay cửa sau nhà bà có một ngôi mộ mà nội dung kể ra ai cũng rùng rợn.
2. Bà Đức là trung tá an ninh. Bà được chi bộ Láng kết nạp từ khi còn niên thiếu, bà được cài vào nhà thờ hoạt động từ những năm 14 tuổi. Bà có thể đọc kinh thánh và kinh phật làu làu nhưng đã cấu kết để bắt nhiều nhà sư hiền lành tại Chùa Láng và ban đêm dùng lựu đạn ném vào nhà thờ Cổ Nhuế, gây chết chóc bao nhiêu con chiên, phật tử hiền lành. Bà đóng góp một phần công rất lớn trong việc truy bắt các Nhà sư và linh mục Công giáo suốt những năm 1950 và 1960s. Bà tiếp tục ruồng bắt nhiều người dân vô tội và gây đảo lộn đời sống bà con trong suốt hơn 60 năm qua. Bà là người gây ra bao nghiệt ngã đau đớn cho nhiều người trong thời kỳ bao cấp vì người ta dám buôn hàng xén, mở quán phở hoặc không vào hợp tác xã...(...)
6. Bà Đức luôn luôn biết tự khoác lác về chính mình. Thành tích chống tham nhũng của bà là bằng không. Chưa một bằng chứng nào cụ thể và rõ ràng rằng bà đã làm cho đất nước và dân tộc ngoại trừ những điều bà tự kể về mình một cách không có thật. Thế nhưng vì sống trong những gia đình chuyên tham nhũng và có tiền, kết hợp với vỏ bọc an ninh gần 60 năm, lại hám danh vô cùng vô tận nên bà đã tự sáng kiến, đánh lừa và làm cho truyền thông ca ngợi bà. Bà đã lừa gạt rất nhiều người dân oan lương thiện, bỏ công sức, tiền bạc đến tìm gặp bà và đã bị mê hoặc. Có người cho rằng đây chính là cái bẫy để An Ninh Việt Nam cài đặt làm cho những người dân oan đến và sập bẫy Bà. Bà sẽ ghi lại và báo cáo hết tất cả các trường hợp để một mặt che giấu tin tức, một mặt tìm cách truy bức những người đi đòi công lý thật sự..." (hết trích)
Người đưa các thông tin trên chỉ tự ghi là "Nhà báo tự do."
Có thật như vậy không? Có phải cụ bà được giải Liêm Chính là kịch sĩ vĩ đại, hoàn toàn khác hẳn với con người thực ở bóng tối hậu trường. Có phải đây là màn kịch vĩ đại của một chế độ mà người khai sáng là ông Hồ Chí Minh cũng là người diễn nhiều vở kịch xuất sắc, từ hình ảnh một "ông cụ còn gzin" cho tới hình ảnh "người yêu nước không chịu để mất một tấc đất, tấc đảo"?
Chúng ta chưa thể biết chính xác thêm về cụ bà. Nhưng nếu hào quang Liêm Chính của cụ bà có thể trở thành cạm bẫy làm hại nhiều người ngây thơ tin cậy, thì xin nhắc cho nhau một lời. Rằng đất nước mình lắm chuyện lắm. Xin bảo trọng.

=END=
viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, December 27, 2007 9:33:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Jean–Claude Pomonti
Những nhà văn Việt Nam đương đầu với cấm kị
Văn Nguyễn dịch
http://www.talawas.org/t...e.php?res=11841&rb=0102

Hai cuộc chiến tiếp theo nhau, với Pháp và rồi với Hoa Kì, từ 1946 đến 1975, ghi dấu vào tâm hồn cả nước. Rất lâu, dưới xung lực của Đảng Cộng sản, văn học Việt Nam đã cắm neo trong “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” ca ngợi tổ quốc và nhân dân, những giờ khắc anh hùng của những cuộc tranh chấp. Thời thế đang đổi thay. Một thế hệ nhà văn mới kết nối lại với những giá trị nghệ thuật khác, và lại có thể trở nên nói được tiếng “Tôi”.

*

Hơn hai phần ba người Việt Nam ra đời sau 1975. Sự anh hùng của quá khứ, tuy còn gần, không còn là tham chiếu duy nhất dẫu cho nó in vết trong lịch sử một xứ sở đã chiến đấu, hàng bao thế kỉ, vì độc lập và thống nhất.

Đoàn Cầm Thi, nhà phê bình văn học sống ở Paris nhận định: “Niềm tin vào một sự giải phóng kép – giải phóng xã hội bằng chủ nghĩa Marx–Lenin, và giải phóng dân tộc bằng chiến tranh, giữa lòng văn học quan phương – nay đã nhường chỗ cho sự thiếu vắng lí tưởng trong giới trẻ sau chiến tranh”. [1]

Từ trong lòng cũng như ở mép bìa của Đảng Cộng sản Việt Nam, những người kháng chiến cũ lo lắng về điều này. Nhưng những khoảng trống thường chỉ che phủ sự hiện xuất của những xã hội phức hợp hơn. Sự phân hai quan phương – giữa cái tốt và cái xấu – mờ nhạt theo dòng thời gian. Đó là Đoàn Cầm Thi lấy lại, dùng cho Việt Nam câu phát biểu của Karl Marx về những xứ sở “nghèo nàn cả về anh hùng và biến cố”. Trong một truyện rất ngắn, Đỗ Khiêm, người sống giữa nước Pháp, Hoa Kì, và Việt Nam, trích dẫn Kiều, nhân vật chính bạc mệnh của một cuốn tiểu thuyết cổ điển lớn của Việt Nam vào thế kỉ 19,

“Chém cha cái số hoa đào/ Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” [câu 2149 – 2150]. Nhưng Đỗ Khiêm, mà văn viết rất được giới trẻ văn học Việt Nam tán thưởng, làm thế để xác định điều trái ngược: “Không có ai trói tôi”. [2]

Ngay sau những cuộc chiến tranh ở Đông Dương, một thế hệ nhà văn có tài cúi mình trên những khốn khổ của chiến binh và những ngày mai của chiến thắng làm cụt hứng. Phần lớn họ gốc miền Bắc và thuộc hàng ngũ của phe chiến thắng. Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Dương Thu Hương và Phạm Thị Hoài là những kẻ đầu đàn. Cái nhìn của họ về chiến tranh và xã hội phát xuất từ đó đã thống ngự những tác phẩm thuộc giai đoạn những cải cách đầu tiên, quyết định do Đảng Cộng sản năm 1986, và sự mở cửa của Việt Nam ra toàn cầu. Một số cũng tường trình những vết thương lưu lại do cuộc Cải cách Ruộng đất tàn bạo những năm 1955 – 1956 [3] ở miền Bắc xứ sở, hoặc những đợt sóng đàn áp sau này.

Trong thập niên 1990, vậy là Hà Nội là tâm điểm của một cuộc đổi mới văn học mà tiếng vang dội nghe được ở bên ngoài nhiều hơn, đến nỗi một số tác phẩm bị cấm tại chỗ và chỉ lưu hành chui [nguyên văn: sous le manteau = dưới áo khoác], dù cho đôi khi rất rôm rả. Sự hiện xuất của thế hệ nhà văn này ắt hẳn giáng một đòn chí tử vào văn học quan phương vốn được nuôi dưỡng bằng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đó là sự cáo chung của một huyền thoại hoặc của một sự giả hình. Nước Việt Nam đã trải qua những xáo trộn, chứ không phải một cuộc cách mạng. Giáp mặt với một đợt sóng các nhà văn đồng thời là những người tra xét, những người làm văn, quan phương chỉ có lối đáp ứng là kiểm duyệt hoặc viết lại, nhất là lối viết lại của những sách giáo khoa về lịch sử. Công chúng rộng lớn hoài công bị gạt ngoài lề, bây giờ đã là cuộc chiến đấu của lớp hậu vệ ngày càng hết sinh lực.



Vậy nên, sự kiểm duyệt, thông thường nhất, chỉ hành xử sau khi sự việc đã xảy ra. Những nhà xuất bản phải đảm đương trách nhiệm trước khi cho bày bán một cuốn sách, với cái rủi là thấy nó thu hồi không cho lưu hành. Làm chứng thì có sự cấm đoán, ít lâu sau khi phát hành cuốn Chuyện kể năm 2000 do Nhà xuất bản Thanh niên. Bùi Ngọc Tấn trong cuốn này tường trình những tình huống gian nan mà ông bị giam giữ, ba thập niên về trước, trong khuôn khổ một chiến dịch chống “những kẻ xét lại”. Cuốn sách bị huỷ, theo lệnh của nhà cầm quyền, vài tuần sau khi được bày bán. Đối lại, vào tháng 3 năm 2005, cuốn Chinatown, một tiểu thuyết của Thuận, nhà văn nữ trẻ trong cõi dân lưu tán (la diaspora) Việt Nam ở Pháp, đã được xuất bản ở Việt Nam, nơi những ấn bản của cuốn này bán chạy như tôm tươi. Sáng kiến còn lí thú hơn nữa là cuốn này đề cập chủ đề nhạy cảm về sự ô nhục mà cộng đồng người Hoa phải chịu sau khi nổ ra chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979. Đề tài này dường như trước đó là cấm kị.

Sự xuyên phá như thế đã hoàn tất còn chưa nói lên được trang giấy trắng mở ra với thế kỉ mới sẽ viết nên như thế nào. Những tác gia của giai đoạn những cải cách đầu tiên đã đặt lại thẩm xét căn nguyên huyền thoại của lịch sử quan phương và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, một cách mạnh mẽ và tài năng. Ngoài biệt lệ Dương Thu Hương, nữ chiến sĩ cho quyền của con người [4] , họ có lẽ ít có những đề nghị về tương lai. Còn về phần mình, Đảng Cộng sản Việt Nam “cha của chiến thắng”, muốn làm mới lại tính chính đáng của mình bằng cách dựa vào ba cột trụ: mở rộng kinh tế, đấu tranh chống những hiện tượng “tiêu cực” – tham nhũng, phong tục suy đồi – và sự quay về với những giá trị dân tộc hoặc, nếu ưng gọi, lịch sử. Thay thế một sự “đoàn kết quốc tế chủ nghĩa” đang tan biến bằng hình ảnh Khổng Tử có lẽ trấn an một dân chúng đã quá lâu được nuôi dưỡng bằng những khẩu hiệu rỗng tuếch đến nỗi họ không còn quan tâm tới mấy nữa. Nhưng những cao vọng là ở nơi khác, và đã báo hiệu một sự thay phiên.



Ngay những thị trấn xa xôi hẻo lánh nhất trong xứ, những quán cà phê cũng mọc lên như nấm. Một giới trẻ đôi khi rách việc khám phá một thế giới không giới hạn [5] . Mạng lưới trời internet đưa du lịch chốn xa tìm kiếm những tham chiếu khác. Nó phá nhiều chướng ngại. Một số tờ báo tổ chức, những cuộc trò chuyện khá được ưa chuộng với những tác gia đủ các bờ bến, kể cả những người trong cõi dân lưu tán ở hải ngoại. Những biên giới biến mất và, trong cuộc kiếm tìm giá trị, họ bảo là “chiều ngang” dần dà thắng “chiều dọc”. Họ đi tận chân trời tìm kiếm những giải đáp, vượt ngoài thói quen muốn là phúc âm chỉ tới từ trên cao ban xuống.

Ai theo đường nấy. Lynh Bacardi, bút danh của một nhà thơ trẻ ở Thành phố **** (Sài Gòn), là thành viên của nhóm nữ “Ngựa trời” lấy tên con bọ ngựa chống trời là thứ côn trùng mà con cái phải ngấu nghiến con đực ngay trong khi giao cấu, kể lại: “Chính phủ muốn mở cửa cho những nhà thơ, nhà văn trẻ, nhưng đặt định những hạn chế. Họ từng muốn, theo truyền thống, là người ta viết về những anh hùng chiến tranh, nhưng chúng tôi không thể làm được điều đó, chúng tôi chưa từng sống qua. Chúng tôi nói chuyện tính dục”.

Một nữ phê bình nghệ thuật mê say sự gan dạ của giới trẻ giải thích: “Giới trẻ tiếp cận các cấm kị: sự thoái bộ của đấu tranh giai cấp, ma tuý, sự suy thoái của giáo dục công, đồng tính luyến ái”. Ngoài sự “dấn thân” hiển nhiên, Đoàn Cầm Thi, về phía mình, gợi đến một nền văn học “thân tình và đáng quan tâm vì ‘cái Tôi’ làm thành một phần toàn hợp của thế giới”. Bà nói thêm: “Không nhắm mắt trước những vấn đề của xã hội, họ nói với chúng ta về cuộc đời họ, những bận tâm, những ước mơ, những đau khổ của họ; khi mô tả một thế giới mờ đục, khi lặn trong những miền u uẩn của vô thức, họ làm nhiều người đọc bỡ ngỡ và tạo ra một sự bất an”.



Lý Đợi là người phát ngôn của nhóm thơ, gồm những nhà thơ “phản thơ” (anti–poètes) trẻ – như họ tự nhận định – lấy tên là Mở Miệng, thành lập năm 2000 ở một vùng ngoại ô Sài Gòn. Anh đẩy xa hơn nữa trong một bản văn ngắn truyền đi năm ngoái trên mạng nhan đề “Kiệt tác nghệ thuật”: [6]


Kiệt tác nghệ thuật là một nghịch lý không bị trói buộc bởi các luật tắc. Mọi thứ luật tắc đều luôn luôn bị phá vỡ. Điều này làm rối loạn những đầu óc giáo điều. Những bộ thuật ngữ tiêu chuẩn hoá và những quy định phổ thông về tính cách của các thời đại. Kiệt tác nghệ thuật thì có thể có đấy, nhưng không có luật tắc nào trói buộc những chất liệu dùng để tạo nên một tác phẩm hay tiến trình tư duy làm nẩy sinh ý niệm về tác phẩm ấy. Nó được sáng tạo từ óc tưởng tượng của con người trong mối quan hệ với thời đại của y. Khi tác phẩm nghệ thuật đã hiện diện, nó trở thành truyền thống. Khi nó đang được sáng tạo, nó là một thực thể chưa từng hiện diện bao giờ.

Tôi không có cảm giác về truyền thống. Tôi có cảm giác về những không gian vĩ đại.

Tôi có cảm giác về thời đại của chính tôi. Tôi không dính líu gì đến những thứ khác.

Tôi không thuộc về bất cứ tục lệ nào - bất cứ đảng phái nào - bất cứ tôn giáo nào - bất cứ ý thức hệ nào - bất cứ tổ chức nào. Mẹ kiếp thế, tôi thuộc về tôi.

Tôi có cảm giác về sự tự do nguyên thuỷ và chân diện của mình. Tôi cảm thấy muốn tuyên chiến với những cái đang sắp hàng theo trật tự thương mại: bảo tàng viện, những phê bình gia, những sử gia nghệ thuật, những nhà mỹ học và cái gọi là những lực lượng văn hoá...

Tôi tin rằng thời đại của tôi là thời đại quan trọng nhất trên thế giới. Rằng kiệt tác nghệ thuật của thời đại tôi là nghệ thuật quan trọng nhất. Rằng thứ nghệ thuật trước thời đại tôi không có một đóng góp nào trực tiếp vào óc thẩm mỹ của tôi bởi cái nghệ thuật đó đã là lịch sử, nó giải thích thái độ của quá khứ, chứ không nhất thiết cung ứng những biện pháp cho những vấn đề của tôi hôm nay. Kiệt tác nghệ thuật không ly dị khỏi cuộc sống. Nó mang tính biện chứng. Nó không ngừng đổi thay và lật đổ quá khứ. Nó là một con **** nứng của hôm nay.




Những nhà văn trẻ này chạm gần tới chủ nghĩa hư vô. Đôi khi họ thô thiển, nhưng không dung tục. Họ vận dụng sự kích động với một thị hiếu nghiêm túc về giễu cợt, để làm “rớt mặt nạ” và như thế cung cấp một luồng không khí tươi mát. Lý Đợi giải thích: “Sự kích động trong ngôn ngữ không phải là cái thiết yếu. Cái thiết yếu là trông nhờ vào một ngôn ngữ bình dân, thông tục; cái thiết yếu là sự lương thiện”. Họ không tìm cách xuất bản những cái gì họ viết, cái gọi là “Nhà xuất bản Giấy Vụn” của họ chỉ là chuyện in sao bản và đĩa CD–Rom phân phối. Là những sinh viên đã tốt nghiệp, họ đòi nhận lại những tính cách bên lề của mình và viết bằng cách sử dụng tiếng nói phổ thông của miền Nam, mà không làm che lấp những chỗ thô nhám của nó. Văn bản của họ muốn biểu hiện những khu ngoại ô mà họ xuất phát, một nền văn học bụi đời (poussierès de vie, cát bụi cuộc sống) nhưng là những kẻ bụi đời có một hành trang văn hoá và lịch sử vững chắc.

Trong mày mò, lối đi của họ là một sự kiếm tìm cái khác, trong tư tưởng cũng như trong biểu hiện. Họ chịu ảnh hưởng của một trong những bậc huynh trưởng là Nguyễn Quốc Chánh, kẻ tự nhận là “công dân thế giới” và là đứa con quái kiệt của khung cảnh văn học Sài Gòn, tác giả của một bài thơ nhan đề “Đụ vỡ sọ” gây được dư luận trong cái hóc bà tó văn học Việt Nam. Đó là sự từ khước những con đường mòn. Họ có thể cũng là phản ánh của một tầng lớp trẻ tìm cách chống chọi với cái trống rỗng, cái buồn nản, cái khắc khoải khác với sự nương náu vào ma tuý, tính dục, hoặc làm tiền. Đoàn Cầm Thi tóm lược: “Một niềm ham sống đơn thuần, dù chỉ là sống khác, nghĩ khác với những người đi trước”. Lớp trẻ không phải chỉ có những kẻ ghiền ma tuý phải cải tạo vào con đường thẳng hoặc chỉ lo kiếm tiền.

Trong lòng Đảng Cộng sản Việt Nam, những người cựu kháng chiến nhận thức được là một đảng vừa đá bóng vừa thổi còi gây ra một tình thế hàm hồ và không có viễn ảnh. Thiếu đối trọng và đối thoại, cuộc vận động không có dự án đích thực. Một người Pháp rất am tường về Việt Nam ngày nay gợi ra “Sự trống rỗng phi thường bỏ lại do những ‘nhà tư tưởng mới’ Mác-xít – tư bản Việt Nam trong lãnh vực ý hệ, thông điệp, luân lí, và đạo đức, vì họ lấm bê bết bùn trong hệ thống”. Việc trở về với truyền thống và sự tán dương chủ nghĩa dân tộc không đủ để lấp đầy sự thiếu hụt. Chúng còn có khuynh hướng càng làm nổi bật sự thiếu hụt kia lên, và đào sâu sự cách biệt giữa quyền lực chính trị và một xã hội phải đương đầu với một tình huống hoàn toàn mới mẻ: nước Việt Nam thống nhất và độc lập phải quản lí, lần đầu tiên kể từ thế kỉ 19 không chỉ sự chung sống với Trung Quốc, mà còn cả vị thế trong sự toàn cầu hoá.



Trong tác phẩm À nos vingt ans (Tuổi hai mươi yêu dấu), truyện kí – tiểu thuyết xuất bản bằng tiếng Pháp năm 2005 (Nxb L’Aube), Nguyễn Huy Thiệp gợi đến một lớp trẻ lạc lối mà chỉ sự quay về thiên nhiên và truyền thống mới cứu vớt được. Là sản phẩm của một thất vọng bản thân, truyện kể này có một tầm quan tâm giới hạn: tác giả tự đặt – hay toan tự đặt mình – vào hình hài một thiếu niên con nhà tử tế lao vào thế giới nghiện ngập ma tuý và băng đảng. Cậu chỉ thoát ra sau khi đã bị đưa vào một hòn đảo trong vịnh Hạ Long, nơi cậu buộc phải cai trước khi được đám thuyền chài đón nhận và họ đem lại cho cậu hương vị cuộc sống. Tin người cha, một nhà văn nổi tiếng và phẩm hạnh hầu như không thể chê trách, qua đời, đã gây ra một cú hích giải thoát khiến cậu ăn năn sám hối. Tất cả như vậy trở lại trong vòng trật tự.

Vào dịp kỉ niệm 30 năm của năm 1975, Nguyễn Huy Thiệp viết rằng: “Ngày nay, để lấp đầy sự mất mát những giá trị truyền thống, người ta theo đuổi một lối sống duy vật, bạo động, hưởng lạc” [7] và ông thêm: “Sự tham nhũng là một tai ương mà người ta không thể be bờ”, rằng: “Những sự tham ô này đầu độc tinh thần của tuổi trẻ”. Thị kiến giản lược này tuy nhiên không mang lại giải đáp đích thực vì sự quay về thiên nhiên và về trật tự truyền thống, cũng được nhà cầm quyền rao giảng, là không tưởng. Nó bị phản biện bởi sự bừng nở của một thế hệ mới các nhà văn, mà những mối quan tâm thuộc một trật tự rất khác.

Nước Việt Nam là một xứ sở mà động năng lại được dâng lên sau hai cuộc chiến tranh kéo dài cả 30 năm, rồi sau cả một thập niên lầm lạc và một thập niên nữa do dự. Một hoạ sĩ thuộc cõi dân lưu tán Việt Nam ở Hoa Kì là Lê Quang Đỉnh (Đinh Q. Lê), đã giải thích như thế này về hành trình của người Việt: “Họ đã đánh nhau trong 20 năm. Họ không có một ý tưởng nào về cách quản lí đất nước. Vậy là, họ tiến lên, họ ngất ngư, rồi lại tiến nữa. Nhưng bạn cũng thấy trong xã hội này một điều làm nó khác biệt ở Đông Nam Á:

một xung động tự cải thiện, để làm đời mình phải ra cái gì”. Eight Ball


Vài tác phẩm


Dương Thu Hương, Terre des oublis [Chốn vắng], Nxb Sabine Wespieser, Paris, 2006.

Nguyễn Huy Thiệp, A nos vingt ans [Tuổi hai mươi yêu dấu], Nxb L’Aube, la Tour – d’ Aigues, 2005.

Đoàn Cầm Thi, Au rez-de-chausée du paradis. Récits Vietnamiens, 1991 – 2003 [Tầng trệt thiên đường – truyện kể Việt Nam, 1991 - 2003] Nxb philippe Picquier, Arles, 2005.

Chu Lai, Rue des soldats [Phố lính], Nxb L’Aube, 2003.

Nguyễn Huy Thiệp, Une petite source douce et tranquille, suivi de Les démons vivent parmi nous [Suối nhỏ êm dịu, kèm với Quỷ ở với người], Nxb L’Aube, 2002.

Dương Hướng, L’Embarcadère des femmes sans mari [Bến không chồng], Nxb L’Aube, 2002.

Phạm Thị Hoài, Menu de dimanche [Thực đơn chủ nhật], Nxb Actes Sub, Arles, 1997.

Bảo Ninh, Le chagrin de la guerre [Nỗi buồn chiến tranh], Nxb Philippe Picquier, 1994.


Nguồn: Nguyệt san Le Monde diplomatigue (Thế giới ngoại giao), số tháng 12-2007

Bản tiếng Việt © 2007 talawas






[1]Đoàn Cầm Thi, Au rez-de-chaussée du paradis

. Récits vietnamiens, 1991 – 2003, Nxb Philippe Picquier, Paris, 2005.
[2]Sách đã dẫn, tr. 83 – 87.
[3]Cải cách ruộng đất theo kiểu mẫu Trung Quốc được loan báo từ 1953 trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (miền Bắc) gây ra sự bất mãn và cả những cuộc nổi dậy ở nông thôn. Những cuộc nổi dậy này bị trấn áp thẳng thừng.
[4]Tới Paris vào tháng 2–2006 vào dịp phát hành cuốn Terre des oublis (Chốn vắng), Nxb Sabine Wespieser, Paris, Dương Thu Hương ở lại đây kể từ ngày đó để “hoàn tất những tác phẩm dở dang từ hai chục năm nay”. Bà nói thêm, ở Hà Nội “sự trợ giúp những tù nhân chính trị và cuộc chiến vì dân chủ tiêu hao toàn bộ năng lực của tôi”. (Cuộc nói chuyện dành cho tạp chí Focus Asie du Sud-Est [Tiêu điểm Đông Nam Á], xb tại Bangkok, tháng 7-2006 ; www.focusasie.com).
[5]Trong số những trạm văn học Việt Nam trên mạng internet: bằng tiếng Anh,

www.vietnamlit.org (Hoa Kì); bằng tiếng Việt: www.tienve.org (Úc), www.talawas.org (do nhà văn nữ Phạm Thị Hoài phụ trách, trụ sở ở Berlin), và www.evan.com.vn (Hà Nội).
[6]Bản dịch tiếng Pháp của Đoàn Cầm Thi.
[7]Xb trên www.remke.net, tạp chí do Francois Bon phụ trách, bản dịch tiếng Pháp của Đoàn Cầm Thi.
Eight BallNhật báo International Herald Tribune, bằng Anh ngữ, Paris, 9-6-2005.
viethoaiphuong
#4 Posted : Sunday, December 30, 2007 5:29:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

radiochantroimoi

http://radiochantroimoi.com/

Chương trình phát thanh ngày 29/12/2007
Nghe bằng Flash

http://radiochantroimoi.com/

Nghe bằng nhu liệu riêng trong máy (như WMP, Itune...): Nghe toàn bộ chương trình này



Nhà Nước CSVN Tiếp Tục Khiêu Khích Giáo Dân Trong Vụ Đòi Lại Nhà Chung Ở Hà Nội
[29/12/2007]


Tổng kết tình hình năm 2007
(Ông Lý Thái Hùng ) [29/12/2007]


Tâm sự người dân oan khiếu kiện trong những ngày cuối năm 2007 tại Hà Nội
(Hoàng Hà thực hiện) [29/12/2007]


http://radiochantroimoi.com/

Doi Dau Bat Bao Dong de thao go doc tai
Xay Dung Xa Hoi Dan Su de dat nen dan chu
Van Dong Toan Dan de canh tan dat nuoc
viethoaiphuong
#5 Posted : Monday, December 31, 2007 10:50:34 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Mời đọc ==>

Làm Thân Cỏ Cú

Lê Minh Nguyên

Khoảng đầu thập niên 1970, phong trào phản chiến khá mạnh ở miền Nam. Vì là chế độ tương đối tự do nên những bài nhạc phản chiến được sáng tác và phổ biến ở miền Nam như nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc của những sinh viên phản chiến chống sự hiện diện của Hoa Kỳ v.v... Cho dù CS có giựt dây hay không, thì phong trào này cũng nói lên được nguyện vọng của người dân miền Nam là yêu chuộng hòa bình, không thích chiến tranh. Sỡ dĩ có chiến tranh là vì tham vọng của miền Bắc muốn thôn tính miền Nam bằng vũ lực và sự chiến đấu của miền Nam là một việc tự vệ chẳng đặng đừng. Miền Nam là tiền đồn của thế giới tự do trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô, và sự hiện diện của quân đội HK là để bảo vệ tiền đồn này chứ không phải để xây mộng đế quốc thực dân hay sang đọat lãnh thổ như Trung Quốc đã và đang thực hiện.
Trong thời kỳ này, ở Đại Học Văn Khoa thỉnh thỏang các ban đại diện sinh viên tổ chức những buổi ca nhạc chiều cuối tuần với khán đài cao nằm ngay trong khuôn viên trường, đa số các bản nhạc là lọai nhạc kích động đấu tranh, phản chiến hay chống Mỹ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tuy giỏi về chiến đấu quân sự nhưng có nhiều yếu kém về đấu tranh chính trị. Trong khi CS đem quân chính qui từ Bắc vào đánh miền Nam một cách tàn bạo và áp dụng cả các phương thức khủng bố thì về phương diện chính trị nội thành cũng như tuyên truyền quốc tế, CS luôn to mồm là họ yêu chuộng hòa bình, chống Mỹ cứu nước. Trong khi đó thì phía chính quyền VNCH vụng về, tạo cho thế giới cảm nhận là mình hiếu chiến, qua việc cấm nhạc Trịnh Công Sơn, việc tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn đặc công CS trước ông kính của ký giả ngọai quốc, hoặc ông Nguyễn Cao Kỳ ồn ào đòi Bắc Tiến

v.v..
Trong một hoạt cảnh của các buổi ca nhạc này, có một bài hát chống Mỹ thấy rõ, đó là bài "Làm Thân Cỏ Cú" mà lời lẽ như "Trời sinh tôi ra - Làm thân cỏ cú - Trời sinh anh ra - Làm thân đại thụ - Nay anh vươn mình - Che lấp thân tôi - Nay anh đâm chồi - Để gặp thân tôi..." "...Dân tôi vùng lên như bảo tố - Dân tôi vùng lên như cuồng phong - Dân tôi hiên ngang tuy sống nhục nhằn. Dân tôi vùng lên như bão tố - Dân tôi vùng lên như cuồng phong - Không ai giết được đời dân tôi - Không ai cướp được đời dân tôi", và các sinh viên thuở đó rất thích hát, nhiều cô cậu cũng chẳng để ý đến ý nghĩa của nó là gì, chỉ thấy hay thì nghêu ngao hát. Ước gì ngày hôm nay bài hát này được sinh viên đem ra hát lại ở Hà Nội hay Sàigòn và chính quyền CSVN tôn trọng sự tự do của họ như chính quyền VNCH thuở xưa.
Bài hát này đem áp dụng đối với Trung Quốc thì chính xác hơn là đối với HK vì rõ ràng ngư dân Việt Nam đang bị giết, bị cướp và khu vực đánh cá truyền thống từ đời ông cha để lại của họ càng ngày càng bị TQ thu hẹp lại. Trong ba năm qua, TQ đã dồn dập bắn giết ngư dân VN. Ngày 27/12/2004, họ bắt 80 ngư phủ VN về tội đánh cá bất hợp pháp (?), dùng tàu tuần duyên tông các tàu đánh cá VN, làm cho 23 ngư dân bị chết, 6 bị thương và 10 tàu đánh cá bị hư hỏng. Ngày 8/1/2005 trong vùng Vịnh Bắc Bộ, tàu tuần duyên TQ bao vây và bắn các tàu đánh cá VN khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị bắt. Ngày 28/2/2007 họ bắt 12 ngư dân Quảng Ngãi ở gần Hoàng Sa. Ngày 27/6/2007 họ bắn và cướp tàu 13 ngư dân Quảng Ngãi tránh bão gần Hoàng Sa. Ngày 9/7/2007 tàu TQ bắn ngư dân VN gần vùng Trường Sa, khiến 1 thuyền chìm, 1 chết và 5 bị thương, trong khi tàu chiến cơ động BPS500 của hải quân VN chỉ đứng xa nhìn.

Tham Vọng Đại Cường
Tham vọng của TQ để chiếm cứ biển Đông và lấn đất VN đã khá rõ ràng trong nhiều thập niên qua. Cách đây hơn một thập niên, tờ báo New York Times đã từng đăng những lọat bài về TQ và nói rõ rằng TQ muốn chiếm biển Đông để nuôi dân số trên 1 tỷ người của họ. TQ coi biển Đông vừa là vựa cá vừa là nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu khí, ngòai ra nó còn giúp họ để kiểm sóat những đường hải hành chiến lược đi qua eo biển Malacca để vào Ấn Độ Dương.


Ngày 4/9/1958, TQ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý, áp dụng cho tất cả lãnh thổ bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 1/1974, lợi dụng cơ hội Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN trong chương trình VN hóa chiến tranh cũng như không khí hòa dịu giữa HK và TQ lúc bấy giờ, họ đã dung vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa từ VNCH, trước sự đứng nhìn và làm ngơ của hải quân HK. Năm năm sau, họ đã tràn qua chiếm đóng 6 tỉnh phía Bắc VN, nói rằng để dạy cho VN một bài học. Sau khi rút đi, họ vẫn tiếp tục chiếm cứ một số cao điểm dọc theo biên giới của nước ta, mở đường cho việc nhượng đất trong Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung ngày 30/12/1999 mà lãnh thổ VN bị mất đi khỏang 800km2, trong đó có Ải Nam quan và Thác Bản Giốc. Năm 1980, TQ cho phổ biến bản đồ Lưỡi Rồng chạy sát vào bở biển VN và các quốc gia chung quanh biển Đông, coi tất cả biển Đông là một cái hồ (China lake) của họ.
Tuy TQ ký Công Ước về Luật Biển năm 1982 công nhận các quốc gia duyên hải có 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá và là thềm lục địa để khai thác dầu khí, nhưng họ lại tập hợp khoảng 400 học giả nghiên cứu một thập niên để kết luận rằng biển Đông là của họ kể từ thời thời Hán Vũ Đế. Ngày 14/3/1988, họ xâm lấn Trường Sa, giao tranh với VN, làm cho 64 lính VN thiệt mạng, 9 bị bắt. Đến năm 1992, họ ban hành 1 đạo luật và tuyên bố Biển Đông là phần lãnh hải của TQ, tàu bè qua lại phải xin phép, nếu không họ sẽ đánh chìm. Trong năm này họ chiếm bãi dầu khí Vạn An phía Đông Nam Cà Mau, và để cho việc xâm thực không gây ồn ào trong dư luận thế giới, họ ký Thông Cáo Chung Manila về biển Đông, hứa hẹn đối xử trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Mặc dù đang đương đầu với vấn đề Đài Loan đòi độc lập, năm 1994 TQ gởi phái đòan sang Đài Loan bàn về Trường Sa và hai bên đã đồng ý chủ quyền của TQ trên TS. Đài Loan cũng đồng ý rằng phần đảo mà Đài Loan tập trận thuộc chủ quyền của TQ. Đây là hình ảnh của hai con kên kên đang mổ thịt VN. Sự chiếm đoạt lãnh thổ và lãnh hải của VN đã được TQ và VN luật hóa qua Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung ngày 30/12/1999 và Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000. Theo Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, VN bị mất khoảng 21,000km2 hải phận. Hai hiệp ước này đã hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh 1887 mà TQ đã công nhận hơn 100 năm nay là lãnh thổ toàn vẹn của VN. Cũng trong năm 2000 này, hai bên ký Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá để thiết lập Vùng Đánh Cá Chung 60 hải lý mà phần lợi nghiêng hẳn về phía TQ, với tàu thuyền hùng hậu và kỹ thuật cao hơn, và vùng Chung trên danh nghĩa là Riêng của VN. Tiếp tục cho uống thuốc độc bọc đường, năm 2002, TQ ky? tho?a thuâ?n vơ?i ca?c quô?c gia trong vu?ng Đông Nam A?, đô?ng y? gia?i quyê?t ca?c tranh châ?p ơ? vu?ng Biê?n Đông mô?t ca?ch ho?a bi?nh. TQ dùng nó như một chiến thuật, vì từ đó cho đến nay họ đã liên tiếp bắn giết để gây kinh sợ, nhằm xô đuổi ngư dân VN từ bỏ những vùng đánh cá truyền thống từ thời cha ông để lại, hầu chiếm đọat các vùng biển này.


Ngày 1/1/2005, TQ cho xây bia chủ quyền trên một số điểm trên quần đảo Hoàng Sa. Trong năm này, ông Hồ Cẩm Đào viếng VN với lời hứa hai bên giải quyết tranh chấp biên giới trong hòa bình. Cuối năm 2005, VN thoả thuận cho TQ khai thác dầu khí trong vùng tranh chấp và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã qua TQ để thảo luận về vấn đề này. Một lần nữa, sau khi lấn VN bằng đánh cá chung, TQ lấn qua việc khai thác dầu khí chung, mà phần lợi chúng ta dư biết nghiêng về phía TQ, và phần Chung, trên thực tế, là phần Riêng của VN. Tháng 6/2006, TQ vẽ lại bản đồ với ranh giới của vùng biển thuộc TQ sát với bờ biển VN. Đầu tháng Giêng 2007, VN và TQ chính thức cho biết sẽ liên kết khai thác dầu tại vịnh Bắc Bộ. Một tháng sau, Đài Loan tập trận ở TS với sự im lặng đồng tình của TQ. Trong khi đó, ngày 10/4/2007, TQ áp lực các công ty BP và Conoco-Phillips ngưng cộng tác với VN để khai thác dầu khí vùng TS. Tháng 7/2007 Thứ Trưởng Ngọai Giao VN Vũ Dũng họp với Thứ Trưởng Ngoại Giao TQ Vũ Đại Vỹ về biên giới và phía TQ (theo Tân Hoa Xã) làm lơ không nói gì về biển.
TQ gặm nhấm từ từ biển Đông, theo chính sách chia để trị, bẻ đũa từng chiếc một và vừa đánh vừa xoa, họ đã không đồng ý khi thương thảo vấn đề biển Đông với Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) như một khối chung, họ chủ trương thương thảo riêng với từng nước một, và khi có một cơ hội để chiếm đoạt mà không gây ồn ào nhiều thì ra tay ngay. Ngày 3/9/2007 họ và Phi ký hợp tác quân sự và giúp Phi $6.6M đô la. Ngoại trưởng Phi Domingo Siazon, tháng 11/1998 cho biết, Phi chẳng còn một chọn lựa nào khác, mà chỉ còn biết tuân thủ những đòi hỏi vô lối của Bắc Kinh. Với sự đồng lõa của Đài Loan, việc tiến chiếm biển Đông của TQ càng ngày càng tăng tốc, giữa tháng 9/2007 Đài Loan xây dựng cơ sở trên đảo Ba Bình. Ngày 10/11/2007 Hội Đồng Chính Phủ TQ quyết định cho mở tours du lịch đến các hải đảo này do Cục Du Lịch Trung Ương TQ tổ chức. Điều nghịch lý là năm 2006 chính họ cảnh cáo VN về việc VN định tổ chức du lịch như vậy. Cũng trong tháng này họ đã tổ chức thao diễn quân sự trong vùng TS và ngày 2/12/2007 Quốc Vụ Viện TQ phê chuẩn thành lập huyện Tam Sa bao gồm hai quần đảo HS và TS.



Vì Đâu Nông Nỗi
Chính quyền Cộng Sản Việt Nam, do nhiều lỗi lầm trong quá khứ nên ngày nay há miệng mắc quai. Theo tuần báo The Economist ngày 15/12/2007 thì VN dung dưỡng các cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 ở Hà Nội và Sàigòn để gởi tín hiệu cho TQ. Ông Carlyle Thayer ngày 18/12/2007 cũng nhận xét "Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của VN nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với TQ..." Vì cùng chung một lò CS với nhau nên TQ đã bắt được tín hiệu này, chính TQ cũng đã sử dụng phương cách này đối với các quốc gia khác như HK và Nhật Bản trước đây. Như trên đã nói, TQ theo chính sách vừa đánh vừa xoa nên ngày 19/12/2007 (báo South China Morning Post) viên chức chính quyền Văn Xương (Hải Nam) cho biết không có kế họach lập huyện Tam Sa.
Ông Tần Cương, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao TQ, qua ngôn từ ngoại giao đã khẳng định rằng "TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa" và trách cứ VN rằng."Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền này và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó". Nói theo ngôn từ thường dân thì nó có nghĩa rằng các đảo và biển này là của tôi, không ai được hó hé, VN không thể ăn ngang nói ngược, tiền hậu bất nhất như vậy được. Theo tư liệu của bộ Ngoại Giao TQ, văn kiện mang tên "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa", đã được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành ngày 18/2/1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc Kinh trong quá khứ về việc này.
Lỗi này là do ai gây ra? Ngày 15/6/1956, Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm tuyên bố "Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS mà TQ gọi là Tây Sa và Nam Sa". Ngày 14/9/1958, chỉ 10 ngày sau khi TQ tuyên bố về lãnh hải thì ông **** ra lệnh cho Thủ Tướng **** gởi Công Hàm cho Thủ Tướng Chu Ân Lai của TQ công nhận chủ quyền hải phận TQ mà trong đó có cả HS và TS. Đầu năm 1972, CSVN phổ biến bán đồ thế giới mà trong đó họ gọi tên hai đảo này là Tây Sa và Nam Sa theo TQ. Các sách Địa Lý giáo khoa thư của CSVN cũng gọi như vậy và nói nó là bộ phận của bức tường thành bảo vệ TQ. Năm 1974 TQ chiếm HS từ VNCH và Hà Nội giữ im lặng trong một thái độ đồng tình. Đã vậy, tháng 5/1976, báo Sàigòn Giải Phóng bình luận việc TQ chiếm HS còn viết: "TQ vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền HS thuộc VN hay thuộc TQ cũng vậy thôi". Đến khi CSVN đánh nhau với TQ ở TS giữa tháng 3/1988 thì một tháng sau báo Báo Nhân Dân ngụy biện cho việc làm này của họ là để tranh thủ sự gắn bó của TQ (bằng cách dâng hiến lãnh thổ) và ngăn chận HK sử dụng 2 quần đảo này.


Các hiệp ước 1999 và 2000 đã đóng khằn sự cam kết chấp nhận mất đất mất biển VN cho TQ. Các hiệp ước về đánh cá và khai thác dầu khí với TQ trong vùng biển của mình mà TQ đòi tranh chấp là một hình thức "cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm". Trong thời ông Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư, CSVN hãnh diện ca ngợi 16 chữ vàng trong mối tương quan với TQ "Láng Giềng Hữu Nghị - Hợp Tác Tòan Diện - Ổn Định Lâu Dài - Hướng Tới Tương Lai". Trong khi đó ý nghĩa của nó là: Tôi và anh ở cạnh bên nhau, tôi thì quá lớn, còn anh thì quá nhỏ, nếu muốn thân thiện thì hai ta phải hợp tác tòan diện, nghĩa là 100% từ mũi tới lái, chiếc thuyền nhỏ của anh phải cột chặc vào chiếc tàu lớn của tôi nếu như anh muốn có ổn định lâu dài, để chúng ta cùng hướng tới tương lai do tôi lèo lái (vì khi đã cột chặc vô rồi thì anh có muốn lái cũng không được). Lúc ông Đỗ Mười cầm quyền, Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN tuyên bố rằng vì xã hội chủ nghĩa mà đi sát với TQ, trong khi đó vấn đề lãnh thổ lãnh hải là vấn đề nhỏ.
Sự yếu kém và sợ sệt của CSVN đối với TQ còn được thể hiện qua việc VN đã cấp visa nhập cảnh vào cuối tháng 7/2007 cho ông Du Tích Khôn, chủ tịch đảng Thăng Tiến Đài Loan, rồi sau đó lại hủy bỏ vì bị TQ áp lực. Các chính khách Đài Loan xem đó là một hành động bất nhã về khía cạnh lễ tân quốc tế, có tính cách lăng mạ, phỉ báng họ. Tháng 8/2007 vừa qua, trong khi báo chí thế giới phổ biến tin tức về vấn đề hàng hóa TQ kém chất lượng, có hại cho an toàn và sức khỏe và báo chí VN đăng lại, thì Đại Sứ VN ở TQ là ông Trần Văn Luật bị Bộ Ngọai Giao TQ gọi đến huấn thị và hăm dọa là báo VN phải ngưng đăng ngay, nếu không thì hàng VN sẽ gặp vấn đề ngay tại biên giới.

Giải Pháp Nào Đây?
Có lẽ sự hèn yếu của CSVN đã làm cho nhiều thành phần trong xã hội cảm thấy bất mãn và sự bất mãn này đã đi vào nội bộ của đảng CSVN. Ngày 10/12/2007 website của Chính Phủ VN có đăng bài "Cộng Đồng Mạng" Và 9-12-2007, Một Ngày Son Của Toàn Thể Dân Tộc Việt Nam, trong đó nói cuộc biểu tình "đã được đông đảo các giai tầng của xã hội Việt Nam tiến hành đồng thời tại Hà Nội và TP ****, trước sự cảm thông ở mức nhất định của chính quyền." Bài này sau đó bị rút xuống và không cho biết là do hackers hay bất đồng nội bộ. Tờ VietnamNet, ngày 17/12/2007 bị kiểm điểm, phạt tiền 30 triệu đồng và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông cử ông Bùi Quốc Việt tạm thời thay ông Nguyễn Anh Tuấn (đang công tác ở Mỹ) làm Tổng biên tập vì đăng bài "Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa -Trường Sa" lên mạng ngày 10/12/2007 và vài giờ sau bị lấy xuống, trong có câu "... Và mỗi khi chủ quyền dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước bị xâm phạm, là lúc những người Việt, trong và ngoài nước, ở mọi thành phần, mọi lứa tuổi, bằng cách này hay cách khác đã lên tiếng!" Giữa tháng 12/2007 dân Sàigòn chứng kiến các bản khẩu hiệu trên đường đi đến phi trường Tân Sơn Nhất để kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân 22/12, các bản này chỉ nhắc đến các trận đánh với TQ như trận Bạch Đằng, trận Ngọc Hồi - Đống Đa, trận Chi Lăng hay Bình Ngô Đại Cáo và Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi.


Một nhà chính trị lão thành VN, cách đây hơn một năm, có một nhận xét khá lý thú "khi nào chúng ta thấy tàu chiến Hoa Kỳ ghé cảng Hải Phòng thì đảng CSVN sẽ vỡ". Đây là một nhận xét có tích cách trực giác vì ông không giải thích tại sao nó vỡ, nhưng kể từ đầu thập niên 2000s chúng ta thấy có những biến chuyển mạnh trong mối quan hệ giữa VN và HK, như ông Frederick Brown, chuyên viên về bang giao quốc tế của đại học John Hopkins đã nhận xét. Tháng 11/2003, tàu chiến USS Vandegrift đến cảng Saigon và qua tháng 7 năm sau, tàu chiến USS Curtis Wilburn đến cảng Đà Nẳng. Tháng 7/2007 tàu USS Peleliu ghé Đà Nẳng và đến giữa tháng 11/2007 thì hai tàu chiến USS Patriot và USS Guardian đến cảng Hải Phòng. Đầu tháng 2/2007, trong cuộc hội thảo của American Enterprise Institute về tương quan VN-TQ, ông Alexander Vu Vinh, thành viên Chương trình An ninh Quốc Tế, Trung tâm Khoa học và Quốc tế vụ trường đại học Harvard, nhận xét rằng quan hệ Việt-Trung lâu nay phức tạp và có nhiều tính chất. Hai bên tỏ ra tôn trọng nhau tuy nhiên luôn thủ thế và sẵn sàng đưa đối tác vào bẫy nếu cần. Về chiến lược, nội bộ lãnh đạo VN chia ra 2 phái, tạm gọi là phái bảo vệ XHCN và phái chủ trương hội nhập với quốc tế và phía bảo vệ XHCN vẫn thường xuyên chiếm ưu thế.
Ngày 13/12/2007, Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Thái Bình Dương của HK thăm VN, trên bình diện nổi thì nói về hợp tác quân y, khí tượng, tìm kiếm hài cốt và tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình trong tương lai. Vấn đề Biển Đông ông cho là rất phức tạp và kêu gọi các nước tuân theo tuyên bố năm 2002 về giải quyết các xung đột trên biển Đông một cách hòa bình. Ông cho biết HK chưa hề tiếp cận VN về vấn đề cảng Cam Ranh từ sau 1975 và không có nhu cầu. Theo ông, giữ "nguyên trạng" hiện nay trong vùng về hải quân là phù hợp với tất cả các bên. Không đầy một tuần sau, Bô? trươ?ng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony thăm VN. Ông và Bô? trươ?ng Quốc phòng VN Phu?ng Quang Thanh đồng ý sẽ thành lập một nhóm công tác chung để mở đường cho việc ký kết một Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng trong tương lai gần. Giáo sư Bharat Karnad, chuyên gia về an ninh quốc gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Ấn Độ, cho rằng giá trị chiến lược của VN đang được lãnh đạo Ấn Độ ngày càng nhìn nhận và đề cao; ngược lại, Ấn Độ có thể là đối tác vô cùng lợi hại trong quá trình đối trrọng của VN với các đại cường. Theo ông, trong tình hình lãnh hải có nhiều diễn biến phức tạp, VN chắc chắn cần trợ giúp từ các lực lượng hải quân hùng mạnh bên ngoài. Cũng cần nhắc lại là đầu tháng 7/2007 Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã viếng Ấn Độ để thảo luận về các vấn đề kinh tế, chiến lược và quốc phòng. TQ qua Pakistan tạo thế móng chân mèo nên Ấn Độ cần VN để thăng bằng thế trận này.


Ông Carlyle Thayer cho rằng VN ở thế yếu và cần sử dụng biện pháp ngoại giao cũng như các tổ chức đa phương và khu vực như ASEAN để giải quyết thế kẹt của mình. Theo ông, về cơ bản trong mọi vấn đề liên quan, VN đang trong cảnh thua thiệt đủ đường, cho nên VN cần những người bạn như Mỹ để duy trì sự ổn định ở vùng biển Đông, nhưng có lẽ Mỹ sẽ không bị hút vào vấn đề này. Ông cho rằng điều VN cần làm ngay là mạnh mẽ đưa ra công luận thế giới vấn đề tranh chấp này và điều đó sẽ đánh động TQ. TQ vừa tổ chức đại hội đảng lần thứ 17 mà trong đó họ đề cập tới một thế giới hòa hợp, họ dùng từ "phát triển hòa bình" (peaceful development) thay vì "trổi dậy hòa bình" (peaceful rise) như trước đây. Ngày 20/12/2007 Bộ Quốc phòng VN bất ngờ quyết định cho phép các chuyên gia nước ngoài vào nghiên cứu các trận đánh cũng như chiến lược của quân đội VN. Có lẽ đây là chỉ dấu cho thấy một sự chuẩn bị để hợp tác quân sự đa phương với bên ngoài. Với 455,000 quân, VN là nước có quân đội tại ngũ lớn nhất ơ? Đông Nam Á, nhưng hải quân và không quân còn quá thua kém TQ để có thể bảo vệ biển Đông.
Chính quyền CSVN không có khả năng bảo vệ biển Đông, muốn thực hiện được việc này, VN cần cố gắng thực hiện cho được bốn bước quan trọng. Bước đầu tiên là làm sao huy động được sức mạnh của toàn dân VN, trong cũng như ngoài nước. Các chế độ độc tài thường hay qua mặt dân chúng để làm những quyết định hay hiệp ước bí mật với nhau, và trong trường hợp này các nước nhỏ thường bị thua thiệt vì dễ bị hiếp đáp, do không có dân chúng đứng sau lưng để làm hậu thuẫn và bàn tính sâu xa vấn đề, cùng sự thiếu vắng dư luận quốc tế để bênh vực công lý và ngăn chận luật rừng xanh. Để ngăn chận dân chúng VN biểu tình, TQ gõ đầu CSVN để ra lệnh dẹp, qua câu nói của phát ngôn nhân Tần Cương "Chúng tôi thực sự quan ngại về những diễn biến mới đây ở VN. Điều đó sẽ làm tổn hại quan hệ tốt đẹp giữa hai nước...Chúng tôi hy vọng chính phủ VN sẽ có thái độ trách nhiệm đồng thời có các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn những sự việc làm tổn hại đến quan hệ song phương như vậy". Nhưng TQ không có đầu để gõ đối với người Việt hải ngoại. Các cuộc biểu tình thường xuyên và rầm rộ ở các tòa đại sứ và lãnh sự của TQ ở khắp các nơi trên thế giới sẽ là một sự mất mặt lớn lao cho họ trên trường quốc tế, nhất là họ đang lo tổ chức Thế Vận Hội ở Bắc Kinh vào năm 2008.


Chế độ hiện tại, do sẵn sàng bằng mọi giá để trả cho TQ trong việc thôn tính miền Nam, đã làm những lỗi lầm chiến lược trong việc dâng đất dâng biển để lấy súng đạn và nhờ viện binh. Do đó bây giờ muốn đòi lại thì mở miệng mắc quai. Thực tế bang giao quốc tế không có việc bốn phương vô sản đều là anh em. Trong quá khứ VN và Thái Lan đã từng đòi Cao Miên mỗi lần một vài tỉnh dưới thời Nặc Ông Chân, Nặc Ông Thôn, Nặc Ông Nộn khi anh em họ tranh giành nhau và chạy đi cầu viện bên ngoài. Sự liên tục của chế độ CSVN hiện nay làm cho họ không thể nào tránh được trách nhiệm phải thi hành những cam kết của họ đối với đàn anh TQ. Do đó, bước thứ hai là họ phải có can đảm thay đổi chế độ. Qua một đêm ông Yeltsin có thể biến mất Liên Sô với những ràng buộc lỗi thời, và tạo ra một thể chế mới để làm lại từ đầu những gì mà chế độ cũ không thể nào sửa chữa được. Đã đến lúc VN cần có một chế độ chính trị hoàn toàn mới để đoàn kết trong ngoài, và thích nghi với môi trường của thế giới ngày hôm nay mà các ý niệm quốc gia, dân tộc đã phát triển vượt biên thùy. Vì môi hở răng lạnh, sự thay đổi thế chế chính trị ở VN có nhiều phần dẫn đến sự thay đổi chính trị ở TQ. Nếu sự thay đổi này đưa đến một TQ dân chủ thì đó là một diễm phúc cho VN, vì bản chất của dân chủ là không đe dọa và sống cộng tồn với các nước láng giềng, tựa như HK với Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ. Việc thay đổi này ở VN cần có sự tiếp sức mạnh mẽ của đại khối quần chúng để tạo sức phóng hỏa tiễn, hầu đẩy phi thuyền lãnh đạo VN ra khỏi quỹ đạo của TQ.
Bước thứ ba là VN cần vận động dư luận thế giới, bạch hóa mọi thương thảo, mọi hiệp ước và các bản đồ ký kết với TQ. Các diễn đàn như Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà VN là một hội viên không thường trực, diễn đàn APEC, ASEAN, Tòa Án Quốc Tế v.v.. là những nơi mà VN phải tích cực vận động và đòi hỏi sự lên tiếng để bênh vực công lý cho mình. Bước này sẽ hữu hiệu hơn nếu có người Việt ở khắp nơi trên thế giới hổ trợ Bộ Ngọai Giao VN trong việc vận động. Hy vọng bước thứ hai ở trên được thực hiện để việc này có thể xảy ra. TQ có thể không coi VN ra gì, nhưng họ rất quan tâm đến dư luận thế giới, như chúng ta thấy, khi thế giới lên tiếng về hàng hóa TQ thiếu tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thì TQ đã có những biện pháp mạnh đối với các nhà sản xuất để tìm cách chấn chỉnh ngay. Hiện nay TQ vừa muốn tổ chức thành công Thế Vận Hội, vừa muốn hàng hóa của họ không bị tẩy chay nên họ có thể nhượng bộ trước dư luận quốc tế. Việc chính quyền Văn Xương nói rằng họ không có kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa cho thấy TQ có nhạy cảm khi dư luận trở nên ồn ào.


Bước thứ tư là bằng chính sách ngoại giao, VN phải chủ động trong việc vận động và hình thành một liên minh quân sự với Ấn Độ và Hoa Kỳ. Ấn Độ có cùng cảnh ngộ với VN, nghĩa là có biên giới chung với TQ, đang bị TQ chiếm một số lãnh thổ và vẫn chưa trả lại, đang bị TQ dùng Pakistan làm móng mèo để cào. Tuy là một cường quốc nguyên tử và kinh tế đang phát triển mạnh, nhưng một mình Ấn Độ không đủ sức để giúp VN bảo vệ biển Đông. Thế TQ-Pakistan mạnh hơn Ấn Độ-VN, do đó VN cần thêm HK. Tuy HK có thừa khả năng để bảo vệ biển Đông, nhưng nếu VN chỉ đi với HK thì có thể sẽ bị HK sử dụng như một tiền đồn của họ trong tương lai. Mối tương quan không cân xứng (tựa như với TQ) nên dễ bị lép vế trong các cuộc thương thảo song phương, và khi có tranh chấp ở biển Đông thì chưa chắc gì HK đã chịu can thiệp để bênh vực đồng minh. Kinh nghiệm cho thấy khi TQ dùng vũ lực chiếm đảo Vành Khăn từ Phi Luật Tân vào cuối năm 1998, bộ trưởng quốc phòng Mercado của Phi đã kêu gọi HK can thiệp vì hai bên có hiệp ước liên minh quân sự, nhưng chánh quyền Clinton từ chối với lý do là hiệp ước không áp dụng cho các vùng lãnh hải đó. Một liên minh quân sự tay ba "VAM" (Việt-Ấn-Mỹ) sẽ làm cho VN cân xứng hơn, biển Đông dễ được bảo vệ hơn, VN ít bị lệ thuộc nặng nề hơn vào một cường quốc. Muốn được vậy thì VN phải tích cực và chủ động trong việc vận động để thành hình liên minh VAM này. Vì đồng cảnh ngộ nên VN có thể dễ dàng trong việc vận động Ấn Độ, nhưng có thể gặp khó khăn đối với HK, vì việc TQ chiếm TS chưa phải là vấn đề an ninh quốc gia của họ, và họ đang có nhiều liên hệ quyền lợi với TQ hơn là VN.

Lê Minh Nguyên
21/12/2007


=END=
viethoaiphuong
#6 Posted : Tuesday, January 1, 2008 6:40:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hàng Trăm Thanh Niên Bay Đến Mã Lai Dự Đại Hội TNSV Việt Nam Thế Giới Lần V


(Kuala Lumpur-VNN) Hàng trăm thanh niên sinh Việt Nam từ các nước đang đổ về thủ đô Kuala Lumpur, Mã Lai, chuẩn bị tham dư. Đại hội thanh niên sinh viên Việt Nam kỳ V, sẽ diễn ra vào các ngày cuối tuần 4,5, và 6 tháng 1-2008 tại Hotel Istana. Theo Ban Tổ Chức cho biết các tham dự viên năm nay có nhiều thanh niên từ Việt Nam cùng các thành viên đến từ các nơi trên Thế Giới như Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Na Uy, Anh, Đức, Bỉ, Thụy sĩ, Đan Mạch, Canada, New Zealand, Nhật, và các nước lân cận ở Á Châu như Singapore, Thái Lan. Ước mơ của thanh niên sinh viên Việt Nam cũng như của tất cả người dân Việt Nam là được nhìn thấy quê hương của mình trở thành một đất nước hòa bình thịnh vượng, thật sự có tự do, dân chủ, và công bằng xã hội. Một đất nước mà mọi người đều có điều kiện và cơ hội như nhau để thăng tiến và mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Tương lai của một Việt Nam thịnh vượng và nhân bản phải được xây dựng trên giá trị của tình người, lòng bác ái, sự tôn trọng luật pháp, và một thể chế dân chủ. Để đạt được hy vọng, ước mơ, và lý tưởng này, tiếp nối truyền thống từ Đại Hội Kỳ 1 tại Melbourne, Úc Châu, Kỳ 2 tại Paris, Pháp Quốc, Kỳ 3 tại Nam Cali, Hoa Kỳ, và Kỳ 4 tại Sydney, Úc Châu,, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, cùng với nhiều hội đoàn, đoàn thể trẻ trên toàn thế giới đứng ra tổ chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ 5, với chủ đề "Xã Hội Dân Sự - Dân Chủ Từ Sức Mạnh Quần Chúng". Theo Ban Tổ Chức, với chủ đề này, Đại Hội Kỳ 5 sẽ thảo luận những đề tài đề ra như xây dựng phong trào lao công quần chúng; sự kiển duyệt báo chí quần chúng trong nước; xây dựng lãnh đạo Việt Nam trẻ; từ độc tài đến dân chủ; tuổi trẻ với vấn đề về Hoàng Sa, Trường Sa; và nhiều đề tài linh tinh khác với công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và Nhân Quyền. Hy vọng đây là những đề tài nền tảng để tuổi trẻ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và vạch ra cho mình một hướng đi với những đóng góp cụ thể cho đất nước.
viethoaiphuong
#7 Posted : Tuesday, January 1, 2008 10:07:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RADIO CHAN TROI MOI - Phat thanh tai Viet Nam moi ngay tu 20g30 den 21g tren lan song dien trung binh 1503 ki lo chu ky (tuc AM 1503 Khz).
Copyright (c) 2007 - Web: radiochantroimoi.com - Email: lienlac@radiochantroimoi.com

http://www.radiochantroi...om/spip.php?article3196
Chương Trình Phát Ngày 01/01/2008
Nghe bằng Flash



Nghe bằng nhu liệu riêng trong máy (như WMP, Itune...): Nghe toàn bộ chương trình này



Gia Đình Phật tử Thừa Thiên-Huế gặp nhiều khó khăn với Công an

http://www.radiochantroi...om/spip.php?article3197
[1/01/2008]

Phỏng vấn Linh mục Phan Văn Lợi về sự kiện giáo dân yêu cầu trả lại tài sản giáo hội tại khu vực nhà thờ chính tòa Hà Nội

http://www.radiochantroi...om/spip.php?article3198
(Thanh Thảo thực hiện) [1/01/2008]


Bắc Kinh không còn úp mở về ý đồ muốn quy các tổ chức tôn giáo về một mối

http://www.radiochantroi...om/spip.php?article3199
[1/01/2008]


Doi Dau Bat Bao Dong de thao go doc tai
Xay Dung Xa Hoi Dan Su de dat nen dan chu
Van Dong Toan Dan de canh tan dat nuoc
viethoaiphuong
#8 Posted : Wednesday, January 2, 2008 4:40:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
SỰ ĐẢO ĐIÊN CỦA LUẬT PHÁP XHCN

Nickname: Bồ Công Anh, sinh viên đại học Xã hội – Nhân Văn
(tặng bạn Vũ Minh Quân)
Lý lẽ có vẻ cao siêu, nhưng thật đơn giản, dễ hiểu
- Chớ dại mà hiểu sai để trao quyền cho đảng rồi mất quyền.
- Chớ ngoan cố mà ngụy biện: để bị người lương thiện vạch mặt.
Đây là điều cần rạch ròi trước khi thảo luận với bạn Vũ Minh Quân, học ở trường Luật của nước Cộng hoà XHCN VN.
Chẳng cần học trường Luật, tôi cũng biết rằng xã hội đặt ra luật pháp chính là để ngăn cản những hành vi vi phạm quyền con người. Vì thế, ăn trộm, sát nhân, hay buôn bán phụ nữ… mới bị bắt giam trước sự đồng tình của dân.
Nhưng khi người ta nhân danh pháp luật để kết tội một người là “tên phản động” thì cần xem lại, vì không có bộ luật nào trên đời này lại có cái tội gọi là “phản động” cả. Nguỵ biện không kém là cái tội “chống đảng”, không biết có ai dạy về “tội” này ở trường Luật của nước Cộng hoà XHCNVN hay không? Lại còn cái tội dùng ngôn từ và các biện pháp ôn hoà “chống nhà nước” nữa chứ (!), có người (như bác Nguyễn Minh Triết) cứ xưng xưng mà nói rằng làm thế sẽ gây “đầu rơi, máu chảy”!!.
Quyền con người theo tôi hiểu một cách đơn giản
Đã là một con người, kể cả mới sinh, phải có quyền được người khác và được toàn xã hội “đối xử như một con người”.
Giết hại hài nhi (như ở bên Tàu, chỉ vì giới tính đứa trẻ) phải coi là tội vi phạm quyền sống, dù đó là hài nhi. Trái lại, dân Mỹ thật hạnh phúc, vì từ hai trăm năm nay, họ đã được một vị tổng thống nêu một danh ngôn xác định rõ mỗi công dân Mỹ có những quyền gì. Và các quyền đó ngày một hoàn thiện. Gần một thế kỷ rưỡi sau, cụ Hồ còn nhắc lại danh ngôn này khi cụ viết Tuyên Ngôn Độc Lập cho nước Việt Nam.
Cứ nói ra rả về “học tập đạo đức Hồ Chí Minh” (!). Học những gì không biết, nhưng nếu không học để thực hiện quyền con người như cụ Hồ đã dẫn lời vị tổng thống Mỹ trong Tuyên ngôn độc lập 1945… thì chỉ là trò nguỵ biện.
Ba quyền phân biệt con người với con vật
- Quyền sống. Đàn gà dù ở chuồng hay ở rừng làm gì có quyền sống trước sự có mặt của loài khác và của con người? Nhưng con người ngay từ khi sinh ra đã có quyền sống.
- Quyền tự do. Con người có bộ óc biết suy nghĩ, có giác quan để tìm thông tin và có ngôn ngữ để nói chính kiến - nhờ vậy con người mới chiếm được địa vị chúa tể muôn loài. Vậy quyền đầu tiên thể hiện mình là con người phải là quyền tự do ngôn luận và tìm kiếm thông tin.
Nếu bài viết này chỉ có thể đăng ở một nơi bị tường lửa của ĐCSVN bao vây thì tác giả của nó chưa có tự do ngôn luận. Và bạn đọc của nó chưa có quyền tự do tìm kiếm thông tin.
Những quyền tự do khác đã được cụ thể hoá trong Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, gồm 30 điều. Và chỉ cần bị vi phạm một trong 30 điều, thì lập tức, một con người sẽ “chưa ra con người đầy đủ”.
- Quyền mưu cầu hạnh phúc. Vị tổng thống Mỹ đã tiếp thu ý tưởng của một triết gia thế kỷ 16 mà đổi quyền tư hữu sang quyền mưu cầu hạnh phúc. Bởi vì, muốn mưu cầu hạnh phúc thì mỗi con người phải có tư hữu đã. Nước ta đa số là nông dân mà đảng cầm quyền lại truất quyền tư hữu đất đai, trong khi cứ nhăm nhăm gọi người khác là “phản động” thì trách gì trắng đen chẳng lẫn lộn?
Quả thật, khi chuyển ngữ sang tiếng Việt thì universal (trong tiêu đề Universal Declaration of Human Rights) rất khó thể hiện. Dịch là “quốc tế” hay “thế giới” vẫn chưa ổn. Vì universal hàm ý “rộng khắp”, “phổ quát”… Tóm lại, đây là bản Tuyên Ngôn cần đến tận tay mọi người, mọi cá nhân.
Ký cam kết thực hiện, nhưng che dấu mọi người nội dung bản tuyên ngôn thì quả là có ý đồ rất đen tối. Quả là từ 1988 đến nay, chưa tờ báo nào ở VN dám đăng nguyên văn Bản Tuyên Ngôn này, nói gì kiểm điểm thực thi đến đâu.
Quyền bẩm sinh, vốn có
Đã là con người thì phải có các quyền như nêu trong Tuyên Ngôn. Vì vậy, mọi người mới dễ dàng nhất trí: Đây là các quyền “bẩm sinh”, tự nhiên, có sẵn, bất cần ai ban phát. Đã bẩm sinh thì không thể chuyển nhượng, không thể bị tước đoạt.
Sinh ra nhà nước không phải để “ban phát” quyền con người (như thần thánh ban ơn) mà là để bảo vệ quyền con người.
Tôi đã tự đưa ra ví von để riêng mình dễ hiểu về “bẩm sinh”.
Bẩm sinh, con người đã có trái tim và khối óc; đó là điều tự nhiên, trời cho. Nếu ai tước đoạt của người khác thì đó là kẻ sát nhân. Tước đoạt nhân quyền cũng như vậy: đó là giết người về mặt tinh thần.
Quyền con người là cơ sở tối cao để xây dựng luật pháp của dân, do dân, vì dân
QUYỀN CON NGƯỜI
(Tuyên ngôn 1948)
LÀ NGUYÊN LÝ và CƠ SỞ TỐI CAO
để xây dựng hiến pháp của dân, do dân, vì dân
HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Nhà nước VN đã cam kết thực hiện Tuyên Ngôn Nhân Quyền (1988) thì phải tuân theo Tuyên Ngôn này khi soạn thảo Hiến Pháp
LUẬT PHÁP VIỆT NAM
Không được vi hiến
Ở Việt Nam:
- Hiến pháp 1992 vi phạm Tuyên Ngôn Nhân Quyền
- Luật pháp vi phạm hiến pháp
Kết luận: Đảo điên, không thể thương được;
Không chọn con đường XHCN.
Luật pháp sinh ra chỉ có một mục đích: để bảo vệ quyền con người.
Vậy thì quyền con người phải là cơ sở tối cao để soạn thảo luật pháp. Tuyên Ngôn Nhân Quyền phải là cái kính chiếu yêu để rà soát những luật lệ vi phạm nhân quyền. Do vậy, không một quốc hội nào, kể cả quốc hội nước Cộng hoà XHCNVN có quyền thông qua một hiến pháp vi phạm nhân quyền.
Sau khi bọn phát xít và quân phiệt bị đánh bại trong cuộc đại chiến thế giới 1939-1945, không một đảng nào, một chính phủ nào còn dám tự nhận là độc tài, chuyên chính. Ngay những nước chính thức dạy trong nhà trường về “chuyên chính vô sản” cũng phải cố ngụy biện rằng nó dân chủ “gấp triệu lần”. Và đến nay, dù chưa mất chính quyền, các nhà lý luận cộng sản cũng vẫn phải muối mặt không sử dụng từ “chuyên chính vô sản” nữa. ĐCS Trung Quốc đã vậy thì ĐCSVN cũng vậy. Đến năm 1988 đảng này còn cố tỏ ra tiên phong hơn nữa về nhân quyền: Đó là chính thức ký kết thực hiện bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Nhưng đó cũng là cái mốc thời gian và cái chuẩn để rà soát về Nói và Làm của đảng.
Kể ra, bản Tuyên Ngôn ra đời đã 40 năm. rồi đất nước thống nhất đã 13 năm và VN đã vào Liên Hợp Quốc 11 năm… mới dám thò bút ký thì cũng chẳng phải sớm sủa gì cho cam.
Ấy vậy mà “sự nghiệp” trắng trợn vi phạm thì hoàn hoàn không muộn.
Vi phạm lớn nhất là đã đưa điều 4 và điều 79 vào Hiến Pháp 1992.
Rất nhiều Luật ở Việt Nam đã vi phạm điều 69 hiến pháp.
Không ai bắt thi hành triệt để và ngay lập tức toàn bộ bản Tuyên Ngôn
Nếu điều kiện chưa cho phép thực hiện đầy đủ một quyền tự do nào đó thì ĐCSVN phải công khai xin khất. Và phải hứa bao giờ sẽ thực thi đủ. Nếu thích, ĐCSVN vẫn có thể tuyên bố “không cam kết thực thi Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948” kia mà. Nhưng liệu thời nay họ có dám không?
Ví dụ dễ thấy về vi phạm nhân quyền là Luật hộ khẩu. Nó vi phạm Quyền tự do cư trú cả nửa thế kỷ nay. Toàn dân VN đã khổ sở vì cái “số hộ khẩu”, kể cả 30 năm sau khi đất nước đã hoà bình. Nếu minh bạch thì đảng phải nói rõ: những hạn chế, những bất cập. Và bao giờ sẽ sửa, lộ trình ra sao…
Tôi nhắc đoạn trên chính vì đến hôm nay, 01-01-2008, tôi vần không biết đến bao giờ thì tôi thật sự được quyền tự do cư trú.
Rồi đến Luật đất đai, Luật báo chí, Luật hình sự… và biết bao luật khác. Cái nào cũng có những điều khoản vi phạm nhân quyền mà không hứa hẹn bao lâu sẽ thanh toán. Đến hôm nay mà còn đem điều 88 ra xử án, bỏ tù luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, đến nỗi một vị luật sư biện hộ phải nói thẳng vào mặt đảng rằng: hai thân chủ của ông là người yêu nước. Như thế khác gì nói thẳng vào mặt nhà nước rằng bọn ban hành điều 88 là bọn phản quốc?
Cái mà dân cần là sự minh bạch.
Cái mà dân dị ứng là sự nguỵ biện, giấu giếm.
Nhưng cái mà dân căm ghét (trừ ngu dân) là vô số, nhan nhản những văn bản dưới luật cứ vi hiến trắng trợn quyền dân trong hiến pháp. Bác thủ tướng Kiệt thì ban hành nghị định 31CP (giam giữ không kết án), bác thủ tướng Khải thì ban hành nghị định “cấm tụ họp quá 5 người ở nơi công cộng để khiếu kiện”, rồi bác thủ tướng Dũng thì có nghị định “cấm tư nhân hoá báo chí”…
Luật con “chửi” luật mẹ như thế, về mặt văn hoá mà nói, khác gì gia đình kia vô văn hoá để con cái công khai chửi bới cha mẹ trước bàn dân thiên hạ?
Viện dẫn sự khác biệt văn hoá để không thực thi các quyền dân chủ
Tôi được đảng dạy điều này từ lâu rồi. “Văn hoá VN không chấp nhận kiểu tự do, dân chủ phương tây” (!). Tôi đã tin sái cả cổ. Nay lại đến bạn Vũ Minh Quân (!).
Nhưng đảng đã phát triển bài học thêm một bước để dạy bạn Quân rằng “âm mưu” của Mỹ muốn thống trị thế giới bằng cách áp đặt văn hoá.
Thử hỏi: Thế thì ai mà chẳng sợ?, Chẳng căm thù Mỹ?. Thế thì thà tạm bỏ nhân quyền - giống như con người tạm bỏ bộ óc, trái tim mình - để nhờ đảng giữ hộ, còn hơn rơi vào ách thống trị của Mỹ (!).
Tôi rất nhớ rằng bạn Quân tự hào với thứ văn hoá “bố nện con” (đánh khẽ, đánh yêu) để con “nên người”. Chỉ tiếc rằng Bộ Giáo Dục không nghe bạn Quân, nên đã có thông tư cấm các trường làm thế (coi là vi phạm quyền trẻ em).
Còn thế nào là “văn hoá đảng” thì bài này đã nói một phần. Đó là đảo điên, kể cả trong luật pháp là nơi mà các văn bản lẽ ra phải minh bạch nhất, thể hiện tính bảo vệ nhân quyền của dân lành nhất.
Kết luận:
Không thể thương được luật pháp XHCNVN;
Không chọn con đường xây dựng CNXH ở VN.
Filed under: Con đường cho đất nước


http://mangykien.wordpre...a1ng-d%c6%b0%e1%bb%a3c/
viethoaiphuong
#9 Posted : Wednesday, January 2, 2008 5:07:58 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Từ Thái Bình 1997 đến biểu tình 2007

BBC 02 Tháng 1 2008 - Cập nhật 13h09 GMT
Quốc Phương
Ban Việt Ngữ BBC

Các cuộc tuần hành được cho là tự phát ‘Vì Hoàng Sa-Trường Sa’ vừa qua ở Hà Nội và TP HCM làm người ta nhớ lại các cuộc biểu tình của nông dân Thái Bình 10 năm trước.
Trong cả hai sự kiện nhà chức trách kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước để hạn chế biểu tình, tuần hành lan rộng.
Có vẻ có cố gắng chia cắt người biểu tình với các tầng lớp dân chúng khác có mục tiêu cô lập họ, đồng thời tạo sự mất phương hướng trong những giới không tham gia vì thiếu thông tin.
Nhưng đến khi truyền thông trong nước được phép tham gia thì có chiến lược rõ ràng cho phù hợp với quan điểm ý thức hệ và tình hình nội bộ.
Có chăng sự khác biệt lần này thông tin truyền đi nhanh hơn các vụ tuần hành vì Hoàng Sa-Trường Sa xảy ra ngay tại các đô thị lớn, trong thời đại truyền thông mạng, điện thoại di động phát triển hơn hẳn năm 1997.
Thái Bình 1997
Một nhà nghiên cứu từ Hà Nội xin ẩn danh kể lại: "Cuối tháng 6 năm 1997, Viện của tôi được lệnh khẩn về tỉnh Thái Bình để tiến hành một cuộc điều tra tình trạng và nguyên nhân của sự biến tại năm trên bảy huyện của tỉnh này. Đoàn từ Hà Nội đi Thái Bình chỉ ba ngày sau sự kiện người dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tấn công và chiếm UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng Sáu.''
''Những gì mà ba tổ công tác chứng kiến của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa lông tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở uỷ ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỉ đồng thời đó bị đập phá tan tành.''
''Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã… bị người dân dân thiêu rụi. Rõ ràng, một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát.”
Cuộc đầu tiên của tháng Tư có sự tham gia của gần 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, là một cuộc đi bộ cực kỳ có văn hoá, có tổ chức và có đầu óc của người dân.
Những người biểu tình đã xếp thành hàng lối, có tầng lớp, kỷ luật chặt chẽ, được sự chỉ đạo và hướng dẫn của những cựu cán bộ, đảng viên, quan chức cũ các cấp, có trình độ của chính quyền và quân đội.
Họ đưa ra những yêu sách đòi xét xử các quan tham nhũng địa phương, trong khi cách ứng xử, hành xử của cả đoàn mấy nghìn người ấy là ôn hoà.
Vẫn theo nhà nghiên cứu từ Hà Nội, người đã từng về Thái Bình tham gia điều tra: “Cuộc tuần hành thứ hai là một cuộc biểu tình bằng xe đạp của hơn 2.000 người dân thuộc mấy chục xã của huyện Quỳnh Phụ lên tỉnh vào tháng Năm.''
''Cuộc biểu tình lần này cũng rất hoà nhã, lúc đầu diễn ra có trật tự với mục tiêu đòi Viện Kiểm soát và Chính quyền Tỉnh trả tự do vô điều kiện cho hai người đại diện hợp pháp của họ đã bị bắt giữ sai trái.''
''Song rất tiếc là cuối cùng, do chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”
Giống như các cuộc tuần hành năm 2007, người dân Thái Bình đảm bảo trật tự tuyệt đối, đem theo các khẩu hiệu như: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” cùng các khẩu hiệu như "Ðả đảo bọn tham nhũng!".
Trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, tại một số huyện khác nổ ra biểu tình, khiếu kiện. Tại xã Ðông Cường, huyện Ðông Hưng, nông dân tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng.
Đối phó
Đỉnh cao của đợt biến động tấn công bạo lực này là ba xã Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy. Hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung cán bộ xã.
Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy. Những người còn lại phải dùng hình thức tự vệ bằng vũ khí và sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.
Các ngày cuối tháng 6/97, nông dân ở các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy (5 trên 7 huyện, thị của Thái Bình) liên tục khiếu kiện về dân chủ và công bằng.
Họ đòi thanh tra và công khai hóa việc phân chia ruộng, nhất là việc thu và chi các khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã, huyện) thu của nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sự kiện Thái Bình đã ngay lập tức tác động mạnh đến giới quan sát, nghiên cứu và hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam.
Đã có nhiều cuộc họp, hội thảo của các cơ quan liên ngành để bàn bạc, đánh giá vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp.
Nhà nước cũng đề ra cách dùng báo chí và truyền thông đối ngoại để giải thích biến cố với dư luận trong và ngoài nước.
Theo các nhân chứng, nguyên nhân của các vụ biểu tình, bạo động ở huyện quê của các cô là do cán bộ xã, huyện tham nhũng quá đáng, bắt nông dân đóng góp quá lớn, đến hai ba chục loại thuế, lệ phí, trong khi dân chỉ sống nhờ vào hạt lúa, củ khoai.
Quan chức địa phương thu thì nhiều, nhưng chi thực thì bớt, sén đi, để ăn chênh lệch. Họ có mấy cuốn sổ, cuốn đưa ra cho dân xem, cuốn đưa ra cho thanh tra và cấp trên xem, cuốn còn lại là sổ đen, chỉ họ xem các khoản ăn chia với nhau.
Nguyên nhân
Một báo cáo đã được công bố của Viện Xã hội học ở Hà Nội ngay trong năm 1997 cũng tổng kết mấy nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo động là:
Sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức; Cơ chế quản lý có vấn đề trầm trọng tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền, đối lập quyền lợi cán bộ với dân, các giải pháp quản lý can thiệp, xử lý biến cố bất hợp lý; Vi phạm dân chủ tại nông thôn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng và kéo dài.
Trong một cuộc họp năm 1999 do Ban Dân Vận Trung ương kết hợp với các cơ quan nghiên cứu viện, trường, mặt trận trung ương ở Hà Nội đã bàn về khái niệm thế nào là điểm nóng.
Có những ý kiến nói nếu chỉ nhìn Thái Bình là điểm nóng thì có ít, nhưng nếu nhìn theo kiểu chẻ nhỏ lẻ, thì có thể phải có đến vài trăm điểm, từ ngay Sóc Sơn, Hà Nội ở phía Bắc tới Xuân Lộc, Đồng Nai ở phía Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự cuộc họp đã nói với các đại biểu, đại ý rằng Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên...nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu.
Truyền thông tham gia
Trong tháng Bảy, báo Tiền Phong đã cử đoàn về Thái Bình. Ngày 28 tháng Tám Reuters đưa tin tình hình Thái Bình vẫn căng thẳng, nhà nước đã điều động 1200 công an thuộc Ðội đặc nhiệm chống biểu tình về tỉnh này để tìm cách trấn áp.
Các đài báo nước ngoài bằng tiếng Việt bắt đầu có tin tức.
Hãng AFP (28.8) trích các nguồn từ chính quyền đã xác nhận là một viên chức lãnh đạo địa phương đã chết vì thương tích sau khi được đưa vào bệnh viện.
Nhưng theo một nguồn tin khác từ có từ 3 đến 5 cán bộ lãnh đạo địa phương chết hồi tháng 6 sau khi bị đám đông đánh đập vì bị tố cáo là ăn cắp tiền bạc của dân chúng đóng thuế.
Cùng ngày 28/8, một quan chức thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái bình đã cải chính tin của AFP cho rằng các vụ việc xảy ra không hề gây ra tử vong.
Theo viên chức này thì tình hình đang dần dần ổn định. Vị này cũng cho biết là đảng và nhà nước ở TƯ đã ra chỉ thị kiểm soát (cấm) báo chí địa phương không được loan tin về các vụ việc (nổi dậy).
Mãi đến ngày 8 tháng Chín lần đầu tiên báo Nhân dân mới đưa tin về vụ Thái Bình và mở màn bằng một loạt bài báo phóng sự về những sự cố xảy ra tại 128 làng ở tỉnh Thái Bình trong hai tháng Năm và Sáu.
Tờ Nhân Dân đưa tin là dân chúng tại đây đã biểu tình để phản đối việc chính quyền địa phương thu quá nhiều thuế và đã biển thủ công quỹ dành cho việc xây cất đường sá.
Cùng ngày, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trích dẫn chính thức bài báo trên tờ Nhân Dân cho biết là các vấn đề ở tỉnh Thái Bình xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các huyện xây cất cơ sở hạ tầng. Và để thu vốn cần thiết, chính quyền địa phương đã đánh thuế quá nặng.
Theo báo Nhân Dân, sự việc sẽ không trở thành trầm trọng nếu như chính quyền địa phương biết hành động nhanh chóng một khi nhận được tín hiệu của người dân địa phương.
Cùng thời điểm, các quan sát viên và phóng viên quốc tế, trong đó có đài BBC, cho biết vụ nhân dân tỉnh Thái Bình nổi dậy đã trở thành một trong những quan tâm lớn của đảng và nhà nước.
Một ủy viên Bộ Chính trị là ông Phạm Thế Duyệt đã được cử đến để trấn an người dân và các vụ nổi dậy.
Về phía người biểu tình, hơn 100 người (không phải là những cá nhân mà nhà chức trách nói là cơ hội, lưu manh cướp phá, hình sự) được cho là những người tổ chức, cầm đầu lớn nhỏ các vụ việc bị bắt, tống giam.
Có tin một số trong số này bị chết trong tù do bị giam chung với thường phạm, điều được nữ văn sĩ bất đồng chính kiến Dương Thu Hương nói đến trên phương tiện truyền thông quốc tế ở nước ngoài vào đầu năm 2006 nhưng chưa có nguồn nào chính thức xác nhận hoặc bác bỏ.
Gốc rễ vấn đề
Nhìn lại biến cố Thái Bình, điều dễ nhận thấy là các giải pháp của chính quyền chỉ có tính chữa cháy chứ không đáp đứng được nhu cầu thực sự của vấn đề mà chính các báo cáo chuyên ngành tại Việt Nam nêu ra.
Đó là việc cải tổ cơ chế quản lý cán bộ, quyền sở hữu đất đai, chính sách thuế, và sâu xa hơn là sự thiếu vắng dân chủ cơ sở.
Trong vòng 10 năm vụ Thái Bình, các cuộc biểu tình, đình công của công nhân ở những khu chế xuất và nông dân lên Hà Nội và TPHCM khiếu kiện vẫn diễn ra.
So sánh các vụ biểu tình năm 1997 và 2007, nhà nghiên cứu ở Hà Nội nói: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng, và khi nào quần chúng muốn làm ngày hội của mình thì cách mạng tự đến.''
''Song nên nhớ rằng, quần chúng bây giờ có độ tuổi trung bình ngày càng trẻ hơn so với quần chúng ở thời điểm 10 năm trước.“
Báo chí đưa tin
Sang tháng 10, các báo Thanh Niên, Tiền Phong bắt đầu đưa bài và bình luận về các vụ việc ở Thái Bình. Sang tháng 11 năm 1997 có tin 23 cán bộ và công an bị nhân dân huyện Quỳnh Phụ bắt giữ làm con tin trong các đợt tiến hành vây hãm dân, đã được dân thả ra. Cuối năm 1998 đầu năm 1999 có tin hàng trăm cán bộ xã bị thay đổi công tác, nhiều người bị bãi chức, khiển trách, kỷ luật đảng, chính quyền, một số bị truy tố.
viethoaiphuong
#10 Posted : Friday, January 4, 2008 4:41:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 4.1.2008

Toàn văn cuộc phỏng vấn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ về một Giải pháp xử lý việc Trung quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Tuyên Cáo của Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Yểm Trợ Quốc Nội hậu thuẫn Nhị vị lãnh đạo GHPGVNTN và Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang





PARIS, ngày 4.1.2008 (PTTPGQT) - Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) hôm 27.12.2007 ra Tuyên Cáo về việc Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhân việc này Phóng viên Ỷ Lan đã phỏng vấn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ về Giải pháp xử lý việc xâm lấn của Trung quốc theo quan điểm của GHPGVNTN.



Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin chép lại dưới đây toàn văn cuộc phỏng vấn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ phát trên Đài Phật giáo Việt Nam hôm nay, thứ Sáu 4.1.2008, để cống hiến quý độc giả :



Ỷ Lan : Kính chào Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa ra Tuyên Cáo về việc Trung Quốc xâm lấn hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Kính xin Hòa thượng cho biết vì sao Giáo hội phải lên tiếng ?



Hòa thượng Thích Quảng Độ : Thưa cô Ỷ Lan, vì người xưa có nói "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", nghĩa là khi đất nước lâm nguy thì tất cả mọi công dân không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, chính kiến, đều phải có trách nhiệm cứu nguy.



Bởi vậy, mặc dầu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một tổ chức tôn giáo, nhưng trên hết và trước hết, Giáo Hội là một tập thể công dân, sự tồn vong của Giáo Hội gắn liền với sự an nguy của đất nước, cho nên khi sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bị đe doạ thì Giáo Hội không thể giữ thái độ bàng quan, im lặng, mà phải lên tiếng. Đó là lý do tại sao Giáo Hội đã đưa ra bản Tuyên Cáo ngày 27.12.2007, thưa cô.



Ỷ Lan : Bạch Hòa thượng, cho đến nay hầu hết các bản lên tiếng từ trong nước ra đến hải ngoại đều tập trung tố cáo Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam và kêu gọi chiến đấu chống trả, hoặc là tố cáo sự đồng loã của Nhà cầm quyền Hà Nội. Thế nhưng trong sự lên tiếng của hai viện là Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lại nhấn mạnh đến khía cạnh toàn dân tham gia cứu nguy, nghĩa là đòi hỏi Nhà nước Việt Nam trao quyền lãnh đạo cho toàn dân. Kính xin Hoà Thượng giải thích rõ hơn điểm khác biệt này.



Hoà thượng Thích Quảng Độ : Đây là vấn đề then chốt, rất quan trọng. Tôi xin nói rõ, như phần nhận định thứ nhất trong Bản Tuyên Cáo đã nêu : "Năm 1956 ông Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm của Chính phủ Cộng sản Hà Nội thời đó đã tuyên bố công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc. Đến ngày 14.9.1958 thì ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng chính thức gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc, minh xác bằng văn bản chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Bởi vậy bây giờ rất khó cho chúng ta, người Việt, lên án Trung Quốc đã xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đòi họ trả lại.



Giả dụ chúng ta có làm như thế thì họ sẽ trả lời "Thưa không, chúng tôi có xâm chiếm lãnh hải của quý quốc đâu. Hai hải đảo này đã do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở Hà Nội nhượng lại cho chúng tôi đấy chứ. Có văn bản hẳn hoi."



Nếu chúng ta lại nói với họ là việc đó chỉ do Đảng Cộng Sản làm mà thôi, chúng tôi hoàn toàn không biết. Họ sẽ trả lời : "Đó là việc nội bộ của quý vị. Hãy về đòi Đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không liên quan đến chúng tôi." Vấn đề then chốt là ở chỗ đó.



Vậy chúng ta đòi Đảng Cộng Sản ư ? Họ sẽ bất lực bởi họ chính là người đã ký văn tự bán lãnh hải rồi thì còn lấy tư cách gì để đòi lại, kể cả các Hiệp ước Biên giới Việt - Trung ký ngày 30.12.999 và Hiệp ước Vịnh Bắc Việt ký ngày 25.12.2000. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cắt nhượng thêm cho Trung Quốc bao nhiêu đất, bao nhiêu lãnh hải ? Cho đến hôm nay họ vẫn còn giữ bí mật (các hiệp ước đó), chúng ta hoàn toàn không biết.



Để khỏi tủi hổ vớí tổ tiên Việt Nam, vài tuần trước đây các anh em thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội và Sài Gòn đã đến Toà Đại sứ và Toà Tổng Lãnh sự Trung Quốc biểu tình đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tìm đủ cách ngăn cản, cấm đoán. Vì họ sợ làm như thế sẽ lộ chân tướng phản quốc bán nước của họ. Bởi thế, Giáo hội chủ trương không trực tiếp trực diện đòi Trung quốc mà phải đòi hỏi Đảng Cộng sản trước hết phải trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân Việt Nam để giải quyết vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Nếu mà Đảng Cộng sản trả lại toàn quyền cho toàn 85 triệu dân rồi, thì vấn đề toàn vẹn lãnh thổ có thể chính thức đặt ra với Trung quốc lúc đó và mới có thể đòi mới có hiệu lực. Chứ còn như bây giờ đòi họ (Trung Quốc) họ không thèm trả lời đâu, họ không thèm giải quyết đâu. Và nếu cứ mãi như thế này thì dần dần họ lấn hết, rồi cả biên giới cũng phải giao cho họ. Biên giới ở trên Miền Bắc, ta đã mất ải Nam Quan rồi, cho nên vấn đề này là vấn đề sinh tử của đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam phải tỉnh ngộ mà trao quyền lại cho toàn dân lúc này. Vì nếu không thì mang cái tủi nhục muôn đời về sau cho Đảng Cộng sản Việt Nam đấy.



Ỷ Lan : Dạ như vậy thì cụ thể công việc này tiến hành ra sao trong thời gian sắp tới, bạch Hoà thượng? Ai sẽ là tác nhân chính cho tiến trình toàn dân được tham gia cứu nguy đất nước ?



Hoà thượng Thích Quảng Độ : Vấn đề này thì như ở trên vừa nói đó, đòi Đảng Cộng sản phải trả quyền lãnh đạo đất nước lại cho toàn dân, mà toàn dân ở đây cụ thể là 85 triệu người đang sống trên đất nước Việt Nam.



Trong số 85 triệu người này không phải tất cả đều đứng lên để đòi, mà xã hội nào cũng thế, đất nước nào cũng thế, từ xưa đến nay đều vậy, đất nước nào, xã hội nào cũng có trong số toàn dân ấy một số người nổi bật hẳn lên. Đó là số người ưu tú của dân tộc và đất nước; thì số người đó, đó là các bậc thân sĩ, nhân hào, trí thức, rồi đến các giới trẻ là học sinh, thanh niên, sinh viên. Đấy là cái giới ưu tú của đất nước và dân tộc.



Bây giờ giới ưu tú này phải đại diện cho 85 triệu dân trên toàn quốc đứng lên kêu gọi đoàn kết với nhau, ngồi lại với nhau, thảo luận vấn đề này, đặt thẳng vấn đề với Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây không phải là đoàn tụ, kết lại để âm mưu lật đổ Nhà nước Cộng sản để tranh quyền hành gì cả, mà đây là lúc đất nước lâm nguy phải ra tay cứu nguy cho Tổ Quốc.



Nếu Đảng Cộng sản thất bại, mất nước, thì đảng Cộng sản chỉ có 3 triệu dân. Họ có thể chạy sang Trung quốc anh em của họ. Bởi vì họ là họ hàng không có tổ quốc. Đảng Cộng sản chủ trương theo chủ nghĩa Mác là vô tổ quốc, vô tôn giáo, vô gia đình, thì bây giờ họ quan niệm Trung quốc cũng là tổ quốc của họ. Nước nào cũng tổ quốc của họ. Trước đây thì Liên Xô cũng là tổ quốc của họ. Xã hội chủ nghĩa là thiên đường, là tổ quốc. Bởi vậy cho nên, giờ có mất dải đất hình chũ S này, thì họ sang Trung quốc họ lên thiên đường. Đó là về Đảng Cộng sản với 3 triệu dân, tức 3 triệu đảng viên.



Chứ còn 80 triệu dân Việt Nam nếu mất dải đất này lấy đâu mà sống ? Đi đâu ? Lấy ai mà chứa ? Do đó, đây là quyền lợi thiết thân của 85 triệu dân. Bởi vậy có quyền đặt vấn đề đó với Đảng Cộng sản, chứ không phải tranh quyền lãnh đạo gì. Đây là Quyền Sống của 85 triệu dân trên mảnh đất này. Nếu không làm cho ra lẽ, cứ nhút nhát hay e sợ này khác, để cho Đảng Cộng sản lãnh đạo mãi thì họ bán luôn cái đất nước này. Rồi họ đi.



Thành ra, nhân tiện đây tôi xin kêu gọi tất cả các bậc thân hào, nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên là những người có trách nhiệm nặng nề, chính yếu đối với dân tộc này. Lúc này là lúc cần đến bàn tay của quý vị góp sức vào để bảo vệ giang sơn, nòi giống này. Cho nên đừng ngần ngại. Đừng sợ. Bởi vì mình có tranh quyền với Đảng Cộng sản đâu mà mình sợ. Đây là mình đòi họ trả lại cái quyền để bảo vệ đất nước. Chứ đâu phải bảo vệ gia đình, họ hàng riêng của mình. Cho nên ĐỪNG SỢ. Đây là cơ hội rất tốt mà các vị không nói lên được tiếng nói nữa, thì giới trí thức, thân hào, nhân sĩ Việt Nam sau này sẽ mang tiếng với hậu thế đấy !



Cho nên bây giờ, nếu đòi lại như thế được rồi. Nếu Đảng cộng sản thấy con đường đó là con đường mở ra lối thoát cho đảng Cộng sản. Bởi vì đòi đây, không có nghĩa đòi tiêu diệt Đảng cộng sản. Mà đòi Cộng sản nới ra cho những đảng phái khác đại diện cho khối toàn dân vào tham dự chung với đảng Cộng sản. Tôi đã có lần trong bản Thư Chúc Tết năm 2005, tôi đề nghị 3 đảng, đảng Cộng sản là một trong đó. Có ai đòi tiêu diệt Đảng cộng sản đâu. Thành ra bây giờ Đảng Cộng sản nên nói đây là vì quyền lợi của toàn dân. Chứ không phải chỉ nghĩ đến 3 triệu đảng viên. Đừng quan niệm như Nguyễn Minh Triết đã nói : « Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát ». Không đâu. Bỏ điều 4 Hiến pháp, là mở ra con đường sống vinh quang cho Đảng cộng sản sau này. Bởi vì trước đây, dù muốn dù không, thì Đảng cũng đã góp phần vào tranh thủ cho nền độc lập đất nước. Mặc dầu Đảng đã gạt hết các đảng phái đối lập năm 45 ra để Đảng giữ độc quyền kháng chiến, độc quyền đánh đuổi thực dân.



Nhưng mà cái độc quyền lúc đó đâu có được. Bởi vì lúc đó thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Lúc đó ai cũng muốn đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước sau 80 năm bị nô lệ. Thành ra đó là cái dịp may. Rồi đừng tưởng cái đó, rồi sau cũng thế. Cũng nhờ ngoại viện của Liên Xô, Trung quốc, cũng nhờ cái lòng dân, người ta cũng tưởng là đánh đuổi ngoại xâm, ngoại bang, rồi dân tộc được độc lập thật sự, tự do thực sự, giàu mạnh thật sự. Nhưng mà rồi bây giờ thì hoàn toàn ngược lại, đói nghèo, lạc hậu. Cho nên giờ ai cũng chán rồi. Người ta biết mặt thật của Cộng sản rồi. Đừng giở cái cuộc chiến tranh với Tàu. Bây giờ ra việc Tàu nó có đánh cũng không đủ sức như 1979. Không có chuyện đó nữa đâu ! Năm 1975, 1979, lúc đó Cộng sản còn có cái thế, quần chúng vẫn chưa biết nhiều, vẫn còn tin tưởng. Hơn nữa khối Liên Xô còn nguyên vẹn, cho nên mới đánh nhau với Tàu ở miền Bắc. Chứ ngày nay xẩy ra chiến tranh với Tàu, thì người dân... tôi có thể đảm bảo, dám nói chắc chắn rằng đa số tuyệt đối hoàn toàn không ủng hộ như trước đâu. Người ta biết rồi. Bây giờ người ta muốn tự do, dân chủ, chứ không ai muốn phải bị kìm kẹp, bị đàn áp, bức hiếp.



Ngay Dân Oan chẳng hạn, trong số những người Dân Oan ấy hoàn toàn là những người cảm tình với Cộng sản trước đây. Nào gia đình liệt sĩ, bà mẹ anh hùng này, rồi những lão thành Cách mạng này... Có ai là người không dính với Cộng sản đâu. Toàn là ân nhân của Cộng sản cả, mà đến bây giờ (họ) cũng phải thấy cái mặt thật, rồi cũng phải bỏ... Mất cả tài sản, mất cả quyền lợi... bây giờ cũng phải ra đường mà phản đối Cộng sản, đòi hỏi Cộng sản trả lại quyền lợi của họ.



Thành ra bây giờ đừng có ảo tưởng rằng nếu xẩy ra chiến tranh giữa Tàu với Cộng sản Việt Nam, thì Cộng sản vận dụng được tất cả nguồn nhân lực như trước đây. Không có chuyện đó đâu !



Cho nên, để tránh những hậu họa đó, đảng Cộng sản nên thức thời. Bây giờ còn sớm chứ chưa muộn, chưa quá muộn. Bây giờ phải mở rộng phạm vi chính trị ra để mời gọi những vị thân hào, nhân sĩ có tâm huyết với đất nước như trước 75 đi. Rồi hợp tác với nhau. Cái nạn này là nạn chung của dân tộc chứ không riêng của ai. Bây giờ ngồi lại với nhau tìm kế để mà chống đỡ.



Nếu làm được như thế, thì đảng Cộng sản đại biểu cho 3 triệu đảng viên và những người có thiện cảm với Cộng sản. Còn một đảng Quốc gia thì cũng có quần chúng quốc gia cũng hỗ trợ. Giữa đó có một đảng Trung lập, ai không thích quốc gia, không thích Cộng sản thì đứng trung dung ở giữa. Như thế là hòa hợp hòa giải thực sự đấy. Có như thế, mình vận động sự ủng hộ của toàn dân 85 triệu người, hoàn toàn đứng sau chính phủ duy nhất ấy của dân, của dân thật sự, có bầu cử đàng hoàng. Lập ra Quốc hội của dân, đa nguyên đa đảng, lập ra tòa án độc lập, tam quyền phân lập. Như vậy quyền hành thực sự nằm trong tay 85 triệu dân. Nhưng người đại biểu Quốc hội là đại biểu thật sự của dân, chứ không đại biểu «gật» như bây giờ của Cộng sản, là « Đảng cử dân bầu » như người ta thường nói mà Đảng không thấy ngượng. Quốc hội bây giờ 90% là đảng viên rồi. Còn 10% như để cho tư nhân vào... như vừa rồi có 30 người không phải đảng viên thì chỉ trúng có một (1) người thôi. Như vậy là 100% là đảng viên trong Quốc hội làm được gì cho dân ? Làm cho Đảng thì có, chứ làm gì cho dân !



Thậm chí một Ông Sư đại biểu nhân dân mà lại lên tiếng tố Sư, âm mưu giết Sư ! Làm gì cho dân nào ?! Cho nên, không ai ưa Cộng sản, không ai hoan nghênh Cộng sản nữa đâu.



Đừng có tưởng nắm lấy quân đội, công an, nhà tù, rồi muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm. Chỉ được một lúc nào đó thôi.



Lúc này là lúc rất nguy hiểm. Cho nên, tỉnh táo thấy con đường phía trước cho rõ. Đừng có ảo tưởng như trước nữa.



Tóm lại, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lại quyền cho dân, có nghĩa là nới (phạm vi) chính trị ra. Mời các thân hào, nhân sĩ của đoàn thể khác ra mà góp sức với đảng Cộng sản, rồi mở ra một cuộc Trưng cầu dân ý toàn dân, rồi tiến đến bầu cử Quốc Hội của dân thật sự, rồi sau đó lấy cái thế dân ấy mới đặt vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, ải Nam Quan, thác Bản Giốc, v.v. với Trung Quốc. Có thế lực như vậy, có hậu thuẫn như vậy họ mới nể, họ mới ngại.



Đó là mặt đối nội. Dân mới thực sự ra đời.



Đấy là Giáo Hội chủ trương như vậy. Cho nên bây giờ không đòi Trung Quốc, có đòi họ cũng không giải quyết. Họ không có lý do. Bây giờ họ đã nói Cộng sản Việt Nam đã nhường cho chúng tôi rồi đây này ! Cho nên, cái đối tượng chính bây giờ mình phải đòi đó là đòi Đảng Cộng sản Việt Nam trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân để giải quyết vấn đề này.



Đó là đối nội.



Đối ngoại, thì bây giờ ở nước ngoài trên toàn thế giới có 3 triệu Việt kiều, cũng là người Việt, người ta mặc dù cũng vì hoàn cảnh mà phải ly hương thôi. Nhưng không ai có thể quên được đất nước. Đấy, cái bằng chứng bây giờ các Cộng đồng người Việt trên khắp năm châu đối với vụ Hoàng Sa, Trường Sa thì họ lên tiếng biết chừng nào! Thì bây giờ mời Cộng đồng người Việt về, họp lại với nhau, ở trong nước và ngoài nước, mà giải quyết vấn đề này.



Đồng thời mở một cuộc vận động trên toàn thế giớí. Việt kiều ở ngoài nước rất nhiều người giỏi, họ vận động với các chính phủ trên thế giới thừa nhận. Nói rằng cái văn bản mà ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là không có giá trị gì đối với toàn dân chúng tôi. Lúc đó đảng Cộng sản chiếm độc quyền cai trị, họ không biết đến dân, họ chỉ vì quyền lợi Đảng họ dâng cái đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chứ không vì lợi ích của toàn dân 85 triệu Việt Nam mà họ làm việc đó. Cho nên chúng tôi không biết chuyện đó. Xin thế giới quan tâm cái đó. Một văn kiện có giá trị là phải do Quốc hội của chính phủ đó. Quốc hội do dân bầu họ ký, họ nhượng đất hay bán đất thì mới có giá trị. Chứ còn cái Đảng không có quyền gì hết. Đảng chỉ đại diện cho 3 triệu đảng viên thôi.



Vậy tôi xin nhắc lại, tôi kêu gọi các bậc thân hào, nhân sĩ, trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên, tất cả đều có trách nhiệm đối với đất nước, trong hiện tại cũng như tương lai. Nhất là các anh em học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước, là mầm non của đất nước, là lãnh tụ của xã hội trong tương lai, nên phải thể hiện cái chức năng của mình ngay từ bây giờ. Thành ra, đó là những thành phần quan trọng, nhân sự quan trọng. Tôi hy vọng chỗ đó. Làm sao hãy đứng lên.



Phần Giáo hội thì Giáo hội hết lòng ủng hộ một đường lối làm thế nào bảo vệ được đất nước, bảo vệ được giống nòi, phát triển được xã hội. Giáo hội sẵn sàng hết lòng hỗ trợ việc đó. Chúng tôi hứa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ việc này. Chỉ xin quý vị thân hào, nhân sĩ mạnh dạn đứng lên, quy tụ lại một số người, những người đồng lý tưởng với mình, đặt thẳng vấn đề với Cộng sản Việt Nam.



Đừng có nghe thấy họ hù doạ thế này thế nọ là sợ hãi. Bây giờ không sợ nữa. Đây là lý do chính đáng. Người Việt Nam mà không biết thương nước Việt Nam thì không phải là con người Việt Nam. Mà đã thương nước, thấy Tổ Quốc lâm nguy mà không lên tiếng, không làm gì, không góp sức gì thì không phải là người công dân Việt Nam nữa. Xin hết lời.



Ỷ Lan : Xin cảm ơn Hoà Thượng Thích Quảng Độ.





Sự lên tiếng của Cộng đồng Người Việt Hải ngoại

Trong bản Thông cáo Báo chí phát hành ngày 3.12.2007 chúng tôi đã cho đăng tải toàn văn Tuyên cáo của Cộng đồng Người Việt Tự do tại Úc châu ủng hộ GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.



Bản Thông cáo báo chí phát hành hôm qua, 3.1.2008, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đăng tiếp Bản Lên Tiếng chung của Cộng Đồng Việt Nam tại Nam California, Hoa Kỳ, về sự tái cấu trúc (theo Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang) và công cuộc đấu tranh cho Đạo pháp và Dân tộc của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Bản Lên tiếng chung này đã được 24 đoàn thể, đảng phái, tổ chức tại California, Hoa Kỳ, đồng ký tên và công bố hôm 27.12.2007.



Hôm nay, chúing tôi xin đăng bản Tuyên cáo của Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Yểm Trợ Quốc Nội vùng Đông Hoa Kỳ « Xác định lập trường ủng hộ GHPGVNTN do nhị vị Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ lãnh đạo cùng các cơ cấu trực thuộc Giáo Hội », ủng hộ Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.20076 cũng như thành quả của Đại hội Bất thường của GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức ở chùa Bửu Môn, thành phố Port Arthur ngày 10.11.2007. Sau đây là toàn văn Tuyên Cáo ấy :



Tuyên Cáo
Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Yểm Trợ Quốc Nội

2424 Gunter Avenue - Bronx - NewYork 10469

Tel. (646) 715-5988 Email: nguyenvantanh718@yahoo.com

Tel. (610) 914-2126 Email: nguoivietquocgia@aol.com

Tel. (917) 952-6396 Email: nguoivietnewjersey@yahoo.com







Kính gửi

- Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo.

- Quý cơ quan truyền thông người Việt tự do.

- Quý vị đại diện các đoàn thể đấu tranh, chính đảng, cộng đồng, hội đòan và phong trào.

- Quý đồng huơng tỵ nạn Cộng Sản.tại Hoa Kỳ và hải ngọai



Kính thưa quý vị:



1- Giáo Chỉ số 9 của đức Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) được ban hành ngày 08 tháng 9 năm 2007, nêu lên những nguy cơ Pháp nạn bức thiết Giáo hội hiện đang phải đương đầu và sự tồn vong của Giáo Hội.



GHPGVNTN trong nước đã bị chế độ Cộng sản Việt Nam đánh phá, tìm mọi cách lũng đoạn nhằm gây chia rẽ, với mục đích làm suy yếu Gíáo hội và âm mưu loại bỏ nhị vị Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ khỏi vị trí lãnh đạo Giáo Hội.



GHPGVNTN ở hải ngoại, cũng có một số Tu sĩ và Phật tử đã tung ra những lời đồn đại với ý đồ xấu gây hoang mang trong giới đồng hương và nhất là đồng bào Phật Tử.



2- Đức Tăng Thống GHPGVNTN, Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang đã đề xuất việc chấn chỉnh cơ cấu của Văn phòng II Viện Hóa Đạo, là đại diện chính thức cho GHPGVNTN tại hải ngoại, trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN trong nước.



3- Ngày 10 tháng 11, 2007 Đại Hội Bất Thường GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ đã nhóm họp tại chùa Bửu Môn, thành phố Port Arthur, Texas gồm 89 đơn vị thuộc các Hội Đồng, các Tổng Vụ và các Miền của giáo hội trên toàn quốc Hoa Kỳ gồm108 Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Cư Sĩ đại biểu. Đại Hội đã đồng thanh thông qua với đa số tuyệt đối đạt quyết tâm khâm tuân Giáo chỉ số 9, phát huy nội lực, chấn chỉnh nội bộ và đưa ra Nghị Quyết 9 điểm gồm những điểm cần thực hiện để cứu nguy Giáo Hội trước những ngoại chướng nội ma đang phân hóa cộng đồng dân tộc và cộng đồng Phật giáo.



4- Trong mấy tháng gần đây, CSVN gia tăng sách nhiễu, đánh đập dân oan, xử án bất công hai Luật Sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, cũng như bắt giữ các nhà đấu tranh cho dân chủ bất bạo động khiến dư luận người Việt trong và ngoài nước, cũng như dư luận quốc tế vô củng phẫn nộ, lên án những hành động phi dân chủ này.



Ban Phối Hợp Tranh Đấu Yểm Trợ Quốc Nội đồng thanh tuyên cáo:



1- Xác định lập trường ủng hộ GHPGVNTN do nhị vị Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ lãnh đạo cùng các cơ cấu trực thuộc Giáo Hội;



2- Kêu gọi đồng hương đề cao cảnh giác trước những âm mưu xâm nhập và khuynh đảo, gây mâu thuẫn tôn giáo trong Cộng đồng người Việt hải ngoại của CSVN đang đẩy mạnh việc thực thi nghị quyết 36



3- Tiếp tục công tác quốc tế vận nhằm hậu thuẫn việc phục hoạt GHPGVNTN, và vận động dư luận quốc tế tạo áp lực lên chế độ CSVN đòi họ phải trả lại quyền tự do tôn giáo, tự do hành đạo cho các tôn giáo tại VN.



4- Cực lực phản đối hành động đàn áp dân chủ một cách thô bạo của CSVN và kêu gọi quý đổng hương, các Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể đấu tranh tại hải ngoại quyết liệt tranh đấu bằng mọi hình thức, phương tiện kể cả vận động áp lực quốc tế để CSVN trả tự do lập tức cho các nhà tranh đấu dân chủ và người dân lương thiện bị bắt trong các vụ dân oan khiếu kiện nhà nước CSVN đòi lại nhà đất bị chiếm dụng bất hợp pháp.



Làm tại New York ngày 1 tháng 12 năm 2007

Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh YểmTrợ Quốc Nội

(Đồng ký tên)



- Ông Nguyễn Văn Tánh, New York (Cố Vấn Thường Vụ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York – Trưởng Ban Tố Chức Ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế). (646) 715-5988



- GS Lai Thế Hùng (Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Trung Ương Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Âu Châu ((CT/HĐĐHTƯ/CĐNVQGÂC) – Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Trung Ương Phong Trào Đấu Tranh Đòi Tự Do Tôn Giáo Dân Chủ, Nhân Quyền Và Toàn Vẹn Lãnh Thổ Cho Việt Nam (CT/HĐĐHTƯ/PTĐT), Tổng Thư Ký Ủy Ban Lâm Thời Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Yểm Trợ Những Tiếng Nói Đấu Tranh Quốc Nội (TTK/UBYTQN), Phối Trí Viên Ủy Ban Quốc Tế Vận Cứu Nguy Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Tại Việt Nam (PTV/UBQTV),Pháp. (714) 326-9302



- Nhà báo Nguyễn Đình Toàn (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia).(610) 914-2126



- LS Nguyễn Thanh Phong (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York) (646) 920-4118



- Nhà văn Trần Quán Niệm (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam New Jersey) (917) 952-6396



- Ông Nguyễn Tường Thược (Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Hoa Kỳ, Giám Đốc Đài Phát Thanh và Truyền Hình Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại) )856) 663-5703



- ÔngLý Văn Phước (Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Washington DC,Virginia, Maryland)



- Ông Cao Xuân Khải (Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Newhampshire)
viethoaiphuong
#11 Posted : Sunday, January 6, 2008 9:04:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
http://www.rfa.org/vietn...VnYouthConference_HYen/

Tường trình Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5 tại Malaysia
2008.01.06
Hưng Yên, thông tín viên đài RFA
Vào chiều 4-1-2008, Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5 đã khai mạc tại Luala Lumpur - Thủ Đô Malaysia. Thông tín viên Hưng Yên của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do có mặt tại chỗ tường thuật như sau.
Nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

Khung cảnh lễ khai mạc Đại hội thanh niên sinh viên Việt Nam thế giới kỳ 5. Photo courtesy of Malaysia2008.net.


http://malaysia2008.net/

Tại Lễ Khai Mạc Đại Hội, đại diện phái đoàn từ 17 quốc gia trên thế giới cầm quốc kỳ trong nền nhạc bài hát "Những Thiên Thần Trong Bóng Tối"của nhạc sĩ Trúc Hồ đã được xem như một nhạc phẩm chủ đề của Đại Hội.
Trên 200 thanh niên sinh viên Việt Nam về với Đại Hội lần này sẽ tập trung nghiên cứu, thảo luận về đề tài "Xã hội dân sự - Dân chủ từ sức mạnh quần chúng".
Trong lời phát biểu khai mạc, anh Phan Đình Quốc, Trưởng Ban Tổ Chức và là Tổng Thư Ký Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, đã kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đoàn kết và anh khẳng định cho dù sống từ nhiều quốc gia rải rác khăp nơi nhưng tuổi trẻ Việt Nam đên với Đại Hội bằng một tâm hồn dân tộc.
Anh Phan Đình Quốc nói : “Trong 3 ngày trước mắt các bạn sẽ có cơ hội để sinh hoạt chung, tìm hiểu sâu xa hơn về mối quan tâm của giới trẻ và cùng nhau đoàn kết để góp phần cho quê hương Việt Nam của chúng ta. Chúng tôi khuyến khích các bạn đừng ngại ngùng nói lên những giấc mơ của mình cho đất nước.
Tuy chúng ta sống rải rác khắp nơi trên toàn thế giới nhưng chúng ta tất cả là người Việt Nam đến với nhau bằng một tâm hồn dân tộc. Chúng tôi rất vui mừng là trong kỳ Đại Hội này có sự hiện diện của hơn 17 quốc gia trên toàn thế giới, và đặc biệt hơn hết là sự hiện diện của anh chị em trong nước Việt Nam.
Thay mặt cho các anh em trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, chúng tôi xin chính thức công bố Khai Mạc Đại Hội Thanh Niên - Sinh Viên Thế Giới Kỳ 5."
Cả hội trưòng đồng loạt vỗ tay và la lớn "Hoan Hô".

Hình ảnh ngày khai mạc Đại hội Sinh viên Thanh niên Việt Nam Thế giới kỳ 5. Photo courtesy of Malaysia2008.net.

http://malaysia2008.net/

Ban Tổ Chức đã cho chiếu hình ảnh lời chúc mừng Đại Hội của Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, Bà Loretta Sanchez.
Nhiều tiết mục văn nghệ, biểu diễn thời trang áo dài, ca nhạc xen kẽ vào chương tình. Thu hút hơn cả là tiết mục "Múa Chàm" của nhóm thanh niên "Hướng Về Việt Nam" tại Thuỵ Điển biểu diễn với nhạc điệu đạm nét văn hoá Chàm-Việt Nam.
Các phái đoàn Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc Châu đã tham gia phát biểu tại Đại Hội. Anh Lý Vĩnh Phong, đại diện Đoàn Bắc Mỹ, khẳng định thanh niên Việt Nam tại Bắc Mỹ sẽ luôn sát cánh với thanh niên khắp thế giới như một nhịp cầu đưa Việt Nam đến bến bờ dân chủ.
Anh Lý Vĩnh Phong phát biểu : "Thanh niên Việt Nam tại Bắc Mỹ sẵn sàn sàng sát cánh cùng với thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước và khắp nơi trên toàn thế giới. Chúng ta cùng đoàn kết và xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam như là một nhịp cầu đưa đất nước và người dân Việt Nam từ độc tài đến bến bờ dân chủ"
Anh Phong cũng cho rằng tất cả sinh viên hội tụ về Đại Hội đều với một tấm lòng yêu quê hương, một niềm tin, một tương lai tươi sáng cho Việt Nam.
Anh Phong nói : "Chúng ta đến với nhau với một tấm lòng yêu thương đất nước và dân tộc. Chúng ta đến vớí nhau vói một hoài bão và một niềm hy vọng chung cho mnột tương lai Việt Nam tươi sáng. Và chúng ta cũng đến với nhau với một quyết tâm chung, đó là làm sao đóng góp khả năng và sức lực của mình cho đất nước và người dân Việt Nam."

Hình ảnh ngày khai mạc Đại hội Sinh viên Thanh niên Việt Nam Thế giới kỳ 5. Photo courtesy of Malaysia2008.net.

http://malaysia2008.net/

Cùng với tinh thần đó, chị Xuân Trang, đại diện cho Liên Hội Thanh Niên Việt Nam Âu Châu, cũng phát biểu trước Đại Hội về ước mơ sụ thịnh vượng, tự do, dân chủ sẽ đến với con người và đất nước Việt Nam.
Chị Xuân Trang nói : "Những người từ Âu Châu có mặt hôm nay tại Đại Hội kỳ 5 đều có một điểm chung, đó là tích cực sinh hoạt với cộng đồng người Việt tại địa phương và nhất là ước mơ một ngày Việt Nam sẽ được phú cường, con người Việt Nam được tự do, và đất nước Việt Nam được dân chủ."
Trong số các phái đoàn tham dựu, Phái Đoàn Úc Châu với số lượng hùng hậu nhất. Anh Tiến, đại diện, đã giới thiệu về Phái Đoàn Úc Châu đến tham dự Đại Hội: "Phái Đoàn của Úc Châu chúng tôi gồm những hội đoàn trẻ như Tổng Hội Sinh Viên Liên Bang, Tổng Hội Sinh Viên của các Tiểu Bang."
Buổi lễ khai mạc kết thúc vào lúc 9 giờ tối. Quốc kỳ của 17 quốc gia được rước lên sân khấu trong không khí trang nghiêm, cảm động và rất tươi trẻ của thanh niên - sinh viên Việt Nam.
Cả hội trường náo nhiệt tiếng ca nhạc, tiếng la, tiếng vỗ tay, với lời xướng ngôn viên: "Nhạc phẩm Thiên Thần Trong Bóng Tối đã kết thức buổi Lễ Khai Mạc của Đại Hội Thanh Niên - Sinh Viên Thế Giới kỳ 5".
Hưng Yên tường trình từ Kuala Lumpur.
Tiếng Việt
http://www.rfa.org/vietnamese/
viethoaiphuong
#12 Posted : Wednesday, January 9, 2008 10:20:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Theo dõi chuyện thời sự Việt Nam, trong và ngoài nước, có một vấn đề luôn làm người đối lập nhau về chính kiến cũng như khác nhau về sự hiểu biết...đôi khi lấy chuyện Cờ hay còn gọi là Quốc Kỳ ra để mà tranh cãi hay bắt bẻ nhau.
Nên tôi để ý kỹ và thấy có bài này-- giúp chúng ta cùng hiểu kỹ hơn về chuyện Cờ Nước Nam?!

VHP


* đừng vội cãi cọ hay đấu lý nhau, mà hãy nên suy ngẫm điều gì trái, phải...đúng không, thưa quý bạn !! Dẫu sao cũng ta cũng biết rằng: cuối cùng thì điều gì là chánh nghĩa sẽ thắng !!
==>>




SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT LÁ CỜ ĐỦ TƯ CÁCH


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Từ ngày TC ra quyết định thiết lập nền hành chánh trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta, sóng gió nổi lên dữ dội trong dư luận người Việt. Cả trong lẫn ngoài nước, người dân Việt Nam hăng hái xuống đường đòi đất, đòi biển. Điều khá khôi hài là nhiều người lại chú tâm tranh luận chuyện cầm cờ hay không cầm cờ, và cầm lá cờ nào -đỏ hay vàng- xuống đường mới là hợp lý, hơn là bàn bạc tìm xem có phương cách nào hữu hiệu để đòi cho kết quả. Theo đà dư luận, viết bài này, chúng tôi cũng xin chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nêu lên ý kiến về vấn đề trong hai lá cờ đỏ sao vàng và cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ nào có đủ tư cách phất lên để làm nhiệm vụ cao cả và trọng đại này. Việc tìm xem phương cách nào đòi cho có kết quả xin hẹn vào một dịp khác sau này nếu hoàn cảnh cho phép.
(Xin lưu ý bạn đọc, để cho tiện, trong bài viết chúng tôi sẽ dùng chữ cờ Quốc Gia (QG) hoặc cờ Vàng để chỉ lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ, và chữ cờ Cộng Sản (CS) hoặc cờ đỏ để chỉ lá cờ đỏ sao vàng của CS).

Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của Hai Lá Cờ QG và Cờ CS

1. Cờ Quốc Gia

Năm 1890, vua Thành Thái ban một chỉ dụ (decree) thay đổi lá cờ Long Tinh là lá cờ có từ thời vua Gia Long, nền vàng với chữ hán tự ở giữa. Lá cờ mới vua Thành Thái ban hành cũng nền vàng nhưng với 3 sọc đỏ nằm theo chiều dài lá cờ, và được gọi là Đại Nam Quốc Kỳ.



(Đại Nam Quốc Kỳ: Xin mở xem attachment)



Năm 1920 vua Khải Định thay đổi hình thức lá cờ Đại Nam từ nền vàng 3 sọc đỏ thành nền vàng với một vạch đỏ lớn nằm giữa cách đều hai bên. Lá cờ này cũng gọi là cờ Long Tinh như tên gọi từ thời vua Gia Long.



(Cờ Long Tinh: xin mở xem attachment)



Ngày 2-6-1945 thời Hoàng Đế Bảo Đại, chính phủ Trần Trọng Kim lại thay đổi lá cờ một lần nữa, gọi là cờ Quẻ Ly. Lá cờ Quẻ Ly gần giống với lá cờ do vua Thành Thái vẽ kiểu, chỉ khác là vạch đỏ ở giữa không liên tục mà bị đứt đoạn. Gọi là cờ Quẻ Ly vì trong 3 vạch đỏ, vạch ở giữa đứt đoạn là quẻ thứ sáu, quẻ Ly trong Bát Quái Đồ (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) trong Đạo Học.



(Cờ Quẻ Ly: Xin mở xem attachment)



Ngày 5-6-1948, Hoàng Đế Bảo Đại ký Hiệp Ước Vịnh Hạ Long với nước Pháp tuyên cáo Việt Nam là một quốc gia độc lập trong Liên Hiệp Pháp, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhà vua trở thành Quốc Trưởng của tân Quốc Gia VN. Ông ra lệnh thay đổi lá cờ Quẻ Ly, nối liền vạch đỏ trên lá cờ thành 3 vạch liền tức quẻ Càn có nghĩa là Trời. Lá cờ Quẻ Càn đã trở về với nguyên thủy của nó từ đời vua Thành Thái 1890. Lá cờ Vàng 3 sọc đỏ (quẻ Càn) chính thức trở thành cờ của Quốc Gia Việt Nam (State of Vietnam) độc lập thống nhất, và tiếp nối sau đó là cờ Việt Nam Cộng Hòa (Republic of Vietnam) khi nền Cộng Hòa được tuyên bố tại miền Nam ngày 22-10-1955. Chúng ta thường gọi lá cờ này là Cờ Quốc Gia. Ngày nay Việt Nam Cộng Hòa tuy đã mất lãnh thổ, nhưng người tỵ nạn vẫn còn ôm ấp nền Cộng Hòa cùng với lá cờ của nó khi ra hải ngoại.

Lá cờ Quốc Gia với nền vàng tượng trưng cho mầu da vàng của dân tộc Việt, và mầu đỏ tượng trưng cho dòng máu của giống nòi. Vì thế người VN vẫn thường dùng nhóm từ "Máu đỏ da vàng" để nói về dòng giống và tổ tiên của mình. Ba sọc đỏ chỉ đất nước gồm ba miền Bắc Trung Nam là một quốc gia thống nhất, một dân tộc thống nhất mang huyết thống máu đỏ da vàng. Nó cũng còn muốn nói lên vũ trụ quan sâu sắc của người dân Việt bao gồm 3 yếu tố Thiên, Địa, Nhân hài hòa. Con người là gạch nối kết giữa Trời và đất.

2. Cờ Cộng Sản

Thực ra lá cờ đỏ sao vàng không có gì để nói. Nguyên thủy nó là lá cờ đảng của đảng CSVN. Nó chỉ trở thành cờ chung cho cả miền Bắc sau khi đảng CS cướp được miền Bắc do Hiệp Định Genève 1954. Nó nghiễm nhiên mà trở thành cờ của cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chứ không do một văn kiện lập pháp nào xác lập nên. Và hiện nay nó là quốc kỳ của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người miền Nam quen gọi là cờ CS. Cũng như lá cờ Liên Sô, cờ Trung Cộng, và tất cả các lá cờ của các nước CS khác, lá cờ CS có nền đỏ tượng trưng cho giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Nó còn tượng trưng cho tính chiến đấu (thề phanh thây uống máu quân thù) của giai cấp này cho mục tiêu CS nhuộm đỏ toàn thế giới. Ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa có người giải thích là tượng trưng cho năm thành phần xã hội: sĩ, nông, công, thương, binh. Nhưng cũng có người lại nói nó muốn hàm ý về một Liên Bang Đông Dương gồm các miền Bắc, Trung, Nam, Lào, và Cao Miên trong giấc mộng lớn của Hồ Chí Minh. Lời giải thích thứ hai dễ chấp nhận hơn, bởi vì nếu cứu cánh của cái gọi là cuộc cách mạng vô sản tại VN là chăm lo cho hạnh phúc của 5 thành phần dân chúng sĩ, nông, công, thương, binh, thì đã chẳng có cái thảm họa "trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ", và làm sao CS san bằng được giai cấp để tiến lên xã hội đại đồng như lý thuyết Marx đề ra. Đã một thời, người dân nghèo VN tay giơ cao lá cờ đỏ như một thứ cứu tinh, miệng hát vang lên bài thánh ca "Vô Sản Thế Giới Đoàn Kết Lại". Họ vui sướng đến run lên vì tưởng rằng ngày mình được bước vào cõi thiên đàng ngay tại trần thế đã đến nơi rồi. Nhưng than ôi, Hồ Chí Minh, một "quả lừa" quá vĩ đại để ngày nay nó biến thành cái thảm họa cả nước "dân oan" càng vĩ đại hơn gấp bội.

Đặc Tính Của Lá Quốc Kỳ

Có bao giờ bạn nhìn thấy hình ảnh các chiến sĩ QLVNCH đang dựng cờ trên nóc cổ thành Quảng Trị không? Thật khó có thể dùng lời để diễn tả đầy đủ quang cảnh này. Cuối tháng 5-1972, quân xâm lược miền Bắc tràn xuống đánh chiếm thị xã Đông Hà và cổ thành Quảng Trị. Ngày 19-6, TT Nguyễn Văn Thiệu hứa sẽ tái chiếm trong vòng 3 tháng. Và sau đó 10 ngày, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH cho đổ 20.000 quân vào trận chiến. Trận chiến này là một trận chiến đắt giá nhất trong cuộc chiến tranh VN. Kể về nhân mạng, riêng QLVNCH phải hy sinh khoảng 1000 thương vong mỗi tuần. Thương vong địch thì bọn đầu lãnh Hànội không bao giờ công bố, và chắc chắn nhiều hơn bên ta. Về bom đạn, chỉ tính riêng tổng số yểm trợ phi pháo của quân đội HK là 80.000 tấn thuốc nổ, tính ra tương đương 8 quả bom nguyên tử HK bỏ xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Hai bên ta và địch giành nhau phải nói đúng là từng tấc đất. Sau 81 ngày ác chiến, các chiến sĩ QLVNCH đã chiếm lại được cổ thành Quảng Trị, và đã kéo được lá cờ QG lên trên nóc cổ thành. Có người bạn sau này kể với tôi: "Tụi tao vừa đói lại vừa khát, mệt lả người vì mất ngủ và tinh thần căng thẳng. Thế mà mấy đứa em tao (binh lính dưới quyền) đứa nào đứa nấy tranh nhau trèo lên nóc thành để dựng cờ khi vừa dứt tiếng súng. Tao nhìn chúng nó dựng cờ mà nước mắt cứ chẩy ròng."

Sự thể nói lên cái gì? Những người lính hăm hở dựng cờ với vẻ mặt hết sức tươi vui hớn hở. Tưởng cha mẹ hay người yêu của họ chết đi rồi sống lại, họ cũng vui đến thế là cùng. Những mệt nhọc vất vả của bao ngày đối mặt với tử thần hãy còn hằn lên thân xác, áo quần. Những đồng đội gục ngã, xác có thể chưa kịp lấy đi. Họ đau buồn lắm chứ. Thế mà sao những người lính này lại vui đến thế! Có phải chỉ vì một miếng vải? Vâng đúng, chỉ vì một miếng vải mà họ chịu bao hy sinh và gian khổ để cho nó được trường tồn. Miếng vải này thực ra đã vượt khỏi ý nghĩa là một miếng vải trên bình diện vật lý để trở thành linh hồn của Dân Tộc, hồn thiêng của sông núi, và tượng trưng cho những giá trị truyền thống của giống nòi. Với những biểu tượng đó chúng ta gọi nó là Quốc Kỳ.

Chúng ta thử so sánh với quang cảnh binh lính CS kéo lá cờ của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng trên nóc dinh Độc Lập xem sao. Vài tên kéo cờ với dáng điệu vô tư hờ hững. Bọn lính chiếm đóng khác tản mát dưới dân dinh thì ngơ ngơ ngáo ngáo, mắt láo liên chừng như muốn lục lọi để tìm kiếm xem có cái gì chôm chĩa được thì lén đút vào ba lô. Sự thể đó là bởi vì lá cờ này chẳng nói lên được cái gì, cũng chẳng tượng trưng cho một cái gì cao quí.

Từ hai hình ảnh trên, chúng ta rút ra được kết luận quốc kỳ mang đặc tính là biểu tượng hoặc là đại diện cho một cái gì đáng tôn trọng chứ không thuần túy chỉ là một miếng vải vô hồn.

Và một câu hỏi khác. Bạn có coi phim dã sử Trung Hoa của Hồng Kông hay Đài Loan bao giờ không? Hãy nhìn kìa. Giữa một dải đồi núi mênh mông, hay trên một vùng bình nguyên bao la bát ngát, hai đạo quân đối nghịch đang giao chiến, vũ khí đụng nhau chí chát, ngựa xe chạy bạt mạng trên những xác người, binh lính lao thẳng vào nhau tàn bạo như những con sơn dương đực tranh cái. Bạn cho đó là hỗn loạn có phải không? Vâng, đúng là hỗn loan. Nói đúng hơn là hỗn chiến. Nhưng hỗn chiến mà không phải là không có chỉ huy. Sự chỉ huy ngoài chiến trường thời xưa căn cứ vào tiếng trống (hay tiếng kèn) và lá cờ. Nghe tiếng trống khoan thai hay dục dã, người chiến binh biết phải tiến hay phải lui. Lá cờ trong tay người chủ soái là lá cờ có quyền ra hiệu lịnh. Nhìn lá Cờ Soái phất, đoàn quân biết hướng phải rút hoặc tiến theo. Những bậc khai quốc xa xưa ngay khi vừa có ý định mưu đồ lập quốc (thiết lập triều đại) đã phải quyết định chọn một lá cờ làm biểu tượng cho vương triều mình định thiết lập. Vì thế chúng ta mới có câu thành ngữ quen thuộc "dựng cờ khởi nghĩa". Mỗi vương triều, mỗi đế chế, mỗi quốc gia, mỗi chế độ đều có lá cờ riêng làm tiêu biểu. Thời Liệt Quốc bên Tầu chảng hạn, nhìn lá cờ đầu của một đoàn quân, người ta biết ngay là quân Triệu, quân Sở, hay quân Ngụy v.v. Thời Các Sứ Quân nước ta chắc hẳn cũng thế. Đến thời Quốc/Cộng chia đôi sơn hà, miền Bắc CS có lá cờ mầu máu ngôi sao vàng năm cánh ở giữa. Trong khi đó, lá cờ của miền Nam Tự Do mầu vàng tươi với ba giải đỏ ở giữa nằm theo chiều dọc miếng vải. Hai lá cờ của hai miền Nam Bắc biểu tượng cho cái gì, và đã hướng dẫn nhân dân hai miền đi theo con đường nào và dẫn đưa đất nước đến đâu. Kết quả người dân VN đã nhìn thấy tận mắt.

Như thế đặc tính thứ hai của quốc kỳ là định hướng con đường đi của dân tộc.

Giá Trị Của Lá Cờ Đỏ

Các sinh viên là những người có học. Một câu hỏi đặt ra cho họ là khi xuống đường tranh đấu, họ có hiểu được ý nghĩa và biết được giá trị của lá cờ họ cầm trong tay không? Tôi tin rằng nếu họ hiểu thì họ đã chẳng cầm bởi vì thứ nhất, chế độ mà lá cờ đại diện thiếu mất một cơ sở pháp lý, và thứ hai, bản thân lá cờ đỏ vô tổ quốc và phi dân tộc.

1/ Về Pháp Lý - Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945 và lập Chính Phủ Liên Hiệp gồm đủ mọi thành phần đảng phái và nhân sĩ. Tuy nhiên chính phủ này cũng không được một quốc gia nào thừa nhận. Chính phủ này tồn tại cho đến năm 1948. Sau khi nhận thấy cái dã tâm bành trướng chủ nghĩa CS của Hồ, các thành phần quốc gia mới rút ra khỏi chính phủ Liên Hiệp. Họ qui tụ lại chung quanh Hoàng Đế Bảo Đại để tranh đấu dành độc lập bằng con đường thương lượng hòa bình với Pháp. Hiệp Ước vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948 ra đời tuyên bố VN độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, và nhanh chóng được nhiều quốc gia thừa nhận. Đất nước đã độc lập rồi đâu còn cần gì phải đòi. Thế nhưng Hồ Chí Minh một mình đứng tách riêng giương cao lá cờ nhuộm bằng máu của nhân dân để phục vụ cho mục tiêu cộng sản hoá toàn vùng Đông Nam Á. Về mặt pháp lý, công cuộc chống Pháp của Hồ không còn lý do tồn tại. Chống Pháp chỉ là chiêu bài Hồ sử dụng để phục vụ cho CS quốc tế. Độc lập dân tộc thì đã có rồi. Hồ hiện nguyên hình là một tên thảo khấu làm tay sai cho CS quốc tế. Chính quyền quốc gia của QT Bảo Đại tuy không phải là một chính phủ toàn mỹ, nhưng ít nhất nó đã được thiết lập trên một cơ sở pháp lý vững chắc. Trong giai đoạn đó nhiều quốc quốc gia nguyên là thuộc địa Pháp cũng tranh đấu dành độc lập khởi đầu bằng cách đứng trong Khối Liên Hiệp Pháp. Các nước này, tỉ dụ như Algerie, Maroc chẳng hạn, họ không cần có đảng CS, không cần phát động cuộc chiến vũ trang tốn hao xương máu của nhân dân mà ngày nay họ cũng đã độc lập thực sự và phát triển còn hơn VN gấp nhiều lần. Lịch sử cho thấy người có công dành độc lập hoàn toàn cho đất nước từ tay người Pháp và đẩy được người Pháp cuối cùng ra khỏi VN là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1955 khi ông còn là Thủ Tướng của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam, chứ không phải là Hồ Chí Minh. Đặt vấn đề là nếu Hồ Chí Minh cho rằng Bảo Đại ký Thỏa Ước Vịnh Hạ Long là bán nước cho Pháp, vậy thì cái Hiệp Ước Sơ Bộ trước đó hai năm ngày 6-3-1946 Hồ ký với Sainteny cho phép quân đội Pháp đổ bộ vào VN, nếu không gọi là Hiệp Ước bán nước thì gọi là cái gì? Hồ Chí Minh tránh làm sao được cái tội rước voi về dầy mả tổ?

2/ Về Đạo Lý - Mẫu số chung của tất cả các lá cờ CS trên thế giới là lấy mầu đỏ làm nền. Mầu đỏ ở đây có hai ý nghĩa. Thứ nhất, nó tượng trưng cho giai cấp công nhân toàn thế giới. Và thứ hai, nó biểu tượng tính chiến đấu của giai cấp này cho mục tiêu nhuộm đỏ toàn thế giới. Từ ý nghĩa đó đưa đến kết luận là bất cứ chế chộ CS nào cũng đều chỉ phục vụ vô sản thế giới hay quốc tế CS. Nói khác đi là các chế độ CS đều là những bọn người vô tổ quốc. Hơn nữa chính Hồ chí Minh đã viết trên tờ Người Cùng Khổ (Paria) rằng người cộng sản là những người không có tổ quốc. VGCS đã vô tổ quốc lại còn phi dân tộc nữa. Hồ đã từng dậy bảo cán bộ rằng dưới lá cờ vẻ vang của đảng (xin nhớ của đảng chứ không phải của dân tộc), họ phải hoàn thành nhiệm vụ Bolshevik hóa toàn dân và toàn đảng. Nói rằng đảng CSVN đấu tranh đem lại độc lập cho dân tộc là nói láo, là bịp. Như thế lá cờ đỏ đại biểu cho một chế độ vô tổ quốc và phi dân tộc, tất nhiên nó cũng phi chính nghĩa luôn. Dưới lá cờ phi chính nghĩa, trong suốt thời gian nắm quyền lãnh đạo, đảng CS đã đưa đất nước đi từ thảm hoạ này đến thảm hoạ khác, từ cải cách ruộng đất đến Nhân Văn Giai Phẩm, đến rèn cán chỉnh quân, đến xâm lăng miền Nam, đến học tập cải tạo, đến kinh tế mới, đến hai lần đổi tiền, đến hợp tác hoá nông nghiệp, đến đánh tư sản và xóa bỏ công thương nghiệp tư doanh, đến phong trào vượt biên, đến xuất khẩu lao động, đến nạn phụ nữ lấy chồng ngoại quốc, đến xuất khẩu trẻ em vị thành niên làm điếm, đến nạn học giả bằng thật, đến quốc doanh hoá các tôn giáo, vân vân và vân vân. Và cuối cùng chính nó, đảng CS, trở thành một gian đảng bán nước, bán nước có văn tự văn khế hẳn hoi nên chúng không còn gì để chối cãi.

Cái chế độ đã không có căn bản pháp lý, lại vô tổ quốc và phi dân tộc như thế, thì lá cờ tượng trung cho cái chế độ đó có xứng đáng được người dân tôn trọng không? Hỏi tức là trả lời rồi vậy.

Cái BẫyTam Sa

Nếu không có cái nghị quyết 36/CP thì có lẽ đã không có chuyện ồn ào về vấn đề cờ quạt lâu nay trong cộng đồng. Mục đích của cái nghị quyết này là để thôn tính và bình định các cộng đồng tỵ nạn tại hải ngoại mà công tác hàng đầu là dẹp cho được lá cờ QG. Dẹp được lá cờ Vàng và trương được lá cờ đỏ lên thì coi như công việc bình định của CS mới đạt yêu cầu. Trong chiến thuật dẹp lá cờ QG, bọn đầu lãnh Hànội đã tính toán để đi từng bước nhưng đều thất bại. Bước thứ nhất là "sáng kiến" họp hẹp không treo cờ của nhóm Thông Luận của Nguyễn Gia Kiểng bên Âu Châu. Rồi kế tiếp đến đề nghị phương thức "win-win" của tay trùm hoạt đầu Đoàn Viết Hoạt. Tiến xa hơn một bước nữa là thí nghiệm Trần Trường và lai rai bọn du sinh treo cờ đỏ tại một vài trường đại học. Cộng đồng tỵ nạn tỏ ra rất tỉnh táo và sáng suốt nên không sa vào bẫy của những mưu ma chước quỉ này.

Nhân chuyện TC khơi dậy vụ Hoàng Sa và Trường Sa, bọn đầu lãnh Hànội lại tính tương kế tựu kế để mưu tính dẹp lá Cờ Vàng. Chúng thừa biết vụ Hoàng Sa và Trường Sa sẽ gây nên một làn sóng chống đối dữ dội trong dư luận nên chuẩn bị đòn phản công khá tinh vi và hấp dẫn. Chúng áp dụng phương pháp chữa bệnh "lấy độc trị độc" trong đông y để hành động. Bằng phương pháp này, bọn CS đã thành công ngoạn mục trong việc dẹp tan phong trào Phục Quốc. Sau ngày 30-4-75, phong trào Phục Quốc nổi dậy ở nhiều nơi tại miền Nam. CS liền tạo ra Phục Quốc giả để hốt hết đám Phục Quốc thật. Chúng đã thành công. Các cuộc xuống đường gọi là "tự phát" chống TC ở trong nước hồi tháng trước xem ra có nhiều hơi hướng của phương pháp dĩ độc trị độc. Có cuộc xuống đường tự phát thật sự sao? Có chứ, tôi tin là có bởi vì dân tộc VN hiện nay không thiếu những tâm hồn yêu nước thực sự. Nhưng tôi cũng còn tin có những cuộc xuống đường cuội được điều khiển bằng remote control. Dĩ nhiên có rất nhiều sinh viên và người dân xuống đường do lòng yêu nước thật sự thúc đẩy. Vì thiếu ý thức, vì bị nhồi sọ, vì sợ, hoặc vì lý do gì khác, họ cũng cầm cờ đỏ, mặc áo thung đỏ khi xuống đường. Nhưng có dấu hiệu cho thấy có bàn tay nhám nhúa đạo diễn ở hậu trường. Những cuộc xuống đường này là xuống đường cuội. Những tay đầu nậu xuống đường cuội là những thành phần đảng, đoàn, hoặc con ông cháu cha trong đảng. Tự phát gì mà các sinh viên in được cả hàng trăm chiếc áo thung cờ đỏ chỉ trong chốc lát. Nhà in nào cho phép các sinh viên in những tấm banner chữ Tầu to bằng nửa chiếc chiếu nằm. Tự phát gì mà thoạt đầu công an còn dẹp đường cho biểu tình đi rồi sau mới giả bộ dẹp. Chuyện nhuộm cờ trên áo, in banner ở hải ngoại thì dễ như trở bàn tay, nhấp nháy là có rồi. Nhưng ở trong nước thì dứt khoát không thể nếu không có phép của công an. Chỉ với một vài chứng liệu cụ thể đó, người ta có thể khẳng định rằng có cuộc xuống đường gọi là tự phát ở trong nước để đả đảo TC do bọn VGCS dấu mặt tổ chức. Chỉ tội nghiệp các em sinh viên "con nhà lành" bị lợi dụng. CS ác ôn lừa bịp và lợi dụng cả nước hơn nửa thế kỷ nay, chúng bịp và lợi dụng tinh thần yêu nước của các em là chuyện đương nhiên.

Như ta thấy, bọn đầu lãnh Hànội cho dẹp các cuộc xuống đường thiệt của sinh viên yêu nước, nhưng đồng thời lại tạo ra những cuộc xuống đường cuội làm cái bẫy với 3 mục đích:

1- Dụ những người yêu nước và chán ghét CS xất đầu lộ diện cho chúng điểm mặt để sẵn sàng trừ khử khi cần thiết. Đây là chính sách phòng chống nổi loạn cố hữu của VGCS.

2- Chuyển mục tiêu đấu tranh từ chống VGCS bán nước sang chống TC xâm luợc để chạy tội bán nước. Tội bán nước là một trọng tội lớn nhất đối với Dân Tộc và với lịch sử. Bọn đầu lãnh Hànội biết thế. Vì đang ở vị thế cầm quyền, chúng cần che giấu được bao nhiêu hay bấy nhiêu, lúc nào đỡ lúc nấy. Và cũng chính vì biết thế nên VGCS mới đẩy bọn sinh viên và du sinh đảng, đoàn đứng ra tổ chức những cuộc xuống đường cuội chống TC để đánh lạc hướng đấu tranh của những người yêu nước thực sự.

3- Xuất khẩu các cuộc xuống đường cuội với cờ đỏ để diệt cờ Vàng. Đây mới là mục tiêu chính yếu trong ý đồ của VGCS. Vấn đề cờ Vàng cờ đỏ lại một lần nữa bị du vào cái bẫy của VGCS. Cái bẫy do những tên tay sai tại hải ngoại tiếp tay giăng ra, đặc biệt là bọn xanh vỏ đỏ lòng Việt Tân. Bọn này lên mặt ái quốc ái quần ngôn rằng để tạo tinh thần đoàn kết và hợp sức trong công cuộc chống xâm lăng, người tỵ nạn nên cởi mở trong việc sử dụng lá cờ khi xuống đường chung với du sinh. Cho nên hoặc là cả hai phe không cầm cờ, hoặc là ai cầm cờ nấy, hồn ai nấy giữ. Ôi cái bọn nửa nạc nủa mỡ, tinh thần ái quốc cao vời vợi! Bà con ta nghe có thấy sướng cái lỗ nhĩ không? Thế mà có người hưởng ứng đấy. Bọn du sinh đảng, đoàn vì thế mới thu được một vài thắng lợi nhưng không đáng kể như đã thấy.

Cuộc Chiến Giữa 2 Lá Cờ

Lá cờ tự thân nó chỉ là miếng vải vô tri vô giác, nó không có ý thức đấu tranh. Nhưng khi người ta công nhận nó là quốc kỳ thì nó trở thành linh hồn của một dân tộc. Nó là đại diện của đất nước, và là tượng trưng cho những giá trị trường cửu của giống nòi. Vì thế nó cũng mang tính chiến đấu. Lá cờ đỏ trên bình diện nổi, hiện nay nó đang ở địa vị thắng thế. Nhưng xét về tư cách và những giá trị mà một lá quốc kỳ phải có, lá cờ Vàng mới xứng đáng để những người VN yêu nước tôn trọng và quí mến. Người dân tỵ nạn tuy đã mất lãnh thổ, nhưng họ đã mang Tổ Quốc mà lá cờ Vàng là hiện thân đi theo. VGCS thôn tính đất nước. Chúng còn mang dã tâm thôn tính luôn cả các cộng đồng của chúng ta. Lý tất yếu, muốn chống cộng, người tỵ nạn bắt buộc phải duy trì sự hiện hữu của lá cờ Vàng. Cuộc đấu tranh giữa hai lá cờ Vàng và đỏ là cuộc đấu tranh giữa lý tưởng dân tộc và phi dân tộc, giữa thiện và ác, giữa độc lập và nô lệ, giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do và gông cùm xiềng xích.

Có những đảng phái hay đoàn thể luôn tự hào rằng họ có "bề dầy" chống cộng. Cũng có những cá nhân tự vỗ ngực khoe khoang thành tích tranh đấu đòi tự do nhân quyền cho quê hương. Nhưng không hiểu sao họ không hiểu được cái đạo lý trên. Những người này chủ trương hai bên Quốc/Cộng bắt tay xuống đường chống TC xâm lược có thể hoặc không mang cờ quạt gì, hoặc mang cả hai lá cờ song hành. Họ muốn gì? Công luận qui kết họ chủ trương hoà hợp hòa giải với CS, nhưng họ lại không nhận. Cho thấy những người mệnh danh là trí thức mà ăn nhằm cháo lú của CS thì họ còn lú hơn kẻ vô học gấp bội. Đã thế họ còn thua xa cả đám dân giang hồ phiêu bạt, vì dân giang hồ thường đã không làm thì thôi, một khi đã làm thì dám làm giám chịu, chứ không chối quanh chối quẩn. Bọn dân ngu cu đen ít chữ, nghĩ và làm như thế chẳng nói làm gì. Nhưng đảng Việt Tân, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Trọng Việt đều là phe nhóm có tiếng tăm, những thứ tai to mặt lớn học hành đàng hoàng mà ba chỉ ba rọi mới thật đáng buồn! Những người này khi chủ trưong quốc/cộng đề hề như thế, họ đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng sau đây trong đấu tranh:

1. Đánh Lấy Thua - Trong đấu tranh chỉ có thắng, thua mà không có huề, vì huề tức là thua. Đối diện với kẻ thù nếu không có ý chí thắng địch tất sẽ thua. Đây không hẳn là một nguyên tắc, cũng không phải là một định luật, mà là một kinh nghiệm xương máu. Khi tham chiến tại VN, người Mỹ đưa ra chủ trương "cuộc chiến không có kẻ thắng người thua" (tức là huề). Cuối cùng họ đã thua. Trừ khi những đảng phái, những quí vị nói trên thực sự muốn hoà hợp với CS thì không kể. Còn nếu cứ khăng khăng một mực rằng mình đấu tranh giải thể chế độ CS trong khi chủ trương "huề cờ" như thế thì tức là nói láo. Dựa vào kinh nghiệm của người Mỹ, nếu hai bên Quốc, Cộng cùng không mang cờ khi công tác đấu tranh chung như ông cơ sở Việt Tân tại Anh đã thực hành thì lá cờ Vàng nhất định sẽ tiêu ma, và cờ đỏ sẽ xuất hiện một cõi. Hoặc nếu cho cả hai lá cờ có mặt cùng một lúc với nhau như ông Nguyễn Ngọc Bích cổ võ thì kết quả chắc chắn cũng sẽ không khác gì.

2. Nghịch Lý Trong Lý Luận - Chấp nhận sự có mặt của lá cờ đỏ trong các cuộc xuống đường phản đối TC xâm lược hoàn toàn là một nghịch lý. Lá cờ đỏ như trên chúng tôi đã phân tích, là biểu tượng của tội ác bán nước của chế độ CS. Nay lại giơ nó lên để biểu lộ lòng yêu nước trong một hành động chống xâm lược, như thế không nghịch lý lắm sao? Các ông cần nhớ là theo luận lý học bất cứ ai cũng không thể đồng thời vừa là ái quốc, vừa là bán nước được. Các ông yêu nước, vậy chứ các ông có dám bán nước không? Bọn VGCS bán nước, quí vị cho là chúng cũng yêu nước sao? Vậy thì lá cờ đỏ của VGCS làm sao đồng thời biểu tưọng cho tinh thần ái quốc và tội ác bán nước cùng một lúc? Những đảng phái chính trị của người Việt QG, những nhà khoa bảng xuất thân từ các chế độ tự do lại không hiểu được lý lẽ sơ đẳng đó sao? Các sinh viên trong nước và du sinh, trong hoàn cảnh của họ và vì những lý do riêng, họ đem lá cờ đỏ xuống đường đả đảo TC là chuyện của họ. Các ông già đầu rồi. Có người lấy việc đấu tranh như một nghề mưu sinh. Các ông bị CS đuổi chạy trối chết. Bây giờ các ông muối mặt chấp nhận đứng dưới lá cờ máu kia để làm gì? Hỏi là hỏi vậy thôi, chứ mọi người đã biết tỏng các ông muốn gì rồi.

3. Tán Trợ Bán Nước - Các ông công nhận sự hiện hữu của lá cờ đỏ chẳng khác gì là gián tiếp công nhận chế độ Việt gian bán nước. Như thế nếu bị kết tội tán trợ bán nước, các ông có cho rằng bất công và oan ức không?

Lá Cờ Nào Đủ Tư Cách?

Đứng trước vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa bị xâm chiếm, nhân dân Việt Nam sôi sục căm hờn xuống đường chống TC là thể hiện tinh thần yêu nước đúng. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi là bởi vì VGCS có bán đất thì Tầu mới có lý do chiếm đất một cách đường đường chính chính khiến cả thế giới phải ngậm hột thị. Bằng chứng nếu chỉ là tờ Công Hàm của Phạm Văn Đồng hay 2 bản Hiệp Ước mật thì cũng chỉ là mấy tờ giấy thôi chưa đủ sức thuyết phục. Cái dấu mộc đỏ mang hình lá "cờ máu" của bè lũ bán nước trên đó mới là khả tín. Nhân dân VN xuống đường đòi đất. nhưng anh Tầu giơ mấy tờ giấy có đóng dấu mộc "cờ máu" kia ra thì xin hỏi còn đòi vào đâu được nữa. Trương lá cờ đỏ để bán cao đơn hoàn tán kiếm ăn thì có thể còn tạm được. Nhưng trương lá cờ bán nước để chống xâm lược thì chỉ có lũ con cái bọn VGCS mới có đủ mặt dầy mặt dạn để làm mà thôi. Lá cờ này đã vô tư cách thì không đủ tư thế để nói chuyện nước non được. Lá cờ có đủ tư cách trong việc đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa là lá cờ cố HQ Thiếu tá Ngụy Văn Thà trên chiếc hộ tống hạm Nhật Tảo đã giương cao trước mặt quâm xâm lược tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Điều đó có nghĩa là chỉ có những kẻ chống quân xâm lược thực sự mới có đủ tư cách và tư thế để nói chuyện phải quấy với bọn xâm lược và mới thuyết phục được công luận quốc tế đứng về phía đòi công lý mà thôi.

San Jose ngày 9 tháng 1 năm 2008
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
viethoaiphuong
#13 Posted : Friday, January 11, 2008 10:50:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Các cuộc biểu tình của người Việt Nam yêu nước gây nhiều chú ý

Hà Nội (Reuters) – Các cuộc xuống đường biểu tình để biểu lộ tinh thần quốc gia tại Việt Nam hồi tháng trước về vụ tranh chấp dằng dai các quần đảo với Trung Quốc đã thử nghiệm những giới hạn của sự chống đối trong quốc gia độc tài đảng trị, trong khi nhiều quan tâm chính trị đã mạnh mẽ xen vào.
Các phân tích gia về chính trị nói rằng các cuộc biểu tình bên ngoài các cơ sở ngoại giao của Bắc Kinh về chủ quyền trên các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa có lẽ đã thích hợp với Hà Nội, về mặt lịch sử đã luôn luôn thấp thỏm về người láng giềng khổng lồ hay quậy phá trên các hải trình dọc theo bờ biển dài 3 ngàn 200 cây số của Việt Nam
Các nhà tranh đấu trên mạng Internet trong tuần này đã kêu gọi tổ chức thêm các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu, vốn đã được nhà nước cộng sản để yên vào ngày 9/12 và 16/12, nhưng từ đó đã mạnh mẽ ngăn cản.
Một phát ngôn viên nhà nước đã mô tả các cuộc biểu tình là “các hành động tự phát của sinh viên và thanh niên”, mặc dù mọi người đã đến chuẩn bị với các tấm bảng có khẩu hiệu, mặc áo thung có in hình bản đồ và màu đỏ vàng để bày tỏ lòng yêu nước. Những người khác thì được chụp hình đang đứng trên lá cờ của Trung Hoa cộng sản.
Các cuộc biểu tình đã xảy ta cùng lúc ở đằng trước toà đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán tại Tp. HCM.
Trung Quốc đã trách móc phía Việt Nam về các cuộc biểu tình và những tuyên bố dai dẳng của họ về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là những dãy đá ngầm nổi trên mặt biển và có thể giàu có về dầu hỏa và khí đốt. Trung Quốc, Ðài Loan, Brunei, Mã Lai Á và Phi Luật Tân cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Trong cái thế giới chính trị mù mờ không rõ ràng của Việt Nam, các nhà quan sát không biết gì nhiều về việc làm thế nào mà các hoạt động đấu tranh xuống đường hiếm có được khởi sự, ngoài việc khuấy động lên tinh thần quốc gia yêu nước.
Theo các nhà phân tích thời cuộc thì các cuộc biểu tình có thể đã được khích động bởi các báo cáo về việc Trung Quốc dự định thiết lập một bộ phận hành chánh quản lý một thành phố mới phối hợp tất cả các quần đảo. Nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ là họ không có ra một thông báo nào như vậy.
Trên một tháng qua, tất cả mọi người từ các nhà tranh đấu trên mạng Internet, sinh viên học sinh, dân oan khiếu kiện, đến các người Việt hải ngoại đối lập với sự cai trị của cộng sản và một nhà sư Phật giáo bất đồng chính kiến hàng đầu, đã lên tiếng đưa ra ý kiến của mình.
QUYỀN TỰ DO HỢP THEO HIẾN PHÁP
Các nhân chứng cho biết các người xuống đường đã nói với công an tại hiện trường rằng biểu tình là quyền tự do của họ dựa theo hiến pháp.
Theo ông Martin Gainsborough, hiện đang dạy về chính trị Việt Nam tại Ðại học Bristol ở Anh Quốc thì, “Ðây là một nhắc nhở về việc làm thế nào mà không gian chính trị đã được vun xới tại những nơi như Ðài Loan và Nam Hàn, nhưng tôi cảm thấy sự kiện này còn rất mới mẻ ở Việt Nam”
Một số các nhà tranh đấu đã đặt câu hỏi về sự bất lực của nhà nước trong việc bảo vệ bờ cõi.
Công an đã giám sát các cuộc tụ tập ôn hòa và lưu giữ vài người. Theo các nhà tranh đấu cho biết thì lực lượng công an đã được điều động tại cả hai thành phố để ngăn ngừa thêm các cuộc biểu tình vào ngày 23/12 và trong tuần này
Một thông báo được đưa lên mạng trong tuần này đã kêu gọi, “vì sự an nguy của tất cả các bạn và để bảo toàn lực lượng cho các hoạt động tiếp theo, chúng tôi xin đặc biệt lưu ý các bạn sinh viên, thanh niên trí thức phải tuyệt đối thận trọng trong mọi hành động và phải thật khôn khéo trước mọi động thái trấn áp từ chính quyền”.
Ðảng cộng sản hiện đang cầm quyền, đã mở rộng nền kinh tế Viêt Nam và chính sách ngoại giao ra thế giới, thường hay bóp chặt các hoạt động dân sự công khai không được nhà nước cho phép.
Vào năm 2002, một hướng dẫn viên điện toán đã bị bỏ tù khi nhà nước cho rằng anh ta đã vi phạm luật pháp vì đăng tải các bài viết cáo buộc Hà Nội dâng hiến lãnh thổ cho Trung Quốc vào năm 1999 và năm 2000.
Nhà quan sát kỳ cựu về các vấn đề Viêt Nam, ông Carl Thayer của Ðại học NSW tại Úc Ðại Lợi nói rằng “quý vị có thể cho rằng nhà nước đã nháy mắt và gật đầu cho phép các cuộc biểu tình … nhưng làm thế nào để quý vị gây sự chú ý rộng rãi mà không có nhà nước dính dáng vào?”
Một điều khôi hài là chính Trung Quốc đã cho phép các cuộc biểu tình yêu nước tương tự trong các xích mích ngoại giao trong qúa khứ.
Vào năm 2005, giữa lúc có một sự bất đồng với Nhật Bản về việc viếng thăm của các lãnh tụ Nhật Bản đến các đền thờ tử sĩ của Thế chiến thứ 2, thì Trung Quốc đã cho phép biểu tình tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
Có một vài cuộc biểu tình được thấy ở Việt Nam là do các nông dân nghèo đòi bồi thường đất đai bị trưng thu.
Ông Thayer ghi nhận rằng hành động của các sinh viên tạo ra một cơ hội cho những người hoạt động chống cộng sản Viêt Nam ở nước ngoài thực hiện các cuộc biểu tình riêng của họ tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
Cũng như nhà sư Phật giáo bất đồng chính kiến Thích Quảng Ðộ, bị quản chế tại tu viện của ngài tại Tp. HCM, đã lập luận trong một thông cáo được gởi đi bằng điện thư rằng, chỉ có nền dân chủ đa đảng là đường lối để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền cho Việt Nam.
Ngài nói “Ba triệu đảng viên Ðảng Cộng sản và một quân đội 500 ngàn người không có đủ tư thế hay quyền lực để bảo vệ quê hương”.
Việt Nam đã bị đô hộ một ngàn năm bởi người Trung Hoa và hai nước đã đụng độ trong một cuộc chiến biên giới vào năm 1979, nhưng mối quan hệ bình thường là tốt sau sự tái lập quan hệ ngoại giao vào năm 1991. Ba năm trước đó, hải quân hai nước đã chạm trán tại quần đảo Trường Sa.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Lê Dũng nói rằng Việt Nam muốn giải quyết tất cả các tranh chấp bằng sự thương lượng.
Cuối cùng thì cả hai bên sẽ thảo luận để thông qua vấn đề này, theo Liang Yingming một chuyên gia về Ðông Nam Á tại Ðại học Bắc Kinh cho biết.
“Tôi nghĩ là họ sẽ trở lại con đường ngoại giao vì hiện thời cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không muốn tạo ra một cuộc tranh chấp lớn về vấn đề này. Ðơn giản là họ sẽ không muốn.”

ANALYSIS-Nationalist Vietnam protests draw myriad interests
Fri Jan 11, 2008 3:44am GMT
By Grant McCool
HANOI, Jan 11 (Reuters) - Nationalistic street demonstrations in Vietnam last month over a long-running island dispute with China have tested the limits of protest in the one-party ruled state, as myriad political interests weighed in.
Political analysts said the protests outside Beijing's diplomatic missions over ownership of South China Sea islands may suit Hanoi, which is historically wary of the giant neighbour meddling in sea lanes along Vietnam's 3,200 km (1,900 mile) coast.
Online activists this week called for more student-led demonstrations, which the communist government tolerated on Dec. 9 and Dec. 16, but has since strongly discouraged.
A government spokesman described them as "spontaneous acts of students and youths", despite people arriving prepared with placards, wearing t-shirts printed with maps and patriotic red and gold colours. Others were photographed standing on communist China's flag.
The protests also happened simultaneously in front of China's embassy in Hanoi and its consulate in Ho Chi Minh City.
China chided Vietnam over the protests and its unwavering claims to the Spratly and Paracel islands, rocky outcrops that may be rich in oil and gas. China, Taiwan, Brunei, Malaysia and the Philippines all make claims to the Spratlys.
In the opaque world of Vietnam politics, observers knew little about how the rare street activism got going, aside from a stirring of nationalist emotions.
The protests may have been spurred by reports of China planning a new city administration incorporating the islands, analysts said. Beijing denied making any such statement.
Over the past month, everyone from cyber activists, students, land rights protesters, overseas Vietnamese opposed to communist rule and a leading Buddhist dissident monk added their opinions.
CONSTITUTIONAL RIGHT
Witnesses said protesters told police on the scene that demonstrating was within their rights under the constitution.
"This is reminiscent of how political space was carved out in places like Taiwan and South Korea but I sense this kind of thing is new for Vietnam," said Martin Gainsborough, who teaches Vietnam politics at the University of Bristol in England.
Some activists questioned the government's competence to defend its territory.
Police monitored the peaceful gatherings and detained a few people. Police were deployed in both cities to prevent further protests on Dec. 23 and again this week, activists said.
An online posting this week by activists said, "for your safety and for our continued activities, we would like to warn students and intellectuals to take extra caution whenever gathering and watch out for the reaction from the government".
The ruling Communist Party, which has opened Vietnam's economy and foreign policy to the world, usually clamps down on public, non state-sanctioned civilian activism.
In 2002 a computer instructor was jailed when the government said he broke the law by posting articles accusing Hanoi of making territorial concessions to China in 1999 and 2000.
Veteran Vietnam watcher Carl Thayer of the University of New South Wales in Australia said "you could speculate that the government gave a wink and a nod to allow demonstrations...how do you get publicity and not get the government involved?"
Ironically, China itself has allowed similar nationalistic demonstrations during past diplomatic rows.
In 2005, amid a dispute with Japan over Japanese leaders' visits to World War Two shrines, Beijing allowed protests in Beijing and Shanghai.
The few public protests seen in Vietnam are by peasant farmers seeking compensation for redistributed land.
Thayer noted that the students' actions presented an opportunity for anti-communist overseas Vietnamese activists to stage their own protests in the United States and Europe.
As did dissident Buddhist monk Thich Quang Do, largely restricted to his pagoda in Ho Chi Minh City, who argued in an e-mailed statement that multi-party democracy was one way to safeguard Vietnam's sovereignty and territorial integrity.
"Three million Communist Party members and a 500,000-strong army have not enough authority or power to defend the homeland," he said.
Vietnam was ruled by the Chinese for 1,000 years and the two countries fought a border war in 1979, but relations are generally good following restoration of ties in 1991. Three years earlier, their navies had clashed in the Spratlys.
Ministry of Foreign Affairs spokesman Le Dung said Vietnam wanted to settle all disputes through negotiations.
Both sides will ultimately talk their way through the issue, said Liang Yingming, a Southeast Asia expert at Beijing University.
"I think they will return to diplomacy because currently neither China nor Vietnam are willing to create a major conflict over this. They simply wouldn't be willing to."
(Additional reporting by John Ruwitch in Hong Kong)
http://uk.reuters.com/ar...t/idUKHAN19903720080111

viethoaiphuong
#14 Posted : Sunday, January 13, 2008 6:35:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Các bạn có quan tâm tới những gì sẽ có thể xảy ra tại VN sắp tới ??
Khi mở đầu với những đăng tải lại tin tức quan trọng hơn cả từ các diễn đàn gởi đến, tôi để chỉ duy nhất một chủ đề cho tất cả "Biên Thùy Rung Chuyển..."

==>>

Tình hình Thái Hà trở căng thẳng với sự có mặt của 300 công an! Sự gì sắp xẩy ra?!

VietCatholic News (Chúa Nhật 13/01/2008)
THÁI HÀ CHIỀU CHỦ NHẬT 13.01.2008: TÌNH HÌNH CÓ VẺ CĂNG THẲNG
http://vietcatholic.net/News/Html/51060.htm
viethoaiphuong
#15 Posted : Sunday, January 13, 2008 6:41:22 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Báo điện tử CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
http://blog.360.yahoo.co...plgVLFPG9q3Fz68Hw-?cq=1
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.