Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Trẻ bị chứng tự kỷ
camel
#21 Posted : Monday, October 22, 2007 2:30:30 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

Đầu tiên cho phép tôi nói rất cám ơn gdt đã nhanh chóng post bài viết của Chị Lê Thị Phương Nga.

Đối với cha mẹ và người thân của các bé bị tự kỹ thì thông tin không bao giờ gọi là "đủ"... vì ngay các bác sĩ cũng còn phải ghi nhận các sự kiện tâm sinh lý thay đổi từng ngày ở các em. Hội chứng này cho đến nay kết quả cho thấy các phương pháp chữa trị tuy có tiến bộ , mở ra nhiều hướng khả dĩ nhưng vẫn bị đánh giá là chậm chạp... chưa kể các cán sự xã hội và các bác sĩ chuyên môn vẫn còn thiếu hụt trầm trọng ngay tại một nước có nền y khoa tân tiến như nước Mỹ.

Nếu ai có con em và từng tham dự các khóa hội thảo về hội chứng tự kỹ hay tham khảo tài liệu đều nhận biết là các thành viên trong gia đình với sự hiểu biết cộng lòng thương yêu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các bé tự kỹ... khả năng hội nhập lại với người thân và đời sống xã hội

Kiến thức về hội chứng tự kỹ là do học hỏi lẫn nhau, đào sâu các thông tin, tham dự các khóa huấn luyên đặc biệt... theo dõi các công trình nghiên cứu, báo chí v.v... Vì thế những bài báo như bên trên thực sự rất bổ ích cho dù nó không vạch ra hay nói rõ một phương thức... nhưng nó lại chứa đựng nhiều chi tiết vì trạng thái tâm sinh lý của mỗi trẻ em tự kỹ có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng nhiều điểm rất khác nhau. Và khả năng phục hồi của mỗi trẻ em cũng đều khác nhau.

Những bài báo như thế này được post ở các nơi , được tìm đọc và có thể có được sự chia sẻ từ các nhà chuyên môn... ít hay nhiều cũng giúp cho các bậc làm cha mẹ làm mẹ bổ xung hiểu biết của chính họ... tuy có phải gạn lọc các chi tiết hay các kết luận mơ hồ cùng các luận cứ không có mấu chốt. Nhưng không sao vì có ai hiện nay dám vỗ ngực nói rằng mình hiểu về hội chứng tự kỹ này một cách khoa học và có thể nói chắc về mọi khía cạnh của nó đâu.

Tiếp theo đây cũng thế , với sự hiểu biết rất hạn hẹp và phiếm diện từ cái nhìn của một cá nhân... cũng như chưa thực sự gần gũi với nhiều trẻ em tự kỹ khác nhau , tôi sẽ nói cái suy nghĩ của tôi về bài viết của chị LTPN với hy vọng sau đó nhiều AC khác có kinh nghiệm hoặc kiến thức có thể đưa ra nhiều điều mới lạ cho tôi học hỏi. (do đó nếu tôi có "nói khó nghe" ở điểm nào xin mọi lượng thứ vì thực trong thâm tâm tôi không óc ý này !)
PC
#22 Posted : Monday, October 22, 2007 2:42:02 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Anh Camel có nhắc vài nhân vật bên dactrung có con mắc chứng tự kỷ, có ai cho biết là con họ đã có tiến bộ hay không?

camel
#23 Posted : Monday, October 22, 2007 3:39:41 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

Khi tôi đọc Kỳ 1: Tiếng Thét Trong Câm Lặng

... tôi "cảm" được cái suy nghĩ của chị Phương Nga. Tôi nghĩ không phải là một người mẹ có con bị tự kỹ thì không thể nào mô tả và viết những điều rất thật cùng cảm giác tan nát cõi lòng như vậy.

... ở phần 1. Chi PN ghi nhận khá rõ từng giai đoạn như 9 đến 12 tháng. Khoảng thơi gian thôi nôi (1 tuổi) của bé Cún. Bé chưa biết cầm bánh ăn và chưa biết cầm đồ chơi như các trẻ em bình thường khác. Bé Cún không hề biết nhai và chỉ nuốt trong khoảng thời gian này... chưa kể khước từ hay nói theo cách đơn giản là la hét chống đối với các thức ăn thông thường. Khoảng thời gian Cún được 12 tháng cho đến 18 tháng tuổi , Chị Nga mô tả Cún không thèm hồi đáp với bất cứ tiếng gọi nào , bịt tai la hét , chui vào góc nhà , và hay buồn bã.

Tất cả các điểm nếu trên đều là triệu chứng của tự kỹ. Tôi có cơ hội được gần gũi với 3 đứa bé sinh cùng tháng , đến nay 3 cháu đã 3 tuổi 3 tháng. Một cháu gái và 2 cháu trai. Trong đó 1 cháu trai mang chứng tự kỹ... do đó tôi có cơ hội nhìn ra sự phát triển khác biệt của từng cháu bé , cháu trai không mang hội chứng tự kỹ về mặt thể hình thì rất khỏe mạnh , to xác nhưng phương diện đối đáp , nói và thưa hoàn toàn thua sút cho cháu gái. Chưa test IQ của cháu trai này nhưng có thể thấy cháu thông minh... và có khả năng tự học qua việc coi TV , và dùng các sách vở đồ chơi có tính giáo dục. Ba tuổi cháu đã đọc rõ dù có bị ngọng 24 chữ cái... đặc biệt biết đánh vần tên mình cùng các con thú như elephant, monkey v.v... Cháu gái thì ngược lại... vẫn còn mù chữ nhưng nói năng thì không hề vấp váp , khả năng đối ứng suy nghĩ rất nhạy cảm và đặc biệt chính xác. Điều này cho thấy nhiều người cho rằng các bé trai thường chậm nói hơn các bé gái là đúng... nhưng khả năng suy nghĩ chưa chắc đúng. Từ 2 cháu bình thường này khi gần gũi với cháu trai bị tự kỹ tôi có thể thấy nhiều điều khác biệt.

Tôi nhận thấy các cháu nhỏ trong vòng 1 đến 2 tuổi , nhận thức của trẻ thơ bình thường luôn trông vào người thân ở bên cạnh qua việc, cho ăn , bế ãm ,nựng nịu và chơi đùa... quan trọng hơn cả tâm sinh lý của các bé điều tiết sự "tin tưởng" vào người lớn... cái này khả năng hội nhập xã hội thường tình. Trong khi đó bé tự kỹ thì hoàn toàn khác biệt. Khi người lớn nói các em tự kỹ chậm phát triển , chậm nói , chậm biết đi... điều này tôi thấy chỉ "đúng" với lối suy nghĩ thông thường. Theo như các điều tôi tự tìm hiểu thì... tâm sinh lý các bé tự kỹ phát triển khác bình thường mà thôi... nhưng không hề "chậm". Có phần con nhanh hơn các trẻ em bình thường khác thì đúng hơn.

Các bé tự kỹ chậm biết đi.... đúng lắm. Nhưng có nhiều em cho thấy em chỉ chậm biết đi... nhưng 1 ngày đẹp trời nào đó em bé tự kỹ sẽ đứng dạy đi , đi vững vàng với né mặt tự tin khác thường. Nếu chú ý theo dõi sẽ nhận thấy "thị giác" và "hệ thần kinh điều hành" vấn đề này còn giúp các em tự kỹ đi lại , né tránh các chướng ngại vật... như người hay vật chắn đường một cách tài tình nữa là khác.

Nói các bé tự kỹ chậm nói... nói ở đây là môi trường hội nhập và tiếp thu ngôn ngữ con người xung quanh bé khi bé ngòai 1 tuổi. Đúng bé tự kỹ thì khác các bé bình thường... nhưng cái định nghĩa của chữ "nói" theo nghĩa rộng... là phát ra âm hưởng từ miệng để diễn đạt điều gì đó với xung quanh... thì bé tự ky theo điều tôi thấy không hoàn toàn chậm so với các trẻ em khác. Các bé cũng nói... nhưng chỉ là những âm hưởng không rõ rệt... và trong một hoàn cảnh khác thường có lẽ hệ thần kinh của bé suy nghĩ một hướng khác , ghi nhận và muốn đối thọai với đối tượng khác... có thể là quang cảnh trời đất , vật dụng nào đó.

Nói về khả năng sinh tồn như chị PN nói về bé Cún... không biết ăn và tự ăn. Chị nói điều này khi bé Cún mới có 1 năm... có lẽ chưa biết đi. Tôi lại nhìn và hiểu điều này theo 1 hướng khác. Thực ra các nhà khoa học đã nghiên cứu và ghi nhận từ khi trẻ thơ còn trong bụng mẹ , và sau khi sanh ra đời tất cả mọi thứ đều phát triển từng ngày và khác thời gian thì hệ thần kinh cũng phát triển ở mức khác nhau... ngòai yếu tố dinh dưỡng còn có yếu tố môi trường. Căn cứ vào điều này tôi nhìn thấy sự khác biệt về tâm sinh lý của bé bình thường và bé tự kỹ.
Trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 24 tháng , các bé bình thường qua vị giác , khứu giác và thị giác... lẫn hệ thần kinh phát tiết một mệnh lệnh cho phép bé tin tưởng vào người xung quanh... do đó việc dinh dưỡng nuôi ăn phát triển theo lẽ bình thường. Trong khi bé tự kỹ thì khác biệt. Bé tự kỹ từ khi lọt lòng mẹ... trong giai đoạn ấu sinh chỉ tiếp nhận sữa... từ khi hệ thần kinh phát triển khác hưo'ng bé sẽ phản kháng lại những gì theo bé nhận thức. Do đó thể hiện trong khoảng thời gian bé 1 tuổi là rõ ràng. Sau khi bé tự kỹ biết đi... và có những sinh họat lạ kỳ như người ta thường thấy... thì việc ăn uống của các bé đã nảy nở hướng khác... nhưng với cách nghĩ thông thường thì vẫn là rất khó khăn. Nhưng nói đến khả năng sinh tồn... thì bé tự kỹ có bản năng mạnh hơn các bé bình thường vốn lệ thuộc vào người lớn chăm lo cho bé. Bé tự kỹ cũng biết đói chứ sao không... bé có thói quen từ chối những đồ ăn người lớn thường hay sửa soạn và nhét vào miệng... nhưng ở đâu đó khi đói bạn có thể nhìn thấy bé lượm những mẫu đồ ăn rơi vãi (với điều kiện là sự suy nghĩ của bé phải phát ra tín hiệu OK !)... hay cả bỏ miệng ăn cả những sinh vật như kiến , ruồi v.v... nếu bé đang khát nước , thấy một vũng nước bé có thể tàn tàn chạy đến nằm nhòai ra và ghé đầu , thè lưỡi thưởng thức ngon lành... ngay cả trường hợp ở trong nhà chạy ngay vào toilet , đưa bàn tay xinh sắn làm gầu xớt nước lên uống tỉnh bơ. Dead

camel
#24 Posted : Monday, October 22, 2007 3:43:28 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Anh Camel có nhắc vài nhân vật bên dactrung có con mắc chứng tự kỷ, có ai cho biết là con họ đã có tiến bộ hay không?





Trước có anh Chín Út , nhưng lúc đó còn đang trong tình trạng theo dõi và chờ chuyên gia thẩm định. Vì tế nhị nên cũng không dám trực tiếp hỏi thăm anh , nên cũng không rõ.

Ngòai ra có anh XiTrum Xép post... nhưng anh cho biết là bác sĩ định bịnh nói rằng cháu bé chỉ chậm... chứ không phải , nên cũng mừng cho anh ấy.
camel
#25 Posted : Monday, October 22, 2007 5:02:30 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

Tiếp theo để giải thích theo cách hiểu và những điều tôi đọc được về cái gọi là la hét , cặp mắt nhìn xa xăm , ngơ ngác khiến cho người mẹ thấy con mình là một đứa bé kỳ quái.

Tôi chỉ có một chữ "sợ" để diễn tả. Tôi nghĩ trong tiềm thức của bé tự kỹ có nhiều điều xung quanh từ lúc hệ thần kinh của các bé chưa điều tiết và có câu trả lời xác đáng thì bé thường biểu hiện nó qua thái độ. Người bình thường thấy mọi việc bình thường nhưng nhận thức của bé tự kỹ chắc chắn lại cho rằng không bình thường nên... bé luôn có thái độ phản kháng , phản ảnh cách này hay cách khác hoặc nói chính xác là luôn ngờ vực (về môi trường cùng diễn biễn đời sống xảy ra xung quanh bé ) và đề phòng.
Sự kiện bé tự kỹ thường thích chui vào các góc vắng , hộc tủ... theo tôi nghĩ là để khép lại góc nhìn... mà từ thị giác trí não của bé phát ra tín hiệu an toàn... y như một người lính phải gác đêm ở chiến trường. Trong môi trường đó bé cảm thấy thỏai mái và có thể tập trung não bộ để nghĩ những khía cạnh khác.
Đêm tối thường là môi trường khiến bé tự kỹ cảm thấy bất an nhiều hơn, thần kinh bị căng thẳng dẫn đến sự kiện có bé thường hay lấy chăn mền trùm kín đầu nằm bất động trong đó... dựa vào mẹ. bé nằm đó nếu ai có cơ hội cứ thử có thể thấy được bé hoàn toàn bất động và chỉ ngủ khi đã quá mệt... có khi bé còn bật ra vài tiếng nhưng âm hưởng rõ ràng không vui... có thể gọi là rên rỉ. Có khi bé rất nhạy cảm với tất cả ánh sáng từ các khe cửa hay ngay cả ánh sáng đèn trong phòng khi người lớn còn thức... và nét mặt của bé nhăn nhó cho thấy đang phải chịu đựng điều gì đó...

Khi nói bé tự kỹ thường có thói quen không make eye contact với bất cứ ai , không hồi đáp tiếng ai gọi là đúng nhưng trong tâm thức của bé tôi lại nghĩ ngược lại. Người ta thường nói các bé tự kỹ ignore mọi sinh họat của xã hội xung quanh các bé đang sống... nhưng thực tế không chắc là vậy. Vì tôi quan sát bé tự kỹ trong giai đoạn từ 18 tháng cho đến 30 tháng tôi thấy bé tự kỹ có cảm nhận , có biết... nhưng không biểu lộ ra bên ngòai. Vì hệ thần kinh của bé tự kỹ có lẽ làm việc mạnh mẽ quá... và có quá nhiều điều để bé phải chú tâm hơn... nên các mệnh lệnh của người lớn thường bị lơ vì não bộ của bé xem nhẹ.
Ở khoảng thời gian này đừng lầm là bé tự kỹ không biết gì , thực ra bé tự kỹ phát triển rất nhiều so với lúc bé trước 18 tháng. Nếu để ý kỹ bé biết ai là người bé tin cậy và trông cậy... thường la người mẹ , mẹ bé đi đâu bé đều kín đáo theo dõi , dù bé có đang mơ mộng hay tập trung làm 1 điều gì đó hoặc đang hết sức hứng thú chơi theo cách chơi của bé... bé vẫn đứng lên và đi theo mẹ , không hề luyến tiếc... chính vì thấy điều này tôi mới biết là bé tự kỹ không như chúng ta mô tả. Bé tự kỹ khi la hét hay có thái độ bất thường là vì môi trường lúc đó không như bé muốn... mà bé lại không biết nói vớii ta mà thôi. Chúng ta khi nổi cơn điên lên ra sao... thì các bé tự kỹ cũng thế , rất bình thường.
Khi phải chơi đùa và gần gũi với bé tự kỹ tôi còn phát giác ra là bé diễn đạt rất tới... không thua sút gì các bé bình thường ở 2 tuổi , duy chỉ có cái bé không nói. Có nhiều cái bé tự kỹ chơi dạn hơn các bé bình thường , bé tự kỹ ít sợ những cái các bé khác sợ... như thú vật chẳng hạn , tôi chứng kiến cảnh những chú chó to lớn nhảy lên mình bé tự kỹ thì bé né tránh , thủ pháp chậm rãi không hốt hoảng , miệng cười và còn phát ra vài âm hưởng vô nghĩa nhưng có lẽ là có nghĩa đối với bé... ý nói con chó hư kia đừng vồ tao chứ ! Ở hồ bơi bé đi vòng vòng ở trên rất lâu như dọ dẫm , tuy không chú ý đến ai quanh đó... nhưng khi tôi nhảy xuống nước thì bé cũng đưa tay với và nhào xuống... miệng cười toe toét , trong khi đó nếu mình bế bé mà đi từ từ xuống thi bé nhất định sẽ làm dữ và nhòai xuống đất. Khi đi chạy bộ và đi bộ nhanh thì bé tự kỹ chứng tỏ mình là một lực sĩ với thể lực tốt... theo chân người lớn chạy 1, 2 cây số là thường... đặc biệt là bé có lẽ chạy nhảy bằng cái não bộ nên rất cố gắng , chỉ khi nào không còn sức nữa thì mới bám lấy chân người lớn để được bế. Bế lên là bé nhảy cẫng trên người , đi ngang tiệm bán tạp hóa là ghì cổ như ý muốn nói điều gì... thì ra là muốn vào xem có gì trong đó (khoảng 2 tuổi bé tự kỹ để ý rất kỹ quang cảnh đường xá , tiệm bán hàng khi có dịp ra khỏi nhà ... chứ không phải như người ta thường nói đến các chứng tự kỹ mà không có thì giờ ghi nhận những điều tiến triển khác biệt từ bé khác nhau).
Không biết các bé tự kỹ khác ra sao , bé tự kỹ tôi ở gần có những cái sợ rất người lớn... như bé rất sợ cái gì quay vòng vòng... điều này khiến tôi ngạc nhiên. Vì thường ngày bé thích nhất (vào lúc được 2 tuổi) là những cái gì quay quay , như cầm cái xe đồ chơi thì chỉ chú ý đến bánh xe, lúc mới được ra đường cũng thế thường đứng nhìn các chiếc to chạy qua với nụ cười sung sướng trên nét mặt. Khi đến các công viên dành cho trẻ em thì hầu như trò chơi nào bé cũng làm lơ.... tôi suy nghĩa mãi và tự giải thích có lẽ bé tự kỹ khi chưa tự thẩm định.. bé luôn đề phòng và e dè tất cả cái gì có tính di động trừ những vòi phun nước... cái này thì bé mê kinh khủng lắm , ngay cả khi trời lạnh cũng thế. Ở sân chơi công cộng bé tự kỹ sợ cầu tuột... khiến tôi nghĩ bé sợ cao. Điều này lâm lẫn , đến nhà người thân , sau nhà có cái thang cao dựng vào tường , bỏ quên bé vài phút chạy ra thì thấy bé đang loay hoay trên nấc thang cuối cùng , cái tháng có đung đưa chút xíu nhưng bé vẫn thản nhiên khéo léo dữ thăng bằng... tôi chỉ đứng im nhìn , kết quả 3 phút sau đó bé tự kỹ ngồi quay lưng vào trong tường , mắt nhìn lên trời miệng mỉm cười như một triết gia... có ai biết là đa số bé tự kỹ thường rất đẹp trai không?

Bé tự kỹ còn khác bé bình thường là lúc mới biết đi vài tháng , tâm sinh lý bé bình thường còn nhõng nhẽo... chứ bé tự kỹ thì người lớn hơn , không khóc nhèo nhẹo , không đòi bế ẵm , không nghịch phá và đặc biệt là không biết hỗn. Đôi khi nhìn bé còn thấy bé giống như nhà hiền triết là khác. Sống gần bé tự kỹ hay phải chăm sóc bé ta thường nên lạc quan và đừng tự làm mình sợ nếu có biểu hiện gì đó bất thường... giả dụ có lần tôi thấy bé chơi dao , bé quăng con dao lên cao và chạy sát lại ghé mắt nhìn lên.... đầu dao rơi xuống sát cách mặt bé vài phân... ôi thực là dễ sợ nhưng lại nghĩ bé tự kỹ đúng là có năng khiếu ảo thuật và tính toán chính xác thua gì dân phóng dao nhà nghề Dead

Do đó khi đọc chị PN nói về bé Cún khi 2 tuổi... tôi không ngạc nhiên và thấy lạ , trong trường hợp bé tự kỹ tôi gần gũi thì đúng là có quảng thời gian ngắn... người thân rất là âu lo khi thấy bé có thói quen và luôn biểu lộ sự sợ sệt , nhất là trạng thái bị động khi trời đêm sụp xuống. Nhưng sau đó bé đã thóat ra và quên đi điều này , có một lúc về đêm phải cho bé coi phim họat hình , để đèn , mẹ của bé ôm và nói chuyện với bé... rồi bây giờ ngòai 3 tuổi thì bé không còn bị thế nữa , tối buồn ngủ là kéo tay mẹ đi ngủ , trước khi lên giường là bé tự đi đóng hết cửa kể cả cửa nhà vệ sinh , tắt đèn và lên nằm ôm mẹ , có khi bé còn chồm lên hôn vào môi mẹ vài cái và cười khành khặc... ôi thôi các bạn có nghĩ là người mẹ vui chừng nào và.... cũng lo lắng chừng nào ngày nào cháu chưa biêt nói... dù bây giờ cháu đã chịu đi học... (nhưng chỉ là đi học vì bị ép , biết kháng cự cũng không được , nên biết nhận chịu... thấy điều này tôi mới nghĩ là trẻ em tự kỹ thực là nếu ta tìm được đúng cái "gut" thì vẫn còn tiến triển trong việc chữa chạy.

Mỗi 1 ngày với bé Cún trong 2 năm đầu của chị PN là những kinh hoàng như chị đã mô tả... có lẽ đúng ! Tôi gần gũi với 1 bé tự kỹ tôi hiểu và thông cảm được với những người mẹ phải bền bĩ về cả thể chất lẫn tinh thần để cưu mang con cái của mình. Nhưng nhìn theo một cái nhìn khác thì cũng phải là con đường trước mắt hoàn toàn u tối... điều quan trọng là phải nhìn thấy bức tranh thực và chiến đấu với nó.

(mai tiếp phần sau)
gdt
#26 Posted : Tuesday, October 23, 2007 9:07:05 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

xv,

Sau loạt bài của chị Nga được đăng, tòa soạn cũng có tổ chức một buổi gặp mặt chị ấy tại Nhà hát Bến Thành vào sáng thứ bảy tới đây 27/10.

Nếu người quen của xv muốn hỏi thông tin có liên quan tới bài viết của chị Lê Thị Phương Nga thì gdt nghĩ xv có thể liên lạc thông qua tòa soạn báo Phụ Nữ ở

ĐC : 311 Điện Biên Phủ Q3 TP HCM
e-mail: toasoan@baophunu.org.vn
Fax : 9316723
ĐT: 9316160

xv05
#27 Posted : Tuesday, October 23, 2007 11:50:24 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)

Cám ơn chi gdt nhiều lắm !Rose

Tôi có nghe kể rằng trẻ bị chứng tự kỷ hay lo sợ những điều mình cho là bình thường. thí dụ như có em thấy những con cừu gặm cỏ trên triền đồi, thì em la hét vì sợ những con cừu bị té, hay thấy mây bay thấp trong những lúc sắp có mưa thì em cũng la hét vì sợ mây rớt trúng đầu. v.v... nhiều người khg hiểu cho là các em bị điên khùng, kỳ quái.

Các dấu hiệu, triệu chứng của trẻ tự kỷ thì đã được nói đến nhiều.
Nếu được, anh Camel có thể trình bày về các phương pháp hướng dẫn trẻ tự kỷ không?


xv05
#28 Posted : Tuesday, October 23, 2007 12:22:07 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi camel


Nếu để ý kỹ bé biết ai là người bé tin cậy và trông cậy...


Tôi khg biết mình có làm gì cho cháu bé bị chứng tự kỷ (con người bạn) tin cậy hay khg?Thường khi có ai tới nhà là cháu chạy trốn hoặc đứng trong góc cúi gầm mặt, nhướng mắt nhìn lén. Nhưng khi có chúng tôi tới chơi thì bé thường chạy tới ôm chầm và chồm lên hôn, bé thường mon men đến (khg cần gọi) ngồi lên đùi ox tôi, ngồi thật ngoan cho tới khi ngủ gục, có khi mon men tới dựa vào lưng rồi ngủ gục luôn, rất đáng yêu!
camel
#29 Posted : Tuesday, October 23, 2007 2:37:55 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05


Cám ơn chi gdt nhiều lắm !Rose

Tôi có nghe kể rằng trẻ bị chứng tự kỷ hay lo sợ những điều mình cho là bình thường. thí dụ như có em thấy những con cừu gặm cỏ trên triền đồi, thì em la hét vì sợ những con cừu bị té, hay thấy mây bay thấp trong những lúc sắp có mưa thì em cũng la hét vì sợ mây rớt trúng đầu. v.v... nhiều người khg hiểu cho là các em bị điên khùng, kỳ quái.

Các dấu hiệu, triệu chứng của trẻ tự kỷ thì đã được nói đến nhiều.
Nếu được, anh Camel có thể trình bày về các phương pháp hướng dẫn trẻ tự kỷ không?






Có lẽ chị xv05 nói đúng... triệu chứng của tự kỹ chắc ai trong chúng ta cũng đã biết.

Câu hỏi chị đề ra... thực tình tôi không có câu trả lời. Thưa với chị , cá nhân tôi chưa bao giờ tự tin là tôi có thể ứng dụng tốt các phương pháp hướng dẫn , ngay cả... làm thế nào đối với tôi vẫn là một mớ rối bòng bong.

Những gì tôi biết là qua các site dưới đây :
http://www.chungtuky.com/
Homepage tiếng Việt này có nhiều tài liệu để chúng ta có thể nghiền ngẫm và đối chiếu - quan trọng hơn cả là giới thiệu nhiều sách Y cho ta mua để học hỏi.
http://www.behavior.org/autism/frameset.cfm

Có lẽ cũng như chị bài viết của chị PN ở phần cuối cùng... thiếu xót rất nhiều chi tiết để ta dựng lại bức tranh ở giai đoạn nào bé Cún đã vượt qua để hội nhập với đời sống bình thường.

Chị PN chỉ dùng đoạn văn sau để kết luận:
quote:
Tôi học bác sĩ Carbone phần tâm lý giáo dục, phương pháp dạy lại kỹ năng cơ bản cho bé và được huấn luyện phần kỹ thuật chỉnh các rối loạn về hành vi ứng xử cho trẻ tự kỷ. Vậy là tôi hình thành một chương trình gồm đủ hai khía cạnh mà con tôi cần: phương pháp phục hồi các khiếm khuyết về chức năng não và phương pháp giáo dục phù hợp dành cho đối tượng trẻ chậm phát triển các dạng, giúp bé học các kỹ năng cơ bản


... điều chị PN dẫn dắt thì trong tài liệu của g/s Thành có nói đến nguyên tắc ở 2 chương cuối cùng.

Cháu bé tự kỹ tôi gần gũi hiện nay vẫn theo học special education - ngòai cháu bé còn được program của county provide những session khác nhau bao gồm cả ABA.

Với khả năng rất giới hạn gia đình - người thân chỉ cố gắng lúc nào cũng có người kề cạnh bé - nói chuyện và chơi nghịch cùng cháu để cháu cảm thấy như có chỗ tựa tinh thần. Trong thời gian cháu từ 26 tháng tuổi đến 34 tháng... cháu đã có những tiến bộ vượt bực về nhiều mặt. Như vấn đề dinh dưỡng , đồ ăn không phải là nấu chín - như hạt dưa , kẹo , bánh cracker , trái nho... cứ bày ra bàn cháu đã biết mon men đến bốc ăn - Cháu đã không còn lệ thuộc 100% vào sữa mặc dù vẫn phải dùng thêm insure , cháu biết ăn mass potato, cháo vịt , cháo gà... tuy vẫn chỉ thích chất lỏng để nuốt thay vì nhai - cháu thích ăn nhiều lọai rau thơm , dưa leo và nhất là giá sống - ngòai ra khi được feed yogurt thì cháu cũng ăn. Lúc gần đây mỗi ngày cháu còn ăn được hết 1 trái chuối.
Về phương diện tâm lý thì cháu tiến vượt bực so với lúc trước - cháu không còn buồn bã - biết lại gần người như trường hợp chị thấy ở con người bạn - cháu còn biết nắm tay nói đi... đi... đi... ý nói đi ra đường - đi ngang shopping mà không vào là cu cậu đã biết mếu máo , điều này hoàn toàn không xảy ra lúc cháu trước 2 tuổi - cháu bây giờ ngòai 3 tuổi điều chết người nhất là cháu acting giống như trẻ em bình thường khi gần 1 tuổi đó là đòi bế - vài ngày không gặp mặt là cháu đòi người thân bế - ai bế cháu coi bộ cháu cũng thích.... nên ai cũng mừng vì cho rằng cháu đã gần gũi với đời sống bình thường - Một ngày đẹp trời bất ngờ cháu xổ 1 câu "It is nice"... mọi người bật ngửa, cháu cười và lập lại rồi sau đó thì lại lơ đi - Thì ra cháu đã pick up câu đó từ người chị ruột của cháu - Cháu coi phim Nemo xong cũng líu lo Nemo - Cháu đi học thì các cô giáo cho rằng cháu có tiến bộ nhiều và rất thông minh - Cháu biết nịnh cô giáo bằng cách bắt cô giáo sáng đón vào lớp thì phải bế , cu cậu cứ ôm cô giáo khư khư.
Những lần trong nhà có khách ra vào như bạn của chị ruột cháu đến chơi thì cháu thường chạy tớn tác xung quanh mọi người - điều tới giờ vẫn không ai giải thích được là cháu rất "ưa" phụ nữ trẻ đẹp. Có 1 lần đi chơi xa ở hotel , trong cùng thang máy bước ra có 1 cô gái xinh đẹp , tóc để dài như mẹ cháu , cô ta vẫy vẫy... cháu thản nhiên tủm tỉm cười và đi theo cô gái... lúc đó tôi cũng im lặng để coi xem cháu thế nào... kết quả theo người ta đến tận phòng , chạy vào xong cái chạy ù ra miệng toe toét cười.
Cháu cũng như nhiều cháu tự kỹ khác , đó là rất ưa âm nhạc... có tiếng nhạc trổi lên khi mẹ cháu hay ai hát karaoke là cháu chạy lượn qua lượn lại trước cái TV , khi tôi biết điều này tôi cũng buồn cười... và chính tôi sau này mục kích cháu còn ưa thích người ta nhảy đầm... nếu thấy là cháu cũng đảo qua đảo lại và tỏ vẻ rất thích thú. Những lúc đó là lúc cháu rất hứng thú , mình có đút đồ ăn cho cháu cũng dễ dàng nhiều.
Chị hỏi phương pháp nào để dạy cho con người bạn... tôi thực không biết nói gì cho nó đúng cách - Nhưng có 1 điều chị cứ thử thì sẽ tự mình sẽ biết bước kế tới... đó là cho cháu bé ăn uống - không biết con của bạn chị mấy tuổi - ở độ 2 tuổi cho các cháu bé ăn các bữa ăn trong ngày là cả một kỳ công , làm điều này thành công chị sẽ tự dộng phát hiện những điểm để gần gụi và giúp bé tự kỹ thay đổi.
xv05
#30 Posted : Wednesday, October 24, 2007 10:47:35 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi camel


Có lẽ chị xv05 nói đúng... triệu chứng của tự kỹ chắc ai trong chúng ta cũng đã biết.

Câu hỏi chị đề ra... thực tình tôi không có câu trả lời. Thưa với chị , cá nhân tôi chưa bao giờ tự tin là tôi có thể ứng dụng tốt các phương pháp hướng dẫn , ngay cả... làm thế nào đối với tôi vẫn là một mớ rối bòng bong.



Anh Camel thân mến,
Những ý kiến của anh trong mục này rất hay và bổ ích. Cám ơn mấy cái link anh cho.

Nói về các triệu chứng của trẻ tự kỷ, không phải ai cũng biết đâu, cho dù có biết thì bao nhiêu cũng khg đủ. Ngay cả các sách báo tài liệu biết bao nhiêu cũng không đủ anh ạ. Xin lỗi anh vì tôi đã ngắt ngang ngày hôm qua, xin anh Camel đừng vì thế mà không tiếp tục đóng góp ý kiến - cho bà con cô bác anh chị em cùng học hỏi với.

quote:
Gởi bởi camel


Có lẽ cũng như chị bài viết của chị PN ở phần cuối cùng... thiếu xót rất nhiều chi tiết để ta dựng lại bức tranh ở giai đoạn nào bé Cún đã vượt qua để hội nhập với đời sống bình thường.

Có lẽ phần này được đề cập trong cuốn sách sắp xuất bản chăng? Hy vọng là vậy.

Mong chị gdt tiếp tục đăng loạt bài tiếp theo của chị PN (nếu còn)
và mong được đọc tiếp ý kiến của anh Camel (và các ACE khác nếu có).

gdt
#31 Posted : Thursday, October 25, 2007 9:43:45 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Theo chú thích hình trong bài viết : Cún tập chạy xe máy dưới sự giám sát của ba



Kỳ 4: Giấc mơ có thật

Cún đã thoát khỏi thế giới u tối để dần trở về thiên đường tuổi thơ của mình. Tôi và chồng tôi, trước mỗi giai đoạn thay đổi tốt đẹp của Cún, đều rơm rớm nước mắt vì vui mừng cho con và cũng vì nhớ lại thời quá khứ tê dại của bé. Có một ông Bụt mang quốc tịch Mỹ đã giúp cho giấc mơ của vợ chồng tôi trở thành sự thật : BS G.Doman. Ở cơ sở trị liệu của ông, phụ huynh theo học cách trị liệu và những bệnh nhi gọi ông là ông già Noel. Khi tôi tìm đến ông, ông đã 82 tuổi, một BS hiến dâng trọn đời mình cho những chứng bệnh về não. Năm nay, G.Doman bước vào tuổi 90, hiện ông phải nằm một chỗ vì sức khỏe kém. Biết thêm chút ít về BS Doman để thấy rằng có một BS tận tâm với nghề đến như thế là điều đáng mơ uớc.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BS Doman giải ngũ, quay lại với công việc của một bs phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và trẻ bại não. Đây là hai đối tượng mà sau nhiều năm nghiên cứu, ông biết họ mắc cùng một bệnh: tổn thương não. Vào thời ấy, để điều trị chứng liệt và bại não hoặc do tai biến mạch máu não, BS Doman sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, làm ấm chân tay, chiếu đèn hồng ngoại, tập cơ bắp, tập khớp, nếu cơ bị co rút thì kéo cơ…(cho đến thời điểm này, năm 2007, những cách trị liệu đó vẫn còn đang áp dụng)

Tuy nhiên, ông thực sự áy náy vì tỷ lệ bệnh nhân của ông phục hồi không đáng là bao. Ông lại thấy có hiện tượng những bệnh nhi bại não của ông cứ thỉnh thoảng lại có trường hợp xin xuất viện, dù bệnh không hề thuyên giảm. Ngày càng nhiều trường hợp như vậy khiến ông rất băn khoăn: ở bệnh viện, các BS và nhân viên tận tình như thế mà còn chưa thuyên giảm; giờ chỉ ở nhà với cha mẹ, là những người không có chút chuyên môn nào về phục hồi chức năng thì sự thể sẽ ra sao?

Khó chịu khi phải đối diện với một câu hỏi hóc búa, sự thôi thúc phải tìm cho ra câu trả lời.

Ông bắt đầu bằng việc đơn giản nhất: đi khảo sát. Kết quả chuyến khảo sát làm ông sững sờ: tất cả những bé đươc về nhà đều khá hơn hẳn khi còn điều trị tử tế trong bệnh viện. Mẹ những đứa trẻ ấy hẳn phải có bí quyết gì đó mới có thể làm được điều mà một bs chuyên nghiệp như ông đã không làm được.

Lại những cuộc viếng thăm tiếp theo để “học lõm” bí quyết. Điều ông quan sát được còn gây sốc gấp bội so với lần trước: những bà mẹ đó…chẳng làm gì cả. Chẳng hề có một hoạt động trị liệu chuyên nghiệp nào. Hầu hết các gia đình ấy đều không khá giả, nên sau một thời gian trị liệu ở bệnh viện không kết quả, họ quyết định đem con về nhà. Các bà mẹ cũng không rảnh rỗi đến mức có thể ôm con suốt ngày, nên họ giải quyết bằng cách lót sàn cho êm trong phòng khách, thả con nằm sấp xuống đó cho an toàn. Mẹ chạy tíu ta tíu tít từ nơi này sang nơi khác trong nhà với hàng trăm công việc nội trợ không tên, nhưng mỗi lần đi ngang qua chỗ bé là mẹ gọi và ôm bé vào lòng một chút. Biết vậy nên mỗi lần nghe tiếng mẹ là bé cố vặn vẹo, lăn, lết…đủ kiểu để tới với mẹ được nhanh hơn.

Chỉ vậy thôi mà các bé khá hơn hẳn lúc trong viện. Yếu tố đầu tiên ông “học lóm” được từ những bà mẹ là tạo cơ hội cho bé tự vận động. Đó là yếu tố sống còn đối với trẻ bại não. Đây là lý do chính đáng đầu tiên trong nhiều lý do rất chính đáng dẫn ông đi đến kết luận: cha mẹ là giải pháp. Đem con về nhà không được điều trị nữa, thương con, họ không muốn con bị cô đơn nên đã tác động lên nó liên tục, dù mỗi lần chỉ vài phút, rồi mẹ lại phải đi làm việc khác; vài phút sau mẹ quay lại. Quy trình ấy được lặp lại, cứ thế suốt ngày.

Đến đây, ông bất ngờ phát hiện ra một bí quyết nữa của mẹ các bé: đó là thời lượng tác động ngắn nhưng duy trì với tần số cao, tức là mỗi lần tác động chỉ khoảng 5 phút là đủ, nhưng lặp lại quy trình tác động ấy vài chục lần mỗi ngày; bởi nếu thời lượng tác động dài ( hơn 5 phút /lần đã được tính là dài) thì não bé bị quá tải, nhưng nếu số lần tác động ít thì lại không đủ để lưu tín hiệu vào não. Các ông bố bà mẹ nào có kỹ thuật gì đâu, nhưng thời gian và sự kiên nhẫn dành cho con thì họ có thừa. Chỉ thế thôi mà kết quả hơn hẳn khi bé được bs tác động.

Trong số bệnh nhân của BS Doman có một người lính già, gia đình nghèo xơ xác và thất học. Người đó bị liệt và mất ngôn ngữ vì tai biến mạch máu não và phải tập vật lý trị liệu – cũng gồm những bài xoa bóp cơ và tập tay chân như thông lệ. BS Doman tả: cứ mỗi lần đến phiên người đó tập với bs thì gia đình ông ta lại đứng ngoài cửa phòng thì thầm, chỉ chỏ với vẻ thông hiểu. Có một hôm, phiên tập của người lính già vừa bắt đầu thì cô con gái ông ta khoảng 17 – 18 tuổi, mạnh dạn tiến về phía bs, chỉ vào đầu cha mình và hỏi:

- Thưa bs, bố cháu có vấn đề ở đây mà, có phải không ạ?

- Đúng, bố cháu bị máu đông gây tràn máu não.

- Vậy tại sao bs lại xoa bóp tay chân ạ?

Bao năm đã trôi qua nhưng bs Doman không thể quên được cảm giác như bị sét đánh khi nghe câu hỏi đó từ cô bé nghèo thất học, mà một bs như ông không biết phải trả lời như thế nào. Nhưng dù sao cũng phải trả lời một câu gì đó chứ. Ông bèn nói: “Tôi cũng không biết phải giải thích với cô như thế nào. Phải học rất nhiều năm để hiểu ra điều đó”. Và, dù đã nhiều năm trôi qua, mỗi lần nhớ đến câu trả lời ấy – mà khổ nỗi ông lại nhớ nó khá thường xuyên – bs Doman lại thấy xấu hổ. Cú sét đánh đó đã giúp ông vỡ lẽ ra: chính ông cũng đáng thương chẳng kém gì họ vì “sự dốt nát không chỉ là không biết gì mà còn là biết rất nhiều điều không đúng”

Rồi, nhiều năm nữa trôi qua…

“Ông ơi, con của con không sống thực vật, không liệt, nó bị tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ, các bs nói thế”. Lần này, tôi – là đứa thực sự dốt nát – hồn nhiên nói với ông trong bữa cơm trưa chung ngắn ngũi 3 tuần trước Noel 1999 “ Thế tự kỷ là gì nào?” ông hỏi tôi. “ Nó ăn khó lắm, hầu như không ngủ, không tập trung chú ý, la hét, câm không nói được tiếng nào, không biết suy nghĩ, không hiểu gì nhưng nó đi tốt lắm”, tôi trả lời.

Ông nhìn tôi mĩm cười và bảo “ Con gái ơi ! con hãy dành chút thời gian đi hỏi chuyện các bà mẹ của những bé sống thực vật và con sẽ thấy họ tả về con họ cũng không khác nhưng điều con tả về con của con là mấy. Con của con may mắn là còn la hét được và đi được. Vậy ông hỏi con nhé: nói vậy thì những bé sống thực vật lại cũng mắc cả chứng tự kỷ à? Hay con của con là sống thực vật…biết đi? Đó chỉ là những cái tên mỹ miều mà người đời đặt cho các triệu chứng thôi, không phải là bệnh. Bệnh của Cún, con của con và những bé sống thực vật, tăng động, động kinh v.v… khác xuất phát từ cùng một chỗ với cùng một lý do: tổn thương não rải rác ở những vùng khác nhau dẫn đến những khiếm khuyết chức năng khác nhau”. Ở tuổi 90, ông đã biết được câu trả lời.

Rất nhiều cha mẹ trẻ bại não đã tìm đến ông từ 135 quốc gia khác nhau với cùng một mục đích: để được ông dạy cách giúp đỡ đứa con bại não, chậm phát triển của họ. Và thật may mắn, trong số đó có vợ chồng tôi. Nhờ đó, chúng tôi mới tìm lại được đứa con bị “thất lạc”
camel
#32 Posted : Thursday, October 25, 2007 4:05:45 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
Chị xv05... chị lịch sự quá ! Xin lỗi việc này thì không ai dám nhận. Viết lên điều mình suy nghĩ cũng có cái lợi cho chính mình... vì mình có thể gỡ cái mối bòng bong của chính mình chị ạ !

Hôm nay được đọc tiếp bài báo quả là thích thú... vì chị PN bắt đầu đi sát vấn đề , hứa hẹn có nhiều chi tiết có thể mang lại lợi ích cho người đọc.

Trong phần cuối bài chị PN có nhắc đến 2 điểm rất hay :

- Thứ nhất câu "Rồi nhiều năm nữa trôi qua...": cho phép chúng ta suy đoán bé Cún có lẽ chỉ tiến bộ khởi đầu từ năm lên 5 tuổi. Chờ xem chị có mô tả những điểm chính nào chị đã áp dụng để chữa chạy cho cháu bé... và theo đó ghi nhận ở thời gian nào cháu bé băt đầu biêt nói những chữ đơn giản , biết "đối đáp" và có khả năng tiếp diễn đạt ý muốn bằng ngôn ngữ.

- Thứ nhì chị PN đem câu nói của b/s Doman quote ở dưới :
quote:
Con gái ơi ! con hãy dành chút thời gian đi hỏi chuyện các bà mẹ của những bé sống thực vật và con sẽ thấy họ tả về con họ cũng không khác nhưng điều con tả về con của con là mấy. Con của con may mắn là còn la hét được và đi được. Vậy ông hỏi con nhé: nói vậy thì những bé sống thực vật lại cũng mắc cả chứng tự kỷ à? Hay con của con là sống thực vật…biết đi? Đó chỉ là những cái tên mỹ miều mà người đời đặt cho các triệu chứng thôi, không phải là bệnh. Bệnh của Cún, con của con và những bé sống thực vật, tăng động, động kinh v.v… khác xuất phát từ cùng một chỗ với cùng một lý do: tổn thương não rải rác ở những vùng khác nhau dẫn đến những khiếm khuyết chức năng khác nhau”.


... điều trên giải thích tại sao cho đên giờ chị PN hay dùng từ "bại não" bao gồm các trẻ em mang hội chứng tự kỹ. Dù sao chị cũng là học trò của b/s Doman. Còn việc b/s Doman đúng hay sai thì các tài liệu search trên Google cũng đã nói đến nhiều. Đúng hay sai cũng chẳng can chi ... như cá nhân tôi , tôi chỉ chú ý đến các tiến trình , phương thức áp dụng và các chi tiết biện chứng của ông mà thôi, để hy vọng có điều gì có thể ứng dụng. Vì tự kỹ là môt căn bịnh vốn còn khá mơ hồ để thuyết phục phải tuân thủ một phương pháp chữa trị nhất định.

Bí quyết b/s Doman học lõm và tìm được: các em bị bại não xuất viện lại tiến triển tốt hơn khi gần gũi người thân.

- Điều này không có gì mới lạ ! Vì có nhiều nghiên cứu cho thấy các trẻ em tự kỹ rất cần người thân yêu nhất của các cháu ở bên cạnh... để giúp các cháu phục hồi các chức năng bình thường, và thường người đó là người mẹ của các bé. Trong các workshop học tập điều này được thuyết trình viên nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại.
Với điều tôi nhìn thấy... cũng chứng minh là nó đúng ở cháu tôi gần gũi. Mẹ của cháu ngay sau khi cháu được xác nhận là mang hội chứng tự kỹ đã gạt bỏ hết mọi công ăn việc làm để dành thời giờ chăm lo và tìm cách chữa chạy.Thời gian như tôi có nhắc trong post trước từ khoảng 24 đến 32 tháng tuổi , cháu đã phát triển về mọi mặt để chống chọi với căn bịnh này.
Một điểm phải quan tâm trong bài viết là lời nói của b/s Doman "là thời lượng tác động ngắn nhưng duy trì với tần số cao"... tôi hiểu ra ý của ông ở đây. Trong những buổi học tập dành cho cha mẹ các em , cán sự xã hội hoặc các nhà giáo dục họ luôn nhắc đến sự lập đi lập lại... của các phương thức. Phương thức bao gồm nhiều hình thái. Giả dụ như các nghiên cứu cho thấy các bé tự kỹ thường hay sợ "cát" hay những chất lỏng sền sệt... thì họ ứng dụng bằng cách tập cho các cháu quen một cách từ từ... như tạo ra môi trường v.v...
Cũng như ở lớp học đặc biệt dành cho các em... phòng ốc thường hay hội đủ các yếu tố , khi các em đến lớp trong thời gian đầu... cha mẹ các em thường được ngồi cạnh các em. Nhưng vị trí nào , ghế nào dành cho em bé đó , cô giáo thường hay chụp 1 tấm hình và viết tên bé đó dán lên. Họ tập cho các bé biết chỗ nào là chỗ của mình trước nhất , tập một thói quen tuân thủ một sự xếp đặt và biết chỗ đó là của bé. Trong lớp học đương nhiên cô giáo và chuyên viên đã biết có những bé không thể ngồi yên một chỗ... nếu cần ghế của bé đó có thể có cả seatbelt. Dần dà các bé cũng sẽ quen. Trong giờ học... các chuyên viên giáo dục theo đúng văn kiện học hỏi , khi thì hát , các cô giáo trong nghành này có rất nhiều kỹ năng như làm trò , tạo sự chú ý và ca hát rất giỏi vì đa số các em tự kỹ rất bị thu hút bởi âm nhạc. Ở lớp đặc biệt các chuyên gia giáo dục giúp và nhắc nhở cho các phụ huynh về nhà ứng dụng lại với các bé... đó là điều mà b/s Doman đề cập bên trên.

Cháu bé tôi gần gũi "phải" đi học khi cháu mới có 23 tháng tuổi... lớp học thì định theo tuổi , nếu ngòai 3 tuổi thì phải đi lớp khác. Khi cháu vừa qua 3 tuổi thì cháu được chuyển trường , tại dây họ ứng dụng thêm những cái mới. Đầu tiên bé tự kỹ bắt đầu tập xa mẹ trong một khoảng thời gian ngắn 1 giờ... và lần lần thì cả luôn một buổI , thường thì các bé khóc lóc và làm dữ... nhưng đây là điều cố tình đã được đề ra để theo dõi trạng thái của từng bé , tập cho bé những nhận biết và suy nghĩ bình thường. Các chuyên viên giáo dục thường có hồ sơ riêng của từng em , họ phải tường trình rất nhiều khía cạnh... như việc ăn uống của bé đó có tiến triển hay không , sức khỏe thì phải đên b/s nhi khoa cân và khám hàng tháng và nhiều những chi tiết nhỏ nhặt về bé tự kỹ đều được ghi nhận để thống kê và gửi đến các trường Y Khoa đang có chường trình nghiên cứu đặc biệt về căn bịnh này.

Trong bài báo của chị PN có nói đến vấn xoa bóp. Trong lớp học đặc biệt các chuyên viên giáo dục có huấn luyện cha mẹ các bé tự kỹ... dùng một vật hơi nhám , như cái lược chải đầu của phụ nữ hoặc cái bàn chải thiệt mền... nhân lúc các em đang relax , coi TV thì mình chải nhẹ trên da cánh tay , chân.... hiệu ứng của việc này theo họ là để kích thích những tuyến chi đó trong cơ thể giúp cho các em rất nhiều để improve vấn đề tiếp nhận những thức ăn lạ.

Khi đến trường học mẹ của cháu bé tôi gần gũi mới học hỏi cách mua các dụng cụ dùng cho học tập của cháu. Khi thì cái đu để cháu tập nhún... bút chì màu và nhiều thứ lỉnh kỉnh khác. Có điều cháu bé chơi đồ chơi cũng khá khác các bé bình thường. Giờ khi cháu bé ngòai 3 tuổi thì hởi ơi... cháu không còn phải khiến mọi người lo cháu không biết chơi... mà thực sự ra bất cứ thứ gì trong tầm mắt cháu đều có thể biến thành đồ chơi. Một tin rầu rĩ cho cả nhà là tuần rồi cháu trình diện mọi người với cái đầu... tóc bị că't lởm chởm , đặc biêt. tóc đàng sau cháu soi qua kiếng tủ để tự sởn... nên nó cũng trụi lũi luôn , ai cũng nghĩ là cháu khéo tay. Tháng trước trong báo cáo của cô giáo chia sẻ với gia đình... cô giáo có nói cháu bé không có thái độ tránh né "người xung quanh" như triệu chứng của căn bịnh này. Nhưng cô giáo có nghi vấn là trong gia đình cháu được nuông chiều... nên khi vào lớp thì có vẻ lì ra , biết nhưng cứ làm lơ , có nhiều lần cô giáo bế cháu từ cửa trường vào lớp , cháu nhắm mặt ngủ ngon lành trên vai cô giáo , thấy thế cô giáo cứ bế , nhưng cô giáo khác của lớp phát giác thỉnh thoảng cháu hé mở mắt nhìn và miệng cười cưới. Khi bỏ cháu xuống thì cháu tỉnh bơ walk away và đến chỗ ngồi của mình. Cô giáo ghi nhận là cháu có cảm tính để biết giờ tan học và mẹ sẽ đến đón cháu về... và cháu biểu hiện bằng cách nhảy nhót hai tay múa loăng quăng. Cô giáo theo dõi nhiều lần nhét cái túi sách của cháu vào tay thì cháu quăng đi , nhưng bây giờ cháu tự biết cái đó là tài sản của mình nên... tan học là cháu biết kéo nó theo ra gặp mẹ. Ba tuổi cháu tự kỹ này hiện đang nghịch ngợm một cách khủng hoảng luôn. Bé không còn dễ dàng to be please như hồi nửa năm trước , cháu ăn được nhiều thứ hơn nhưng ngược lại khó ép ăn được nhiều như trước dù sức nặng của cháu bé cũng không dưới mức ấn định nhiều lắm.

Với tôi , tôi luôn không nhìn nhận chữ "chậm phát triển" khi ứng dụng cho các bé tự kỹ. Tôi lại dị ứng với chữ "bại não" , lại càng chống đối quyết liệt với cái ý của chị PN khi nói "không biết suy nghĩ" v.v.... hãy chiến đấu với căn bịnh thời đại này bằng sự cảm nhận sáng suốt , với tình yêu thương và nhẫn nại... kết quả sẽ đến !

để chống chõi lại căn bịnh tự kỹ , xã hội phải cung cấp tin tức , các chuyên gia cũng phải dành rất nhiều thì giờ để xếp đặt những cấu trúc cho quá trình chạy chữa.

PC
#33 Posted : Saturday, October 27, 2007 7:47:04 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

quote:
Gởi bởi camel
Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải mở hãng cung cấp "tã" cho các em bé VN mang hội chứng này khi chưa được "train" đi vệ sinh rồi đó ! Dead


Không nhất thiết chỉ là em bé không đâu. Có những thanh niên và thiếu nữ ở tuổi dậy thì bị bệnh này và cha mẹ không sao tìm được người trông coi. Trông một đứa bé tương đối dễ dàng hơn một thanh niên hay thiếu nữ Question Mà không phải ở VN đã có tã rồi sao, thứ dùng xong bỏ đi chứ không phải tã vải?


Tôi mới hỏi thăm một người ở VN và được biết là ở VN đã có lọai tã này từ khoảng 10 năm nay, nghĩa là trước khi Cún ra đời (năm nay Cún 9 tuổi). Không lẽ một gia đình có tiền sang Singapore tìm thầy cứu bệnh mà lại không biết đến lọai tã này???

camel
#34 Posted : Saturday, October 27, 2007 11:44:12 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Tôi mới hỏi thăm một người ở VN và được biết là ở VN đã có lọai tã này từ khoảng 10 năm nay, nghĩa là trước khi Cún ra đời (năm nay Cún 9 tuổi). Không lẽ một gia đình có tiền sang Singapore tìm thầy cứu bệnh mà lại không biết đến lọai tã này???





Chị PC còn đi hỏi thăm nữa Dead... tui coi hình bé Cún và người cha Tây Phương thì đã thắc mắc giống như chị , ở VN 1 gia đình lợi tức trung bình thì chắc tiền dùng mua tã là một số tiền lớn ngòai khả năng nên chị PN đây tả oán để người dân dễ cảm nhận chăng?
gdt
#35 Posted : Monday, October 29, 2007 7:21:59 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Kỳ cuối: Trẻ tự kỷ, bé là ai ?


Từ “tự kỷ”, trong tiếng Anh, nghĩa là “mình chỉ chú ý đến riêng mình”. Đây là cái bẫy giương ra để bắt lấy bé. Không ít người hiểu “tự kỷ” một cách nặng nề: đó chỉ là đồ ngốc. Thương con, cảm nhận đúng về con, nhưng phụ huynh cũng không có cách nào để bảo vệ con tránh được cái tiếng “đồ tâm thần” mà cuộc đời giáng lên đầu bé. Đó cũng là lý do khiến một số cha mẹ không dám nói thật với ai về tình trạng bệnh tật của con mình, khi bé đang mắc bệnh và cả khi bé đã đạt kết quả tốt sau một thời gian trị liệu.

Chúng ta có lẽ sẽ mãi mãi không thể nào hiểu được bé, nếu như không có những bệnh nhân tự kỷ - sau một thời gian dài kiên nhẫn điều tri đã có thể giao tiếp tương đối bình thường – kể lại những nổi khổ mà họ phải gánh chịu trong thời gian bệnh nặng. Không có cách nào để giao tiếp nên họ cũng gần như không nhận được sự giúp đỡ nào thiết thực. Tại cơ sở trị liệu của bác sĩ Doman, từ hơn 55 năm qua, đã có biết bao bé tự kỷ được cứu thoát. Những người bạn nhỏ ấy, dù chưa hoàn toàn hết hẳn bệnh, nhưng đã có thể thực hiện bút đàm, làm thơ tả lại những cảm giác và cảm xúc của mình. Bác sĩ đã tập hợp những bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất để xuất bản tập thơ có tên Hãy cho tôi giọng nói ( nguyên tác : Give me my voice). Tôi chỉ có đủ can đảm đọc một lần vì tập thơ rất dễ thương nhưng quá buồn.

Đã 4 năm trôi qua, kể từ năm 2003, tôi vẫn nhớ như in cảm giác tê cứng người, mồ hôi vã ra dọc xương sống, dù đang ngồi trong phòng học lạnh 17 độ, tại giảng đường của BS Doman. Lần đó, chúng tôi được nghe lời của bệnh nhân mô tả cảm giác cơ thể và tâm lý. Mời các bạn đọc một mẫu bút đàm của hai mẹ con ( người mẹ gửi tặng bác sĩ để làm kỹ niệm) để thử đo độ cảm xúc của chính mình.

Mẹ (hỏi bằng lời) : Vì sao ngày trước con không bao giờ nhìn mẹ?

Con ( trả lời bằng cách gõ chữ lên màn hình máy vi tính, vì chưa nói được) : Con rất muốn nhìn mẹ nhưng con không nhìn được. Con thấy mắt mẹ và mắt mọi người rất to, con sợ lắm. Con nghe rằng mẹ rất đẹp nhưng khi nhìn thì con không thấy thế. Con muốn được nhìn thấy mẹ đẹp như con vẫn được nghe
.

Khi Cún vào chương trình trị liệu được 2 năm, Cún đã nói chuyện được, nhưng còn rất dở và chỉ biết trả lời câu hỏi chưa tự động phát ngôn. Vậy mà một hôm, sắp tới giờ học, khác với lệ thường, bé quyết định chạy ra sân đón cô giáo. Vừa nhìn thấy cô, Cún bỗng dõng dạc nói rất rõ: “Cô Hương, bỏ mắt kính ra ngay”. Một lần khác, khi cô đeo kính lão vào thì Cún giật rơi xuống. Cô yêu cầu Cún giải thích, nếu không sẽ bị phạt. Cún viết ngay lên tờ giấy “ Nhìn mắt cô to, con sợ”. Lúc ấy, tôi chưa học đến phần này, nên đã cho rằng không việc gì cô giáo phải chìu theo yêu cầu vô lý của Cún. Mãi đến khi được nghe mô tả, tôi mới vỡ lẽ, trước kia Cún không muốn nhìn vào mặt mọi người vì thấy gương mặt ai cũng to. Sau một thời gian phục hồi, Cún đã nhìn mọi sự vật như bình thường, nhưng hễ bất cứ điều gì khơi gợi lại hình ảnh ghê sợ ngày cũ là Cún phản ứng dữ dội.

Tôi đã lặng người khi đọc được mẫu bút đàm của hai mẹ con kia trên giấy. Lúc đó, tôi thực sự chỉ muốn hét lên “Con ơi, sao con của mẹ lại phải chịu khổ đến thế?”. Cún từng ngày khổ sở nhưng nó lại không có cách nào để bày tỏ cho tôi biết để tôi có thể giúp bé bớt khổ. Qua nhiều năm góp nhặt, BS Doman đã lưu giữ được một tập hồ sơ dày gồm toàn những đoạn bút đàm tương tự. Trong khóa học, chúng tôi chia nhau đọc không xuể.

Khá nhiều bênh nhân tả lại: họ nhìn thấy hình ảnh xung quanh họ lúc to, lúc nhỏ, lúc nhòe, lúc lại quá rõ và có nhiều lúc hình bị rung, bị nhảy. Tình trạng nhìn thấy hình ảnh không trung thực như vậy, trong ngành nhãn khoa gọi là loạn thị. BS Doman cho biết, ông trắc nghiệm và quan sát thấy toàn bộ trẻ bị tổn thương não, dẫn đến chậm phát triển đều bị loạn thị từ ít đến nhiều. Có bé dễ sợ đến mức mắt trái nhìn sang trái, mắt phải nhìn sang phải, nghĩa là cùng một thời điểm bé phải nhìn hai hình ảnh hoàn toàn khác nhau, cực kỳ hỗn độn. Để có thể nhìn rõ hơn, đỡ khó chịu hơn, bé chỉ biết nghiêng đầu, ấn mắt, nhíu mắt, che mắt… mà người lớn cho rằng đó là hành vi quái lạ.

Một số trẻ tự kỷ lại bị rối lọan cảm nhận về thính giác. Có những lúc bất thình lình bé nghe thấy những âm thanh khiến tai cực kỳ đau đớn, dù đó có khi chỉ là tiếng quạt máy, tiếng nuốt nước miếng, tiếng thở…Đau nên bé khóc, nhưng người lớn không hiểu tưởng là bé quậy nên đánh đòn bé. Riêng bé, nó cũng không hiểu vì sao nó bị đau mà không được giúp đỡ lại bị đòn nên nó tìm cách phản ứng. Bi kịch thực sự bắt đầu từ đây. Có bé đánh lại em mình hoặc người giúp việc để “trả thù”. Có bé tự cắn vào tay, vào vai mình – giống như người lớn khi đau quá thì cắn chặt răng hoặc bặm môi. Tiếp xúc với các bé, ít khi tôi dám nhìn vào những vết chai trên da thịt do bé tự cắn vì đau lòng không chịu nổi.

Lại cũng có một số bé tự kỷ bị rối loạn cảm nhận về xúc giác. Lần đầu tiên khi Cún tự đập đầu vào tường, tôi nghĩ bụng chắc nó đau lắm. Lần sau không dám làm nữa. Nhưng, Cún cứ tiếp tục đập đầu như thế, hết lần này đến lần khác. Vậy mà, mỗi khi gội đầu, hớt tóc cho Cún là một trận chiến diễn ra. Một người ôm giữ tay chân, một người cắt hoặc gội. Bé không cho ai chạm vào đầu dù chỉ chạm nhẹ. Hiếm có lần nào cắt tóc cho bé mà tôi không bị thương, do phải giật kéo ra liên tục , vì bé chống cự rất dữ dội. Khi cắt xong, cái đầu của cún như bị bò liếm. Từ lúc sinh ra cho tới 8 tuổi, Cún chỉ có một người thợ cắt tóc duy nhất là mẹ.

Khi mẹ Gấu Bông đem bé đến gặp tôi, hai bên lườn của bé đầy thẹo vì bé luôn cào cấu tới tóe máu. Muốn dưỡng thương, mẹ phải gói tay bé lại. Mẹ của bé Thỏ Nâu ở Hà nội kể : hôm đó, vừa về đến nhà mới gạt chống xe thì Thỏ Nâu chạy tới bên mẹ. Bắp chân trần của bé áp vào ống bô xe bốc cả khói. Mẹ cảm thấy có mùi khét đến hoảng hồn mà bé vẫn tỉnh bơ như không. Nghĩa là bé tự kỷ có vùng da cực kỳ nhạy cảm, có vùng da bị mất cảm giác như bị tiêm thuốc tê. Như Cún chẳng hạn, chỉ mới đụng đến tóc là Cún thấy đau cả đầu nên không chịu cắt tóc gội đầu. Còn Thỏ Nâu và Gấu Bông là bị mất cảm giác. Rối loạn xúc giác cũng là một nguyên nhân khiến bé không thích gần mọi người vì không muốn ai làm mình đau, đồng thời nó cũng khiến cho bé có biểu hiện tự hành hạ rất quái đản.

Con bạn, con tôi – những bé yêu của chúng ta, dù chúng ta là ai đi nữa, dù bé khỏe mạnh hay đau yếu – tất cả các bé đều có quyền được yêu thương, được thấu hiểu, được tôn trọng và được lớn lên một cách bình đẳng. Từ khi vợ chồng tôi có Cún, chúng tôi nhận được nhiều thứ: cực nhọc, vui buồn, thậm chí có cả những lời nói không tử tế đến từ nhiều phía, nhưng trên hết, chúng tôi nhận được một điều quý giá: không còn hoảng sợ trước tai ương. Thế mà, cũng có những gia đình tan vỡ khi bé yêu của họ mang căn bệnh khó chữa ( nhưng không phải là không chữa được) này. Người cha đành lòng rũ bỏ mẹ con bé mà ra đi. Bạn nghĩ sao về một người chồng không cùng chung lưng đấu cật với vợ trong hoàn cảnh gian khó vì con?

Trong nhưng trường hợp như thế, bé tự kỷ ( hoặc bé bại não, bé sống thực vật) thực sự là ngọn lửa thử vàng, lọc ra mọi điều tốt xấu. Nhưng thật quá xót xa, để cha mẹ có điều kiện “thể hiện” mình là người như thế nào, bé phải gánh hết về mình những thiệt thòi, bệnh tật và khổ đau.Thế thì, trẻ tự kỷ, bé là ai vậy? Dứt khoát bé không phải là tai họa từ trên trời rơi xuống, mà đó là một món quà thiêng liêng: bé là con yêu của chúng ta.

Lê Thị Phương Nga
camel
#36 Posted : Monday, October 29, 2007 1:58:03 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

gdt Rose

đoạn cuôi chị Phương Nga ... làm tôi rối trí ! Dead (sẽ trở lại đề tài này khi... đã tự phân tích có đầu có đuôi !)
xv05
#37 Posted : Thursday, November 1, 2007 10:12:57 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Vậy là coi như bà con nào muốn tìm hiểu xem bé Cún được chữa trị và vượt qua căn bệnh như thế nào thì phải tìm mua cuốn hồi ký của chị PN.

Ở VN thì những gđ có điều kiện đi ra ngoài nước để học hỏi cách chữa trị cho con như chị PN là rất hiếm. Ngay cả nếu chị PN khg có người chồng Tây phương thì dễ gì chị có đk như thế.

Cám ơn chị gdt về loạt bài này, giờ thì ngóng cổ chờ xem ý kiến của anh Camel!

À chị gdt ơi, nếu có phần ý kiến bạn đọc sau khi họ đọc bài của chị PN, xin chị đừng quên dán lên đây cho tụi em theo dõi với nha! Rose
xv05
#38 Posted : Thursday, November 1, 2007 10:17:47 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Quái, gởi 1 lần mà nó hiện lên thành 2 Shocked
camel
#39 Posted : Thursday, November 1, 2007 3:33:20 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

Trở lại đề tài tự kỹ.

quote:
Từ “tự kỷ”, trong tiếng Anh, nghĩa là “mình chỉ chú ý đến riêng mình”. Đây là cái bẫy giương ra để bắt lấy bé. Không ít người hiểu “tự kỷ” một cách nặng nề: đó chỉ là đồ ngốc. Thương con, cảm nhận đúng về con, nhưng phụ huynh cũng không có cách nào để bảo vệ con tránh được cái tiếng “đồ tâm thần” mà cuộc đời giáng lên đầu bé. Đó cũng là lý do khiến một số cha mẹ không dám nói thật với ai về tình trạng bệnh tật của con mình, khi bé đang mắc bệnh và cả khi bé đã đạt kết quả tốt sau một thời gian trị liệu


Đoạn trên chị PN mô tả có lẽ đúng ! Nhất là trong xã hội VN... ngay cả bên Mỹ này , có nhiều gia đình VN cũng cố trốn tránh sự thực... cho đến khi phải trực diện hay được góp ý bởi bạn bè , chuyên viên y tế , giáo dục. Điều này là điều đáng buồn !

quote:
Tại cơ sở trị liệu của bác sĩ Doman, từ hơn 55 năm qua, đã có biết bao bé tự kỷ được cứu thoát. Những người bạn nhỏ ấy, dù chưa hoàn toàn hết hẳn bệnh, nhưng đã có thể thực hiện bút đàm, làm thơ tả lại những cảm giác và cảm xúc của mình. Bác sĩ đã tập hợp những bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất để xuất bản tập thơ có tên Hãy cho tôi giọng nói ( nguyên tác : Give me my voice). Tôi chỉ có đủ can đảm đọc một lần vì tập thơ rất dễ thương nhưng quá buồn.




Tôi nhớ đã có đọc qua tài liệu "Give Me My Voice" và tôi nhớ không lầm thì được viết bởi một nữ bác sĩ chứ không phải bởi b/s Doman.

Về phần chị PN nói đến việc các em nhỏ có khả năng bút đàm... thì tôi chưa được biết tới. Không dám luận bàn... mà thực trong thâm tâm tôi muốn tin là chuyện có thực.Nếu đúng thì quả thực đọc thấy và học được nhiều từ việc này. Nó sẽ giúp tôi động cơ để đi tìm hiểu... để nghiền ngẫm.

Lý do đơn giản thôi , hãy chú ý đến mẫu đối thọai... rất sống động và ẩn chứa nhiều điều để đặt ra các câu hỏi. Bằng phương pháp nào (khi không dùng language) lại có thể dạy các em biết ngôn ngữ , biết sử dụng bàn phiếm của máy vi tính... trong khi em bé này lại "chưa nói được"... em này lúc đó bao nhiêu tuổi ? Thực là có nhiều điều kỳ bí mà trong thế giới tự kỹ chúng ta chưa biết hết !
Lời lẽ đối thọai tuy có lạ lùng... nhưng ta phải cố hiểu theo cách nghĩ "rộng" đối với chữ "nghe" mà em này đã dùng... "nghe rằng mẹ rất đẹp "... các bé tự kỹ tôi tin rằng rất sâu sắc trong cảm nhận... nên chữ "nghe" ở đây có thể hiểu là bé nhận biết , nhưng biết dùng chữ "rất "... đẹp thì khiến tôi quá ngạc nhiên. Chữ "rất" dùng ở trẻ bình thường ở độ tuổi 9, 10 tuổi cũng hiếm thấy... vì nó có tính "nhấn mạnh" , dùng nó chứng minh trẻ em đó có skill !

quote:
Khi Cún vào chương trình trị liệu được 2 năm, Cún đã nói chuyện được, nhưng còn rất dở và chỉ biết trả lời câu hỏi chưa tự động phát ngôn. Vậy mà một hôm, sắp tới giờ học, khác với lệ thường, bé quyết định chạy ra sân đón cô giáo. Vừa nhìn thấy cô, Cún bỗng dõng dạc nói rất rõ: “Cô Hương, bỏ mắt kính ra ngay”. Một lần khác, khi cô đeo kính lão vào thì Cún giật rơi xuống. Cô yêu cầu Cún giải thích, nếu không sẽ bị phạt. Cún viết ngay lên tờ giấy “ Nhìn mắt cô to, con sợ”. Lúc ấy, tôi chưa học đến phần này, nên đã cho rằng không việc gì cô giáo phải chìu theo yêu cầu vô lý của Cún. Mãi đến khi được nghe mô tả, tôi mới vỡ lẽ, trước kia Cún không muốn nhìn vào mặt mọi người vì thấy gương mặt ai cũng to. Sau một thời gian phục hồi, Cún đã nhìn mọi sự vật như bình thường, nhưng hễ bất cứ điều gì khơi gợi lại hình ảnh ghê sợ ngày cũ là Cún phản ứng dữ dội.


Chị PN đưa đoạn này vào bài viết có lẽ muốn mô tả cảm nhận của bé Cún để tiếp cái ý cho đoạn bên dưới . Không có gì ngạc nhiên vì các em bé tự kỹ khi còn bé rất dị ứng với những hình ảnh không "thân thuộc" khi em bắt đầu nhận biết... và tùy theo mỗi em có những mức độ phản kháng mạnh yếu khác nhau.

quote:
Khá nhiều bênh nhân tả lại: họ nhìn thấy hình ảnh xung quanh họ lúc to, lúc nhỏ, lúc nhòe, lúc lại quá rõ và có nhiều lúc hình bị rung, bị nhảy. Tình trạng nhìn thấy hình ảnh không trung thực như vậy, trong ngành nhãn khoa gọi là loạn thị. BS Doman cho biết, ông trắc nghiệm và quan sát thấy toàn bộ trẻ bị tổn thương não, dẫn đến chậm phát triển đều bị loạn thị từ ít đến nhiều. Có bé dễ sợ đến mức mắt trái nhìn sang trái, mắt phải nhìn sang phải, nghĩa là cùng một thời điểm bé phải nhìn hai hình ảnh hoàn toàn khác nhau, cực kỳ hỗn độn. Để có thể nhìn rõ hơn, đỡ khó chịu hơn, bé chỉ biết nghiêng đầu, ấn mắt, nhíu mắt, che mắt… mà người lớn cho rằng đó là hành vi quái lạ.

Một số trẻ tự kỷ lại bị rối lọan cảm nhận về thính giác. Có những lúc bất thình lình bé nghe thấy những âm thanh khiến tai cực kỳ đau đớn, dù đó có khi chỉ là tiếng quạt máy, tiếng nuốt nước miếng, tiếng thở…Đau nên bé khóc, nhưng người lớn không hiểu tưởng là bé quậy nên đánh đòn bé. Riêng bé, nó cũng không hiểu vì sao nó bị đau mà không được giúp đỡ lại bị đòn nên nó tìm cách phản ứng. Bi kịch thực sự bắt đầu từ đây. Có bé đánh lại em mình hoặc người giúp việc để “trả thù”. Có bé tự cắn vào tay, vào vai mình – giống như người lớn khi đau quá thì cắn chặt răng hoặc bặm môi. Tiếp xúc với các bé, ít khi tôi dám nhìn vào những vết chai trên da thịt do bé tự cắn vì đau lòng không chịu nổi.

Lại cũng có một số bé tự kỷ bị rối loạn cảm nhận về xúc giác. Lần đầu tiên khi Cún tự đập đầu vào tường, tôi nghĩ bụng chắc nó đau lắm. Lần sau không dám làm nữa. Nhưng, Cún cứ tiếp tục đập đầu như thế, hết lần này đến lần khác. Vậy mà, mỗi khi gội đầu, hớt tóc cho Cún là một trận chiến diễn ra. Một người ôm giữ tay chân, một người cắt hoặc gội. Bé không cho ai chạm vào đầu dù chỉ chạm nhẹ. Hiếm có lần nào cắt tóc cho bé mà tôi không bị thương, do phải giật kéo ra liên tục , vì bé chống cự rất dữ dội. Khi cắt xong, cái đầu của cún như bị bò liếm. Từ lúc sinh ra cho tới 8 tuổi, Cún chỉ có một người thợ cắt tóc duy nhất là mẹ.

Khi mẹ Gấu Bông đem bé đến gặp tôi, hai bên lườn của bé đầy thẹo vì bé luôn cào cấu tới tóe máu. Muốn dưỡng thương, mẹ phải gói tay bé lại. Mẹ của bé Thỏ Nâu ở Hà nội kể : hôm đó, vừa về đến nhà mới gạt chống xe thì Thỏ Nâu chạy tới bên mẹ. Bắp chân trần của bé áp vào ống bô xe bốc cả khói. Mẹ cảm thấy có mùi khét đến hoảng hồn mà bé vẫn tỉnh bơ như không. Nghĩa là bé tự kỷ có vùng da cực kỳ nhạy cảm, có vùng da bị mất cảm giác như bị tiêm thuốc tê. Như Cún chẳng hạn, chỉ mới đụng đến tóc là Cún thấy đau cả đầu nên không chịu cắt tóc gội đầu. Còn Thỏ Nâu và Gấu Bông là bị mất cảm giác. Rối loạn xúc giác cũng là một nguyên nhân khiến bé không thích gần mọi người vì không muốn ai làm mình đau, đồng thời nó cũng khiến cho bé có biểu hiện tự hành hạ rất quái đản



Tóm tắt cái ý được diễn giải trên đây chị PN muốn nói đến sự tiếp nhận của "ngũ quan" trong thế giới của bé tự kỹ. Điều này trong tài liệu khảo cứu tiếng Việt của giáo sư Thành có liệt kê mạch lạc.

- Khởi đầu ta nói đến thị giác. Việc bé Cún phản ứng với việc cô giáo đeo kính... thì lại ngược lại với bé tự kỹ tôi gần gũi. Bé rất ư là "không thích"...tôi dùng chữ "không thích" vì bé rất ư là nhẹ nhàng lượm kính bắt tôi đeo lên , tôi cứ ngả nghiên đâu tránh né thì bé vẫn kiên nhẫn ép tôi đeo kính vào , mỗi lần như thế thì bé lại nở nụ cười và quay đi... quan tâm việc khác. Dù tôi có len lén tháo kính xuống nữa , đang chơi bé cũng sẽ chạy lại và lập lại việc đeo kính cho tôi. Có 1 điều khi bé gần 3 tuổi thì tôi đừng hòng chơi cái trò nay nữa... sau vài lần mà tôi còn tiếp tục thì bé sẽ ignore tôi. Với mẹ của cháu bé... cũng thế bé không thích khi hình ảnh của mẹ không giống thường ngày , có những hôm mẹ cháu đau bịnh nằm mê man ngủ , cháu bé cứ 1 lúc thì lại lạng qua lạng lại nghe ngóng. Khi sự kiên nhẫn của cháu hết chịu được nữa... bé đã leo lên mình mẹ để cố đánh thức mẹ , không đựoc thì nắm tóc kéo và mặt thì mếu cùng hiện rõ sự sợ hãi.
Để nói cho hết ý về những cảm nhận bé tự kỹ... qua hình ảnh quen thuộc các bé nhìn thấy... tôi nghĩ là tùy theo độ tuổi và môi trường sinh họat. Khi các em tiếp nhận phương pháp trị liệu "can thiệp" vào hành vi đời sống (ABA) thì sự tiến triển của mỗi cháu bé cũng có mức độ khác nhau... vì không khác gì ở những trẻ em bình thường... mỗi em đều có cá tính khác nhau. Cháu bé tôi ở gần từ lúc cả nhà nhận ra cháu có vấn đề... thì đến nay phản ứng về mọi chuyện của cháu cũng đã thay đổi tuy cháu chỉ mới hơn 3 tuổi. Cháu bé không còn "khó chịu" và "dị ứng" về đồ vật phải ở chỗ nào , không còn dị ứng với người lạ dù cháu vẫn chưa socialyze với mọi người như các bé bình thường. Nhãn quan của cháu như tôi có đề cập trước đây... vẫn nhạy bén , nêu như chị PN áp đặt chữ các trẻ theo như b/s Doman đều tổn thương não và bị loạn thị ít nhiều.... thì tôi cho rằng không chính xác lắm. Vì vốn tự kỹ có triệu chứng tâm tư của các bé có nhiều em rất xung động , việc này không qui kết hết cho thị giác được. Chị PN mô tả có bé phải nghiêng đầu , phải che mắt phải nhíu mắt v.v.... vì các hình ảnh hỗn độn. Tôi thì lại ngờ ngợ điều chị viết và không thuyết phục tôi cho lắm.
Lý do như tôi có nói trước đây , não bộ con người như một máy điện toán , tính chính xác của nó tùy thuộc vào lập trình (program) do ngũ quan đưa dữ kiện vào để khảo sát. Ở cháu bé tôi kề cạnh thì... lạ lùng lắm , cháu chạy nhảy ngay cả không cần chú ý nhiều như người bình thường , cháu vẫn có những lạng lách rất khéo và nhanh kinh khủng , không hề va chạm. Do đó từ bé cháu rất ít vấp té , khi cháu vấp té , đứng lên rồi tôi để ý quan sát cháu nghiêng đầu như ý... "thắc mắc" và tự hỏi mình "tại sao" ! Lúc đùa nghịch với cháu khi cháu ngòai 26 tháng , mắt cháu nhìn rất linh động , cháu chưa hề biết nói và đối đáp , ngay cả cũng chưa hồi đáp bằng phản ứng khi bị gọi tên , nhưng nếu người thân trong nhà mà nói cháu làm mắt lé đi... là cháu hiểu và diễn ngay cái trò đưa 2 con mắt đi hai hướng ngược nhau , khi chán cháu còn biết làm con mắt trợn và nhìn lên trần nhà rồi cười tủm tỉm cười. Điều này chứng minh sai với sự hiểu biết của b/s Doman và chị PN.

Đến đoạn chị PN nói về rối loạn cảm nhận về "thính giác"... thì tôi quả là học được cách trình bày mạch lạc vấn đề của chị. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nguyên cái hiểu từng độ tuổi , từng được giúp đỡ để đem các bé hội nhập lại xã hội đang sống thì phản ứng của các bé về việc này sẽ ở cấp độ khác nhau. Dùng chữ rối loạn ở đây khá sát nghĩa. Cháu bé tôi ở gần tuy không có phản ứng "dữ dội" nhưng cháu cũng thể hiện sự yêu ghét đến những âm thanh... cháu đặc biệt ghét. Theo như tôi phân lọai thì trong đó có những âm thanh chát chúa. Có cái xe đồ chơi có tiếng nhạc mua cho cháu , nếu trong nhà anh chị nào chòng ghẹo cháu thì cứ mở nó lên , cháu rất thính tai.... dù đang chơi xa chỗ cũng chạy dáo dác đi tìm , tìm được thì hiền lắm , biết tìm cái nút contact để tắt điện. Sau đó thì quăng lại đó chứ không có dấu hiểu đập phá. Ở 3 tuổi tôi mừng vì thấy cháu có tư duy... nhận biết rõ cái khác biệt của việc không muốn và việc phải triệt tiêu. Có lần sáng sớm đến thăm , mẹ cháu nói cháu đang nằm nướng nhất định không thức , tôi có thử bật nhạc món đồ chơi đó lên , cháu chồm nghay dạy nhìn tôi cười , nhưng cũng phải dằng cho bằng được cái xe để tắt tiếng nhạc... rồi không biết nghĩ gì cháu cầm nó chạy ra cửa sau... chạy đến cái cabin chứa máy móc làm vườn bỏ vào đó , cẩn thận đóng cửa rồi mới trở vô nhà.
Các lọai tiếng động được tri thức bé tự kỹ nhận biết rất nhạy cảm... bao gồm tiếng của máy cưa , tiếng máy cắt cỏ , cháu ghét thì cháu bỏ vườn sau vào nhà , nhảy lên giường nằm coi phim Tầu... cho đến khi tiếng động mất đi thì cháu lại tung tăng chạy ra vườn. Mẹ cháu còn kể có hôm tắt đèn tối rồi... cháu chồm dạy bò vào nhà tắm mở đèn... thì ra cái vòi nước ri rỉ nước kêu lách tách nhỏ thế cháu cũng nghe thấy và nhất định phải tắt đi cho bằng được.

(sẽ trở lại sau)



camel
#40 Posted : Monday, November 5, 2007 1:26:26 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

Hôm nay tôi tạm ngưng... bàn luận để giới thiệu 2 cuốn sách có tên :

"Let Me Hear Your Voice" by Catherine Maurice và "Sonrise: The miracle continues" by Barry Neil Kaufman are books by parents who sucessfully treated their autistic children to full recovery.

Both describe other treatments they encountered on their quest (including the one chosen in the other book). The treatments they chose are different from one another. They are also the same in the ways. Both treatments are still available , and the book direct you to sources for more information.

Sách có bán trên mạng lưới của Amazoncom (ai ở VN cần tôi sẽ mua và biếu tặng !):

http://www.amazon.com/Let-Me-He...Your-Voice/dp/0449906647

Bạn có thể vào coi phần những người đọc qua , dùng nó và cho biết cảm tưởng trong phần book review :
http://www.amazon.com/review/pr...ng=UTF8&showViewpoints=1

Cuốn sách này khởi thủy được biên soạn với các dữ kiện từ giữa thập niên 80 , lúc đó chưa có mạng toàn cầu (internet) và chứng tự kỹ chưa được biết đến rộng rãi hoặc chia sẻ cùng cập nhật các dữ kiện giữa các tổ chức hay các trường y khoa có đề án chuyên môn về việc chữa chạy bịh tự kỹ... do đó khi đọc cần phải tự organize các chi tiết để có thể "phân định"... khi sách chen vô các đoạn mới được update. (dạo này tiếng Việt của tôi có nhiều vấn đề , xin các vị phụ nữ trong đây tha thứ khi tôi phải chen english để diễn đạt.

Cuốn sách đề cập rất nhiều phương pháp khác nhau như Lovaas , đề cao việc tuân thủ ABA một cách chặt chẽ trong việc chữa chạy. Cuốn sách tuy mang lại chút hòai nghi vì các nhà chuyên môn không tin tưởng các trẻ em tự kỹ có thể khỏi hẳn 100% trong vòng 2 hay 3 năm. Tuy nhiên điều này không quan trọng , cái điều chúng ta cần là từ nó... đem lại cho chúng ta lòng tin. Tôi sẽ trở lại bên dưới để viết tiếp về nhận xét của tôi khi gần gũi với trẻ tự kỹ.
Users browsing this topic
Guest
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.