Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nguyễn Thị Hoàng Bắc
Niem Nhien
#1 Posted : Wednesday, October 27, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Niem Nhien

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0




Nguyễn Thị Hoàng Bắc





chánh quán tại Quảng Bình, lớn lên ở Nha Trang.
Tốt nghiệp đại học sư phạm Sàigòn.
Vượt biển qua HongKong.
Ðịnh cư tại Virginia, Hoa Kỳ
nghề nghiệp: Viết văn, làm thơ, dạy học.

Tác phẩm đã xuất bản:

Long lanh Hạt Bụi (Văn Nghệ California -1988)
Bên Lỡ Bên Bồi (An Tiêm - 1997)
Kéo Neo Mà Chạy (Văn Mới -1997)

In chung với nhiều tác giả khác:

Trăng Đất Khách, Làng Văn, Canada, 1987;

Tuyển tập 23 Người Viết Sau 75, Văn Nghệ, 1988;

20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, Đại Nam, Mỹ, 1995;

Khung Trời Bỏ Lại, Phụ Nữ, 1996;

Tuyển Tập Thơ Văn Hải Ngoại Năm 2000, Việt Thường, Văn Mới.

Viết cho các tạp chí hải ngoại: Văn Học, Hợp Lưu, Văn, Tạp Chí Thơ, Việt.

Truyện ngắn đầu tiên: Mặt Trận Dài, tạp chí Văn Học, Mỹ, 1985;

bài thơ đầu tiên: Nổi Hứng, tạp chí Thơ, Mỹ, 1996;

PC
#2 Posted : Thursday, October 28, 2004 5:58:21 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Tác giả PC
Gởi: Sun Jul 18, 2004 7:31 pm

Vớt Nắng

Nguyễn Thị Hoàng Bắc


Thôi đừng ấm ớ. Tôi nghe nói có những nhà văn kỷ luật, sáng nào cũng đúng giờ ngồi vào bàn, trang giấy trắng trải sẵn. Hay hiện đại hơn, thong thả ngồi vào máy vi tính, căn phòng yên tĩnh trang bị máy ấm máy lạnh, nút bấm xẹt xẹt, chung quanh với tay là có đủ sách vở tài liệu tham khảo .

Tôi đụng xe, trả lộn tiền chợ, vì người bán bấm sai biên lai chẳng thấy, lạc đường, quẹo xe chữ U vào chỗ bảng cấm, và bị phạt. Và mệt đừ. Tự chấn chỉnh, quyết từ nay, năm ngày một tuần, không văn chương văn nghệ văn gừng văn tỏi để giảm thiểu khó khăn, “máy văn nghệ” chỉ được mở vào hai ngày cuối tuần. Thôi thì thôi .

Cây đàn muôn điệu

Trong đầu, nhạc rung lên, một ngày tuyệt hảọ Cả nhà đi vắng, con gái nhỏ ra biển, con trai đi cắm traị. Tuyệt, chúng nó đang bơi lội với nắng hè, còn tôi, tôi sẽ bơi lội với mình tôi.

Gạn đục, khơi trong, lắng hồn, tĩnh tâm, thở bằng bụng, nén trái tim hồi hộp, và con nhà văn đã sẵn sàng rung lên như cây đàn muôn điệụ..

Cây đàn điện thoại bất thình lình kêu vang.

Giọng mẹ qua phôn kể :

“... Hai vợ chồng nó đang kình cãi nhau kịch liệt, chưa từng thấy ai mất dạy như thằng chồng, tao không còn muốn ngó thấy cái bản mặt nó nữa... Kình cãi vợ con, bây giờ còn muốn từ luôn đứa con, thì cứ đăng báo đi mà từ...”

Tà tà, mẹ long rong kể chuyện ngọn ngành đầu dây mối nhợ, anh rể, chị hai, cháu trai, cháu gáị..

“Vợ chồng nào cũng có khi kình cãi, kệ ổng bả, mẹ cứ đứng ngoài, không phải việc mẹ, mẹ đừng xen vô.”

Lời bàn ba phải bậy bạ làm mẹ nổ bùng tức giận:

“Chị hai mày là con tao, mày biểu tao không binh là làm sao ? ”

Điện thoại nhẹ đặt xuống, sau một hồi giả lả với mẹ cho mẹ bớt giận.

Cháu hai mươi mốt tuổi, hy vọng sẽ vào trường Dược năm tới, bỗng nhiên mất hẳn trí nhớ, ngơ ngẩn đi ra đi vào, gặp ai cũng hỏi thăm trái đất đã nổ chưạ Hai mươi mốt tuổi, còn quá trẻ để xin trợ cấp tàn phế, và cũng còn quá trẻ để chịu đựng một đời dài bất lực và vô tận trước mặt. Anh chị tôi gồng gánh không nổi gánh nặng này, gấu ó nhau chán, lại trút lên đầu thằng con lớn, hai mươi bốn tuổi, cái tuổi học hành, vui chơi và theo gái và sắp bị cha mẹ nó doạ từ. Schizophrenia, cái tên lạ lùng bất hạnh, thình lình náo động một gia đình tưởng là nền nếp.

“Một ngày, trời đẹp mùa xuân, Tấn gặp Lan.”

Truyện hạnh phúc hai người trẻ tuổi, tôi bắt đầu được giòng đầu nhưng áy náy phải gọi mẹ, định hỏi, mẹ muốn đi ra ngoài chơi một lát không, nhưng giật mình nhớ lại là tôi vừa tông vào xe buýt, chiếc xe còn bỏ sửa ngoài ga-rạ Đành trơ mặt lẳng lặng làm đứa con vô tình bất hiếụ

“Lan gương mặt hồng, sáng lên dưới ánh nắng xuân. Mùa xuân như ở bất tận nơi người con gái ấỵ Ánh sáng rồi sẽ không bao giờ tắt.”

Rục rịch cựa mình, nhưng vẫn có gì trục trặc, vẫn chưa bắt vô truyện được. Có lẽ, nên cho Lan bị tai nạn, hư xe và gọi Tấn, Tấn sẽ tới kêu người kéo xe cho Lan và hai người sẽ cùng với nhau đi đến ga-rạ Một hành trình hạnh phúc bắt đầu bằng một tai nạn, có chút kinh nghiệm sống của người viết.

Nhưng điện thoại lại reo:

“Hello, chị Hà phải không? Minh Auto Repair đâỵ Xe chị đụng nặng quá, gãy cái trục, bể đèn mặt, bể bình dầu, ét-ti-mét là một ngàn tám tiền sửạ Bây giờ tính sao, chị cho biết, rồi sẽ kiếm mua phụ tùng để sửạ..”

“Hừm... chà, sao mắc quá, hừm... anh nhắm chừng có thể tính bớt lại chút đỉnh không, xe cũ quá, tôi không định sửa tốn nhiều tiền...”

“Chị suy nghĩ đi rồi gọi trả lờị Giá đó hạ quá rồi, không hạ được nữa đâu!”

“Tôi đang có đường dây khác gọi, cám ơn anh nhe, tôi sẽ gọi lại, dạ, chào anh.”

“Con ra biển, trời muốn mưa, xui thiệt, có gì con sẽ gọi về sau, thôi, bye mẹ nhe!”

Giọng vội vàng, con gái nhỏ hối hả gác phôn. Ra biển là để tắm, để vui chơi với bạn bè, không phải là để gọi phôn kể lể ỉ ôi với mẹ. Bao giờ nó cần, nó sẽ nói với cái giọng khác.

Trở lại nhẩm tính, chiếc xe cũ, trị giá chưa tới hai ngàn, phải đi kiếm blue book coi mới biết chắc. Có đáng không, nếu bỏ ngàn tám ra để sửả Đóng cái truyện, tìm lối vào internet kiếm blue book coi giá xe.

Đang lục đục, lần này chuông cửa kêu.

Hai vợ chồng con gái lớn bỗng hồng hào bước vào:

“Mẹ nói điện thoại, phải không? Sao không chịu bắt phôn? Gọi mãi không được.”

“À... mẹ vào internet kiếm coi giá chiếc xẹ”

“Xe sao rồỉ”

“Thì bán quách cho rồị Tiền sửa mắc quá, bán cỡ năm trăm, trừ tiền kéo về ga-ra mất trăm rưỡị..”

Cả hai vợ chồng nó cười xòạ

Chuông điện thoại lại kêu:

“À, anh Minh. Tôi đâỵ Dạ phải, nhưng tôi nghĩ tiền sửa mắc quá, nếu anh thấy mua lại được, anh mua bao nhiêủ Xin anh chờ cho tới chiều mai, tôi sẽ chạy ra ga-rạ Hiện giờ trong nhà đi vắng hết, dạ phải, thôi chào anh.”

Thằng rể vọt miệng nói:

“Hằng có thai rồi đó mẹ!”

“Cái gì?”

Tôi nhìn con gái, nó cười cườị Mới lấy chồng sáu tháng, con gái lớn đã cấn thaị Lá là la, gia đình tôi đang sắp mở rộng vòng đaị Mẹ tôi sẽ sắp sửa lên bà cố, và tôi sẽ là bà ngoạị Bà ngoại, bà ngoại, nghe chưa quen nhưng cái gì lạ tai thì cũng thú, thinh thích. Chúng tôi đã tới cái tuổi đi ăn đám cưới con trai con gái của bạn, hoặc đi đám ma bạn, hoặc đang thành hay sắp thành ông nội ông ngoạị Nhưng các ông nội bà ngoại này vẫn còn sung sức và vẫn tình tứ với nhau lắm.

Các con lôi ra một mớ đồ ăn: thịt, rau, bún, ớt.

Tôi đứng lên, phải tắt máy để nấu ăn, ăn mừng cháu ngoại sắp có. Bịn rịn bần thần liếc qua mấy dòng mở đầu cái truyện “... ngày đẹp trời mùa xuân... Lan mặt hồng... sáng lên... nắng xuân...” Nắng mùa xuân trên mặt Lan lúc này có lẽ chỉ còn le lói như trời đang sắp mưa, chuyển lạnh. Bên ngoài, thật sự có lẽ sắp sang thu, có lẽ con gái con trai tôi giờ này đang cố vớt vát ít nắng trong buổi đi chơi bên ngoài cuối cùng của mùa hạ. Thở dài, Vớt Nắng, có thể đặt làm đề tựa cho cái truyện Tấn và Lan.

Bữa ăn, tôi im lặng nghe hai vợ chồng con bàn tán về chứng khoán của hãng này nọ lên xuống, mutual fund ít lời cũng ít lỗ, saving bonds* lời chậm nhưng chắc...

“Tuy vậy, cũng phải tính lui tới về tiền thuế phải đóng khi rút tiền ra.”

“Và cả chuyện đồng bạc lạm phát.”

“Quỹ hưu bổng IRA tuy được miễn thuế, nhưng không thể muốn rút tiền ra lúc nào cũng được.”

“Lúc này tiền lời mua nhà thấp, thị trường nhà cửa rất chạy, tụi con tính sắm nhà để lấy về ít thuế.”

Tôi xen vô hơi lạc đường, lạc đề:

“Thứ bảy tới, nhà bác An có mấy thầy Tây Tạng đến thuyết pháp và dạy ngồi thiền. Bác mời, Hòa chở dùm mẹ đi, được không?”

Chúng cãi cọ nhau về chuyện ai đi, ai chở, cuối cùng con gái nói dứt khoát:

“Thôi, thiền hành gì. Mẹ đi lo dò báo đi, cuối tuần Hòa chở mẹ đi mua xe. ”

Hòa rửa chén cho vợ vào phòng nghỉ mệt một lát, tôi mở xem ti-vi

“Động đất Đài Loan, cao ốc sụp, chết hơn hai ngàn người.”

Hình ảnh cao ốc ngả nghiêng, trông giống như đồ chơi làm bằng gỗ, trẻ con chơi chán vứt ngã cồng kênh trong góc nhà. Ảnh người đàn bà trẻ, tóc ngắn, ôm mặt khóc, người đàn ông khác cũng mếu máo, cầm tay cô an ủị Tôi cũng tự an ủi, biết đâu có thể vì động đất, Hoa lục sẽ thương tình bỏ lơ vụ hăm he tấn công vô Đài Loan?

Sau vụ động đất Turkey, “chạy giặc” bão Floyd, ti vi Mỹ và người dân Mỹ hầu như không còn nhớ tới Kosovo vô cố, nổ hồ đồ, xô bồ, ô, khốn khổ nữạ Vô tình đến vô tình đi như gió, người nước lớn thường hay lo hộä cho người nước nhỏ, nhưng lo là lo theo kiểu lo chuyện thiên hạ. Đông Timor lại có khả năng châm ngòi cho một vụ phố đổ, hồ khô, vô số khổ kosovơ

Bức thư của Nguyễn Thanh Giang gửi cho nhà nước Việt Nam được chuyển qua email, vợ chồng Hằng - Hòa ghé mắt xúm xít đọc rồi bình luận:

“Họ mà còn vậy, tụi con mà không trốn ra khỏi nước thì chắc chắn cũng sẽ không làm sao mà ngóc đầu lên được!”

Lời bình luận lan man, không biết chúng đang liên tưởng đến điều gì? Bất giác tôi nghĩ đến chuyến ghe đưa mấy mẹ con trốn ra khỏi nước, Hằng lúc ấy mới mười ba tuổị Chiếc ghe chắc giờ đang rã mục nơi một xó xỉnh quạnh hiu nào đấy, có lẽ. Biết làm sao được, những kỷ vật, những người thân yêu, rồi một ngày cũng phải rời xa nhau mà thôi, như câu nói cải lương cũ mèm sáo rỗng.

Trời đổ mưa, hai vợ chồng đội mưa ra xe về, cúi đầu đi chung dưới chiếc dù tròn xoe chiếc ô trên đầu, vai quàng vaị

Tôi nhìn đồng hồ, đã tới giờ đi tắm, gội đầu, ủi quần áo, ký biên lai nợ, đọc vài trang tạp chí để dỗ giấc ngủ. Phải gọi sang cho thằng cha hàng xóm để ngày mai quá giang xe đến metrọ Phải đi sớm hơn thường lệ vì phải tính luôn thì giờ đi bộ từ bến metro đến sở.

Lo lắng nhìn đám mưa bụị Loang loáng như sương bột rắc trên dãy bóng đèn tù mù lụ khụ. Ôi mong ngày mai sẽ chỉ vẫn là mưa bụi không ướt nổi áo nhung một thời của tiểu thư Hà nội.

Một hôm

“Biết bao giờ tôi mới trở thành một nhà văn toàn thời gian và chuyên nghiệp?”

Tôi đem câu hỏi vào vật vã lúc làm khi ăn lúc ngủ, và một hôm nói như rên qua điện thoại với Danh.

Giọng bên kia đáp âm trầm:

“Thì em đang đùa chơi với phù du mà.”

Danh thì bao giờ cũng âm trầm. Như ma.

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

10/99

PC
#3 Posted : Thursday, October 28, 2004 5:59:48 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Hẻm

Nguyễn Thị Hoàng Bắc


1. Office Site For Sale

Con hẻm chẳng hay ho gì.

Hẹp, nằm giữa khu sân ten-nít và rừng cây chưa khai phá, sau lưng mấy dãy nhà mới cất chen chúc, thấp cao của những gia đình lợi tức thấp và đông con, do quận hạt phân phối và bán giá rẻ theo kiểu rút thăm.

Sáng tinh mơ cuối tuần, hắn đi dạo loanh quanh cho tiêu mỡ (không hẳn quả thật thế !) thì gọi là đi thể dục tí chút, có thể đúng hơn. Vu vơ ngừa chứng căng mạch máu, hay đột quị tim, hay đái đường bá bệnh, mấy lo âu thời đại. Thỉnh thoảng gặp một hai ông bà già, không là người bản xứ, như hắn, ăn bận lôi thôi, luộm thuộm, áo quần không ra trong nhà, thể thao việt dã cũng không ra thể thao việt dã, quần bi-ra-ma, áo măng tô, mũ len mùa lạnh, sơ mi vải bông mùa nóng, cũng dạo lăng quăng trong con hẻm. Bẵng đi một dạo, trời ngả lạnh, thì chẳng thấy ai. Lại mưa lất phất, con hẻm đỏ lấm láp hai hàng cỏ xanh ngả úa, trời u ám buồn, đột nhiên nhờ vậy, hắn thấy con hẻm dường như lạ hơn. Vẫn đi bộ cuối tuần, dù mưa nắng, hắn, cũng một thứ nón vải vành hẹp, nắng thì thêm cặp kiếng đen, cả hai đều mua ở KMart.

Đi lại với nhau mãi, có hôm hắn cũng thấy cũng tha thiết, hôm khác lại thấy bình thường.

Cho đến cái hôm điếng hồn. Tấm bảng kẻ chữ xanh rao quảng cáo bán khu rừng để xây dựng công ty. Hắn ngơ ngẩn. Như khi nghe tin người bạn thân, dù chỉ là bạn nói chuyện vu vơ trời đất, thảng hoặc lắm mới gọi nhau qua điện thoại, cả hàng năm trời chắc gì gặp mặt... bạn lại là đứa ít tiếng ít lời, bỗng nhiên thình lình nghe tin bạn đi, kinh hoảng, rụng rời. Chà, nếu khu rừng phát quang để biến thành công sở, con hẻm đất nhếch nhác của hắn sẽ có lý do gì để tồn tại ? Hắn lắc đầu, không nghĩ tiếp, không tưởng tượng. Ai lại đi tưởng tượng một đám ma chôn người thân mình?

Độc quyền khám phá con đường do hắn tự ban, và theo thói lệ, khám phá thì phải tuyên bố chủ quyền, dù chỉ là tuyên bố thầm giữa hắn với hắn. Mỗi cuối tuần, hắn mở cờ (gióng trống), hồ hởi đi gặp cố tri, hết cuối tuần, lại đặt bày bùi ngùi chia tay hẹn gặp lại. Riết ra, đâm nhớ nhung thật sự, ôi bạn, hắn chẳng còn gì ngoài bạn ? Ngày vợ con hắn còn ở nhà, có lần bà vợ đã buột miệng, ăn với mặc như ông, thôi thà ở lại với bọn nhà quê còn hơn, hắn im lặng, nhưng vẫn kín đáo khủng khỉnh coi thường lời bình phẩm của vợ. Giờ nghĩ lại, hắn thấy vợ cũng có lý, hắn lôi thôi luộm thuộm ăn với mặc chỉ vì muốn thoải mái, người vợ lại chỉ thấy thoải mái khi phải ăn bắc mặc kinh.

Ô hẻm, mong sao mi sống lâu được chừng nào hay chừng ấy. Mình chua xót thật hay vờ, nếu con đường bỗng nhiên biến mất ? Ân cần, hắn đi chậm hơn, thủ thỉ, nghĩ ngợi, cố kéo dài phút giây thong thả bên nhau.

Cho tới một hôm khác. Đêm hôm đó, mưa như trút nước, gió lớn, những đợt gió đập phành phạch bên cửa, từng luồng ào ạt như tiếng máy quạt lúa, rồi cánh quạt đứt dây bay tung lên sắp xén đứt mái nhà hắn. Gần sáng, trời tạnh dần rồi êm hẳn. Hắn thở phào khoan khoái. Thận trọng khăn áo ra đi.

Thăm hỏi bạn, thế nào rồi, đêm qua, mưa gió đã làm gì ? Đất nhão nhoét, cỏ lấm láp dưới chân, vài cây to trong rừng đã bị quật ngã. Đang đi, bỗng có cảm giác là lạ, hắn bất thần khựng lại. Khúc hẻm khuất trong rừng, chắn ngang giữa lối đi nhớp nháp đỏ quẹt, lù vù vung vải một đám vỏ nhôm đã bị bóp bẹp, móp méo. Bên lề cỏ úa, cái vỏ hộp giấy xé rách làm đôi. Một tên say sưa bạo hành làm ô uế hẻm ? Đêm hôm qua, người bạn nhỏ (hẻm hẹp) hiền lành (hẻm vắng) chả là đã bị phiền nhiễu quá đáng ? Có lẽ, những tiếng la hét say sưa lè nhè kể lể, có lẽ, những tràng chửi tục vang ra liên tu bất tận ? Dám nốc hết trọn một két bia lớn, tay bợm chẳng vừa !

Hắn ngẩn người, ngập ngừng, rồi chẳng đặng đừng, chậm chạp cúi nhặt đống vỏ lon, dồn vào hộp giấy rách, lễ mễ quay ra kiếm thùng rác.

Rồi trở lại khu rừng. Con hẻm đã sạch bong như ý.

Giống như mỗi khi uống cạn ly coke ở tiệm fast food rồi mở vòi chế đầy thêm nước mới, con hẻm đã có công chế trả lại hắn mấy sức lực đã tiêu pha (mòn mỏi) trong những ngày giờ ở xưởng, bù lại, hắn dọn dẹp chút đỉnh cũng là đáng trả công.

Lại một tuần trong xưởng tiêu hao, hắn trở lại con đường. Và từ xa, đã trông thấy quang cảnh hệt như tuần trước, như ai đó bí mật đang trêu ngươi. Cũng vỏ giấy, cũng vỏ bia bóp bẹp, cũng y hệt một chỗ ngồi nơi khúc hẻm khuất, hắn hơi rợn, ngó ngoái chung quanh. Có ai đang nấp đâu đó, đang mỉm cười khoái trá nhìn hắn làm cái việc vô công rồi nghề (lẩm ca lẩm cẩm) quét dọn cho một người không quen biết ? Không chừng kẻ chơi khăm đang thú vị, hoặc giả, tưởng hắn điên. Nổi khùng, hắn ngập ngừng, dẫm bừa qua đống vỏ lon, đá mạnh một cú, đi qua. Thơ thẩn, nhưng lòng nặng chĩu, hắn vòng lại. Vẫn không động tịnh gì. Sao lại thế, hắn thở dài, chắc tay bợm nhậu đã đi xa. Sao lại nỡ thế, ngập ngừng, nhưng hắn dọn.

2. Saint-Exupéry, Lý Bạch

Chắc chắn là, ai cũng sẽ từ từ chết, nếu con hẻm phải chết, và cứ đà tam đoạn luận này, có thể nó sẽ chết trước hắn. Nhưng, ta đã biến nó nên bạn thiết của ta, và bây giờ nó trở thành duy nhất trong cõi hồ sơn ứng mộng cho Sa Mạc trổ bông Vũ Lâm Xuân hồi khan Thanh Cấm Nguyệt. (1) Giọng điệu này, hắn đã có vẻ tuý luý.

Đêm thứ sáu trước cuối tuần, hắn bồn chồn. Không ngủ được. Lo lắng hoang mang. Mai, con đường có còn bị xáo tung bề bộn như hai tuần trước ? Ngạc nhiên, vẫn hoang mang mất ngủ, hệt như những lần trước trong nước mỗi khi có ai kêu mánh vượt biên, hắn vui buồn hy vọng sầu khổ đau đớn lẫn lộn. Lâu quá rồi, hắn còn trẻ trung gì nữa cho cam ? Đến sáng, khi chập chờn thức giấc, thấy mình vẫn nôn nao bất ổn, hắn thấy mủi lòng thương cảm quá. Chẳng biết là thương cảm gì. Đời sống bên trong xôn xao ra sao, mà bên ngoài, hắn đã phẳng lặng giấu tiệt, hay đã giản tiện mọi điều, để ăn uống, bài tiết, đi ngủ, đi làm, đúng giờ, như cái máy, như những người bình thường chấp nhận và thực hành số phận bình thường ? Một lần, một người bạn đã rủ rê hắn tham gia khoá thiền ngắn hạn bốn ngày, do một nhà sư nổi tiếng cao đạo tổ chức, hắn đi, bốn đêm ngồi trong căn phòng ánh sáng lờ mờ chỉ hai ngọn nến leo lét, thiền sinh xếp bằng, xoã tóc, gục đầu, những cái xác. Thỉnh thoảng, một hồi chuông bong bong bong, và tiếng người nhắc nhở, thở vào tôi thấy tôi hạnh phúc, thở ra tôi thấy tôi bình an... Cũng là một hình thức tự kỷ ám thị, một thứ bùa thôi miên, và có thể tuỳ người, mạnh như một thứ ma túy. An ủi và xoa dịu thần kinh đang căng thẳng theo đủ kiểu của đủ mọi loại người ? Nín lặng như một thứ bàn thắng phải đạp, để vặn chậm lại tốc độ của kim đồng hồ. Một loại đồng hồ đặc biệt chỉ để sử dụng cho những người đặc biệt ?

Lờ đờ hơn, là nước đọng ao tù, là róc rách suối nhỏ, nhưng làm sao, khi dòng nước đang vận đến hết tốc lực để leo ghềnh, và cũng hết tốc lực, khi lao xuống thác, những khi cần tuôn ra biển ? Hay chính là chiêu thức lấy nhu thắng cương, lấy tĩnh thắng động ?

Biết chăng ai, sông Hoàng hà ngọn nước tự lưng trời, tuôn đến biển khôn vời lại được ? (2)

Ăn nói, đi đứng, khóc cười với hắn lúc này, chỉ là những động tác bắt buộc để từ từ sống chết.

3. Bảy Triệu Rưỡi Lẻ Một

Chuyện vỏ lon trở thành nhàm và chuyện hắn dọn dẹp mỗi tuần khi đi dạo cho con hẻm cũng trở thành bình thường máy móc. Không còn dấu hỏi dấu chấm gì, như thói quen, hắn tập nhiễm và kết hợp nhuần nhuyễn đi dạo với chuyện trò, dọn dẹp chu đáo sạch nhà sạch phố, chẳng nề hà. Có một tuần, tò mò, hắn ra công thức khuya dậy sớm rình, để xem mặt cái người ngợm say sưa ấy. Chỉ có chai với lon, chẳng thấy ai, cô Tấm Cám nào trong trái thị chẳng chịu bước ra, người đẹp trong tranh cũng chẳng thấy, số phận hắn chắc còn hẩm hiu. Rình chán, chợt thấy nhơ nhớ lẫn ngường ngượng. Có gì như sự xúc phạm vào niềm riêng của một tâm sự riêng không tiện giãi bày.

Mưa hay ráo, ướt hay hanh, cứ mỗi tuần một két, cứ ngồi đúng vào chỗ lai rai ấy, máy móc, chung tình, mẫn cán. Trái đất không phải là một tinh cầu lai rai như những lai rai tinh cầu... người ta đếm có tới... bảy triệu rưỡi gã say ca múa cô đơn dưới nguyệt.(3) Từ đây, con số với hắn sẽ là bảy triệu rưỡi lẻ một.

May ra, khi con đường chết, sẽ có được thêm một người khóc thương, hắn nao nao. Gã cô đơn tham lam níu nguyệt, níu rượu, khu rừng có lẽ, hắn níu con hẻm, vợ hắn níu lấy quần áo tiệc tùng, hội đoàn níu lấy biểu tình theo chống, thiền sinh níu hơi thở, con chiên níu người chăn, vài người níu lấy sách vở, và đám đông níu tiền, níu tiếng, đàn ông đàn bà như các hành tinh bắt buộc sống còn, xoắn xít níu nhau...

Giấc mơ đưa con người vượt thoát khỏi trọng lực trái đất đã là dũng mãnh ghê hồn. Nhưng sao lại đút đầu vào lực hút trói buộc của sao Thuỷ sao Hoả ? Hắn níu lấy giấc mơ trút bỏ nhẹ nhàng, nhưng xem ra vẫn lúng túng như gà mắc dây. Đến thụ động vô tri có thể như con hẻm, vô tình xây dựng, vô tình phá huỷ, vậy mà hữu tình cũng làm nhức nhối ít nhất hai trái tim của hắn và gã say sưa kia.

Trái tim già của hắn bỗng nhiên nện thình thình trong ngực. Khiêu khích ra mặt, không kiêng dè, hắn nghe trái tim mở miệng, nè, ngắt bỏ tôi đi, ép hết máu khô kiệt tôi ra, quả khô hôi nắng sẽ lập tức héo rụng xuống. Là canh tàn nguyệt tận, là tiếng trống sang canh, là gà ran gáy sáng, cửa thành mở, ngựa xe vụt qua, đợi gì mà chưa ra tay ?

Hắn hoảng hốt ôm ngực, nghe trái tim bất trị vẫn đập mạnh, và bốc hơi ngùn ngụt trong lồng ngực.

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

9/2000

(1) Saint-Exupéry, Hoàng Tử Bé (Le Petit Prince) bản dịch Bùi Giáng, NXB An Tiêm, 1990, trang 85
(2) Lý Bạch, Tương Tiến Tửu bản dịch Vô Danh
(3)Saint-Exupery, sđd, trang 67
Phượng Các
#4 Posted : Saturday, November 27, 2004 8:30:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sinh Nhật

Nguyễn Thị Hoàng Bắc



Hôm nay, sinh nhật. Đã lâu, chắc là khá lâu, tôi đã không kỷ niệm sinh nhật nữa. Cũng không cho ai biết. Tưng bừng như lúc trẻ, nhiều ý nghĩa và thường là lạ lùng hớn hở, như lúc bé ở với cha mẹ, Sinh Nhật và Tết, những ngày khó nói nhất! Cô giáo tiểu học tôi ra bài luận, “Hãy kể ngày mà em thích nhất,” tôi kể, ngày tết, ngày sinh nhật, ngày đám giỗ, ngày lễ, ngày cuối năm học và ba tháng hè. Cô phê “Dài dòng, lạc đề.” Có lẽ tại tiếng Việt không rõ ràng lắm về số ít, số nhiều.

Chai vang vừa tìm được dưới hầm nhà, một bó hồng vàng. Đi làm về, ngang tiệm hoa, hồng nở vàng qua tủ kính diễm lệ, tôi dừng lại suy nghĩ tìm lý do, nhớ ra sinh nhật, nên mua. Và mua luôn tấm cạt. Sau đó hơi bần thần. Hoa trong tủ trông phong lưu đài các và thư thái. Không làm sao ví được với đám hoa chậu, hoa luống, cúc, thược dược, kiểng, vạn thọ, liễu, điệp, phù dung…những chiều hè đảo lộn nơi đó, nắng dịu mà gia đình tôi hoa mắt vã mồ hôi gánh nước tưới hoa. (Tôi nể tính kỷ luật của tôi. Làm gì cũng phải có lý do! Buổi sáng ngủ dậy phải uống 1 chai nước lọc, 2 ngày cuối tuần phải chạy rông ngoài đường một tiếng, sau đó mới được đi đâu, làm gì thì làm. Ơû sở, nơi quan hệ công việc nhiều hơn quan hệ cảm tình, dù muốn hay không, tôi cũng đã kềm đời khối người!)

Tôi viết “Sinh Nhật vui vẻ” ghi ngày tháng, và ký tên.

Rót nửa chai vào bình cho rượu hả hơi, tắt đèn, thắp nến, dọn khăn ăn, muỗng đũa nĩa. Chỉ là món ăn ngày thường thôi, ức gà không da ướp muối tiêu lá chanh nướng, lá chanh đông đá mua ở chợ Thái, xúp đậu khoai cà rốt gói đông lạnh của Safeway nấu với nước cốt rau. Thịt gà ướp lạt ăn với cơm trắng để nguội, xúp ăn không, bánh hột gà chưng mua ở tiệm Tàu là bánh Sinh Nhật và món tráng miệng.

Nhấm nháp vang, tôi ngắm nghía tấm thiệp: loại thiệp trơn mua ở tiệm thủ công TotalCrafts, dòng chữ chúc tụng bình thường, không gò, không thoắng…nhưng giữa một đám viết bằng vi tính, tôi tự hào, chữ viết tay của tôi rõ ràng nhất. Trông chữ ký còn dài dòng. Tôi thân tôi nhất, nên thầy bói được chữ ký mình: bình thường, hơi lơ đãng, lúc này không có bận tâm riêng gì lớn, ngoài dự tính ăn rau nhiều để bớt thủ dâm.

Cơm xong, bắc ghế ngồi chơi bên cửa sổ. Mưa hè, đêm rả rích mát lộng, vườn lá xào xạc, thứ nhạc vui. Khuya hơn, không còn thấy pha đèn nhiều. Thổi nến đi ngủ vì mai vẫn đi làm. Cho hết chén bát vào máy, định mở máy rồi lại thôi. Để đến sáng, sẽ mở máy khi ăn sáng, chuẩn bị trang điểm, thay quần áo xong, đọc báo, uống cà phê thì máy cũng rửa vừa xong.

Nến tắt, đêm mùa hạ, nhưng gió mát ngủ không cần mở máy lạnh. Cái gối dài vuông bốn góc gác chân, dễ to gần bằng tôi, dễ chịu. Bao gối bằng lụa thổ cẩm ráp, lòe loẹt xanh đỏ, món quà kỷ niệm lần đi công tác Nam Dương. Tên Nam Dương có lẽ đã chết mấy đời theo Sukarno rồi, nhưng tôi cứ thích gọi vậy. Nam Dương, Đông Dương, Tây Dương…rõ là tự kỷ trung tâm kiểu cánh hồng trung quốc.

Bánh sinh nhật Tàu, xúp Mỹ, gà Thái, tư duy Ba Tàu, ôi, tô xà lách. Văn hóa tô xà lách hay văn hóa cội nguồn ta tắm ao ta là ưu thế tất thắng của thời đại? Toàn cầu hóa thông tin tri thức để phân phát bình đẵng cho loài người, nhưng toàn cầu hóa kinh tế chỉ tổ lợi cho các cường quốc kinh tế? Quyển sách tôi đọc dở đang đang lê thê về một âm mưu bất chánh bao giờ cũng đi kèm với một chính nghĩa ăn nóng thổi hôi hổi.

Nhưng đêm nay đặc biệt, tôi đang cần hạnh phúc yên tĩnh.

Hoa vẫn âm thầm nở. Căn phòng bỗng êm ả và lạ, như vừa có thêm một người lạ đang chung sống trong nhà. Nhưng là một người khách dễ chịu, một bóng ma im lìm, dịu dàng, tự trọng và rực rỡ. Tôi vẫy tay chào, định nói chúc ngủ ngon, nhưng rụt tay nói chữa, mai gặp lại. Hôm nay, sinh nhật giải phóng, tôi không xem ti vi khi đang ăn, cũng không đọc tạp chí chuyên môn cho đến khi ngủ gục, mà cũng không thủ dâm.

8/2001
Phượng Các
#5 Posted : Saturday, November 27, 2004 8:32:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Như Mưa, Nắng....?

Nguyễn Thị Hoàng Bắc


Lần đầu, tình cờ trong buổi họp chung toàn sở, sững sờ tôi trông thấy một khuôn mặt nghiêng, toàn bích. Với tôi, đàn bà phụ nữ Á đông không mấy ai có được khuôn mặt nghiêng như tôi đang trông thấy, gò má cao, mũi thẳng, mắt sâu, hàm răng trông nghiêng đều thẳng tắp thụt vào sau, để chỗ cho nét môi trên dưới trề ra, gợi cảm. Khuôn mặt đẹp có lẽ đang hết sức chăm chú nghe người thuyết trình nói gì, nói gì, cũng là phụ nữ, nhưng ngược lại, nét vụng lại phô bầy hết trên khuôn mặt người này, từ môi son, mắt kẻ, mái tóc nâu phủ quá dầy trên cái trán thấp làm đầu dẹp lép. Nghe thuyết trình, tránh buồn ngủ, tôi thỉnh thoảng tưởng tượng, nếu là chuyên viên trang điểm, sẽ phải vuốt ngược tóc nàng lên thế nào, sẽ đánh lợt son môi và hai gò má, sẽ kẻ hạ đuôi lông mày xuống chút ít, ra sao, để nàng có thể sẽ dịu dàng hơn...

Mấy câu hỏi bỗng xẹt qua lại trong đầu:

1. Đàn bà, đẹp, là phải dịu dàng?

2. Cái nết đánh chết cái đẹp ?

3. Đẹp-Xấu có đối đầu như Thiện-Aùc?

Khuôn mặt đẹp nghiêng kia vẫn chăm chú nhìn người thuyết trình, và tôi, thì thình lình chấn động. Đó là lần đầu gặp.

Sau, rồi cũng có dịp tìm ra phòng để làm quen.

Tôi khen chân thành:

“Khuôn mặt nghiêng của chị tuyệt đẹp!”

Mặt chị sáng bừng lên, thứ ánh kỳ diệu, không phải trong đời, nhiều lần, nhiều người, đã trông thấy được ánh sáng đó.

Tôi tán thêm, không ngượng miệng, vì thâm tâm không tán:

“Hôm đó, trời hơi tối, chị đẹp, quá trời!”

Chị biết tôi phải lòng. Dù sao, cũng thì là Việt Nam với nhau, tôi nhắm, chị sẽ không hiểu nhầm để kiện cáo gì đâu, như bọn đồng nghiệp Mỹ, hay bọn Trung Đông hiếu chiến, hay kiện, chúng có thể vu oan tôi là lesbian, là đang sách nhiễu tình dục.

Gặp ở hành lang, chị cười não nùng. Tôi liêu xiêu, nao núng. Tôi gạ, và một bữa, chị cho tôi vào văn phòng chị, ăn trưa:

“Em chỉ ngắm chị cũng đủ no! Nhất là những hôm trời mưa.”

Mối tình. Tôi ấp ủ. Tất nhiên là chị cũng mến tôi, nên đem ảnh chị lúc trẻ sang khoe. Tôi thấy đẹp, nhưng không rung động. Và mặc kệ chị nói gì, tôi cứ say sưa ngắm chị, bây giờ. Mỗi sáng thức dậy soi gương sửa soạn đi làm thấy vui vui. Biết ở sở đang có điều gì đó đợi. Một cái vui không thuộc hẳn về tôi, nhưng không làm khó dễ với tôi. Sẽ không cho tràn trề hạnh phúc nhưng cũng sẽ không bỗng nhiên sớm chiều, với một hai cớ lô gích và không lô gích, có thể với tôi nhưng không với họ và vice versa, dửng dưng dứt áo.

“Em đừng trố mắt nhìn chị thế chứ, được không?”

Trời cho chị hiền, chị đã không mắng tôi, nặng hơn.

Một hôm, chị có vẻ bối rối khi tôi bước vào. Tôi lẳng lặng ngồi, và lại trố mắt nhìn nét nghiêng màu ngà của chị. Chị cười, pha chút lúng túng. Ngập ngừng, rồi cũng hỏi:

“Ông xã làm ở đâu?”

“Em ở với hai con, chồng ly dị lâu rồi!”

Tôi giơ ngón tay giữa, trơ trọi chiếc nhẫn kim cương một hột. Chị tỏ vẻ sượng sùng, bối rối hơn.

Tôi ngắt ngang:

“Sợ là lesbian hả? Tôi đâu có lesbian!”

Rồi cảm thấy mình hơi bất công với mấy người bạn lesbian của mình, tôi gân cổ:

“Mà lesbian, đã sao?”

Rồi giận dữ bỏ về.

Cách một tuần, không đến văn phòng chị, mà chị cũng không qua kiếm tôi. Tôi nhớ, nhớ khuôn mặt nghiêng của chị, nhớ môi cười hé mở, nhớ những lần lòng chùng xuống, cảm động, êm ả. Chị nhắc tôi một thời đắm mê lớn nhỏ với những đàn ông lớn bé, mà nay, họ đã lờ mờ những cái bóng lềnh bềnh trong khúc quanh đen thẫm nào đó, của trí nhớ. Tôi chẳng còn hình dung được gì.

Chị như thế, khuôn mặt sáng bừng lên mỗi khi gặp, xúc động, nôn nao, tôi thèm được nôn nao thế, xúc động thế. Ngày mưa như thế, ánh sáng như thế. Khuôn mặt chị nơi hành lang đèn nê ông không sáng, trong phòng họp có rèm buông kín cửa, và phòng làm việc lờ mờ mỗi khi trời sụp tối, buổi chiều. Tôi chẳng biết nhà chị ở đâu, chồng con làm gì, dường như nhiều bận chị có kể, nhưng tôi nghe chỉ là nghe...

Tôi lại mò đến văn phòng chị.

Chị cười:

“Giận chị à, sao không thấy ghé chơi?”

Giọng chị hiền, nhưng nhạt và lạnh, tôi chưng hửng, không dám ngang nhiên kéo ghế ngồi vào vị trí có thể nhìn mặt nghiêng của chị, như mọi lần.

Đến phiên tôi lúng túng:

“Chị bận hả? Thôi em về!”

Ra tới cửa, không biết có phải không, tôi nghe giọng yếu nhạt thì thào của chị đuổi theo:

“Em lạ quá!”

Hôm đó, trời mưa, tôi áo thun nhung, xoã tóc.

Tôi ngượng và tự thấy kỳ cục. Chán. Tránh không tới phòng chị nữa, nhưng những hôm mưa gió não nề (như hôm nay,) lòng vẫn mong vô cớ. Sẽ có những buổi họp thình lình đột xuất, chị, áo lụa đen, khăn quàng xám bằng lông thỏ nhỏ mịn, nổi bật trong một góc phòng, khuôn mặt nghiêng, dáng miệng nhỏ hé mở, chăm chú, sóng mũi thẳng, thanh tú, mắt sâu, vời vợi, khôn cùng?

Tôi không lesbian, nhưng yêu.

Nàng đã trở lại, sau bốn tuần lễ đúng như lời hứa, để trả lời những câu hỏi do buổi thuyết trình trước gợi ra. Tôi lại lặng lẽ ngắm nàng, sửa soạn nhan sắc, chải bới cho nàng, phải tô nét chì này lại thế này, phải đổi màu son sẫm hơn, cái khăn hoa loè loẹt không hợp với cái áo khoác nâu, loay hoay sửa sang, trang điểm, làm tốt cho người nữ thuyết trình, lơ là nghe cho qua gần hết buổi họp với giọng mũi đầy thổ âm miền nam, dẹp lép.

Mấy câu hỏi thình lình bùng nhùng:

1. Tại sao giọng nói phải tròn trịa thì mới sang trọng?

2. Tại sao tôi cứ nhất định sửa sang sắc đẹp lại của nàng theo ý tôi?

Hơi quay lại, tôi nghiêng đầu né tránh cái đầu hói của một ông ngồi bên trái phía trước, và bất ngờ hướng về phía một khuôn mặt bầu bĩnh, môi tái nhợt đang hé mở. Khuôn mặt nghiêng đàn bà không son phấn tiệp màu, khô khan, bình thản.

Tôi rung động ngẩn người.

Ai làtôi, khi tôi/ai thích chuyện này, khi tôi/ai mê cái khác? Tôi/ai biết quá đại khái về ai/ tôi? Như mưa nắng tầm phào?

4-2000
Phượng Các
#6 Posted : Saturday, November 27, 2004 8:35:05 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vĩnh Biệt Bạch Thu Hà

Nguyễn Thị Hoàng Bắc



1. Sổ tay ghi chép của Đào

Qua lỗ khoá nhỏ:

Phạm Xuân Cầu một tay cầm thanh gỗ trắng dẹp, to hơn cả cây thước bảng, tay kia cầm ly nước, hễ hắn đặt ly nước xuống sau khi uống một ngụm, thì tay kia lại liên tiếp nện cây thước bảng vào mông và đùi người đàn bà, vợ hắn. Người vợ nép sát vào tường như muốn nhờ bức tường che chở nhưng vô phương, những cú đánh cứ bình thản liên tiếp nện vào người đàn bà, từng cú một, đều đặn. Người vợ như không còn sức để khóc nữa, miệng nho nhỏ van lạy trong khi môi Phạm Xuân Cầu mấp máy điều gì. Cửa ván ngăn phòng đóng rất chặt, cái lỗ khoá hỏng thông nhà chỉ để vừa một mắt, tôi không nghe gì, chỉ thấy chừng đó động tác đều đều lập đi lập lại. Người đàn bà càng nép mình và cây thước bảng càng tiếp tục nện. Mệt mỏi và căng thẳng, tôi bỏ cuộc.

Ngày hôm sau:

Bà vợ vén quần vén mông đưa cho mẹ tôi và bọn chúng tôi coi: nguyên cả một khoảng mông và hai bắp đùi đỏ bầm lên. Vết đánh còn mới chưa kịp thâm tím lại. Nguyên khoảng mông và hai đùi đỏ đều như thoa một lớp son sơn đậm, kể từ đầu gối trở lên. Mẹ bảo tôi đi với cô vợ Phạm Xuân Cầu ra hãng máy bay điền dùm cô cái hoá đơn gởi hàng. Cô gởi một va ly và một thùng các-tông khai là đựng quần áo về Sài Gòn. Rồi hốt hoảng về nhà, lo đi chợ nấu cơm chờ chồng về ăn.

Ngày hôm sau:

Tôi đi với cô lên ga xe lửa. Cô kêu đau quá, thậm chí ngồi lên xích lô cũng không nổi. Mẹ bảo tôi cho cô vịn vai lần bước. Dìu cô lên tới ga, tôi chờ cô chen lấn vào mua vé. Chuyến tàu ngày chạy lúc 10 giờ sáng, nắng yếu ớt dọi vào trong toa, cô thò đầu qua cửa sổ đưa khăn tay lên lau mắt; khi tàu chạy, giơ khăn vẫy vẫy tôi.

Hai tuần lễ sau:

Có thư của cô Sen gửi tới. Mẹ tôi đọc rồi nói cô đã về tới nơi bình an. Cô gửi lời cám ơn mẹ đã cho mượn đủ tiền tàu về nhà và gửi trả đủ số tiền mượn lại. Mẹ nói, cô không dám về lại địa chỉ cũ nữa, sợ Phạm Xuân Cầu vô kiếm, kiếm được sẽ tiếp tục khảo của.

Qua lỗ khoá hỏng:

Bé Liên ngồi xếp bằng khóc ri rỉ. Hai môi nhỏ khô tróc vảy, tiếng khóc chắc tắt nghẹn trong cổ nó. Có thể nó vừa khát nước vừa khát sữa. Tôi hỏi mẹ tại sao nó khóc, mẹ tôi khẽ suỵt. Rồi không biết bắt đầu từ đâu, tôi hiểu câu chuyện đầu đuôi là tại Phạm Xuân Cầu khảo tiền vợ nhưng không được. Cũng như người vợ trước, mẹ của bé Liên đã bán hết cả tư trang vàng bạc đưa cho Phạm Xuân Cầu tiêu, giờ không có tiền đưa cho Cầu nữa nên Cầu ra lệnh mẹ bé không được đụng tới bé. Một ngày chỉ cho uống sữa một lần, không được bồng ẵm, không được thay tã, không được tắm rửa lau mặt. Bé Liên ốm rút lại như người mất hết nước mà Phạm Xuân Cầu vẫn cương quyết không ra khỏi nhà. Cầu ở nhà để canh mẹ con bé Liên.

Tháng sau:

Một bà xơ áo trắng thoáng lái chiếc xe đậu trước nhà Phạm Xuân Cầu. Má Liên đi chợ. Nhà vắng, chỉ có mình Phạm Xuân Cầu ở nhà. Tôi biến sắc, chạy áp mặt vào lỗ khoá. Cầu đang mấp môi nói chuyện với bà xơ rồi thong thả ký vào một mảnh giấy theo tay chỉ của bà. Bà xơ quấn bé Liên vào một cái khăn rộng và đem bé ra xe. Lát sau, mẹ bé về, tôi thấy cô gục đầu, hai mắt đỏ ngầu, nước mắt ràn rụa, má sưng húp, cặp lông mày tỉa cong có những sợi thưa giựt giựt.

Không ngày tháng:

Có cánh tay ai đập nhẹ vào người tôi. Giật mình mở mắt, nghe mẹ thì thào:

"Phạm Xuân Cầu nó trúng gió sắp chết rồi!"

Tôi vùng dậy theo mẹ chạy ào vào nhà ông ta. Cầu to lớn, nằm ngay đơ thẳng đuột trên giường. Hai hàm răng vàng choé cắn ngang một chiếc đũa tre. Hàng xóm hối thằng em tôi đái vô tô sủi bọt vàng rồi ghè Cầu ra mà đổ vô miệng. Cầu nuốt ực ực, mắt trợn ngược, tôi sợ quá bỏ chạy về nhà. Nghe mọi người kêu ơi ới lấy sả gừng tóc rối lẹ lên đánh gió cho ổng.

Năm sau:

Chị Hương, chiêu đãi viên ở tiệm kem Lan Anh bỏ nghề về làm vợ Phạm Xuân Cầu. Sau khi bé Liên bị đem cho bà xơ, không ai biết mẹ bé đã trốn đi bằng ngã nào. Rồi tôi thấy chị Hương có bầu. Những khi Cầu đi làm, chị mở cửa kêu chúng tôi vô chơi và chị chạy qua chạy lại lăng xăng hỏi mẹ tôi chuyện này chuyện nọ:

"Bà bác à, có bầu ăn mích có sao hông hả bác?"

"Bà bác nè, con thèm ăn chè, thèm ăn thịch, chắc là con đẻ con trai?"

Chị người Nam, nói "thịt" và "mít" rất lạ.

Rồi chị đẻ ra thằng Tí. Thấy tôi đi học về, chị thường nhờ tôi qua đưa võng dùm thằng Tí để chị đi giặt đồ. Mẹ tôi hay nói:

"Con Hương mới có hai mươi mấy tuổi, còn con nít trân!"

Sau đó, sở của Phạm Xuân Cầu đổi ông ta đi Sài Gòn hay Cầu xin đổi đi gì đó, Cầu dọn nhà đem vợ con theo. Cả xóm thở phào, từ đây hết sợ thằng mật vụ theo dõi rình cả xóm. Tới đó, tôi mới biết Phạm Xuân Cầu làm nghề mật vụ.

Nghỉ hè:

Đột ngột, hai vợ chồng Phạm Xuân Cầu lại trở về! Căn nhà cũ sang cho một người chị họ ở, Cô Sáu bán gạo, giờ hai vợ chồng Cầu lại về thăm. Chị Hương đem bưởi Biên Hoà tíu tít qua tặng má tôi, tôi hớt lẻo ngồi nghe trộm chuyện. Chị kể thằng Tí đã lớn, sắp đi học, và chị đã sanh thêm hai đứa nữa, con Hương Lan và con Hoàng Oanh. Chị phát âm chữ Oanh cũng rất đặc biệt, nghe như là Hoàng Hoanh. Ở chỗ tôi, bưởi Biên Hoà rất quí và rất mắc, tôi nghĩ chắc chị Hương đã giàu rồi mới đem cho món quà sang trọng này, tôi vui vui. Chị quay qua thấy tôi thì ồ lên một tiếng:

"Cha, dạo này lớn dữ, sắp ra mã con gái rồi nghen! Mặt sắp hết lông ben rồi hả?"

Tôi xẻn lẻn nhìn lên chị cười.

2. Theo lời kể của Cô Sáu bán gạo

Công chuyện rốt ráo chóng vánh bất ngờ hơn hắn tưởng. Từ lúc Cầu rót ly trà mật ong nóng pha thuốc ngủ cho mẹ uống cho tới khi bà ngã gục xuống bàn chỉ trong tích tắc. Con vợ núp sẵn sau tấm màn xông ra phụ khiêng bà già đặt trên giường, Cầu có hơi khựng lại chùn tay một chút, nhưng thấy bà già mê man trong giấc ngủ im lìm, hắn kéo vội mền đắp lên tận ngực cho mẹ.

Hì hục khoảng mươi lăm phút trong buồng tắm nay đã được biến thành nhà kho, Cầu và vợ đã suýt rú lên vì lưỡi dao đào đã đụng vào hũ kêu "cảng" lên một tiếng lớn. Vợ hắn đưa tay bịt miệng, mắt trợn tròn, tròng trắng đảo lên đảo xuống. Xe mới ra khỏi thành phố chừng nửa tiếng, Cầu hồi hộp lắm. Thằng bạn y tá cam đoan thuốc ngủ sẽ công hiệu được mười hai tiếng đồng hồ, đủ cho mình về tới nhà. Lúc đi, Cầu đã cẩn thận chốt kỹ cái cửa, còn mờ đất chưa kịp sáng, chắc là không ai phát giác ra là bà già đang ngủ say trong nhà.

"Uống cà phê sữa không? Uống cho nó tỉnh chút đi!"

"Uống thì uống, có ngủ mẹ được gì đâu mà tỉnh?"

Càng tỉnh, Cầu càng giật mình theo dõi quan sát vợ. Thật ra nó tỉnh táo hung tợn hơn mình tưởng. Mắt vẫn trố ra như thường lệ, con vợ sau khi ực một hơi hết ly cà phê sữa theo kiểu như ực hết một hơi bia, gọi mua hai cái bánh mì kẹp chả, chuyền cho Cầu một cái rồi im lặng gặm. Ngon lành. Thỉnh thoảng, chắc tại nhai mau, nó hơi nghẹn, dừng lại chốc lát, rồi lại ngốn ngấu như cũ. Cầu sợ quá, nuốt không vô. Sữa lạt nhách, cà phê thì đắng rát trong cổ, trống ngực lại đang đập liên hồi. Số vàng đếm được hai chục lượng đựng trong hộp sắt, hắn lẹ làng tháo ra, bọc vào cái túi may sẵn ở ngực áo. Cái áo vải phập phồng lên xuống theo trống ngực. Hộp sắt, thứ hộp in-nóc-xi-đáp như hộp kim y tá, đã được chôn trở lại. Sau khi lấp đất, Cầu cẩn thận xếp mấy miếng gạch bông rồi kéo cối giã gạo đặt lên như cũ. Ít ra là cho tới mùa gặt tới mới có người khiêng nổi cái cối đá, hoạ may chừng đó bà già mới biết là có dấu đào.

Hai chục lượng, thật không ngờ. Cầu khổ công bao lâu xếp đặt kế hoạch, tập dượt huấn luyện con vợ, kết quả xứng đáng hơn điều hắn mong đợi.

3. Nước đái thằng Tèo

"Tôi thấy những nhân vật tiểu thuyết thường không đúng như những người thật việc thật mà tôi được gặp như Phạm Xuân Cầu. Nhân vật dẫu có chọc trời khuấy nước, gian xảo anh hùng, tay nhuốm máu vân vân, đóng quyển truyện lại hay đứng lên vì hết phim đèn bật thì không chết thẳng cẳng cũng ngáp ngáp. Tụi bạn hàng xóm tôi nói là, tại gặp Phạm Xuân Cầu thì ông trời đi chơi chỗ khác."

"Tên Phạm Xuân Cầu là tôi ghi lại theo giấy tờ đàng hoàng chớ không dám bịa, vì thời đó có phong trào Liên gia tương trợ của Ngô tổng thống, mẹ tôi làm thơ ký cho liên gia, chị tôi tuy mới học lớp hai cũng đánh vần thạo và nói tên ông mỗi khi mẹ sai cầm biên lai qua nhà thâu tiền liên gia."

" Vợ ổng tên gì tôi không biết. Hồi đó xóm tôi ở cạnh một cái nhà chứa công khai rất lớn, nghe nói ông Cầu làm thơ ký ở đó. Vợ ông Cầu trước là vợ của một tài tử cải lương nổi tiếng, bả thường khoe với lối xóm như vậy. Nghe lời đường mật dụ dỗ của ổng nên theo về làm vợ. Trước đó, hình như ổng đã có một đời vợ trước. Hai vợ chồng nuôi một đứa con nuôi đặt tên Liên, chắc nó là con lai của một chị điếm nào đó đẻ ra mà phải đem cho. Nhà điếm thuở đó thỉnh thoảng tôi thấy có mấy ma-xơ áo trắng lâu lâu lại ghé nhà điếm ẵm mấy em nhỏ bỏ vào xe đem về trại mồ côi nuôi."

"Người lớn trong xóm tôi hay hăm tụi em bé còn ẵm ngửa: Mày mà khóc đêm quá thì tao đem cho bà xơ quách!"

Bọn lớn đã đi học như chị tôi thì nghe doạ: Đứa nào làm biếng trốn học, cũng đem cho bà xơ luôn..."

"Bà xơ, cái mũ trắng to xoè, loắt choắt trong bộ đồ rộng thùng thình cũng màu trắng, đôi giày đen đi thoăn thoắt, con nít xóm tôi mấy đứa gặp bà mà hồn vía không bay lên mây! Thằng Xoa đi học đã đọc được truyện còn quả quyết là với cái nón rộng vành như vậy, bà xơ có thể bay lên được: Tụi mày thấy bả giống con bươm bướm không?

"Nhưng tôi thì tôi sợ nhất là Phạm Xuân Cầu. Căn bếp nhà ông có mấy cái lỗ nhỏ có thể vạch ra dòm trộm suốt lên nhà trên, tôi thường ghé mắt vào tìm Liên. Con bé thật đẹp, mới biết bò, bụ bẫm, miệng phun nước phì phì mỗi khi ngồi nghịch cây quạt lá một mình. Bà vợ ông Cầu thình lình ra mở cửa. Không nạt rầy tôi mà lại ngoắc tôi vào, cho ẵm em bé làm tôi sung sướng biết ơn."

"Tôi nhắc chuyện con bé vì tôi rất thương nó. Còn chị của tôi thì hay theo mẹ tôi hóng chuyện nơi mấy bà vợ của ông Cầu. Nghe nói vợ trước của ông Cầu là do chị tôi dẫn dùm đi trốn. Còn chị Hương, má của Tí sau này mỗi khi bồng Tí đi chơi gặp tôi thường nói: Tí mai mốt lớn cũng được to con như anh Tèo vậy!

"Mấy đứa trong xóm kể với nhau là Phạm Xuân Cầu ác độc lắm, suýt đánh chết mấy người vợ, ăn cướp vàng của mẹ ổng, đến nỗi mẹ ổng giận quá ba mươi Tết nhảy sông tự tử. Đáng lẽ trời phạt Cầu trúng gió chết rồi, mà tại nhờ nước đái của tôi hay quá, uống vào Cầu lại sống lại. Tôi xấu hổ, phải chi hồi đó đừng mắc đái, người lớn đừng hối tôi đái, có lẽ Cầu đã chết. Bây giờ mỗi ngày một lớn, tôi vẫn không quên được chuyện cũ. Tôi thấy người lớn thật bừa bãi, họ nói sao cũng được, nói sao cũng đúng. Tôi rất bực bội người lớn!"

4. Tiệc rượu

"Trời rót mưa tự trên xuống, người bậy bạ mới làm nước ở dưới đất phun lên, nước mắt chảy xuôi không bao giờ chảy ngược, ông bà mình nói lâu nay chưa từng sai, thằng nào nghiệm theo lời đó thì sống, dại chết đáng đời..."

"Giang hồ gần hai mươi năm, qua chỉ nhớ thuộc nằm lòng lời dạy đó của một bậc đàn anh. Đánh đuổi tra khảo cũng chỉ là tra khảo mấy con vợ của mình, có đứa đánh vì nó lấy trai, có đứa đục vì nó dám qua mặt mình dấu tiền làm của riêng. Trộm cướp cũng trộm cướp của bà già, tui không đụng phạm pháp luật, cũng là làm bổn phận con dân biết tôn trọng nhà nước. Đó không phải là cách nước tự trên trời rớt xuống thì là cái gì? Bà già tui nhảy sông không chết, sống lại, rồi cũng không kiện cáo gì tui, mấy con vợ lãng tích giang hồ, không chừng nghĩ bụng cũng có điều sai quấy nên cũng im miệng, chú tính bụng dạ đàn bà giận đó rủa đó rồi thôi, tụi nó bụng đâu đủ lớn để ghim gút thâm sâu như đàn ông mình. Là chuyện nước mắt chảy xuôi. Chú em nói hồi nhỏ chú sợ tui, ờ thì cả xóm ai cũng sợ, nhưng qua hỏi chú em, qua có từng làm điều gì ác đức mích lòng bà con chòm xóm chưa, có trộm cướp hiếp đáp giựt nhà giựt vợ gì của chòm xóm chưa, chưa, không, không bao giờ! Đối với người dưng, qua muốn họ sợ qua mà không cần thương. Người dưng nước lã bụng dạ trống không tự trên trời rớt xuống ở đâu tới thương mình là có chuyện bậy bạ. Chú nói sao, thí dụ mấy ông thầy trên chùa, mấy ông cha nhà thờ, ôi chú ôi, hồi tôi ở tù gặp cha cố với thầy chùa thụt két nhà thờ hoặc ngủ bậy với vợ người bị thằng chồng vác dao chém chí mạng, thưa kiện lung tung một hồi rồi cũng vô tù ngồi cả đám."

"Mười hai tuổi, tui đã ra giang hồ. Ham chơi mất mẹ chiếc xe đạp, tui về thế nào ông già cũng giết, ổng đã từng rút cột treo tui lên xà nhà, quất túi bụi bằng dây sên xe đạp, mình mẩy đầy thẹo, hà hà, là cũng nhờ ông già. Thẹo giang hồn chém lộn cũng chưa nhiều bằng thẹo ông già mình để cho mình mà!"

"Cám ơn chú quen miệng còn gọi qua đây bằng thầy. Hồi đó cả xóm già trẻ lớn nhỏ đều kêu qua là thầy, kể như qua có chút mãn nguyện. Ông già, hồi tui còn ở nhà, sáng trưa chiều tối đều nghe rủa:

"Mày kiếp này rồi cũng là làm tôi làm mọi cho người khác đánh chửi lên đầu! Cho đi học kiếm ít chữ để sau này có ngóc đầu lên được làm thầy làm bà với thiên hạ mà không muốn, chỉ ưng tùng tam tụ ngũ theo quân trộm cướp đầu đường xó chợ, thôi, đó là số kiếp mày!"

"Qua làm theo ý muốn của ổng cả hai, ra đầu đường xó chợ kiếm ăn, rồi sau mới leo lên làm thầy. Có đói rã họng, có giang hồ thanh toán thiếu điều mất mạng mà vui không gì bằng. Bà già siết cổ siết họng trong nhà để vàng chôn hũ, người làm và con cái không bữa nào được bữa ăn no. Gạo đong mỗi bữa sáu lon thì bớt lại hai nắm, tháng ba chục ngày lợi được sáu chục nắm, vị chi gần được tròm trèm mười lon. Nước mắm pha thêm nước muối, dưa cải mặn chằng khỏi cần chấm mắm, mắm bán dạo năm năm mới bán cho nhà tui được một thùng hai chục lít."

"Chú em hỏi thăm tụi Tí, Lan, Hoanh? Sau đó, nó còn một lô một lốc ba đứa em nữa, Đen, Em, Út. Chết hai thằng rồi. Thằng Đen chết lính; Cu Em, hừ, thằng đó đánh lộn thua. Cái nghề đâm thuê chém mướn không phải là kế làm ăn lâu dài, không giữ được mạng lâu thì phải kể như sanh nghề tử nghiệp. Mấy đứa khác có vợ có chồng kiếm ăn tứ xứ. Vợ tui cũng chết rồi. Ông Chánh là thằng Tí quen chú, thằng đó không phải con tui nhưng cũng là con của má nó với ai đó. Nó biết chuyện đó nên vô can, không phải như đám con ruột kiếm cách trốn chui trốn nhủi. Chú em hỏi nó, là nó dắt chú tới kiếm tui liền mà. Lâu lâu cũng có cho tiền. Nó không mắc mớ gì tới mình, qua không phải cha ruột nó, nó không cần mắc cỡ hay trốn núp gì đâu. Ông Chánh làm lớn, quen nhiều Việt kiều, chắc chú cũng làm lớn bên bển hả?"

"Lâu ngày gặp em mới tâm sự, qua nói thiệt, Cầu này sống đội trời chân đạp đất không hổ thẹn với lương tâm xóm giềng đâu. Đó là em còn chưa nghe chuyện hồi làm lính kín, qua cũng từng ra tay nghĩa hiệp cứu giúp nhiều người. Coi tướng thấy ai hiền lành đứng đắn là qua giúp đỡ, hỏi Chánh thì biết! Nhiều ông lớn chế độ giờ cũng còn gặp cám ơn qua! Già rồi, không cần nhờ ai, cái quán cóc này cũng nuôi đủ miệng. Ngồi chơi, ăn hết miếng khô này đi, chờ qua qua qua mở cái đài."

Xương rơi gió rơi thu hà em ơi, đường dài mịch mùng sao chưa tới nơi, mây nước buồn cơn lửa binh, xót xa chuyện chúng mình, khóc than riêng em một mình, bởi xa cơ nơi chiến trường thọ tiễn nên dõ đông xơ đành dĩnh biệt bạch thu... hà.

2/1999
Phượng Các
#7 Posted : Saturday, November 27, 2004 8:37:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lớp Học

Nguyễn Thị Hoàng Bắc


Lớp học có mười lăm người, mà theo thầy nói, muốn học văn chương giỏi thì phải thích văn chương trước đã. Lớn nhỏ đều có đủ trình độ và điều tôi cho là lẽ đương nhiên, hầu hết đều là mít, lạc loài ba đứa trắng, hai đen, vậy là vị chi mười vàng.

vàng trắng đen tuy khác màu da, bạn thân ơi, chúng ta là hoa quý cùng quay nào, cùng quay nào, cho trái đất quay...
Quay cuồng theo cái ngôn từ bản xứ tinh tế và sống động của thầy. Thầy giảng, chúng tôi ghi, bài ghi của tôi là ba hồi Mỹ, bốn hồi Việt. Thầy nói, thơ với văn, đừng so sánh thể tài cao thấp. Chỉ có khác nhau thôi. Khác như cháo với cơm. Cơm nhão, thì không phải là nấu cháo, tôi thích, còn cháo đặc sao gọi được là cơm!

Thầy ngừng giây lát, giảng cho tụi tóc quăn tóc vàng, cơm là sao, cháo là sao, rồi nhân tiện nói thêm về lối ví von so sánh trong cách nói tiếng Việt. Văn chương Việt, giảng cho học trò Mỹ bằng một ông thầy Việt nói tiếng Mỹ, lắm khi cũng gặp rắc rối!

Qua đến tuần lễ thứ hai, thầy bắt đầu hỏi đến tôi.

Tiến trình đặt câu hỏi (đáng yêu hay thói quen giản dị?) của thầy bao giờ cũng như là công thức:

thầy gợi ý, hỏi vu vơ đâu đó
vài ba người lần lượt trả lời theo tay chỉ của thầy
tên cuối cùng bao giờ thầy cũng dành để gọi tôi
Tôi thường cầm cây bút xoay xoay trong tay khi nói, mắt đắm đuối nhìn vào mắt thầy. Thầy chăm chú nhìn trả lại, mắt thầy hơi ướt, đôi khi có vẻ kèm nhèm. Đôi khi thầy hình như hơi mỉm cười.

Câu chuyện bắt đầu từ hôm thầy vào viện. Nghe nói thầy đau tim, tim đập loạn nhịp sao đó phải vào viện điều trị nửa tháng.

Nửa tháng không có giờ văn chương của thầy, buồn tênh!

Có ý kiến rủ nhau mua quà đi thăm. Cái khăn choàng cổ kiểu mới hai màu nâu và xanh nhạt, có thể hợp với vóc dáng và tuổi tác của thầy, tôi lãnh phần đi mua và chọn lựa, được cả lớp hoan nghênh nhiệt liệt. Và chúng nó cũng viết những lời nhiệt liệt vào tấm card gởi thầy:

thầy mau lành bệnh, chúng em nhớ thầy lắm
chúng em nhớ giờ văn chương của thầy
nhớ nhung thầy chịu không nỗi, có phải tim thầy đang đập loạn nhịp vì văn chương không?
Có thể chúng nó đùa, và cải lương, nhưng tôi, tôi gửi riêng cho thầy một gói, một tấm card riêng ký tên tôi với tình yêu mãnh liệt riêng của tôi, dành cho thầy.

mỗi lần thầy tới bàn em, cầm cây viết của em xoay xoay trong tay thầy, cử chỉ đó của thầy chỉ xui em nghĩ đến dục tình
Tặng thầy một gói ba cái quần lót trắng, ba cái áo lót trắng trong khi thầy mổ tim, phần quà của riêng tôi.



Thầy đã khỏi bệnh, đã trở lại lớp học mang trả những gì cả lớp mong được nghe, và trả thầy lại cho tôi.

Tiến trình đặt câu hỏi và trả lời, tôi sung sướng, vẫn y như cũ.

thầy đặt câu hỏi và kêu tên từng đứa
sinh viên lần lượt trả lời theo tay thầy chỉ
tôi là người cuối cùng thầy gọi đến tất nhiên
Tôi vẫn xoay cây viết trong tay, và câu trả lời vẫn thường làm cả lớp ngạc nhiên. Thầy mỉm cười, mắt mờ đục lại ánh lên chớp loá sau kính cận.

Nghề dạy học, tất nhiên không phải là một nghề đánh đĩ. Nhưng tôi cứ cho đó là một nghề khêu gợi nhất trong các nghề. So sánh với các vai u thịt bắp trần trùng trục múa may trên bục, trên người chỉ dính một mảnh xì líp uốn eo uốn éo và da thịt cuồn cuộn loáng lên dưới ánh đèn dầu bóng, tôi thấy giống như một miếng thịt ươn chưa được nấu, có thể thịt đang bốc mùi thum thủm. Nhưng thầy, thầy là một món xào có gia vị thấm thía, ngọt ngào làm ruột gan tôi cồn cào, nước miếng cứ ứa tràn nuốt ực không kịp.

Dĩ nhiên, thầy biết tôi thèm thầy.

Ở bệnh viện ra, dường như thầy có hơi rụt rè với tôi một chút. Thầy không còn tự nhiên đứng ở bàn tôi, tay cầm cây bút lên xoay xoay mỗi khi trả lời câu hỏi riêng, hay khi cúi nhìn vào bài ghi nhắc hộ.

Lời giảng của thầy vẫn trau chuốt, mắt vẫn sáng lên sau câu tôi trả lời, miệng hơi mỉm cười, nhưng thầy ít khi còn đứng sát chỗ tôi ngồi như trước.

Tôi đổi chỗ. Bây giờ bất kỳ vào trễ hay sớm, đều chọn chỗ ngồi ở cuối lớp.

Một bữa, tôi thấy thầy tự nhiên ngồi vào chiếc ghế trống bên cạnh tôi, trong khi một bạn sinh viên khác đang thuyết trình. Đề tài tổng quan thơ thẩn, lẽ ra thì hấp dẫn, thầy chăm chú, còn tôi, tôi phải say mê... Nhưng không, tôi quả thật lúng túng lú lẫn.

Thầy nhận xét, những khi viện dẫn những ông này bà nọ, lý thuyết gia đông tây nam bắc, tân thời hay cổ điển, chủ yếu là hãy dẫn chứng nhuần nhuyễn. Đôi khi còn vì mạch văn mà phải cắt bỏ hẳn, hoặc đem xuống dưới làm footnotes, chớ ham hố khoe khoang giựt le kiến thức mới, sẽ làm hỏng bài bình luận. Rồi thầy khen bài thuyết trình vừa nói là có ý, có tình.

Khi cả lớp đứng lên đổi lớp, trong khi thầy tiếp tục hí hoáy ghi chú, tôi ngồi cạnh, nói chỉ đủ cho thầy nghe:

"Thầy, có phải thầy sắp đi nghỉ hè với vợ con ở Paris không?"

Thầy đáp lại bình tĩnh:

"Tôi bắt buộc phải làm như thế."



Thầy, có phải thầy đã lại trở về?

Lớp học thầy, mỗi học kỳ cũng chỉ khoảng chừng đó mống, trên dưới mươi mười lăm người.

Khi tôi ghi danh học lại lớp của thầy, người thư ký nhìn vào bảng học bạ tôi chiếu sáng trong máy, tưởng tiếng Anh tôi nói không rành nên hỏi lại, tôi gật đầu nhấn mạnh, vâng, tôi muốn ghi danh học lại lớp đó.

Ông lặng lẽ cúi đầu làm thủ tục, cho tên tôi vào máy, in bản sao và nhắc nhở tôi đến đóng tiền học ở khu hành chánh tầng hai, phòng số 202, bin đinh B...

Chỉ trừ có tôi là học viên cũ. Lớp văn chương, giáo sư có thể phê điểm ABCD nhưng chữ F thì ít khi. Tôi không bỏ học bất cứ giờ nào của thầy, lại lãnh điểm A như kết quả đã ghi, nhưng tôi cứ học lại.

Thầy, lần này em đã trở lại, và sẽ còn trở lại nhiều lần khác nữa!

Lần này tụi ngoại quốc nhiều hơn, có lẽ Việt Nam đang dần dần không chỉ là cuộc chiến Việt trong đầu tụi Mỹ lớn nhỏ này nữa. Có hai đứa sinh viên Mỹ sắp sang Việt Nam học ở đại học Hà Nội, hai tên nữa sẽ là nhân viên của một trung tâm xã hội sẽ công tác Việt Nam ở trại mồ côi và cơ sở làm chân tay giả. Bọn này học khá vì căn bản vững, và học cơm gạo hơn là vì say mê tầm phào, nên làm nghiên cứu rất vững, xét nghiệm tài liệu sâu, tôi hơi gờm.

Thầy nói, tác giả tác phẩm nào cũng vậy, đọc lại lần thứ hai thứ ba, mỗi lần sẽ khám phá thêm những cái mới khác nhau, mà những lần trước mình chưa thấy hết. Có điều, mới, không có nghĩa là cứ chủ quan tiếp tục bịa dài dài. Biết được phải ngừng lại ở chỗ nào, là do suy nghiệm sâu xa và lâu ngày mới thấy được.

Năm nay, có thể tôi sẽ học thầy được cái kinh nghiệm đó.

Qua tuần thứ hai, tiến trình câu hỏi của thầy đặt ngược lại với hồi năm ngoái.

người thầy hỏi đầu tiên bao giờ cũng là tôi
rồi lần lượt mới tới
những ai ai khác
Tôi vẫn chọn chỗ ngồi cuối lớp và thầy vẫn chăm chú, đôi khi hơi tư lự nhìn tôi trả lời. Thỉnh thoảng, thầy có đến ngồi chỗ cuối lớp bên cạnh tôi, mỗi khi bạn bè tôi tới phiên thuyết giảng.

Một hôm, khi cả lớp đã ra về hết, đột nhiên thầy nói:

"Tôi gửi lời thăm cháu bé."

Đáp lại, ngày lễ Valentine, tôi gửi một bình hoa tươi đến văn phòng thầy mà không ghi tên mình.

Đúng sau ngày lễ, khi vào lớp, thầy nhìn tôi dịu dàng nói "cám ơn", rồi mới bắt đầu giảng bài.

Lần sau đó, thầy đến đứng gần chỗ tôi, tay xoay xoay cây viết trong khi nghe người bạn của tôi thuyết trình.

Ngón tay áp út của thầy không còn chiếc nhẫn ở đó nữa, thay vào đó, một vệt trắng mờ mờ trên ngón tay dài da thịt đã bắt đầu nhăn nheo.



Thầy, thầy đã trở lại. Lần này, thầy có vĩnh viễn ở bên tôi không?

Giáo sư dạy văn chương tôi bây giờ là ông xã của tôi. Tôi không hiểu từ khi chưa có luật lệ nghi lễ và hôn ước, và xa hơn nữa, thời nguyên thủy, một người đàn ông hấp dẫn thì được quyền làm ông xã mấy lần? Tôi hoàn toàn không thắc mắc về loại đàn ông cùng một lúc làm ông xã của nhiều người đàn bà khác nhau. Đứa con trai nhỏ của tôi đang học trung học, vẫn còn ở chung với chúng tôi.

Trong quan hệ vợ chồng, dĩ nhiên chúng tôi xưng hô với nhau bằng anh em như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Nhưng vợ chồng tôi không có giấy tờ.

Nhà tôi bảo tôi thôi đừng ghi tên học nữa, thì nhà tôi sẽ dạy được tự nhiên hơn, thì tôi nổi ghen lên.

"Để cho anh đặt câu hỏi và có đứa nó lại trả lời như em đã trả lời?"

Nhà tôi hơi băn khoăn một chút, rồi đáp, sau khi đã có vẻ lượng định sâu xa, theo kiểu như ở lớp, mỗi khi anh trả lời chất vấn của sinh viên.

"Anh dạy học gần ba mươi năm, học trò trả lời như em, thì chỉ có một."

Nhà tôi khen và chê, mắt tôi không lớn như mắt bà vợ trước của anh, nhưng mắt tôi sáng hơn. Tôi nhìn vào ảnh, thấy nhan sắc mình có vẻ thua người đàn bà kia, nhưng lòng chợt nhói lên chua xót vì cái vẻ hờ hững khó chịu của người này. Dù gì, họ cũng đã sống một thời gian quá dài với nhau.

Một hôm, khi đang chấm bài và viết lách, thấy tôi đi ngang qua, nhà tôi bỗng nổi cơn, kéo tôi ngồi vào lòng. Ôm chặt lấy tôi rồi bỗng nói:

"Em cho thầy xin đi..."

Chúng tôi không kịp lên giường, nằm ngay xuống dưới sàn nhà, cửa phòng làm việc vẫn mở, và chưa bao giờ nhà tôi yêu tôi lâu đến như thế. Cơn kích ngất đến thật mãnh liệt, hai đùi tôi ướt đẫm những nước nhờn và mồ hôi nhớt.

Trận mưa hồng thủy đổ xuống suốt ngày suốt đêm trên mặt đất xối xả buổi khai thiên. Từ buổi khai thiên hồng hoang lập địa, có phải những người đàn ông đã liên tiếp đánh cướp đàn bà lẫn nhau...?

thầy gợi ý không hỏi ai hết chỉ hỏi mình tôi
không có ai được lần lượt trả lời thầy
người đầu tiên và cũng sẽ là người cuối cùng trả lời thầy
là tôi
Tôi lại đang rơi vào cái vòng lẩn quẩn, lo sợ ai đó đến giật mất thầy của tôi? Thầy, nếu thầy sẽ đi không trở lại, có nghĩa là thầy mãi mãi không đến, thì em cũng hết cách thôi.

3/1998
Phượng Các
#8 Posted : Saturday, November 27, 2004 8:39:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
chúng tôi vì đàn ông

Nguyễn Thị Hoàng Bắc



ôi
bạn hiền tôi than thở
tỉnh táo khôn ngoan
như chị như em
đó
mà vẫn khổ
vì đàn ông
đàn cò đàn gáo vi ô lông

đàn tranh đàn kìm
tân cổ giao duyên
thật ra
ghi ta tì bà
đám chúng tôi cũng khổ chán
vì đàn bà

những người đàn bà không chịu để nhau yên
ngày đêm
mắt mở to ngọn nỏ cung tên rình rập
truy lao tới đích bất cứ lúc nào
bí mật
họ bắt tay thoả hiệp
trung thành và kịch liệt
chỉ chỏ
gián điệp
cho đủ loại đàn ông
và nhất là cho
món hồi môn mẹ dặn
gọi là chồng
khéo léo đội lốt
họ
bắt nạt
hù doạ
thủ tiêu
ám sát
bất cứ người đàn bà nào khác
hiện nguyên hình
đôi ba chức năng một lúc
mẹ hiền
chính trị viên
giáo sư trí thức
thất học luật sư thủ tướng
tình nhân
lăng quăng
là vợ của chồng

với cái giá phải trả
các điệp viên loà
xông pha
gan dạ
xuống đường
những người đàn bà ngồi sau bức tường
học kiểu buông rèm trị nước
trị chồng
trị vì muôn dân
nhìn cơn giông
nhìn cơm canh đã nguội
món cá tự do kho riêng cho tình nhân cho chồng
đặc quyền giai cấp ưu tiên
những tấm thân đàn ông
đè lên người
quí giá
những người đàn bà tài ba
đang buông rèm
trị nước
trị nhau...

chúng tôi bắt buộc phản bội nhau từ trong trứng nước
khổ nạn
vì đàn ông đàn cò đàn gáo vi ô lông
trận chiến hô to
cảm tử tiêu diệt quyết chiến xung phong
bầu máu nóng
đàn cò đàn gáo vi ô lông
đặc sản phường khóm
xả láng
chúng tôi
vì đàn cò đàn gáo vi ô lông đàn ông
Phượng Các
#9 Posted : Saturday, November 27, 2004 8:40:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
tự thú

Nguyễn Thị Hoàng Bắc


đàn ông đàn bà
dăm ba cuộc tình
đặng và không đặng
tự hào
tào lao
tôi chưa hề dám đá người đàn ông nào
nhẹ nặng
vài ba mối
chỉ rối
tháo gỡ
im lặng
tôi sinh ra

để yêu thương đàn ông
chân không mang giày săng đá
không thể đá
cách mạng nên khoan hồng
Phượng Các
#10 Posted : Monday, October 10, 2005 2:53:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


nguồn: Hoa Thi
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.