Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Hùynh Thị Bảo Hòa
tienmacdoa
#1 Posted : Wednesday, October 27, 2004 4:00:00 PM(UTC)
tienmacdoa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 189
Points: 0

Tác giả T.A.Xanh
Gởi: Sat May 22, 2004 6:20 am



Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết

Nguyễn Thế Thịnh

Đó là bà Huỳnh Thị Thái (1896-1982), bút danh Huỳnh Thị Bảo Hòa, quê ở xã Hòa Minh, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) với cuốn tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn viết vào năm 1927. Bà còn là ký giả của nhiều tờ báo và là người phụ nữ đầu tiên của Đà thành cắt tóc ngắn, đi xe đạp...Từ thông tin của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu Thy Hảo Trương Dy Hy đã tiếp cận gia đình và những người thân quen. Ông cũng là người duy nhất được cung cấp hầu như toàn bộ tư liệu, từ ảnh chụp, thẻ phóng viên, các tác phẩm đã xuất bản và di cảo của bà để biên soạn, cho ra đời cuốn Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa - Người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu tiên (Nhà xuất bản Văn học - 2003). Trong cuốn sách này, Thy Hảo Trương Dy Hy sau phần biên khảo đã cho in toàn bộ cuốn Tây phương mỹ nhơn - Luân lý tiểu thuyết; Chiêm Thành lược khảo và Bà Nà du ký - một ký sự in trên tạp chí Nam Phong tháng 6-1931.

Bà Huỳnh Thị Thái sinh năm 1896 là con của cụ Huỳnh Phúc Lợi - nguyên là một võ quan triều Nguyễn, từng tham gia Hội Cần Vương Quảng Nam và bà Bùi Thị Trang. Lúc trưởng thành, bà sánh duyên cùng Hàn lâm viện đại học sĩ Vương Khả Lãm, và theo chồng về sống tại Đà Nẵng.

Là một phụ nữ nông thôn trở thành Vương phu nhân, nhưng vốn là người có học, bà sớm tiếp thu tinh thần Duy Tân và tích cực tham gia các hoạt động của phong trào yêu nước hồi bấy giờ. Không chỉ đăng đàn diễn thuyết kêu gọi chị em học chữ quốc ngữ, thực hiện nếp sống mới..., bà còn đứng ra làm lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh, tham gia Nữ công học hội do bà Đạm Phương thành lập. Bà còn là người phụ nữ làm báo từ rất sớm, là thông tín viên thường trực tờ Thực nghiệp dân báo của Hà Nội; đồng thời viết cho nhiều tờ báo khác như Nam Phong (Hà Nội), Tiếng Dân (Huế), Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn (Sài Gòn)...

Năm 1927, với bút danh Huỳnh Thị Bảo Hòa, bà cho ra đời cuốn tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn và được bạn đọc đương thời hoan nghênh. Bộ tiểu thuyết này được in tại nhà in Bảo Tồn (Sài Gòn), khổ 14x20 cm. Bìa in hình bán thân một phụ nữ Pháp chít khăn, cổ đeo chuỗi hạt. Tiểu thuyết có 15 hồi lấy bối cảnh của thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) trong đệ nhất thế chiến (1914-1918). Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân phát hiện được tác phẩm này ở Thư viện quốc gia Hà Nội.

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khi xem xong tiểu thuyết nói trên đã viết lời tặng, ca ngợi nội dung tiết nghĩa và văn từ lưu hoạt... Bùi Thế Mỹ - người giữ việc nhuận sắc và trông nom việc xuất bản tiểu thuyết này viết trên tờ Đông Pháp thời báo cho biết là ông tôn trọng tác giả nên không thêm bớt, sửa đổi một chữ nào...

Cuốn sách do Thy Hảo Trương Dy Hy biên soạn còn cho biết, bà Huỳnh Thị Bảo Hòa là người phụ nữ tiên phong trong lĩnh vực khảo cứu, biên khảo với tác phẩm Chiêm Thành lược khảo. Chủ bút báo Nam Phong lúc ấy là Phạm Quỳnh đã viết lời giới thiệu cho tác phẩm này. Ngoài ra, bà còn viết nghiên cứu về tuồng. Nhưng thú vị nhất đối với những người làm báo là tác phẩm Bà Nà du ký in trên tờ Nam Phong năm 1931. Đó là một thiên ký sự không chỉ quý ở phần tư liệu mà còn về cả bút pháp phóng khoáng nhưng chân thực mà đến giờ cũng ít người làm được.

Bà Huỳnh Thị Thái mất ngày 8-5-1982 tại ngôi nhà 82 Phan Châu Trinh - Đà Nẵng, thọ 86 tuổi.

Người viết bài này băn khoăn một điều rằng, nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa mới qua đời năm 1982, lại sống ở Đà Nẵng, thế mà trước đó, người ta vẫn nói đến người phụ nữ đầu tiên của nước ta viết tiểu thuyết không phải là bà, thậm chí tiểu thuyết đầu tiên nói đến cũng ra sau tiểu thuyết của bà hàng chục năm. Đây là vấn đề đáng quan ngại cho công tác nghiên cứu, phê bình văn học khi mảng công việc này ngày càng ít người theo đuổi. Dù muộn, chúng ta cũng cảm ơn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có công phát hiện một tư liệu quý và Thy Hảo Trương Dy Hy đã làm một việc cần thiết trả lại sự chính xác cho văn học sử Việt Nam.

16-04-2003
Nguồn - Đặc Trưng
Half Moon
#2 Posted : Thursday, October 28, 2004 4:33:03 AM(UTC)
Half Moon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4
Points: 0

Tác giả Half Moon
Gởi: Wed Jul 07, 2004 4:34 am

“Tây phương mỹ nhân” là ai ? (2)

Bà Huỳnh Thị Bảo Hòa, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết, khảo luận, nghiên cứu tuồng. Bà còn là người phụ nữ duy tân, cắt tóc ngắn, đi xe đạp và... làm báo. Vậy cuốn tiểu thuyết của bà viết vào năm 1927 nói về vấn đề gì ? Nhân vật chính "Tây phương mỹ nhân" là ai ?


Tiểu thuyết Tây phương mỹ nhân in tại nhà in Bảo Tồn (36 bis Boulevard Bonnard Sài Gòn) năm 1927, khổ 14x20 cm. Bìa in bán thân một phụ nữ Pháp, cổ đeo một xâu chuỗi hạt trai. Tiểu thuyết gồm 15 hồi được chia làm hai tập.

Ba bài tựa cho bộ tiểu thuyết này do ba người có tiếng tăm lớn thời bấy giờ là Tiến sĩ, Trung kỳ nhân dân viện, Viện trưởng Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và ông Bùi Thế Mỹ viết đồng thời đánh giá cao. Cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đương thời hoan nghênh. Vì sao ? Như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu nhận định: "...Bách niên giai lão với một mỹ nhân, đó là người đàn ông An Nam ta... Truyện Tây phương mỹ nhân có trọng giá nhất ở chỗ đó; lại là quyển tiểu thuyết thứ nhất của trong bạn quần thoa mới soạn ra...".

Còn ông Bùi Thế Mỹ, chủ bút Đông Pháp thời báo viết: "Trong sự xuất bản, tôi xin trái lời dặn của bà Vương Khả Lãm mà không thêm bớt, sửa đổi một chữ nào, là cố ý không muốn làm mất đi vẻ tự nhiên của một bộ trường thiên tiểu thuyết như bộ Tây phương mỹ nhân này vậy".

Như nữ sĩ Huỳnh Bảo Hòa ghi trên sách, thì đây là bộ tiểu thuyết luân lý, trong lời tiểu dẫn, bà viết: "Đạo làm người phải lấy luân thường làm căn bản vì luân lý là gốc của gia đình, là trật tự của xã hội... Câu chuyện Tây phương mỹ nhân này vốn là chuyện thiệt xảy ra ở xã hội ta: nhơn một người đàn bà ngoại quốc sinh trưởng ở một nước tự do, kết duyên với một người nước Việt Nam ta, mà ăn ở có thủy chung, thiệt xưa nay hiếm có. Lấy lẽ công bình mà phán đoán, thì một người có đức hạnh, có tài hoa hơn người, dầu cho người nước nào, ở địa phương nào cũng đáng quý trọng, vì là một cái gương chung cho hậu thế".

Theo giới thiệu của tác giả thì đây là một câu chuyện có thật xảy ra tại Tam Kỳ (Quảng Nam) trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Nguyễn Tuấn Ngọc là con một hương hộ giàu có trong làng, vì lúc giao thời chữ nho không còn đắc dụng nên đã lên tỉnh học chữ Tây. Sự nghiệp đang hanh thông thì ở quê xảy ra chuyện lớn: Bố của Tuấn Ngọc thấy người lỡ đường đói rét thì đưa về nhà cho ăn và ngủ qua đêm, không ngờ người đó lâm bệnh mà chết. Bọn quan lại, sai nha nhân cơ hội này tống tiền cha của Ngọc đến nỗi gia đình khánh kiệt làm ông chết. Tuấn Ngọc trở về cũng là lúc phú hộ từ hôn.

Cuộc sống trở nên khốn khó, Tuấn Ngọc xin đăng lính để "sang giúp Pháp chống lại Đức". Bị thương nơi chiến trường, được đưa về bệnh viện, Tuấn Ngọc nhận được cảm tình và sự hết lòng giúp đỡ của một cô gái Pháp (trong tiểu thuyết có tên là Bạch Lan) lúc ấy đang làm trong Hồng thập tự.


Ra viện, Tuấn Ngọc trở về thành An - Sắt và được viên trung úy đồn trưởng cử làm thư ký, được đi về nhà riêng. Viên trung úy này không ngờ lại là bố của Bạch Lan. Lúc này Bạch Lan đang có hai thanh niên Pháp là con nhà dòng tộc danh giá theo đuổi, là Sĩ-Vinh và Mĩ-Sen.

Tuy vậy Bạch Lan tỏ ra không quan tâm vì coi họ là kẻ tầm thường, chỉ biết tiền bạc. Nàng đem lòng cảm mến Tuấn Ngọc. Không được gia đình chấp thuận, Tuấn Ngọc lại bị hãm hại, trải qua biết bao thử thách gian nan, cuối cùng ngài trung úy cũng hiểu ra Tuấn Ngọc là người tốt nên chấp thuận gả con gái cho. Hai vợ chồng sinh được một cô con gái và đang sống hạnh phúc thì Mĩ-Sen kiếm điều xui xiểm quan trên bắt Tuấn Ngọc về nước. Vợ chồng từ đó kẻ Tây người Đông.


Về nước, Tuấn Ngọc phải chịu bao cảnh ngang trái, bị người xấu hãm hại, nhưng lúc nào cũng nhớ đến Bạch Lan và con gái. Chàng quyết định viết thư cho Bạch Lan. Nhận được thư, Bạch Lan thân gái dặm trường, lên một chiếc tàu hàng trở về An Nam tìm Tuấn Ngọc. Chủ tỉnh thấy nàng thân cô nên vòi tiền và bày trò cợt nhã, bị Bạch Lan cự tuyệt nên càng thù ghét mà tìm cách không cho gặp Tuấn Ngọc.

Nhưng chí đã quyết, Bạch Lan đấu tranh đến cùng, kể cả việc đòi tự tử giữa công đường. Thời gian trôi đi với bao đắng cay, tủi nhục, cuối cùng thì hai người cũng tìm được nhau. Gặp gỡ chưa được bao lâu thì quan trên lại gây chuyện, cho rằng Tuấn Ngọc là đàn ông An Nam không được phép lấy vợ "mẫu quốc". Biết bao chuyện xảy ra từ khi gặp nhau cho đến khi Bạch Lan sinh đứáa con thứ hai.

Không chịu được sự nhũng nhiễu của phường quan lại, một buổi chiều, trên bến cảng Sài Gòn, nhiều người từng chứng kiến mối tình thủy chung của đôi trai gái và nỗi gian truân của họ, ngậm ngùi tiễn biệt hai người từ giã cố quốc để lên tàu sang Pháp. "Nhớ ai lòng những ngậm ngùi - Nhớ con người đẹp là người Tây Phương" (lời trong tiểu thuyết).

Cách đây 77 năm, nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa đã thể hiện quan điểm của mình trong một cuốn tiểu thuyết tiến bộ như thế, nghĩ cũng đáng phục thay !

Điều đáng nói là nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa mới mất năm 1982, nhưng văn học sử của ta lâu nay vẫn ghi người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam viết tiểu thuyết không phải là bà mà là một người khác với tác phẩm được xuất bản sau tiểu thuyết này đến... 19 năm ! Cảm ơn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, học giả Trương Duy Hy đã trả lại sự chân xác cho văn học sử và để chúng ta biết thêm một người phụ nữ Việt Nam tài hoa và tiến bộ.

Nguyễn Thế Thịnh

Theo Thanh Niên
_________________
"...Đất tìm trăng, trăng đi tìm trái đất
Nửa tháng tròn thao thức đợi chờ nhau..." - (TQ)
Half Moon
#4 Posted : Thursday, October 28, 2004 4:40:22 AM(UTC)
Half Moon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4
Points: 0

Tác giả Half Moon
Gởi: Wed Jul 07, 2004 4:13 am

Tự tay gom gom tẩy tẩy... Blush Tongue Big Smile

Tác giả Chôm Chôm
Gởi: Wed Jul 07, 2004 4:32 am
A! Chôm Chôm vừa khám phá ra T.A.Xanh với Half Moon cùng nói về một người đó. Half Moon vào topic "Người phụ nữ VN đầu tiên viết tiểu thuyết" của T.A.Xanh xem có phải không nào?Smile

Tác giả Half Moon
Gởi: Wed Jul 07, 2004 4:39 am
hí hí, dạ đúng rùi á chị Chôm Chôm Tongue
Ngòai chị CC ra, còn có một người khác nhanh mắt phát hiện ra tính bộp chộp của HM á...hic hic TongueBlushBlush

Tác giả Addmore
Gởi: Wed Jul 07, 2004 5:49 am
Hihi, đáng đời cái tật ba chớp ba nhoáng ờ Wink
Vi_Hoang
#3 Posted : Tuesday, February 1, 2005 3:47:36 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
.
Người phụ nữ Việt Nam viết tiểu thuyết đầu tiên

Bà Hùynh thị Thái có bút danh là Hùynh thị Bảo Hòa hay Hùynh Bảo Hòa sinh năm `896. Quê Đa Phước xã Hòa Minh, huyện Hòa vang tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Thân sinh bà là cụ Hùynh Phúc Lợi, thần mẫu là bà Bùi thị Trang. Cụ Lợi nguyên võ quan triều Nguyễn, ngày trước có tham gia Hội Cần vương Quảng Nam.
Lúc nhỏ bà học chữ Hán, sau theo học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Bẩm tính thông minh, lại được sự giáo dục cẩn trọng của nghiêm đường nên từ suy nghĩ, cách sống, cách hành động của bà được xem là một phụ nữ tiến bộ nhất địa phương.
Đến lúc trưởng thành, bà đẹp duyên cùng ông Vương khả Lẫm (Hàn lâm viện đại học sĩ, ông kết giao với Thượng thư Hồ Đắc Trung, chí sĩ Le Bá Trinh, phó Bảng Dương Hiển Tiến, hương thí Lê văn Chiểu....) Từ đây bà theo chồng về Đà Nẵng.

Là một thôn nữ sống ở quê, bỗng chốc giã từ đường xứ lối mòn để trở thành một phu nhân giữa đất nhượng địa văn minh, hoàn toàn xa lạ, bà chẳng hề nao núng, lại sớm thích nghi với cuộc sống thị thành và đặt biệt sớm tiếp thu tinh thần duy tân của các phong trào yêu nước phát động hồi ấy.
Bà là người phụ nữ đầu tiên của Đà Nẵng cắt tóc ngắn và cũng là phụ nữ đầu tiên xử dụng xe đạp đi lại trong thành phố.
1. Họat động xã hội:Bà là một phụ nữ tích cực họat động với tinh thần đưa chị em phụ nữ cùng tiến cho kịp trào lưu văn minh. Cụ thể, bà hay dăng đàn diển thuyết tại Hội lạc thiện Tourane( trên đường Marrpe, nay là đường Phan Châu trinh) hoặc tại công quán Toourane( nay là Nhà hát Trưng Vương) do các phong trào hồi đó tổ chức. Nội dung những bài diển thuyết của bà đều nhắm vào việc nâng cao trí thức của chị em phụ nữ, thực hiện nếp sống mới, phụ nữ phải biết tiết kiệm, nuôi con, dạy trẻ...lấy nước bồ hòn thay xà phòng giặt áo quần. Hô hào chị em đi học chử quốc ngữ, bà vạch ra cái lợi của người biết đọc, biết viết: vừa có lợ cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội....bà bày cách tiết kiệm lấy bời lời chế mực viết v...v...
Sau ngày cụ Phan Châu Trinh qua đời năm 1926, bà cùng nhóm trí thức Đà Nẵng tổ chức lễ truy đuệu cụ. Trong buổi lễ nầy, bà cùng các thành viên trong nhóm hô hào bà con đóng góp, xây dựng nhà thờ cụ Phan ( gần ngạ năm) nhằm bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của nhân dân DN đối với lãnh tụ phong trào Duy Tân_người mà bà khắc tâm tôn thờ. Sự kiện nầy biểu lộ khá rõ bà là một phụ nữ cấp tiến, nhiệt tình yêu nước.
Khi bà Đạm Phương đứng ra thành lập Nữ công học hội thì được sự hưởng ứng tức thời của chị em phụ nữ khắp 3 miền, gồm 18 hội có cơ sở đặt trên 18 tỉnh, thành phố và thị xã. Riêng Hội viên của Hội Đà Nẵng gồm có 7 người" bà Nguyễn khoa Túc, bà Thận trọng Phát, bà Võ văn Phước, bà Tạ Khai Thơ, bà Vương Khả Lãm (tức HTBH), bà Nguyễn quốc Túy, bà Bùi thị Trâm. Các hội viên tại DN đã cử bà HTBH làm hội trưởng.
Nữ công học hội bấy giờ có ra những tập sách nhỏ "Nữ công thường thức" in tại nhà in Tiếng Dân đường Đông Ba, Huế; phổ biến cách nấu ăn, làm bánh mứt, chả nem và lập ra Phụ nữ tùng san do Như Mân nữ sĩ xuất bản nhằm giáo dục phụ nữ, khuyếch trương phạm vi ngôn ngữ, liên lạc nhau, cầu việc "có ích cho sự tiến phát trong hội một phần, có gì thì tin nhau trong hội, và công việc về nghề nghiệp...."
2. Làm báo:Cùng với những cây bút thời ấy, bà nhận làm Thông tín viên cho Thực Nghiệp dân báo(journal Quotidien Hà Nội), đồng thời viết cho nhiều tờ báo khác như Nam Phong(Hà Nội), Tiếng Dân (Huế), Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn(sài gòn)...
3. Viết tiểu thuyết:Đếnna8m 1927, HTBH viết xong cuốn tiểu thuyết Tây Phương Mỹ nhân và được bạn đọc đương thờ hoan nghênh. Và cũng được nhiều người có tiếng tăm lớn trong làng báo, làng văn thời đó đánh giá cao như Hùynh thúc Kháng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Bùi thế Mỹ, ngày nay còn có giá trị.
Năm 2001, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân phát hiện được toàn bộ tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhân ở thư viện Quốc gia Hà nội và ông Ân đã làm cái việc khơi đống tro tàn thời gian để đưa ra ánh sáng người phụ nữ viết tiểu thuyết bằng chử Quốc ngữ đầu tiên của nước ta mà bất hạnh bị người đời đã lãng quên 70 năm qua!
Bộ tiểu thuyết Tây Phương Mỹ nhân in tại nhà in Bảo tồn, 36 bis Boulevard Bonnard Sài gòn, 1927, khổ 14x20cm. Bìa có hình bán thân một phụ nữ Pháp, chít khăn, cổ mang xâu chuổi hạt trai. Gồm hai tập, tập thứ nhất có 40 trang, 8 hồi, tập thừ hai thừ trang 41 đến 76, từ hồi 9 đếnho62i thứ 15. Nội dung 15 hồi nầy dựa vào sự thật xảy ra tại Tam kỳ Quảng Nam trong kỳ đệ nhất thế chiến 1914-1918
4. Khảo Luận: Nếu bà HTBH là phụ nữ VN tiên phong của nữ giới viết tiểu thuyết thì cũng chính bà là phụ nữ VN tiên phong trong lĩnh vực khảo cứu, biên khảo với tác phẩm "Chiêm Thành lược khảo" do Phạm Quỳnh chủ bút báo Nam Phong viết lời tựa!
5. Nghiên cứu "Tuồng":Năm 1929, lần đầu tiên tại Đà Nẵng, có ông Nguyễn Hữu Mại ( người địa phương thường gọi ông là ông Nghè Mại) bỏ tiền ra dựng một rạp hát lấy tên là rạp Hòa Bình ( hiên tọa lạc tại số 155 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng). nhằm mục đích cho gánh hát thuê lấy lợi nhuận. Bấy giờ bà Bảo Hòa có liên hệ họ hàng với rễ ông Mại và bà là người phụ nữ nhạy cảm đối với các bộ môn vân học nghệ thuật nên bước đầu hoàn thành rạp hát, bà có tham gia làm bầu gánh hát với bà Chánh Đệ trong việc mua sắm dụng cụ đóng tuồng. Đặc biệt gánh hát bà Chánh Đệ thường lệ đi hát khắp nơi tring tỉnh từ Hội An đến các phủ, huyện, nhưng đến khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch thì lại về "trụ" tại rạp Hòa Bình nầy để trèinh diễn qua Đông rồi ra giêng ra hai lại tiếp tục lên đường.
Năm 1945, khi cáchma5ng tháng Tám thành công, bà vẫn tiếp tục họat động ở Hội Phụ nữ Đà Nẵng, cho đến lúc toàn quốc kháng chiến.
Sau một thời gian ngắn tản cư, cà ông bà đều về lại Đà Nẵng sống tại ngôi nhà số 18-20 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng với con gái út Vương Thiên Hương.
Sau năm 1975, bà ra Hà Nội thăm bạn bè ngày trước rồi trở về DN. Vài năm trước khi qua đời, bà bị hỏng đôi mắt và cáng ngày sức khoẻ càng suy kiệt.
Ngày 8 tháng 5 năm 1982 bà trút hơi thở cuối cùng. Bấy giờ vợ chồng ông Vương Khả Hàn, Vương khả Thụy và trưởng nam của cô Vương thiên Hương là anh NGUYỄN thành Nghĩa( cháu ngọai bà) túc trực lo việc mai táng. Quan tài được đưa lên chôn tại một khuôn đất đã mua sẵn ở Hòa Khánh DN_ở đấy, có mộ ông Vương Khã Lãm và mộ của cô Vương Thị Nguyệt Thu ( em gái kế ông Hàn)
Ngày nay, với những tác phẩm của bà để lại là một tài sản quý giá cuẻa căn học dân tộc, vì chính những sáng tác của bà ở thời điểm chử quốc ngữ viết bằng mầu tự La Tinh được nữ giới đem sử dụng để tường thuật, diển tả tư tuy, cổ động chị em giữ lấy thuần phong mỹ tục và phê phán lọai bỏ những hạn chế, những ràng buộc của chế độ phong kiến bất công với nữ giới trong sinh họat hằng ngày....
Qua những sự kiện trên, nữ sĩ Bảo Hòa thực sự đã có những đóng góp tích cực, nhiều ý nghĩa cho quê hương Quảng Nam_Đà Nẵng nói riêng và cho dân tộc nói chung, làm đẹp câu:

Phấn son tô đểm sơn hà
Làm cho tỏ mặ đàn bà nước Nam.


Trích sách của Thy HảoTrương Duy Hy biên soạn



Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.