Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

những bịnh về Mắt
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, April 4, 2012 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Những Nhiễm Trùng Mắt Bao Gồm Do Vi Khuẩn, Nấm Và Siêu Vi / Virus
(Eye Infections, Including Bacterial, Fungal & Viral)


Lynn Ly phỏng dịch theo trang web "All About Vision"
( www.allaboutvision.com/c...tions/eye-infections.htm )

Bài viết do Biên Tập Viên Y Học Marilyn Haddrill với sự đóng góp và xem xét của bác sĩ Nhãn Khoa Brian Chou .
Bài viết được cập nhất vào tháng 10, 2009


Mắt bị nhiễm trùng xảy ra khi các vi sinh vật có hại (harmful microorganisms) như vi khuẩn, nấm và siêu vi / virus xâm nhập vào bất kỳ một phần nào đó của nhãn cầu (eyeball) hoặc vùng lân cận. Điều này bao gồm lớp màng trên cùng trong suốt của mắt gọi là Giác Mạc (cornea), và màng lót mỏng, ẩm ướt bên ngoài mắt và bên trong mí mắt gọi là Kết Mạc (conjunctiva).



Hình chụp của virtualmedialcentre.com

Sự nhiễm trùng nghiệm trọng hơn ở mắt có thể xâm nhập vào những phần bên sâu hơn bên trong mắt tạo ra những tình trạng nguy hiểm đến tầm nhìn như Viêm Nội Nhãn (endophthalmitis). Với tế bào viêm vách sau (post-septal cellulitis), sự truyền nhiễm được tìm thấy ở trong và chung quanh các mô mềm của mí mắt biểu hiện cho 1 trường hợp khẩn cấp bởi vì tình trạng có thể khuyết tán lan tràn nếu không được chữa trị .

Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ mắt bị nhiễm trùng, bạn luôn cần nên đi gập bác sĩ nhãn khoa để được chuẩn đoán và điều trị . Sự tự cố gắng chuẩn đoán tình trạng bệnh tật của mình có thể làm trì hoãn việc điều trị hiệu quả và có khả năng gây tổn hại thị lực của bạn

NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ GỢI Ý CHO BIẾT LÀ MẮT BỊ NHIỄM TRÙNG ? (WHAT SYMPTOMS SUGGEST AN EYE INFECTION?)

Bác sĩ Nhãn Khoa của bạn cần xác định các loại nhiễm trùng mắt mà bạn mắc phải để kê khai toa thuốc điều trị

Một số tình trạng, như mắt bị dị ứng và mắt bị khô, có thể sản sinh những triệu chứng tương tự như mắt bị nhiễm trùng . Trong những trường hợp như thế này ( trường hợp mắt bị dị ứng hay bị khô), việc điều trị đúng đắn / phù hợp rất khác biệt so với trường hợp bạn cần điều trị cho mắt bị nhiễm trùng . Do đó thật là quan trọng để xác định những triệu chứng của bạn có phải là do nhiễm trùng gây ra hay không .

Mắt bị nhiễm trùng có thể dẫn đến bị đỏ mắt, đau nhức, chảy gỉ mắt / gèn mắt, chảy nước mắt và bị chói mắt (light sensitivity). Không giống như bị dị ứng, dị ứng có thể gây cho cả hai mắt trở nên ngứa ngáy và chảy nước mắt , mắt bị nhiễm trùng thông thường chỉ ảnh hưởng đến 1 con mắt mà thôi

Bác sĩ của bạn có thể lấy 1 phần nhỏ từ vùng mắt bạn bị ảnh hưởng để làm mẫu cho việc nuôi cấy vi khuẩn để đánh giá chính xác loại nhiễm trùng mà bạn mắc phải, nếu có . Việc này có thể trợ giúp xác định việc trị liệu hiểu quả nhất, chẳng hạn như thuốc kháng sinh mà có chọn lọc nhắm vào các loại vi khuẩn gây nên sự nhiễm trùng.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC LOẠI NHIỄM TRÙNG MẮT (CAUSES & TYPES OF EYE INFECTIONS)

Các Dạng Tiêu Biểu của Mắt Bị Nhiễm Trùng bao gồm: (Examples of eye infections include:)

    Viêm Kết Mạc Vi Khuẩn Cấp Tính Truyền Nhiễm (pink eye ) hoặc bệnh viêm Kết Mạc (conjunctivitis). Việm kết mạc vi khuẩn cấp tính truyền nhiễm (pink eye ) là một biểu hiện của sự truyền nhiễm lây lan nhanh và phổ biến mà thường lây lan giữa các trẻ em trong các trung tâm giữ trẻ, trong các lớp học và các môi trường tương tự . Giáo viên và các nhân viên chăm sóc trẻ cũng bị gia tăng nguy cơ về bệnh viêm kết mạc vi khuẩn cấp tính truyền nhiễm (pink eye) khi họ làm việc trong khu vực gần gũi với trẻ nhỏ. Những loại viêm kết mạc nhiễm trùng phổ biến (Common infectious conjunctivitis types) thông thường có nguồn gốc từ vi khuẩn hoặc siêu vi /virus. Những trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm kết mạc nhiễm trùng mắt (lậu cầu = gonococcal và bệnh viêm kết mạc chlamydia ) lúc mới sinh khi người mẹ bị mắc phải các bịnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục (STD = sexually transmitted disease).

    Mắt bị nhiễm trùng do siêu vi / virus khác ( viral keratitis = viêm giác mạc siêu vi / virus). Ngoài bệnh viêm kết mạc vi khuẩn cấp tính truyền nhiễm phổ thông (common pink eye), các loại nhiễm trùng mắt do siêu vi / virus khác bao gồm bệnh mụn rộp thị giác (ocular herpes), mà xảy ra với sự tiếp súc đến siêu vi / virus của bệnh mụn rộp đơn Herpes (Herpes simplex virus.)

    Nấm viêm giác mạc (Fungal keratitis.) Sự nhiễm trùng mắt loại này đã tạo ra làn sóng tin tức thế giới năm 2006 khi giải pháp dùng loại kính đeo áp tròng (contact lens) hiện nay phải rút khỏi thị trường vì đã liên quan tới sự bộc phát ổ dịch giữa những người đeo kính áp tròng . Sự bộc phát ổ dịch liên quan đến nấm Fusarium, thông thường được tìm thấy ở những chất hữu cơ . Loại nấm này và các loại nấm khác có thể xâm chiếm mắt theo những đường hướng khác, như thông qua sự chấn thương sâu gây ra bởi 1 nhánh cây .

    Viêm giác mạc do Acanthamoeba Những người mang kính áp tròng (contact lens) có nguy cơ gia tăng về việc gặp phải những ký sinh trùng mà xâm nhập và lây nhiễm cho mắt . Ký sinh trung Acanthamoeba được tìm thấy trong phân bón / trong đất, trong các nguồn nước ngoài trời (như ao hồ, suối và nước biển), hồ bơi, bồn tắm nước nóng (hot tubs) và thậm chí trong cả nước máy (tap water). Đây là lý do tại sao những người đeo kính áp tròng cần nên tiếp thu những lời khuyên / những chỉ dẫn chi tiết về sự an toàn nhất định, thi dụ như tránh bơi lội trong khi đang đeo kính áp tròng. Nếu bạn đeo kính áp tròng trong khi bơi lội hoặc torng khi ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, cần phải chắc chắn là bạn tháo mắt kính áp tròng ra và tảy uế kính ngay lập tức sau đó (sau khi tắm hay bơi lội)

    Bệnh Đau Mắt Hột (trachoma) . Bệnh nhiễm trùng mắt gọi là bệnh đau mắt hột, căn bệnh liên quan đến Chlamydia trachomatis không phổ biến ỏ Mỹ thì lại phổ biến rất rộng rãi ở các khu vực các nước đang phát triển mà nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự mù lòa . Những con ruồi có thể làm tràn lan sự truyền nhiễm trong những môi trường mất vệ sinh ( unsanitary environments ). Sự tái phát nhiễm trùng là vấn đề phổ biến . Đau mắt hột thường lây lan bên trong mí mắt, khởi đầu là những vết sẹo / vết thẹo. Sau đó những vết thẹo gây nên một sự xoáy chiều mí mắt, và những lông mi bắt đầu cọ quét và phá hủy mô trên giác mạc , cho hậu quả là sự mù lòa vĩnh viễn . Giữ gìn vệ sinh tốt và sẵn sàng điều trị như uống thuốc trụ sinh là quan trọng để khống chế bệnh đau mắt hột .

    Viêm nội nhãn (Endophthalmitis). Khi sự nhiễm trùng mắt xâm nhập vào phần bên trong của mắt, như là viêm nội nhãn vi khuẩn (bacterial endophthalmitis), sự mù lòa có thể là kết quả nếu không được điều trị ngay lập tức , thông thường với những thuốc kháng sinh mạnh . Loại lây nhiễm này có thể xảy ra do chấn thương sâu trong mắt hoặc biến chứng hiếm hoi của phẫu thuật mắt như phẫu thuật trị bệnh đục thủy tinh thể . Bất kỳ lúc nào mà nhãn cầu bị xâm nhập và bị thương một cách đáng kể, là có 4% - 8% nguy cơ về viêm nội nhãn . Chất mốc meo / bụi rong rêu mà thâm nhập vào phần bên trong của của mắt cũng có thể gây ra viêm nội nhãn, mặc dù hiếm, so với đa số trường hợp được báo cáo trong các vùng nhiệt đới.


    Endophthalmitis is a serious, severe form of eye infection and inflammation.
    ==> Viêm nội nhãn (Endophthalmitis) là một dạng nhiễm trùng và viêm nhiễm khốc liệt nghiêm trọng

Sự nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến những phần bên trong của mí mắt trên và mí mắt dưới tạo ra bệnh đau mắt nụm lẹo (a stye or chalazion). Khi sự nhiễm trùng xâm nhập những tuyến nước mắt, những tình trạng viêm như chứng hẹp tuyến nước mắt (acryostenosis) có thể là kết quả . Sự truyền nhiễm cũng có thể dẫn đến bệnh viêm và tắt nghẽn hệ thống thoát nước mắt (lacrimal system) và gây ra viêm túi lệ / viêm túi nước mắt (dacryocystitis)

Bệnh viêm màng bồ đào / viêm màng nho (Uveitis) là sự viêm cấu trúc bên trong của mắt mà có thể là do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn hoặc siêu vi / virus

Sự nhiễm trùng có thể là nguyên nhân ẩn tàng của bệnh loét giác mạc (corneal ulcer), mà trong đó giống như một "áp xe" (abscess) trên mắt

Vài trường hợp nhất định, nhiễm trùng xoan mũi (sinus infections = sinusitis) gây ra các triệu chứng như đau nhức mắt và sưng chung quanh mắt .

NHỮNG TRỊ LIỆU MẮT BỊ NHIỄM TRÙNG (EYE INFECTION TREATMENTS)

Thật may mắn, hầu hết cảc bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến đều tan biến đi, đặt biệt là với những trị liệu nhanh chóng như thuốc nhỏ mắt theo toa bác sĩ hay thuốc mỡ (ointments)

Đại đa số người bị bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến do siêu vi / virus tự khỏi bệnh . Trong những trường hợp nhiễm trùng mắt do siêu vi / virus nặng / khốc liệt , thuốc nhỏ mắt kháng siêu vi / virus (antiviral eye drop) có thể được chỉ định . Một số bệnh nhiễm trùng mắt do siêu vi / virus đòi hỏi sự lưu ý trông nom cẩn thận về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chất steroid để giảm thiểu sự viêm nhiễm liên quan khác .

Tùy thuộc vào nguyên nhân ẩn tàng gây ra bệnh nhiễm trùng mắt của bạn, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh hay kháng siêu vi / virus mà là dạng uống .

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA NHIỄM TRÙNG MẮT (HOW TO PREVENT EYE INFECTIONS)

Nhiễm trùng mắt có thể tránh được nếu có sự chăm sóc đúng cách .[/i]


Phòng ngừa nhiễm trùng mắt bằng cách rửa tay trước khi sử dụng kính áp tròng (contact lenses)

Nếu bạn ở gần người bị bệnh mắt đỏ, hãy tránh sự tiếp xúc chung quanh mắt của bạn cho đến khi nào bạn rửa tay trước khi đụng vào mắt . Bạn có thể giới hạn / giảm thiểu khả năng vướng phải bệnh nhiễm trùng mắt thường do vi khuẩn hoặc siêu vi / virus bằng cách sử dụng thuốc xịt chống nhiễm trùng và chất tảy rửa chống nhiễm khuản ở các khu vực công cộng như trung tâm nhà giữ trẻ hay lớp học .

Tại nhà, nếu bất kỳ thành viên trong nhà bị bệnh đau mắt đỏ hoăc bệnh viêm mắt đã đươc xác nhận, hãy gìn giữ giường ngủ của họ và khăn tắm sạch sẽ , và đừng để họ dùng chung những vật dụng gì với bất kỳ ai . Hãy buộc họ hải rửa tay thường xuyên .

Và nói chung, hãy dạy cho trẻ con tránh đụng và mắt mà không có rửa tay của chúng nó trước đó

Nếu bạn là người đeo kính áp tròng, bạn nên làm theo lời khuyên an toàn về vệ sinh, như rửa tay trước khi cầm nắm kính áp tròng, Đồng thời , hãy cẩn thận / hãy ý thức là đi ngủ trong khi thường xuyên đeo kính áp trong , ngay khi với loại kính áp trong kiểu mới là loại "thoáng khí" mà FDA đã chấp thuận để đeo ngủ qua đêm, sẽ tăng nguy cơ đáng kể về bệnh nhiễm trùng mắt cho bạn

Dưới đây là lời khuyên về những cách an toàn khác mà người đeo kính áp tròng có thể làm theo để tránh bị nhiễm trùng mắt:

    Hãy chắc chắn là kính áp tròng và hộp đựng kính phải được chùi rửa và khử trùng thường xuyên, theo hướng dẫn của các nhà sản xuất

    Thường xuyên thay kính áp tròng , theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa của bạn

    Không bỏ kính áp tròng vào miệng hoặc dùng nước miếng / nước bọt của bạn để làm ẩm ướt kính

    Đừng đổ tiếp thêm dung dịch dùng để bảo quản kính áp tròng vào hộp đựng kính . Thay vì làm vậy, hãy đổ bỏ dung dịch cũ đi và thay bằng dung dich mới

    Luôn luôn kỳ cọ kính áp tròng khi bạn chùi rửa kính, ngay cả khi đang sửa dụng loại dung dịch có nhãn hiệu là "không cần kỳ cọ" .

Vào tháng 6 năm 2009, tổ chức FDA ban hành hướng dẫn toàn diện để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt trong số những người đeo kính áp tròng

Những nguyên tác này khuyến cáo các nhà sản xuất ghi ngày loại bỏ (không chỉ là ngày hết hạn) trên kínn áp tròng và những sản phẩm sát trùng và tẩy uế . Dựa và những quan tâm lo ngại của FDA, hãy bỏ bất kỳ các kính áp tròng cũ, các sảm phẩm lỗi thời ngay cả khi chúng chưa bao giờ được mở ra và sử dụng .

"Không sử dụng đúng cách kính áp tròng và dung dịch bảo quản kính có thể dẫn đến kết quả mắt bị nhiễm trùng", các cố vấn FDA nói vậy . "Cả hai loại nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm đều có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như mất mát thị lực vĩnh viễn nếu không trị liệu"

Nguồn (Resources):

    Endophthalmitis after open globe injuries. American Journal of Ophthalmology. April 2009.
    Endophthalmitis categories. Principles and Practice of Infectious Diseases, 6th ed. 2004.
    Eye infections in the tropics. Cohen & Powderly: Infectious Diseases, 2nd ed. 2004.
    Infections of the lacrimal system.Principles and Practice of Infectious Diseases, 6th ed. 2004.
    Periorbital and orbital infections. Infectious Disease Clinics of North America. June 2007.
    Polymerase chain reaction analysis of aqueous and vitreous specimens in the diagnosis of posterior segment infectious uveitis. American Journal of Ophthalmology. January 2009.


Lynn Ly / VietBao - Posted : Wednesday, April 04, 2012 10:07:27 PM
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.