XY,
chị tìm thấy:
http://forum.ctu.edu.vn/...9c260fd86612153f226ce1e
đổi font dán lại ở đây, ai muốn xem hình thì vào trang trên nha!
Cây muồng trâu Tên latin: Cassia alata
Họ phụ: Điệp Caesalpinioideae
Bộ: Đậu Leguminosales
Tên Anh: Ringworm senna, Candlebush
Tên Pháp: Bois dartre, Cassie a fruits ailes
Bấm vào đây để xem thêm nhiều hình khác
" Tên khoa học: Cassia alata, họ phụ Điệp: Caesalpinioideae. Cây tiểu mộc (cao 2-4 m), lá kép, mang 8-10 lá phụ (lá phụ rộng 3-5 cm). Chùm hoa dài 30-40 cm, trái có 4 cánh. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
Muồng Trâu mọc phân bố ở cao độ =<1500 m, từ Thanh Hoá đến CàMau, Phú Quốc. Hột dùng làm thuốc xổ tốt, lá dùng trị lác (nhờ có acid crisophanic). Hoa dùng trị viêm phổi, suyển, phong lở, chống ung thư".
Tên Anh: Ringworm senna, Candlebush
Tên Pháp: Bois dartre, Cassie a fruits ailes
Họ phụ Caesalpinioideae (còn gọi làhọ "Lim Sét") được dùng phổ biến hơn họ chinhs Fabaceae, nhất làcho các sviên ngành Sinh học, TTrọt (trước đây tôi cũng được quý Thầy dạy với tên này). Đây làhọ có nhiều cây lấy gỗ (gỗ Lim), hoa đẹp, vàrễ cũng cố định đạm (N) nên trồng để cải thiện đất rất tốt (vì cùng bộ Đậu: Leguminosales).
Ngoài ra, nếu bị ngứa, rôm sảy, đặc biệt làbệnh giời leo thì lá muồng làmột loại thuốc quý, giã chung với lá mướp hoặc chỉ lá muồng thôi cũng đủ làm dịu đi cảm giác khó chịu phần nào.
Trong hệ thực vật Việt nam cây họ Đậu Fabaceae là1 trong 5 họ có số loài nhiều nhất ở Việt Nam. Gồm những loài cây thân gỗ, bụi, cỏ, đứng thẳng hay leo trườn. Lá đơn hoặc kép lông chim. Đặc trưng bởi hoa rất không đều hoặc đều cánh hoa đôi khi xếp lợp hay van (hoa cánh bướm), tràng tiền khai lợp úp; nhị 10, tất cả dính nhau thành ống hoặc chỉ 9 dính nhau còn chiếc thứ 10 tự do; noãn cong hình móng ngựa vàcó chân ngắn; quả đậu (nhưng như ở Mimosadeae vàCeasalpinadeae, quả có khi không mở hoặc phân đốt vàđứt khúc thành những phần 1 hạt). Có 710 chi/17600 loài, ở khắp thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 90 chi vàtrên 450 loài.
Giống Cassia có 6 loài được ghi nhận (1 loài nhập nội Cassia fistula) "Muồng hoàng yến hay còn được gọi làcây Osaca" có nguồn gốc từ Ấn Độ vàhầu hết chúng làloài cây thân gỗ hoa RẤT ĐẸP nên thường được trồng ở hầu khắp các Công viên, Đường phố. Loài đẹp nhất trong giống này làcây Muồng hoa đào Cassia javanica
mọc rất nhiều ở rừng miền Đông nam bộ (rất nhiều ở Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai). Vào khoảng tháng 4, khi những cơn mưa đầu mủa đổ xuống như đánh thức giấc ngủ "KHÔ" của loài thực vật này. Đó làlúc hàng ngàn những bông hoa sắc cũng phải nghiêng mình trước loài Cassia javanica . Bạn đã bao giờ nhìn thấy loài thực vật này chưa ????
Loài thầy XÊ post lên diễn đàn này làcây Muồng trâu = Cassia alata
Các bạn và Ô.Xê thân mến,
Tôi vừa tham khảo sách "Cây Cỏ Việt Nam" của GSư Phạm Hoàng Hộ (nxbản Trẻ, 1999, quyển I, trang 849) thì thấy mô tả cây Muồng Trâu như sau:
" Tên khoa học: Cassia alata, họ phụ Điệp: Caesalpinioideae. Cây tiểu mộc (cao 2-4 m), lá kép, mang 8-10 lá phụ (lá phụ rộng 3-5 cm). Chùm hoa dài 30-40 cm, trái có 4 cánh. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
Muồng Trâu mọc phân bố ở cao độ =<1500 m, từ Thanh Hoá đến CàMau, Phú Quốc. Hột dùng làm thuốc xổ tốt, lá dùng trị lác (nhờ có acid crisophanic). Hoa dùng trị viêm phổi, suyển, phong lở, chống ung thư".
Tên Anh: Ringworm senna, Candlebush
Tên Pháp: Bois dartre, Cassie a fruits ailes
Họ phụ Caesalpinioideae (còn gọi làhọ "Lim Sét") được dùng phổ biến hơn họ chinhs Fabaceae, nhất làcho các sviên ngành Sinh học, TTrọt (trước đây tôi cũng được quý Thầy dạy với tên này). Đây làhọ có nhiều cây lấy gỗ (gỗ Lim), hoa đẹp, vàrễ cũng cố định đạm (N) nên trồng để cải thiện đất rất tốt (vì cùng bộ Đậu: Leguminosales).
Hột Muồng Trâu, theo kinh nghiệm dân gian, làthuốc xổ cực mạnh nên 0/ thể khuyến cáo liều lượng sử dụng dễ dàng theo ý anh 2Lúa19 được (thuốc xổ nhẹ, an toàn hơn chính làdầu trích từ hột của cây Thầu Dầu/Đu đủ Tía: huile de ricine, thường dùng trong Tây y). Riêng lá dùng trị lác rất tốt nếu được đâm lấy dịch xức!
Xin bổ sung thêm 1 ít thông tin.
(MT)
Chào Bác MT
Bài viết của bác Hay quá. Rất chính xác, rất làTaxonomy. Theo sách của Phạm Hoàng Hộ nhà phân loại BẬC NHẤT Việt Nam thì chẳng ai dám cãi cả. Nhưng cháu xin phép với kiến thức nhỏ bé của mình trả lời Bác như sau:
Vào năm 1989 hội nghị khoa học quốc tế về phân loại thực vật tổ chức tại Thụy Điển các nhàkhoa học đã thống nhất gộp 3 họ :
1. Họ vang : Caesalpiniaceae (họ phụ vang Caesalpinioideae)
2. Họ trinh nữ: Mimosaceae (họ phụ trinh nữ Mimosanoidea)
3. Họ đậu : Fabaceae (họ phụ đậu Papilionoideae)
Thành một họ chung với nhau gọi làhọ Đậu Fabaceae vàbộ Đậu Fabales thay vị bộ Đậu Leguminosales
Về mặt chuyên môn cách sử dụng của bác MT (hay của các nhàTaxonomist) thì hoàn toàn chính xác vì (chia nhỏ dễ phân loại hơn, đưa ra các mặt hình thái chi tiết hơn) nhưng những đặc điểm riêng biệt ấy không khác nhau bao nhiêu màđiểm chung giống nhau rất nhiều, nên việc gộp lại hoàn toàn chấp nhận được khi gộp chúng lại thành bộ Đậu Fabaceae. Hơn nữa chỉ có chuyên môn sâu về phân loại mới cần đến thôi bác MT ạ còn lại thì chúng ta cứ xếp nó vào 1 Họ Fabaceae cho nó Dễ ... Bác nhỉ ...
Hơn nữa các hệ thống phân loại hiện nay có nhiều trường phái. Song hai trường phái (cháu cho làlớn nhất) thì lại chia theo 2 cách như Bác và Cháu
1. Theo Armen Takhtajan trong công trình Systema Magnoliophytorum thì chỉ có họ Đậu Fabaceae vàbộ Đậu Fabales
2. Theo R.K. Brummitt trong công trình Vascular plants Families and Genera thì chia nhỏ cho dễ nhận.
VàBác MT thân mến của cháu. Hiện nay vẫn còn đang Cãi nhau về cái họ này đấy Bác ạ vàchúng ta , hai Bác cháu mình dùng cả 2 cho thích Bác nhỉ ?
Chào Bác
Thân gởỉ bạn PMTrung,
Tôi có vào thăm trang web của bạn, rất lý thú vàcông phu, đặc biệt trên các loài động vật hiếm với các ảnh minh hoạ rất đẹp, rất có ích cho các bạn sinh viên vàcác nhànghiên cứu có quan tâm!
Riêng ý kiến của Trung về phân loại, 0/ phải các nhàphân loại muốn tạo thêm rắc rối khi chia thành nhiều phụ loài (subspecies), thứ (varieties), giống trồng (cultivars)... đâu, mànó còn liên hệ đến vấn đề trồng, lai tạo, tháp (grafting), quản lý dịch hại, dược tính... Càng có các nghiên cứu về DNA, kiểu phân loại lại càng chi tiết hơn nên người ta càng chia nhỏ sinh vật đến cultivars, pathovars... Vì vậy, các kiểu phân loại cũ đã được Gsư PHHộ chỉnh sửa từ 1992 với bản gốc của Canada (nxbản Trẻ đã tái bản năm 1999). Các trung tâm phân loại của PROSEA (HàLan, đến 2000) vẫn còn dùng kiểu phân loại kiểu cũ cho cây bộ Đậu (Leguminosales) trong lúc CABI 2005 (www.cabi.org/) đã chuyển sang Fabales Tất cả đều sau 1989. Điều này cũng dễ gặp trên nhiều hệ phân loại (chắc mấy ông phân loại thích tranh luận nhau 0/ chỉ cái...tên
Thôi thì, nếu 0/ quả khó khăn (như bọn tôi thường dùng), chúng ta nên để cả tên cũ vàmới, để các anh em sử dụng google.com còn dễ tìm thêm thông tin nữa chứ, phải 0/ Trung? Mục đích DĐàn này làđể thông tin cho nhau mà!
Rất cám ơn các thông tin của Trung! Mong hiện diện đều ở DĐàn này!
Thân ái,