Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
VĂN - Ưu Du &gt; Truyện Ngắn . . .
Ái Ưu Du
#21 Posted : Thursday, November 23, 2006 3:59:47 PM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

HOÀ ÁI TẠ ƠN

Vào tháng ngày gần cuối đời, có lẽ ba má ngao ngán cảnh ô trọc, nhân tình thế thái lừa lọc, dối dang. Nay ba má chọn nơi Mỹ Chánh nầy làm quê hương thứ hai? Không đi tu ở đâu tốt bằng, tu ở nơi chốn rừng sim bạt ngàn nầy thật! Không niềm vui nào khác ngoài việc nghe radio thường xuyên.
Gia đình bây giờ gồm có bốn người, (ba má, anh Thuyền, Hoài) rất biết ơn người đã chế tạ ra chiếc radio. Người đã nghĩ ra việc thiết lập đài phát thanh. Qua làn sóng điện, chúng ta nghe nhiều chương trình hữu ích.
Dù xa xôi muôn trùng cách trở tận góc núi đầu ghềnh. Dù tay chân bận rộn vôvàn, bên tai vẫn nghe được, bao nhiêu chuyện buồn vui xếp lớp lăn tăn. Nghe giọng ca ấm áp tình người. Cảm ơn các nhạc sĩ, đã phổ lời nhạc vào lòng đời. Cám ơn giọng ca tuyệt hảo, thở vào không gian lẫn thời gian như Duy Trác, Sĩ Phú, Anh Ngọc, Tôn Thất Niệm, Mai Hương, Lệ Thu, Thanh Thúy, Bạch Yến. Giọng ngâm thơ dạt dào âm điệu trữ tình Hồ Điệp.
Nhất là cần thùng thư cũ kỷ nhỏ xíu, nhưng rất quan trọng với gia đình Hoài. Không có thùng thư, không có báo chí, gia đình nàng không liên lạc với ai. Không hề biết tin tức xảy ra trong nước, qua tờ nhật báo, ba đặt mua mỗi ngày. Cám ơn: Sở Bưu-điện. Những người phát thư. Những nhà in ấn báo chí, viết lách đó đây.
Bầu trời hầu như rực lửa, chẳng bao giờ dịu mát lớp da đất. Mùa hè gió phương Nam thổi, từng cơn, nóng khô hừng hực, xoáy theo nhiều con trốt, bốc hốt tất cả thứ gì trong tầm cuốn, tàn phá, cướp giật nhà cửa ít nhiều. Đó là phần cuối con đường đi tìm sự sống. Bên người già nua run rẩy trên luống đất thiếu mầu mỡ. Thiếu tin tưởng. Đó là kết quả một đời lao lực, cần mẫn của mẹ cha, nhỏ từng hàng nước mắt chan mồ hôi, trên luống đất khô cằn.
Ba má không sờn lòng, cấy lại nắm mạ đầu tiên. Với hy vọng bừng lên sóng mắt bờ môi. Không máy cày, con người làm thay trâu bò, vươn vai ưỡn ngực ra kéo, cổ cày vai bừa.
Tạ ơn Chúa cho con người có sức lực bền bỉ, dẻo dai, can đảm phi thường như ba má. Chúa ban cho sự sống ở môi trường nào, mức độ nào, gia đình Hoài vẫn sống kiên cường, trong sạch và danh dự, cố vươn lên với đời. Ba má rơi vào hoàn cảnh cay đắng, Hoài không hiểu ba má có hối tiếc, vì quyết định (có thể sai lầm), khi trở về trên bờ quê nghèo cũ không?
Con đường nào cũng có ánh sáng và bóng tối, có vinh hoa và cơ hàn, điều kiên định dứt khoát duy nhất là, ba má đi trên con đường đó, có khả năng phán quyết sự vật trong bóng tối cơ hàn. Hầu vượt ra ngoài ánh sáng sung mãn không?
Hay, đôi khi ở ngoài ánh sáng, còn bị thất bại. Hoài chẳng thấy ba má thở than, mà có phần cam chịu. Qua nhân cách sống vị tha, ba má coi trọng hạnh phúc, tình thương, phúc lợi người khác, hơn sống cho mình. Ba đúng là vị lương y như từ mẫu.
Vẫn hay, ba má không muốn thổ lộ nỗi niềm, xin người khác nhỏ giọt chút lòng trắc ẩn? Hoài ví ba má như Khuất Nguyên, thời Chiến Quốc lưu loạn liên miên. Cổ nhân là người trí thức hữu ngã, hữu nghì, tài trí, đức hạnh, bậc trượng phu ngay thẳng, gặp Sở Hoài Vương bất tài, nghe lời xu nịnh, Khuất Nguyên bị lưu đày, chết thảm trong ngục thất.
Hoàn cảnh cổ nhân ngày xưa, và ông thầy thuốc sắp đến tuổi "cổ lai hi" nầy, không khác chi mấy, có khác chăng là ở chỗ, biết vận nước đến thời kỳ tha hóa, ba tự giam mình trong góc núi, lánh xa bể đời luân lạc, mong phục hồi mảnh đất trống, khô cằn sỏi đá, đã bị đời vùi dập tơi tả, chính phủ chưa cần trưng dụng, lịch sử bỏ quên. Quên Đất Nước, quên Con Người.
Nhưng, có hai người không quên ba; Một người chú em ba: Trần văn Lý, người làng Cây Đa, Phủ Hải Lăng, chú đã đứng ra lập Hội Đồng Chấp Chánh tại Trung Kỳ. Chú làm Thủ Hiến Trung Việt năm 1948.
Thứ hai là ông Trần văn Hữu, người lập ra Quân Đội Quốc Gia, một chính khách lỗi lạc. Công dân quý trọng ông, đồng tiền thời đó có giá trị cao, tương xứng với mức cần lao. Đồng bào, được đãi ngộ xứng đáng. Hai ông đã mời ba tham chính. Ba chỉ mỉm cười hoà nhã cám ơn, ái ngại lắc đầu. Xin không.
Ngày xưa ba má cho Hoài tung tăng đến trường, vô tư hồn nhiên, như cánh bướm đầu xuân gặp nắng mới, Hoài không biết lo đói khát, nhọc nhằn, vất vả, âu sầu. Vật chất không làm Hoài lo toan phiền muộn.
Còn bây giờ? Vấn đề quan trọng là, làm sao có tiền mua thức ăn, cho tám người lực điền, trả công nhật cho họ, vào chiều thứ bảy? Thu gom đống củi khô vào chất bên chái hiên nhà, để ngoài sân cơn mưa rào bất chợt, bị ướt, làm sao nấu thổi? Hoài biết ơn họ đã ra sức làm lụng vất vả, nhọc nhằn. Để người chủ và nông dâncùng chia sẽ cơm ăn áo mặc.
Tìm đâu có gạo, mắm, lương khô dự trữ mùa đông? Khi cơn mưa phùn gió bấc, cơn rét rừng lạnh xé ruột da, không có áo ấm che thân. Sung sướng thay! Khi mình không phải chạy lo từng ngày. Nếu vườn nhà ai gần hơn, có lẽ anh Thuyền, và sẽ có Hoài theo anh, hái trộm rau cải, cây trái làm món ăn.
Thật thế! Vấn đề giáo dục, trí dục, đức dục, đạo đức ở học đường, qua sách vở, từ chương. Nay trở thành khôi hài đen, trước nỗi cùng khổ. Thì, giờ giáo huấn công dân, "Tủ sách Học Làm Người", là con số không rỗng tuếch. Sách vở, bút viết, giấy trắng mực xanh, mà làm gì, nếu mình "đói rã ruột".
Khi sự đói khát, đẩy con người đến cao độ, Hoài tưởng tượng, thèm miếng ăn kinh khủng, mơ mình giàu sang, ăn toàn cao lương mỹ vị. Chỉ cần nghĩ đến thôi, nước miếng đã ứa ra đầy miệng, là khát khao, cố tìm mọi cách, để có món ăn. Dù là món ăn đạm bạc nhất.
Anh Thuyền bẫy hụt con chim hoàng anh rất đẹp, anh sợ nắm chặt, nó sẽ chết. Nên anh nắm nhẹ quá, nó mỗ vào tay, vùng ra thoát thân. Hai anh em đứng dưới cây tùng cụt cành, tiếc ngẩn người nhìn theo con chim, hoảng hốt bay vút về chân núi. Trên tay anh vương lại vài lông ống, có tí máu hồng tươi.
Hoài đem lông vào nhà, cắm trong lọ sứ nhỏ trên bàn học, vẫn vơ buồn suốt mấy ngày. Thời gian trôi qua, giữa bến bờ yên lặng kéo dài, cánh lông không còn tươi màu vàng sáng, sắc nét như xưa. Gợi lòng Hoài buồn phiền hơn.
Ít lâu sau, Hoài lấp ló nơi song cửa, nhìn hai con sáo làm tổ, dưới nhánh chạc ba cây vú sữa, cạnh góc hiên nhà. Anh không dám bẫy bắt chim nữa. Cạnh cây dừa, chim ác là là thân đen nhánh, có khoan trắng ở ức, không biết làm tổ, rình tổ trống, vào đẻ trứng nhờ.
Hoài lắng nghe anh chị chim líu lo trò chuyện, nhẹ nhàng thánh thót. Hoài đoán nghĩ hôm nay chúng vui hoặc buồn. Nàng cười vu vơ, dõi mắt nhìn công việc xây tổ diễn tiến đến đâu.
Một hôm, Hoài ngồi nhặt rau bên hiên nhà, nghe tiếng chiêm chiếp, ríu rít non nớt trên tổ, Hoài đứng dậy nhìn lên.
Hai đầu lơ thơ vài sợi lông, mỏ vàng mở lớn, ngóng cổ dài đưa qua đưa lại, run run, chờ mẹ mớm mồi. Sau đó ít lâu, nàng thấy bố mẹ làm huấn luyện viên, cho bầy con nhỏ chuyền cành, bay từng đoạn ngắn. Khi mọc đủ lông cánh, chim bay đi xây dựng tổ ấm riêng. Thỉnh thoảng quyến luyến quay lại chốn xưa, xôn xao, ríu rít ân tình.
Lạ thay, lúc trưởng thành quay trở về chốn cũ. Chim rủ thêm nhiều bạn bè thân thuộc, nội ngoại hai bên, hội hè đình đám suốt tháng. Chúng cất cao tiếng hót thâm tình lảnh lót bay xa. hân hoan hòa ái, không biết mỏi mệt. Chúng tri ân nơi chúng đã chào đời. Cây vú sữa càng đông vui. Má vãi gạo lúa ra sân cho chim ăn. Chim có đàn cất tiếng hót thật hay. Như thể tạ ơn người đãi ngộ.
Tháng ngày dần qua, trong niềm tiếc nhớ không cùng về dĩ vãng, đậm mầu, đã một thời đượm nét phong phú hân hoan. Một mình Hoài len lỏi trên con đường mòn vắng khuất, nghe tiếng lá khô trở mình. Tiếng lá tranh xào xạc lùa trong gió. Tiếng vạc kêu đàn lẻ loi. Tiếng còi tàu buồn bã rúc trong sương chiều phủ sớm. Con tàu đi xa khuất, còn để lại một dải khói trắng đục cuồn cuộn, kéo dài đến tận chân mây, trôi trong bầu trời bàng bạc. Nhìn con tàu kéo theo dải lụa xám đục, lòng Hoài buồn bã vô hạn.
Tiếng bước chân Hoài quạnh hiu, cô lẽ dẫm trên sỏi đá. Mùa hè gió Lào thổi qua dãy trường sơn, nóng muốn lột da. Mùa đông gió Bắc thổi về, lạnh run cầm cập. Cảnh vật thảm sầu, cây cối tàn tạ bật gốc, ngả nghiêng. Phiền úa. Chao đảo.
Tất cả... Hoài nghe rõ, như tiếng lòng vang vọng. Buồn thiu. Còn đâu nữa những ngày yên vui bên mái trường xưa. Nơi có chuỗi cười hồn nhiên, giòn tan vỡ toang cổ họng! Còn đâu tháng ngày tung tăng dạo bước, cùng bạn bè qua bao thác mộng hồ mơ! Đâu còn ngày cũ vai kề vai, tay trong tay, mắt nhìn mắt, môi tìm môi. Hai người chụm đầu bên nhau, ngắm nhìn mặt trời êm ả, gửi muôn tia nắng vàng rạo rực, thương tặng trái đất!?
Còn đâu suối gần đồi xa, cánh đồng cỏ nâu vàng, êm mịn như nhung, lấp ló ngàn tia nắng lung linh, đuổi nhau trên lá cỏ. Mặt trời âu yếm nhảy nhót, trên hai mái đầu xanh chụm lại. Ta đọc cho nhau nghe bức thư tình thắm thiết. Tìm đâu thấy con đường đất đỏ, ngoằn ngoèo uốn lượn, xẻ sườn đồi ra làm đôi. Đâu đêm đông buốt giá xứ lạnh Đà Thành.
Dưới bầu trời đầy sương mù, có đôi bạn nhìn lên chòm cây, tìm đếm các vì sao, e lệ qùy gối bên nhau, nép mình bên đài mây. Ngắm nhìn đời sống phù dung trần thế. Còn đâu buổi trưa hè rạo rực tình thư. Ngày mùa thu xôn xao nỗi nhớ. Chiều mùa đông ấm áp mật ngọt tình hồng, cạnh lò sưởi!
Ôi! Quá khứ xa xôi, tưởng đã tàn phai theo tháng năm, nào ngờ bừng dậy, theo bước thấp bước cao, về trong đời sống khổ hạnh, lắm ưu phiền. Cái tình nho nhỏ chia xa, Hoài tưởng chừng ít sợi tóc đã rụng. Thật ra, đây là một cái đầu đầy tóc rụng! Thực tế khổ đau. Thực tế buồn lắm! Kỷ niệm chẳng thể phôi pha.
Hoài đóng khung cuộc đời mình nơi khu rừng già hoang vắng. Không ai biết mặt biết tên. Giản dị âm thầm, chất phác nghèo nàn. Như cô thôn nữ đồng nội, được số phận an bài. Cuộc đời bình thản, không khùng câu mồi, bằng miếng bả phù vinh, hầu đạt đỉnh chung, trong hoàn cảnh quá ư khắc nghiệt.
Tuy nhiên, rảnh rang đôi chút, mở lại xấp thư cũ, nhìn ảnh chụp chung với Hoàng ở Dalat, nàng xót xa tự hỏi " Ơ! Có một thời xa xôi nào, mình sung sướng vô tư, vui vẻ hồn nhiên đến thế sao? Một Hương Hoài tươi thắm giữa vườn hoa học trò, có người yêu hào hoa phong nhã, anh sống sang giàu nơi chốn phồn vinh sao? Thật đúng là, Hoài đã sống những ngày qua. Chứ không là mơ?"
Chính tháng ngày sống gian khổ nầy, cho Hoài biết bao đấu tranh, với từng cơn bão lòng. Ngắm ảnh Hoàng cất trong album, bên góc va ly, rồi nhìn mặt mình, từ phiên gương nhỏ phai mờ, chiếu rọi lại. Nàng thấy nhói buốt từng cơn đau trong tim. Ước gì đằng sau tấm gương rạn nứt nhiều miếng, Hoàng chứng kiến Hoài, có cuộc sống thế nầy. Anh sẽ cười vui, chìa tay ra đón em. Hay Hoài chỉ thấy phản ảnh tấm gương lạnh lùng!? Lòng Hoài chợt nao nao, xót xa, nhớ nhung, ưu phiền man mác, ấy mà nhớ ơn tình bất tận.
Một áo lạnh nhung mầu vàng mơ, kỷ niệm ngày ấy, do Hoàng ân cần trao tặng. Chiếc áo sao gợi biết bao nỗi buồn phiền, không vui thích. Tại sao? Có phải Hoài chỉ có một chiếc áo mong manh, nói lên phận nghèo, sự tàn phai theo tháng ngày, đong đưa nỗi nhớ thương, mến tiếc trên nhánh thời gian?
Lắm lúc, nằm vắt tay lên trán, nhìn mái tranh thủng lỗ, đem ánh mặt trời xuyên qua, nhảy nhót trên nền đất nện mốc meo. Nghe tiếng kèo cột rít khô khan, vặn mình răn rắc. Mỗi lần gió mưa chuyển mùa, bao nhiêu dự tính tốt đẹp của cô gái, phơi phới nét xuân thì, chợt tiêu tan theo mây khói.
Cổ nhân đã nói "Thứ nhất vợ dại trong nhà, Thứ hai nhà dột, Thứ ba nợ đòi". Gia đình mình, hội đủ ba yếu tố đáng buồn chăng? Dẫu sao, Hoài vẫn xin cảm ơn mái nhà tranh, nơi đã từng là chốn an vui thanh bạch. Ấy vậy mà ấp ủ đầy tình yêu thương mẹ cha, con cái nồng nàn. Và là bếp lửa sưởi ấm gia đình mình trong ngày đông giá rét.

_ * _


Kỷ niệm ngày Lễ Tạ Ơn 2006.

viethoaiphuong
#22 Posted : Thursday, November 23, 2006 6:27:13 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
ah! Chị Út ơi!
Hôm qua Nhít đọc bài này của chị Út trong Bến Sông Ngân ( bensongngan = phải vậy không hỉ chị Út? Nhít nhìn gì cũng ra thơ- khổ thiệt!!)
Dạo này đọc theo vết của chị Út trong bóng hình em Hương Hoài của xứ sở ngàn thông- làm Nhít hụt hơi...
Nhất là trong các truyện dài ngắn gì chị Út hay tả về cuộc chiến thương tàn trên mảnh đất quê mình một thuở còn chưa lành vết sẹo hiểm độc.. làm Nhít đọc rồi cừ thần ra... Nhất là đoạn Hoài nhìn thầy bàn ăn có thịt ếch... rồi nôn ọe ra đó... thú thiệt lúc đó Nhít chẳng ăn gì mà cũng có cảm giác buồn nôn khi Hoài còn chưa nôn kia... khiếp thật là ngòi bút của chị Út !!
* Nhít rất chán ghét chiến tranh!! Bạn thân nhất Net của Nhít được Nhít gọi tên: "nữ tướng Triệu Vương Quân" , và Nhít làm "cận vệ trung tín" cho người... nhưng Nhít luôn bảo: Nhít thương "nữ tướng" thì theo "hầu" thôi chứ Nhít phản đối mọi cuộc đổ máu vô tội của dân lành. Tất nhiên Nhít ghét mọi sự giả dối và ngụy biện trong mọi tham vọng của những kẻ làm chính trị không chân chính.

Rõ ràng chị Út phải là HHoài khi đó thì chị Út mới viết đúng như vậy chứ hỉ??
*Nhít bỗng nhớ lần đầu tiên nhìn thấy hình chị Út tính đưa vào TT-PNV 2 hồi trước khi thay hình bây giờ : Nhít gọi đứa cháu vừa ở VN sang đi học bên này: nó trầm trồ..thay vì nói chi chi , nó cho một câu: "oh bác ơi: cô này như ở trong một bài hát quan họ Bắc Ninh đi ra trang Web của bác đó nhỉ??" !! Nhít cũng chẳng nói gì, chỉ đính chính lại: trang Web này không phải của bác đâu; bác chỉ là người đến ở đậu như loài chim thiên di... đi tìm một miền đất ấm áp để lánh Đông tàn lạnh lẽo nơi lòng người thôi cưng à.
Rồi Nhít hỏi nó: "thế tên Ưu Du thì cưng thấy sao?"-- nó chả cần nghĩ ngợi: "giống cái nốt nhạc sầu-rầu như mùa Thu sắp hết lá vàng cho bác lơ mơ... hihi!! -- đó là bạn bác với mẹ cháu bảo vậy - cháu nghe lỏm được một lần..." rồi nó chạy biến khỏi phòng. Nhít không kịp chộp nó... cho cái bạt tai "đáng yêu" nhất!!
Bao giờ cháu của Nhít lớn chút nữa thì Nhít sẽ chỉ nó đọc truyện HCTY của chị Út hỉ??

** chị Út sắp đi du ngoạn Hawaii rồi nhể? chúc chị Út+ phu quân và các bạn của chị Út sung sướng và mãn nguyện với những ngày hẳn đáng ghi nhớ này ! Chị Út nhớ hít thở giùm Nhít hơi của biển và nghe thay Nhít lời của hoàng hôn lúc mặt trời sắp bị nuốt vào lòng sóng xanh thẫm mông lung là huyền-bí.... hehe!!


*** sorry chị Út hỉ: vì nhớ chị Út bật đèn xanh : Nhít cứ thoải mái comment dưới bài chị khi nào Nhít hứng lên với chữ nghĩa ( và ý tưởng lạc loài của mình...??? có khi chị còn ngại mấy chữ nì??) - nên đây là lúc Nhít hứng rồi đó chị Út ơi. Nhưng Nhít chân tình cũng dặn lại chị : khi nào chị hết thích Nhít làm xấu trang văn-thơ của chị thì chị cứ viết dưới này cho Nhít nha: Nhít sẽ vô xóa liền liền nha. Bởi cái đầu Nhít nó cũng lãng đãng hay quên: cái phải quên thì nhớ, cái phải nhớ thì quên!! Bởi vậy...
Ái Ưu Du
#23 Posted : Thursday, December 7, 2006 5:53:54 AM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

KHI CUỘC TÌNH TÀN
(TRAO ĐỔI PHONE ĐƯỜNG DÀI, đã được thu băng)

1e.- Allo. Allo! Chào anh. Anh có khoẻ không?
2a.- Ah! Chào em. Cám ơn em. Dạo nầy anh không được khoẻ lắm. Buồn và đau nhiều là đằng khác.
1e.- Em đã nói với anh hằng trăm lần rồi: Bi giờ mình cũng đã có tuổi, chứ nào phải còn trẻ mỏ như hồi xuân xanh đâu. Mà anh cứ nay cặp bồ con Kim. Mai con Nguyệt ghen tương anh với con kia. Em nói anh đứt lưỡi, không được mà.
2a.- Tự nó muốn liên lạc phone đến nhà mình hò hẹn, rủ rê. Chứ anh nào muốn.
1e.- Không có lửa, làm sao có khói. Chỉ từ ba bốn tháng nay thôi, khi anh bắt đầu quen với con Kim, thì anh mới cấm con Nguyệt không được gọi phone đến nhà. Anh sợ các con nghe được. Con sẽ méc lại em. Và cũng vì anh sợ cả con Kim ghen ngược. Nhưng anh không biết là con Nguyệt đã gọi phone tới khóc lóc, kể lể với bé Tư Hà đủ điều: Kể về anh và con Kim đó sao?
2a.- Thì... anh đã ngăn cấm con Nguyệt thật. Anh cũng biết nếu thật lòng nó sợ anh, thì nó phải nghe lời anh. Tiếc thay nó không nghe lời anh. Nên anh từ bỏ nó rồi em.
1e.- Có thể nó không mấy thương yêu anh, mà nó sợ mất anh. (như mất món của hồi môn) Anh là món mồi béo bở mà. Không tin, anh cứ hỏi các con gái mình. Đúng là nó đã gọi phone đến nhà mình kể tội anh.
Lẽ ra, khi anh biết được tin “con qủi cái” không tuân lệnh đồng lòng đồng cảm với anh. Phải đùng đùng nổi giận, anh gọi phone tới nhà nó hét lên; Chửi thẳng vào mặt chúng nó là “Đồ đỉa đói chuyên hút máu người. Hãy cút xéo đi, đừng theo quấy rầy, cho tôi nhờ”.
2a.- Anh biết cách xử sự. Đừng dạy khôn anh nha. Anh sẽ không viết thư cho em nữa. Đọc chưa hết thư kia, thì lòng đùng đùng nổi giận, anh đã chán quá.
Chẳng thèm viết lách gì! Em muốn làm gì thì làm. Anh cũng không thèm gặp mặt em đâu. Em cứ quyết định theo ý em. Nghe rỏ chưa? Đây là lần nghi ngờ thứ bao nhiêu rồi? (Trừ khi em không còn hấp tấp, nóng nảy, nghĩ anh còn đam mê chúng).
1e.- Ủa!? Thì ra ngắn gọn là thế... Giống hồi năm 2000 ấy. Khi em nói đúng tim đen cuả anh. Anh đùng đùng kiếm cớ nổi giận. Rồi anh nói vì giận em, anh đã sa vào vũng lầy, phung phí bao nhiêu tiền vào tay chúng nó ha?? Bao nhiêu lần rồi, anh vẫn chừa một kẽ hở hoãn binh, là tạm thời úp úp mở mở, lẫn trốn chúng thôi.
Anh không dám dùng biện pháp mạnh là= Nhìn thẳng vào mặt chúng. Nói lời chia tay vĩnh biệt. Nên sau khi chúng “mè nheo” khóc lóc, năn nỉ, thoả mãn rồi, đâu vẫn hoàn đấy. Anh vẫn tiếp tục nói láo với em và các con. Thưa anh! Em không thể chịu đựng hơn.
Tình yêu em trọn vẹn chân chính. Em chưa bao giờ lợi dụng anh một đồng xu. Nên; Tuyệt nhiên em không bao chấp nhận anh sự lừa gạt trắng trợn tiền bạc và tình cảm >>do từ con Kim mà anh ra nông nổi ấy<<.
Sự việc đã rỏ rành rành. Anh nên quay về phủ phục dưới chân chúng, cầu mong chúng gia ân nối kết. Hầu anh liếm lại mấy bãi đờm anh đã trót nhổ ra. Em sẽ không thèm quấy rầy anh. Em hứa như thế.
2a.- Hừ hừ! Sao em đánh giá anh thấp thế. Em cứ nghĩ như vậy, anh sẽ rất buồn và nổi giận kinh khủng. Đã nghi ngờ nhau hoài, thì còn gì là tình yêu nữa chứ. Bây giờ, anh sẽ im lặng. Anh cứ nói đi.
1e.- Vậy chứ, từ sáng thứ Hai, 24-01-05 lúc 9:49, anh nói anh đi Dalat với ông Ba, ở một tuần. Để lo về việc mua đất đai kiếm lời gì đó. Thật ra, anh không hề đi với ai, mà anh đi với con Kim, lên Dalat ở tại Hotei Dream. Trong khoảng thời gian đó, anh không tự do, không có một giờ rảnh rỗi tách rời nó, để lẽn đi e-mail về em. Vì, thật ra, mặc dù đi chơi, nhưng anh vẫn mất tự do ha.
Chứ nào em có cấm cản anh mất tự do, như anh vẫn bảo hỉ? Đâý, chính là lúc anh bị kềm kẹp. Bị ra lệnh, bị bám sát từng bước. Nhất là bị tước đoạt tiền bạc cuả chúng ta, một cách dã man và thô bỉ, ô trọc nhất.
Vậy, anh tự sa chân vào vũng lầy sa đoạ, thì đừng đỗ tội cho em nha. Em không thể nói gì hơn, khi anh tính nào vẫn tật ấy. Em thật chán hết biết. Không vì lý do gì em cần níu kéo cuộc tình tàn đã mất nữa.
2a.- Em đừng có tối ngày đi rình mò anh, như tên trộm vậy. OK. Anh có lỗi trong việc nói dối em. Chẳng qua sợ em buồn. Sorry. Em ơí! Xin hãy rộng lượng thứ tha và bao dung. Anh xin hứa là thôi. Anh không muốn nói gì nưã. Anh im.
1e.- Chỉ cần một tiếng sorry trơn tru từ cưả miệng dẽo mồm dai mép, tràn môi trên mà trề môi dưới cuả anh; Là anh sẽ xí xoá bao như điều bất nhân gian ác hoài mãi sao? Vậy thì, anh đừng bao giờ mở miệng ra nói câu: “Em và các con không tôn trọng anh” nhe.
Anh muốn cho các con tôn trọng anh? Trước tiên, anh phải làm thế nào tỏ ra xứng đáng, và tự tôn trọng mình. Sau đó các con và em mới cảm thấy anh xứng đáng được em và các con: Không những là tôn trọng anh, mà anh được sự trìu mến và kính trọng. Để khỏi làm phiền nhau vô ích, em sẽ về Việt Nam:
-* Trong đó, sẽ giải quyết chuyện tình cảm & tiền bạc anh vay mượn từ xưa. Em sẽ đưa ra ánh sáng cho minh bạch vụ nầy. Bởi tự vì, anh đi rao réc với các em cuả anh là:
- Em gian ác, đã lấy tất cả đồ đạc trong nhà, không chừa lại cho anh cái gì cả.
- Thưa anh, sao anh mở miệng ra nói láo kinh khủng, mà không biết mắc cỡ vậy? Vậy chứ, anh có muốn em nhắc lại cho rỏ không? Nào là bao nhiêu đồng hồ, máy ảnh, cả lượng dây chuyền vàng, nhẫn vàng, cà rá, giày sports, quần jeans, những áo veston đắt tiền, vô số. Tiền bạc phủ phê. Đó là cuả chìm. Còn của nổi to chình ình như tủ đựng quần áo đáng giá vài triệu, tất cả máy móc trong nhà, tivi, đồ dùng, vân vân... vẫn còn nằm ở nhà đó. Cả cái máy lạnh ở đâu ra, để anh ngày đêm mát mẻ? Chả lẽ em sắm ra, rồi leo lên gỡ xuống, đem đi hết?
Mấy lần hết, em hỏi tới vàng, đồng hồ, khi thì anh nói láo là anh túng tiền, có bán xài, cầm cố. Hay đi chơi đã bị mất, bị giựt. Úi Trời! Cáo già mà cũng bị giựt ha! Vậy thì gần 30 chục ngàn usd? Chắc cũng bị con nào giựt béng mất toi hết ?
-* Này anh; Anh đừng có dựng đứng lên em đã lấy hết, rồi anh đi bêu rếu, vu oan giáng hoạ những chuyện không, anh nói có à nha. Việc nầy, các con đều biết, thấy rất rỏ. Anh đừng tiếp tục bôi tro trác trấu lên mặt nói láo, để con cái càng khinh anh. Cái tội của anh to ngập đầu ngập cổ đó. Anh đem vàng, bạc, máy móc, đồng hồ đồng cháo, tóm lại, tất cả mọi thứ, anh đem đi dâng cúng bất lương vào những cuộc truy hoan. Anh nói láo và lường gạt mọi chuyện.
-* Có dôn dốt như em, cũng thấy và biết rất rỏ chân tướng anh mà. Vì sao? Khi xưa em yêu anh, em chưa hề có những ngày cận kề bên anh. Không có môi trường thuận tiện sống chung dưới một mái nhà. Tình yêu ấy được sơn lên một lớp mạ vàng lý tưởng, ảo tưởng thi vị. Anh bưng bít. Che đậy tài tình. Em không thể biết được những cố tật, những hành động, những suy nghĩ cuả anh.
-* Đến nay, đã trải qua mấy chục năm yêu và biết nhau. Thì bản chất con người anh đã lộ rỏ nguyên hình. Ngày xưa, anh nói vì buồn buồn chị Tư cấm mình yêu nhau, nên anh sa đoạ? Vậy chứ bây giờ già gần U-bảy mươi rồi, anh vẫn nhúng chân vào vũng lầy! Bởi tại ai? Anh chỉ là một chàng trai “ảo” quá tầm thường. Đúng là thần tượng ấy em nắn trên cát bị sụp đỗ. Đừng đỗ lỗi ai. Nha. Anh nói láo tàn bạo, phản bội tình, lứa gạt tiền, trắng trợn nhất đời.
-* Em không thể rộng lượng tha thứ anh thêm; Lần thứ mấy chục rồi?? Em cương quyết dứt tình với anh. Em đã cho anh quá nhiều; để rồi nhận lãnh những điều bao dung, chịu đựng và hy sinh quá đáng. Hậu quả là không đúng chỗ và thua thiệt.
-* Tuy nhiên, một điều cuối cùng em yêu cầu anh: Kinh qua cuộc tình dai dẵng nầy. Em biết rỏ anh hơn ai cả. Mong anh thức tỉnh. Không nên nhẫn tâm để mưu toan chuyện đi lường gạt tình cảm và tiền bạc người nhẹ dạ nữa; Nhất là bà Thu, Bích Hà, Hồng Hoàng Anh, và những bạn trai ở hải ngoại vô tội. Ai ai cũng phải làm việc vất vã. Đồng tiền kiếm được qúy lắm.
-* Chứ không như anh, được em và bé Hai nuôi anh, sung túc, no đầy. Anh ngồi không an hưởng, không làm việc gì cả, nên anh không thấy giá trị cao quý từ tình bạn, tình yêu, qua đồng tiền người khác dành dụm, chắt chiu gửi về anh đâu.
-* (Họ cứ tin anh bị đau - Chứng bệnh nan y. Anh đã nói láo, lừa dối họ, để họ quyên góp tiền về cho anh – Trong khi đó, anh lại tiếp tục phây phây đi ăn chơi trác táng. Những đồng tiền bạn quyên góp, lẽ ra nên đến tận tay các em bé mồ côi đáng thương, ốm yếu, bệnh tật khốn cùng, nghèo khổ ở vùng quê xa xôi).
-* Riêng em, bây giờ thật bình an và hờ hững tình phai. Anh hãy nghe Vicky cho thật kỹ nha:

APRÈS TOI
Vicky Leandros

*
Tu t’en vas
L’amour a pour toi.
Le sourire d’une autre
Je voudrais mains ne peux t ’en vouloir

Désormais
Tu vas m’oublier
Ce n’est pas de la faute
Et pourtant tu dois savoir

Qu’ après toi,
Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre
Qu’en souvenir de toi
Après toi

J’aurai les yeux humides
Les mains vides, le coeur sans joie
Avec toi
J’aurai appris a rire

Et mes rires ne viennent que par toi
Après toi
Je ne serai que l’ombre
De ton ombre - Après toi ...

*

Đầu dây kia giằng phone cái cộp rất to trên máy.
Thì ra... giận dữ nghe!
Sợi dây đã dứt lià đường nối.

_ * _
viethoaiphuong
#24 Posted : Monday, December 11, 2006 10:08:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hạnh Phúc Đơn Sơ

13h30 Paris, hôm nay, mười hai, tháng mười hai, năm hai ngàn lẻ sáu: Thy không tin ở mắt mình khi thấy tấm bưu thiếp ấy ngay trên kệ để thư nhỏ, nơi hành lang đi vào phòng khách ! Chưa đọc phía sau ai gởi, vậy mà linh tính báo thẳng về cho linh cảm: một tâm hồn từ cõi mộng mị giống Thy đi tìm Thy để trao cho Thy một mẩu nhỏ phiêu linh.
Núi lửa đang phun trào rực rỡ là những nham thạch sống đang trôi ra cả một vùng nghi ngút khói lửa: nền trời phía trên cũng tím xanh, mà biển phía dưới cũng tím xanh - gam tím xanh này thật là hoang dã chi đâu: hừng hực mà vẫn dịu êm! Làm Thy nhớ quá những ý tưởng và trí tưởng của một người, mang trong mình hai nửa đời thật khác biệt nhau: một nửa đời: toát ra ngoài theo những con chữ thật sâu và thật sắc bén, tuy bình dị: những là khói lửa của chiến tranh, của điêu tàn và chết chóc. như một nhân chứng lích sử sống của Việt Nam trong suốt một phần tư thế kỷ thứ hai mươi vừa đi qua. Một nửa đời khác dấu kín trong tâm tư theo những tâm tình rất lụa là gấm vóc vừa cao sang; vừa thanh tao và dạn dĩ: như sự thật của đất cát chỉ có thể tả ra đúng gam màu đơn sơ của đất cát. Nhưng cái linh bên trong đã hết là đất cát hoang sơ: đó là tình yêu thầm lặng rất thiết tha trìu mến.
Thy chiêm ngưỡng phía sau tấm thiệp: không tên người gửi, không chữ ký riêng... chỉ có những hàng chữ rất vội vàng mà cứng cỏi như cá tính của phái nam-nhi; nhưng vẫn điệu đà khắc tên linh hồn nhi-nữ ( Chúa ơi!! Thy viết tới đây thì cười chết lặng chỉ với riêng mình và cái màn hình vi tính nho nhó xinh xinh IBM-ThinkPad này thôi !!) :
" Hoài Phương, Cảnh vật ở Hawaii rất đẹp. Tuyệt vời lắm. Tuần đầu ở trên du thuyền Pride of Aloha lớn kinh khủng-sang trọng hoành tráng - trời nắng. Nhưng 3 hôm nay mưa gió - vẫn vui lắm. Thật là có ấn tượng "sâu sắc" cho cuộc du hành .
Ước gì trong chuyến đi - có nhiều bạn thân trong nhóm thơ; văn- càng vui hơn..."

Phải chăng đó chính là ngày Thy viết bài "Một Ngày" 01/12/2006


Nơi ấy Hawaii:



Trời hôm nay, sao nhỉ

Nắng hay Mưa



Nắng nơi ấy có nhạt vàng

Như trong thềm lục địa

Thu chiều này đuối sức

Nên sắc màu hư hao



Thế còn mưa

Mưa có nhiều nức nở

Giọt đan thành hàng lối

Hay rối bời như tơ



Gió ngoài ấy

Có mong manh và trắng

Mây có màu xanh lãng

Hay cũng hồng như thơ



Ồ mà sóng

Sóng có dâng thành cuộn

Như nỗi lòng sầu muộn

Của Hương Hoài năm xưa



Tiếng của biển về đêm

Có trầm và lắng đọng

Nhạc có trôi theo sóng

Để sóng tràn theo mơ



..............???.................



Chiều ngắm bóng hoàng hôn

Người có thương... rồi nhớ

Một vần thơ bỏ ngỏ

Lỗi ngôn từ hoang sơ



...............!!!..................



À, mà bây giờ nhìn kỹ mới thấy dấu bưu điện nơi gửi : Honolulu HI 968 / 04 Dec 2006 PM 2T . Góc trên bên trái bưu thiệp: Hawaii Volcanoes National Park.
Vậy là sau khi được Thy gửi điện báo qua vùng sóng ngọai biên từ vũ trụ không màu 3 ngày rưỡi!
Ngoài kia trời đang thật sắc hương Thu-Thu: nắng chín vàng, như kiểu màu trời xứ sở sương mù ngàn hoa Dalat vào dịp Giáng Sinh đó thôi.
Thy nghĩ người gửi cho mình chút núi lửa và hoàng hôn đang buông rơi trên biển cả kia hẳn biết lòng Thy như lòng người đâu đó một thời xa xưa. Những con chữ biết nói, đâu cần biết năm tháng và tuổi tên, khi tất cả đã dư thừa niềm bày tỏ qua tâm linh?!
Thy sung sướng khi được mang trong mình chút lãng đãng của thơ-thơ, chút lang bang của văn vẻ... nhờ vậy hôm nay Thy mới có được niềm hạnh phúc tuy đơn sơ mà quá đỗi lớn lao này.
Cảm ơn đời vẫn còn có những trái tim rất hồn nhiên đầy tình mến
Cảm ơn người đã "cắt" một mẩu nhỏ trái tim mình tặng lại cho Thy - làm nên hương vị ngọt lành cho gánh hành trang quí lắm mà Thy cần trên con đường thơ-văn hôm nay, dẫu chẳng để làm gì, chỉ như người từng nói: góp phần làm nhân chứng cho lịch sử một thời mình sống và đi qua!
Thy cũng xin chúc người có những ngày an vui trong dịp lễ cuối năm nay : hai ngàn lẻ sáu.

Paris 14h50 - 12/12/2006
ThyThy-Hoàng Thy Mai Thảo
Việt Hoài Phương
Ái Ưu Du
#25 Posted : Tuesday, December 12, 2006 1:08:47 PM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

Chào em Mai Thảo,
Thật vui kinh khủng khi "Người" viết cho "ai" những câu bâng quơ dí dỏm (nhưng mang nhiều ngụ ý)
Cảm ơn em. Vâng "Nguời" viết rất vội, vì hôm ấy trời mưa gió bão bùng, "Người" như chiếc lá úa tấp vào mạn thuyền, thuyền "vô tư" lênh đênh bềnh bồng cỡi trên sóng; Chỉ vì..."Người" sợ rơi tọt xuống biển... đen, ở với hà bá, không còn bạn thơ-thơ trìu mến, dễ thương, thì buồn lắm! Haha!
Chúc em có những ngày an vui.
Ái Ưu Du
#26 Posted : Friday, December 22, 2006 1:39:48 PM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

HAI VÌ SAO QUỲ GỐI TRÊN BẾN NGÂN HÀ

Hoài đi lên, đi xuống, con dốc mờ tối, năm bảy lần, chờ đón, ngóng trông Hoàng kinh khủng. Ruột nóng như lửa đốt.
Dưới ánh đèn vàng vọt đầu phố, hàng cây tối mờ, bụi qùy cánh lá xòe to nham nhám, thấp thoáng nhiều bông hoa màu nghệ, nhụy nâu, nở hết cánh, trông vui mắt, chúng nép mình dưới chân vách đá.
Các mái nhà dưới thấp, trên cao, chênh vênh bên sườn đồi thoai thoãi, chạy dài xuống thung lũng âm u, ánh đèn mờ nhạt chiếu ra, tạo thành nhiều đóm sáng bất động, lớp sương mù dày bao bọc cả vòm trời.
Cuối sân sau trường kỹ thuật Lasan, bờ khe nhỏ ăn xuống phiá dưới, khe mương nước chảy một bên đường. Thỉnh thoảng vài hòn đất, đá, lăn trên khe cao rơi, một tiếng "bủm" khô khan. Nghe to và lạnh lùng.
Hoài dừng lại, nhìn về phía đó đăm đăm, hình như có tiếng ai nói gì, trong bóng tối, nơi ánh đèn đường không dọi tới. Ai nói gì vậy! Văng vẳng đâu đây, tiếng lao xao cười nói ồn ào, thoáng chốc đến nhanh. Tốp nam nữ tấp nập ra phố đêm. Đi dự lễ. Coi vậy nàng nhác gan ghê!
Có cái gì khiến Hoài nhìn ra đầu đại lộ Yersin? Năm ba cây anh đào hoa nở rộ, cài cánh hoa mong manh, ẻo lả, trên cành trơ trụi lá. Đồi thông rì rào trò chuyện dưới thung lũng, khu đất nhà ông Nguyễn Đệ rộng mênh mông, có gì phải đăm đăm nhìn về hướng đó, lòng thấp thỏm bồn chồn âu lo quá đỗi?
Chiếc taxi ngừng lại ở đầu dốc, Hoàng bước xuống, bộ veston mùa đông màu đen, cà vạt mầu nâu non, ôm kín cổ áo sơ mi vàng nhạt, kẻ sọc nâu mờ nhỏ xíu, áo pardessuis màu kem vắt trên vai, như khách lữ hành ngày xưa mới gặp. Đôi giày da thời trang cùng màu với bộ veste.
Hoài cười rạng rỡ, rảo bước về phía anh. Dưới cột đèn đường, nhìn thấy Hoài, anh âu yếm trao nàng nụ cười tươi thắm, nắm tay Hoài đi xuống dốc. Nàng nói líu lo:
- Sao anh không viết thư, báo tin trước. Em đi đón?
Hoàng đưa Hoài quyển album. Hộp bánh, quyển "Trau Dồi Ý Chí" của Claude Maillard, một hộp nho nhỏ, bao giấy kính vàng, cột nơ hồng. (quà cho gia đình các anh chị, các cháu, Hoàng đã đem đến hồi chiều) .
- Anh lên đây hồi nào vậy, Hoàng?
Hoàng xiết chặt tay Hoài, khẽ thở dài, không nói:
Mặc Hoài hỏi chuyện, anh cười cười xiết tay Hoài im lặng. Dừng lại dưới ánh đèn. Nàng giựt tay ra khỏi tay anh, ngẩng lên, hỏi:
- Giận em à, hở anh?
- Hoài đi đâu, từ sáng sớm đến tối mịt, vậy em?
- À, em đi xuống Cầu Đất với mấy nhỏ bạn, làm chuyện tào lao, ngu ngốc. Anh lên đây, em rất mừng, anh à.
- Biết có "họ", Hoàng hổng thèm lên Dalat, dự lễ Noel đầu tiên của chúng mình. Hoài có vài chàng si, mơ. Nhớ gì đến anh, mà mừng, vui. Các bạn chờ em suốt buổi chiều đó.
- Tự họ qúy mến cả nhà. Chẳng riêng ai. Không vì ai, anh ơi!
- Chưa chắc à.
Hai người tiếp tục đi xuống con dốc nhà:
- Anh thấy Nghi là "bà con" của em, đến đây. Ủa ! không bà con sao? Vậy không lẽ, họ là bạn của chị Hạnh?
- Mỉa mai gì ác thế? Em yêu anh nhiều mà.
Cảm động trước câu nói bất ngờ, Hoàng nhận tình yêu, bằng cách tìm bàn tay Hoài trong bóng tối, ánh mắt tha thiết nồng nàn. Anh không nỡ trêu chọc nàng, sợ Hoài hờn dỗi, thì mất vui. Họ buông tay nhau, khi đứng trên thềm.
Hoàng, Hoài, cùng các cháu đi lễ tại trường Tabert. Gió cuối đông lồng lộng, thổi về làn hơi buốt giá tê người. Trên các nẻo đường lớn trong thành phố, người đi kẻ lại đông vô kể. Họ khoác bộ cánh rực rỡ, áo lạnh khăn quàng, găng tay mũ len, đủ mọi màu sắc. Phố phường tưng bừng rộn rã hoan ca. Khác hẳn ngày đầu đông ở xứ lạnh. Người người vui vẻ cười đùa, chuyện trò ríu rít, đi lại ngược xuôi, chen lấn trên đại lộ; Không chiếc xe nào qua lọt giữa rừng người đông như kiến.
Dưới hai vòm cây giao nhánh, các vì sao ẩn hiện. Sương mù cuộn thành lọn to, như cuộn bông gòn trắng, xốp, bồng bềnh rơi trên thung lũng ẩm ướt. Cành cây kẽ lá đọng hạt sương lóng lánh. Vầng trăng khuyết không muốn lặn dừng lại, nghe từng hồi chuông dài ngân nga giữa đỉnh đồi. Qua các sườn dốc, các khe thung như réo gọi, tiếng chuông mừng vui, hoan hỉ reo vang cùng thế nhân đón chào ngày Chúa giáng trần.
Lòng Hoàng, Hoài, xôn xao dấy động, vui không thể tả. Tay trong tay, tình nồng trong mắt biếc trao đưa, đôi mái đầu xanh chụm lại, cùng dạo bước bên nhau, quanh khu trường học. Bầu trời ướt đẫm sương đêm. Thỉnh thoảng gió thổi qua mát rượi, đủ làm cho da người con gái xứ lạnh càng thêm thắm hồng.
Dưới hai vì sao sáng nhất, thân ái quỳ gối bên nhau trò chuyện trên bến Ngân Hà. Vành trăng khuyết lơ lửng, như chiếc thuyền con trôi giữa các tầng mây. Noel năm 1960 - là một lễ Giáng Sinh tuyệt diệu, hạnh phúc nhất của đời cô gái chớm lớn. Và, có lẽ là một Noel tươi đẹp, thú vị nhất của một chàng trai mười chín. Họ đi trong lòng phố giá băng buốt lạnh, mang trong lòng niềm hân hoan yêu đời, vui vẻ hạnh phúc, bình an, tuyệt vời nhất.
Noel khai sinh tuổi xuân hồng phới phới, rót mật vàng từ thinh không xuống lòng phố nở hoa mùa đông. Trên đỉnh đồi mù mịt sương muối và trong cánh đồng thương yêu của Hoàng, Hoài. Một Noel tuyệt vời ngọt ngào ngây ngất, đầy hương vị tình yêu miền núi.
Các cháu vào hội trường, xem học sinh trường trình diễn văn nghệ. Triển lãm Tranh ảnh. Bích báo. Tuần san. Máng cỏ. Hoàng, Hoài, ngồi ngoài băng ghế đá, cạnh vườn hoa trước nhà thờ Dòng, Hoàng lấy trong túi áo veste ra hộp sơn mài nhỏ, sợi giây chuyền vàng l8 k, mặt chữ HH. Anh đeo sợi giây chuyền vào cổ Hoài, âu yếm nói:
- Kỷ niệm dù bé nhỏ, vẫn có giá trị về hạnh phúc một đời. Ta cảm ơn Chúa, cho chúng mình gặp nhau, yêu nhau.
- Dạ phải.
Vuốt lọn tóc buông dài trên bờ vai Hoài, anh nói:
- Mái tóc em dài, anh rất thích, đừng cắt ngắn nhe.
- Anh khen quá, em bể lỗ mũi, chết à.
- Ơ kìa! Ai khen em mà bể mũi. Mắc cỡ chưa!
- À há. Chi mà dị dạng rứa hè. Anh là khách lữ hành, dù đất lành, chim vẫn chưa đậu. Chốn phồn hoa đô hội cũ sẽ gọi anh quay về thôi. Có gì mà không bể mũi em chứ.
- Phượng Hoàng gãy cánh trên đôi vai nầy rồi.
Hoàng vỗ vỗ trên vai Hoài, nói lời dịu ngọt, nâng niu lọn tóc dài xõa bên má, đưa lên môi hôn. Hoài cắn nhẹ làn môi, đầu nghiêng hẳn lên vai chàng. Hơi thở Hoàng ấm nồng, phả nhẹ vào mái tóc Hoài, như làn hơi sương nhút nhát, ấm áp. Ngón tay thư sinh trắng trẻo mềm mại, truyền qua làn tóc mỏng xõa trên vai Hoài, cảm giác đằm thắm, lâng lâng ngọt ngào.
Hoàng biết, nếu anh cúi xuống, đặt lên môi Hoài nụ hôn đầu tiên, nàng không phản đối; Anh đắm mình trong hạnh phúc bất tận, ngây ngất niềm vui dạt dào. Anh nâng niu, trân trọng, mối tình dịu ngọt, nên thơ, nở hết cánh trong đôi trái tim chân thật.
Tiếng chuông báo hiệu nửa đêm, ngân dài giữa vùng núi đồi trùng điệp chập chùng. Biển sương mù trắng xóa. Hai người dìu nhau vào giáo đường xem lễ. Anh dâng cuộc đời, tình yêu và tương lai cho Chúa Hài Đồng gìn giữ.
Hoàng không bao giờ quên, dù mai đây thời gian trôi chảy mãi, đời mỗi người trong hai chúng ta sẽ xa cách, phai mờ đi. Cuối cùng tình yêu nầy, vẫn sống mãi trong tiềm thức, tư tưởng mỗi người.
Hoàng về nhà chị Khánh ăn mừng lễ, không khí gia đình ấm cúng, thân mật. Ba giờ khuya, Hoàng về nhà Tuấn ở cuối đường Hoàng Diệu.
Một mình đi trên lòng phố vắng, hồi lâu còn nghe rỏ tiếng gót giày cô đơn, thong thả, gõ đều đặn. Sương rơi lốp đốp trên cành lá, hạt sương mọng tròn, long lanh như ngấn lệ đọng, đậu trên đầu ngọn lá rung rinh.
Đường về khuya hiu hắt hoang vu, đơn điệu lạ thường. Cái khuya buốt lạnh, giá băng, im ngắt, đến ghê rợn. Cái khuya thăm thẳm, sắc bén, ăn sâu vào lòng du khách. Cái khuya lạnh lùng vây bọc.
Nhưng ngàn đời vẫn không thể mất đi vẻ thơ mộng, hữu tình và tràn lan quyến rũ...
*
Ái Ưu Du
#27 Posted : Monday, December 25, 2006 6:35:49 AM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

BẤT NHÂN

Hoài về Việt Nam trong ngày 23 tháng Chạp. Ngày đưa ông Táo về trời xui hết biết. Thảo nào người xưa thường nói: “Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn”.
Chuyến đi nầy ghi lại những ấn tượng hãi hùng, việt kiều về đông hơn kiến. Hoài bị chen lấn, bị xô ngã gãy tay. Đau đớn kinh dị không thể nào tả nỗi. Cộng với sự buồn phiền lên tột đỉnh, vì chuyện các anh chị ở Việt Nam đã mất lòng xâu xé nhau, (do ba đồng tiền đồng bánh chia chác). Hoài càng buồn đau cơn bệnh trầm kha vì chuyện tình riêng.
Vài ngày sau, Hoài muốn đến thăm Hoàng, chứ chả phải là đến để đòi lại món nợ máu. Vì Hoài biết còn… “máu mặt” đâu mà trả hử!.
Chả như dự tưởng, Hoàng không dám nhìn thẳng vào mặt nàng, mừng rỡ như mọi lần hạnh ngộ. Mà anh xanh mặt lấm lấm lét lét, ngập ngừng cúi cúi liếc liếc, trông thật là quá “gian”. Anh vội vàng nói:
- Em ở đây chơi với các con nhe. Từ nay, cho đến ra Giêng, anh bận đi với mấy bạn Hậu, Hạnh, Bé, Lợi, Vũ Anh Hùng,... Anh có hẹn với họ. Thịnh ở Mỹ vừa về, hôm nay Thịnh sẽ giao tiền, (mà các bạn đã quyên góp về cho anh).
- Dạ vâng. Anh cứ đi vui với bạn, lâu lâu họ mới về. Em ở nhà một mình cũng được mà. Chúc anh đi chơi vui vẻ.
Ngày ngày Hoàng hấp tấp ra đi từ chín mười giờ sáng đến mười một giờ khuya mới khật khà khật khưỡng về nhà.
Trong lúc Hoài ở nhà với các con. Hoài đã nghe và biết hết tất cả sự thật.
Hoàng không hề ốm đau nan y ung nhọt u nan cấp tính cổ họng gì sớt. Tất cả số tiền Hoài dành dụm gửi về cho Hoàng, anh đã mặc nhiên tiêu pha hoang phí hết sạch trơn. Tóm lại, Hoàng nói láo khủng khiếp. Lừa dối các con, Hoài, và rất nhiều người bạn anh ở hải ngoại.
Mấy mẹ con lên lầu mở e-mail ra xem:
Nhiều thư từ e-mail các nơi gửi về “ủy lạo” Hoàng – {Hoàng: Một người sống phây phây sung túc ở Việt Nam, mập mạnh như cụ trâu, trắng hồng béo phì hơn việt kiều thứ thiệt. Anh dư ăn dư mặc; một phần do tiền chi lương tháng, đều đặn cuả con gái ở Việt Nam, có công ty kinh doanh đồ sộ lo cho rất đầy đủ. Một phần lớn là tiền cuả Hoài gửi về, (do anh yêu cầu cho anh mượn, để chi phí vào những việc khác, dịch vụ hoàn tất nhà cửa, vân vân, và vân vân... đã nhắc ở chương 24 ). Hoàng báo láo với bạn bè là anh đang mắc phải chứng bệnh nan y, u bứu di căn, di kiết trầm trọng ở cổ họng, phải đi điều trị bác sĩ, nằm bệnh viện mà không có tiền mỗ, chi đó.
Quả tình mấy mẹ con không hề tìm thấy một tấm giấy báo, cuả một bệnh viện chẩn đoán định bệnh. Anh chẳng hề có hồ sơ bệnh án y chẩn cho u nan ung cổ, ung kiết gì sớt. Tuyệt nhiên không hề có một viên thuốc điều trị “lấy thảo”.
Họ hỏi Hoàng, thì nay anh nói là anh đi bệnh viện Pháp. Mai anh nói là đi bác sĩ tư nhân. Hôm khác anh nói;
- Việc nầy tự anh lo, việc kia anh nhờ bạn lo!! Em và các con khỏi phiền lo tới.
Họ nhìn nhau biểu lộ sự kinh khi ra mặt. Làm như chúng tôi là đứa trẻ lên măm lên ba không bằng. Hoàng vẫn chua ngoa nói láo ngọt xớt.
Riêng bạn anh tưởng thật, nào là bạn học cũ ở Tabert, ở đại học Dalat, ở Không-quân, rồi mấy cô Bích Hà, Hồng Hoàng Anh, Trân Thu v.v... tới tấp gửi thư về Hoàng. Cuả ít người nhiều họ tom góp mỗi người năm ba chục, gửi về anh.
Có tiền, anh lại dẫn con Kim đi tối ngày sáng đêm ăn ở khách sạn xã láng, phung phí tiền mồ hôi cuả người khác. Anh dẫn nó đi nhảy đầm nhảy đực, với đám bạn việt kiều mới về bao. Hoài và các con cảm thấy thật nhục nhã xấu hổ thay! Anh đã quên mình đã hứa là bỏ rơi con nầy. Thì ra Anh tiếp tục gục mặt, cúi xuống đất liếm lại bãi nước đờm, mà anh tự hào đã nhiều lần nhổ ra ha.
Một hôm Hoài mời Hoàng, anh Vương, (anh Thế Vươn là bạn cuả anh Ngọc Vượng), bốn người đi ăn thịt cá sấu. Mọi người nói chuyện vui vui. Sau khi mỗi người đã uống qua bảy lon bia hộp ngoại, bia lon để ngổn ngang dưới chân bàn. {(Có lẽ do ngà ngà say, hay hai anh kia có ý nói cho Hoài biết chuyện về “Hoàng và con Kim”, cũng nên) (!?)}:
Vươn tóc đen khơi chuyện:
- Hẳn Hoàng biết con Kim, là tình nhân cuả ông Vượng từ 9 năm nay ha?
- Biết chứ.
- Hẳn là ông biết chắc con Kim làm gái và ca va, có bốn đời chồng không chính thức, có một số tình hờ. Nhưng, ông biết rỏ nó đục khoét cuả anh Vượng, không biết kể sao cho hết? Và, ông là bạn già U-70 cuả anh Vượng?
- Dĩ nhiên.
- Vài năm nay ông đã và đang cặp bồ với con Kim hử?
- Nghe anh Vượng không còn bao con Kim, và xù độ rồi mà? Thì tôi cũng vui chơi thôi...
- Tôi thật lấy làm tiếc, khi ông đã làm một chuyện, mà tôi thấy một người luôn tự hào trí thức và có tư cách như ông, không ai làm. Ông là bạn cuả anh Vượng. Biết con Kim là tình nhân ruột cuả anh Vượng; Anh Vượng coi như nó là vợ bạn, mà ông vẫn lao vào giật vợ bạn.
- Nhất là, ông không làm gì ra tiền, ông ăn bám vào con gái, vào người đàn bà ở hải ngoại. Ông dùng tiền của, hay đục khoét tiền cuả mồ hôi nước mắt người khác, để làm những chuyện ác ôn, táng tận lương tâm đem tiền của người ta đi ăn chơi, hầu thoả mãn dục vọng và tự ái của thằng đàn ông sa đoạ. Nói thật với ông nhe: Tôi nhục nhã khi biết ông. Ông không xứng đáng làm bạn với chúng tôi.
- Chỉ có loài thú mới ung dung trơ ra mặt dày mày dạn. Con chó nó có nghiã, nó cũng không làm cái chuyện đi lấy bậy. Đừng nói là con người. Vì ông bạn thân cuả tôi đây, hôm nay tôi đến đây, là lần đầu tiên tôi gặp ông, và cũng là lần cuối cùng.
“Nạn nhân Ngọc Vượng” nhìn Hoài lắc lắc đầu, như muốn rũ bỏ cơn say, hay sợ ác chiến xảy ra? Tuy nhiên Hoài nghĩ: Rất có thể anh Vượng khó nói, không thể “giải” oan nỗi sầu đắng. Nay anh muốn nhờ ông bạn mạnh miệng nói thay nỗi đau. Và giờ đây hai anh thật hả hê trong lòng.
Anh Vượng chiã năm ngón tay vào đầu, xới xới hất hất ngược mái tóc bạc phơ lên. Nhưng gịọng anh từ tốn, nhẹ nhàng can ngăn bạn thân:
- Thôi ông ơi! Ông xĩn rồi. Để tôi đưa ông đi gấp.
Hai ông bạn già đứng dậy ung dung tự tại đi ra bãi xe cúp. Anh tóc bạc chở anh tóc hoa râm đi, với tràng cười lướt thướt lùa trong gió, rớt lại sau tấm lưng Hoàng lộng gió.
Trong khi Hoàng cúi gục đầu, bất ngờ kinh khủng nhận gáo nước sôi tạt vô mặt; Mặt mày anh sượng sùng tái nhợt rồi bừng bừng đỏ au lên.
Hoài hốt hoảng và đờ đẫn cả người, ngồi chết trân. Tình bạn già và tình yêu tưởng là thần tượng, lý tưởng cao vời, đã lố bịch sụp đỗ rơi tỏm xuống vũng bùn.
Buồn lòng và cay đắng nghẹn ngào, đau xót nhất từ bây giờ Hoài mới bừng tỉnh, khi lắng tai nghe mắt mở thấy những điều sống sượng. Hoài nhận chân được giá trị thật sự mỉa mai và đau xót khôn lường: Hoàng chỉ là một kẻ hèn mọn quá tầm thường.
Ngày xưa, Hoài yêu Hoàng không hề do dự, không tính toán, và Hoài nâng bi anh lên ở mức quá cao vời. Hoài xem anh như một hoàng tử, như một thần tượng siêu sao tuyệt đối. Hoài là con bướm xanh trắng vàng nhởn nhơ khoe sắc thắm, trong vườn cây ngập nắng tươi. Nàng không so đo, không lựa chọn, không do dự tính toán, khi đậu trên cây mù u tiết nhựa tình đắm đuối si mê!
Bây giờ… chán ngán rụng rời nhất là Hoài đọc những lá thư cuả anh viết, và của ân nhân hồi âm. Trong số đó, anh đã trắng trợn lợi dụng tinh yêu xưa cũ, anh lừa dối viết cho Thu những lá thư tình tứ hò hẹn.
Mà, nực cười và xấu hổ thay: Những lời lẽ trong thư, nếu đem ra so sánh, thì không khác gì: Một bản copy thư Hoàng gửi cho Hoài bấy lâu nay. Mới nhất là chỉ có vài ngày trước khi Hoài về Việt Nam. Tựu trung có những câu duy nhất. Chẳng hạng như:

Hoài ơi! Em không chỉ là người yêu dấu nhất đời cuả anh. Mà, Hoài em chính là tình yêu duy nhất và cuối cùng cuả anh.
1.- Ngoài em ra, không ai có thể yêu anh, rộng lượng bao dung, tha thứ, và hiểu anh trọn vẹn như em.
Anh xin nhắc lại: Trước em – anh không có ai. Sau em – anh không còn ai.
2.- Anh không hề yêu ai. Hoài! Vì,
- Thứ nhất: Em chính là người yêu tuyệt vời trọn vẹn cuả anh.
- Thứ nhì: Em ví như là người chị, người mẹ đầy bao dung, rộng lượng khoan thứ.
- Thứ ba: Em vưà là người bạn đời, và cũng là người bạn đường cuả anh.
- Thứ Tư: Anh chỉ có thể mất em, khi anh đã nhắm mắt xuôi tay trên đời.
- Thứ năm: Bởi vì, Hoài ơi! Em chính là tình yêu duy nhất cuả anh. Chỉ có em xứng đáng (trong tình yêu thương tuyệt vời nầy).

Thì ra... Từ ngày xưa đến nay Hoàng chỉ ích kỷ vô song yêu chính bản than, mà quên đi đạo đức con người. Yêu đến độ hèn hạ mất thể diện và vô liêm sĩ. Tính nào tật nấy. Ngựa cũ quen đường xưa. Đồng thời anh là kẻ lợi dụng và lạm dụng trắng trợn đầy bất nhân:
Từ thời xuân trẻ trai tráng, cho đến bây giờ, không khác gì nhau:> Anh từng đi với nhiều hạng người: Ca va, ca sĩ, “ca lon” (kể cả con bé ăn sương mù loà mới năm trước, tối tối nó đứng bên hẽm Hai Bà Trưng đón khách đưa lon xin tiền). Từ hồi xa lắc, xưa cũ rích anh với mụ già khú như bà Tư Rậm, hơn tuổi anh gần hai con giáp.
Từ đứa xồn xồn như con Nguyệt xấu xí, xấp xỉ tuổi bằng con gái đầu lòng cuả anh. Rồi, từ cô sinh viên gia giáo đến cô gái con nhà lành:> lớn bé già trẻ anh không tha. Kể cả con Kim mặt ngựa thô thiển, cũng xấu xí ốm nhom ốm nhách, giơ ra cặp “trường túc bất chi lao” khẳng khiu, giọng nói lơ lớ nghe càng đanh đá và hung dữ bặm trợn.
Nó chả giống con giáp nào! (như anh đã tả chân về nó, cho cả nhà nghe) Ấy thế mà… Anh dùng lời lẽ ngon ngọt đúng “một tông y khuôn đúc” đem ra sao chép phỉnh lừa họ.
Bây giờ, Hoàng viết thư cho Trân Thu vụng về hơn, lời thư không văn hoa bóng bẫy, trau chuốt, mà bị gò bó và gấp gáp, thiếu chính xác. Thư anh vẫn viết cho “tên Hoài” mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mấy hôm nay đại ý không khác gì, nhưng chỉ sữa đổi tên người nhận. Trích nguyên văn đoạn luộm thuộm thư sau:

Date: 01-20-2006 > 14:05:20
from: khanhson21@saigon.com
MIME-Version: 1.0
To: cungi077thu.com
Subject : Gửi Thu
Content-Type: multipart/alternative;
boundary="0-1385307-1581729=:2514"
*
Thu ơi!
Anh đọc thư em, mà lòng ngổn ngang trăm mối và ngậm ngùi. Nhưng anh rất mừng là hai đứa mình cùng MỘT QUAN ĐIỂM: Mối tình đó bất diệt. Vậy thì xin cứ để đó.
Mình cứ TÔN THỜ nó, và xem đó là cuộc tình tuy đậm đà. Nhưng kết thúc rất có hậu. “Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ” mà em!
Vâng! Em cứ tự nhiên, vì anh cũng hiểu là công việc của em rất đa đoan và bề bộn. Tuy nhiên, vẫn drop cho anh vài hàng khi rãnh rổi. Vì như em nói đó: Bây giờ chỉ có sự cảm thông sâu sắc; Những gì tiềm ẩn được phơi bày.
Anh hiểu em, và ngược lại em cũng hiểu anh phân nào? Xin cứ xem mối tình cuả mình là giai đoạn đẹp nhất cuả cuộc đời nầy.
Nếu có kiếp sau. Nếu có... thì anh hứa với em là anh không để lỡ bước nữa đâu. Anh đã có em trong vòng tay. Và bỗng nhiên em thoát ra bay mất.
Nhưng ngược lại, em vẫn còn mãi mãi trong tim anh.
Điều nầy thì chỉ có anh biết, khi nào anh nằm xuống thì nó vẫn còn tiềm ẩn với thời gian và không gian. Em vẫn là mãi mãi, là ngàn năm Thu ơi!
Thôi thì như anh nói: Mình còn có thể nói cho nhau những gì mình từng ấp ủ tận đáy tâm hồn.
May thay, kiếp sau còn ĐOẠN CUỐI cuộc đời - em đã hiện diện cho kiếp sau. Anh gửi lời cảm ơn em. Anh đã nhận được 200usd. Vâng! Anh sẽ nhớ mà, mỗi ngày anh đều viết cho em hai lần thư, càng dài càng tốt.
- một copy về điạ chỉ e-mail ở sở; một copy về điạ chỉ e-mail cungi077.com.
Mấy năm nay chuẩn bị đón Tết thì lu bu nhiều việc. Mặc dù năm nào cũng như năm nào: Anh vẫn đi trên đường một mình cô độc. Nhưng mùa xuân nầy, anh có em, và có thêm nhiều bạn đồng hành trong quá trình đớn đau nầy.
Anh tin rằng: Nếu em “Hét” được, thì anh cũng sẽ hét. Cho có thời gian và sự kiên nhẫn, cũng như ý chí quyết chống chọi lại mà thôi. ???!!!
Điều nầy thì anh có thừa. Anh hiểu là anh vẫn có và vẫn còn em trong đời mà. Hãy đến với anh – Như cô thiếu nữ ngày nào em nhé. Mọi chuyện khác thì thời gian sẽ cuốn trôi đi. Anh cũng không quên cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của em là: Em đã gửi anh 200usd. Và quyên góp bạn anh, gửi về them cho anh 2.000usd như em hưá.
Để hôm nào buồn buồn, thì anh nói chuyện phone tâm tình với em, ôi! chuyện gì mà mình nói phone vào lúc đêm khuya, từ bốn năm giờ liền vậy nhỉ!?
Thì ra, vẫn còn rất nhiều điều, mà chúng mình chưa bao giờ thổ lộ với nhau. Gần tàn đời rồi em. Hãy nói cho nhau biết tất cả nhe.
Em còn nhớ anh thường viết cho em câu: Em không chỉ là người yêu. Mà, em chính là tình yêu?
Tạm biệt... Hẹn sẽ gặp lại em,
Hoàng

*

Eo Ui! Cha chả chà! Sự thật tồi thế đấy. Hở Trời đất qủy thần ơi?!
Bề trái cuả chiếc mặt nạ - đã bị lột phăng ra – trơ trẽn và trần trụi kinh khiếp tột đỉnh đến thế ư!?

_ * _
Ái Ưu Du
#28 Posted : Tuesday, December 26, 2006 9:30:39 AM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

NGÀY HỘI MÙA ĐÔNG

Ngày hội NOEL mùa đông năm 1963 không còn buồn. Tôi không cuồng si rạt rào yêu thương nồng say đắm đuối. Không ấm áp hạnh phúc chan hoà trên từng sóng mắt làn môi. Hay tự dày vò với nỗi hận đau cồn cào xé ruột như năm xưa.
Trong tôi chỉ sót lại ít cay đắng muộn phiền ngâm ngấm vu vơ, bâng quơ. Chút khắc khoải dịu dàng, bâng khuâng và xao xuyến một điều gì quá mơ hồ. Pha trộn với ít kiêu hãnh tuổi trẻ bừng bừng trong lòng. Kèm theo điệp khúc dập dồn như hồi chuông Noel ngân vang: “Phải tìm quên. Phải tìm quên”
Sáng ngày 24-12: Phú, Nam, Hòa, Lễ, Hy, Vinh (thiếu Du) đến nhà anh chị Tuế, cùng với các cô bạn của họ là Thu, Huệ, Vân, Tú. Nhi. Họ rũ tôi đi du lãm tất cả thắng cảnh trọn ngày.
Phú vẫn beau trai. Anh có phần chững chạc hơn xưa. Anh đã là một thiếu uý, làm việc tại Bình Dương, nay có ít ngày phép lên Đà Lạt nghỉ mát, ghé thăm bạn bè.
Anh vẫn đơn phương độc hành trên ngỏ cụt tình yêu. Đã bao năm tôi quen thân Phú, nhưng không hiểu tôi chê Phú ở điểm nào, mà không muốn tiến tới tình yêu với anh nhỉ?
Thật lạ! Phú là người âm thầm từng đi cạnh bên lề cuộc đời tôi. Cùng tôi anh vượt qua mọi cheo leo gian nguy, bao đau khổ, sướng vui và khóc hận đó mà.
Anh ở rất xa và thật rất gần bóng dáng quá khứ yêu kiều. Anh vẫn cùng tôi vượt qua tình bạn hàn huyên muôn thuở. Tình bạn chia bùi sẻ ngọt vui buồn đều có nhau. Ấy thế mà khi Phú viết thư tỏ tình: “Phú đã yêu Hoài nhiều lắm. Mối tình có lẽ vẫn đơn phương. Vì Phú chưa bắt gặp lời đối thoại” Thì… tôi cứ lờ đi. Xem như mình không nhận tin lành.
Dù tôi trải qua bao sóng gió, vật vã trên dòng đời xuôi ngược. Phú vẫn tìm đến tôi lúc nầy. Bây giờ tôi hoàn toàn lẽ loi cô độc. Nhưng… Tại sao tôi không đền trả ân tình? Mà lại ù lì ra thế nhỉ!?
Những núi đồi trùng trùng điệp điệp. Những con đường mòn uốn khúc dọc hai hàng hoa xá lị, hàng hoa mimosa, hàng hoa anh đào e lệ phơi mình trong nắng sớm. Trên triền đồi cỏ nâu vàng mịn mượt như nhung. Bên thác nước ầm vang chảy muôn trùng sóng dội. Dường như tôi vẫn thấy một bóng dáng thân yêu xưa cũ. Mờ nhạt lang thang, âm thầm trôi theo tôi từng bước chân mệt mỏi, bơ vơ…
Lâu lâu có những cơn buồn mơ hồ ngấm ngầm trổi dậy không sao dằn nén nỗi. Lòng tôi bừng bừng nỗi khát khao luyến nhớ và xúc động quắt quay. Hoài tiếc cuộc tình đầu tiên đã vỡ tan, như bóng mây hạnh phúc biệt dạng trên đồi cù.
Thế là tôi muốn làm một cái gì, cho ai đó thật gay cấn, phức tạp oái oăm. Mới hả lòng!
Khi đi chơi trong nhóm hôm nay, tôi đã chụp chung thật nhiều ảnh với Nam. Mà không có tấm ảnh nào tôi chung với Phú. Tôi càng cố ý tránh gặp mặt riêng Phú, không hỏi thăm Phú một câu nào, không hề nhìn Phú.
Tôi tỏ ra vô duyên, dị hợm, lạnh lùng, xa lạ. Làm như trong cuộc du ngoạn danh lam thắng cảnh nầy, không có Phú dự phần. Phú đã lùi khuất vào bình diện thứ hai, xa lắc xa lơ!
Nam, một anh chàng đẹp trai, sinh viên văn khoa Sàigòn (bạn của Phú, mà lần đầu tiên tôi biết mặt). Nam tỏ ra rất mến thích tôi, y như chúng tôi tâm đầu ý hợp từ kiếp nào. Chúng tôi nói cười thân thiện, vui vẻ. Thậm chí chúng tôi còn nắm tay nhau tung tăng chạy nhảy, lội suối, leo lên khắp núi đồi lả lướt đây đó.
Thật ra, tự trong thâm tâm tôi muốn dùng Nam như con cờ để khiêu khích Phú, cùng mấy con bạn của các chàng. Cho bỏ ghét, chứ không ngoài dụng ý nào khác. Tôi đã tàn nhẫn dẫm bừa lên sự đau khổ của anh. Điều nầy khiến Phú đau buồn kinh khủng.
Lễ thấy được điều chướng tai gai mắt đó trước tiên. Anh đến gần tôi, khẽ trách:
- Hoài đừng có ác như vậy nha.
- Cái gì ác?!
- Tại sao bây giờ Hoài lại như vậy?
- Lễ hỏi câu thiệt tức cười.
- Không phải à!
- Giải thích được cho Lễ nghe. Thì không còn xót xa rồi.
- Phú không làm gì nên tội.
- Đúng. Nhưng có thể số mạng không cho chúng tôi gần gũi. Không hề cho chúng tôi có một lần tay nắm bàn tay. Chứ đừng nói là cho chúng tôi yêu nhau. Sẽ đỡ khổ.
- Cá đừng ăn kiến. Vì… có khi kiến lại ăn cá đó. Hoài à.
- Rỏ rồi. Anh Lễ.
Từ lúc đó, tôi buồn bã cúi mặt cất bước bên một số bạn gái. Đi chơi chung nhóm, nhưng không ai thân ai, nên chia bè chia đám rã rời. Người đi hướng đông, kẽ đi hướng tây. Tôi và Thu Nhi cặp kè với nhau, không thích mấy con nhỏ, nên tách hẳn mấy cô Huệ, Tú, là bạn của Phú.
Sau cùng các bạn về nhà anh chị Tuế, ở số 2 villa Mimosa. Các bạn vừa vào nhà, ngồi trên sofa cười cười nói nói. Thì chị Tuế ở trong phòng chạy ra bảo:
- Chết rồi em ơi! Ba đang để sẵn cái roi mây ở trên nóc tủ đó. Đợi em về, là ba cho em một trận đòn.
Các bạn trai gái ngơ ngác, xúm lại hỏi:
- Vì sao vậy chị?
- Ông cụ nói con gái gì mà đi chơi suốt cả ngày. Thế nào ba cũng đánh em mà. Ba rất giận em.
Lễ chen vào:
- Chúng em có đến đây xin phép chị cho Hoài đi chơi mà.
- Ui. Các em biết ông cụ khó tính lắm. Ba chị đang ở trên lầu. Lát nữa, ông cụ xuống, nhờ các em xin nói một câu năn nĩ. May ra ông cụ nguôi ngoa cơn giận, mà không đánh em Hoài chăng.
Trong lòng tôi quả thực lo lắng và run sợ. Tôi biết tính Ba kỷ cương mực thước. Mặc dù đến nay tôi đã mười chín hai mươi tuổi rồi. Nhưng không vì thế mà khỏi ăn đòn, nếu tôi làm điều gì sai nguyên tắt gia phong.
Khi Hoà, Lễ, lên lầu mời ba xuống phòng khách, cho họ thưa chuyện. Ông cụ ngồi xuống ghế, nghiêm mặt nhìn tôi đang vòng hai tay, qùy dưới sàn gạch bông. Tôi mở lời xin lỗi ba, vì tội đi chơi với các bạn suốt ngày, mà cả nhà không biết tôi đi đâu. (Trong khi ba cần tôi ở nhà, giúp ba vài vấn đề phụ ba bốc thuốc cho bệnh nhân)
Hoà, Phú, Nam, le lưỡi nép bên vách lấm lét nhìn ông cụ. Lễ khôn ngoan giả lả vuốt ve cơn giận của ba. Anh nói chuyện thời sự, hồi anh đi lính chiến đấu ở sư đoàn một ra sao.
Vinh hùng biện kể lại chuyện ngày đảo chánh vừa qua ở Thủ Đô. Cụ ông ngồi nghe say sưa và tha tội cho tôi lúc nào. Tôi lo cút xéo khỏi tầm mắt của cha già.
Khi đã êm xuôi và lắng đọng mọi chuyện, các bạn xin kiếu từ ông cụ, họ tất tả ra về. Tôi đứng trên lầu nghe, nên vội chạy xuống, thò tay qua cửa cổng sắt cao, xin nói lời cám ơn và chào tạm biệt các bạn.
Ba tôi từ Huế vào Đà Lạt, ở dưới nhà chị Tư mấy tuần rồi. Ba đang mặc quần áo đi ra phố. Và sẽ đi đây đi đó mấy ngày liền. Không ở nhà với chúng tôi. Sau lễ Noel ba lại về Huế lo thuốc thang cho người thân ở đấy. Hú hồn hú vía.
Tôi lên phòng, vùi đầu trên gối, giữa tiếng chuông rộn ràng đỗ trên phố núi cao. Đêm Noel có những ngọn đèn đường vàng vọt lung linh sau hàng cây tối thẫm.
Đêm yên tĩnh nhìn vào ô cửa. Gió hiu hiu lùa vào căn phòng khá lạnh. Những vì sao lấp lánh dưới từng mảng sương ẩm ướt giăng mắc nơi nơi.
Tôi buồn rười rượi, nên không muốn ra khỏi nhà. Noel của tôi bây giờ là thế ư! Tôi muốn ngủ một giấc dài thiệt dài… Đến ngày mai, ngày mốt…
Hay có thể, ngủ mãi càng hay. Không bao giờ mở mắt ra ngồi lên, trở về cuộc sống ô trọc lắm bon chen nầy. Không nơi nào yên tĩnh bằng nơi an nghỉ cuối cùng!
Giữa lúc tôi không hề mong đợi -Người không hề mong đợi thì lại đến- (mà người mình ngóng trông, giờ đây đang ở phương nào?)
Nhưng nào được yên. Nghi đến thăm. Lúc hai mươi giờ, Phú, Nam đến nhà tìm. Tôi nhờ người nhà ra báo tin cáo bệnh. Hai mươi mốt giờ Francois Mầu lái xe hơi đến, mời tôi đi dự party ở nhà ảnh. Tôi bảo người làm ra báo đi vắng.
Tôi buồn lắm. Mình chợt nhớ lại thuở mười lăm, mười sáu tuổi. Noel ngày ấy còn tung tăng dệt bao mộng ước, từ thời con gái chớm lớn, sao mà vui lạ! Nhìn đâu đâu cũng thấy toàn màu xanh thiên lý, màu hồng ươm tơ óng ánh tình yêu kỳ bí.
Nhưng giờ đây, đứa trẻ của mấy năm về trước, đã khóc, vì hai đầu gối co cứng qùy dưới nền gạch lạnh. Và, Tôi đã khóc nấc lên trong từng cơn mơ giữa cuộc đời tan vỡ của chính mình.
Nếu ở ngã rẽ tình yêu không còn gì, để giằng co níu kéo nhau. Thì cũng chả cần gì để xót xa quá đỗi mà. Em tôi ơi!

_ * _

Ái Ưu Du
#29 Posted : Monday, January 1, 2007 1:38:56 PM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

KHUNG ẢNH và TÌNH LÍNH
(Chuyện Đầu Năm Mới)

Cuộn mây trắng gợn trên lưng trời sáng bạc thêm óng ánh, mây lững lờ trôi về chân núi Lâm Viên. Từng đàn chim én thoăn thoắt chao liệng trên không trung. Chúng bay bướm vẽ những đường bay khá lả lướt ngoạn mục, ríu rít rũ gọi nhau về mở hội ngày đầu một năm mới ở hiên ngoài.
Nắng ươm hồng trên những cánh lá nhung lam mông mốc mươn mướt, rung rinh từng chùm đài mimosa e ấp run run sau vườn nhà, tỏa mùi thơm thoảng nhẹ hăng hắc. Nhưng tôi lại ưa thích.
Cảnh đến thăm tôi vào trưa chủ nhật đầu năm. Anh thản nhiên gỏ cửa phòng riêng, khi tôi đang ngủ trong phòng. Anh cười:
- Hồi tối đi ăn trộm ở đâu, bi giờ ngủ say quá vậy. Em?
Vào toilet rửa mặt, tôi khúc khích cừơi, nói vọng ra:
- Ấy! Em “dừa” mới “dzô” trong “Dzõ” Bị, “zrinh” anh “dzìa” nè. Anh hổng thấy sao!
- Khỏi cần rinh anh. Phải cũng phải đến. Vì Hoài đó.
- Ơ! Vì em?
- Chúc mừng ngày đầu năm mới và… happy birthday em đúng mười chín tuổi, hai tháng mười ba ngày.
- Trời! Anh còn tính kỹ hơn cả chính em nữa.
- Có những điều… chính mình chưa nghĩ đến. Có thể người khác đã nghĩ thay cho rồi.
Cảnh đến bên tôi, anh nâng tay tôi lên, đặt hộp quà to tướng vào lòng bàn tay mát lạnh. Tôi ngỏ lời cảm ơn và khệ nệ bưng tới bàn, từ tốn mở ra.
Quyển “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegic. “Cách Mạng Con Người” của Kirishnamuti. “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ” của Alexandre Dumas. Hộp kẹo dâu thơm ngon. Nhưng còn bức tranh lụa của Tạ Tỵ, như gợi lên lòng tôi bao nhớ nhung. Mỉm cười chỉ bức tranh, tôi hỏi:
- Sao anh thích bức tranh nầy?
- Hôm trước chúng mình đi xem triển lãm, anh thấy em đứng ngẩn người, biến thân vào cả cái nhìn. Anh cho rằng em thích bức tranh hoàng hôn bên suối, mà hoạ sĩ đã ghi lại, rất thần bút. Phải không nào!
Quả thật bức tranh quá sinh động, tuyệt vời. Phong cảnh hoàng hôn chiếu trên bãi cát ươm vàng bên suối mơ màng, trông rất đẹp.
Trải tấm tranh lên bàn rộng, thuận tay Cảnh ghi lại hai câu thơ của V.S. Yeats:
Dưới chân nhau, ước mơ ta dàn trải
Hãy êm đềm nhẹ bước, kẽo mơ phai.
Cảnh trầm tĩnh như Đan vậy. Anh cởi “tấm áo choàng quân-phục mùa xuân” ra, máng lên lưng ghế dựa. Quần tây thẳng nếp ly, giày đen bóng loáng. Cà vạt đen lủng lẵng trước ngực áo sơ mi trắng ngần, thẳng nếp hồ ủi.
Anh lấy đinh búa dưới garage lên, lúi húi đóng đinh và treo bức tranh trên tường;
- Treo thêm bức tranh nầy, trong phòng của em có vẽ sinh động lên đôi chút. Chứ không thì quá là buồn.
- Anh chu đáo lắm. Cảm ơn anh.
Cảnh cười. Anh ngồi lên mép chiếc bàn vừa trải tấm tranh. Chân phải gát lên ghế dựa, một tay chống ngang hông, một tay cầm điếu thuốc lá.
Chỉ khung ảnh bỏ trống và lọ hoa hồng héo tàn từ khuya, Cảnh tỏ ý ngạc nhiên nhìn tôi dò hỏi:
- Hư vô trong khung ảnh nầy ư!
- Vô duyên như Hoài, thì làm gì có “ảnh” đối diện.
- “Ảnh” có hai nghĩa chính: “Ảnh” có nghĩa là hình ảnh. Và, Theo tiếng nói của người miền Nam, còn có nghĩa là “anh ấy”. “Nhà tôi” hay “ông xã” đó Hoài à. Còn khung ảnh ở trên bàn nầy, chưa có ảnh. Có nghĩa là Hoài chưa chọn một “ảnh” tâm đầu ý hợp, để lộng kiến ngắm nhìn. Phải không em?
- Dạ. Anh muốn hiểu sao thì hiểu.
Sau cơn bão lòng hấp hối gần kề vực sâu, tôi thường có trạng thái vật vờ, trôi từ hiện tại về quá khứ và lơ lửng vào hư vô. Tôi đã im lặng đóng khung đời mình mấy chục tháng câm nín không cùng.
Vết rạn lớn nhất làm hỏng đời mình, đó là: Đam mê duy nhất một mối tình, mà tôi nghĩ “người ấy” là thần tượng, là lý tưởng cao vời nhất. Nhưng khi biết ra, thì hoàng tử ấy, chỉ đáng vài đồng bạc nằm trên một mặt ngửa.
- Hương Hoài có nghĩ rằng: Nếu em có vài tấm ảnh “chàng trai tập sự là Lính của trường Võ Bị” trong tập album của em. Là một thời trang cho mỗi thiếu nữ, làm thi vị hoá cuộc sống không?
- Anh có ý tưởng ngộ nghĩnh ghê à nha.
- Nếu anh có nhã ý tặng em…
- Em nghiêng đầu nói: Rất hân hạnh.
- Không khách sáo chứ.
- Cũng tùy.
Cảnh lồng tấm ảnh của anh trong khung hình trống để trên bàn. Rồi anh ra vườn tự tay anh cắt mấy đoá hồng nhung, đem vô cắm vào cái lọ, mà anh vừa mới thay nước.
Anh đến gần bên tôi, tự nhiên đến nỗi mình cảm thấy như việc đã rồi. Cảnh nhìn tôi mỉm cười, nhẹ đá lông nheo, tình tứ quàng tay qua vai tôi. Tay kia chỉ bức ảnh và lọ hoa:
- Em thấy thế nào?
- Thanh lịch lắm. Anh biết cách cắm hoa.
- Không. Em quan sát anh đó chứ. Thấy anh thế nào?
- À. Lính oai hùng và khá dễ coi.
- Dễ thương không?
- Không biết nữa.
- Không biết là phải.
- Sao cơ?
- Vì… khi anh đã yêu, thì “Lính” rất dễ thương.
- À ra vậy.
- Anh muốn xin cùng em, cho Lính ở lại mãi trong ngôi nhà nầy. Em chịu không?
- Anh không sợ chứ.
- Sợ gì? Em!
- Đau khổ và nỗi tuyệt vọng.
- Không có gì cản được, khi tình yêu chân thật đến.
- Anh tin như vậy à?
- Hẳn nhiên rồi.
Câu chuyện tình lính chân thật chợt đến làm ngây ngất lòng nhau, từ hai phía chúng tôi dừng lại ở đấy. Không thân thiết hơn qua vòng tay buông hờ, trên bờ vai áo len mầu tím hoa sim.
Gương mặt anh toát lên một vẽ gì độ lượng mực thước, chững chạc dịu hiền. Ân cần mời gọi mà lại thẳng thắng và trang nghiêm. Thắng Cảnh: Dáng người to to, cao cao. Mái tóc quăn quăn cắt ngắn, ép sát vào gáy, tạo cho anh thêm phần hiên ngang, đỉnh đạt.
Dưới vầng trán rộng và cao, là cặp lông mày rậm nhưng đôi mắt không dữ dằn. Trái lại an hoà, rất to và đẹp với hàng mi cong cong, miệng rộng, nụ cười tươi với hàm răng trắng bóng khá đều. Mũi lân to bè khoan khoái, làn da nhuốm phong trần. Làm cộm lên trong tôi niềm thương thương dạt dào trìu mến sao sao ấy.
Cũng là lần đầu tiên Cảnh mời tôi đi ăn tối ngoài tiệm, trước khi tiễn anh lên xe taxi vào quân trường. Tôi đi bên anh kèm theo nhiều vui thích và cảm thấy thật hãnh diện.
Tôi nhìn thấy người người đi dạo phố, hầu như quay đầu lại nhìn một kiều nữ e thẹn ăn mặc model, sánh bước cùng một sinh viên sĩ quan Võ Bị tốt tướng. Họ không ngại xuýt xoa khen chúng tôi đẹp đôi.
Từ nay, như đã ước hẹn, thỉnh thoảng Cảnh mới đến nhà anh chị Tuế, (vào lúc nào bất ngờ, không thể hẹn trước với nhau) Vì cả hai đều e ngại anh chị Tuế la, buồn.
Ngoài ra, khi Cảnh thấy cửa sổ của phòng riêng trên lầu mở; ấy là tôi có ở nhà. Cảnh sẽ dùng “cái còi tu huýt” thổi lên hai tiếng báo hiệu.
Tôi sẽ hiện ra bên khung cửa vẫy chào anh. Nhìn thấy nhau rồi. Anh sẽ tà tà đi xuống đường Phạm Phú Thứ, và chờ tôi nơi đó.
Thật ra, tôi đã lớn khôn, đã đi làm việc, nên có chút tự do, độc lập cho chính thân hay quyết định tình yêu đời mình.
Khi sống chung dưới mái nhà anh chị Tuế. Tôi không muốn Cảnh đến nhà nhiều, anh Tuế sẽ nghĩ tôi “thay tình như thay áo”. Thì trách chi Hoàng tệ bạc.
Bởi vì trong số bạn của tôi, anh chị Tuế chỉ ưa có mỗi mình người ấy. Họ ưa mà không hề tìm hiểu về tâm tư, tình cảm hay lối sống của anh ta bê bối bệ rạc ra sao.
Vã lại, cá tính của anh Tuế buồn vui bất chợt. Có khi anh quá vui vẻ nồng nhiệt chào hỏi. Khi nào “trái gió trở trời” ủ dột, anh nổi cơn tam bành lục tặc lên. Thì ai đến nhà, có là quan tướng đi chăng nữa, anh cũng la, cũng xua đuổi, cũng chửi như tát nước vô mặt.
Còn ý của tôi đã nghiêng về Cảnh hơn vài ba bạn trai khác. (bạn đúng nguyên nghĩa) Một cảm tình dành cho Cảnh khá đặc biệt sâu thẳm từ từ vươn lên trong tâm hồn tôi.
Và, Cảnh là người “dễ thương nhất” mà tôi muốn chọn, để bầu bạn. Tâm sự. Chia sẻ xoa dịu nỗi niềm. Cảnh đã đọc cho tôi nghe mấy câu sau:
I have bean waiting for you to return
To this home of yours and hear the enchanting heart,
From spring through summer to chilling autumm
I have been consistent in keeping my thoughts for you only…
_ * _


Ưu Du
Ái Ưu Du
#30 Posted : Thursday, February 15, 2007 1:45:18 AM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0


(Mùa xuân về, Ưu Du xin cung-hiến độc giả thân mến chuyện Tết vui có thật.
Một cảm tình trân qúy, đã xảy ra trong đời tôi).
****
CON THUYỀN HOA XUÂN

Nền trời phơn phớt xanh lơ, điểm những lọn mây vàng xám, ươm hồng, lơ lững trôi về nơi vô định. Xa xa xuất hiện đàn chim én, bay qua kẽ mây trôi từ phương Bắc về.
Tiết trời giá lạnh, run rẩy, đang yên ắng lạ thường. Bỗng nhiên, tiếng đàn, tiếng trống, vọng ra từ căn nhà xinh xinh bên sườn dốc, ban nhạc đánh rất hay, ngón đàn điêu luyện, chơi vơi trong bầu trời đẫm sương mù, vươn lên đỉnh thông, rồi lặng lẽ tan đi, trong ráng chiều dần dần phai nắng.
Vào giờ phân giới giữa ánh rạng rỡ của ngày đầu năm, và bóng tối xuân về, thốt nhiên Anh Thư cảm thấy ngập tràn niềm vui, như cỡi trên con thuyền hoa hạnh phúc bất tận. Cũng phải thôi. Mai đám cưới Anh Thư và Bảo mà!
Anh Thư là con gái đầu lòng, ba me cô tuy gốc gác miền Trung, nhưng rời quê hương khá lâu, lên Đà Lạt làm việc với Pháp, nên mọi việc từ trong ra ngoài, họ lo cho con chu tất, toàn vẹn theo lối phương Tây. Bảo, con trưởng nam dòng họ vương tôn, giàu có và thanh lịch. Gia đình đôi bên, có đủ yếu tố xây dựng gia thất cho con, để dòng họ thêm nở mày, nở mặt.
Ngoài kia, họ nhà gái huyên náo lạ thường, đàn ca, nhạc sống, vui vẻ hết biết. Suốt đêm Anh Thư không dám nằm ngủ, cô sợ xẹp mái tóc đánh rối bới cao, sẽ bù xù, mất thẩm mỹ đi. Mấy phù dâu xúm lại trang điểm, trông cô đẹp tuyệt vời. Bực mình vì đôi giày cao gót, cô chọn nhầm, da giày cứng, dày như da voi, cô vừa mang đi lui đi tới mấy vòng, gót giày tàn nhẫn “xơi tái” mấy miếng da, rát bỏng, đau điếng. Mỗi lần cử động, nó đau lên thấu tim, dù Anh Thư se sẽ lê tấm thân phì lũ, đi nhè nhẹ, cà nhắc, cà nhót. Chín giờ sáng! Nhà trai đã có mặt trước sân hồng. Hai gánh đi đầu là cặp ngỗng trắng, nhốt trong lồng mây, luôn hoác mỏ, khàn khàn, kêu khọt khẹt. Con heo mọi mập ú, ụt ịt quay lui quay tới trong cái cũi sơn đỏ, cột nơ hồng. Vò rượu cẩm chôn bách nhật xủi tăm. Tiếp theo là tám khay mâm quả, phủ nhiễu đỏ, viền tua vàng, do những chàng trai mặc áo xanh đỏ, đội nón lá mười vành, trang-trọng bưng. Hai bên có những người đồng cổ phục, cầm cán lọng dài màu vàng, che nắng. Chàng rể mặc áo thụng màu xanh biển, chữ Phước, chít khăn đóng, quần dạ trắng, mang giày thô, còn cho chú tiểu-đồng-hầu xách theo bộ đồ “tuxedo” nữa. Chàng rể đi giữa hàng thân quyến cùng quý ông bà, mệnh phụ phu nhân, bạn bè, bà con gia tộc.
Hai người bên họ nhà trai bưng khay trầu rượu, vào trước sân hồng, ra mắt, xin họ nhà gái, cho nhập gia tùy tục. Đại diện họ nhà gái đứng trên thềm hoa, nhận lời. Mọi người vào phòng nghinh tân. Ông mai bà mối nói năng lưu loát, nên vui vẻ cả làng. Các mâm sính lễ đặt trên chiếc bàn dài, cặp ngỗng và “chú hợi” để dưới sân, gần cửa chính.
Nghi thức diễn tiến tốt đẹp, đến lúc Anh Thư hồi hộp, rụt rè, được me vén bức màn nhung, dìu con ra phòng nghinh-tân. Bỗng chốc vài mệnh phụ đài các, chụm đầu xì xào, chỉ chỏ bộ cánh “xê-rê” trắng trắng, có tấm voan mỏng che mặt, đuôi áo dài lê thê sau gót cô dâu, găng tay trắng dài lên tới cánh, cô đội vương miện lóng lánh, kiễu nữ hoàng Anh. Có người bên nhà trai nói trổng:
- Y như con ma chết trôi. Thấy ớn lạnh hè.
Nhà gái tái mặt, vội cười xuề xòa:
- Đồ trắng, tượng trưng cho sự trinh bạch mà.
- Ngày cưới xin, nói chi bậy bạ quá!
- Ui xà!
- Miệng mồm ăn mắm ăn muối.
Lời qua tiếng lại thật khổ! Khổ nhất là ông tơ bà nguyệt, cứ chạy qua bên nầy, chạy lăn xăn về bên kia, năn nỉ ỉ ôi. Hai họ mích lòng nhau, thấy sợ, khi pháo nổ rền trời. Hoài đi phù dâu, cô sợ cháy áo quần, nên vén váy áo ngồi thụp xuống nền nhà, bưng hai tai. Khi nghe nhiều tiếng kêu rú thất thanh vang lên, Hoài đứng phắt dậy, ngơ ngác nhìn quanh:
Hai con ngỗng nghe pháo nổ đì đùng, chúng hoảng sợ, tống cửa lồng, một con bay lên bàn, đạp đỗ bình hoa, lễ vật, ly tách, bánh rượu, trái cây. Khi người đàn ông túm bắt được, vặn ngược cổ nó lui sau lưng, thì trên bàn không còn gì ráo. Con ngỗng kia nhướng cổ, quạt cánh rượt theo mấy khuê nữ, khiến mọi người xô đẩy, đạp lên nhau mà né chạy. Con heo mọi ụt ịt hoãng sợ, hất chiếc cũi ngã ngửa ra, hét tướng lên, kêu eng éc, rồi cạp nắp đậy, nó sổng cũi, vừa chạy vừa ị ra lung tung.
Hầu hết mọi người sửng sốt, ngây người, chết trân, ngơ ngác nhìn trước cảnh tượng khá bất ngờ.
Người đau khổ nhất, là Anh Thư. Cô đứng chịu trận hơn một giờ, do những thủ tục nhập-gia rườm rà, đôi chân càng lúc càng sưng húp, vì những vết thương cọ xát vào đôi giày mới, mạch máu giật tưng tưng từng cơn. Cô mệt đừ, mồ hôi vã ra như tắm, mặt mày tróc dần phấn son, trông lem luốc, như con mèo vá, tự dưng bụng đói cồn cào, cô hoa mắt, chóng mặt, và bất tỉnh nhân sự.
Hai phù dâu hoảng hốt, vội nâng cô dậy, Mây và Hoài đều gầy ốm, so với “Thư tán phẩm”, họ vẫn cố sức làm tròn nghĩa vụ phù dâu. Mỗi người kéo một cánh tay của Anh Thư, quặc vào cổ mình, kẹp cô ở giữa, ra sức kéo lôi cô xềnh xệch vào “the-phòng”. Các bạn gái không ngớt xoa dầu, cạo gió, giật tóc mai.
Anh Thư hồi tỉnh lại. Thật uổng công mái tóc “búp Ănglê” mà Anh Thư sợ hư, đã ngủ ngồi suốt đêm, giờ đây bù xù như tổ quạ. Anh Thư vội bảo Hoài ra phòng khách, lấy hộ hộp quần áo sính hôn vào, vì giờ đi lễ sắp đến. Các bạn gái, mỗi người một tay, lo chải chuốt, trang điểm cho Anh Thư. Ba me cô muốn Anh Thư diện bộ cánh thời trang nhất. Mặc! Về nhà chồng, cô cần lấy lòng bên họ nhà chồng chứ.
Lễ vật nhà trai sang trọng lắm. Nào là vòng xuyến, dây chuyền, bông tai, nhẫn, toàn nhận kim cương, còn kiềng chạm, dây chuyền trên năm lượng vàng y 24k. (không kể quà bà con chú bác) Anh Thư đội khăn đóng vành dây đỏ mạ vàng, chín tầng quá rộng, thỉnh thoảng Anh Thư phải lấy tay đẩy lên, vì mạ của chàng không ngờ, bây giờ cô ốm hơn ngày mạ đi đám hỏi cô. Anh Thư lo chuyện cưới hỏi, nên đã sút mất mươi cân! Áo quần mạ may từ ba tháng trước, rộng thùng thình! Cô mặc áo dài nhung đỏ, may tà Bắc, quần sa tanh trắng “rô-đê” gấu, khoát ngự uyển bên ngoài.
Chuyện áo quần rộng, không thành vấn đề, cô chỉ buồn, khi đội khăn đóng và mang đôi hài đỏ. Hôm ấy, Bảo viết số đo chân của Anh Thư, gửi về cho mạ, đi đặt đôi hài cườm thêu hai con rồng vàng uốn khúc, mạ thích tự ý diện cho con dâu mà! Mạ nói:
- Viết cái chi mà lem dem ri hè? Viết không rỏ ràng nơi, số 40 hay 46 hỉ? Dâu mình có da, có thịt, phúc hậu rứa, cứ đặt cho con số 46 hỉ! Số lớn số nhỏ chi, cũng bằng từng nớ tiền. Chi bằng, mình cứ đóng số lớn, thì rẻ, cho tiệm giày hắn lỗ luôn.
Thành thử đôi hài rộng rinh, ẻo qua, ẻo lại, khó khăn khi Anh Thư cất bước đi. Tuy được một điều, là đôi hài không cứa mấy vết thương rát bỏng kia.
Mọi xáo trộn rồi cũng dần qua. Thay vì cho đám rước đi bộ trên đoạn đường ngắn, để thiên hạ ngắm nhìn, đoàn người hộ tống cô dâu che tán vàng, tán tía như dự tính; Mạ sợ cô dâu lăng đùng ra lần nữa, thì nguy to. Nên cha mạ, họ nhà trai đồng ý gấp với họ nhà gái, cùng nhau leo lên những chiếc xe hoa, nối đuôi chạy dài dài đến giáo đường.
Dưới những chòm thông xanh reo vi vu, giáo đường Chính Tòa màu gạch viền trắng uy nghi, sừng sững, tọa lạc trên vùng đất phóng khoáng, tháp chuông cao vút, có hình con gà vươn lên trời xanh mênh mông.
Đi trên mặt bằng, Anh Thư còn có thể kéo lê “đôi hia một dặm” theo bàn chân, cố dí sát vào đầu mũi hia, cô dồn toàn lực, bấm mười đầu ngón chân giữ lại. Nhưng, khi cô giở đôi chân, để bước lên những bậc cấp cao, thì “lực bất tòng tâm”, mười đầu ngón chân mỏi mệt, ương ngạnh, không tuân phục theo ý cô. Chiếc hài rời chân, rơi lông lốc xuống cuối bậc cấp. Mây vội vàng xắn quần áo đẹp, chạy xuống nhặt “hia” lên. Xỏ được chiếc nầy, thì chiếc khác lăn đi.
Anh Thư cúi đầu xuống nhìn, để xỏ chân vào hia, báo hại chiếc khăn đóng rộng vành, che sụp xuống tận mũi. Không thấy đường, cô đạp phải vạt áo dài lết bết, trên bậc cấp, đứt hàng khuy nút bóp, để lòi vú mớm ra. Cô quơ tay kéo ngự uyển đậy lại.
Trong lúc mắc cỡ muốn độn thổ, Hoài lúng túng lo cho bạn, đã hụt chân trên bậc cấp, ôm bạn té lăn xuống, đủ hai vòng. Thế là bộ giò cô dâu bị trặc mất rồi!
Hai phù dâu lại một phen nữa, mệt toát mồ hôi hột, xốc nách cô, họ quàng cánh tay Anh Thư, vắt qua cổ mình, để lôi lên bậc cấp, cho chắc ăn. Mặt mày cô dâu, chú rể đỏ bừng, như con gà lôi, chuyển sang tái méc. Mà người tiếp nhận tái méc nhanh nhất, là mạ chồng!
Hai họ đứng chết trân, thừ người, kinh ngạc há hốc miệng. Bỗng chốc, mọi người đồng loạt cất tiếng cười ngất. Họ quên lửng “bộ đồ vía” gây ra nông nỗi tệ hại kia, do họ cất công mua sắm. Lúc nầy, hai cô phù dâu quá mệt, không còn hơi sức đâu mà cười. Cười cái gì? mà buồn cười nhỉ!
Vào an tọa trong nhà thờ, nhưng ai ai cũng lo ra, nên thỉnh thoảng nhiều tiếng cười khúc khích, nổi lên đây đó. Khiến cha chủ tế người Pháp, đứng trên bục giảng ngạc nhiên, từ tốn mở lời:
- Hôm nay, "dứng" trước quý ông bà, anh chị em, và cô "dau" chú rể, tôi xin "cào" chúc anh chị trăm năm "hạn phút", răng "lông" tóc bạc suốt đời. Hãy nhìn xem: Trên bàn thờ, có hoa mai, hoa lan, hoa hệ và hoa cứt...
Nhiều tiếng cười vang dậy khắp đó đây. Ngài ngạc nhiên, nhìn xuống, rất vô tư, dõng dạc tiếp:
- Anh chị em "cưới" cái gì? Có muốn "cưới nhau", thì ra ngoài sân mà cưới. Ở trong nầy, chỉ làm "lễ cười". "Lễ cười", thì có gì mà "cưới" chứ??
Ụi. Trời đất ơi! Cả nhà thờ ôm bụng cười vang, cười ngất, cười ra nước mắt. Chịu không thấu. Rất may, có một vị trung niên bước lên bục giảng, ông dùng tiếng Pháp xin lỗi cha, giải thích về việc ngài phát âm hơi lệch lạc, nên từ ngữ bị sai sót.
Á, thì ra...! Khi hiểu nguyên nghĩa, ngài không ngớt xin lỗi, và đã cười thoải mái quá chừng!
Sau lễ, hai hàng xe hơi chạy lên sát cửa chính tòa, chứ không đậu giữa sân, dưới những bậc tam cấp hồi nãy. Tất cả mọi người mệt đừ, vì kiệt sức hay vì cười ngất? Chả biết nữa. Hai họ nhà gái, nhà trai, quên chuyện giận hờn nhau, đã thân mật xiết bao, vui vẻ cả làng.
Thượng khách ngồi vào bàn, nhâm nhi sơn hào hải vị: Nấm đông cô, tóc tiên, mực khô, bát trân, bào ngư, vi cá, yến xào, đùi heo, tôm hùm, do đầu bếp số một, bên Thượng Hải đảm nhận. Họ nâng ly chúc tụng nhau vui vẻ, nét mặt cường diệu, hân hoan. Bác phó nhòm Châu, thừa thắng xông lên, tha hồ chụp ảnh...
Đã gần bốn mươi năm rồi đó, Trầm Mây và Hoài nhỉ! Mặc dù ít có cơ may gặp lại nhau; Nhưng, mỗi lần mở tập album ra, trong lòng Anh Thư dậy lên ngọn sóng dạt dào tình luyến nhớ, hoài mong, ngây ngất nỗi khát khao tìm về thời niên thiếu, đã vụt xa bay trong tầm tay với, khi tuổi đời đã nhuộm vàng hanh mái tóc phong sương, trên dòng đời phai nắng...

_ * _

hoa xuong rong
#31 Posted : Thursday, March 8, 2007 1:38:33 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Ưu Du


(Mùa xuân về, Ưu Du xin cung-hiến độc giả thân mến chuyện Tết vui có thật.
Một cảm tình trân qúy, đã xảy ra trong đời tôi).
****
CON THUYỀN HOA XUÂN

Nền trời phơn phớt xanh lơ, điểm những lọn mây vàng xám, ươm hồng, lơ lững trôi về nơi vô định. Xa xa xuất hiện đàn chim én, bay qua kẽ mây trôi từ phương Bắc về.
Tiết trời giá lạnh, run rẩy, đang yên ắng lạ thường. Bỗng nhiên, tiếng đàn, tiếng trống, vọng ra từ căn nhà xinh xinh bên sườn dốc, ban nhạc đánh rất hay, ngón đàn điêu luyện, chơi vơi trong bầu trời đẫm sương mù, vươn lên đỉnh thông, rồi lặng lẽ tan đi, trong ráng chiều dần dần phai nắng.
Vào giờ phân giới giữa ánh rạng rỡ của ngày đầu năm, và bóng tối xuân về, thốt nhiên Anh Thư cảm thấy ngập tràn niềm vui, như cỡi trên con thuyền hoa hạnh phúc bất tận. Cũng phải thôi. Mai đám cưới Anh Thư và Bảo mà!
Anh Thư là con gái đầu lòng, ba me cô tuy gốc gác miền Trung, nhưng rời quê hương khá lâu, lên Đà Lạt làm việc với Pháp, nên mọi việc từ trong ra ngoài, họ lo cho con chu tất, toàn vẹn theo lối phương Tây. Bảo, con trưởng nam dòng họ vương tôn, giàu có và thanh lịch. Gia đình đôi bên, có đủ yếu tố xây dựng gia thất cho con, để dòng họ thêm nở mày, nở mặt.
Ngoài kia, họ nhà gái huyên náo lạ thường, đàn ca, nhạc sống, vui vẻ hết biết. Suốt đêm Anh Thư không dám nằm ngủ, cô sợ xẹp mái tóc đánh rối bới cao, sẽ bù xù, mất thẩm mỹ đi. Mấy phù dâu xúm lại trang điểm, trông cô đẹp tuyệt vời. Bực mình vì đôi giày cao gót, cô chọn nhầm, da giày cứng, dày như da voi, cô vừa mang đi lui đi tới mấy vòng, gót giày tàn nhẫn “xơi tái” mấy miếng da, rát bỏng, đau điếng. Mỗi lần cử động, nó đau lên thấu tim, dù Anh Thư se sẽ lê tấm thân phì lũ, đi nhè nhẹ, cà nhắc, cà nhót. Chín giờ sáng! Nhà trai đã có mặt trước sân hồng. Hai gánh đi đầu là cặp ngỗng trắng, nhốt trong lồng mây, luôn hoác mỏ, khàn khàn, kêu khọt khẹt. Con heo mọi mập ú, ụt ịt quay lui quay tới trong cái cũi sơn đỏ, cột nơ hồng. Vò rượu cẩm chôn bách nhật xủi tăm. Tiếp theo là tám khay mâm quả, phủ nhiễu đỏ, viền tua vàng, do những chàng trai mặc áo xanh đỏ, đội nón lá mười vành, trang-trọng bưng. Hai bên có những người đồng cổ phục, cầm cán lọng dài màu vàng, che nắng. Chàng rể mặc áo thụng màu xanh biển, chữ Phước, chít khăn đóng, quần dạ trắng, mang giày thô, còn cho chú tiểu-đồng-hầu xách theo bộ đồ “tuxedo” nữa. Chàng rể đi giữa hàng thân quyến cùng quý ông bà, mệnh phụ phu nhân, bạn bè, bà con gia tộc.
Hai người bên họ nhà trai bưng khay trầu rượu, vào trước sân hồng, ra mắt, xin họ nhà gái, cho nhập gia tùy tục. Đại diện họ nhà gái đứng trên thềm hoa, nhận lời. Mọi người vào phòng nghinh tân. Ông mai bà mối nói năng lưu loát, nên vui vẻ cả làng. Các mâm sính lễ đặt trên chiếc bàn dài, cặp ngỗng và “chú hợi” để dưới sân, gần cửa chính.
Nghi thức diễn tiến tốt đẹp, đến lúc Anh Thư hồi hộp, rụt rè, được me vén bức màn nhung, dìu con ra phòng nghinh-tân. Bỗng chốc vài mệnh phụ đài các, chụm đầu xì xào, chỉ chỏ bộ cánh “xê-rê” trắng trắng, có tấm voan mỏng che mặt, đuôi áo dài lê thê sau gót cô dâu, găng tay trắng dài lên tới cánh, cô đội vương miện lóng lánh, kiễu nữ hoàng Anh. Có người bên nhà trai nói trổng:
- Y như con ma chết trôi. Thấy ớn lạnh hè.
Nhà gái tái mặt, vội cười xuề xòa:
- Đồ trắng, tượng trưng cho sự trinh bạch mà.
- Ngày cưới xin, nói chi bậy bạ quá!
- Ui xà!
- Miệng mồm ăn mắm ăn muối.
Lời qua tiếng lại thật khổ! Khổ nhất là ông tơ bà nguyệt, cứ chạy qua bên nầy, chạy lăn xăn về bên kia, năn nỉ ỉ ôi. Hai họ mích lòng nhau, thấy sợ, khi pháo nổ rền trời. Hoài đi phù dâu, cô sợ cháy áo quần, nên vén váy áo ngồi thụp xuống nền nhà, bưng hai tai. Khi nghe nhiều tiếng kêu rú thất thanh vang lên, Hoài đứng phắt dậy, ngơ ngác nhìn quanh:
Hai con ngỗng nghe pháo nổ đì đùng, chúng hoảng sợ, tống cửa lồng, một con bay lên bàn, đạp đỗ bình hoa, lễ vật, ly tách, bánh rượu, trái cây. Khi người đàn ông túm bắt được, vặn ngược cổ nó lui sau lưng, thì trên bàn không còn gì ráo. Con ngỗng kia nhướng cổ, quạt cánh rượt theo mấy khuê nữ, khiến mọi người xô đẩy, đạp lên nhau mà né chạy. Con heo mọi ụt ịt hoãng sợ, hất chiếc cũi ngã ngửa ra, hét tướng lên, kêu eng éc, rồi cạp nắp đậy, nó sổng cũi, vừa chạy vừa ị ra lung tung.
Hầu hết mọi người sửng sốt, ngây người, chết trân, ngơ ngác nhìn trước cảnh tượng khá bất ngờ.
Người đau khổ nhất, là Anh Thư. Cô đứng chịu trận hơn một giờ, do những thủ tục nhập-gia rườm rà, đôi chân càng lúc càng sưng húp, vì những vết thương cọ xát vào đôi giày mới, mạch máu giật tưng tưng từng cơn. Cô mệt đừ, mồ hôi vã ra như tắm, mặt mày tróc dần phấn son, trông lem luốc, như con mèo vá, tự dưng bụng đói cồn cào, cô hoa mắt, chóng mặt, và bất tỉnh nhân sự.
Hai phù dâu hoảng hốt, vội nâng cô dậy, Mây và Hoài đều gầy ốm, so với “Thư tán phẩm”, họ vẫn cố sức làm tròn nghĩa vụ phù dâu. Mỗi người kéo một cánh tay của Anh Thư, quặc vào cổ mình, kẹp cô ở giữa, ra sức kéo lôi cô xềnh xệch vào “the-phòng”. Các bạn gái không ngớt xoa dầu, cạo gió, giật tóc mai.
Anh Thư hồi tỉnh lại. Thật uổng công mái tóc “búp Ănglê” mà Anh Thư sợ hư, đã ngủ ngồi suốt đêm, giờ đây bù xù như tổ quạ. Anh Thư vội bảo Hoài ra phòng khách, lấy hộ hộp quần áo sính hôn vào, vì giờ đi lễ sắp đến. Các bạn gái, mỗi người một tay, lo chải chuốt, trang điểm cho Anh Thư. Ba me cô muốn Anh Thư diện bộ cánh thời trang nhất. Mặc! Về nhà chồng, cô cần lấy lòng bên họ nhà chồng chứ.
Lễ vật nhà trai sang trọng lắm. Nào là vòng xuyến, dây chuyền, bông tai, nhẫn, toàn nhận kim cương, còn kiềng chạm, dây chuyền trên năm lượng vàng y 24k. (không kể quà bà con chú bác) Anh Thư đội khăn đóng vành dây đỏ mạ vàng, chín tầng quá rộng, thỉnh thoảng Anh Thư phải lấy tay đẩy lên, vì mạ của chàng không ngờ, bây giờ cô ốm hơn ngày mạ đi đám hỏi cô. Anh Thư lo chuyện cưới hỏi, nên đã sút mất mươi cân! Áo quần mạ may từ ba tháng trước, rộng thùng thình! Cô mặc áo dài nhung đỏ, may tà Bắc, quần sa tanh trắng “rô-đê” gấu, khoát ngự uyển bên ngoài.
Chuyện áo quần rộng, không thành vấn đề, cô chỉ buồn, khi đội khăn đóng và mang đôi hài đỏ. Hôm ấy, Bảo viết số đo chân của Anh Thư, gửi về cho mạ, đi đặt đôi hài cườm thêu hai con rồng vàng uốn khúc, mạ thích tự ý diện cho con dâu mà! Mạ nói:
- Viết cái chi mà lem dem ri hè? Viết không rỏ ràng nơi, số 40 hay 46 hỉ? Dâu mình có da, có thịt, phúc hậu rứa, cứ đặt cho con số 46 hỉ! Số lớn số nhỏ chi, cũng bằng từng nớ tiền. Chi bằng, mình cứ đóng số lớn, thì rẻ, cho tiệm giày hắn lỗ luôn.
Thành thử đôi hài rộng rinh, ẻo qua, ẻo lại, khó khăn khi Anh Thư cất bước đi. Tuy được một điều, là đôi hài không cứa mấy vết thương rát bỏng kia.
Mọi xáo trộn rồi cũng dần qua. Thay vì cho đám rước đi bộ trên đoạn đường ngắn, để thiên hạ ngắm nhìn, đoàn người hộ tống cô dâu che tán vàng, tán tía như dự tính; Mạ sợ cô dâu lăng đùng ra lần nữa, thì nguy to. Nên cha mạ, họ nhà trai đồng ý gấp với họ nhà gái, cùng nhau leo lên những chiếc xe hoa, nối đuôi chạy dài dài đến giáo đường.
Dưới những chòm thông xanh reo vi vu, giáo đường Chính Tòa màu gạch viền trắng uy nghi, sừng sững, tọa lạc trên vùng đất phóng khoáng, tháp chuông cao vút, có hình con gà vươn lên trời xanh mênh mông.
Đi trên mặt bằng, Anh Thư còn có thể kéo lê “đôi hia một dặm” theo bàn chân, cố dí sát vào đầu mũi hia, cô dồn toàn lực, bấm mười đầu ngón chân giữ lại. Nhưng, khi cô giở đôi chân, để bước lên những bậc cấp cao, thì “lực bất tòng tâm”, mười đầu ngón chân mỏi mệt, ương ngạnh, không tuân phục theo ý cô. Chiếc hài rời chân, rơi lông lốc xuống cuối bậc cấp. Mây vội vàng xắn quần áo đẹp, chạy xuống nhặt “hia” lên. Xỏ được chiếc nầy, thì chiếc khác lăn đi.
Anh Thư cúi đầu xuống nhìn, để xỏ chân vào hia, báo hại chiếc khăn đóng rộng vành, che sụp xuống tận mũi. Không thấy đường, cô đạp phải vạt áo dài lết bết, trên bậc cấp, đứt hàng khuy nút bóp, để lòi vú mớm ra. Cô quơ tay kéo ngự uyển đậy lại.
Trong lúc mắc cỡ muốn độn thổ, Hoài lúng túng lo cho bạn, đã hụt chân trên bậc cấp, ôm bạn té lăn xuống, đủ hai vòng. Thế là bộ giò cô dâu bị trặc mất rồi!
Hai phù dâu lại một phen nữa, mệt toát mồ hôi hột, xốc nách cô, họ quàng cánh tay Anh Thư, vắt qua cổ mình, để lôi lên bậc cấp, cho chắc ăn. Mặt mày cô dâu, chú rể đỏ bừng, như con gà lôi, chuyển sang tái méc. Mà người tiếp nhận tái méc nhanh nhất, là mạ chồng!
Hai họ đứng chết trân, thừ người, kinh ngạc há hốc miệng. Bỗng chốc, mọi người đồng loạt cất tiếng cười ngất. Họ quên lửng “bộ đồ vía” gây ra nông nỗi tệ hại kia, do họ cất công mua sắm. Lúc nầy, hai cô phù dâu quá mệt, không còn hơi sức đâu mà cười. Cười cái gì? mà buồn cười nhỉ!
Vào an tọa trong nhà thờ, nhưng ai ai cũng lo ra, nên thỉnh thoảng nhiều tiếng cười khúc khích, nổi lên đây đó. Khiến cha chủ tế người Pháp, đứng trên bục giảng ngạc nhiên, từ tốn mở lời:
- Hôm nay, "dứng" trước quý ông bà, anh chị em, và cô "dau" chú rể, tôi xin "cào" chúc anh chị trăm năm "hạn phút", răng "lông" tóc bạc suốt đời. Hãy nhìn xem: Trên bàn thờ, có hoa mai, hoa lan, hoa hệ và hoa cứt...
Nhiều tiếng cười vang dậy khắp đó đây. Ngài ngạc nhiên, nhìn xuống, rất vô tư, dõng dạc tiếp:
- Anh chị em "cưới" cái gì? Có muốn "cưới nhau", thì ra ngoài sân mà cưới. Ở trong nầy, chỉ làm "lễ cười". "Lễ cười", thì có gì mà "cưới" chứ??
Ụi. Trời đất ơi! Cả nhà thờ ôm bụng cười vang, cười ngất, cười ra nước mắt. Chịu không thấu. Rất may, có một vị trung niên bước lên bục giảng, ông dùng tiếng Pháp xin lỗi cha, giải thích về việc ngài phát âm hơi lệch lạc, nên từ ngữ bị sai sót.
Á, thì ra...! Khi hiểu nguyên nghĩa, ngài không ngớt xin lỗi, và đã cười thoải mái quá chừng!
Sau lễ, hai hàng xe hơi chạy lên sát cửa chính tòa, chứ không đậu giữa sân, dưới những bậc tam cấp hồi nãy. Tất cả mọi người mệt đừ, vì kiệt sức hay vì cười ngất? Chả biết nữa. Hai họ nhà gái, nhà trai, quên chuyện giận hờn nhau, đã thân mật xiết bao, vui vẻ cả làng.
Thượng khách ngồi vào bàn, nhâm nhi sơn hào hải vị: Nấm đông cô, tóc tiên, mực khô, bát trân, bào ngư, vi cá, yến xào, đùi heo, tôm hùm, do đầu bếp số một, bên Thượng Hải đảm nhận. Họ nâng ly chúc tụng nhau vui vẻ, nét mặt cường diệu, hân hoan. Bác phó nhòm Châu, thừa thắng xông lên, tha hồ chụp ảnh...
Đã gần bốn mươi năm rồi đó, Trầm Mây và Hoài nhỉ! Mặc dù ít có cơ may gặp lại nhau; Nhưng, mỗi lần mở tập album ra, trong lòng Anh Thư dậy lên ngọn sóng dạt dào tình luyến nhớ, hoài mong, ngây ngất nỗi khát khao tìm về thời niên thiếu, đã vụt xa bay trong tầm tay với, khi tuổi đời đã nhuộm vàng hanh mái tóc phong sương, trên dòng đời phai nắng...

_ * _




UD. Tôi đọc lần thứ hai mà còn cưòi chảy nước mắt, tả cảnh, tả người, tình tiết hay lắm. UD ơi, sao lại là...cỡi thuyền mà không là đi thuyền....hả. Chữ cỡi là đúng thì nó có phải trong ngoặc kép không. Cái bệnh trầm cảm của tui biến mất tăm rồi y sĩ UD ạ. hxr
Ái Ưu Du
#32 Posted : Thursday, March 8, 2007 4:33:46 PM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

Chào HOAXƯƠNGRỒNG,
Thiệt là vui khi chúng mình "gặp nhau" ở ngoài đời và trong 'net' ha!
HXR nói chữ "cỡi" và "đi" có phần đúng đó,
- UD muốn dùng chữ "cỡi" cho có vẻ hân hoan rộn ràng vui thích nhí nhảnh, hơn dùng chữ "đi" êm ái nhẹ nhàng quá. Có được khg hở cô bạn thương?
Chúc HXR an vui nhe. Rose
hongkhackimmai
#33 Posted : Thursday, March 8, 2007 9:16:15 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Thắc mắc chút nghe, Ưu Du có phải là Kim Vui nữ quân nhân thuộc binh chủng nhảy dù không? Bài Con Thuyền Hoa Xuân đọc vui lắm, chắc nên gửi cho Thúy Nga by Night để họ viết thành hài kịch.
Cheers!
hoa xuong rong
#34 Posted : Friday, March 9, 2007 1:39:12 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Ưu Du

Chào HOAXƯƠNGRỒNG,
Thiệt là vui khi chúng mình "gặp nhau" ở ngoài đời và trong 'net' ha!
HXR nói chữ "cỡi" và "đi" có phần đúng đó,
- UD muốn dùng chữ "cỡi" cho có vẻ hân hoan rộn ràng vui thích nhí nhảnh, hơn dùng chữ "đi" êm ái nhẹ nhàng quá. Có được khg hở cô bạn thương?
Chúc HXR an vui nhe. Rose



Bởi vậy viết cho UD liền. Mình cứ nghĩ cái cảnh cô dâu, phù dâu đang cỡi ngựa UD ạ, tiê'u lâm lắm đó làm tôi ngã xuống đất khi đọc truyện nay. Viêt thêm đi ngươi đẹp ơi, nhiều đọc giả thèm cười lắm đó UD à và cả thị này nữa. Có đọc văn anh Song Thao không? Bây giờ có nhá văn nữ viết truyện phiêm UD trong văn đàn đó nha. thân.HXR
Ái Ưu Du
#35 Posted : Monday, March 12, 2007 10:07:19 AM(UTC)
Ái Ưu Du

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 333
Points: 0

Rose Ưu Du chào HONGKHACKIMMAI,
Thật vui và hân hạnh cho ƯD khi được nhà văn, nhà thơ lớn & HKKM ghé vào đọc truyện của mình. Rất cám ơn lời thăm hỏi đầy khích lệ của HKKM, khiến ƯD lên tinh thần hết sức. Cảm ơn HKKM nhiều nhe.
Ưu Du tài hèn sức mọn, dỡ văn dỡ võ, chỉ là hạng tép riu, ưa múa rìu qua mắt thợ, không giống bà Kim Vui, nữ quân nhân nhảy dù đâu, HKKM í hỉ?
Chúc HKKM an vui, như ý nha
Users browsing this topic
Guest
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.