Rank: Advanced Member
Groups: Moderator, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 4,933 Points: 1,248 Location: University Place, Washington State, USA Thanks: 23 times Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
|
Nhà văn Lệ Hằng và Phùng Nhân (phát lại từ Radio Australia)
Wednesday, 5 April 2006
Nguyên Nam
Nguyên Nam và Quỳnh Liên kính chào quí vị. Thưa quí vị, văn sĩ VN ở nước Úc đang gặp phải khó khăn khi sáng tác?
Người Việt hải ngoại có đọc tiểu thuyết nhiều như trước hay không? Và văn chương VN hải ngoại sẽ đi về đâu một khi những người thuộc thế hệ cha, anh không còn nữa?
Sau khi rời VN đến Úc vào năm 1989, nữ văn sĩ Lệ Hằng đã chọn cuộc sống lặng lẽ trên vùng Blue Mountains cách thủ phủ Sydney bang New South Wales khoảng 100 km về hướng tây.
Đây là vùng núi non trùng điệp với những thắng cảnh nổi tiếng như Three Sisters cùng với khu động thạch nhũ Jenolan đẹp tuyệt vời.
Thế nhưng, sau một thời gian bầu bạn với núi đồi, cây cỏ, Lệ Hằng đă dọn về vùng Cabramatta để được gần gũi với người đồng hương cũng như để tìm lại hương vị mắm ruốc đầy thân thương thuở nào.
Lệ Hằng: Ở bên kia lâu quá cuối cùng "lá rụng về cội", mình cũng phải tìm về với cộng đồng của mình thôi. Về đây, mình được thưởng thức mùi mắm ruốc, mùi bún bò, mùi phở, vậy là vui lắm rồi thưa anh.
Tôi xem Cabramatta như nhà của mình. Về đó, tôi cảm thấy như về Chợ Lớn. Tôi có thể nói tiếng Việt được chứ không phải múa miệng múa tay để nói tiếng Úc.
Nguyên Nam: Thế bây giờ chị làm gì ?
Lệ Hằng: Giờ thì tôi cũng viết. Tôi cộng tác với hầu hết với các báo văn học ở bên Mỹ như là Văn Học, Hợp Lưu, Văn. Một số nhật báo ở đây (Úc) như Nhân Quyền, Người Việt, Việt Luận..v..v.. Hiện thời tôi viết cho Chiêu Dương và Văn Nghệ.
Nguyên Nam: Thưa chị, chị viết về những đề tài gì ?
Lệ Hằng: Hồi tôi mới qua thì tưởng bở lắm. Tôi nhào vô tôi viết chuyện dài, chuyện ngắn, tiểu thuyết và tôi in được nhiều cuốn lắm. Nhưng mà sau này càng ngày càng thắm thiết, và bây giờ tôi phụ trách cái mục như là tâm tình trao đổi giữa tờ báo và bạn đọc. Nó dễ viết hơn, người ta thắc mắc cái gì thì mình viết cái đó.
Lời Dẫn: Lệ Hằng là một nhà văn đã cho ra đời bao nhiêu tác phẩm lăng mạn, như Thung Lũng Tình Yêu, Tóc Mây, Bản Tango cuối cùng, Ngựa Hồng, Mắt Tím, Tình Yêu Như Băng Sơn, Chết Cho Tình Yêu, Kinh Tình Yêu, Sóc Nâu, Chiều Gió, Màu Xanh Đang Lên, Như Sương Long Lanh, Sa Tăng Dịu Dàng, Hạnh Phúc Quanh Đây, Bình Nguyên Xanh..v..v.. Thế mà nay, nữ văn sĩ này không thể tiếp tục sáng tác những chuyện ngắn chuyện dài như thế?
Lệ Hằng: Tôi không thể nào viết nhiều được. Sau một thời gian suy nghĩ, tôi thấy rằng, số lượng người đọc văn chương tiếng Việt ngày càng ít đi. Các em lớn lên thì đọc tiếng Anh. Còn người lớn tuổi thì đâu có thời giờ đọc nhiều. Nhiều khi viết rất là khổ cực. Phải can đảm mới viết được. Mà viết xong in ra lại càng khủng khiếp hơn nữa. Mà in xong rồi lại phải bắt bạn bè tổ chức ra mắt sách cho mình. Tổ chức ra mắt sách xong thì ê chề lắm, bởi vì, cuối cùng chỉ có bạn bè đến với mình thôi. Thành ra tôi cần lắng nghe tiếng động vì âm thanh cuồng nộ của người đọc đáp ứng lại, thì may ra lửa tình hay lửa tiểu thuyết trong tôi mới sống lại, chứ không có lửa thì không viết tiểu thuyết được.
Hồi xưa, tôi nhớ ở Sài G̣n, mỗi ngày tôi đến toà soạn, tôi nhận được cả cọc thơ. Nghĩa là một lời mình nói ra, nó vang vọng lại mình. Còn bây giờ, giỏi lắm tôi nhận được 5, 6 lá thư của độc giả.
Lời Dẫn: Thư viện giữ vai trò thỏa mãn nhu cầu đọc sách cũng như giáo dục. Thế nhưng, có khi, thư viện lại vô tình giết chết sức sáng tạo của văn sĩ.
Lệ Hằng: Theo tôi tìm hiểu, nhu cầu đọc tiếng Việt của người Việt rất là lớn, chỉ thua người Hoa thôi. Thư viện là một cái gì rất tốt đẹp cho người đọc, nhưng cũng là một con dao hai lưỡi. Bởi vì thư viện giết cả nhà văn, vì dân chúng có thể đến thư viện để mượn sách. Họ không cần mua sách nữa. Không ai mua sách thì nhà văn đâu thể viết được, đâu thể in sách được. Nhà xuất bản đâu chịu in sách khi không có người mua sách.
Lời Dẫn: Đối với Lệ Hằng, văn chương không nên bị chính trị chi phối. Văn chương không thể bị lệ thuộc vào phe đảng.
Lệ Hằng: Đối với một số nhà văn bây giờ thì tôi cũng hơi rầu trong bụng, bởi vì phe này phe kia. Tôi không thích như vậy. Tôi cho rằng, giống như tôn giáo, văn chương phải vượt lên phe phái. Tôi không muốn vấn đề phe phái hay vai mặc áo thụng ca tụng lẫn nhau. Nhiều khi tác phẩm không có gì hết, mà lại viết bài lăng xê lên.
Lời Dẫn: Theo Lệ Hằng nhận xét, cho dù gặp nhiều khó khăn về vấn đề xuất bản, tác phẩm cũng như nhà văn VN ở hải ngoại vẫn nhiều vô kể. Thế nhưng, LH vẫn không biết chọn quyển nào.
Lệ Hằng: Vô tiệm sách thì tôi không biết mua cuốn nào. Có nghĩa là, số lượng sách và ngay cả nhà văn, nhà thơ, nhà báo cũng quá nhiều. Bằng chứng là, hội trung tâm văn bút của người Việt mình nhiều không đếm được, không biết bao nhiêu là trung tâm văn bút nữa. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo cũng quá nhiều. Chính sự kiện này làm cho tâm cảm của tôi bị "shock" khiến tôi không viết được, thì đúng hơn là vì vấn đề sở hụi (in sách). Các nhà xuất bản vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra in sách cho mình. Tôi đã đi một vòng thăm hỏi các bạn bè nhà văn của tôi, nhà văn lớn, nhà văn nhỏ. Tôi thấy sách in xong để trong garage nhiều lắm, và vợ con họ cứ ca cẩm rằng, in sách không có chỗ mà để.
Lời Dẫn: Lệ Hằng không phải là nhà văn VN duy nhất tại Úc bày tỏ nỗi ưu tư về tình trạng xuống dốc của văn chương VN ở nước ngoài. Thật vậy, nhà văn Phùng Nhân cũng có thái độ bi quan không kém.
Phùng Nhân: Thật ra, trong giới cầm viết ở hải ngoại hiện giờ đang gặp khó khăn, bởi vì độc giả không còn như xưa nữa. Số độc giả nay tỉ lệ nghịch với người cầm viết. Có nghĩa là, số người đọc sách được lần hồi già cả hay đă chết hết rồi. Những người trẻ thì chỉ có thể đọc báo hay đọc sách tiếng Anh. Cho nên tôi nghĩ, số phận của những người cầm viết hay những nhà xuất bản trong tương lai gần đây chắc không còn đâu, có thể sẽ phải đóng cửa, giải thể.
Lời Dẫn: Nhà văn Phùng Nhân rời VN vào năm 1984. Sau khi sống tá túc tại Hàn Quốc hơn một năm, ông được thân nhân bảo lănh qua Úc. Ông hiện đang cư ngụ tại Cabramatta.
Khi còn ở VN, nhà văn Phùng Nhân có thời làm ký giả cho tờ Tin Sáng và đă xuất bản tập thơ nhan đề là "Tương lai treo sợ chỉ mành".
Sau khi tới Úc, ông đă cho xuất bản một số tập truyện nữa như: Vết Thương Vẫn Mở, Xóm Nhị Tỳ, Vàm Đất Cả Cao; Nghệ Thuật O Mèo và Cai Đẻ, Lần Theo Khói Súng..v..v..
Hầu hết các tác phẩm của nhà văn Phùng Nhân đều nói về cuộc sống nơi thôn dã.
Phùng Nhân: Thật ra tôi là người sống ở đồng quê. Thành ra tiểu thuyết của tôi thường được xây dựng ở đồng quê. Sở trường của tôi là viết chuyện về đồng quê cũng như tập quán nơi thôn quê.
Khi viết về những chủ đề như vậy, tôi phải nhớ rơ những ǵ nơi đồng quê tôi đă sống, cũng như có những nhân vật tôi phải gọi điện thoại hỏi lại những cô bác lớn tuổi bên đó, hoặc tôi phải đích thân về bên đó để xem xét lại, để làm thế nào cho nó thật chính xác khi tôi đưa vào câu chuyện.
Lời Dẫn: Đối với nhà văn Phùng Nhân, tiểu thuyết phải phản ánh cuộc đời chứ không thể đề cập đến những chuyện hư ảo.
Phùng Nhân: Tiểu thuyết phải phản diện cuộc sống của con người ngoài đời, bởi vì chính cuộc đời và xă hội làm lên tiểu thuyết. Tiểu thuyết chỉ phỏng theo đó mà xây dựng lại thôi.
Lời Dẫn: Nhà văn Phùng Nhân cũng không quên những câu chuyện đáng chú ý hay đáng thương giữa những người Việt trên đất Úc.
Phùng Nhân: Tôi cũng viết rất nhiều chuyện ngắn cũng như chuyện dài trên đất Úc, chẳng hạn như cuốn chuyện dài tôi đã viết xong và Làng Văn chuẩn bị xuất bản. Cuốn chuyện này có tựa đề là "Những Kẻ Lạc Loài", và đề cập đến những hiện tượng trong cộng đồng ở đây, chẳng hạn như casio, bài bạc, dật hội, rồi về VN làm ăn rốt cuộc rồi cũng trở thành tay trắng, và quay trở lại. Đó là những điều tôi đã quan sát....Và cuốn sách "Lần Theo Khói Súng" được xây dựng quanh vụ án Ngô cảnh Phương.
Có nhiều người thắc mắc là tại sao tôi phải viết Lần Theo Khói Súng. Thật sự ra đây là một vấn đề rất tình cờ. Vụ án xảy ra vào năm 1994. Măi đến năm 1998 thì tòa án mới làm việc trở lại vụ án này. Khi đó tôi thấy báo chí cũng như TV nói là toà án đã tìm ra 100 nhân chứng. Chính điều này đã làm cho tôi thắc mắc. Đây là một vụ án rất lớn. Đây là vụ án chính trị đầu tiên của nước Úc, cho nên tôi có ư định thu thập tất cả các bằng chứng và dữ kiện để viết một cuốn tiểu thuyết.
Cuốn sách thứ hai tôi vừa viết xong là "Gà Trống Nuôi Con". Đây là cuốn sách nói về những chuyện đổ vỡ trong gia đình, để rồi đưa đến cảnh gà trống nuôi con.
Kết: Thưa quí vị, vừa rồi là lời tâm sự của nhà văn Phùng Nhân, Tạp Chí Nước Úc Người Úc của Đài Úc Châu tới đây xin tạm ngưng, NN và QL xin thân ái chào tạm biệt quí vị.
Nguồn:Radio Australia - Nước Úc Người Úc lua9 từ Đặc Trưng
|