Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

PHU NHÂN TƯỞNG GIỚI THẠCH - Chiang Kai-shek
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, November 14, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
ĐIỂM SÁCH (494): HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG: PHU NHÂN TƯỞNG GIỚI THẠCH VÀ KHAI SINH TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI (CỦA HANNAH PAKULA)





(The Last Empress: Madame Chiang Kai-shek and the Birth of Modern China by Hannah Pakula. Simon & Schuster, 2009. 681 trang. $35 nguyên thủy; $19-20.58 tại amazon.com)


Sự khó hiểu thanh lịch của thời chiến Trung quốc



Của Dwight Garner

(Wartime China’s Elegant Enigma by Dwight Garner)

Nguồn: The New york Times, November 4, 2009

Trần Hữu Thuần (dịch)



“Điều duy nhất phương Đông về tôi,” Soong Meiling (Tống Mĩ Linh) có lần đã viết, “là khuôn mặt của tôi.” Soong Mei-ling, được biết đến theo lịch sử như là Phu nhân Chiang Kai-shek (Tưởng Giới Thạch), chỉ hơi cường điệu một chút. Sinh ra là người Trung quốc, giáo dục và xu huớng văn hóa kiểu Mĩ, bà là một hòa hợp quyến rũ của các hai xã hội; có một lúc, chẳng có người đàn bà nào trên thế giới quyền lực hơn.

Phu nhân Chiang có một cuộc sống dài, rất phức tạp, một cuộc sống có chi tiết phong phú trong “Hoàng hậu cuối cùng,” tiểu sử mới dài, rất phức tạp của Hannah Pakula. Cuốn sách của Pakula là một tác phẩm nhỏ về nghiên cứu lịch sử, với sự kiện này cọ sát sự kiện khác. Nó cũng là một tác phẩm kể chuyện đơn điệu, một tác phẩm có ít thích nghi hoặc thúc đẩy tường thuật. 681 trang của bản văn có lúc mệt mỏi như cuộc hành trình bị bó buộc qua thảo nguyên Mongol (Mông cổ).

Tuy nhiên, câu chuyện về Phu nhân Chiang chẳng mất đi sự hấp dẫn kì lạ, thú vị. Sinh tại Shanghai (Thượng hải) năm 1898, bà là con gái của một người nông thôn đã đi qua Mĩ vào tuổi 12 và đã tìm được việc làm trên các tàu và trong các nhà in. Cha bà, Charlie Soong, cuối cùng tốt nghiệp Đại học Vandebilt và quay về Trung quốc vào tuổi 20, nơi ông có sáu người con và trở nên giàu có bằng việc xuất bản Kinh thánh. Ông nuôi dạy Soong Mei-ling và các anh chị em bà để đánh giá cao gần như mọi thứ phương Tây, kể cả nệm giường (mềm mại), thức ăn (Mĩ) và tôn giáo (Methodist).

Trái ngược bản chất một xã hội phụ hệ kiên định, ông Soong mong đợi chuyện lớn từ các con gái cũng như con trai của ông. Hai người chị của Soong Mei-ling đi qua Hoa kì theo học Trường College Nữ Wesleyan ở Macon, Georgia. Soong Mei-ling đến Mĩ ở tuổi lên 10, học nội trú tại New Jersey và một trường công tại Georgia trước khi tốt nghiệp Wellesley College.

Khi bà đến Wellesley vào năm 1913, bà Paluka viết, Soong Mei-ling có thể nhại “giọng Scralett O’Hara” cô học được ở Georgia. (“Ah reckon Ah shan’t stay aroun’ much longer[1],” cô báo cáo với trưởng khoa năm thứ nhất). Bà Paluka viết, cô ta cũng “thấp, mủm mĩm, bầu bĩnh và trẻ con trong dáng dấp, với tóc cắt ngắn và mái trước che mắt chẳng giúp gì cho bề ngoài của cô ta.” Vào lúc cô ta rời Wellesley, tuy nhiên, đã có ý nghĩa định mệnh về Soong Mei-ling. “Cô ấy không được đưa cho một nền giáo dục phương Tây,” bà Pakula nhận xét, “nhằm trải qua các buổi chiều ở bàn mà chược.”

Các chị em Soong lập gia đình tốt đẹp. Một người, Soong Qing-ling thành hôn với Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên), tổng thống đầu tiên của Trung quốc sau khi vị vua cuối cùng bị lật đổ năm 1911. Trong một buổi lễ hào phóng năm 1927, Soong Mei-ling thành hôn với một trong nguyên tùy viên quân sự của Sun, Chiang Kai-shek, người đàn ông sẽ trở nên lãnh tụ của chính phủ Quốc gia tại Trung quốc từ 1928 đến 1949, và về sau là lãnh tụ trong thời lưu đày ở Taiwan (Đài loan). Ông ấy là một người lính cứng rắn “đơn giản ăn mặc quân phục vải bông bình thường và dép rơm,” bà Pakula viết, và không uống rượu chẳng hút thuốc. Phu nhân Chiang giờ đây gầy, quyến rũ và ăn mặc sít sao. Chỉ cao năm feet, bà Pakula nói, bà ấy có “một tác động thôi miên trên con người.”

Bởi vì Chiang Kai-shek thực sự chẳng nói chút tiếng Anh nào, Phu nhân Chiang trở nên người thông dịch thực tế và khuôn mặt Trung quốc hướng về thế giới phương Tây. Bà viết các bài báo về Trung quốc cho Tạp chí The New York Times và The Atlantic Monthly vào đầu những năm 40. Bà xuất hiện trên “Gặp gỡ báo chí” (Meet the press) năm 1958. Bà là người cố vấn thân cận nhất của Chiang và thường xuyên đánh bóng bộ mặt thô thiển của ông ấy—và của đất nước.

Hai người được xem như là ảnh hưởng hiện đại tại Trung quốc; tạp chí Time đặt họ làm Người đàn ông và người đàn bà của năm 1938. Đỉnh cao của danh tiếng của Phu nhân Chiang đến vào năm 1943, khi bà đi vòng quanh nước Mĩ để ủng hộ nguyên ủy của người Trung quốc Quốc gia chống Nhật. Trong chuyến đi vòng quanh đó, bà là công dân tư nhân đầu tiên nói chuyện với Thượng viện và Hạ viện, và tại Los Angeles bà đọc diễn văn tại Hollywood đầy ắp người. (Trong thời gian tại Mĩ, bà Pakula gợi ý, Phu nhân Chiang tiếp tục một dính líu lãng mạn bà đã bắt đầu trước đó với Wendell Willkie, người Cộng hòa thất cử trước Franklin D. Roosevelt vào cuộc bầu cử 1940).

…. Chiang Kai-shek và vợ ông buộc phải lưu đày ở Taiwan sau chiến thắng của Cộng sản năm 1949; ông làm chủ tịch qua hàng chục năm chính trị Quốc gia ở đó. Sau cái chết của ông, năm 1975, Phu nhân Chiang chuyển đến New York City, nơi bà sống một cuộc sống ẩn dật, chết năm 2003 thọ 105 tuổi. Bà không có con cái. Chồng bà đã bị bệnh tình dục trước khi thành hôn, bà Pakula viết, và chắc hẵn vô sinh.

“Hoàng hậu cuối cùng” (The Last Empress) vướng mắc vào cuộc thảo luận quá sức đông dài vào các rối rắm của lịch sử chính trị Trung quốc. Quả thực, chính câu chuyện của Phu nhân Chiang thường nhường chỗ thật xa vào bối cảnh. Nhưng cuốn sách của bà Pakula sống động lại trong việc nó thêm tiêu muối bằng việc kể lại chi tiết về cuộc đời hỗn loạn của Phu nhân Chiang.

Bà Pakula ghi nhận phương cách Phu nhân Chiang thích đưa ra các từ ngữ bí hiểm (“inhehiscence[2],” “ochlocracy[3]”) trong các diễn văn của bà bằng tiếng Anh, làm cho kí giả chật vật tra từ điển…. Bà nều chi tiết các năm cuối đời của Phu nhân Chiang ở số 10 Gracie Square, một tòa nhà chung cư thanh lịch ở Mạn trên phía đông của Manhattan. Bà có ba con chó … và dùng 24 người giúp việc….

…. (Bà Pakula) xem cuộc đời của Phu nhân Chiang với quan tâm và thỉnh thoảng, khi có bảo đảm, với đồng cảm. Bà rõ ràng đồng ý với Eleanor Roosevelt, người đã tóm lược sự thể hiện lâu dài của Phu nhân Chiang trên kịch trường thế giới bằng cách nhận xét rằng trong khi bà ấy có thể “nói đẹp đẽ về dân chủ,” bà đã “không biết cách sống dân chủ.”






[1] “I reckon I shan’t stay around much longer”: Tôi cho là tôi sẽ không ở lâu hơn (nd)

[2] Indehiscence: Chưa chín muồi (nd)


[3] Ochlocracy: Cai trị bằng quần chúng (nd)











Tác giả Trần Hữu Thuần (dịch)






Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.