CÂY MARULA Ở PHI CHÂUCây Marula thuộc họ xoài ((Anacardiaceae) là một loại cây rụng trái sớm và cao tới 20 mét. Hoa nở từ tháng 9 tới tháng 11 và tháng 1 tới tháng 3, được phân phối từ các quốc gia Ethiopia ở miền Bắc tới Kwazulu-natal ở miền Nam Phi châu. Một điều kỳ diệu là cây đực Marula trổ hoa và cây cái sinh trái.
Vào hè muộn, tháng 2 và tháng 3, cây cái Marula sinh ra trái xanh, có hình bầu dục khoảng 35 mm đường kính. Trái rụng còn cứng và xanh, chỉ độ 5 ngày thì chín trên mặt đất, vỏ ngoài biến thành màu sáp vàng nhạt và có mùi thơm ngọt sắc.
Trái Marula có lượng sinh tố C rất cao, người và vật đều ăn được. Trái Marula được chế biến thành rượu Phi châu Amarula (tên địa phương gọi là "Mampoer," khoảng 200 trái Marula làm được 1 lít rượu) và làm mứt để ăn với các loại thịt, đặc biệt là thịt cừu non. Những động vật như voi, hươu cao cổ, các loài linh dương, Kudu, Eland ở châu Phi hay Nam Phi, đều thích gặm vỏ cây, lá hay trái Marula rụng xuống đất. Khỉ đầu chó cũng ưa ăn trái Marula. Và sau khi ăn trái xong thì chúng đều loạng choạng... say mèm. Các loài chim như chim vàng anh đầu đen ăn hoa Marula.
Hột Marula gồm có hai hay ba hột, không độc và ăn được, chứa nhiều dầu và chất đạm. Ép những hột này ta có chất dầu thiên nhiên được dùng làm mỹ phẩm dưỡng da. Đốt vỏ của trái Marula có thể dùng thay thế cho cà phê.
Những ứng dụng về y học: nấu (sắc) vỏ cây để trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy và thấp khớp. Vỏ cây pha với rượu mạnh (brandy) dùng làm thuốc phòng bệnh sốt rét. Vỏ cây bên trong được dùng để trị vết thương bị côn trùng cắn và những vết cắn bị sưng rát bởi loại sâu bướm nhiều lông. Nước tinh chất của lá Marula được dùng làm thuốc trị sưng tấy, vết nhện cắn, và vết phỏng.
Ngoài ra, rễ cây Marula còn chứa một số lượng nước rất lớn được lấy ra để dùng khi hạn hán.
Sưu tầm và dịch thuật
Khánh Linh