Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

CHẾ ĐỘ TAI NGOẠI HẦU TRA Ở MỸ
viethoaiphuong
#1 Posted : Tuesday, February 17, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
CHẾ ĐỘ TAI NGOẠI HẦU TRA Ở MỸ

tka23-post

Luật hình sự Mỹ có một điều khoản cho phép nộp tiền bảo lãnh để được tạm tha. Theo đó bị cáo phạm tội hình sự trước khi ra tòa xét xử có thể tìm người kinh doanh tiền bảo lãnh (KDTBL), bảo đảm cho mình không bị tạm giam, còn gọi là tạm tha hoặc tại ngoại.
Nguồn gốc liên quan đến luật tiền bảo lãnh tạm tha ở Mỹ là luật dân sự của Anh. Khi người nào đó nghi có liên quan phạm tội và bị bắt, nếu cộng đồng nơi họ sống có người bảo đảm họ nhất định sẽ ra tòa để xét xử đúng kỳ hạn thì người này có thể được thả, đợi xét xử.
Nếu trong thời gian chờ xét xử, bị cáo chạy trốn thì người bảo đảm phải chịu hình phạt.
Chế độ tiền bảo lãnh tại ngoại ở Mỹ quy định, người bị bắt đồng thời bị tố cáo phạm tội và sẽ bị đưa ra tòa thì bị cáo có thể nộp một khoản tiền bảo lãnh nhất định để được tại ngoại, đợi xét xử.
Để thực hiện việc này, bị cáo phải tìm thuê người KDTBL và phải đưa cho họ một khoản thù lao của 10% tiền bảo lãnh - đây được coi là tiền thuê mua quyền bảo lãnh là sự cam đoan của bị cáo nhất định sẽ ra hầu tòa để xét xử, mặt khác cũng là để người KDTBL phải chịu trách nhiệm về sự đảm bảo của mình. Sau đó, người KDTBL mới đưa đơn xin bảo lãnh lên tòa án.
Nếu bị cáo chạy trốn, người KDTBL phải tự nộp toàn bộ tiền bảo lãnh cho chính quyền bang. Cho nên trong thời gian tại ngoại, họ phải thường xuyên liên lạc với bị cáo, bảo đảm bị cáo ra tòa xét xử đúng thời hạn. Cách làm này được gọi là tiền bảo lãnh thương nghiệp.
Tại Mỹ, không phải tất cả các bang đều thực hiện chế độ tiền bảo lãnh thương nghiệp. Bang Illinois, Kentucky, Wisconsin và Oregon... đã cấm chế độ tiền bảo lãnh thương nghiệp. Tại bang Oregon, nếu người nào đó bị tố cáo cướp đoạt, họ sẽ phải nộp tiền bảo lãnh là 5 0 000USD cho chính quyền để được tạm tha, tòa án sẽ lấy 10% trong đó.
Cách làm này gọi là chế độ tòa án thu phí. Nhưng điều tra cho thấy, với chế độ tòa án thu phí như ở bang Oregon, cứ 3 bị cáo thì có 1 người không ra tòa (33,33%), còn ở những bang thực hiện chế độ tiền bảo lãnh thương nghiệp, tỉ lệ này ít hơn nhiều.
Nếu bị cáo ra tòa chịu xét xử thì tòa án sẽ hủy bỏ khoản tiền bảo lãnh. Nhưng đến kỳ hạn mà không thấy bị cáo ra tòa xét xử, tòa án sẽ thông báo cho người KDTBL, yêu cầu họ trong thời gian quy định đưa bị cáo đến tòa, đồng thời giải thích cho tòa biết nguyên nhân vì sao bị cáo chưa thể ra tòa.
Nếu không giải thích và bị cáo vẫn trốn tránh thì người KDTBL phải bồi thường toàn bộ số tiền bảo lãnh. Nếu người KDTBL không bồi thường được thì công ty bảo lãnh mà họ làm việc phải trả thay.
Để hạn chế rủi ro, trước khi viết đơn bảo lãnh, người KDTBL thường yêu cầu bị cáo cho biết rõ về công việc làm, tài sản, quan hệ gia đình và xã hội... chứng minh họ không thể trốn tránh ra tòa. Ngoài ra còn xem xét nhiều yếu tố liên quan đến bị cáo như: tài liệu điều tra về phạm tội và mức độ nghiêm trọng, số lần tiền sự tiền án, tiền lệ tình trạng từng bị tòa án xét xử... căn cứ vào những yếu tố này để quyết định giá bảo đảm. Nếu bị cáo vì say rượu lái xe mà bị giam giữ, thì bảo lãnh đơn giản hơn nhiều so với người bị bắt vì nghi liên quan đến cướp đoạt. Đối với bị cáo nghi vấn cướp đoạt có thể yêu cầu họ phải làm thế chấp nhà, tài sản... của bản thân, người trong gia đình hoặc bạn bè.
Giữa năm 2008, Weath Sbos, người KDTBL thuộc công ty bảo lãnh bang Virginia, đã từng bảo lãnh 100 000USD cho một người bị tố cáo phạm nhiều tội buôn bán ma túy, nhưng bị cáo đã nhanh chóng chạy khỏi Mỹ trước khi tòa án thẩm vấn. Sbos nghi tên này hiện đang ẩn trốn ở Brazin, nên đã bỏ tiền ra thuê người truy bắt. Sbos chỉ là người KDTBL, không phải là nhân viên hành pháp, ông yêu cầu hợp tác với nhân viên hành pháp truy bắt bị cáo chạy trốn. Sbos hy vọng trong thời gian 2 năm (theo quy định của tòa án) sẽ có thể bắt được bị cáo quy án để giảm bớt tổn thất mà ông ta phải chịu.
John Goldkan, Giáo sư Học viện Luật Đại học California, Mỹ đã chỉ ra: trong trình tự tư pháp ở Mỹ, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhất chính là quyết định chế độ tiền bảo lãnh tại ngoại cho bị cáo tự do trước khi xét xử.
Ông nói: “Người KDTBL tại ngoại khi làm bảo lãnh sẽ lấy một khoản tiền 10% tiền bảo lãnh của bị cáo, khoản tiền này không phải hoàn lại, từ đó bị cáo mua được một chút tự do cho mình trước khi xét xử. Cách làm này không chỉ dẫn đến tham nhũng, còn tạo thành một ấn tượng xấu cho mọi người, đó là có thể chi tiền mua tự do trong tù”.
Rất nhiều cơ quan pháp luật Mỹ, bao gồm Hiệp hội luật sư Mỹ đều phản đối chế độ tiền bảo lãnh thương nghiệp: Họ cho rằng, chế độ này đã cấu thành sự kỳ thị đối với người nghèo, hơn nữa không giúp gì cho an ninh công cộng. Đa số bị cáo phạm tội hình sự ở Mỹ đều là người nghèo, nếu thực hiện chế độ tiền bảo lãnh thương nghiệp, họ chỉ có thể vào tù đợi xét xử.
Còn đối với bọn phạm tội buôn lậu ma túy thì ngay cả khoản tiền bảo lãnh lớn cũng không vấn đề gì.
Theo Biron Wernken, Giáo sư Luật kiêm luật sư Đại học Baltimor, để công ty tư nhân làm nghiệp vụ tiền bảo lãnh sẽ tiết kiệm hơn và có hiệu quả hơn so với nội bộ chính quyền lập một cơ quan quan liêu chuyên phụ trách bảo lãnh trước xét xử (chế độ tòa án thu phí).
Tại bang Maryland, hoạt động của cơ quan này mỗi năm phải tiêu tốn khoảng 2 triệu USD, mặt khác với chi phí giam giữ, số bị cáo trốn tránh ra tòa xét xử tới trên 14%. Nhưng khi bị cáo do người KDTBL theo dõi (bảo lãnh thương nghiệp) thì tỉ lệ trốn tránh ra tòa xét xử dưới 10%.
Thực tế còn cho thấy, nếu bị cáo nộp tiền bảo lãnh cho cơ quan tòa án, nhân viên công quyền sẽ không biết lúc nào bị cáo ra tòa, thậm chí họ cũng không quan tâm bị cáo có ra tòa hay không.
Trong khi đó bảo lãnh thương nghiệp lại khác, nếu bị cáo không ra tòa xét xử, người bảo lãnh sẽ phải bỏ tiền túi ra, mặt khác họ còn có thể bị công ty sa thải. Rõ ràng, với công ty tư nhân, việc bảo đảm bị cáo ra tòa xét xử có quan hệ đến lợi ích thiết thân của người KDTBL.
Người ta cho rằng, chế độ tiền bảo lãnh thương nghiệp còn có ưu thế là không phải nộp thuế. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp Mỹ, sử dụng tiền bảo lãnh thương nghiệp ở Mỹ đang dần tăng lên. Được biết có tới 40% số bị cáo được bảo lãnh tại ngoại cuối cùng qua xét xử đã được tuyên cáo vô tội hoặc hủy bỏ tố cáo do không đủ chứng cứ
Tông hợp

*s/t
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.