Câu trả lời vĩ đại từ những chú công an tốt bụng là "Đây không phải là trách nhiệm của chúng tôi, xin mời đi chỗ khác"
Bạn có lặng người không?
Ngoài cuộc đời, tôi cũng đã trực tiếp chứng kiến những cảnh đời tương tự như cậu bé nhỏ trong bức tranh này.
Giữa thành phố Hà nội, một đứa bé đi lang thang trên vỉa hè phải ghé vào cái vòi thoát nước từ trên trần nhà chảy xuống ven đường để uống nước.
Chợ Xanh, cạnh đường Nguyễn Trãi, một bà lão tuổi đã quá già vẫn phải bê cái sàng có vài cái kẹo lạc và vài hộp diêm đi bán. Cạnh đó là một ấm nước vối bán cho khách qua đường khát nước. Lần đó tôi mua cốc nước 200 đồng của bà , lúc uống bà lão còn căn dặn, uống hết đừng đổ đi nhé thì bà mới bán.
Một đêm mưa gió cuối năm, một già một trẻ dắt nhau vào chân cầu thang khu tập thể thuốc lá Thăng long để tránh rét. Người bà đàn bà tiều tụy, hom hem và đứa cháu bị chất độc màu da cam nằm co quắt trong cái góc cầu thang tối tăm và bẩn thỉu.
Tôi đã ngồi nghe bà kể về cuộc đời và sau đó viết bài thơ
Bạn tôi tên là Hương, một sinh viên khoa báo chí đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Trong một lần đi học về đã chứng kiến cảnh một người đàn bà "điên" đang hấp hối bên lề đường, nơi mà những con người thanh lịch của phố phường Hà nội vẫn thản nhiên qua lại. Nhìn cảnh đó nó đã dẫn bà về phòng trọ, sau đó đi nhờ công an Thanh xuân tìm quê quán.Câu trả lời vĩ đại từ những chú công an tốt bụng là "Đây không phải là trách nhiệm của chúng tôi, xin mời đi chỗ khác".
Người đàn bà nửa điên nửa tỉnh đó đã bỏ nhà đi tìm con. Đứa con cũng vì gia cảnh quá nghèo mà phải ra đi. Bà vì thương nhớ con đã bỏ nhà ra đi, lên Hà nội, không tiền, lại bị lạc lối, cái đói cái rét hành hạ bà đến tiều tụy và gầy yếu.
Thương bà, con bạn tôi đã chạy vạy vay mấy trăm ngàn để đưa bà về quê, nó đã mất rất nhiều công sức để dò hỏi quê quán từ những lời nửa say, nửa tỉnh. Nó muốn đưa bà về quê vì mong rằng nếu bà có mất đi cũng mất ở quê nhà.
Cuối cùng nó cũng đưa được người đàn bà ấy về vùng ngoại ô của một thành phố nghèo.
Nhữ Đình Thuận