Lao Phổi và Người Việt
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Lao truyền nhiễm qua đường phổi. Nếu không điều trị thì cứu thì lao phổi phát hiện tư 10 đến 15 người mỗi năm.
Trên thế giới, cứ mỗi giây đồng hồ thì lại có một người mới bị nhiễm vi trùng lao. Hay nói chung khoảng một phần ba nhân loại trên thế giới bị lao. Khoảng 5 đến 10% người bị nhiễm vi trùng lao thì sẽ bị triệu chứng lao phát hiện. Bệnh nhân bị HIV nhiễm vi trùng lao dễ bị bệnh lao phát hiện.
Theo tường trình của Cơ Quan Y Tế Quốc Tế (WHO) trường hợp lao ở Đông Nam Á Châu tăng 34%. Tuy nhiên số bệnh nhân lao ở vùng quanh Sahara bên Phi Châu có 350 trường hợp bệnh lao trong 100,000 dân số.
Riêng tại Việt Nam, năm 2001 có một tường trình so sánh bệnh nhân lao đàn ông hay đàn bà có những điều e ngại khi biết bị bệnh lao. Nghiên cứu chia làm 16 nhóm người bị bệnh lao, vừa đàn ông và đàn bà. Nói chung thì họ đều hiểu biết về bệnh lao. Mặc dù biết bị bệnh lao nhưng cũng không cố gắng chữa bệnh. Đàn ông bị lao lo lắng vấn đề tài chánh, trong khi đàn bà có lao thì sơ bị người chung quanh hay biết. Bởi vậy lao không được trị liệu theo đúng thơì gian dự tính. Mặc dù đàn bà chịu khó chữa lao hơn đàn ông. Đây là một thí dụ cho thấy vấn đề tập tục quan trọng trong việc điều trị lao ở Việt Nam.
Một nghiên cứu khác tập trung vào dân tộc thiểu số ở Việt Nam khi bị lao. Kết quả cho thấy người miền núi bị lao ít hơn có lẽ do: 1) tỉ lệ truyền nhiễm lao ở vùng núi thấp hơn hay 2) vì đời sống ở đồi núi cao ảnh hưởng chậm phát triển lao.
Một nghiên cứu khác về bệnh lao cho di dân tới Hoa Kỳ từ 1989 tới 2001. Những di dân thuộc 6 nước như Trung Hoa, Haiti, Ấn Độ, Nam Hàn, Phi Luật Tân và Việt Nam. Tất cả cho thấy có 5,198 trường hợp lao do di dân từ những nước kể trên tơí Mỹ. Trong năm đầu thì tỉ số di dân bị lao cao và tỉ số cũng tương tực giống nhau (khoảng hơn 500 trường hợp lao cho 100 ngàn người trong một năm). Hai năm sau thì tỉ lệ di dân tới Hoa Kỳ bị lao xuống thấp hẳn, khoảng 50-80 người mắc bệnh lao cho 100 ngàn người trong một năm. Kết quả cho thấy sau 2 năm điều trị, tỉ số bệnh nhân bị lao trong nhóm người di dân từ 6 nước ở Á Châu kể trên (kể cả di dân từ Việt Nam tới Mỹ) đã giảm thấp.
Tại Phi Châu cũng như tại Việt Nam, số người lao phổi cao và số bệnh nhân nhiễm HIV cũng tăng cao. Bệnh nhân vừa bị HIV vừa có lao sẽ bị lao nặng hơn so với bệnh nhân có HIV âm tính bị lao. HIV làm suy yếu miễn dịch trong cơ thể. Bệnh nhân HIV có nguy cơ tử vong cao nhất khi bị lao. Ở Châu Phi chẳng hạn, HIV là yếu tố quan trọng tăng cao nguy cơ nhiễm lao kể từ năm 1990. Bởi vậy, điều quan trọng là phải lưu ý cả 2 thứ bệnh, lao và HIV, khi điều trị.
Tham Khảo:
1)
http://agedcareact.wordp...6/what-is-tuberculosis/ 2) BMC Infectious Diseases, 7: 109, 2007.
3) Int J Tuberc Lung Dis, 3: 862, 1999
4) CDC, volume 11, số 5, May 2005.
Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay,
www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viét cho người Việt