Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages«<234
VĂN NGUYỄN PHAN NGỌC AN
Nguyenphanan
#61 Posted : Monday, January 17, 2011 2:41:16 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Tình Xanh trong tôi
Tùy bút : Nguyễn Phan Ngọc An

Còn ba tháng nữa mới đến ngày Ðại Hội Văn Chương PNVNHN do nhà thơ Quốc Nam tổ chức tại Thành phố Seattle, nơi đã được nhà thơ Quốc Nam đặt cho một mỹ danh “Cao Nguyên Tình Xanh” và tôi còn nhớ rõ cũng chính người thi sĩ này đã đặt cho quê hương thứ hai của tôi biệt danh “ Thung Lũng Hoa Vàng”- Phải công nhận anh có những ý tưởng thật độc đáo, những địa danh dễ thương này tôi nghĩ sẽ còn lưu lại mai sau…
Nói về thi sĩ Quốc Nam thì nhiều người biết lắm, bởi vì anh luôn là người năng nổ và đầy sáng tạo, anh đã làm những việc mà với người thích nhàn hạ không thể nào làm nổi, công việc của anh làm đòi hỏi quá nhiều thời gian, khả năng và sức khỏe cộng thêm ý chí kiên cường … “Dù ai nói ngửa nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Anh sáng lập Cơ sở văn hóa Ðông Phương, Giải ca sĩ Tượng Vàng và bây giờ tổ chức Ðại Hội để vinh danh những phụ nữ cầm bút, làm truyền thông …Một điều hãnh diện vô cùng cho chị em chúng tôi, những phụ nữ chấp nhận nghiệp dĩ cho mình, một cái nghề không kiếm ra tiền mà phải đánh đổi bằng tim óc, đôi khi còn bức xúc với tình người. Bản thân tôi nhiều khi cũng muốn dẹp phức cái nghề thơ văn lẩm cẩm này đi để tìm cho mình một hướng đi mới … Nhưng mà … có được đâu, vắng nó, xa nó, lại buồn. Ðời tôi đã trót mang lấy nghiệp dĩ này mấy chục năm rồi. Tôi vui, tôi buồn nó đều chia xẻ với tôi thì không lý gì tôi phản bội lại cái tình của nó, và chính trái tim tôi đã vinh danh cho nó :
“Ðời còn gì đẹp để trao nhau
Lớp phấn son xưa cũng nhạt màu
Nhan sắc khuynh thành rồi cũng úa
Hồn thơ còn mãi đến ngàn sau …”
Vì nó là linh hồn của tôi nên sau khi nhận được thư mời từ anh Quốc Nam, tôi đã không ngại ngần gì lục tìm một số địa chỉ thi văn nữ quen biết gửi qua giúp anh có thêm địa chỉ mà phổ biến thư mời rộng rãi … Rồi thì tuần sau lại nhận được chương trình, tuần sau lại nhận được những thông tin mới …Tôi phục anh, vì tôi hiểu rằng anh không chỉ gửi cho tôi mà trái lại cả bao nhiêu người anh phải gửi, dù họ tham dự được hay không ngày Ðại Hội.
Thấm thoát cái ngày vinh hạnh này đã đến , tôi xác định điều này vì từ trước tới nay có một ai nghĩ đến những người cầm bút, làm truyền thông dù là nam hay nữ, chúng tôi lặng lẽ như những bóng mờ và cứ tự mình cố gắng vực mình lên trong muôn ngàn trở ngại xung quanh bằng cách ra mắt sách, ra mắt thơ, ra mắt đài, ra mắt báo …Không hẵn những buổi ra mắt được đông đảo hưởng ứng vì nhiều nguyên nhân, có thể vì thực tài không đủ, có thể vì không quen biết rộng rãi, có thể vì không được mọi người thương mến, có thể vì không nổi tiếng…có thể … có thể … trăm ngàn lý do cho một buổi ra mắt thành công hay thất bại, nhưng người cầm bút vẫn không nản chí, với ước mơ được dàn trải nỗi niềm cùng đọc giả trên những cuốn sách mình xuất bản, những trang web, những trang báo và ước mơ duy nhất vẫn là mong sao chữ Việt, ngôn ngữ Việt được gìn giữ và phát huy nơi hải ngoại …
Trên tầng mây cao màu trắng đục, chiếc phi cơ nhẹ nhàng như lướt trên nhung, tôi nghĩ đến những gương mặt sẽ gặp, nhất là chị Mỹ Dung phu nhân anh Quốc Nam. Tám năm rồi còn gì, từ khi tôi chia tay anh chị tại đài phát thanh Sàigòn Radio còn trên đường Rainier, cùng những gương mặt thân quen và cả những gương mặt chưa một lần quen biết … Ðây là dịp trùng phùng hiếm có, bởi dễ gì với trăm ngàn công việc vây quanh, sống chung một tiểu bang mà có khi cả 10 năm không gặp, huống hồ xa lắc xa lơ. Ðến phi trường Sea Tac tôi gọi phone, người đón tôi là nhà thơ Trần Thế Phong, hàn huyên mấy câu tôi thật cảm mến người bạn mới này, không ngờ anh cũng là người cầm bút đã lâu năm mà lại là cháu kêu thi họa sĩ Vũ Hối bằng cậu . Với thái độ nghiêm trang, nói năng điềm đạm tôi đoán không sai, anh là cựu Sĩ quan QLVNCH –
Về tới cơ sở chính của anh chị Quốc Nam nằm trên khoảng đất cao riêng biệt, một tượng vàng đứng giữa nắng mưa như chào đón chúng tôi, đôi mắt như đang nhìn chúng tôi thân thiện, đôi môi như mĩm cười welcome chúng tôi đến từ khắp nơi…Vui quá khi tôi gặp các chị và mỗi người tự giới thiệu, một người mà tôi nói chuyện mấy lần trên phone, chị bắt tôi đoán là ai, không cần đắn đo, tôi đoán đúng phóc liền- Ban Tổ Chức quá chu đáo, chúng tôi đến khác ngày, khác giờ vẫn có các anh ra tận phi trường đón như anh Phong, anh Thượng, anh Kim Anh … đặc biệt là các anh ai cũng là nhà văn, nhà thơ và đều là sĩ quan QLVNCH – Anh Thượng còn có bút hiệu nhà thơ Hoàng Mai Nhất. Ðêm đầu tiên chúng tôi đã gặp được các vị thân hào nhân sĩ, truyền thông, báo chí, Ðại tá Phạm Huy Sảnh chủ tịch cựu quân nhân QLVNCH, bà chủ tịch cộng đồng Vancouver Canada Nguyễn Thị Ngọc Dung, chủ tịch cộng đồng Seattle ông Tăng Phước Trọng, bà Tăng Xuân Hoa phu nhân ông Trọng lại là chủ tịch Hội phụ nữ Mê Linh, một hình ảnh oai hùng của nữ lưu VN , tự nhiên tôi nhớ đến Bà Trưng, Bà Triệu khi chúng tôi được bà Hoa cho trang phục những chiếc áo dài và khăn đóng màu vàng đậm để lên làm lễ chào quốc kỳ tại buổi vinh danh, hình ảnh uy nghi hai bà cỡi voi, đánh giặc cùng huyền thoại hai bà trầm mình dưới sông Hát Giang giữ khí tiết người anh thư phi thường đã đi vào lịch sử mấy ngàn năm … Rồi tôi lại liên tưởng đến các nhà văn thơ nữ thời tiền chiến, một thời đại xa xưa phong kiến bị cấm đoán mọi điều , vậy mà cũng có biết bao nữ văn thi nhân vào lịch sử như Bà Huyện Thanh Quan, Bà Hồ Xuân Hương, Bà Ðoàn Thị Ðiểm … với những tác phẩm tuyệt vời, còn lưu lại như Chinh Phụ Ngâm, Qua Ðèo Ngang, Thăng Long hoài cổ v .v… … Thời đại kế tiếp thì có các bà TTKH, Tương Phố …Tôi cũng rất ngưỡng mộ những người cầm bút hiện đại quá tuổi cổ lai hi thật nhiều, cái tuổi gần đất xa trời mà tâm hồn vẫn tràn trề tình yêu non sông như cụ nữ sĩ Trùng Quang, đã 95 tuổi vẫn làm thơ, viết văn, viết kịch … mới đây bà sáng tác một bài thơ Ðường đậm tình đất nước quê hương :
BÚT NGỎ LỜI
Mấy chục năm cư ngụ xứ ngoài
Nỗi niềm ai có khác chi ai
Ðường xưa lối cũ bao lưu luyến
Ðất lạ trời xa những ngậm ngùi
Núi Tản, Trường Sơn mây tản mạn
Cửu Long, sông Nhị nước đầy vơi
Ðông Tây Nam Bắc ngàn tâm sự
Ngời sáng mùa trăng bút ngỏ lời
TRÙNG QUANG

Chúng tôi những kẻ hậu sinh, là những thế hệ sau rất ngưỡng mộ các bà, các bà đã đóng góp rất nhiều cho lịch sử và cho nền văn học VN từ bao thế kỷ qua …chúng tôi với ý nguyện cùng nhau góp chút tài hèn đóng góp những dòng văn, thơ với tâm nguyện mong mỏi dân tộc VN vươn lên trong tương lai tươi sáng với một cuộc sống tự do, hưng thịnh.
Ba ngày Ðại Hội đã diễn ra nhịp nhàng và thành công tốt đẹp - Bốn sự kiện quan trọng và nổi bật của Ðại Hội là những chấm son không thể phai mờ :
1- Ðoàn diễn hành trên đại lộ South Jackson qua khu Little Saigon Seattle và International District dẫn đầu bởi chiếc xe chở “ liberty bell” nặng 4500lbs. Các sĩ quan QLVNCH phối hợp cùng khoảng 10 xe police Hoa Kỳ yểm trợ đoàn phụ nữ diễn hành trên 18 chiếc xe hơi cắm hai bên hai lá cờ Việt Mỹ bay phất phới, mỗi người ngồi một chiếc. Những bàn tay vẫy chào mừng trên đường lộ khiến chúng tôi cảm nhận một niềm vui khó tả …
2- Buổi chợ sách thật có một không hai, trong vòng 2 tiếng đồng hồ, quan khách đã ủng hộ toàn bộ 18 chiếc bàn trưng bày sách văn thơ của các nữ văn thi sĩ được tổ chức tại ngôi chùa Cổ Lâm lớn nhất của thành phố Seattle, Hội chợ Sách được cắt băng khai mạc với những vị lãnh đạo các tôn giáo chức quyền tại địa phương.
3- Chúng tôi gồm 36 người lên núi Rainier trương cờ vàng cắm trên đỉnh núi, mưa lất phất đoàn người vẫn ung dung hớn hở leo lên đỉnh cao tung cờ hát vang “Cờ bay … cờ bay trên thành phố thân yêu …” Nhà điêu khắc gia Phạm Thông và phu nhân buộc miệng “ hình ảnh này đẹp quá, oai hùng quá, nếu được phép chúng tôi sẽ thực hiện một tượng đài phụ nữ cắm cờ vàng trên đỉnh Rainier “…
4- Buổi lễ vinh danh càng khiến 18 chị em chúng tôi xúc động hơn, chúng tôi biết rằng trong buổi vinh danh còn có nhiều nhà văn nhà thơ nữ kỳ cựu tham dự, các chị đã từng viết rất nhiều trên báo chí hải ngoại và cả từ khi còn trong nước, nhưng vì chưa xuất bản một tuyển tập nào nên rất tiếc không nằm trong danh sách được vinh danh. Chúng tôi cũng hiểu rằng 18 chị em chúng tôi là biểu tượng cho một số đông đảo phụ nữ cầm bút, báo, đài bởi một số đông còn lại vì xa xôi hoặc vì bận rộn với công việc riêng, đã không đến được với buổi vinh danh này – Mong rằng sẽ được gặp gỡ các chị nếu có những buổi Ðại Hội tiếp tục sau này.
Những tấm lắc vinh danh trang trọng với những dòng chữ kỷ niệm của 4 cơ sở chính danh : Chủ tịch cộng đồng Oregon ông Nguyễn Bác Ái, chủ tịch cộng đồng Greater Vancouver BC Canada bà Nguyễn thị Ngọc Dung, chủ tịch cộng đồng người Việt Quốc Gia TB Washington ông Tăng Phước Trọng và Giám Ðốc cơ sở văn hoá Ðông Phương ông Quốc Nam. Trong số những vị thân hào nhân sĩ lên trao giải vinh danh còn có hai vị chức sắc cao cấp đương nhiệm của Hoa Kỳ là nữ Trung Tướng Sue Rahr, ông Nicolas Rocka, ông Quang Adam Nguyễn và một số nhân sĩ đến từ xa như Bác Sĩ Peter Morita, điêu khắc gia Phạm Thông, Thi sĩ Ðào Vĩnh Tuấn, nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh, nhà văn Hải Triều, nhà văn Nhật Thịnh …
Làm sao quên được những lời chúc mừng thân thương dịu dàng từ các đàn chị Kiều Mỹ Duyên, Jakie Bông, Vũ thị Dạ Thảo … càng dễ thương hơn nữa với Thu Nga, Phong Thu, Vũ Hoài Mỹ … hai người đẹp có đôi Trúc Giang và Hiền Vy luôn được các đấng phu quân săn sóc chu đáo. Cô nhạc sĩ dịu dàng Nhật Hạnh, cô nhạc sĩ vui tính có biệt hiệu Miên Du Ðà Lạt, cô bé tài năng Mộng Tuyền ăn nói lưu loát còn hơn cả các đàn chị, và một nụ cười rạng rỡ dễ mến biểu lộ hạnh phúc tràn trề của nhà báo Chu Kim Oanh, còn các chị đầm thắm dịu hiền nữa như Kiều Mộng Hà, Khuê Dung, Hoàng Trúc Ly, Hoàng Xuyên Anh và Thu Khanh. Cảm động vô cùng với bài thơ Hồ Trường đầy hào khí của Nguyễn Bá Trác qua giọng ngâm điêu luyện hùng hồn của nhà thơ Ðào Vĩnh Tuấn, đương kim xử lý thường vụ Chủ tịch VBVNHN, rồi ca sĩ Shayla, Thiên Kim, Nhật Hạnh, Khánh Hồng …cất giọng oanh vàng, làm cho đêm Dạ tiệc Bóng Hồng Quê Hương thêm khởi sắc.
Ðã qua 2 tuần mà tôi vẫn không quên được chuyến đi đầy kỷ niệm này, bên tai tôi vẫn còn như văng vẳng âm thanh ngọt ngào của Trưởng Ban Tổ Chức ngày Ðại Hội, thi sĩ Quốc Nam “ Trải 5000 năm lịch sử, người phụ nữ đã đóng góp công sức lớn lao vào sự hưng thịnh của đất nước, sự trưởng thành của các cộng đồng Việt khắp nơi trên thế giới. Ðặc biệt là những phụ nữ cầm bút đã nói lên biết bao hy sinh và vinh nhục của nữ giới. Họ rất xứng đáng được quần chúng tuyên dương. Từ Ðại Hội vinh danh một số phụ nữ tài hoa hôm nay, chúng tôi chỉ muốn đốt lên ngọn lửa khích lệ nữ giới sẽ nhận lãnh nhiệm vụ trở lại quê hương làm lịch sử, dùng bàn tay nhân ái xoa dịu những vết thương dân tộc đã chịu đựng quá nhiều khổ đau suốt bao thế kỷ qua …”

Tiếng nói của người có công lao nhiều nhất trong ba ngày Ðại Hội vẫn vang mãi bên tai tôi và hình ảnh từng khuôn mặt vẫn cứ như còn hiện diện trước mắt tôi, trong đầu óc tôi, người phụ nữ có nụ cười nhân hậu, đức tính tuyệt vời đã support cho phu quân là thi sĩ Quốc Nam gặt hái thành công rực rỡ cho ngày Ðại Hội, và còn nữa, những mạnh thường quân, những hội đoàn, những thân hữu và cộng đồng Việt Nam miền Tây Bắc mà tôi vô cùng trân quý, hình ảnh các nữ lưu thân thương giờ này đã “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, bay đi khắp nẻo đường đời. Một trong những anh đã làm công tác thiện nguyện đưa đón chị em chúng tôi trong ba ngày qua vẫn không ngại ngần bỏ ngày làm việc buổi sáng thứ hai đưa ba chúng tôi Vĩnh Tuấn, Thu Nga và tôi ra phi trường Sea Tac trở về chốn cũ, đó là nhà thơ Hoàng Mai Nhất, trên đường đi anh đọc lại bài thơ Em Sài Gòn do chính anh sáng tác, khiến chúng tôi càng ngậm ngùi thương nhớ quê hương và thầm phục những chiến sĩ lưu vong vẫn luôn giữ được tâm hồn văn chương cao quý…Những hình ảnh, những kỷ niệm vô vàn thân yêu của một chuyến đi vẫn còn thao thức mãi trong tôi…

NPNA– Thung Lũng Hoa Vàng San Jose
Nguyenphanan
#62 Posted : Monday, February 21, 2011 4:21:19 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

TÌNH NHƯ LÁ THU
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Bích Nga

Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Nhưng với mái tóc nhuộm đen nhánh, với hàng lông mày được xâm theo hình lá liễu cong cong, với cặp môi tô son đỏ – màu của sự gợi cảm, người đối diện nghĩ rằng bà chừng bảy mươi lăm là cùng.
Vốn là nhà thời trang nổi tiếng của thành phố Sài Gòn trước đây, bà cố gắng ăn uống điều độ và tập thể dục hàng tuần để thân hình không phì nhiêu cũng không nhão nhét. Trời cũng không phụ lòng mong đợi của bà. Càng nhìn bà, người ta càng kinh ngạc, cứ tưởng thời gian đã quên đi, không hề nhớ tới sự hiện hữu của bà trên cuộc đời này.
Cách đây tám năm, chồng bà mất. Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba đúng là một bi kịch. Ban ngày bà loay hoay đi ra đi vào một mình, ban đêm bà trằn trọc không ngủ vì nhớ tiếng ho nhè nhẹ của ông, nhớ tiếng dép lẹp xẹp trên sàn gỗ, nhớ tiếng nước chảy vào ly thủy tinh mỗi khi ông rót trà... Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba, bà không khóc lóc như những phụ nữ trẻ tuổi, bà chỉ bàng hoàng trong im lặng, đôi mắt bà ráo hoảnh nhưng đôi môi bà cứ run run như muốn gọi tên ông.
Rồi những ngày tháng lạnh lùng kinh khủng đó đóng chặt lại và trở thành quá khứ sau khi bà gặp ông Luân trong một cuộc tiệc cưới cháu ngoại của người bạn. Hôm đó bà ngồi bên cạnh một người đàn ông có mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ, có giọng nói chậm rãi nhưng ấm áp, có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt tới bà khiến bà cảm thấy lạ lùng trước điều đó. Ông Luân chỉ phục vụ một mình bà, thỉnh thoảng ông gắp thức ăn để vào trong chén của bà, ông hỏi bà ngon miệng không, ông lựa những phần gỏi bắp cải không có ớt vì sợ bà cay, thậm chí ông thận trọng lột vỏ từng con tôm xú luộc rồi đưa bà ăn. Bà cảm kích nên hỏi tên ông, hỏi tuổi ông. Ông không giấu diếm, ông nói ông đã bảy mươi bảy tuổi rồi.
Bà nhìn ông cười, ánh mắt lẳng lơ:
-Bảy mươi bảy tuổi còn yêu được không nhỉ?
Ông Luân cũng nheo nheo mắt nhìn bà, cười đáp lại:
-Sao lại hỏi vậy? Cứ yêu thử đi rồi biết.
Tối hôm đó bà đi lòng vòng trong cư xá nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ thật chín chắn rồi quyết định gọi điện thoại cho ông. Chuông vừa reng lên một tiếng ngắn là ông mở máy trả lời liền, cứ như suốt cả buổi tối ông chỉ làm mỗi một việc là ngồi rình cái điện thoại, đợi nó reng lên là bấm nút “A-lô” ngay. Ông hỏi bà đang làm gì, bà nói bà đang đi bộ trong cư xá. Ông nói ông sẽ đến để cùng đi bộ với bà. Bà không tin lắm, nhưng chỉ cười cười. Vậy mà ông đến thật. Ông đưa cho bà một ly giấy to tướng đựng đầy bắp rang, bà chìa tay cầm lấy và trong một thoáng bà cứ ngỡ vẫn còn đang ở tuổi mười tám đôi mươi. Bà hít một hơi dài rồi ngước lên nhìn ông bằng đôi mắt có hàng trăm vì sao trời đang lấp lánh trong đó.
-Em thấy bắp rang ở đây không thơm như bắp rang ở Sài Gòn.
-Ừ, bắp rang trên con đường Hai Bà Trưng thơm mùi bơ. Anh nhớ mỗi lần đi ngang xe bắp rang bơ là phải dừng lại, mua một gói, rồi vừa đi vừa ăn vì không thể nhịn thèm nổi.
Bà cười khẽ. Giọng cười của bà dù có khàn đi nhưng nghe cũng còn quyến rũ lắm.
-Có những món ăn ngày xưa em thích mê tơi, thí dụ món ốc leng xào dừa, ngày nào em cũng phải ăn một dĩa đầy mới đã, còn bây giờ mới nhìn thấy là ngao ngán liền. Em không hiểu tại sao nữa.
-Vì bây giờ mình trưởng thành hơn, mình hưởng thụ cũng nhiều hơn nên cơ thể cảm thấy không cần thêm nữa. Chỉ mới vài năm trước anh còn khoái ngồi uống bia với bạn bè, tối nào cũng phải một chai ướp lạnh mới ăn cơm được, nhưng từ sau lần anh bị ói ra mật xanh phải vào bệnh viện, nghe nhắc tới bia hay nhìn thấy chai bia là anh xanh mặt liền.
Không khí ban đêm lành lạnh nên bà đi sát vào người ông, nép vai bà bên vai ông, nhưng bà vẫn cố ý đút hai bàn tay vào trong túi áo khoác để có một lần vải ngăn cách giữa hai người. Ông Luân nhận ra điều đó. Ông tìm ngón út của bà và giữ chặt nó một lát trong tay ông. Xuyên qua lớp vải dày của chiếc áo khoác, bà vẫn cảm nhận được sự rung động nhẹ nhàng của người đàn ông có độ tuổi đã chấm tới con số bảy mươi bảy. Bà im lặng, không rụt ngón tay lại, để mặc cho trái tim đột nhiên thay đổi nhịp đập rộn ràng như pháo nổ ngày Tết. Bà cần tình yêu như như đũa có cặp, bà cần một người đàn ông bên cạnh bà như dép có đôi. Bà sẵn sàng thú nhận bên tai ông điều đó mà không cảm thấy xấu hổ.
Ông Luân có tiền hưu, có tiền con cái chu cấp, có tiền tiết kiệm trong ngân hàng nên cứ đến cuối tuần là ông dẫn bà đi ra khỏi thành phố, tận hưởng một không gian vắng lặng chỉ có hai người. Những nụ hôn hiếm hoi ông dành cho bà thật nồng nàn trên trán, trên má, nơi khóe môi. Bà cũng đáp lại cuồng nhiệt, bà ôm ghì lấy đầu ông, vừa hôn vào mép tai ông vừa vò vò mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ. Ông Luân thích thú trước tình cảm của bà, bấu bấu những ngón tay có móng hình vuông được cắt ngắn vào vai bà. Họ ngồi trên băng ghế đá âu yếm nhau mười lăm, hai mươi phút giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, tĩnh mịch và đồng lõa. Tình yêu mà họ dành cho nhau chỉ có vậy thôi, có muốn hơn nữa thì cũng không được bởi vì ở tuổi bảy mươi bảy, khả năng tình dục của ông đã hết rồi – đã chết rồi!
Hai người thuê một ngôi nhà gỗ ở bìa rừng để họ có thể lái xe đến đó bất cứ lúc nào họ muốn. Chiều cuối tuần, ông Luân ngồi bên bờ suối câu cá, bà ngồi bên cạnh nép vào ông, theo dõi từng con cá vô tư lượn lờ qua qua lại lại nhưng chẳng con cá nào tỏ vẻ thích miếng mồi trùn sống đang ngo ngoe của ông. Thỉnh thoảng bà cười tủm tỉm khi thấy ông sốt ruột thở dài vì cá không cắn câu. Bà đặt bàn tay phải của bà lên đùi ông như khích lệ, thấy vậy ông cũng đặt bàn tay trái của ông lên bàn tay bà và giữ thật lâu. Đột nhiên bà nhổm người lên chỉ xuống dòng suối, khuôn mặt bà hớn hở với giọng nói vang vang như xé toạt sự yên tĩnh của thiên nhiên:
-Kìa, cá dính câu rồi kìa anh! Giựt lên đi! Giựt lên đi!
Ông Luân dùng cả hai tay giựt chiếc cần lên cao, miệng nở nụ cười thật rộng khi nhìn thấy một con cá đang vùng vẫy dữ dội nơi đầu sợi dây. Bà mở nắp máy chụp hình ra và chụp ông vài tấm hình cùng với “chiến lợi phẩm”. Sau đó ông vụng về loay hoay gỡ con cá tội nghiệp ra khỏi chiếc lưỡi câu và nhẹ nhàng thả nó xuống nước. Con cá sung sướng quẫy mạnh cái đuôi, lướt sang chỗ khác sau khi bị một phen hoảng hốt.
Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau được ba năm thì ông Luân tỏ ý muốn đi du lịch sang Canada để thăm con cháu. Bà vui vẻ để ông ra đi. Nhưng sau đó con cháu ông viện cớ ông đã tám mươi tuổi rồi, sức khỏe yếu kém lại bị thấp khớp nên họ không cho ông quay trở về với bà nữa. Khi nghe ông thông báo tin tức đó qua điện thoại, bà chưng hửng – nhưng đành thở dài cam chịu. Một lần nữa bà chấp nhận cảnh cô đơn, nhưng lần này sống cô đơn ở độ tuổi bảy mươi sáu, ở độ tuổi bà nhận ra mình đang già đi thật nhanh, là điều bà không thể quen thuộc nổi. Tạo hóa đã sinh ra muôn vật sống phải có đôi, có cặp, bà không thể sống trái với quy luật sinh tồn của Tạo hóa. Bà cần một người đàn ông, cho dù người đàn ông đó đang lọm thọm chống gậy ở tuổi tám mươi thì ông cũng vẫn là một người đàn ông!
Trong một buổi tiệc cưới của đứa cháu ngoại của một người bạn khác, bà tình cờ ngồi bên cạnh ông Nguyện và một lần nữa duyên số lại kết hợp hai ông bà với nhau. Tuổi tám mươi nhưng ông Nguyện còn khỏe mạnh, còn lái xe được và đi đứng thẳng thớm chứ chưa đến nổi phải vịn tường lết đi từng bước. Ông Nguyện sống một thân một mình, đám con lớn có vợ có chồng ra riêng hết chẳng thèm ngó ngàng tới cha gì, thỉnh thoảng cuối tuần bọn họ ghé vào thăm ông, hỏi han mấy câu: “Ba có mạnh giỏi không?”, “Ba có cần ăn uống gì không?”, rồi lên xe dông đi mất.
Thấy tội nghiệp ông, bà mở lời đề nghị:
-Anh dọn qua ở với em luôn đi.
Ông nhìn bà, ngỡ ngàng rồi lắc đầu:
-Cảm ơn em, nhưng anh không muốn làm phiền em đâu.
-Phiền gì mà phiền? Coi như anh với em góp gạo nấu cơm chung. Anh nấu cơm thì em rửa chén. Em quét nhà thì anh lau nhà.
Ông bóp bóp bàn tay bà, giọng nói tràn ngập cảm xúc:
-Cảm ơn em. Để anh thu xếp rồi anh sẽ trả lời em sau.
Nhưng rồi ông Nguyện giải quyết theo cách khác, ban ngày ông ở nhà bà, ban đêm ông về nhà ông, họ sẽ sống với nhau không hẳn như hai người tình mà là như hai người bạn, dù sao “tương kính như tân” vẫn hơn “thân quá hóa lờn”. Bà lắc đầu chịu thua, đành phải làm theo quyết định của ông. Nhưng rồi bà lại thấy ý kiến đó hay ho và thú vị. Buổi sáng ông lái xe đến, nhẹ tay mở cửa và bước vào trong nhà cùng với một món ăn điểm tâm cho hai người. Tính bà thích trang điểm kỹ lưỡng cho nên sau khi son phấn lượt là xong bà mới bước ra khỏi phòng ngủ để đón ông. Bà quàng tay ôm cổ ông và đi vào bếp pha cho ông một tách cà phê nóng, pha cho bà một tách sữa ca cao. Nơi bàn ăn, chỗ ngồi của ông phải là chiếc ghế đối diện với bà, ông không bao giờ muốn ngồi ở chỗ khác cho dù đó là chiếc ghế đặt bên cạnh bà.
-Tại sao kỳ cục vậy anh?
-Kỳ cục gì đâu? Tại vì anh thích vừa ăn vừa ngắm em vừa nghe em nói. Nhan sắc của em vẫn còn mượt mà và trẻ đẹp trong mắt anh. Giọng nói của em vẫn còn ngọt ngào và êm ái trong tai anh.
Bà biết ông nói thật. Người đàn ông ở lứa tuổi nào cũng có thể nói dối hoặc nói cho qua chuyện, nhưng khi đã bước qua tuổi bảy mươi, họ chỉ thích nói thật. Bởi vì nếu hôm nay họ không nói thật lòng, biết đâu ngày mai họ chẳng còn cơ hội để làm điều đó nữa.
Bà và ông Nguyện ngồi đối diện nhau, vừa nhâm nhi ăn sáng vừa rủ rỉ nói chuyện. Chuyện tuyết rơi ở New York. Chuyện hoa mộc lan nở tím trên cành. Chuyện mấy con quạ kêu ầm ĩ mỗi khi kéo nhau bay ngang qua mái nhà. Chuyện ông Bill đi lượm chai trong bồn rác để mang đi bán kiếm vài đồng. Họ ăn xong bữa sáng rồi mà câu chuyện vẫn chưa dứt.
Buổi trưa nếu bà làm biếng nấu nướng thì ông đi bộ tới tiệm cơm ở bên kia đường để mua hai hộp cơm mang về. Sau đó ông cầm bịch rác to tướng mang ra khỏi nhà, lững thững đi tới bồn rác ở cách nhà khoảng bốn trăm thước, vừa đi vừa hít thở cho tiêu cơm.
Buổi chiều hai ông bà rủ nhau đi lòng vòng quanh cư xá để tập thể dục. Họ bước chầm chậm trong ánh nắng chiều vàng vọt, trong sự im lặng và tĩnh mịch của buổi hoàng hôn.
-Anh có thấy lạnh không anh?
-Không, em. Anh mặc đủ ấm rồi em.
-Một lát nữa mình ăn tối với cái gì nong nóng nghen anh.
-Nếu em thích ăn mì vịt tiềm thì anh đi mua cho.
-Mì vịt tiềm của tiệm Lục Đỉnh Ký ăn được lắm đó anh.
-Ừ. Lát nữa anh đi mua về cho em.
Ông Nguyện chìu chuộng bà như thuở vẫn còn đôi mươi, còn bà thì mềm mỏng và dịu dàng như cô thiếu nữ mười tám. Họ nói chuyện thủng thẳng với nhau, không cáu kỉnh cũng chẳng giận hờn, cứ hết lòng “tương kính như tân” với nhau. Khi bà mệt thì ông đứng sau lưng bà, bóp vai, bóp lưng. Khi ông mệt thì bà đỡ ông nằm xấp xuống, xoa dầu, cạo gió cho ông. Bà nương vào ông, ông tựa vào bà, họ cần có nhau như đũa phải có cặp, dép phải có đôi, không cần biết ngày mai ngày mốt ai sẽ là người ra đi trước, ai là người khóc ai trước, ai sẽ là người tiễn đưa ai trước.
Sau bữa ăn, bà đứng trong khung cửa sổ nhìn theo ông tay cầm bịch rác to tướng, đi chầm chậm tới bồn rác. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm trái tim bà gợn lên chút xót thương. Sống với nhau hơn gần hai ngàn ngày (chỉ là ngày thôi, không hề có đêm) bà nhận được biết bao sự chăm sóc tự nguyện mà ông dành cho bà. Bữa điểm tâm sáng nóng hổi. Bữa cơm trưa nhẹ nhàng với dĩa trái cây ngọt ngọt, chua chua. Bữa ăn tối nóng sốt dưới ngọn đèn chùm màu vàng cùng với một ly rượu chát nhỏ chia đôi. Những hình ảnh ấm cúng giữa ông với bà như cuộn phim quay chậm cứ hiện về rõ mồn một trong trí óc khiến có lúc bà mỉm cười một mình khi vân vê tấm rèm vải trong tay, chờ đón ông đẩy cửa bước vào trong nhà.
Tình yêu của người già mong manh như chiếc lá úa vàng trong mùa thu. Lúc đó những chiếc lá khô quắt queo lại chỉ dính một chút xíu vào cành cây chực chờ một cơn gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng lả tả. Bà hiểu điều đó nên rất trân quý tình yêu, tình bạn của ông Nguyện dành cho bà. Đi đâu (đi shopping, đi mua sắm) bà cũng năn nỉ ông đi theo, để bà được nắm tay ông, để bà có thể làm bộ hỏi ý kiến ông về món đồ muốn mua, để bà được hưởng cảm giác bà vẫn là một nhân vật quan trọng, quan trọng nhất trong đôi mắt ông.
Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Còn ông Nguyện thì được tám mươi lăm. Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…

NGUYỄN THỊ BÍCH NGA
(Westminster)
Nguyenphanan
#63 Posted : Wednesday, March 16, 2011 4:59:32 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

XÓM CŨ

Truyện Nguyên Nhung

Muà Xuân lại một lần nữa trở về khu xóm nhỏ ven sông đầy những mành đời âm thầm buồn tẻ, cơn gió tháng Chạp dường như chỉ làm cho Xóm nghèo có phần hiu hắt hơn khi người ta phải nghĩ đến chuyện Tết. Thêm cái tin ông Ba Trường Sơn chết vì phong đòn gánh, bởi sợi dây kẽm buộc quai dép đứt làm chấn động cả xóm. Rồi không ai bảo, mọi người đều có ý nghĩ cho rằng sự cần kiệm, tính toán để kéo dài tuổi thọ cho đôi dép đứt, dẫn đến cái chết cho một con người từng tham gia Cách mạng như ông Ba Trường Sơn là một điều không nên bắt chước.

Nhà bà ngoại thằng Nam nằm trong một con hẻm cách đường phố khoảng hai trăm mét, nhưng chỉ sau mấy dãy nhà lầu phía ngoài đi thẳng vào phía trong thì phong cảnh đã có vẻ như miền đồng quê. Giữa hai xóm nhà có một con rạch thông ra con sông nhỏ, dẫn nước vào cho cư dân sinh sống ở hai bên bờ rạch, người hai bên qua lại bằng chiếc cầu đúc xi măng, lâu ngày được gọi là xóm Cầu Ðúc. Người ta giặt giũ, rửa ráy và cả tắm rửa bằng thứ nước ấy hằng bao nhiêu năm nay, đám trẻ con vẫn bì bõm bơi lội bằng những cây chuối dài thượt, mỗi chiều con nước thủy triều lên khuôn mặt của xóm nghèo cũng dậy chút sức sống.

Thực ra thì ba mẹ thằng Nam không có nhà, lúc nó nhỏ ba nó còn ở trong quân đội, thằng Nam nhớ là mẹ con nó đi theo ba nó ở một khu nhà cửa giống nhau, tường xây mái lợp tôn, người ta gọi là khu gia binh. Nhà mái tôn rất nóng, sau ba nó nhặt nhạnh những chiếc thùng gỗ, mấy tấm ván ép rồi cũng làm được một cái trần nhà sơn xanh khá mát mắt. Mùa hè, quạt quay vù vù suốt ngày, thổi thứ gió giả tạo đẩy hơi nóng từ mái tôn thốc vào lũ nhỏ mình đầy rôm sảy, cởi trần nằm sắp lớp trên chiếc chiếu trải dưới nền xi măng, người khô khốc. Ðến khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, đập ầm ầm lên mái tôn, cùng với sấm chớp đầy trời, con em út còn bé nằm co lại trong lòng mẹ, hai con mắt mở to, sợ hãi nhìn cơn thịnh nộ của trời đổ xuống theo giòng nước xối xả.

Căn nhà ấy sau này cũng không thuộc về gia đình thằng Nam. Tháng Tư năm ấy, ba mẹ nó hối hả chồng chất lũ con thơ lên chiếc xe Honda chạy về nhà bà ngoại nó, từ đấy thằng Nam không bao giờ còn trở về nơi mà nó đã từng sống những ngày thơ ấu. Nó nhớ mù mờ hình ảnh những người lính mặc quần áo trận màu xanh, vai mang ba lô, đầu đội nón sắt, rồi những chiếc xe nhà binh màu rêu ra vào khu trại lính. Tất cả như những cái bóng đã mịt mờ trong trí nhớ non nớt của thằng bé sáu, bảy tuổi, kéo luôn theo hình ảnh của ba nó trong gia đình sau đó một thời gian. Thằng Nam và lũ em nó dần quen với căn nhà của bà ngoại nó, nằm lọt thỏm vào một cuộc đất trồng chuối xanh um, bên bờ con rạch nhỏ.

Khi thằng Nam theo ba mẹ về xóm của bà ngoại thì nơi này đã có nhiều đổi khác. Một số nhà được gia chủ đập vỡ tan hoang, chỉ còn trơ lại nền gạch lam nham, lở nhở, họ đã bảo nhau bỏ thành phố hồi hương lập nghiệp. Cái xóm ấy ngày xưa nhà liền nhà, xóm liền xóm, nay ảm đạm như một khung cảnh chết, bà ngoại nó cố thủ trên mảnh đất này, như một nương tựa cho cô con gái gặp cảnh không may trong lúc đổi đời.

Sau đó ít lâu là sự xuất hiện ồn ào của một vài cán bộ tập kết từ miền Bắc trở về, họ mua lại những căn nhà gạch khang trang với giá rẻ mạt. Nhà tám Tâm vật tư có cô vợ chân quê người Thái Bình, tư Bình chất đốt dẫn về một bà Hải Phòng người cứng như que củi, phía bên kia ngay đầu cầu là nhà ông Ba Trường Sơn. Người ta đặt cho ông cái tên Trường Sơn là vì chân ông lúc nào cũng mang đôi dép lốp, đôi dép nặng nề khiến đôi chân gầy gò, xương xẩu của ông đen xỉn lại, cáu bẩn. Người ta xầm xì bàn tán về ông Ba, khi thỉnh thoảng có một cán bộ già từ phương xa ghé thăm, nhà ông lại có những bằng khen treo đầy vách cho nên người ta đoán ông Ba Trường Sơn có một quá khứ rỡ ràng lắm.

Thực ra chỉ mình ông Ba mới biết được điều đó, khi ông ra Bắc ăn học rồi kẹt lại suốt hơn hai mươi năm, ông đã nhiều lần tìm cách trở về mà không được. Trong lúc những tay cán bộ trẻ hồ hởi, bon chen ngay vào guồng máy lãnh đạo, tìm cách dành giựt lấy những gì không được hưởng bao nhiêu năm ở miền Bắc, ông Ba lại bời rời, chán ngán trong nỗi cô đơn của một người thất vọng. Ông nhìn lũ con dễ thương của anh Ðại úy ngụy đang bị tập trung cải tạo, nhìn dáng vẻ thanh thanh, khuôn mặt buồn buồn toát ra vẻ chịu đựng của mẹ lũ nhỏ, bỗng dưng ông có cảm tưởng mình đang phạm một lỗi lầm không làm sao sửa chữa được. Ông cố làm quen với thằng Nam và em nó, nhưng không biết sao hai đưá nhỏ rất e dè khi ông hỏi thăm về ba mẹ chúng nó, những con mắt ngây thơ trân trối nhìn ông rồi ù té chạy.

Ðáng lẽ ông Ba phải hãnh diện về quá khứ của mình, từ khi ông còn rất ngây thơ và say sưa về lý tưởng của một người trí thức trẻ tuổi yêu nước, thì ông lại buồn rầu và mơ hồ như là con đường mình đi nó có điều gì lấn cấn không nói ra được. Suốt một thời gian dài Nam Bắc phân ly, ông Ba nhớ đến não lòng cái không khí tự do và thanh bình của miền Nam. Quê hương ông là vựa lúa, là nồi cơm cho cả nước mà rồi bây giờ người dân vẫn phải chen chúc, xô đẩy nhau để chờ mua từng mấy ký gạo, mấy ký khoai. Ðôi lần, ông Ba cố làm quen với gia đình vợ con anh Ðại úy chế độ cũ, chị ta chỉ độ hơn tuổi con gái ông, nhưng ông ngại ngần lắm khi nhìn thấy nét mặt lạnh lùng, cô đơn, đôi mắt u uẩn mang nỗi buồn xa vắng nhìn ông như một lời trách móc làm ông bức xúc, xốn xang. Ông Ba Trường Sơn hiền lành lắm, dù bao nhiêu năm ở miền Bắc, ông vẫn không học được tính nói phét "một tấc lên đến Giời", vẫn giữ được bản chất thiệt thà của người miền Nam có đạo đức, nhưng kẹt là ông vẫn không thể nói với người thiếu phụ xinh đẹp ấy rằng, cái khổ mà chị ấy đang mang không phải là điều ông mong mỏi.

Tết đến nơi nhưng cái chết của ông Ba Trường Sơn làm cả xóm ngẩn ngơ và nghẹt thở khi nhìn những đôi dép đứt, được cột lại bằng sợi dây kẽm hay đóng lại bằng chiếc đinh con, vi trùng uốn ván chờ dịp sơ hở của chủ nhân là tiến đến âm thầm và lạnh lùng như một tên sát nhân, cũng bởi cái khốn quẫn, nghèo nàn phát xuất từ sự thiếu thốn.Ông Ba chắc không thể nghĩ rằng ông lại chết một cách lãng nhách như thế, vì ông không tính toán nổi cho mình một cái chết thật anh hùng. Sự lầm lỡ ấy như một thứ định mệnh oan nghiệt đeo đuổi ông ngay từ thời trẻ tuổi, cả cuộc đời như miếng vỏ của một trái chanh, bị vứt đi sau khi vắt hết nước.

Mẹ thằng Nam đẹp, ít là dưới mắt nhìn của nó, nắng mưa cuộc đời vẫn không xóa nổi chút nhan sắc dịu dàng, cái vóc hình thon thả của một thời xuân sắc, như một thứ kỳ hoa dị thảo giữa đám hoa cỏ táp nham trong xóm. Mẹ nó buôn bán ngoài chợ, với một cái sạp gỗ con con bày dăm thứ lỉnh kỉnh, bộ tách trà, cái bình thủy đựng nước, mấy bộ quần áo cũ, nghĩa là tất cả những thứ người ta cần bán và người ta cần mua. Cả nhà sống bằng thứ thu nhập không rõ ràng và không tính toán được, nên mỗi lần đi thăm nuôi ba nó, bà ngoại nó lại phải đưa chiếc nhẫn vàng để dành được cho con gái lo lắng trong ngoài.

Bà ngoại thằng Nam lo xa đến lẩm cẩm và tội nghiệp. Suốt ngày bà chỉ lo đói, Tết đến nơi mà vẫn tẩn mẩn ngồi gọt mấy rổ khoai lang mua ở chiếc ghe khoai ghé vào mỗi buổi nước lớn. Bà nó xắt nhỏ những lát khoai, phơi khô, để dành nấu chung với cơm, gọi là ăn độn. Thằng Nam nghe mẹ nó than thở:

"Thôi má ơi, đừng nấu độn khoai với cơm không làm sao ăn nổi. Ăn ít cũng được, cơm ra cơm, khoai ra khoai, ngày nào con còn kiếm được thì để lũ nhỏ ăn cơm."

" Bay không lo rồi có lúc không có cháo mà ăn..."

Bà ngoại nó nói như rên, tiếng mẹ nó gắt gỏng:
" Khổ thì bề nào cũng khổ, sao phải đày đọa mình làm chi cho khổ hơn."

Hai mẹ con lại cãi nhau vì chuyện cơm cháo hằng ngày, càng khổ người ta lại càng bực dọc vì không tìm được lối thoát, chứ đâu phải vì không thương nhau. Bà ngoại nó nấu cơm trắng vài ngày, rồi lại quen tật bỏ khoai độn vào cơm, mẹ nó lại lằn nhằn than thở, cái ám ảnh đói khổ làm bà lão gần đất xa trời luôn luôn lo lắng, thằng Nam có cảm tưởng ngoại nó còn lo mãi cho tới chết.

* * *

Nhưng trong xóm những ngày giáp Tết lại xảy ra một chuyện rùng rợn hơn cái chết của ông Ba Trường Sơn, đó là cái chết của cô Hai Lan có hai đứa con còn nhỏ.Chồng cô hai đi lính rồi tử trận trước ngày hòa bình không lâu, vành khăn tang trên đầu còn mới toanh và món tiền tử chưa kịp lãnh để cô hai có chút vốn mà nuôi con. Cô hai Lan cũng như mẹ thằng Nam, long nhong suốt ngày ngoài chợ đi kiếm ăn, nuôi một mẹ già và hai con nhỏ. Kẹt vốn, cô hai Lan phải gỡ cái mái tôn nhà bếp còn mới để có chút vốn đi buôn. Những hôm trời mưa, căn bếp ướt nhẹp như ngoài đường, mỗi khi nấu cơm cô hai phải đội nón lá, căn bếp nhà cô khói um lên như nhà có đám cháy, khói xộc vào mắt cay xè làm cho người lớn, con nít ho xé phổi.

Người ta tìm hiểu thì được biết cô hai Lan chết vì đi bán máu. Gần Tết, con cô đau lai rai uống thuốc mãi cũng chưa hết bịnh, con nhỏ bị sưng phổi phải uống thuốc trụ sinh, nhưng ai dám bảo đảm mấy viên thuốc ấy là thuốc thiệt, thời buổi khó khăn cái gì người ta cũng giả mạo được. Kẹt tiền quá cô hai Lan nghe lời ai hổng biết, nhà ngó quanh cũng hổng còn gì đáng giá để đổi chác lấy tiền chữa bịnh cho con và làm mâm cơm cúng chồng, cô hai dại dột tưởng rằng sau khi bán máu được bồi dưỡng lại thì số máu bị mất sẽ trở lại. Chắc cũng không phải đi bán máu lần đầu nên cô Lan có hơi chủ quan, quên một điều quan trọng là lấy gì ăn để phục hồi lại số máu nuôi dưỡng cơ thể.

Âu là tới số! Ai cũng chỉ chết có một lần, kỳ này cô hai Lan kiệt sức rồi đi luôn không gượng được nữa. Cả xóm nghe tin cô chết đều ngẩn ngơ thương sót, cũng như người ta đã ngẩn ngơ khi ông Ba Trường Sơn "tiêu diêu miền cực lạc". Họ xì xào bàn tán:

"Thiệt bất nhơn! Người gầy nhom như con mắm khô, hổng biết máu ở đâu ra mà bán."

"Cái khó nó bó cái khôn, Tết đến nơi rồi mà nhà hổng còn hột gạo, bán bậy xị máu làm mâm cơm cúng chồng..."

"Ui chời"! Nghe sao mà tội nghiệp. Chồng nào "ăn" được mà cúng, ăn như vậy là uống máu “dzợ” à?"

Người ta khuyên bà Út, má cô hai Lan, cầm bán nhà lấy tiền lo ma chay cho con gái. Cuối cùng thì căn nhà không phải cầm vì quyên góp bà con đầu trên xóm dưới, mua đủ cái hòm, còn đất chôn thì cứ đưa đại ra cái nghĩa địa nào đó. Thời gian này nhà cửa còn bỏ trống ê hề, chưa ai nghĩ tới chuyện ra bãi tha ma dành chỗ với người chết.

Cái chết của cô hai Lan lại càng làm cho bà ngoại thằng Nam rầu rĩ, bà sợ mẹ nó lo không xiết rồi có lúc đi làm bậy lấy tiền ăn, hay rồi . . . cũng đi bán máu như cô hai Lan để ra người thiên cổ. Ðể tiết kiệm tiền củi lửa cho con gái, những khi em nó ngủ, mẹ nó không có nhà, bà cháu dắt nhau đi quét lá về nấu cơm. Buổi trưa hè oi ả, bà đi trước, đầu đội nón lá, tay cầm cái chổi tre, cháu theo sau vác trên lưng cái bao tải cũ, lòng vòng mấy khu vườn rộng trong xóm là cũng được mấy bao lá về nấu cơm. Mỗi lần theo bà đi quét lá, thằng Nam lại nhớ đến bài "Nhặt lá bàng" của một nhà văn mà nó đọc được trong cuốn sách cũ của ba nó còn sót lại, cuốn tiểu thuyết trong đó có những truyện ngắn nó còn nhớ tên như "Gió Ðầu Mùa", "mẹ con nhà bác Lê " khiến nó cảm động vì cái tình người đầy ắp trong đó, khác xa với những truyện nó được nghe trong lớp học.

Hai đứa nhỏ nhặt lá bàng trong một tối mùa Ðông gió rét, rét đứt ruột ra ngồi núp mình phía sau gốc cây bàng mà miệng vẫn gào: "Gió lên, lạy Trời gió lên!". Ðoạn văn ấy đã diễn tả được cái nghèo đến tận cùng bằng số, để lại trong tâm hồn thằng Nam nỗi ám ảnh đến tội nghiệp. Bởi vậy, khi bà ngoại nó lui cui quét lá, thằng Nam lại ngửa mặt lên Trời mà rống lên:
"Gió lên, lạy Trời gió lên!"

Bà ngoại nó đưa đôi mắt hấp hem nhìn đứa cháu ngoại với cái nhìn trìu mến, thương sót. Tội nghiệp, đứa cháu ngoan của bà mặt mũi sáng sủa, tâm hồn đơn sơ chưa được mấy tuổi đã biết cám cảnh trước cái nghèo của thế nhân, và của chính gia đình mình. Bà lại thầm lo ngại cho tính gan lì, bình thản của mẹ nó trước đám người a dua lúc nào cũng muốn xây dựng tư tưởng người khác, chưa bao giờ người ta lại thấy có bổn phận, dòm ngó, xây dựng vào đời nhau như lúc này. Bà hai Nữ, hội trưởng hội phụ nữ nhiều lần đề nghị thím năm Tôn đi xây dựng vùng kinh tế mới, với một loạt bánh vẽ được bày ra như nhà cửa, ruộng vườn, trường học, điện nước. Lúc đầu, thím năm Tôn có vẻ xiêu lòng, nhưng lúc bàn lại với lũ con và khi bà Hội trưởng hỏi ý dứt khoát thì thím Năm rụt lại ngay. Thím thỏ thẻ nói với bà Hội trưởng :

"Hay bà hội trưởng cứ đi trước, chừng nào xây dựng xong mấy thứ kia, gia đình tôi sẽ đi."

Bà Hội trưởng có vẻ hậm hực, cuộc vận động không thành công, bà rủa thầm con mẹ này chưa đả thông đường lối. Dạo ấy, ông Ba Trường Sơn còn sống, ông không dấu được sự hài lòng cho sự may mắn của gia đình thím Năm.

Tết năm đó, thằng Nam được mẹ mua cho đôi dép mới, đôi dép bằng mủ trắng của Trung quốc trong suốt và êm làm sao, nghe nói thứ dép này dạo trước chỉ dành cho cán bộ và sĩ quan ở miền Bắc, thằng Nam lẩm ngẩm nghĩ không biết nhân dân đi bằng gì. Năm nay nó đã mười hai tuổi, có lẽ mẹ nó muốn đôi chân đã dày cộm da người của nó được hưởng chút sung sướng đời sống văn minh, chứ lúc đi học chân nó chỉ loẹp quẹp đôi dép bằng mủ nâu cứng ngắt. Thằng nhỏ đã quen đi chân đất, thiệt dễ chịu khi không phải băn khoăn gìn giữ một cái gì đó, đôi chân không có được cái tự do của một anh nhà nghèo, không phải cửa đóng then gài sợ mất trộm. Thiệt ra mẹ nó không muốn nó đi chân không, vì nó có vẻ nhem nhếch và bẩn thỉu, lúc nào mẹ nó cũng đem câu "giấy rách phải giữ lấy lề " để bảo ban nó. Thằng bé thấy mẹ nó thiệt kỳ cục, cái chuyện "giấy rách" với "đôi dép" có liên quan gì đến nhau, khi xung quanh thằng Nam, lũ con nít cả xóm này đều đi chân đất. Và bây giờ khi thằng Nam có một đôi dép mới, bỗng dưng nó đã biến thành kẻ xa lạ trước mắt nhìn ganh tỵ của những đứa bạn cùng xóm.

Khi một thói quen đã thành nếp, dù không tốt đẹp người ta vẫn chấp nhận nó thật dễ dàng, thằng Nam làm sao hiểu nổi cái đau sót của mẹ nó, khi nhìn đời sống của gia đình ngày một xuống dốc và những đứa con lớn dần lên, không còn cảm thấy cái ước vọng sáng sủa ở tương lai. Ðôi chân đất của thằng Nam, cũng như những đôi chân đất của lũ nhỏ trong xóm, không hề nghĩ rằng có những cái nguy hiểm đang rình rập dưới kia. Một mảnh chai nhọn, một chiếc đinh rỉ sét, những trứng giun móc bám vào kẽ nứt của bàn chân, lũ nhỏ chấp nhận cái tự do của đôi chân không dù đấy chỉ là thứ tự do khốn khổ.

Sau cái chết của ông Ba Trường Sơn, thằng Nam mới bắt đầu nghĩ ngợi đến sự tai hại của những đôi chân không, nó đã biết ích lợi của những đôi dép. Vậy mà trong lúc mải chơi, thằng nhỏ quên bẵng đi đã để đôi dép ở dưới gốc cây mận, sau khi ăn đã thèm mấy trái mận đỏ, sực nhớ ra thì đôi dép của nó đã biến mất. Có thể một thằng lỏi nào đã chớp mất đôi dép của nó, hồi nãy có một bà ve chai đi ngang, không chừng bà ta lấy mất cũng nên. Thằng Nam vội vã rượt theo bà bán ve chai, người đàn bà khốn khổ lê đôi dép loẹp quẹp đang gân cổ rao, hai cái gióng gánh của bà trống trơn, thằng Nam thất vọng chạy về chờ đợi mấy câu mắng mỏ của mẹ, nhưng mẹ nó không nói gì chỉ buồn buồn nhìn nó.Thằng Nam hối hận quá, nó leo lên trên nóc chiếc bể nước uống, ngó chăm chăm vào những đôi chân lũ nhỏ thỉnh thoảng chạy chơi trong xóm, hy vọng sẽ vớ được thằng ăn cắp và tống cho nó mấy đấm vào mặt.

Ngồi chán sinh buồn, Nam ngó ra bờ rạch ngắm nghía đạo quân móc bọc ny lông, mình mẩy đen thủi đen thùi như quỉ sứ. Già có, trẻ có đang lặn ngụp trong dòng nước đen, sình non bốc lên một mùi oai oải giữa nắng trưa oi ả khiến thằng nhỏ lợm giọng. Suốt con rạch là những cái hố sâu hoắm dọc theo hai bờ mương, đống bọc ny lông cùng những thứ chai lọ được vùi lấp trong lòng bùn đen hằng bao nhiêu năm dài, nay được đạo quân nghèo khổ lôi lên, nay mai lại từ những nhà máy tái chế, sản xuất ra những đôi dép đen và những chiếc bọc ny lông xám ngoét, bẩn thỉu.

Thằng Nam nghĩ đến đôi dép mới mủ trong của mình, nó nảy ra ý nghĩ đi nhặt những chiếc bao ny lông cũ, dành dụm tiền để mua lại một đôi dép khác cho mẹ nó đừng buồn. Ngay lúc ấy nó cũng biết rằng mẹ nó không bao giờ chấp nhận chuyện đó, như chuyện ăn những bát cơm ra cơm, khoai ra khoai, mặc cuộc sống có tồi tệ thế nào đi nữa.

Ðêm ấy, thằng Nam thấy mẹ ngồi viết thư cho ba nó mà hai dòng nước mắt lả chả rơi trên đôi má hồng rám nắng, nó lại càng buồn hơn. Nó nảy ra ý định viết thư thăm ba nó với đôi lời nhắn nhủ mà nó thấy rất cần thiết, nhất là sau cái chết của ông Ba Trường Sơn. Có lẽ ba nó không thể nào hiểu hết lời lẽ ngây thơ của đứa con đầu lòng, khi đọc lá thư của con : ". . . . Ba ơi, nếu một khi dép của ba bị đứt quai, thì ba đừng bao giờ cột nó lại bằng những cọng dây kẽm, nếu ba còn muốn trở về với mẹ và tụi con....."

Cuối cùng thì muà Xuân năm đó ba thằng Nam cũng trở về, xóm cũ vẫn y chang như ngày xưa chỉ khác là cây cầu đúc lâu năm không được sửa chữa, mấy tấm đan bị bể ra tạo nên nhiều lỗ ổ gà lổng chổng, đêm tối hổng thấy đường có người đã bước hụt té gãy chân. Chẳng ai nghĩ tới chuyện sửa cây cầu, cả cái rạch tự nhiên cũng chỉ là nơi để người ta đổ rác và phóng uế khi cần thiết. Nước không ra vào được nên tắc lại đen ngòm, hàng dừa thơ mộng năm xưa lả bóng xuống con rạch nay trông vô duyên như con gái đã hết thời, đám trẻ không thấy ra đầu cầu ngồi hút thuốc tán tỉnh nhau như hồi con rạch còn đầy nước.

Ba thằng Nam chạy xe đạp ôm với chút sức lực còn lại, mẹ nó vẫn sớm trưa làm thân cò lặn lội bờ sông. Nhìn ba mẹ nó lam lũ cực khổ, thằng Nam chỉ mơ ước là làm sao có đủ "cơm no, áo ấm" mà thôi, chứ đâu dám nghĩ đến chuyện "ăn ngon, mặc đẹp". Chẳng ai biết trước được chuyện gì xảy tới, cho nên việc ba nó và gia đình được đi Mỹ nghe như chuyện "Cây Ðèn Thần" huyền thoại xứ Ba Tư. Năm thằng Nam đi Mỹ nó đã lớn xộn, qua đến nơi vẫn được cắp sách đến trường đi học tiếp, bởi vậy mà sau mười năm đèn sách, nó đã đỗ đạt và đi làm, thành một người trí thức trẻ tuổi mang danh dự về cho xứ sở và dân tộc.

* * *

Khi Nam ngỏ ý muốn được về thăm lại quê hương,trở về xóm cũ ngày xưa để tìm lại những kỷ niệm cũ ngày thơ ấu thì ba mẹ nó không ngăn cản. Chuyến bay chưa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt mà mắt Nam đã rưng rưng vì cảm xúc, bài hát "quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày" bây giờ mới thấm thía làm sao! Quê hương đây rồi, những nhà cao tầng mọc lên như phép lạ, đường phố xe cộ chen chúc nhau , bụi bặm làm không khí đặc quánh , hèn gì có nhiều người về thăm quê đều than không có "air" để thở.

Nam vẫn nhớ xóm cũ và những người hàng xóm nghèo khổ cùng thời với mình ở miền Tây năm xưa, cái xóm nghèo mà bà ngoại Nam hồi còn sống gọi là xóm của những người lắm TỘI nên không ngóc đầu lên được. Nam làm một chuyến về xóm cũ, thăm cô giáo cũ thời Trung Học, thiệt cảm động khi thấy cô vẫn gầy, vẫn nghèo như xưa. Con rạch và chiếc cầu đúc không còn, nhà nước đã lấp con rạch nước đen để mở đường cho rộng rãi "xóa đói giảm nghèo", tất cả những nhà hai bên bờ rạch bây giờ bỗng thành nhà mặt tiền, nhà nào cũng buôn bán một cái gì đó. Căn nhà của chú Tám Tâm Vật Tư bây giờ đồ xộ chồng lên mấy tầng cao ngất nghểu, đằng trước là chiếc xe hơi láng coóng đậu trước sân , tuy những nhà dân sống phía sau vườn cây thì vẫn khiêm nhường thẹn thùng núp sau các nhà cao tầng phía trước. Những người Cách Mạng nhiệt huyết như ông ba Trường Sơn năm xưa đã chết hay cũng ngấp ngoải hết rồi, họ mang vào lòng đất nỗi ấm ức vì đã uổng phí hết một đời thanh xuân để mong mỏi làm một điều gì tốt đẹp cho quê hương dân tộc, cuối cùng đi một vòng, đổ bao nhiêu xương máu thì cũng chẳng có gì chứng minh được điều đó.

Hỏi thăm thì mấy người hàng xóm năm xưa đã dọn đi gần hết, chỗ nhà ông Ba Trường Sơn bây giờ mở một dịch vụ cà phê internet, lúc nào cũng đầy một bọn choai choai ngồi chít, chát. Một dãy xe gắn máy kiểu hiện đại đậu trước cửa tiệm, những khuôn mặt học trò ngây thơ thời tuổi Nam không còn, chỉ thấy những quần bò, áo thùng thình, mũ đội ngược, quần hở rốn, áo hai dây đi ra đi vào, "model" khác gì kiểu Mỹ.

Nam lần mò cũng tìm được con ngõ hẹp đi sâu vào phía trong, gặp dăm thằng bạn cũ, có thằng vẫn nhếch nhác như xưa, nhà cửa tối tăm chật chội. Chẳng tìm đâu ra căn nhà xưa và mảnh vườn ngập lá khô của bà ngoại, bây giờ đất chật người đông, đứng trước số nhà cũ mà nhìn không ra nơi mình đã từng sống. Nam thấy lòng bâng khuâng khi nhớ lại thuở xa xưa đi quét lá với bà ngoại, Nam đã từng ao ước một ngày cha về, dọn nhà lên rừng ở để tha hồ hốt lá về nấu cơm. May sao lại vẫn tìm được căn nhà của cô hai Lan, bà mẹ cô vẫn còn sống nhưng hai mắt đã lòa, hai đứa con gái mồ côi sau này đứa đi bán cà phê ôm, đứa lấy chồng Ðại Hàn đã xây lại được căn nhà gạch. Ngồi nói chuyện lung tung mà Nam vẫn không quên liếc nhìn căn bếp ngày xưa trống phọc, mỗi lần mưa trong nhà ướt nhẹp như ngoài sân.

Ðúng ra thì mọi nhà có khá hơn trước, bà con ai cũng mừng rỡ hỏi han, chút quà phương xa dúi vội vào tay họ, tuy chẳng đáng bao nhiêu nhưng ai cũng vui vẻ, phấn khởi, mấy cô bé thấy Việt Kiều trẻ tuổi bảnh bao như Nam về quê, chớp chớp mắt làm duyên. Bạn bè những đứa đi chân đất như Nam ngày xưa, có đứa học không bao nhiêu nhưng chịu "lăn lóc" cũng ăn nên làm ra, còn lại đa số đều nghèo, có học hành xong chưa chắc đã tìm được việc làm, đứa nào cũng mơ ước được may mắn như thằng Nam chân đất bạn nối khố thời thơ ấu.

Nam từ giã bạn bè và những người hàng xóm ngày xưa trong cái xóm nghèo đầy những mảnh đời khốn khổ, với niềm hy vọng rằng tất cả cũng đều phải tiến lên với trào lưu tiến hóa của nhân loại. Chuyện mở rộng kinh tế để người dân được vươn lên, Nam chỉ nhìn thấy được ở một giai cấp nào đó, còn thì theo bạn bè cho biết, 80% dân vẫn sống lất lây với lợi tức thật khiêm nhường trong những xóm lao động và những căn nhà ổ chuột. Không biết đến bao giờ mới có đủ cơm ăn áo mặc, lại còn được ăn ngon mặc đẹp nữa, quên hẳn cái quá khứ đói rách một thời.

Ðường phố đặc nghẹt những tiệm buôn, tiệm ăn và quán cà phê nhạc, chỗ nào cũng đông vui tấp nập, trưa chiều đông nghẹt người nhậu nhẹt, ăn uống, cà phê, đánh cờ , tán gẫu. Ở nước ngoài làm bù đầu ra, ngày thường đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về, có ra ngoài chỉ cuối tuần mà thôi, đào đâu được những con người lè phè ngồi đầy quán như vậy.Hình ảnh ấy nghịch lý làm sao đó, Nam chịu không lý giải được. Nhìn sơ hiện tượng thì có vẻ như thoải mái, nhưng cũng vì thế mà nước không giàu, dân không mạnh vì kiếm không ra việc làm, chỉ chú tâm vào việc buôn bán sống qua ngày.

Trời nóng quá, Nam ghé vào một tiệm hớt tóc rất lịch sự, trong lúc chờ đợi Nam tò mò ngồi đọc một tờ báo cuả điạ phương. Bản tin có người cho vay “xanh xít đít đui” những người nghèo đi bán máu như cô Hai Lan ngày xưa khiến Nam rợn người.Nam choáng váng bước ra khỏi tiệm hớt tóc, không nghe cô gái hớt tóc hỏi có cần gì...nữa không? Trước mắt Nam hiện về hình ảnh cô hai Lan bao nhiêu năm về trước, mặt xanh nhợt gục chết vì bán máu để kiếm tiền mua thuốc, mua gạo cho con. Nhưng hơn 30 năm rồi sao trên đất nước này vẫn còn những người nghèo khổ đi bán máu để sống, vẫn còn người bóc lột người, vẫn còn những con kên kên hút máu đồng loại như vậy thì Nam không hiểu được. Nam hình dung ra dưới đáy huyệt đen ngòm lõng bõng nước, có cái thây ma được cuộn tròn trong manh chiếu rách . . .

NGUYÊN NHUNG




Nguyenphanan
#64 Posted : Friday, March 25, 2011 9:14:19 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Nhã Ca
Con Bần
Trời mùa đông ở Huế, lạnh cắt da thịt mà con Mận phải dậy từ ba giờ sáng. Bà chủ là cái đồng hồ tốt nhất. Nếu có bữa nào Mận ngủ quên thì cứ đúng giờ bà chủ tỉnh dậy, gọi:

- Con Bần dậy chưa, dậy, xắt chuối cho heo ăn.

Bần là tên cúng cơm của cha mẹ đặt cho. Nhưng Mận không hề biết cha mẹ mình là ai. Ông chủ nghe cái tên Bần, kỵ, sợ có cái nghèo trong nhà, nên mới sửa lại tên Mận. Bà chủ quen miệng, cứ gọi là con Bần. Tên Mận ngọt ngào thanh lịch đâu có hợp cho một con ở đợ.

Đâu chỉ có xắt chuối không thôi. Nấu cơm bằng củi ướt, thổi, khói xông hai con mắt đỏ lòm, sưng húp, nước mắt chảy ràn rụa. Hồi còn nhỏ, hai con mắt Mận luôn luôn có hai cục ghèn. Cậu chủ sợ lắm, hễ con Bần bưng cơn vô phòng học cho cậu là cậu gớm, không chịu ăn. Bà chủ lại chửi:

- Con quỉ, mi bưng cơm vô cho cậu thì phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ, nghe. Xòe bàn tay coi.

Con Bần xòe tay, lúc nào cũng bị gõ mấy cây thước đau điếng.

- Đồ nhớp nhúa.

Nấu cơm hay cháo bữa sáng, xong rồi, tay nách một cái thau, đầu đội một cái thau nữa đựng quần áo dơ đi xuống sông giặt. Mùa đông khổ hết biết, nước lạnh như băng, xà phòng không có, giặt bằng trái mù u. Xát bọt mù u với cục đá lên quần áo, chà mòn nhám cả tay. Chưa kể mỗi ngày phải cầm cái búa bửa củi, rồi chẻ củi thành từng thanh nhỏ. Và để tiết kiệm, con Bần còn phải cầm cái cào đi cào lá khô đem về nấu nướng, bởi vậy, hai bàn tay của con Bần sần sùi, lúc nào cũng có vết đứt, trầy trụa, có khi mưng mủ, cả đêm đau nhức không ngủ được. Hai con mắt nó gần như bị bét nhèm, vì thổi ống khói cho củi cháy lên, nhất là mùa đông, lá cây, củi mục gì cũng ẩm ướt, hai con mắt nó bị um khói chín nhừ.

Mặt con bé buồn lắm, duy nhứt có đôi mắt tròn xoe, đen nhánh và cái mũi cao, kín đáo. Có lần, một ông thầy tướng tới coi cho cậu chủ, con Bần pha nước hầu, ông thầy ngó nó:

- Con ni thiếu niên tân khổ nhưng qua tuổi ba mươi, nó đổi vận hạn, giàu có lắm chơ không phải chơi mô Bà chủ cười nhạt, không tin. Cái thứ dân bần tiện này, nếu bà không nuôi, có đi ăn mày, ăn cắp mà sống, đôi khi cũng chết tấp trong bờ bụi, kiến bu rồi.

Con Bần thuộc lòng câu nói của ông thầy tướng để an ủi mỗi khi làm lụng cực quá hay bị mắng chửi, ăn đòn. Từ nhỏ tới lớn, con bé ăn đòn đếm không hết số. Và mỗi lần bà chủ giận là người mẹ của Bần bị đem ra biêu riếu. Theo lời bà chủ thì Bần là con hoang, mẹ gính nước thuê, không biết nhẹ dạ với ai mà có mang. Đẻ con ra nhưng nuôi không nổi, gặp năm đói đã bỏ con nhỏ đầu làng, trốn đi. On nhỏ bị kiến bu, người tím bầm. Ông chủ thương tình đem về nuôi, và bà chủ huấn luyện thành con ở.

- Cái thứ đó rồi cũng y như con mạ nó, đoảng hậu rứa thê!

Ăn toàn canh thừa cá cặn, lại ăn không đủ, mặc không ấm, năm mười sáu tuổi con Bần cũng lớn lên được, nhưng gầy nhom, nhìn thấy cả bộ xương. Có điều, không biết ai gây giống mà con Bần có cặp mắt đẹp quá, đen láy, hễ giương mắt nhìn ai là người đó không thể ngoảnh mặt làm ngơ, trừ bà chủ lòng sắt dạ đá. Bạn bè của cậu chủ tới chơi, thấy con Bần ngộ quá, cũng tấm tắc:

Coi con ở nhà mi ưa mắt lắm nghe. Con mắt nó đẹp quá.

Cậu chủ làm nghiêm:

- Nó là con ở, tụi bây đừng bắt thang cho nó leo.

- Làm ra vẻ ông cụ há. Thôi mi ơi, đã nói trong nhà gì đẹp bằng sen...

Con Bần ra đằng sau nhà, có cái lu nước mưa, cúi xuống soi mặt.Õ Trong lu nước, cặp mắt nó nhìn lại nó và nó cười. Có cả áng mây từ trên t.rời in trong đáy lu nước nữa. Nó đưa tay vọc, mắt nó tan, mây tan. Nó đứng sửng, muốn soi mặt mình lại lần nữa cũng không được. Nó thương đôi mắt nó lắm, ai đã cho nó hai con mắt đó vậy?

Nghe nói lúc xưa, Bần có người mạ, bỏ con mà đi. Bần đã một lần trốn nhà, muốn tìm mạ. Đi suốt mấy ngày qua làng bên, đói quá phải bò về, để lãnh đòn thí chết. Sau lần đó, gia đình chủ dọn lên thành phố, vì cậu chủ phải ăn học. Bần không còn hy vọng tìm ra mạ mình nữa.

Gia đình chủ chỉ có một cậu con trai. Năm đó cậu thi đỗ tú tài, nhà rấp rem muốn cưới vợ cho cậu. Ông bà chủ có một người bạn quen biết đâu hồi mới lên thành phố làm ăn mua bán, thường tới lui thăm viếng, coi bộ hạp ý hạp tình lắm. Nhà này có tới bốn chị em gái, nghe nói cô nào cũng giỏi giang. Vậy là hai nhà đi lại, sắp làm thông gia với nhau. Con Bần nghe chuyện, tò mò lắm, muốn biết mặt đứa con gái may mắn đó là ai. Khi gặp, nó thất vọng, vì cô gái đó không nhan sắc mặn mà, chỉ vì con nhà giàu có.

Lên thành phố ở, ông chủ bà chủ mãi mê chuyện làm ăn. Họ có một cửa hàng ở trên phố mà nhà thì ở Vỹ Dạ. Cậu chủ đi học bằng xe đạp, và mỗi lần trời mưa, dẫn xe về, cậu chủ đều bảo con Bần:

- Bần, xe tao nhớp quá, mày rửa sạch dùm tao.

Con Bần chùi rửa chiếc xe láng cóng. Cậu chủ thích lắm, tập cho con Bần biết đi xe đạp. Đạp chiếc xe đạp con Bần sướng rơn, coi sang trọng quá, đâu phải giống như con ở nữa. Nhưng biết đi xe đạp rồi, cậu Thanh sai suốt ngày, đi mua thuốc lá, đi bỏ thư, đi trả sách nhà bạn cậu. Lúc này nhà vắng người, cậu chủ muốn nói chuyện cũng chỉ nói chuyện với con Bần. Riết, có chuyện gì khẩn cấp cậu cũng nhờ Bần lọ Bữa nọ, cậu Thanh biểu:

- Bần, mi đưa cái thư tới nhà cô Trâm dùm tao chút được không?

Con Bần được ra khỏi nhà là mừng rồi. Nó hăng hái:

- Dạ được, cậu.

- Mi đừng vô nhà, nhà đó chó dữ lắm. Mi đứng đầu đường, chờ lúc cô nớ đi học, mi đưa thư là được.

- Tui nói mần răng?

- Nói của cậu Thanh là không có chuyện chi hết.

Vậy ra, cậu Thanh vợ đã đi hỏi mà còn trai gái. Mấy lần như vậy rồi, họ hẹn hò gặp nhau. Con Bần cũng lấy làm vui vì chứng kiến hai người, người nào cũng đẹp, xứng đôi vừa lứa lắm. Cậu chủ, bớt coi rẻ rúng con ở, vì lúc này, Bần cũng trổ mã, đẹp ra, mặc dù thân hình gầy nhom, nhưng cặp mắt đẹp lạ lùng. Cô Trâm còn phải khen:

- Con ở nhà anh có cặp mắt đẹp quá. Coi chừng anh...

Cô cười rúc rích. Thanh nghiêm mặt:

- Đẹp cũng là con ở. Em nói chi lạ rứa!

Lại trong nhà gì đẹp bằng sen, cô Trâm nhắc và cười khúc khích.

Bữa đó con Bần tủi thân lắm. Nó khóc một đêm sưng cả mắt. Sáng ra, cậu chủ nhăn mặt:

- Coi tề. Mi cứ ở nhớp nhúa, coi, hai cục ghèn dính nơi mắt tề...

Con Bần đưa vạt áo lau. Nước mắt nó lại muốn trào ra. Nó buồn cả tháng không hết.

Chuyện của cậu chủ, dù kín đến mấy cũng có lúc hở ra. Ba má cô Trâm tới tận nhà nói chuyện với ông bà chủ. Vậy là cậu chủ thất tình, những lúc không có ai, cậu chủ say mèm. Con Bần thương cậu chủ quá mà không biết làm sao cho cậu chủ bớt buồn. Nhiều bữa, thấy cậu ngồi trong phòng, nó gõ cửa. Cậu không mở mà còn đuổi đi. Cho tới chỉ còn một tháng nữa là đám cưới, cậu nhờ con Bần đi đưa thư nhưng con Bần không gặp được cô Trâm. Bữa đó, cậu uống rượu say mềm người. Nhà lại vắng, con Bần phải pha nước chanh đem vô cho cậu chủ.

- Cậu uống nước chanh cho giã rượu.

- Tao không muốn giã rượu chi hết. Mi đi kiếm cô Trâm về cho tau.

Cậu chủ lè nhè. Con Bần trố mắt nhìn. Cậu chủ cũng nhìn lại nó, rồi nó thấy mặt cậu chủ đỏ như trái lựu chín. Cậu vẫy:

- Bần, mi lại đây tao biểu.

Nửa muốn bỏ chạy, nửa lại muốn bước tới. Con Bần không biết trong bụng nó nghĩ ra làm sao nữa.

- Mắt mi đẹp rứa thê, Bần.

Cậu chủ ôm con Bần trong tay:

- Đúng. Nói đúng, mắt mi đẹp chi lạ.

Cậu cúi hôn thật nhẹ vào đôi mắt con Bần. Lần đầu tiên con Bần ngửi được hơi hướm đàn ông, nhất là cậu chủ, nó đã nhiều lần nhìn lén cậu tắm, cậu thay quần áo.

- Hun một cái nữa hí.

Cậu chủ đưa cái môi từ mắt xuống má, rồi từ má gắn qua miệng. Con Bần choáng váng, hết biết.

Rồi tay cậu mở từng khuy nút áo của con Bần ra. Bàn tay cậu điệu nghệ quá, đã có lần, con Bần leo lên cái thành tường ngoài cửa sổ, ngó vô phòng cậu, thấy cậu làm như vầy với cô Trâm, con Bần chết trân, mấy đêm sau không ngủ được. Giờ đây, chính cậu chủ đang làm với nó điều đó. Con Bần để yên.

Lần đó, lần tới và nhiều lần nữa, con Bần lén vô phòng cậu chủ. Còn không, cậu chủ cũng lén xuống bếp. Nó ngủ dưới bếp thì khua lắc khuya lơ, cậu chủ cũng mò xuống.

Năm đó ông bà chủ ăn Tết lớn. Nhà cửa được quét vôi mới, các màn cửa được thay lại hết. Vừa ăn Tết vừa chuẩn bị cho đám cưới cậu Thanh qua giêng. Con Bần cực khổ không còn chỗ than van. Thôi thì mua sắm, làm bánh mứt, lại vườn sau sân trước, ngày nào cũng phải quét dọn sạch sẽ. Bà chủ để ý từng li từng tí, trong góc vườn kiểm lại còn một vài lá khô là con Bần cũng bị lôi ra chửi. Chưa hết, sáng sớm tinh mơ không giặt giụa quần áo thì cũng phải đi gính nước. Bọn con gái đi ở quanh xóm thấy con Bần cực quá cũng phải bất bình:

- Không ở nhà ni thì ở nhà khác, sợ chi hè. Bắt con người ta làm việc hơn trâu nữa Đứa khác quá quắt hơn:

- Tụi bây đừng chọc vô tổ ong vè vẻ nghe. Trong nhà có cậu chủ đẹp trai rứa, tau, tau cũng ở không công nữa Con Bần không ham tranh cãi với chúng bạn. Nó chỉ lo làm sao gính cho nhanh để đầy lu trong bể ngoài. Làm việc quá đến nổi tối name vật xuống là nó ngủ như chết. Với lại bà chủ thức khuya làm bánh mứt, cậu chủ cũng không dám luông tuồng, sợ bể.

Mùng một Tết năm đó lần đầu tiên trong đời con Bần có được bộ quần áo mới. Ông chủ đã phải nói khó lắm bà chủ mới bằng lòng.

- Chó khôn đẹp mặt chủ nhà. Nó lớn rồi, năm nay khách khứa đông, bà cũng nên may cho nó một bộ đồ để coi cho được. Quần áo của nó rách rưới quá.

Bộ đồ bằng vải bông đối với con Bần là một vật vô cùng quí báu. Tuy vậy ba ngày Tết nó cũng không có thì giờ để ngắm nghía coi mình mặc đồ mới ra sao nữa. Con Bần đâu, pha trà. Con Bần đâu, tét bánh, con Bần đâu, lấy khay trầu ra têm. Chưa xong việc này con Bần đã bắt tay qua việc khác. Rồi rửa dọn, bữa nào con Bần làm xong thì trời cũng vừa hửng sáng.

Cho tới trưa mùng bốn, ông bà chủ đi chùa. Trong nhà cũng đi vắng hết. Con Bần dọn dẹp xong, mới đi ra vườn cầm cây chổi định quét mớ lá đem vào để dành nhúm lửa. Nó thấy lu nước nên dựng cây chổi ở một gốc cây rồi tới lu nước soi cái mặt mình coi. Lu nước trong veo, lợn lợn mấy con loăng quang nhào lên nhào xuống nhưng không làm rung động mặt nước. Con Bần còn nhìn thấy một mảnh trời và mấy cành lá in trong đáy lu nữa. Rồi nó nhìn thấy cái mặt của nó, nhìn thấy bộ đồ vải bông. Bộ áo quần đẹp quá, mua ở chợ mà mặc vừa khít. Nhưng coi mặt mũi nó tiều tụy quá chừng. Nó bèn lén lấy trong túi áo ra một miếng giấy màu đỏ xé từ một bao nhang để dành. Nó dấp nước, thoa nhẹ lên hai gò má, rồi xếp đôi một phần còn nguyên khác, cắn lên môi. Có vậy thôi mà khi soi lại trong lu, khuôn mặt con Bần đã thay đổi hẳn. Làm như hai con mắt nó đen hơn, long lanh, tình tứ hơn.

Nó giật mình khi thấy có hai cánh tay ôm qua người nó. Định thần lại thì ra cậu chủ. Nhìn vô lu nước, khuôn mặt cậu chủ bên cạnh khuôn mặt nó, cả hai cùng đẹp quá. Rồi chính cậu chủ làm tan cái hình ảnh quá đẹp đó đi. Cậu day cái mặt nó lại và siết chặt con Bần vào người cậu.

- Cậu ơi, đừng... đừng, cậu thả tui ra.

- Không thả. Bữa nay mày đẹp thiệt nghe. Đẹp ghê hè.

Một tay giữ vòng ôm, một tay cậu tốc cái áo con Bần lên.

- Cậu..đừng. Lỡ ai thấy....

- Không ai thấy mô. Tau nhớ mi quá. Thiệt, tau nhớ bất chết.

Cái quần của con Bần bị kéo trụt xuống. Nó cố vùng vẫy, dùng cả hai tay giữ lại.

- Cậu...đừng mà. Ai thấy là chết con, cậu....

Nó sửa lại quần áo cầm cáu chổi lên.

- Để tui mầm việc, cậu.. - Mận. Từ nay mày là Mận chớ không phải con Bần nghe. Con Bần nhà quê lắm, còn con Mận khác...

- Khác ra răng, cậu?

- Khác ri nì...

Cậu chủ giựt cái chổi vất xuống đất, ôm chặt con Bần, cái áo của con Bần lại bị tốc lên.

- Như ri mới là Mận. Mận nì. Nói thiệt, tau thương mi....Tao thương Mận nì...

Lúc bị đè nằm xuống đống lá, cái đầu con Bần còn đè lên cái chổi quét sân. Tay nó nắm chặt một mớ lá khô và nó thấy cái mặt cậu chủ đỏ rừ. Trong miệng cậu, mùi rượu xông ra. Thì ra, cậu đã uống rượu.

- Cậu đừng nói láo với tui mà tôi.

- Không, tau nói thiệt. Mi đẹp, mi mới đẹp nhứt.

Cậu chủ bỗng trở lại nhẹ nhàng. Cậu hôn lên đôi mắt của con Bần:

- Mận, em có đôi mắt đẹp nhứt, biết không?

Con Bần bị cành khô, đá sỏi châm vào mông vào lưng đau rát, nhưng trong lòng lại vô cùng thích thú, nó quên cả thân phận con ở của mình. Lần đầu tiên nó nghe tiếng em từ miệng cậu chủ gọi nó.

- Cậu à. Cậu đừng bỏ tui nghe. Tui.. Đang trìu mến, mơn trớn, cậu chủ bỗng thở dài:

- Tiếc mi là con ở, nếu không... Bần à...Mận, mày đừng cho ai biết chuyện này nghe. Tao..tao phải lấy vợ.

- Sao cậu không thương cô nớ mà cậu lấy. - Tao không biết.

- Cậu ngồi đây một chút nữa được không?

- Được.

- Mai mốt ông bà biết được chắc giết chết tui. Tui sợ lắm cậu ơi.

- Mày không nói, tao không nói, ai biết. Đừng sợ.

- Dạ.

Con Bần ngoan ngoãn. Cậu chủ đỡ nó lên.

- Tao vô nhà trước. Mày coi sửa lại tóc tai mới vộ Họ sắp về tới rồi.

- Cậu Thanh.

Con Bần kêu lên, vừa sung sướng vừa sợ hãi. Rồi nó đút cả bàn tay vô miệng để đừng bật ra tiếng kêu nữa. Cậu chủ không quay lại, đi một mạch.

Còn lại một mình, con Bần đứng lặng người một lúc rồi tới bên lu nước. Nó lại soi mặt mình. Nhưng không có khuôn mặt cậu chủ kề cận một bên nữa. Nếu không còn những cảm giác đau đớn trên thân thể thì nó nghĩ chuyện vừa rồi là nằm mơ thôi. Nó nhìn một lúc lâu khuôn mặt lẻ loi của nó, rồi nó giận giữ vọc tay vào lu nước. Cái mặt của nó tan ra theo từng lằn nước chưa kịp tụ lại thì nó đã đập tiếp. Đập cho nát mày ra, đập cho nát. Nó khóc một mình rồi ngồi xuống trên cái chổi.

- Bần. Bần. Cái con quỷ sứ đâu rồi, há, con tinh le le đi đâu rồi!

Nghe tiếng bà chủ, con Bần lật đật chạy vô.

- Mi làm cái chi mà áo quần tóc tai....Mi chui ở bụi mô ra rứa há con yêu bánh nậm...

Con Bần cúi đầu.

- Mi đã cơm nước cho cậu chưa, cái mặt rượng cả ngày, thấy cái mặt là muốn đạp cho một cái rồi. Cậu mô?

- Dạ cậu ngủ.

- Ngủ thì cũng thức cậu dậy biểu cậu ăn. Con ni vô hậu tế đợi rứa.

Cánh cửa phòng mở. Cậu chủ đi ra, không hề ngó tới con Bần:

- Chi mà ồn rứa mạ. Con ngủ, có dặn không được đánh thức...Ăn chi mà ăn cả ngày, mạ lo chi mà lo dữ...

Hai bàn tay cậu chủ bẻ lắc cắc. Tội nghiệp con Bần, nó đứng run rẩy trước mặt bà chủ. Hai bàn tay cậu chủ bẻ lắc cắc mà như đang luồng trong người nó.

- Cút xuống bếp mần việc đi, còn đứng trơ đó, con hà bá.

Con Bần chờ dợi làm sao một ánh mắt nhìn của cậu chủ mà không có.

Cho tới ngày cưới thì con Bần không còn một lần nào được cậu chủ đoái hoài... Mợ chủ, con nhà giàu, hách dịch lắm, hở mở miệng là mắng nhiếc:

- Cái con ở nhà anh mất dạy chi lạ, thấy nó là em nổi ma rồi...

- Đứa ở mà em chấp mần chi. Kệ nó.

- Thấy cái mặt ngó không sửa. Vừa nhớp vừa ngu như bò.

- Rứa nó mới làm con ở.

Câu chửi độc của mợ chủ không làm con Bần buồn, mà câu trả lời của cậu chủ làm con Bần đau điếng. Vậy mà mới đây thôi, trước ngày cưới, cậu chủ đã gọi nó là Mận. Em Mận. Con Mận khác với con Bần mà, chính miệng cậu chủ đã nói, từ nay, đối với cậu chủ nó là con Mận. Không Bần nữa đâu được. Nó vẫn chỉ là đứa ở. Một bữa, lên nhà trên chỉ mình cậu chủ, nó làm gan tới gần, gọi:

- Cậu chủ.

- Mi...thôi xuống dưới đi. Mau lên..Mi...

Đôi mắt cậu chủ ngó dớn dác. Con Bần lầm lũi quay lưng. Đêm nào nước mắt của nó cũng chảy ướt cả gối. Nó thề là sẽ quean cậu chủ, con người lòng lang dạ sói, có mới nới cũ. Từ ngày cưới vợ về, cậu chưa hề một lần ngó ngàng hay táy máy tới con Bần. Nhiều bữa nhà vắng, mợ chủ về nhà mẹ, con Bần trốn việc ra sau vườn, đứng bên lu nước, hy vọng cậu chủ ngang qua. Nhưng không có thêm một lần nào nữa. Nó lại tự hứa trong lòng, sẽ cố quên.

Con Bần cũng sẽ quên được thôi, nếu tháng sau, nó không cảm thấy khó chịu trong người. Một buổi sáng, đang giặt áo ở bến sông, nó nôn thốc nôn tháo. Không phải ăn trúng độc gì, mà tiếp theo những ngày sau đó, cứ thấy mùi cá kho là bụng nó cồn cào, nôn nao và ụa mữa. Con Bần biết là đã có mang với cậu chủ.

Nó sợ lắm. Mỗi ngày ra gính nước giếng, nó gặp nhiều con ở khác, kể nhiều chuyện. Con Cau, cũng bị Ông chủ làm có mang, bà chủ đánh đập quá, chịu không thấu đã thắt cổ tự tử trong nhà bếp. Con Mực không biết chửa hoang với ai, bị chủ nhà đuổi ra đường, vác cái bụng đi ăn mày, mùa đông, chết cóng trước cửa nhà người ta...Nó lo sợ và chờ những giờ giếng nước vắng hoặc ít người, nó mới ra thả gàu kéo nước. Múc nước lên mà nước mắt của nó rơi tong tong xuống giếng.

Chuyện con Bần có mang không dấu được lâu. Một buổi sáng, đang làm việc, con Bần phải chạy ra góc vườn để ụa mửa thì mợ chủ thấy. Không phải tình cờ gì đâu, mà mợ chủ đã nghi ngờ, để ý. Tối đó, cả nhà ngồi lại, kêu con Bần ra. Bà chủ lên tiếng.

- Bần. Mày có mang phải không?

- Con...

Con Bần run rẩy, hai đầu gối như muốn quỵ xuống.

- Khun hồn thì đừng có chối. Mi có mang với ai? Con Bần cắn răng lại. Nói là của cậu chủ, ai tin. Nó nghĩ tới những trận đòn thừa sống thiếu chết, nghĩ tới hình ảnh con Cau thắt cổ trên xà nhà...

- Có phải mi lẹo tẹo với thằng Mương bên nhà hàng xóm khôn, hí?

Thằng Mương cũng ở đợ. Nhà hàng xóm làm bún, phải mướn một thằng trai trẻ có sức để xay bột bằng cối đá. Con Bần rất sợ thằng này vì thằng này hoang lắm. Có lần, thấy con Bần, nó đứng bên hàng rào tuột quần ra, con Bần chạy bán sống bán chết. Mấy con ở trong xóm đều sợ thằng Mương này, có mấy con ba đá ngựa thượng tứ mới lẹo tẹo với nó.

- Dạ không phải cô chủ nờ. Con...

- Hừ, chỉ có cái thằng đó bạ mô xâu đó, mi mới thích xâu, mới chình ình cái bụng ra....

- Oan cho con, cô ơi.

- Vậy đứa mộ Đứa mô. Không noái tau đập cho chết.

Con Bần bị đến mấy trận đòn. Nó vẫn cắn răng. Sau, bà chủ đem cột nó ngoài vườn, lột áo cho dầm sương đêm. Cả người nó roi lằn ngang lằn dọc, đau đớn như bị lóc thịt xẻ da. Chỗ nó bị trói là góc vườn bên này, đối diện bên kia là lu nước mưa. Nó nhớ như in khuôn mặt của nó, của cậu chủ soi trong đó. Lu nước trong vắt với những con lăng quăng vùng vẫy mà không hề gợn được một lằn sóng nhỏ. Nó cũng vậy, còn yếu hơn con lăng quăng nữa.

Đã vậy mà đâu có yên, mợ chủ đa nghi, nửa đêm, ra vườn cầm đầu tóc con Bần xoáy trong tay, giựt mạnh.

- Mi phải khai ra, không tao giết chết. Mi ngủ với ai? - Dạ không biết.

- Con ngựa thương tứ. Mi ngủ với ai lại không biết. Không biết tao đập cho mi biết.

Mợ chủ, nhìn khuôn mặt đã thấy ác rồi. Khi cơn giận lên tới đầu, mợ chủ dữ như cọp. Giật tóc, tát vào mặt, lột quần con Bần ra rồi bôi đường bôi mỡ lên người con Bần.

- Cho muỗi nó cắn, cho kiến nó bu, đồ nặc nô.

Ông chủ, lòng nhơn từ hơn, sáng, ông dậy sớm, lén đem nắm cơm nguội cho con Bần ăn, dỗ dành:

- Con noái đại đi. Đứa mô mần con có mang con cứ khai ra, sợ chị Chơ con giữ trong bụng, bà chủ với mợ Thanh đánh chết con.

Con Bần khóc:

- Con noái thì mợ với bà chủ cũng đánh chết con.

- Răng đánh. Nói đứa mô rồi ông tính cho, bắt nó lấy mi.

Thấy con Bần cắn răng làm thinh, ông dỗ:

- Nói đi con. Nói đi, ông biết đứa mô là ông bắt nó cưới, ông cho tiền để nó cưới, chớ con mần thinh rứa là con sẽ khổ cho coi. Nói đi con.

- Con không nói được ông ơi. Con...thà con cắn lưỡi con chết.

Ông chủ thở dài bỏ đi. Con Bần bị cột ngoài vườn, trần truồng cho muỗi đốt và kiến cắn tới ngày thứ ba thì kiệt sức. Nửa đêm mắt nó nhìn lên trời, cả ngàn sao nhấp nháy mà nó chỉ thấy những lằn chớp xẹt qua sẹt lai. Lúc nó sắp ngất đi, gục mặt xuống thì có một bàn tay nâng mặt nó dậy, có người cho nó uống nước. Trong lúc mơ mơ màng màng, thần quách tá hỏa, nó cũng nhận ra khuôn mặt cậu chủ. Đầu nó lóe lên mấy tia sáng, nhưng rồi tắt ngúm liền. Nó rên:

- Cậu chủ ơi, tui chắc chết, không chịu thấu quá.

- Đừng noái nghe. Bần, mi đừng noái.

Con Bần đưa tay lên, muốn níu nhưng không đụng ai. Giọng cậu chủ.

- Họ đang sắc thuốc trục thai, bữa mơi bắt mi uống. Mi uống không?

- Không, cậu ơi. Không, cậu. Con của cậu mà. Cậu Thanh.

Bàn tay của nó đã được cậu chủ nắm.

- Suỵt, mi đừng noái lớn rứa. Tau trốn ra đây một chút thôi chớ không mợ mi nghi là mệt lắm. Mi không muốn trục đứa con.

Đang muốn ngất đi vì kiệt lực, con Bần cảm thấy hơi ấm từ tay cậu chủ đang dồn qua người nó, nó tỉnh dần.

- Không, cậu. Tui thương cậu. Tui thương cậu lắm.

Nước mắt nó chảy ràn rụa trên mặt như mưa ướt. Không thấy cậu chủ nói gì thêm. Con Bần nhìn lên trời, nó đã nhìn thấy rõ những choom sao rồi. Nó còn ngửi thấy mùi thơm của hoa nhài, hoa bưởi trong vườn nựa.

- Nếu cậu không muốn tui giữ con, cậu giết tui đi. Nì, cậu giết tui đi.

- Bần, lỡ rồi, thiệt tao mô muốn rứa, mi đừng trách tao...

- Tui mô có trách chi cậu. Cậu ơi, nhưng thà cậu giết tui đi. Thà cậu giết chớ đừng để người ta giết tui, tui hận lắm.

Nó nhắm mắt lại, chờ coi người đàn ông này làm sao để giết mình. Nó chỉ nghe một tiếng thở dài và giọng cậu chủ run run.

- Bần. Mi đừng tên Bần nữa. Mi đổi tên là Mận cho đỡ khổ nghe. Tao... tao có thương mi cách mấy cũng chịu. vậy...

Cậu chủ ngừng lại nuốt nước miếng mới nói tiếp:

- Vậy mi đi trốn đi rồi đẻ con. Tau có cặp xuyến cho mi...

- Thôi cậu ơi, ở mô mà cậu có đôi xuyến. Cậu ăn cắp của mợ phải không? Thôi, cậu ơi....

Con Bần khóc. Đây mới là giọt nước mắt thực tình thương cho cậu chủ và thương cho nó.

- Của ai mi không cần biết. Mi cầm và nhớ trốn đi càng xa càng tốt. Mi...

Con Bần nức nở:

- Con cậu thiệt cậu ơi.

- Tau biết. Nhưng tau chịu rồi. Tau thua gia đình rồi. Mai, họ bắt mi uống thuốc trục thai.. Con Bần ngước mắt nhìn cậu chủ. Đôi mắt nó vẫn còn đen láy, còn đẹp. Cậu chủ thấy nhói trong lòng khi cúi sát xuống nhìn đôi mắt của con Bần vẫn chưa hiểu gì cuộc đời.

- Cậu nói thiệt cho tui biết, cậu có thương tui không?

Có? Không? Lẫn lộn trong lòng cậu thanh niên Huế. Cậu cắn môi, gỡ trói cho con ở và bảo:

- Đi đi. Bần.

- Cậu chủ...

- Đi đi mà. Đi.

- Cậu ơi.

- Dặn nì. Đừng nói ra. Chết cũng không nói nghe chưa?

- Dạ.

Đôi mắt con Bần nhìn thấy tội làm sao. Cậu chủ không dám nhìn thẳng nữa.

- Cậu, cậu cho tui miếng nước. Miếng nước trong lu đằng nớ đó cậu. Bữa đó... cậu.. Cậu chủ hiểu con Bần định nói gì. Cậu đi lại cái lu nước, có cái gáo dừa móc trên một gốc cây. Cậu lấy xuống vục vô lu lấy đầy moat gáo rồi đem tới cho con Bần.

- Cám ơn cậu.

Nó uống một hơi cạn queo rồi vất cái gáo xuống đất. Giọng cậu chủ run run:

- Mận, mi đi đi. Khôn khéo trong nhà họ biết, Mận...

- Cậu...

Cậu chủ xoay lưng đi vào. Con Bần đứng nhìn theo. Bóng cậu chủ khuất. Con Bần cắn môi rồi bật khóc. Nó vừa khóc vừa chui qua cái lỗ hàng rào mà mới đây thôi, cậu chủ hay chui qua để đi hẹn với người yêu của cậu.

Tờ mờ sáng, chính mợ chủ là người xuống bếp sớm nhứt. Mợ chủ chăm chỉ sắc thuốc cho con ở uống. Linh tính người đàn bà cho biết là điều mình nghi ngờ chắc chắn không sai. Trong nhà, ai cũng tra khảo, đánh đập con ở, duy chỉ có Thanh là hoàn toàn im lặng. Mợ đã hỏi dò:

- Anh có nghi nó với ai không?

- Anh mần răng biết được.

- Em.. hừ, trong nhà này có hai người đàn ông...

Mợ chủ định nói hai người là chồng, là bố chồng nhưng kịp dừng lại. Cậu chủ hiểu, nhíu mày:

- Em ăn noái chi lạ rứa!

- Em...

- Hừ.

Cậu chủ quay lưng.

Thang thuốc sắc cũng phải mấy tiếng đồng hồ. Mợ chủ cẩn thận, chi li như vậy vì sợ thuốc sắc không đúng phân lượng uống vô không hiệu quả. Thôi thì ai nói chi thì nói, sư tử hà đông cũng được, ác nhơn ác đức cũng được. Không bịt cái mối họa này thì mối họa khác còn lớn hơn, tiếng tăm còn nhục nhãÕ hơn. Mợ chủ nhẫn nhục để lửa liu riu chờ.

Đến sáng, khi chén thuốc sắc xong, ra vườn thì không thấy con Bần đâu nữa. Ông chủ thở phào nhẹ nhõm cả người. Mợ chủ cầm chén thuốc chạy quanh nhà.

- Mần răng chừ. Nó bỏ trốn rồi.

Mợ chủ gọi cha chồng, mạ chồng, bù lu bù loa:

- Chắc có người mở trói cho nó chớ thắt nút kỹ lắm.

Mần răng chừ đây?

Bà chủ:

- Đừng để cho nó thoát.

Phải làm một cái gì để chặn lại. Mợ chủ quay quắt:

- Phải đuổi theo, tìm cho được nó.

Ông chủ chắp tay sau lưng, ngó đứa con trai đang thập thò ở cửa buồng, lắc đầu.

- Nó đi xa rôi. Biết mô mà tìm.

- Rồi mần răng. Bộ dứng trợn mắt mà ngó?

- Rứa không ngó, bà đi kiếm bắt đi.

Ông chủ chắp tay sau lưng, ngó mông lung ra cửa. Mợ chủ đi vô buồng lục tung tủ tìm mớ nữ trang. Thấy không mất gì, mợ chủ nhìn chồng:

- Răng anh đứng chết trân rưa.

Thanh mở lớn mắt ngó vợ:

- Rứa chừ anh biết mần chi chừ.

Đôi mắt người thanh niên ngây thợ.. vô số tội. Đôi mắt đã quá hiểu về cuộc đơi. Người vợ dí tay vào trán chồng.

- Anh hí, gớm lắm. Không phải tui nghi tầm bậy tầm bạ chi....

- Rứa em nghi ai? Tui hay bọ?

Người vợ cứng họng. Rồi không biết làm gì cho hả cơn giận, mợ chủ đi ra vườn cầm cái dao phay, phạt gãy phăng mấy cây chuối non. Mợ chủ biết, ít nhất, mợ cũng phải thay thế con ở dăm bữa nửa tháng xắt chuối cho heo ăn, chờ tìm nuôi một con ở mới.

Chiều hôm đó, bà chủ nói với ông chủ.

- Tui mất một đôi xuyến. Chắc...

Ông chủ trầm ngâm:

- Thôi được rôi. Để tui mua lại cho bà.

- Ông nghi ai?

- Vô lẽ bà nghi tui?

Họ ngồi vào bàn cơm. Cô con dâu mặt chằm vằm một đống, còn đứa con trai thì cúi đầu ăn, và lấy và để, không thấy nhai mà chỉ thấy nuốt.

- Mạ có mất chi không mạ?

Cô con dâu hỏi. Bà chủ bắt gặp cặp mắt của chồng nhìn, bà nói:

- Không. Không mất chi cả.

Cậu chủ ngừng ăn, lấy muỗng chan canh đầy bát, lúc đó, cậu mới ăn thong thả trở lại.

Ba mươi năm tám năm sau họ gặp nhau tại Mỹ.

Mùa Xuân năm đó, ông Thanh từ tiểu bang Minesotta bay về San José. Một phần ông muốn gặp lại bạn bè cũ, một phần muốn trốn băng giá. Ông đi một mình, người vợ tưởng ở với ông suốt đời, ông cũng đã chôn hai năm về trước. Hai vợ chồng không có con cái, họ sẽ không bỏ Huế nếu không có cộng sản xâm chiếm.

Đến San José, ông Thanh tìm gặp một gia đình bạn cũ, cũng người Huế. Siết bao vui mừng, chuyện mới, chuyện cũ gợi hoài không hết.

- Rồi anh có tính bước thêm một bước nữa không?

Người bạn hỏi ông Thanh.

- Ngót nghét sáu mươi rồi còn ngọ nguậy chi nữa, cụ.

Tiếng cụ không phải để chỉ tuổi tác. Tiếng cụ từ thủa còn học sinh, họ đã gọi nhau nghịch ngợm như vậy.

- Ở Mỹ khác rồi. Tám mươi người ta còn lấy vợ kìa.

Tụi này mới đi dự đám cưới chú rể bảy mươi tư, cô dâu bảy mốt. Đám cưới vui quá đáo để. Cô dâu thay ba bốn lượt áo mới, có nhảy đầm. Chú rể cô dâu dìu nhau lã lướt tango đàng hoàng nghe...

Chị vợ cười:

- Tối nay có buổi họp tất niên của một số bạn cũ, anh đi dự với bọn ni nghe. Chừ tự do rồi phải không? Nghe đồn hồi còn sống, chị bắt nạt anh lắm phải không?

Giọng Huế đậm đà, không pha trộn của vợ bạn làm Thanh nghĩ tới vợ. Trong cuộc sống, chị có khắt khe, ép buộc anh đủ điều, nhưng nghĩ cho cùng, chị vẫn không có gì lầm lỗi. Thương chồng, giữ chồng, lo cho chồng nên sợ mất chồng. Suốt mấy chục năm, Thanh chưa bao giờ đi đâu một mình mà không có vợ bên cạnh.

Tối hôm đó, Thanh ngồi cùng bàn với một cặp vợ chồng trẻ. So với ông Thanh là trẻ nhưng cũng ngót nghét trên ba mươi và dưới bốn chục. Người chồng còn dẫn theo một bà mẹ khó đoán được chính xác tuổi tác. Lúc mới gặp, ông Thanh ngờ ngợ, đôi mắt đen láy, tuy hai mí đã sụp và có nếp nhăn, nhưng hình như ông đã gặp đâu trong đời rồi. Không nhớ nỗi với mớ ký ức chằng chịt. Vì, mặc dù vợ canh rất kỹ, thỉnh thoảng ông vẫn có những mối tình vụng trộm, qua đường và không đi đến kết quả nào.

Sau khi bắt tay, ngồi xuống, người bạn giới thiệu:

- Đây là kiến trúc sư Thanh Mận, đây là chị Thanh Mận...

Người đàn ông trẻ tươi cười. Kìa nụ cười, sao làm ông Thanh chăm chú.

- Và đây là mẹ tôi.

Ông Thanh gật đầu chào người đàn bà đứng tuổi. Vợ người bạn nói:

- Anh Thanh Mận có hiếu lắm, lấy vợ rồi mà không rời mẹ một bước.

Người đàn ông trẻ hớn hở:

- Vâng. Tôi có một mẹ một con. Có được ngày hôm nay cũng là nhờ mẹ tôi....

Không hề có sự sắp đặt mà ngẫu nhiên thôi, Thanh ngồi cạnh người đàn bà rồi mới đến cặp vợ chồng bạn. Người đàn bà không thấy nói cười mà khuôn mặt nghiêm trang. Người bạn nói:

- Chị Thanh Bần đây thiệt là giỏi. Lớn tuổi rồi, qua Mỹ chị thành công hơn nhiều người trẻ. Hệ thống Bakery lớn nhất ở đây là do chị thành lập, nổi tiếng lắm.

Người con:

Thiệt đều do một tay mẹ tôi. Lớn tuổi rồi mà mẹ tôi hoạt động hăng lắm. Vợ tôi chỉ là thợ vịn...mẹ. Phải không em?

Người vợ có vẻ ít tuổi hơn chồng, cười tít mắt ngó mẹ chồng. Người mẹ cũng nhìn lại con dâu, nheo mắt. Ông Thanh giật mình ngớ người. Cặp mắt đen láy, tinh ánh với cái nháy nháy đó, ở đâu trong đầu ông, bật ra. Ông lại vừa nhìn thấy trên cổ tay gầy của bà Thanh Bần đeo một đôi xuyến méo mó, cũ kỹ.

Thanh Mận. Hai chữ không ăn khớp với nhau ghép thành một tên. Rồi Thanh Bần... Mận và Bần, hai cái tên của một con người năm xưa... Đôi xuyến mà bà đeo trong cổ tay, có phải là đôi xuyến năm xưa của người đàn ông trả tội.

Bàn tay của ông Thanh rung lên, không phải vì già yếu mà vì xúc động.

- Bà chi..... Chị là...

Khuôn mặt ngó thẳng, nghiêm nghị, lạnh lùng:

- Thưa ông, ông nói chi?

Giọng Huế, người xưa. Rõ ràng. Không lầm được... Ông Thanh nói khó ra lời:

- Thấy....thấy chi.....quen quá.

Người đàn bà vẫn giữ thái độ lịch sự mà xa cách:

- Thưa ông, có thể ông nhầm vì người giống người....

- Tôi là Huỳnh văn Thanh, chi...., chị là...

Nụ cười trên môi người đàn bà nhạt như nước ốc.

- Chắc là ông đã lầm, thưa ông. Từ nhỏ tới già, tôi chưa hề quen biết một người nào có tên đó.

Thanh ngượng ngùng. Cũng may, lúc đó có vài người bạn cũ nhận ra anh, réo gọi. Anh bị kéo tới bàn khác hàn huyên. Nhân cơ hội Thanh hỏi bạn hữu về người đàn bà tên Thanh Bần, họ nói:

- Chỉ biết bà Thanh Bần gốc Huế, vô Sài Gòn. Có thời bà giàu lắm, có cả chục căn phố cho thuệ Lúc di tản, nghe nói cũng đem theo được ít của cải nên lập nghiệp lại, thành công sớm. Kỳ thiệt, giàu có vậy mà tên Thanh Bần.

- Bà Bần có nhiều con cái không?

- Có chỉ một đứa. Một mà nên. Thằng cha có hiếu khiếp. Mẹ Thanh Bần, con trai lại Thanh Mận.

Lúc trở lại bàn, ba mẹ con vẫn còn ngồi đó. Nếu người đàn bà này là con Bần xưa thì đúng như truyện con bé Da Lừa đã đổi lốt. Người đàn bà này trông dáng dấp quí phái, ăn nói linh hoạt, cái áo da lừa là con Bần ngây dại, sợ sệt, ngu muội xưa đã bị ai đem đốt đi rồi. Ông Thanh bụng dạ thấp thỏm.

Người đàn ông trẻ đẩy cái dĩa thức ăn đã lấy phần sẳn về phía ông Thanh và mỉm cười. Ông Thanh lại giật mình. Ông nhớ lại, ông còn một tấm ảnh chụp năm ba mươi tám tuổi, tấm hình và người này y chang một khuôn mặt. Thanh nhìn người đàn bà. Ông dần dần nhận ra nhiều nét quen thuộc của con Bần, người ở nhà ông. Mấy chục năm qua, không phải là ông đã quên hẳn lầm lỗi thời còn trẻ. Ông vẫn thắc mắc không biết con Bần trôi dạt nơi đâu, sống chết như thế nào. Giọt máu đầu đời của ông, đứa con hoang của tội lỗi có lớn lên được thành người?.

Trước mặt ông là một người đàn bà trọng tuổi, nghiêm trang, quí phái, vậy cũng không thể nào lầm lẫn. Ông Thanh nhớ lại hồi nhỏ, khi ông thầy tử vi coi số cho, cho ông nhìn thấy con Bần đã buột miệng:

- Con này về sau ba mươi tuổi sẽ giàu có.

Nếu đúng như vậy thì Thanh Mận có thể là đứa con năm xưa của ông.Õ Và con Bần đã lột xác thành một bà chủ. Người đàn bà này còn hận ông bầm gan tím ruột, không muốn nhìn nhận ông nữa. Cũng phải thôi, khi xưa, Ông Thanh đâu dám nhìn nhận con Bần. Mặc dầu ông đã cứu Bần, cứu đứa con, nhưng ông đã xua đuổi họ ra khỏi cuộc đời của ông, không màng đến sống chết của họ. Bây giờ, bà Bần nói chuyện với ông Thanh còn hơn những người xa lạ.

- Năm Mậu Thân chị có ở Huế không?

- Dạ không. Có thì bị chôn sống rồi. Đời tôi bị chôn sống một lần mà không chết.

Giọng cay đắng quá. Ông Thanh tự rủa thầm mình, rồi nhát gan không dám hỏi tiếp nữa. Người đàn bà lặng thinh một hồi lâu, nói:

- Chắc anh không ở vùng nỉ - Dạ thưa chị, tui ở tận Minesotta, xa lắm.

- Chị và các cháu cũng ở trên đó?

- Dạ không. Bà ấy chết cách đây hai năm rồi. Tụi này cũng không có con.

Đôi môi người đàn bà dãn ra mà không phải cười. Các nếp nhăn trên mặt cũng dãn ra một cách thoải mái. Người đàn bà này, nếu tuổi trên năm mươi, đúng là con Bần ở đợ năm xưa. Ông tính nhẫm, năm đó con Bần mười bảy tuổi, cọng ba tám năm thì đúng 55 tuổi.

- Xin lỗi, hồi ở Huế, chị Ở mổ - Dạ cám ơn ông. Bị tui có hứa với mình là có chết cũng không được nói. Ông Thanh cảm thấy như mình đang bị điện giật. Lời đó được nhắc trong đầu ông:

Có chết cũng đừng noái nghe Bần.

- Cậu..Cậu ơi.. Ông đã quay lưng đi vội vã, lúc đó suýt vấp phải lu nước mưa. Ở lu nước mưa đó, lần cuối cùng... Ông nhớ, ông đã tốc cái áo của con Bần lên và... Chuyện đó, đã qua ba mươi tám năm...

- Chi.....Nếu tôi đoán không lầm thì năm nay chị khoảng trên năm mươi, nhưng trông chị còn trẻ lắm.

Bà Thanh Bần, đúng là con Bần ở đợ năm xưa, đã tính gật đầu thì mối hận trong lòng sống dậy. Cũng may, nhờ lời đoán của ông thầy tử vi mà con Bần lãnh...
Users browsing this topic
Guest (3)
4 Pages«<234
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.