Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Văn minh Tây Tạng , những điều chưa biết - Dương Quốc Anh
gdt
#1 Posted : Tuesday, July 31, 2007 4:00:00 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

LỜI NÓI ĐẦU

Khe núi sông Sở Bố

Hễ nói đến Phật sống Tây Tạng, người ta tự nhiên nghĩ ngay đến các đại sư Đạt Lai và Ban Thiền, bởi vì rõ ràng là ảnh hưởng của hai vị Phật sống này đối với người đời quá lớn. Tất nhiên, cũng do điều đó mà người ta rất dễ dàng liên hệ Phật sống và phái Hoàng giáo Cách Lỗ lại với nhau, thậm chí cho rằng Phật giáo đều ra đời từ Hoàng giáo. Thực ra đó là một sự hiểu lầm.

Ở Tây Tạng, ngoài phái Hoàng giáo Cách Lỗ ra còn có các phái Ninh Mã, phái Cát Cử, phái Cát Dương, phái Hi Giải, phái Giác Nang, phái Tát Già v.v... hơn nữa phần lớn các giáo phái đều có các Phật sống đầu tiên ở Tây Tạng đã không xuất hiện tại phái Hoàng giáo hoặc Ninh Mã mà xuất hiện trong những nhà tu hành đội mũ đen ở khe núi sông Sở Bố.

Vì sao vị Phật sống đầu tiên của Tây Tạng lại xuất hiện trong những nhà tu hành đội mũ đen ở khe núi sông Sở Bố? Trước tiên chúng ta hãy nói từ sự yêu thích màu sắc của các giáo phái Phật giáo Tạng truyền.

Phải nói rằng mỗi giáo phái Phật giáo trong Phật giáo Tạng truyền đều có sự yêu thích màu sắc riêng. Phái Tát Già xưng hùng ở Tây Tạng thế kỷ mười ba yêu thích ba màu đỏ, trắng, đen, vì thế các cung điện trong chùa Tát Già tọa lạc bên bờ sông Trọng khúc, huyện Tát Già Tây Tạng ngày nay đều có ba màu đỏ, trắng, đen. Do màu sắc của nó quá rực rỡ, nên trong dân gian có người dứt khoát gọi phái Tát Già là Hoa Giáo. Ở các nơi tại Tây Tạng, chỉ cần nhìn các bức tường có ba màu đỏ, trắng, đen trong các ngôi chùa, bạn có thể biết chắc chắn ngôi chùa đó thuộc phái Tát Già.

Phái Cách Lỗ là một giáo phái mới do đại sư Tôn Ca Ba sáng lập sau khi tiến hành cải cách tôn giáo. Để khu biệt giáo phái của mình với các phái Phật giáo cũ. Tôn Ca Ba đã cho các đệ tử của mình đội chiếc mũ vàng khác người, điều này cho thấy rõ cảm thụ đặc biệt của ông với màu vàng. Gọi phái Cách Lỗ là Hoàng giáo, về một ý nghĩa nào đó mà nói cũng được coi là sự tôn trọng thói quen của Tôn Ca Ba.

Sự yêu thích màu sắc của phái Cát Cử cũng rất chuyên nhất giống như phái Hoàng giáo, họ chỉ yêu màu trắng. Nếu nói nguyên nhân, sợ rằng có liên quan với đại sư Mã Nhi Ba

Đại sư Mã Nhĩ Ba tổ sư phái Cát Cử đã ba lần thăm Ấn Độ, bốn lần đến Nepal học tập Mật pháp, đó chính là Mật Tôn "Lục pháp Ná Nhiêu" nổi tiếng toàn Tây tạng sau này. Muốn tu tốt phép này trong lòng phải yên tĩnh khổ tu cách biệt thế gian. Vì thế, Mã Nhĩ Ba và các cao đồ của mình như Mễ Lạp Nhật Ba v.v... khi tu luyện đều mặc quần áo tu hành màu trắng. Tương truyền phàm là những người tu luyện Mật pháp này, đều phải theo tập tục Ấn Độ mặc quần áo tu hành màu trắng.

Để theo đuổi trình độ cao nhất của Mật pháp còn có một số nhà sư phái Cát Cử đã một mình khổ tu trong hang động tại núi tuyết trắng xóa, để tự thân mình trải nghiệm cái gọi là mức độ "Đại thủ ấn" của "Vạn hữu nhất vị", "Oán ghét thân ái bình đảng", "Ồn ào, yên tĩnh không khác nhau", "Hư không lạc thú như nhau". Đại sư Mễ Lạp Nhập Ba đã từng khổ tu tại núi Hy Mã Lạp sơn, theo truyền thuyết hang động mà ông đã ở năm đó đến nay vẫn còn.

Vì các nhà sư phái Cát Cử gần gũi màu trắng cho nên dân gian đã tặng cho phái này một nhã hiệu - Bạch giáo.

Thế nhưng sau khi Mã Nhĩ Ba viên tịch mới được mấy chục năm, trong môn phái của ông đã xuất hiện một nhân vật, công nhiên thay đổi truyền thống tôn sùng màu trắng của phái Cát Cử, để nảy sinh hứng thứ với màu đen.

Nhân vật này chính là Đô Tùng Khâm Ba nổi danh hiển hách trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Tương truyền ông có thể hiểu được ba đời: quá khứ, hiện tại, tương lai mà tam thế (ba đời) tiếng Tạng gọi là "Đô tùng" ( du song) và hiểu biết tiếng Tạng gọi là Khâm - Ba ( qin ba), vì vậy người đời sau gọi ông là Đô Tùng Khâm Ba (du song qin ba) có nghĩa là người hiểu được ba đời.

Cha mẹ Đô Tùng Khâm Ba đều tu luyện Mật pháp, nên ông đã chịu ảnh hưởng sâu xa từ nhỏ. Năm 1125 dương lịch, Đô Tùng Khâm Ba mười sáu tuổi xuất gia. Năm mười chín, ông một mình đến La Sa cầu học. Năm ba mươi tuổi, ông được Tháp Ba Lạp Kết, đệ tử của đại sư Mã Nhĩ Ba nhận làm đệ tử.

"Thanh sử" ghi, Tháp Ba Lạp Kết sau khi làm lễ quán đỉnh ( người mới thụ giới Phật giáo được sư phụ lấy nước hoặc rượu bôi lên đỉnh đầu, gọi là quán đỉnh) và truyền thụ "phương tiện đạo giáo thụ" cho ông, chỉ sau chín ngày tu luyện, toàn thân ông đã bắt đầu phát nhiệt, nên phải chuyển sang mặc áo đơn, tiếp tục tu luyện chín tháng nữa, hai tay thường xuyên ướt đẫm mồ hôi, nhưng vẫn kiên trì không lơi lỏng. Vì vậy trong hơn tám trăm đệ tử của Tháp Ba Lạp Kết, ông nổi tiếng là người tu luyện rất dẻo dai. Do tu luyện Mật pháp, công lực tiến bộ rất nhanh, tương truyền trong chín tháng đó, sau khi đã nhập định, tay ông để trên nền đất bụi bặm thì nhiều ngày sau đó, những bụi bặm đó vẫn như cũ không hề rơi rụng mảy may, trong khi những người tu hành khác không không làm được như vậy. Qua đó có thể thấy, định lực của Đô Tùng khâm Ba khi thiền định không ai có thể vượt nổi, vì vậy người đời sau truyền tụng rằng ông là tu sĩ lớn nhất trong hơn tám trăm tu sĩ.

Một điểm khác không giống với mọi người là Đô Tùng Khâm Ba chỉ chung tình với riêng màu đen. Theo ghi chép trong "Nguồn gốc tôn phái Sĩ Quan" của phật sống Sĩ Quan thì Đô Tùng Khâm Ba đặc biệt yêu thích màu đen, vì vậy trên đầu ông thường đội mũ màu đen.

Xem xét từ tập quán thẩm mỹ truyền thống của dân tộc Tạng, màu đen trong con mắt và trái tim người Tạng đều đẹp như màu vàng, màu trắng. Điểm này có thể tìm thấy căn cứ trong sùng bái totem của dân tộc Tạng cổ xưa. Trong truyền thuyết một số thần thoại cổ xưa, giống trâu lùn màu đen có riêng của cao nguyên Thanh Tạng là một trong những totem của dân tộc này; Ngoài ra khung đen bên vành cửa sổ của cư dân Tạng và ở dãy núi phía Nam bên bờ sông Nhã Bố Tạng Bố, dân chúng đều mặc áo thụng dài màu đen.

Mặc dù như vậy, trước Đô Tùng Khâm Ba, vẫn chưa thấy nhà sư đội mũ đen. Đô Tùng Khâm Ba sinh ra tại vùng Khang, mà ở địa phương Gia Nhung thuộc vùng Khang đến nay vẫn còn tập quán đội mũ đen. Đương nhiên ở các nơi như Xương Đô, Ngọc Thụ, A Bá v.v.. mũ lễ màu đen vẫn là màu sắc được người Tạng ưa thích nhất. Cũng có thể Đô Tùng Khâm Ba cũng chịu ảnh hưởng của truyền thống đó, nên đã đổi mũ tu hành của giáo phái mình thành màu đen.

Đô Tùng Khâm Ba chỉ yêu Phật Giáo cũng giống như ông chỉ yêu màu đen. Ông vô cùng quen thuộc Phật Pháp của các giáo phái ở Tây Tạng, đặc biệt có lĩnh ngộ độc đáo về hai loại Mật pháp "Quật hỏa định" và "Đại thủ ấn" chân truyền của phái mình. Tương truyền sau này ông đã đạt đến mức đi xuyên qua cả núi đá một cách dễ dàng và được người sau tôn xưng là " Lạt ma sa ba" có nghĩa là "bậc thầy trên đá"

Năm 1147 dương lịch, Đô Tùng Khâm Ba trở về quê hương và xây dựng chùa Cát Mã Đan Tát nổi tiếng, dẫn dắt hơn 7.000 đồ đệ.

Năm 1187 dương lịch, mặc dù tuổi đã cao, Đô Tùng Khâm Ba vẫn xây dựng chùa Sở Bố nổi tiếng tại Đôi Long miền Tây bắc La Sa ngày nay.

Chùa Sở Bố cách La Sa 70km, vì nơi này đương thời thuộc về vùng quản lý của dòng họ Sở Bố, nên lấy tên họ đó làm tên chùa. Lúc mới xây dựng, quy mô chùa không lớn lắm, sau này do trung ương triều Nguyên cấp tiền, nên Phật sống Cát Mã Bạt Hy của phái này đã tiến hành mở rộng, nhưng trong một lần động đất vào năm 1410 dương lịch, chùa Sở Bố hầu như bị hư hỏng toàn bộ. Năm 1414 dương lịch, được sự tài trợ của Minh Thành Tổ, Phật sống đời thứ năm của phái Cát Mã Cát Cử là Đức Tín Tả Ba đã xây dựng lại chùa có quy mô như ngày nay.

Từ cửa núi Ba Ốc nhìn ra chùa Sở Bố ở xa xa, thấy sau lưng chùa là núi Ô Nhiệt Thần phủ đầy tuyết trắng, trước chùa là sông Sở Bố cuồn cuộn chảy qua, hai bờ khe núi là đồng ruộng và nhà ở trong thôn, trung tâm điện lớn cao năm tầng, bốn phía xung quanh là bốn Viện Đại học, thêm vào đó là quần thể kiến trúc gồm nhà để kinh, điện thần, nhà ở của sư và dinh thự riêng của Phật sống.. tạo nên một cụm chùa thật hùng vĩ, tráng quan, yên tĩnh, uy nghiêm.

Theo ghi chép của chùa Sở Bố, vào thời kỳ thịnh vượng nhất, nhà chùa có tới hơn 5.000 vị sư. Di vật văn hóa nổi tiếng nhất của chùa Sở Bố là pho tượng Thích Ca Mâu Ni trang nghiêm to lớn, trong chùa ngoài linh tháp của Phật sống Cát Mã Ba nhiều đời ra, còn có tượng đá hình Phật triều Cát Mã Ba, đồ án tự nhiên bằng đá của thánh triều Kim Ngư... trên núi thần Sĩ Cát Thanh Bố ở đằng sau chùa, có hang đá Phật sống Cát Mã Ba đời thứ nhất khổ tu ở đó, các tín đồ thường đến cúng lễ, có rất nhiều tăng ni và người thường đến đây tĩnh tu. Trong tim óc các tín đồ, chùa Sở Bố được coi là "Thành đàn Sĩ Lạc Kim Cương chân chính"

Trong lịch sử, lấy hai ngôi chùa chính là chùa Cát Mã Đan Tát và chùa Sở Bố làm trên dưới, đã hình thành phái Cát Mã Cát Cử nổi tiếng ở Tây tạng.

Mặc dù phái mũ đen chưa hề nắm chính quyền địa phương ở Tây Tạng, nhưng thanh thế địa vị của họ thì bất kể giáo phái nào đều không dám coi thường. Chính vì phái mũ đen này đã khơi dòng cho Phật sống chuyển thế của Phật giáo Tây Tạng, nên từ đó ở vùng Tây Tạng mới hình thành chế độ Phật sống chuyển thế và kéo dài cho đến tận ngày nay.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.