Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Gloria Steinem
Song Ngư
#1 Posted : Thursday, September 28, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Song Ngư

Rank: Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 176
Points: 3

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Nhà báo- nhà lãnh đạo phong trào nữ quyền Hoa Kỳ

Gloria Steinem trở thành nhân vật tiên phong đấu tranh vì nữ quyền cuối thế kỷ 20 với tư cách vừa là nhà báo vừa là nhà hoạt động phong trào. Một trong những thành tựu nổi bật của bà là sự nghiệp sáng lập nên tạp chí Ms - đây là tạp chí dành cho phái nữ do chính phụ nữ điều hành.

Nhà báo, nhà hoạt động đấu tranh cho nữ quyền Gloria Steinem vào những năm giữa thập niên 50 đã cổ vũ nhiều tư tưởng khá phóng khoáng và bà là chủ bút đầu tiên của tạp chí Ms. Bà thành nhân vật phát ngôn dẫn dắt phong trào nữ quyền và nhờ bà mà quyền được đi bỏ phiếu bầu cử của phụ nữ mới được thiết lập.

Thời thơ ấu

Gloria Steinem sinh vào ngày 25 tháng 3 năm 1934 ở Toledo, Ohio. Cha buôn bán đồ cổ còn mẹ là nhà báo. Bà nội của bà chính là Pauline Steinem, một nhân vật đấu tranh đòi quyền bỏ phiếu cho phụ nữ ở Anh đầu thế kỷ 20 đáng chú ý. Chính vì gia cảnh như vậy nên chẳng có gì lạ khi bà đi theo con đường hoạt động vì nữ quyền và viết báo, tuy nhiên, đó cũng chẳng phải là con đường trải hoa hồng.

Hồi Steinem còn nhỏ, bà nghỉ hè với gia đình ở khu nghỉ mát riêng tại Clark Lake, Michigan, sau đó, quanh năm đi khắp nước Mỹ bằng xe moóc bởi vì Leo mua bán đồ cổ từ Florida tới tận California. Cuộc sống rày đây mai đó không cho phép bà được đến trường như người ta nên mẹ bà tự kèm bà ở nhà suốt quãng thời gian thơ ấu.

Cha mẹ bà li dị năm bà lên tám, nên suốt mấy năm sau đó bà sống nghèo nàn khổ sở với mẹ. Người mẹ không chịu nổi cú sốc trầm trọng đó đã trở nên mất trí buộc cô bé Gloria nhỏ nhoi phải chăm lo. Năm 15 tuổi, Steinem lên Washington D.C sống với người chị lớn hơn 10 tuổi và sau đó bà vào học trường cao đẳng Smith. Bà tốt nghiệp trường cao đẳng Smith năm 1956 ( được chọn vào hội Phi Beta Kappa * và bằng danh dự), sau đó được học bổng học ở Ấn Độ trong 2 năm.

Xuất hiện trước công chúng

Chính những năm Steinem sống ở Ấn độ đã mở rộng tầm mắt của bà, bà ngộ ra trên đời này còn có những cảnh đời vô cùng gian nan khốn khó. Bà nhận thấy không phải ai trên đời này cũng được hưởng thụ tiện nghi vật chất như dân sống ở Mỹ. Lúc đó bà nhận xét " Xứ Mỹ giống như một cái bánh nướng rắc đường thừa mứa lạc lõng giữa hàng triệu con người đang chết đói." Đó là động lực mạnh mẽ khiến bà quyết liệt tranh đấu cho bất công xã hội và dấn thân vào con đường làm báo chuyên nghiệp.

Từ năm 1960 bà chuyển về sống ở New York và bắt đầu cộng tác viết bài cho một số tạp chí tiếng tăm. Bà cũng tham gia viết kịch bản cho chương trình truyền hình được nhiều người biết đến là "That was the week that was" . Một trong những nhiệm vụ đầu tiên bà được giao là phải viết bài điều tra về môi trường làm việc của mấy cô phục vụ trong mấy câu lạc bộ Playboy (bunnies) cho loạt báo kéo dài 2 kỳ của tạp chí Show . Để viết bài, bà đã xin làm Playboy bunny và được nhận vào. Bà làm ở đó trong 3 tuần lễ để tìm hiểu. Loạt bài báo đó kể lại kinh nghiệm thực tế bà đã chứng kiến các cô phục vụ phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện hết sức tồi tệ với đồng lương ít ỏi trong mấy câu lạc bộ Playboy nơi toàn đàn ông vô đó mua vui xa xỉ . Mấy năm sau đó, năm 1970, bà có đăng một bài phỏng vấn khá dài , nhân vật chính là ông Hugh Hefner, người sáng lập kiêm chủ bút tạp chí Playboy. Trong cuộc đối thoại bà Steinem đã chất vấn ông ta về những vấn đề liên quan chẳng hạn như quyền phụ nữ, "cuộc cách mạng tình dục", " chủ nghĩa tiêu thụ", và "đạo đức Playboy".

Nghề báo và chính trị

Vào năm 1968 Steinem đồng sáng lập tạp chí New York và tham gia ban biên tập.Bà lập ra mục "The City Politic," và tất nhiên để ủng hộ phe cánh tả của nước Mỹ. Trong suốt thời gian này, bà chuyển hướng thẳng sang chính trị, làm việc cho những ứng cử viên của Đảng Dân chủ như Norman Mailer, John Lindsay, Eugene McCarthy, Robert Kennedy, rồi sau này là George McGovern. Đồng thời bà cũng làm việc cho César Chávez khi ông này đang nỗ lực tranh đấu cho Hội nông dân do chính ông sáng lập.

Steinem loé lên ý tưởng tranh đấu cho nữ quyền kể từ khi bà có dịp tiếp xúc với nhóm Redstockings, một tổ chức hoạt động giải phóng phụ nữ. Thoạt đầu, bà chỉ gặp nhóm này để tìm hiểu viết bài, nhưng càng lúc bà càng bị các câu chuyện của họ cuốn hút, đặc biệt là những nguy hiểm đe doạ các nạn nhân phá thai bất hợp pháp.

Nhờ vào những cam kết nỗ lực ủng hộ chính trị khối Tân cánh tả mà từ từ đưa đẩy bà trở thành một nhà lãnh đạo của phong trào giải phóng phụ nữ. Trong suốt quãng thời gian hoạt động trong ngành báo chí, bà đã tích cực tham gia các phong trào chính trị vốn cuốn hút mạnh mẽ hàng ngàn người cùng thời ấy. Phong trào đấu tranh cho quyền công dân và phong trào phản chiến tại Việt Nam đã quy tụ nhiều nam nữ thanh niên đầy nhiệt huyết muốn xây dựng một tương lai hoà bình và công bằng. Những phong trào này đã đánh thức công cuộc đấu tranh vì nữ quyền vốn đã ngủ quên từ mấy thập kỷ nay. Khoảng thời gian từ cuối thập niên 50 đầu những năm 60, phụ nữ đã học được kỹ năng tổ chức trong quá trình tham gia hoạt động chính trị cho cánh tả, và vào cuối thập niên 60, họ đã có thể hoạt động phong trào độc lập. Cuộc đấu tranh mới mẻ này ban đầu chỉ mới nhen nhúm ở một nhóm nhỏ nhưng sau đó không bao lâu đã lan rộng rầm rộ khắp nơi.

Phong trào nữ quyền

Vào cuối thập kỷ 60, bà Steinem được cả nước biết đến với tư cách một nhà lãnh đạo quyết liệt của phong trào giải phóng phụ nữ đang ngày càng lớn mạnh . Năm 1971, bà cùng với Bella Abzug, Shirley Chisholm, và Betty Friedan lập ra Hội Phụ Nữ Chính Trị Quốc gia, nhằm khuyến khích chị em phụ nữ tham gia cuộc bầu cử năm 1972. Bản thân của Steinem cũng tỏ ra rất tích cực trong kỳ hội nghị Đảng Dân Chủ toàn quốc ở Miami năm đó, đấu tranh đòi phải thêm các điều luật về vấn đề phá thai trong cương lĩnh hành động của Đảng, và cũng tìm kiếm một ghế dân biểu vốn toàn đàn ông da trắng mới có được từ trước tới giờ. Chính những nỗ lực kể trên của bà đã khiến người ta phải quan tâm hơn tới vấn đề phụ nữ ít được tham gia chính trường cũng như các chính sách luật lệ ban hành chưa thực sự chú ý tới đời sống của giới nữ.

Tạp chí Ms

Cũng cùng năm 1972, Steinem với tư cách thành viên của Hội Đồng minh tranh đấu vì phụ nữ, đã kêu gọi tài trợ thành công cho tạp chí phụ nữ đầu tiên ra đời với lượng xuất bản khổng lồ, tạp chí Ms. Chỉ trong 5 năm kể từ lúc bản thử nghiệm được phát hành, tạp chí Ms đã đạt con số 500 000 ấn bản. Bà chủ bút tạp chí Steinem được cả nước coi bà như một nhà lãnh đạo phong trào nữ quyền và là người đấu tranh quyết liệt cho các vấn đề của phụ nữ gây khá uy tín.

Công việc làm chủ biên tạp chí Ms không ảnh hưởng gì tới cuộc đời hoạt động chính trị tích cực của bà Steinem. Năm 1975 bà đã giúp cho hội nghị Đảng Dân Chủ toàn quốc soạn thảo phần chương trình cho phụ nữ, đồng thời bà cũng tiếp tục gây sức ép buộc các nhà chính trị có tư tưởng phóng khoáng lắng nghe các vấn đề quyền phụ nữ. Năm 1977 Steinem đã tham dự Đại Hội phụ nữ quốc gia ở Houston, Texas. Đó là lần đầu tiên một đại hội phụ nữ quy mô được tổ chức và đã công bố ra dư luận các vấn đề về nữ quyền cũng như đã thu hút được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh vì nữ giới.

Còn là một tác giả ăn khách....

Steinem tiếp tục diễn thuyết và viết rất nhiều. Năm 1983, bà cho xuất bản quyển sách đầu tay, Outrageous Acts and Everyday Rebellions.Cuốn sách kể lại những trải nghiệm trong quá khứ của bà, chẳng hạn như khoảng thời gian bà làm Playboy bunny , rồi kể về cuộc sống của những mệnh phụ cuối thế kỷ 20. Năm 1986, bà phát hành quyển Marilyn: Norma Jean, viết kiểu tự truyện thể hiện sự đồng cảm cho cuộc đời bất hạnh của ngôi sao điện ảnh này mà bà đã có quen biết từ trước. Trong các tác phẩm của mình bà luôn tranh cãi cho lý do dẫn dắt bà đeo đuổi con đường sự nghiệp suốt hai thập kỷ qua. Bà đã tiếp tục đấu tranh chấm dứt việc phụ nữ bị phân biệt đối xử khi đi làm, tuyên chiến với nạn lạm dụng tình dục cũng như đòi hỏi sự bình đẳng về tình dục giữa nam nữ.

Quyển "Revolution From Within: A Book of self-Esteem" ra mắt công chúng năm 1992 là một tác phẩm mà Steinem cố gắng muốn là " một người bạn đường có thể đem theo bên mình. Bằng những dẫn chứng về thành công của người khác, sơ lược những điểm mạnh chưa khám phá tiềm ẩn trong chính bộ não của mình cũng như bao nhiêu ý tưởng có khả năng thành sự thật , bạn có thể tự tìm được động lực tự phấn đấu và phát triển. " Năm 1984, Steinem lại cho in một tác phẩm khác , Moving Beyond Words, cuốn này bày tỏ quan điểm của bà về ngành quảng cáo, xuất bản và xã hội.

Ở tuổi 65 ...

Khoảng năm 1989 tạp chí Ms bị bán cho những người đi ngược lại với tiêu chí ban đầu của những nhà sáng lập. Sau nhiều năm nỗ lực hết sức, năm 1999 họ đã tìm được vài mạnh thường quân chịu mua lại tạp chí này. Steinem tìm được vài người trong số những phụ nữ thuộc nhiều tầng lớp xã hội và trình độ học vấn khác nhau chịu bỏ tiền ra đầu tư vào tờ tạp chí và thực sự quan tâm về nữ quyền. Điều này tạo ra một làn gió mới cho tờ tạp chí. Trong lần trả lời phỏng vấn cho AARP năm 1999, bà Steinem thổ lộ: Suốt 27 năm làm báo, lần đầu tiên tôi thấy chủ báo và ban biên tập cùng chung chí hướng. Chúng tôi cũng sẽ hình thành một diễn đàn là tiếng nói chung của các thế hệ với nhau. Mặc dù chúng tôi luôn là nơi mà giới nữ có thể bàn luận về mọi vấn đề gì về chủng tộc, giai cấp hay tình dục, song bây giờ có đến mấy thế hệ phụ nữ nên cuộc trò chuyện liên thông giữa các thế hệ chị em vô cùng quan trọng. Duy có điều tôi lo lắng là tôi sẽ không còn thời gian viết sách nữa. Song nếu tôi dành hết thời gian cho việc viết lách mà bỏ tạp chí Ms qua một bên thì cũng không còn ý nghĩa gì nữa.

Năm 1993 Steinem được giới thiệu vào Women's Hall of Fame. Đến năm 1998, bà tiếp tục được giới thiệu vào American society of Magazine Editors Hall of Fame cùng với Hugh Hefner của tạp chí Playboy và Byron Dobell, cựu chủ bút các tờ American Heritage, Esquire, Life, và New York. Ngày 3 tháng 9 năm 2000, bà kết hôn với David Bale.

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.