Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Y La Lê Khắc Ngọc Quỳnh
Phượng Các
#1 Posted : Monday, July 4, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phượng Các
#2 Posted : Sunday, August 7, 2005 9:51:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
NÉT PHONG LAN



Tập Truyên 2005

của Y La Lê Khắc Ngọc Quỳnh,

Cựu GS Trưng Vương





Tôi đã gặp GS Lê Khắc Ngọc Quỳnh đã lâu lắm rồi tại thành phố Toronto, Canada trong dịp Cô gặp lại các học trò cũ của Cô tại trường Phan Chu Trinh và Trưng Vương. Tôi còn gặp lại GS LK NGọc Quỳnh trong nhiều sinh hoạt cộng đồng người Việt tại hai thành phố Toronto và Mississauga , Canadạ . Tuy nhiên, có lẽ tôi gặp Cô Ngọc Quỳnh trong một khung cảnh đầm ấm hơn : Cô là Giáo Sư hương dẫn cho các cựu học sinh Trưng Vương tại Toronto khi hai trường Trưng Vương và Chu Văn An “kết nghĩa” để trở thành Gia Ðình Trưng Vương - Chu Văn An vào một đêm mùa Ðông lạnh lẽo năm 1995. Tôi vẫn còn nhớ rõ trong đêm họp mặt đó của các cựu nữ sinh Trưng Vương Toronto khi tôi “được mời” lên sân khấu đọc thơ và cô MC duyên dáng của Trưng Vương đã hỏi tôi:



- Thế anh muốn em giới thiệu tên anh là gỉ ?



Cô MC này đã biết tên tôi rành rành còn “bắt bí” tôi nên tôi trả lời ngay mà chẳng cần suy nghĩ:



- Thì Cô cứ giới thiệu tên tôi là ...Tô Ðịnh đi!



Ai dè Cô MC Trưng Vương này đã thật là ... duyên dáng lên giới thiệu cái tên “cúng cơm” Tô Ðịnh của tôi rất là rõ ràng! Ôi chao, khi tôi lên đến sân khấu, nghe tiếng các cô, các bà cựu nữ sinh Trưng Vương la ó quá làm tôi thật là HÃI, muốn chui ống đồng mà thoát thân như anh chàng David Copperfield cho nó lẹ . Thôi thì, đã chót dại, tôi phải dơ tay xin hàng và đầu thú cho xong ... May quá, tôi thoát nạn!



GS Ngọc Quỳnh đã “biết cái dại dột” của tôi từ đó và mỗi lần gặp Cô là tôi thấy vui vẻ, nhất là trong những lần tổ chức Văn Nghệ của Gia Ðình Trưng Vương và Chu Văn An Tornoto bắt đầu từ năm 1996.



Hôm Lễ Hai Bà Trưng do Hội Phụ Nữ Toronto tổ chức vào tháng 3, 2005 tại Toronto, gặp tôi, Cô vui vẻ nói:



- Cô muốn nhờ em scan dùm tờ bìa của cuốn Truyện ngắn “Nét Phong Lan” vừa in xong, em làm giúp dùm Cô được không em?



Tôi tươi cười đáp lại:



- Dạ thưa Cô, em sẽ cố làm ngay cho Cô nhưng phải chờ hai ba hôm nữa em mới có thể ghé qua Cô để lấy sách được!



Tôi đến lấy sách như tôi đã hứa . Trên đường về, đói quá, tôi ghé vào hiệu Café Tim Hortons ăn món Chili Con Carne, vừa ăn, vừa xem tập truyện “Nét Phong Lan”.



Sách dầy 245 trang gồm 2 chương và mỗi chương gồm có 11 bài viết. Sau đây là phần giới thiệu của 3 nhà văn Lê Văn Lân, Trần Diệu Hằng và Trần Bích Hà:



... ...Cây bút ‘ YLAmắc áo lụa đã trút bỏ cái tâm trạng hướng về dĩ vãng của ‘Tôn nữ Hoài Hướng hoặc ‘Áo Trắng Trưng Vướng để mặc lấy sắc áo có chấm mầu hồng, đó là Hồng Điểm . Người nữ sinh của tuổi thơ ấu , nhà giáo của tuổi thanh niên của người viết đã nhường bước cho vai trò của người cán sự xã hi ở tuổi thành niên như đã bc l phản ảnh qua thân thế tiểu sử của YLa Lê Khắc Ngọc Quỳnh . Những mẩu chuyện được dựng bằng chất liệu sống rút tỉa từ kinh nghiệm và nghề nghiệp của tác giả với đồng hương tỵ nạn - nói đúng ra những gia đình Việt Nam mới chân ướt chân ráo đến định cư tại xứ người xa lạ, lạnh lẽo. Từ nỗi bơ vơ, bỡ ngỡ, khắc khoải lo sợ, hụt hẫng qua niềm tức giận, bực bi, hành hung, gấu ó ...rồi phải lấy lại bình tĩnh, hối lỗi, an hoà để cuối cùng chấp nhận, cải thiện hi nhập , cốt để mưu cầu cho hạnh phúc bản thân và gia đình .

Nếu thân thế có ảnh hưởng rõ ràng đến ngòi bút thì người ta thấy những mẩu chuyện của YLa LKNQ ‘lành như con gái nhà k..Cậy bút ‘ YLAmắc áo lụa đã trút bỏ cái tâm trạng hướng về dĩ vãng của ‘Tôn nữ Hoài Hướng hoặc ‘Áo Trắng Trưng Vướng để mặc lấy sắc áo có chấm mầu hồng, đó là Hồng Điểm . Người nữ sinh của tuổi thơ ấu , nhà giáo của tuổi thanh niên của người viết đã nhường bước cho vai trò của người cán sự xã hi ở tuổi thành niên như đã bc l phản ảnh qua thân thế tiểu sử của YLa Lê Khắc Ngọc Quỳnh . Những mẩu chuyện được dựng bằng chất liệu sống rút tỉa từ kinh nghiệm và nghề nghiệp của tác giả với đồng hương tỵ nạn - nói đúng ra những gia đình Việt Nam mới chân ướt chân ráo đến định cư tại xứ người xa lạ, lạnh lẽo. Từ nỗi bơ vơ, bỡ ngỡ, khắc khoải lo sợ, hụt hẫng qua niềm tức giận, bực bi, hành hung, gấu ó ...rồi phải lấy lại bình tĩnh, hối lỗi, an hoà để cuối cùng chấp nhận, cải thiện hi nhập , cốt để mưu cầu cho hạnh phúc bản thân và gia đình .

Nếu thân thế có ảnh hưởng rõ ràng đến ngòi bút thì người ta thấy những mẩu chuyện của YLa LKNQ ‘lành như con gái nhà khuê cac'. Tâm tình của nàng con gái Huế gia giáo, nề nếp, đoan trang , e ấp ,kín đáo được gói kín trong mt âm sắc nhẹ nhàng, hoàn toàn không bc l chát chúa . Nhiều nơi bút pháp văn phạm của YLa thật hoàn toàn linh hoạt dí dỏm, tươi vui tương phản với những đoạn văn bình tĩnh, đoan trang khac..tối cho rằng không những là hay mà còn chứa đựng mt sự thích thú bất ngờ do sự phát hiện từ phía người đọc đối với tác giả.

Nhà văn Lê Văn Lân







Ngôi trường điêu tàn tường vôi loang lổ, lớp học cửa lệch bản lề, vùng đồi đất đỏ, trại tù giữa cánh rừng thưa, nghĩa trang hoang tàn mồ mả khai quật hỗn độn, giòng sông xanh phẳng lặng, cây cầu xộc xệch cũ mèm, tháp chùa trên núi cao, mưa dầm dề xứ Huế, con đường Hà Nội nước lụt mênh mông, ồn ào người kiếm sống giữa cảnh hoang phế bụi lầm, công viên mất tích hồ sen cũ, ngôi nhà kỷ niệm vắng bặt tiếng hát… xưa . . .

Chuỗi hình ảnh, ký ức lần lượt xuất hiện trước mắt tôi dưới ngòi bút của người viết Y La Lê Khắc Ngọc Quỳnh, tựa như sự thay đổi nhìn thấy dưới tác dụng của chất thuốc rửa hình trong phòng tối. Chuỗi hình ảnh chồng chất, đan xéo lên nhau tạo nên một âm bản quê hương, có lẽ “thực” hơn cả miền đất hình chữ S nằm dọc theo eo biển Thái Bình trụ một dẻo cuối cùng châu Á. Cùng với chuỗi hình ảnh, những khuôn mặt mờ nhạt không rõ nét, những âm thanh, tiếng cười nói nghe như vọng về từ một cõi xa xôi nào. Âm bản quê hương là đó, cánh cửa mở vào nơi chốn riêng tôi.

Trên những hình ảnh lần lượt chạy qua trước mắt như những tấm phông sân khấu tiếp tục bị di chuyển bởi những bàn tay vô hình trốn nấp phía sau, duy nhất xuất hiện một diễn viên, người đàn bà trẻ, một nhan sắc sáng trưng nhưng rất đỗi dịu dàng trong chiếc áo dài lụa mầu mỡ gà, người đàn bà cầm trong tay một cuốn sách, cất tiếng đọc giọng ngọt lừ đất Huế Thần Kinh. . .ngàn cây xanh, bèo xanh xanh nở trên ao nhuốm cho cái xóm vắng vẻ một khung cảnh hoang dại, rừng rú. Văng vẳng có tiếng của những người con gái kéo gáo giỡn nhau. Ngoài kia, qua một lớp vườn hoang là một cánh đồng bao la. Trẻ con thả diều, người lớn thong thả dạo mát . . . * Người đàn bà gấp sách, bước thong thả đến gần, ống kính quay phim bây giờ lùi lại để mở rộng thêm góc sân khấu. trện đó xuất hiện mấy diễn viên mới: vài ba cô bé áo dài trắng tóc cắt bum bê, mắt hạt nhãn mở to say mê theo dõi. Cô ơi, cô đọc nữa đi cô …. . . Cô đọc O Chuột nữa đi . . .

Em thích nghe cô nói chữ O Chuuuoột, nghe răng mà ngọt rứa …. . . Người đàn bà cười nụ sáng trăng - Mỗi người có một đặc điểm riêng, D.H. thì lúc nào cũng diễân tả với tất cả sự nồng nhiệt say mê - thật là ghê gớm, đẹp kinh . . . khủng! Chữ kinh dài như kẹo kéo để lao đầu xuống chữ khủng đắm đuối gọn gàng. Rồi máy quay phim không rà tiếp nữa, rồi trên sân khấu đèn tắt phụt.

Im bặt. Dấu lặng. Khoảng rời.

Rồi đèn lại bật sáng và sân khấu đổi phông mới.

Vùng tuyết trắng mùa Đông Canada con đường đổ dốc hàng cây evergreen, cánh phượng đỏ thắm nằm trong hộp giấy quà mở tung trên nền trắng tinh của tuyết, đồi trùng trùng thánh giá, giòng sông Seine luớt thướt mưa, lá vàng bay ngang, người đàn bà ngã chúi xuống sau cái tát phũ, ánh nhìn trầm tư lặng lẽ, ánh nhìn dõi trông về xa, giọt nước mắt chịu đựng, ánh mắt bẽ bàng lẩn tránh, mầu xanh thủy trúc, mảnh vườn rực thắm hồng nhung, mặt hồ rỡ ràng hoa súng, mùa hè ấm áp sen hồng, tiếng kinh cầu thanh thoát, đôi mắt Quan Âm vời vợi từ bi, sau màn mưa dàn dụa khuôn mặt mẹ già yêu dấu mờ dần tàn dần lụi dần . . .

Trên nền phông mới, sân khấu vắng lặng, rồi thì từ từ người đàn bà diễn viên lại xuất hiện, vẫn dáng dấp ấy, khuôn mặt ấy, nhưng mờ nhạt như có một vùng sương khói phủ quanh, nhưng mơ hồ như một âm bản chiếu trên màn ảnh. Âm bản ấy là ký ức tôi về cô giáo năm xưa, ngày ấy Y La Lê Khắc Ngọc Quỳnh có lẽ ở vào tuổi ba mươi và tôi mười hai, không gian sân khấu của chúng tôi là lớp học êm đềm chan hoà nắng buổi sáng, ngôi trường Trưng Vương đường đi vào có vòm lá xanh đan trên đầu. Cô giáo đẹp dịu dàng tiếng Huế dịu dàng mở cho tôi cánh cửa sổ nhỏ bé ghé mắt nhìn vào ngôi nhà văn chương tiếng Việt. Tình yêu đầu tiên của tôi với ngôn ngữ bắt đầu từ buổi ấy, tình yêu như vạt nắng sáng lấp lánh nối liền với cô giáo Việt văn lớp đệ thất người phụ nữ Việt Nam hiền lành thiết tha yêu gia đình lớp học ngôi trường quê hương đời sống.

Tôi không gặp lại cô giáo cũ đã nhiều nhiều năm …. . .

Thương hải biến vi tang điền. Cho tới giờ phút này tôi vẫn chưa gặp lại cô. Mân mê chồng bản thảo trong tay, tôi lật từng tờ rồi lại từng trang, này đây bản sao của một bài đăng báo, trên đó có tấm hình chụp năm bẩy người phụ nữ đã luống tuổi, không lời trích dẫn, dõi từng khuôn mặt trên tấm hình cố tìm nét thân quen của nhan sắc tình yêu cô giáo thời thơ dại ngày nào, nhưng đành chịu thua. Nhan-sắc-ngôn-ngữ ấy, quê hương biền biệt kia cứ lừng lững hiện diện như âm bản trong trí nhớ. Nhiều nhiều năm không gặp lại cô giáo cũ. Nhiều nhiều năm chưa hề đặt bước trở lại quê nhà xưa. Nhưng âm bản sáng rỡ hơn thực tại, thơ mộng một cõi trời tự do bát ngát trí tưởng phiêu du. Âm bản không tàn. Thực tại tạo nên bởi ngôn ngữ không tàn. Cô giáo tôi vẫn thế, vẫn tha thiết yêu gia đình lớp học ngôi trường quê hương đời sống. Cô giáo tôi không già, vẫn đẹp như ngày nào trong chiếc áo lụa mầu mỡ gà trưóc phấn trắng bảng đen và những chùm nắng ban mai vẫn xuyên qua cửa sổ lớp học khoe những hạt bụi li ti khiêu vũ trong không gian.

Thương hải biến vi tang điền. Nhưng quyền lực phá hủy ngừng lại, ngần ngại lui bước trước âm bản tạo nên bởi ngôn ngữ và trí tưởng.

Y La Lê Khắc Ngọc Quỳnh cô giáo thân yêu một lần nữa lại trở về, mở cánh cửa quá khứ mời tôi nhìn lại nhan sắc tình yêu ngôn ngữ thời thơ dại, mời tôi về thăm âm bản quê hương nằm bên ngoài sự bạo hành của bánh xe lịch sử và quyền lực...

TRẦN DIỆU HẰNG







Kể từ thời điểm tháng 4/75 đau buồn đến nay, sau gần 30 năm, trong ký ức nhiều người, có lẽ nhiều sự việc đã lãng đãng mờ phai theo tháng năm. Có một người, những kinh nghiệm trải qua giống như rượu quí, càng lâu càng lên men nồng đượm; như ngọc trai, càng lâu càng óng ánh mầu thời gian. Ngày mưa, ngày nắng ở cái thành phố hiền hòa với giòng sông Hương thơ mộng, với những cơn bão mùa đông hoang mang, bất chợt. Tuổi thơ và tuổi thanh xuân áo trắng qua cầu, tóc thề thả hương trong gió, gởi vào lòng ai những mộng ước đầu đời. Rồi, một thời đất nước điêu linh, phận người tả tơi cùng những biến động thời cuộc đầy bi phẫn. Rồi, cơn ác mộng cũng qua, mở ra những ngày lưu lạc quê người, những buồn vui mang mang biết bao nhắc nhở khôn nguôi thiên đường đã mất, mỗi sự thích nghi với nơi ở mới là một tháo bỏ chua xót ít nhiều quá khứ, làm rướm máu tâm hồn. Sau cùng, có lúc người xa chợt về, đi giữa một quê hương lạ mặt, trái tim ngậm ngùi, thổn thức tiếng gọi những cơn mưa năm xưa không bao giờ còn nghe lại trên những con phố cũ, những mái nhà đã nát vào rêu xanh.

Quí bạn đọc sẽ tìm thấy tất cả những tình tự tha thiết, đơn sơ mà ghi khắc đậm đà với rất nhiều màu sắc như vừa mô tả trên trong tuyển tập Nét Phong Lan.của Y La LKNQ. Mai sau, những điều chị tâm sự, viết ra, lưu lại trên trang giấy sẽ là lời chứng cho một thời đại hết sức lạ thường, người phụ nữ Việt Nam giữa một xã hội khánh tận vì chiến tranh, phân hóa và thù hận cuối thế kỷ 20, đã đứng vững trên hai chân mình, đảm đương số phận, bảo bọc gia đình, chỉ với một niềm tin, tính nhẫn nại và lòng khiêm ái muôn đời.

Trần Bích H à



Sau khi tôi đọc xong phần giới thiệu trên, tôi đọc thoáng qua tập truyện và tôi để ý nhất đến bài “Phong Lan” và “Hôm ấy tôi đi dậy” .



Tôi thí ch “Phong Lan” là vì tôi đã trồng Phong Lan trong nhiều năm và tôi đặc biệt trân quý danh từ “Phong Lan” . Ngoài ra, anh chàng tây phương Michael trong truyện cũng có cái nhận xét giống như tôi về người phụ nữ tây phương và người phụ nữ đông phương . Cũng may là hồi tôi còn trẻ, tôi đã “walked away” với một cô nàng mắt xanh và tóc mầu hạt dẻ rất đẹp người nhưng lại không mấy đẹp về tính nết . Tôi vẫn thích “Phong Lan” Việt Nam hơn!



Trong “Hôm ấy tôi đi dậy”, cô giáo Lê Khắc Ngọc Quỳnh còn quá trẻ. Cô phải đổi lại kiểu tóc để trở thành một “người lớn” hơn trong lớp học nhưng cô giáo này lại rất yêu thương học trò. Còn tôi, lúc tôi mới bắt đầu vào nghề dậy học một cách miễn cưỡng, tôi tuy đã 28 tuổi nhưng tôi gầy tong teo trông như một anh học trò đang học trung học vậy trong khi các sinh viên Canada trong lớp khá to con. Ngày đầu tiên vào lớp học, tay tôi run đến nỗi tôi phải bỏ hai tay vào túi quần! May thay, chỉ ngay tuần sau đó, tôi đã làm quen được với lớp học và “get along well” với học trò giống như Cô giáo Ngọc Quỳnh đã quen thân với học trò c ủa Cô vậy .



Tôi chắc rằng người đọc sẽ thấy được tâm tư của chính mình qua những bài viết trong “Nét Phong Lan”. Ðọc rồi sẽ biết !



Ðàm Trung Phán

Giáo Sư Về Hưu

Toronto, Canada

Tháng Tu, 2005

quangio.com

Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.