Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Quách Nam Dung
Phượng Các
#1 Posted : Friday, March 18, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Quách Nam Dung

Tên thật là Quách Cẩm Hồng, Mở mắt chào đời tại tỉnh Vĩnh Long, miền Nam Việt Nam, nhưng sống tại Cần Thơ cho tới năm 8 tuổi rồi định cư tại tỉnh Vũng Tàu .

Cô rời Việt Nam năm 1983 và định cư tại tỉnh Melbourne, tiểu bang Victoria, xứ Úc châu. Lúc còn nhỏ, cô đã thích nghe nhạc . Bắt đầu học nhạc lúc vào lớp 6 trường trung học Vũng Tàu với thầy Huỳnh Thiện Phước. Biết đàn mandoline và thích loại nhạc của Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương. Khi sang tới Úc vào năm 1983, cô thọ giáo âm nhạc với nhạc sĩ Văn Giảng tức Thông Đạt (tác giả bản «Ai Về Sông Tương »).

Quách Nam Dung chỉ bắt đầu viết nhạc vào năm 2000, và phải đợi 2 năm sau mới phát hành CD đầu tiên Bến Mơ đã được cộng đòng Người Việt Tự Do Victoria tổ chức vào ngáy 24 tháng 11, 2002 tại Viện đại học Melbourne và lần thứ nhì tại Sydney vào đầu năm 2003.

CD Bến Mơ gồm có 10 ca khúc : 9 ca khúc về tình yêu và một ca khúc về Quê hương . Bài «Thắp nến cho quê hương » là bài đầu tiên về quê hương do Nam Dung sáng tác . Ngoài ra còn có những bản khác như «Ta cùng đi », « Quê hương chờ em »

Tổnc cộng Quách Nam Dung đã viết trên 30 bản nhạc lời Việt và có một số bản viết nhạc và lời Anh như «Why Don’t You Call Me Tonight »

Trần Quang Hải
nnguong
#2 Posted : Tuesday, August 2, 2005 1:37:57 AM(UTC)
nnguong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 86
Points: 0



Quách Nam Dung:

......

Trong những bản nhạc của Dung, bài Thắp Nến Cho Quê Hương là bài mà Dung thích nhất. Bài hát này, cả nhạc và lời đều tự động xuất phát từ trong đầu của Dung. Bản nhạc theo Dung rất thật, diễn đạt hầu như trọn vẹn nỗi lòng của Dung vào thời điểm đó, cái tâm trạng bơ vơ lạc lõng buồn tủi vào những ngày mới đặt chân trên xứ người.

Một trong vài bài hát mới nhất của Dung là bài Qua Đò, viết theo ca dao miền Nam.

Đề tài mà Dung sáng tác dễ dàng và tự nhiên nhất là đề tài về quê hương. Theo Dung, có lẽ trí tưởng tượng, và có lẽ một tâm hồn khá đa cảm nữa, đã giúp cho Dung sáng tác nhạc dễ dàng. Có đôi khi, lẫn trong những ước mơ thầm kín mà ta từng ấp ủ lại thấp thoáng những gì đã có lần hiện hữu ở một chặng đường đời nào đó của mình, của người. Mộng và thực đôi khi lại quyện vào nhau, đan kết nhau đến độ khó có thể phân biệt được biên giới là đâu.

Dung chơi mandoline trong ban nhạc của trường. Dung nhớ có hợp tấu với ban nhạc của trường bài Giòng Sông Xanh. Dung rất thích bản nhạc này và những bản nhạc điệu Valse khác của J. Strauss. Người nhạc sĩ này có tài sử dụng nhịp độc đáo trong những bản nhạc Valse nổi tiếng của ông. Dung rất thích nhạc của nhạc sĩ Văn Cao, đặc biệt là bài Suối Mơ vì Dung có chút kỷ niệm riêng với bài hát này. Dung cũng thích xem vũ ballet, đặc biệt Dung yêu phần nhạc của điệu vũ, vì mỗi đoạn của bản nhạc của điệu vũ này thường diễn tả từng tâm trạng khác nhau, tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người nghe. Tuy thích nghe những bản nhạc như vậy nhưng Dung không hiểu mình có chịu ảnh hưởng của nhạc sĩ nào không. Dung có học đàn piano với Soeur Jacqueline ở trường Thánh Thanh Tâm được 3 năm, do Dung dùng tiền tự dành dụm được khi phụ việc với gia đình. Nhà Dung không có đàn piano nên Dung chỉ thực tập bằng cách tưởng tượng đàn có trước mặt mình rồi đánh đàn trên những phiếm đàn tưởng tượng này. Sau 1975, Dung tự học guitar. Khoảng năm 1978 hay 1979, Dung có học về hòa âm với một người Thầy mà Dung quên mất tên rồi. Dung chỉ nhớ ông này là học trò của nhạc sĩ Trần Văn Khê, từ Sài Gòn chuyển về Vũng Tàu làm việc. Ông sống với gia đình ở ngôi biệt thự góc đường Trần Hưng Đạo và đường trường nữ tiểu học. Dung chơi nhạc cụ nào cũng xoàng thôi vì chưa bao giờ có thời giờ để luyện tập nhuần nhuyễn một nhạc cụ nào. Dung học nhạc Thầy Huỳnh Thiện Phước 3 năm đầu trung học, và có mặt trong ban hợp ca Anh Thiện của Thầy Phước. Dung vẫn nhớ những ngày luyện tập để trình diễn hợp ca bài Hội Trùng Dương (Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương, Tiếng Sông Cửu Long) của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ngoài ra Dung còn học nhạc Thầy Đài (?) trong một khoảng thời gian ngắn. Thầy này có dạy nhạc ở trường Thiếu Sinh Quân. Khi qua Úc Dung học nhạc Thầy Văn Giảng trong một khoảng thời gian 3 năm. Dung đọc sách của Thầy và sách về âm nhạc bằng Anh ngữ khá thường xuyên.

Việt Văn là một trong vài môn học mà Dung yêu thích. Có một năm trước 1975 Dung làm trưởng ban báo chí của lớp. Sau năm 1975 Dung có tham gia viết báo cho trường. Viết truyện ngắn cũng là một hình thức để diễn đạt nỗi lòng của mình. Trong truyện Người Láng Giềng, anh chàng Dũng mà Dung tả là một nhân vật có thật, Dung quen anh chàng này khi học chung lớp Bổ Túc Văn Hóa ban đêm. Những chi tiết trong Chiếc Lá Khổ Qua đều rất thực, tuy lồng trong cốt truyện có chỗ mang nét hư cấu, Dung chưa viết truyện ngắn nào mà kết luận có hậu cả. Về thơ thì Dung chỉ làm tho cho vui thôi.

Dung hiện không có dự tính gì rõ rệt trong tương lai. Vài năm nữa khi việc gia đình không bận rộn như hiện nay, lúc đó có thể Dung sẽ có nhiều thời giờ cho âm nhạc. Dung thích vài truyện ngắn bằng Anh ngữ trong vài tuyển tập truyện ngắn của Tây Phương. Dung nghĩ khi có thời giờ nhàn hạ Dung sẽ chuyển ngữ những truyện ngắn này qua Việt ngữ.
.....

http://www.trunghocvungt...afetalk/tanconhac7.html

http://www.trunghocvungt...fetalk/tanconhac72.html

_________________

(trích bài phỏng vấn của trường THVT - nnguong)
nnguong
#3 Posted : Tuesday, August 2, 2005 1:40:52 AM(UTC)
nnguong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 86
Points: 0

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.