Rank: Advanced Member
Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 1,407 Points: 48 Location: California, Santa An a Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
|
Một số lễ hội nước ở Hội -An Nguyễn đức Minh, Trần văn Nhân
Lễ hội nước ở Hội An rất đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa sông nước ở Hội An. Nhưng nổi bật hơn cả là các lễ hội Long Chu, lễ tế Cá Ông và Đưa Ghe.
I. LỄ HỘI LONG CHU Long Chu là thuyền làm theo hình rồng, là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua, chúa tuần du hay ngự lãm. Nhưng trong dân gian, Long Chu còn được coi là một hình tượng oai linh có thể dùng để trấn trị ôn hòang, dịch lệ gây cho con người. Vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch (Thuợng Nguyên), rằm tháng Bảy (Trung Nguyên) là hai thời điểm chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa, có dịch bệnh hòanh hành. Nhân dân tin rằng đó là ôn hòang, dịch lệ bắt yêu quái nên mọi người phải tham gia cùng Long Chu. Chức sắc, tộc trưởng cử ra ban chánh bái và mời thầy phù thủy chủ trì. Long Chu được đặt thợ mã làm. Địa điểm tổ chức được tổ chứa ở đình làng hoặc ấp. Nơi này được quét tước, dọn dẹp, trang hòang kỹ lưỡng. Trước lễ chính một hôm, bảy thầy phù thủy thuộc lọai cao tay ấn do thầy cả dẩn đầu làm phép trấn đạo lộ khắp các đường láng và các nơi quan trọng. Những nơi nghi có nhiều quỷ ma tụ tập đều được yểm bùa và có hương án. Đi theo đòan trấn yểm là những tráng dân trong làng sẵn sàng dao sắc phát quang đường sá khi cần. Đó đây từng tốp thanh niên nam, nữ hát hò đối đáp vui vẻ. Không khí trong làng sôi động, háo hức khi đòan trấn yểm về lại đình, nhiều người đã chờ sẳn xin thầy phù thủy vẽ bùa vào những hòn đá để đem về yểm nơi nhà mình ở. Xong mọi việc, ông Chánh Bái cùng Thầy Cả và nhiều tráng đinh có ban nhạc cùng đi rước Long Chu về đặt trước dân đình, đầu quay vào trong, trước có hương án, trong thuyền đặt thức cúng trên bẹ chuối, mỗi thứ một ít, Thầy cả làm lễ khai quang điểm nhãn cho Long Chu rồi làm lễ vô khoa (cúng tổ phù thủy). Vào giờ Tý (23-1 giờ) làng làm lễ cáo thần. Lễ vật đơn sơ, hương đăng trà quả. Sang giờ Mão (5-7 giờ) thì tế thần có ghi xướng, đọc văn tế nghiêm trang, trọng thể. Đến giờ Thìn (7-9 giờ) thì vào lễ chính cúng Long Chu. Thấy Cả mặc áo Thái Thuợng Lão Quân in bát quái, thắt lưng đỏ, vai có khăn quấn, đội mũ tì lư, đi hia, tay cầm vãng cắm hương, tay bắt quyết. Phụ tá cho thầy là các thầy điệu con và học trò tế lễ cùng dàn nhạc riêng. Long Chu được xoay đầu ra cổng, Chánh Bái đứng trước Long Chu. Các thầy phù thủy thay nhau đọc văn cúng, đặc biệt là văn triệu 32 tướng chỉ huy và văn triệu âm bình về để được phát lương rồi giúp thầy trừ ma trị quỷ mị. Cuộc cúng tiếp tục đến giờ Dậu (gần tối). bên cạnh nhöu74g bài chú, kinh đầy bí ẩn, 12 bài văn cúng được đọc hết mới bước sang phần hành kiệu Long Chu đi sát phạt. Xem cúng Long Chu tại sân đình là tòan bộ dân làng vòng trong vòng ngòai trong khí thế phấn khởi đầy thú vị. Lúc sát phạt, người ta khiêng Long Chu chạy lúp xúp trong tiếng trống chiêng thúc liên hoài. Họ đến tất cả các nơi đã trấn yểm cùng khắp các ngõ ngách trong làng ấp. Người trong làng dùng roi dâu quất khắp nơi trong nhà mình rồi tràn ra đường xông khói lữa sáng rực ngõ xóm chờ Long Chu đến. Họ đốt pháo đón Long Chu rồi quăng bó roi dâu vào trong thuyền, giật bùa của thầy về dán ngõ, dán nhà. Trẻ con, người lớn rồng rắn chạy theo Long Chu, ai ai cũng thích. Đến giờ Hợi (9-11 giờ đêm) đám rước đến nơi vắng thuộc làng mình rồi nổi lửa đốt Long Chu. Nơi gần sông thì thả Long Chu xuốong nước trên có thẩu dầu phụng làm đèn cháy sáng trôi dàn ra biển. Long Chu là một hình thức Lễ Hội dân gian có cả phần Lễ - những nghi thức tín ngưỡng trừ ôn dịch, và phần Hội - những sinh họat văn hóa giải trí của nhân dân. Trong pa6àn lễ, các nghi thức cúng tế thường kéo dài trong 2 ngày 2 đêm. Dần dần bản chất đích thực ban đầu của Hội bị chìm lấp. Bóng dáng các cuộc hát đối đáp càng ngày càng mờ nhạt. Trước năm 1945, Long Chu được mọi làng ấp làm. Làng làm lớn, ấp làm nhỏ. Từ năm 1975 đến nay Long Chu hòan tòan vắng bóng.
II. LỄ TẾ CÁ ÔNG Ngư dân sông biển và nạn lái buôn ghe bầu theo đạo Phật ở Hội An cũng như ngư dân từ Thanh-Nghệ-Tĩnh trở vào Nam có tục thờ cá Ông (cá Voi) vì theo họ, cá Ông cứu nhiều ngườii làm ăn trên biển bị tai nạn. Khi gặp cá Ông chết, dân làng coi như là môt điềm lành, vận may, phát đạt sẽ đến trong vài năm tới. Lễ mai táng, cúng tế cá Ông là việc chung của mọi ngư dân sông biển. Người gặp cá Ông chết tức là được Ông tín nhiệm, được vinh hưởng làm trưởng nam là thân chủ bịt khăn đỏ để tang 100 ngày gần giống để tang cha mẹ mình. Khi cá Ông chết đöôïc dìu từ biển về, vạn trưởng (Vạn: một tổ chức cộng đồng của ngư dân tương tụ như làng) huy động dân làng đón cá Ông lên bờ hoặc dùng đăng quây lại cho ruổng thịt dười nước nếu cá Ông lớn quá. Xã trưởng lên trình phủ, huyện để quan cho lính về khám định tiền tuất, hương]g đèn, vải đỏ quấn đủ 7 vòng cho khâm liệm, cho phép cấp đất xây lăng và ruộng hương hỏa. Nghi thức tang chế hòan tòan dựa vào Thọ Mai Gia Lễ nhưng rút gọn hơn so với tang người. Ngày đầu gồm: Lập tang chủ, lập hội đồng hộ lễ, tắm gội, phạm hàm, nhập quan, thiết long sàng, minh linh, thành phục, triệu tịch diện. Ngày thứ hai là ngày quan trọng nhất, ban ngày lễ tế, ban đêm hát bội. Ngày thứ ba dành cho đưa đám, cúng hậu thổ nghi tiết, hát bả trạo đưa linh Ông. Hạ huyệt xong làm một cuộc đưua ghe ngang (ghe thường) vài vòng ngắn cho có lệ để Ông chúng tri lòng thành và các âm hồn vui hưởng, không quấy phá. Sau 3 ngày thì cúng mở cửa mã. Tiếp theo làm Tuần 7 ngày, 21 ngày, Chung Thất (49 ngày), Đạï Tường (giỗ đọan thay cho Tốt Khốc - 100 ngày). Trước Đại Tường 10 ngày làm lễ Đàm Tế (bỏ tang phục) có đọc văn tế. Đủ 3 năm thì cải táng, lấy xương xếp vào quách trong lăng thồ đã xây sẳn. Lăng thồ gọi là Lăng Ông có người trông coi hương khói thường xuyên. Việc quẩn lý lăng có cả một hội đồng. Từ lễ Đàm Tế, thân chủ mờ dần vai trò. Việc cúng tế sẽ do vạn làm vào hạ tuần tháng 2 âm lịch, kết hợp với cầu ngư. Lễ tế cá Ông tổ chức vào ngày thứ hai kể từ khi mai táng cá Ông hoặc vào dịp cầu Ngư. Chủ trì tế lễ do lý trưởng và vạn trưởng sở tại. Các thành phần khác tham gia giống như tế đi2nh. Quang cảnh của Lăng Ông khi làm lễ hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Mở đầu là lễ cúng âm hồn có đọc văn. Tiếp theo là lễ tế thần (như tế đình trong Long Chu). Căn cứ vào 7 bản văn tế baèng Hán, Nôm đã sưu tầm được trong địa bàn th5 xã Hội An thấy có cả một tập thể thủy thần trong đó Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân (cá voi) ở vị trí thứ 8 trong số 60 đối tượng được thỉnh nhắc trong văn. Nội dung văn tế là "cầu cho bạc vạn tiền thiên", "hai chử bình yên, tài niên lộc thấu bá niên hài hòa". Với lời lẽ vừa khao khát, vừa súc tích mộc mạc, chân thành và đậm màu sắc dân gian, khiến cho giữa thần linh và con người nhòa dần khỏang cách, sâu đậm tình nghĩa. Thần linh được nhân cách hóa và ngược lại con người được thần linh hóa. Sau lễ tế cá Ông là hát bả trạo có tính chất hát múa dân gian. Với trang phục đặc biệt, 3 tổng (lái, thuơng, mũi), 16 con trạo biểu diễn. Tài nghệ hòa đoàng cảm xúc của người xem. Họ diễn lại cảnh sinh họat, làm ân trên sông nước thông qua các đạo cụ gần gủi với đời sống sông nước và mái chèo. Nội dung vở kể lại công lao cá Ông cứu người nay chết đi để lại bao nhiêu thuơng nhớ. Hát bả trạo là dịp để ngư dân bày tỏ phẩm chất đạo đức, tâm tư, tình cảm của mình. Nó là biện pháp dung hòa giữa nghi lễ trọng thể với cuộc sống thường, kéo con người ra khỏi lễ giáo ràng buộc để tự do bay bổng ước mơ. Tục thờ cúng cá Ông của ngư dân ven biển có cội nguồon xa xưa được phủ thêm màu sắc Phật Giáo, Nho Giáo, phù hợp với cấu trúc đa nguyên trong tín ngưỡng của người Việt. Mặt khác, cá Ông sống trong lòng ngư dân, được tôn thờ còn có sự khuyến khích của thời đại phong kiến. Cá Ông đượcc các triều vua Nguyễn sắc phong, lập lăng thồ và cấp ruộng hương hỏa. Xét cho cùng, để tồn tại và phát triển, lễ tế cá Ông đã vươn lên tiếp thu những nghi lễ cổ truyền của dân tộc. Cá Voi, một con vật có ích cho con người đã được nhân lên thành đấng cứu nhân độ thế, được tôn sùng và biết ơn như cha mẹ mình. III. ĐUA GHE
Ở Hội An, từ lâu đua ghe đã thành lệ tổ chức hàng năm không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của cư dân. Các vạn lập ra "phổ đua" được tổ chức chặt chẻ, mỗi phổ có trên dưới100 ngườ, kinh phí do dân đóng góp. Ghe đua được bảo quản trong một trại riêng, có nơi thờ thần của chủ ghe, có ngườ coi sóc, hươg khói thườg xuyên. Hàng năm, ở khu vự Hội An, đa ghe tổ chứ vào các dịp: Mừng Xuân từ mùng 2 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịh, cầu ngư vào rằm tháng Hai âm lịch do các vạn ngư dân tổ chức, cầu bông, cầu an vào trung tuần tháng Ba âm lịch của cư dân nông nghiệp mang tính chất tạ ơn thần thánh và cầu mong cho mùa màng tốt đẹp. Địa điểm đa là quảng sông từ dưới cầu Cẩm Nam lên đến khu vực An Hội. Trước đây, đua ghe cầu ngư của ngư dân vẫn nổi trội hơn hết. Họ quan niệm, đua ghe là dịp làm vui lòng thần thánh thượng sơn, hạ thủy và những ngườ khuất mặt. Phổ nào thắng trong cuộc đua là điềm báp trước vận may sẽ đến với làng vạn. Nếu thua vẫn nhận được đặc ân của thế giới vô hình. Đua ghe là lọai hình hội nước có sức hấp dẫn thu hút người xem và có dịp cộng cảm lan truyền trong cộng đồng cư dân nhiều vùng. Để tổ chức một cuộc đua ghe sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Ở khúc sông định đua, trên bờ là khu trung tâm bàn án (bàng quan) được che rạp, có trang trí đẹp bằng cờ đủ màu. Nơi đây có chổ ngồi cho quan khách, chổ họp hành và nơi rộng rãi để làm việc. Khi nhận được tin, các phổ ghe đưa ra sức tập luyện từ 3 đến 10 ngày. Dân làng quyên góp và lo mọii việc hậu cần. Trước lúc xuất phát, mọi người trong phổ tập trung lại để cúng thần chủ. Vào ngày đua, khi các ghe đã tập trung đông đủ, ban tổ chức và trọng tài phổ biến những quy định. Thường thì đua hai giải: Giải rượcu và giải chính. Giải rược có tính chất thăm dò, thử tài; giải chính mới là thi đua thật sự. Hướng vào 3 tiêu; Tiêu trên, tiêu dưới, tiêu rốn cắm trên sông. Từ lúc có lệnh phát ra các ghe xuất phát từ bến trước bàn án rồi vòng qua tiêu rốn, lên tiêu trên rồi vòng qua xuống tiêu dưới, lại vòng qua để xuống tiêu rốn. Đủ số vòng quy định, lại vòng qua tiêu rốn về bến. Được coi là thắng cuộc các ghe về nhất, nhì. Một chiến thắng tạo được phụ thuộc nhiều yếu tố: ghe phải có kỹ thuật tốt, đội ngũ con bơi phải có tài, sức, trí và , trí và khả năng dẻo dai bền bỉ. Thêm vào đó là sự chỉ đạo của các cố vấn và vai trò của các cổ động viên cả về tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy tham gia và xem đua là việc của làng. Yếu tố hội hè nổi bật lên rỏ rệt. Không khí ngày hội được hâm lên rất lâu trước ngày tổ chức. Dư âm sau ngày tổ chức cũng đọng lại rất lâu trong tâm trí mọi người. Vớ "đua ghe" yếu tố lễ chìm xuống hàng thứ yếu.. Có chung nguồn gốc với đua thuyền cả nước. đua ghe ở Hội An phản ảnh tính kế thừa và phát huy hội lễ văn hóa dân gian của dân tộc. Có tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa người Chàm. Đến nay hội đua ghe do chuyển hóa kịp thời phù hợp với thời đại đã thóat dần các yếu tố huyền bí và vẫn được duy trì như một hình thức hội hè quan trọng của cư dân Hội An. Đặt trong mối tương quan chung. các lễ hội trên là một mãng trong họat dộng tinh thần rất phong phú ở Hội An. Nhưng để hiểu thấu thêm về đời sống tinh thần Hội An cần phải tiếp tuc đi sâu nghiên cứu các tổng thể các lễ hội khác như múa lân, đốt pháo, đá gà, hát giao duyên.....vẫn đang được duy trì trong đời sống cư dân Hội An hôm nay.
Sưu Tầm.
|