Hồng Nhung Có một điều đã trở nên đáng nhớ diễn ra trong căn nhà nhỏ ở số 11 đường Điện Biên Phủ, Hà Nội vào ngày 15-3-1970: mọi người nâng cốc uống mừng sự ra đời của một cô bé, cô sinh ra trong vòng tay thương yêu của bà- cháu gái nhà thơ Tản Đà, của ông - họa sĩ trường nghệ thuật Indochina, bố là một dịch giả văn chương nghiệp dư cùng gia đình của Tu Chí- nhà nhân loại học, Trần Quốc Vương- nhà sử gia học, Hồng Dân- nhà soạn nhạc, Trọng Kiêm-họa sĩ và giáo sư Nguyễn Như Đất, Nguyễn Trọng Khải, Từ Ngọc Miên,....
Vào ngày ấy, cô bé có cái tên hiệu bà đặt cho là "Bống", tên của con cá nhỏ tốt bụng trong truyện kể Việt Nam "Tấm và Cám". Và Bống lớn lên trong cái nôi nhỏ ấm cúng ấy, được ăn gạo vàng (như trong câu chuyện kể), trưởng thành trong lòng thủ đô Hà Nội cổ kính oai nghiêm. Bây giờ "Bống" không chỉ là tên hiệu "ở nhà" của cô mà còn thể hiện cả tính cách của cô -rõ ràng, ngay thẳng, tốt bụng và nhẫn nại - đồng thời cuộc sống của cô: thăng trầm ngay từ những buổi ban đầu.
Giọng ca vàng của Hồng Nhung với tính cách rõ ràng của "Bống" có lẽ đã được nuôi dưỡng từ lâu trong gia đình văn hóa ưu tú ấy để rồi dần dần chiếm được cảm tình của hầu hết người dân Hà Nội, sau đó giọng ca này lại trở nên ấm áp hơn, sâu lắng hơn với Sài Gòn -trở thành nhân vật nổi bật được yêu mến.
Luôn được xếp ở thứ hạng đầu trong thời gian học ở trường, đặc biệt trong lãnh vực văn chương và sau đó là tiếng Anh. Những điều đó đã góp phần đem đến cho cô tên tuổi từ những ngày rất sớm, khi còn là một cô bé sinh viên trường nhạc nhỏ xíu với chiếc răng khểnh ngộ nghĩnh.
Ca sĩ Hồng Nhung tên thật là Lê Hồng Nhung, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1970 tại Hà Nội. Theo học ba năm tại Trường Nghệ thuật Hà Nội, học thanh nhạc với giảng viên Mỹ Bình tại Nhạc viện Hà Nội. Bắt đầu hát trong đội Họa Mi-Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội năm 1980. Từ năm 1982 xuất hiện trên các đài phát thanh, truyền hình Việt Nam và sân khấu Ca nhạc thiếu nhi ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
- 1984 Lần đầu tiên đi hát ở nước ngoài (Libi)
- 1985 Huy chương vàng Hội diễn ca nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, với bài hát "Diều ơi bay lên" của nhạc sĩ Nguyễn Cường trong chương trình "Thả diều vào trời xanh" của Nhà hát Tuổi trẻ.
- 1988 Lần đầu tiên biểu diễn tại TP HCM và được khán giả chú ý qua các ca khúc "Papa" (P.Anka) và "Nhớ về Hà Nội" (Hoàng Hiệp).
- Ra mắt album đầu tiên "Tiếng hát Hồng Nhung" (Nhà xuất bản âm nhạc & DIHAVINA), album này được tái bản nhiều lần.
- Chính thức gia nhập đoàn ca múa nhạc nhẹ Trung ương và trở thành một trong những ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu Việt Nam liên tục biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc, trên vô tuyến truyền hình và chiếm được cảm tình của khán giả.
- 1990 Giải nhất cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc.
Chuyển vào TPHCM, tại đây cô gặp gỡ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Bống Bồng ơi" đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời ca hát của cô.
1996 được mời làm đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự chương trình "Dream come true" cùng với 30 ca sĩ hàng đầu của Châu Á Tại Tokyo - Nhậ Bản.
- Lọt vào Top Ten mười ca sĩ hàng đầu Việt Nam, do báo đại đoàn Kết tổ chức.
- Thực hiện một loạt album mới: Hồng Nhung vol.1 "Ðoản khúc thu Hà Nội", Hồng Nhung vol.2 "Bài hát ru cho anh"...
- Từ năm 1988 cho đến nay thường xuyên biểu diễn trên sân khấu ca nhạc ở Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành ở cả hai miền Nam - Bắc, nhiều lần đi lưu diễn ở nước ngoài: Lào, Campuchia, Thái Lan (1988), Ðức (1989 - Festival âm nhạc Berlin, có 23 nước tham gia), Triều Tiên (Festival Thanh niên thế giới), Iraq (1990), Trung Quốc, Singapore (1991), Nga, Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc (1992) và hai lần ở Nhật Bản (tháng 03/1996 cùng với Trịnh Công Sơn biểu diễn ở Osaka, tháng 12/1996 được mời biểu diễn trong chương trình âm nhạc Châu Á "DREAM COME TRUE" TẠI TOKYO).
1997 được Cục Tổ chức biểu diễn và Quỹ văn hóa trao giải "đĩa vàng 1997" về số lượng đĩa bán chạy nhất trong năm.
Bống - tên thân mật của Hồng Nhung - vừa lọt lòng đã tận hưởng ngay không khí nghệ thuật của gia đình: ông nội cô là họa sĩ Lê Văn Ngoạn, bạn học với nhà danh họa Hoàng Lập Ngôn ở trường Mỹ thuật Ðông Dương. Cha cô là Lê Văn Viện, một dịch giả văn học uy tín. Tuổi hoa niên của Bống được phủ một lớp mây lành tạo bằng văn chương thi phú và hơi thở cổ tích của phố phường Hà Nội. Mười lăm tuổi, Bống lên sân khấu lần đầu. Sáu năm sau, Bống nhỏ nhoi răng khểnh giã từ Hà Nội, theo cha hòa vào cuộc sống náo nhiệt Sài Gòn.
"Em đi đâu mà vội. Bống này Bống nhỏ nhoi"
Trong một khoảng thời gian ngắn nhất, Bống phải chinh phục bằng được Sài Gòn. Vì thế mà Bống vội.
Nhờ sự vội vàng ấy, sân khấu ca nhạc phương Nam có một Hồng Nhung.
Nhờ sự vội vàng ấy, Trịnh Công Sơn có ba bài hát hay: Bống Bồng ơi, Bống không là Bống và Thuở Bống là người.
Thật vậy, điểm lại trong loạt ca khúc Trịnh Công Sơn đã từng viết cho những giai nhân cụ thể (Diễm xưa, Quỳnh Hương, Hoa vàng mấy độ, ...) thì ba bài Bống thiết tha, ấm áp và bao dung hơn.
Suốt giai đoạn 1991 - 1995, Bống chỉ hát Trịnh Công Sơn, và những bài hát không-phải-Bống cũng được khoác lên một diện mạo mới, trẻ và nồng nàn.
Cũng trong giai đoạn này, Bống đã bỏ ra rất nhiều công sức vào việc xác lập một chỗ đứng vững chắc trong địa hạt ca nhạc Sài Gòn. Cô quan tâm rất nhiều trang phục, trang điểm, cách ứng xử và dĩ nhiên - học hỏi không ngừng trong nghề hát. Nhớ thế, Bống có một làn hơi tinh tế, độc đáo và kỹ lưỡng đến mức đáng khâm phục.
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của Bống, mở ra chặng đường hát các tác giả khác là album Chợt nghe em hát (Lã Văn Cường - Trần Quang Lộc). Với nền hòa âm của Ðức Trí, vượt ra ngoài khuôn sáo trước giờ, Bống đã thể hiện được gần như toàn bộ tài năng của mình.
nguồn: saigonnet